Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp từ thực tiễn thành...

Tài liệu Pháp luật về phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp từ thực tiễn thành phố lào cai, tỉnh lào cai

.PDF
86
1
80

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG GIAN LẬN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI NGUYỄN TRUNG HOÀNG CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 60.38.01.07 HÀ NỘI - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG GIAN LẬN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI NGUYỄN TRUNG HOÀNG CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 60.38.01.07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VŨ HẢI HÀ NỘI – 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: luận văn là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của tiến sĩ Trần Vũ Hải. Các số liệu, kết luận được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn./. Xác nhận của Người hướng dẫn Tác giả LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn đến TS. Trần Vũ Hải, người thầy đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn Trường Đại học Mở Hà Nội, Khoa Luật Kinh tế và các thầy cô đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện luận văn. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các thành viên trong đại gia đình, bạn bè đã động viên, ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tôi tập trung nghiên cứu hoàn thành công trình khoa học này. Học viên MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................2 LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................3 MỤC LỤC ......................................................................................................................4 MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..............................................................................2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................5 6. Những nội dung mới của luận văn ...........................................................................5 7. Bố cục của luận văn ...................................................................................................5 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIAN LẬN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG GIAN LẬN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ............................................................................................. 7 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ GIAN LẬN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ..................................................7 1.1.1. Một số đề cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp ............................................7 1.1.2. Một số vấn đề cơ bản về gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp và phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp ............................................................. 10 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG GIAN LẬN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP .....................................................................13 1.2.1. Khái niệm, nguyên tắc của pháp luật phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp ................................................................................................................13 1.2.2. Nội dung của pháp luật phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp ........................................................................................................................... 16 1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng pháp luật về phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp ........................................................................20 Tiểu kết Chương 1 .......................................................................................................23 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG GIAN LẬN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI ..................................................................................................25 2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG GIAN LẬN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP .................................................................................25 2.1.1. Nhóm quy định về điều kiện để được xác định là doanh thu, chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp .......................................................................................25 2.1.1.1. Quy định về điều kiện để được xác định là doanh thu ..................................25 2.1.2. Nhóm quy định về các trường hợp không được tính là chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp ...............................................................................26 2.1.3. Quy định về các hành vi vi phạm pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp .........35 2.1.3.1. Các hành vi vi pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp bị xử phạt hành chính ............................................................................................................................. 