Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về kiểm soát tài nguyên nước từ thực tiễn thành phố hải phòng...

Tài liệu Pháp luật về kiểm soát tài nguyên nước từ thực tiễn thành phố hải phòng

.PDF
97
51
57

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT TÀI NGUYÊN NƯỚC TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐOÀN ANH TÚ HÀ NỘI - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT TÀI NGUYÊN NƯỚC TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐOÀN ANH TÚ CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 8380107 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS VŨ THU HẠNH HÀ NỘI - 2019 1 LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Vũ Thu Hạnh. Các số liệu, kết luận được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả ĐOÀN ANH TÚ i LỜI CẢM ƠN Tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm trong hai năm học vừa qua, đặc biệt là PGS.TS Vũ Thu Hạnh đã trực tiếp hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô tại Trường Đại học Mở Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình học tập. Chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các đồng nghiệp các Sở ban ngành tại thành phố Hải Phòng đã đỡ tác giả trong thời gian thu thập số liệu để hoàn thành luận văn. Cảm ơn các tác giả của các ấn phẩm, sách báo, dự án mà tác giả đã tham khảo và phục vụ cho luận văn của mình. Và cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã động viên và khích lệ tác giả trong thời gian qua, cảm ơn tất cả những ai sẽ đọc và đóng góp ý kiến vào luận văn tốt nghiệp này. Tác giả ĐOÀN ANH TÚ ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. vi MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ..................................................... 1 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu............................................................... 3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 8 6. Ý nghĩa của lý luận và thực tiễn của đề tài ................................................... 8 7. Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 9 1. CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT TÀI NGUYÊN NƯỚC......................................10 1.1. Lý luận về kiểm soát tài nguyên nước ................................................ 10 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại và giá trị của tài nguyên nước ........10 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và các biện pháp kiểm soát tài nguyên nước ..17 1.2. Lý luận pháp luật về kiểm soát tài nguyên nước ................................. 21 1.2.1. Khái niệm pháp luật về kiểm soát tài nguyên nước ..........................21 1.2.2. Nguyên tắc của pháp luật kiểm soát tài nguyên nước .......................23 1.2.3. Những nội dung cơ bản của pháp luật về kiểm soát tài nguyên nước... ...........................................................................................................24 1.2.4. Những yếu tố tác động đến pháp luật kiểm soát tài nguyên nước ....26 1.2.5. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về kiểm soát tài nguyên nước ...........................................................................................................27 iii 1.3. Pháp luật về kiểm soát tài nguyên nước tại một số quốc gia trên thế giới và giá trị tham khảo với Việt Nam ................................................................. 30 1.3.1. Pháp luật về kiểm soát tài nguyên nước tại một số quốc gia trên thế giới ...........................................................................................................30 1.3.2. Giá trị tham khảo với Việt Nam ........................................................33 Kết luận chương 1 ....................................................................................................34 2. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ..........................................................................................36 2.1. Thực trạng pháp luật về kiểm soát tài nguyên nước tại Việt Nam...... 36 2.1.1. Ưu điểm của pháp luật về kiểm soát tài nguyên nước ......................36 2.1.2. Hạn chế của pháp luật về kiểm soát tài nguyên nước .......................43 2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về kiểm soát tài nguyên nước tại Thành phố Hải Phòng ....................................................................................................... 48 2.2.1. Tình hình kiểm soát tài nguyên nước tại Thành phố Hải Phòng .......48 2.2.2. Những kết quả đã đạt được trong thi hành pháp luật về kiểm soát tài nguyên nước .....................................................................................................53 2.2.3. Những hạn chế trong thi hành pháp luật về kiểm soát tài nguyên nước và nguyên nhân của hạn chế, khó khăn, vướng mắc. ..............................56 Kết luận chương 2 ....................................................................................................63 3. CHƯƠNG 3. DỰ BÁO, ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT TÀI NGUYÊN NƯỚC TẠI VIỆT NAM VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ....................................................................................................................64 3.1. Dự báo về tài nguyên nước, kiểm soát tài nguyên nước tại Việt Nam64 3.1.1. Dự báo về tài nguyên nước................................................................64 3.1.2. Dự báo về kiểm soát tài nguyên nước tại Việt Nam .........................65 iv 3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về kiểm soát tài nguyên nước tại Việt Nam và nâng cao hiệu quả thi hành tại Thành phố Hải Phòng ..................... 67 3.2.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về kiểm soát TNN tại Việt Nam ..67 3.2.2. Định hướng nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về kiểm soát tài nguyên nước tại Thành phố Hải Phòng ............................................................70 3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát TNN tại Việt Nam ....... 71 3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về kiểm soát tài nguyên nước tại Thành phố Hải Phòng ................................................................. 75 Kết luận chương 3 ....................................................................................................82 KẾT LUẬN ..............................................................................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................86 v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trường BVMTLVS Bảo vệ môi trường lưu vực sông HĐND Hội đồng nhân dân LVHTS Lưu vực hệ thống sông LVS Lưu vực sông NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ÔNTNN Ô nhiễm tài nguyên nước QĐ Quyết định QLTHTNN Quản lý tổng hợp tài nguyên nước TN&MT Tài nguyên và môi trường TNN Tài nguyên nước UBND Ủy ban nhân dân vi MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, khoa học ngày càng tiên tiến, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì việc được sống trong một môi trường trong lành lại trở nên khó khăn hơn. Bởi quá trình sinh sống và phát triển của con người không tránh khỏi tác động xấu gây ảnh hưởng tới môi trường, trong đó có môi trường nước. Nước là tài nguyên, là tư liệu thiết yếu cho cuộc sống. Không có nước không có sự sống. Chúng ta cần nước sạch cho sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe và vệ sinh. Nước cần cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp và các ngành kinh tế khác. Nước còn cần cho phát triển thủy điện và giao thông thủy. Nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự trong lành và bền vững của môi trường, duy trì mối quan hệ láng giềng hữu nghị với các nước có chung nguồn nước liên Quốc gia. Nước là tài nguyên quý giá, có hạn và dễ bị ô nhiễm. Trong những thập niên qua việc khai thác tài nguyên nước và công tác phòng, chống tác hại do nước gây ra đã có những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong một thời gian dài việc nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của nước đối với đời sống, sức khỏe và sự phát triển bền vững của đất nước, chưa chú trọng quản lý và bảo vệ tài nguyên nước dẫn đến tài nguyên nước ở nước ta đã có những biểu hiện suy thoái cả về số lượng lẫn chất lượng, tình trạng ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước, khan hiếm nước đã xuất hiện ở nhiều nơi và đang có xu hướng gia tăng; tình trạng sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả, thiếu quy hoạch, thiếu tính liên ngành còn khá phổ biến. Trong khi đó nhu cầu dùng nước của các ngành kinh tế không ngừng gia tăng về số lượng và đòi hỏi cao hơn về chất lượng, các nước láng giềng có chung nguồn nước với Việt Nam đang tăng cường khai thác nguồn nước ở thượng nguồn, cân bằng nước giữa cung và cầu nhiều lúc, nhiều nơi không đảm bảo và trở 1 thành áp lực lớn đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện dân số gia tăng, khí hậu toàn cầu diễn biến ngày một phức tạp,... Tình hình đó đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý, bảo vệ để phát triển bền vững tài nguyên nước và phòng, chống có hiệu quả các tác hại do nước gây ra. Do đó pháp luật về kiểm soát ô nhiễm và chống suy thoái tài nguyên nước có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo vệ nguồn nước quốc gia. Hải Phòng là nơi tất cả các nhánh của sông Thái Bình đổ ra biển nên có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mang