35 2.1.3.2. Hành vi vi pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp bị xử lý theo pháp luật hình sự ..........................................................................................................................39 2.1.4. Quy định về thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp ............................................................................................................................ 39 2.1.5. Quy định về các chế tài xử lý vi phạm pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp ........................................................................................................................... 42 2.2. THỰC TIỄN PHÒNG, CHỐNG GIAN LẬN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI ....................45 2.2.1. Thực tiễn gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Lào Cai .................................................................................................................................45 2.2.2. Thực tiễn phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Lào Cai .......................................................................................................49 2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Lào Cai ........................................57 Tiểu kết Chương 2 .......................................................................................................61 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG GIAN LẬN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP .........63 3.1. SỰ CẦN THIẾT VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG GIAN LẬN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ................................ 63 3.1.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp ............................................................................................... 63 3.1.2. Yêu cầu đối với việc hoàn thiện pháp luật về phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp ......................................................................................................64 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG GIAN LẬN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN TẠI THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI .............................................................. 66 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp ................................................................................................................66 3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai .................................69 Tiểu kết Chương 3 .......................................................................................................73 KẾT LUẬN ..................................................................................................................75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................78 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với tư cách là cơ quan công quyền, nhà nước có chức năng quản lý xã hội và thúc đẩy sự phát triển. Các hoạt động của Nhà nước trong những lĩnh vực mà Nhà nước phải có nguồn tài chính công cho các mục đích thuộc thẩm quyền của mình. Trong quá trình phân phối các nguồn lực của xã hội, nhà nước có quyền và trách nhiệm huy động và sử dụng một phần thu nhập của xã hội để thực hiện các chức năng của nhà nước thông qua các hoạt động tài chính công. Trong các nguồn thu ngân sách quốc gia, thuế chiếm vị trí quan trọng nhất, chiếm hơn 90% tổng thu ngân sách hàng năm, do đó, thuế đã huy động được sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân vào ngân sách quốc gia. Nó là một công cụ quan trọng để quản lý kinh tế vĩ mô quốc gia. Xuất phát từ vị trí quan trọng đó, nhà nước đã quy định trong Hiến pháp những nguyên tắc chung về nghĩa vụ thuế của các thể nhân và pháp nhân. Đồng thời, để thực hiện nguyên tắc pháp lý chung này, nhà nước đã ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thuế để điều chỉnh các khoản thu nhập phát sinh trong quá trình vận động của các quan hệ kinh tế xã hội, trong đó nổi bật là Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp cùng với Luật thu thuế và quản lý thuế đã nhiều lần được sửa đổi, bổ sung theo tình hình kinh tế xã hội và thực tế phát triển của đất nước, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. đồng thời huy động các nguồn lực của nền kinh tế đóng góp vào tổng thu ngân sách quốc gia hàng năm. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển và hoàn thiện hơn của các phương thức quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp, các hành vi, thủ đoạn gian lận thuế cũng ngày càng đa dạng, tinh vi hơn, đòi hỏi pháp luật cần tiếp tục hoàn thiện cũng như tăng cường hiệu quả của công tác quản lý thuế. Trên cơ sở thực tiễn đó, học viên lựa chọn đề tài: “Pháp luật về phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp từ thực tiễn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai” để làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học. 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu có một số công trình điển hình như: Một số luận án nghiên cứu về pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp và quản lý thuế nói chung như: Luận án Tiến sĩ Luật học “Pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Vũ Văn Cương - trường Đại học Luật Hà Nội (2012); Luận văn Thạc sỹ Luật học “Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn trên địa bàn Hà Nội” của tác giả Ngô Thị Cẩm Lệ - Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (2012); Luận văn “Pháp luật quản lý thuế thu nhập ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ánh - Trường Đại học Luật Hà Nội (2015); Luận văn “Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế Đà Nẵng” của tác giả Lý Vân Phi - Đại học Đà Nẵng (2011), Luận văn Thạc Sỹ luật học “căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Lê Thị Thu Huyền – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2016), Luận văn Thạc Sỹ luật học “Chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước tại thanh phố Phủ Lý, Hà Nam” của tác giả Trương Hữu Bách (2016) v.v… Một số bài viết đăng trên tạp chí khoa học như bài viết “Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định pháp luật về quản lý thuế ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thủy (Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh) đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý số tháng 10/2011; bài báo “Thông tin về người nộp thuế trong pháp luật quản lý thuế ở nước ta hiện nay” của tác giả Vũ Văn Cương đăng trên Tạp chí Luật học năm 2009, bài báo “Gian lận và chống gian lận trong tuân thủ thuế: Từ lý thuyết đến thực tiễn ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đình Chiến đăng trên Tạp chí Thanh tra năm 2013, bài báo hiệu quả quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế tỉnh Hà Đông của tác giả Nguyễn Đình Trường đăng trên tạp chí tài chính, nghiên cứu của tác giả Tô Huệ đăng trên công thông tin điện tử Sở tư pháp tỉnh Lạng sơn về Quy định quản lý thuế đối với doanh nghiệp có liên kết v.v 2 Nhìn chung, các công trình nghiên cứu tập trung nghiên cứu về pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc nghiên cứu về quản lý thuế thu nhập nói chung hoặc quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp dưới góc độ kinh tế, rất ít công trình nghiên cứu sâu về mặt lý luận của pháp luật phòng, chống thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn thi hành trong thời gian gần đây. Trên cơ sở kế thừa những đóng góp của những công trình nghiên cứu đã công bố, đề tài “Pháp luật về phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp từ thực tiễn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai” sẽ tiếp tục góp phần hoàn thiện vấn đề pháp luật về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp nói chung và tăng cường hiệu quả phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài “Pháp luật về phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp từ thực tiễn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai” hướng đến các mục đích làm sâu sắc thêm nội dung lý luận và góp phần đánh giá đúng về thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Từ những mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là: - Xây dựng và phân tích các vấn đề lý luận pháp lý trong lĩnh vực phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp; làm rõ những ưu nhược điểm của pháp luật trong phòng, chống gian lận thuế doanh nghiệp. - Luận văn phân tích thực trạng áp dụng pháp luật pháp luật về phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Lào Cai, phân tích những kết quả đạt được trong thực tiễn áp dụng pháp luật về phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Lào Cai. Dựa vào đó để đề ra những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đồng thời cũng nhằm hướng tới giá trị thực tiễn là nâng cao công tác quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Lào Cai và Chi Cục thuế tỉnh Lào Cai – Mường Khương. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: 3 - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp. - Nghiên cứu thực trạng pháp luật về phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. - Nghiên cứu phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Vấn đề phòng chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp là vấn đề rất phức tạp. Do đề tài có phạm vi nghiên cứu tương đối rộng và có tính chuyên sâu, trong khuôn khổ về thời gian nghiên cứu và giới hạn số lượng trang của luận văn cao học, không cho phép học viên có thể nghiên cứu đầy đủ, tất cả phòng chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, đề tài nghiên cứu thực tiễn chỉ gắn với phòng chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp tại tỉnh Lào Cai. Hơn nữa, vì đề tài được nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành của ngành Luật kinh tế. Bởi vậy, Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu chủ yếu là các quy định của pháp luật về nội dung ở Việt Nam liên quan đến phòng chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp luận văn chỉ đề cập, giới thiệu sơ lược trong phần lý luận của luận văn mà không đi sâu đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về phòng chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp. Bởi vậy những nội dung được luận văn nghiên cứu gồm: - Nghiên cứu khái quát về HĐTD và tranh chấp HĐTD, giải quyết tranh chấp HĐTD và pháp luật giải quyết tranh chấp HĐTD bằng tòa án về gồm: Khái niệm HĐTD;Tranh chấp HĐTD; Các loại tranh chấp HĐTD; Các phương thức giải quyết tranh chấp HĐTD; Khái niệm, đặc điểmvà cấu trúc của pháp luật về giải quyết tranh chấp HĐTD bằng tòa án; 4 - Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam phòng chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật đó trong giải quyết các hành vi gian lận thuế doanh nghiệp tại Tỉnh Lào Cai. - Về không gian: Nghiên cứu xem xét hoạt động phòng chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp tại Tỉnh Lào Cai. - Về thời gian: Tập trung vào nghiên cứu thực tiễn giải phòng chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp tại Tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 – đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Cùng với đó, tùy theo nội dung cụ thể, công trình còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản khác như phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp. Để làm rõ các quy định của pháp luật về phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp, phương pháp phân tích và đánh giá được sử dụng để phân tích và đánh giá một số các quy định cụ thể; phương pháp thống kê đối với một số dữ liệu quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Lào Cai nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung. 6. Những nội dung mới của luận văn - Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến công tác phòng, chống gian lận thuế doanh nghiệp và pháp luật về phòng, chống gian lận thuế doanh nghiệp. - Luận văn đánh giá được thực trạng pháp luật về phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn thực hiện, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật. - Luận văn đánh giá những kết quả đạt được cũng như nhận diện những hạn chế còn tồn tại trong công tác phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp mang tính thiết thực nhằm hoàn thiện công tác phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian tới. 7. Bố cục của luận văn Ngoài lời mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn sẽ bao gồm 3 chương: 5 Chương 1: Những vấn đề lý luận về gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng pháp luật về phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp. 6 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIAN LẬN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG GIAN LẬN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ GIAN LẬN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.1.1. Một số đề cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập doanh nghiệp có nhiều cách tiếp cận. Để cắt nghĩa được khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp thì trước tiên chúng ta cần bắt đầu từ khái niệm thu nhập. Theo Từ điển Tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê có đưa ra nhận định như sau: “thu nhập có nghĩa là khoản của cải, tiền bạc thu nhập được