lại nguồn lợi rất lớn về nước. Những năm gần đây, nền kinh tế Hải Phòng có những bước phát triển mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được đã phát sinh những vấn đề về ô nhiễm môi trường nước ở mức độ đáng báo động do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt là tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Hải Phòng đã có chính sách bảo vệ nguồn nước từ năm 2013 thông qua đề án: “Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt tại các sông: Rế, Giá, Đa Độ, Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc, hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng trên địa bàn Thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2020”. Theo đề án này, ngoài các biện pháp tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong sử dụng, bảo vệ nguồn nước, thành phố Hải Phòng còn triển khai các biện pháp như thiết lập, xây dựng cơ sở dữ liệu, thông tin và ứng dụng mô hình tổng thể để đánh giá và dự báo một cách hệ thống, đầy đủ diễn biến, số lượng, chất lượng nguồn nước của thành phố, phạm vi, mức độ và các mối quan hệ giữa các nguồn gây ô nhiễm tới chất lượng nguồn nước các sông cấp nước ngọt, xử lý những vi phạm pháp luật về khai thác và xả thải vào nguồn nước… “Nghị quyết số 33/2014/NQ-HĐND ngày 10/12/2014 về thông qua quy hoạch tài nguyên nước Thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Nội dung chủ yếu nhằm quy hoạch hợp lý việc bảo vệ, phân bổ tài nguyên nước và phòng chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra đảm bảo cấp đủ nước cho cộng đồng dân cư và cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội Thành 2 phố Hải Phòng trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đồng thời đề xuất các khu vực cần bảo vệ và giải pháp bảo vệ môi trường nước nhằm phát triển bền vững tài nguyên nước trên địa bàn thành phố cũng như các giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại do nước gây ra. Tuy nhiên, công tác kiểm soát tài nguyên nước trên địa bàn trong thời gian qua bên cạnh một số kết quả đạt được vẫn còn có những hạn chế chưa khắc phục do việc am hiểu và chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân còn yếu kém. Bên cạnh đó là trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong vấn đề thực thi pháp luật còn nhiều bất cập. Do đó, Hải Phòng cần thể chế hóa pháp luật về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố, tập trung triển khai Luật Tài nguyên nước và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành; rà soát, đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của các quy định pháp luật về tài nguyên nước, từ đó bổ sung, hoàn thiện, đảm bảo tính hoàn chỉnh, thống nhất và đồng bộ; rà soát, cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung các thủ tục hành chính về tài nguyên nước. Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, tôi đã chọn đề tài: ‘Pháp luật về kiểm soát tài nguyên nước từ thực tiễn Thành phố Hải Phòng” làm công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Trong nước Môi trường hiện đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội, vì vậy, vấn đề thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và vấn đề bảo vệ tài nguyên nước nói riêng được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Để nghiên cứu vấn đề pháp luật về bảo vệ môi trường tác giả đã tham khảo các đề tài nghiên cứu, các luận văn, luận án để tìm ra những điểm riêng của pháp luật về bảo vệ môi trường. Vấn đề này trong thời gian qua đã có một số luận văn và công trình nghiên cứu sau: Luận văn Thạc sĩ “Luật Tài nguyên nước Việt Nam thực trạng và giải pháp” của học viên Đỗ Bích Ngọc (2010), Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận văn tập 3 trung nghiên cứu những nội dung cơ bản của Luật Tài nguyên nước về khai thác, sử dụng, bảo vệ và quản lý tài nguyên nước; những kết quả đạt được, những nội dung còn hạn chế, bất cập để từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện Luật. Tuy nhiên đề tài này mới chỉ tập trung nghiên cứu Luật Tài nguyên nước và chưa tìm hiểu các văn bản dưới luật. Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về tài nguyên nước và thực tiễn - áp dụng tại đồng bằng sông Cửu Long” của Sơn Thị Chanh Thu (2012), Đại học Cần Thơ. Tác giả đã đưa ra một cái nhìn chung nhất về sự ô nhiễm nguồn nước do tác động của con người, chỉ ra những hạn chế của pháp luật tài nguyên nước, đồng thời đưa ra những kiến nghị để tài nguyên nước được bảo vệ và phát triển một cách bền vững. Đề tài “Pháp luật tài nguyên nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường” của Nguyễn Thị Phương (2010) đã tổng quan tài nguyên nước Việt Nam. Tiếp cận, nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn những nội dung cơ bản của pháp luật tài nguyên nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đang hoàn chỉnh và từng bước hội nhập với khu vực và thế giới. Nêu những kết quả đạt được, những nội dung còn hạn chế, bất cập của pháp luật tài nguyên nước. Kiến nghị phương hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật tài nguyên nước. Luận văn “Tài nguyên nước mặt Thành phố Hải Phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường nước” của Tô Thị Kiều Miên (2012) đã tổng quan được số liệu về tài nguyên nước của Hải Phòng cũng như đánh giá được hiện trạng cách thức quản lý và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, luận văn cũng đưa ra được một số giải pháp góp phần kiểm soát tài nguyên nước nhưng vẫn còn những hạn chế. Ngoài nước Báo cáo “The Emergence of Polycentric Water Governance in Northern Thailand” của các tác giả Uraivan Tan-Kim-Yong, Pakping Chalad Bruns, and Bryan Randolph Bruns (2002) được trình bày tại hội thảo của Viện Công nghệ Châu Á, Bangkok, Thái Lan. Nội dung về việc quản trị nước tại miền Bắc Thái Lan. 4 Trong quá trình quản trị có sự xung đột giữa các tổ chức thủy lợi địa phương, cộng đồng, các cơ quan chính phủ và các tổ chức xã hội khác về lưu lượng nước, chất lượng nước, dòng chảy… Những thay đổi xảy trong quản trị nước ở miền Bắc Thái Lan đã cấu thành sự xuất hiện của mô hình quản trị đa trung tâm đi ngược lại với quản lý tài nguyên nước từ chính phủ. Sự xuất hiện của mô hình quản trị nước đa trung tâm ở miền Bắc Thái Lan đã tạo ra sự mới mẻ nhưng có nhiều cơ hội và thách thức [20, tr.1]. Bài báo “Water resource management: A comparative evaluation of Brazil, Rio de Janeiro, the European Union, and Portugal” của các tác giả Ronaldo S.AraújoaMaria da GloriaAlvesaM. TeresaCondesso de MelobZélia M.P.ChrispimaM. PaulaMendesb Gerson C.Silva Júniorc đăng trên tạp chí Science of The Total Environment (2015). Bài viết này trình bày tổng quan về quản lý tài nguyên nước ở Brazil, đặc biệt là bang Rio de Janeiro và Liên minh châu Âu, với trọng tâm là nước thành viên Bồ Đào Nha. Nghiên cứu xem xét các luật chủ yếu, cơ quan chủ quản và kế hoạch quản lý tài nguyên nước. Bài viết mô tả mối quan tâm và lợi ích của cộng đồng khoa học và các lĩnh vực xã hội khác liên quan đến quản lý tài nguyên nước. Ngoài ra, còn đề cập đến những thách thức và cơ hội liên quan đến mục tiêu chính của quản lý tài nguyên nước, đó là đảm bảo nguồn nước có chất lượng cao và bền vững. Đồng thời, quan tâm đến quản lý tài nguyên nước tích hợp và giám sát tài nguyên nước. Những lý do chính cho nghiên cứu này là sự khan hiếm ngày càng tăng của nước ngọt trên thế giới, các vấn đề tái diễn trong việc quản lý tài nguyên và mong muốn đóng góp vào việc cải thiện tình hình hiện tại. Cả Brazil và Liên minh châu Âu đang phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến số lượng và chất lượng nước. Các vấn đề như khan hiếm nước ngọt, ô nhiễm, nhiễm mặn và lũ lụt. Điều này làm cho thực tế của các nước khá gần nhau, bất chấp khoảng cách địa lý. Nhìn chung, Brazil, Rio de Janeiro, Liên minh châu Âu và Bồ Đào Nha có các yêu cầu quản lý tài nguyên nước tương tự. Nếu các quốc gia này muốn cung cấp chất lượng nước tốt cho hiện tại và tương lai, thì họ cần luật pháp và 5 kế hoạch hiệu quả, các cơ quan quản lý hiệu quả, sự quan tâm của chính trị và các nguồn lực kinh tế [18, tr.2]. Bài báo “Comparative Study of Water Resource Management and Policies for Ecosystems in China and Denmark” của tác giả L. Y. Su; Christensen, P.; J. L. Liu đăng trên tạp chí Journal of Environmental Informatics (2013). Bài viết này so sánh các chính sách tài nguyên nước và thực tiễn quản lý ở Trung Quốc và Đan Mạch. Cụ thể nghiên cứu trường hợp hai hệ sinh thái: vùng đất ngập nước Baiyangdian ở Trung Quốc và vịnh Mariager ở Đan Mạch. Bài viết tìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai hệ sinh thái về đặc điểm hệ sinh thái, bối cảnh lịch sử và văn hóa - xã hội, công nghệ… ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Cả hai vùng nước đã trải qua những tác động mạnh và sự tàn phá từ các hoạt động của con người. Phân tích cho thấy thực tế, các mục tiêu, quyết định hành động quản lý tài nguyên nước dễ dàng thực hiện ở Đan Mạch hơn ở Trung Quốc, nguyên nhân là do cấu trúc hành chính phức tạp ở Trung Quốc và do ở Đan Mạch có nguồn lực tốt hơn. Đan Mạch cũng đã hoàn thành mức độ lớn về tích hợp chính sách môi trường (EPI), điều này không có ở Trung Quốc. Tuy nhiên, gần đây, Trung Quốc đã quan tâm hơn về môi trường trong các chương trình nghị sự, thậm chí nhấn mạnh tính bền vững là mục tiêu phát triển trong tương lai [19, tr.1]. Nhận xét chung: Các đề tài về Pháp luật tài nguyên nói chung và Pháp luật tài nguyên nước nói riêng