trong một khoảng thời gian nhất định”. Về mặt pháp lý, thu nhập thường được hiểu là các khoản tiền, hiện vật hoặc hình thức lợi ích mang tính chất kinh tế khác nhau của các tổ chức, cá nhân nhận được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, từ lao động quyền sở hữu tài sản, quà tặng, quà biếu… hoặc các khoản thu nhập khác mà chủ thể ấy được nhận. Từ những cách hiểu khác nhau, chúng ta có thể nhìn nhận chung lại với ý nghĩa của thu nhập là tổng thể các nguồn thu của một cá nhân xác định trong một khoảng thời gian xác định. Tương tự như vậy, cũng có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp. Giáo trình Thuế của Học viện Tài chính đưa ra khái niệm như sau: “Thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế”. Theo Giáo trình Thuế Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội thì: “Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh vào cơ sở kinh doanh nhằm đảm bảo sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển”. Dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng thuế khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn có những điểm nối cơ bản. Đầu tiên là mục đích tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước – đặc điểm chung của Thuế và các đặc điểm đặc trưng 7 của thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, có thể định nghĩa thuế thu nhập doanh nghiệp là “loại thuế trực thu đánh vào cơ sở sản xuất, kinh doanh có thu nhập nhằm bảo đảm sự đóng góp công bằng hợp lý giữa các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển và tăng thu cho Ngân sách nhà nước”. Điểm khác biệt cơ bản nhất của thuế thu nhập doanh nghiệp so với thuế thu nhập cá nhân chính là chủ thể nộp thuế. Tức là chủ thể nộp thuế là tổ chức có thu nhập từ hoạt động kinh doanh chứ không phải cá nhân độc lập tạo ra nguồn thu. Thuở ban đầu, pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) còn có đối tượng áp dụng bao gồm cả cá nhân có hành vi sản xuất, kinh doanh, cá nhân hành nghề độc lập hoặc có tài sản cho thuê. Tuy nhiên, sau thời điểm 01/01/2009, những chủ thể này chuyển sang nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân1. Xét trên phạm vi áp dụng, tổ chức phải nộp thuế có thể là tổ chức Việt Nam (cho toàn bộ các khoản thu nhập của mình, không phụ thuộc vào việc thu nhập đó phát sinh trong nước hay ngoài nước) hoặc tổ chức nước ngoài (thu nhập phát sinh ở Việt Nam). Đặc trưng thứ hai của thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập chịu thuế. Toàn bộ các khoản thu nhập, bao gồm thu nhập từ hoạt động kinh doanh và thu nhập khác (như thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ, v.v.) đều được áp dụng. Tuy nhiên, vẫn có một số khoản thu nhập được miễn thuế. Điều này đến từ mục đích khuyến khích để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội hoặc đã chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà nước như: thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã; thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, v.v.. 1 Trần Vũ Hải (2009), Tìm hiểu thuật ngữ pháp luật tài chính công, Nxb.Tư pháp, Hà Nội, tr.123 8 Với đặc trưng như phân tích ở trên, thuế thu nhập doanh nghiệp có những vai trò cơ bản sau đây: Thứ nhất, là công cụ mà nhà nước có thể sử dụng để thực hiện điều hành nền kinh tế. Trong nền kinh tế vĩ mô, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp được sử dụng như một công cụ để phân phối lại thu nhập đảm bảo công bằng xã hội. Về bản chất là thu hẹp khoảng cách giàu nghèo do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trường hiện nay. Do đó, doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, lợi nhuận thu được hàng năm càng cao sẽ đóng góp càng nhiều và trở thành nguồn thu quan trọng để đưa vào ngân sách nhà nước. Từ đó, Nhà nước có thể hoạch định những chính sách để đầu tư sản xuất, tái sản xuất tạo lập môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh, hàng hóa dịch vụ công cho mọi đối tượng. Thứ hai, là nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước. Xét trên đối tượng áp dụng thuế, ta có thể thấy rằng chúng có phạm vi vô cùng rộng. Nguyên nhân là bởi các chủ thể nộp thuế tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh đem lại thu nhập ở mọi lĩnh vực, trên mọi địa bàn. Cùng với đó, quy mô của các hoạt động kinh doanh này ngày càng được mở rộng, năng suất ngày càng cao. Từ đó, nguồn thu này ngày càng được nới rộng không ngừng theo đà tăng trưởng kinh tế. Thứ ba, là một công cụ quan trọng để góp phần điều tiết, kích thích tiết kiệm đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo chiến lược, kế hoạch, của Nhà nước theo hướng nâng cao năng lực hiệu quả xã hội. Để đảm bảo nhu cầu về phúc lợi xã hội, sự phân phối nguồn lực từ người có thu nhập cao đến người có thu nhập thấp là điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra, chính sách công về thuế này cũng tác động trực tiếp đến định hướng tiêu dùng và đầu tư theo hướng có lợi, thực hiện mục tiêu điều chỉnh kinh tế của Nhà nước thông qua các chính sách miễn giảm thuế. Thứ tư, là nhân tố trung hòa tính lũy thoái của các loại thuế tiêu dùng. 9 Tính lũy thoái của các loại thuế tiêu dùng được giải thích đơn giản là việc người có thu nhập thấp sẽ phải bỏ ra toàn bộ thu nhập của mình trong khi người có thu nhập cao chỉ phải bỏ ra một phần thu nhập. Do vậy, thuế thu nhập (bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp) được thiết kế nhằm đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các chủ thể trong xã hội. Tổng kết lại, có thể thấy rằng thuế thu nhập doanh nghiệp có vị trí quan trọng và vai trò đặc biệt trong cả hệ thống thuế, hệ thống tài chính và xa hơn nữa là nền kinh tế vĩ mô. Điều đó càng cho thấy vấn đề phòng, chống gian lận thuế TNND là hết sức quan trọng và cần thiết. 1.1.2. Một số vấn đề cơ bản về gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp và phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp Gian lận thuế là một khái niệm có nhiều cách tiếp cận. Từ điển mở investopedia giải thích rằng: “Gian lận thuế sẽ chỉ xảy ra khi cá nhân, tổ chức kinh doanh cố ý và cố ý làm sai lệch thông tin trên tờ khai thuế để hạn chế số thuế phải nộp. Gian lận thuế về cơ bản liên quan đến việc gian lận trên tờ khai thuế nhằm trốn tránh việc thanh toán toàn bộ nghĩa vụ thuế. Ví dụ về gian lận thuế bao gồm yêu cầu khấu trừ sai; kê khai chi phí cá nhân như chi phí kinh doanh; thậm chí không báo cáo thu nhập”2. Một số quan điểm có sự phân biệt giữa gian lận thuế và trốn thuế. Tác giả John A. Kay xác định bản chất của trốn thuế là “giấm diếm giao dịch hoặc che đậy bản chất giao dịch để tránh nghĩa vụ nộp thuế” còn gian lận thuế là “các giao dịch được công khai nhưng được sắp xếp sao cho kết quả giao dịch khác đi để tránh nghĩa vụ nộp thuế”3. Ở một cách tiếp cận khác, tác giả Jame Alm và Jorge Martinez-Vazquezl xác định theo các yếu tố của gian lận thuế bao gồm “hành vi bất hợp pháp”, “cố ý” và “nhằm giảm khoản nộp thuế bằng báo cáo thu nhập, doanh số hoặc tài sản thấp hơn thực tế hay khai khống các khoản khấu trừ”; trốn thuế là “tìm cách cắt giảm nghĩa vụ thuế phải nộp bằng cách ách nhỏ Từ điển đầu tư trực tuyến, https://www.investopedia.com/terms/t/tax-fraud.asp John A.Kay: "The anatomy of Tax avoidance. In Income Distribution: Limits to redistribution"; Proceedings of the 31st symposium of the Colstor Research Society. University of Bristol. John Write and Sons Ltd, tr. 135-148. 2 3 10 các khoản thu để xuống dưới ngưỡng tính thuế, hay tìm cách hoãn thuế”4. Với hai cách tiếp cận trên cho thấy sự thiếu nhất quán trong cách hiểu về gian lận thuế. Theo người viết, hành vi gian lận thuế và hành vi trốn thuế đều có một mục đích chung, đó làm giảm số thuế phải nộp cho nhà nước bằng cách sử dụng thủ đoạn như che dấu, giả mạo chứng từ, giả mạo sự kiện pháp lý… do đó không cần thiết và cũng rất khó phân biệt một cách rạch ròi. Thông thường, trốn thuế chỉ được xem là một trường hợp cụ thể của gian lận thuế khi đã xác định được số thuế phải nộp nhưng chủ thể nộp thuế tìm mọi thủ đoạn để che dấu hoặc cố tình không nộp thuế. Tuy nhiên, có những trường hợp trốn thuế rất tinh vi, được “ngụy trang” thông qua các giao dịch hợp pháp hoặc bất hợp pháp thì cũng đều mang bản chất của việc gian lận thuế. Dưới góc độ luật học, hành vi gian lận thuế được xem xét theo các yếu tố chủ thể, đối tượng, động cơ và tính chất lỗi. - Về chủ thể: là doanh nghiệp, tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh và có thu nhập phát sinh thuộc diện đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, có các chủ thể khác là cá nhân, tổ chức tham gia với nhiều vai trò khác nhau để hoàn thành hành vi gian lận. - Về đối tượng: là số thuế phải nộp hoặc số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm của chủ thể nộp thuế tính trong kỳ tính thuế. Do đó, số tiền thuế bị gian lận càng lớn thì mức độ nghiêm trọng của hành vi được thực hiện càng cao. - Về mục đích và hậu quả: là làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn giảm đối với chủ thể nộp thuế. Nếu mục đích này đạt được thì hậu quả là Nhà nước sẽ thất thu tiền thuế, ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước và đồng thời, ảnh hưởng đến sự công bằng và nghiêm minh của pháp luật thuế. - Về tính chất lỗi: Hành vi gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp luôn bao hàm yếu tố lỗi gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý. Đối với chủ thể trực tiếp thực hiện hành 4 Jame Alm and Jorge Martinez-Vazquez: "Societal Institutions and Tax Evasion in Developing and Transition Countries": A paper prepared for a Public Finance in Developing and Transitional Countries Conference, Georgia State University 11 vi gian lận thuế thì đây là lỗi cố ý, còn đối với các chủ thể có liên quan thì có thể là lỗi vô ý do không lường trước được hậu quả của hành vi do mình gây ra trong khi đáng lẽ buộc phải biết. Khi đánh giá về các nguyên nhân của tình trạng gian lận thuế thì có thể thấy rất đa dạng. David Tumanyan đưa ra các yếu tố cấu thành nguyên nhân của chúng bao gồm: a) Nền kinh tế ngầm; b) Tham nhũng; c) Quản lý yếu kém của các cơ quan công quyền; d) Thiếu thốn cơ sở hạ tầng trong quản lý thuế5. Ở một cách tiếp cận khác, lại có thiên hướng tiếp cận theo sự tác động của các chính sách. a) không có sự tin tưởng vào cơ quan công quyền; b) mức thuế suất quá cao; c) quản lý thuế yếu kém. Tác giả xét thấy, mặc dù có những nhân tố hợp lý để giải thích. Tuy nhiên, các quan điểm đó chưa thực sự thỏa đáng và đầy đủ. Theo tác giả, chúng ta cần phải giải thích như sau: Thứ nhất, những bất cập của pháp luật. Nguyên nhân này thể hiện trên ba phương diện. Một là, tỷ lệ thuế suất không hợp lý. Hai là, xác suất bị phát hiện sau khi trốn thuế. Ba là, mức hình phạt phát sinh sau khi hành vi gian lận thuế bị phát hiện. Thứ hai, sự tham nhũng. Nguyên nhân này được biểu hiện trên hai phương diện và có mối liên hệ tương quan đến cả những bất cập của pháp luật. Một là, sự tính toán chi phí giảm bớt so sánh giữa nộp thuế và hối lộ. Hai là, sự tham nhũng tồn tại như một điều hiển nhiên sẽ tạo ra tâm lý ủng hộ làm sai lệch quan niệm đạo đức. Robert W. McGee cho rằng Châu Á và đặc biệt là Đông Nam Á là khu vực có nền kinh tế hậu thuộc địa với đặc điểm chính là sự thao túng của bộ phận nắm quyền lực chính trị đối với kinh tế và có một kết quả điều tra xã hội học đạt được kết quả đáng kinh ngạc là người ủng hộ việc trốn thuế cao rõ rệt so với các khu vực khác6. Thứ ba, nền kinh tế ngầm. Nhắc đến kinh tế ngầm, đa số đều có suy nghĩ 5 Robert W.McGee and Tatyana B. Maranjyan: "Tax evasion in Armenia: causes, cure and policy implication", Andreas school of business working paper series, Barry University, 02/2006 6 Robert W. McGee (2006), "Ethics and Tax Evasion in Asia", 2006 AIB Southeast Asia Regional Conference. 12 đến các hoạt động bất hợp pháp. Tuy nhiên, xét ở một góc độ rộng hơn, chúng sẽ bao gồm cả các thu nhập từ sản xuất hàng hoá và dịch vụ hợp pháp nhưng không được khai báo. Vì chúng bao gồm cả các tội phạm ẩn và hoạt động không công khai nên việc nghiên cứu sẽ khó có được các số liệu chính xác. Theo ước lượng của Schneider và Enste, nền kinh tế ngầm ở các nước OECD chiếm từ 12% GDP; nền kinh tế chuyển đổi từ 23%; các nước đang phát triển từ 39%. Nền kinh tế ngầm sẽ tạo dựng ra những cách thức để tránh hoàn toàn nghĩa vụ nộp thuế do không được khai báo.7 Từ những phân tích trên đây có thể khẳng định, hành vi gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp là hành vi bất hợp pháp cần phải được ngăn ngừa và xử lý đúng mức nhằm đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các chủ thể nộp thuế. 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG GIAN LẬN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.2.1. Khái niệm, nguyên tắc của pháp luật phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp Phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp cần có nhiều công cụ, trong đó công cụ pháp luật và thực thi hiệu quả công cụ pháp luật được xem là giải pháp hiệu quả nhất. Pháp luật, theo cách hiểu chung nhất, là nguyên tắc xử sự chung được nhà nước ban hành và thừa nhận để điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong xã hội nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ thể tham gia, lợi ích của cộng đồng và của nhà nước. Pháp luật có chức năng bảo đảm quyền của các chủ thể đồng thời xác định các nghĩa vụ liên quan và cơ chế thực hiện chúng. Với cách tiếp cận trên, khái niệm pháp luật phòng, chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp được hiểu là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong quan hệ pháp luật thuế, nhằm đảm bảo phòng ngừa, ngăn chặn cũng như xử lý đối với hành vi gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp. Friedrich Schneider, Dominik Enste:“Shadow Economies: Size, Causes, and Consequences”.Tạp chí Journal of Economic Literature, 2000 7 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất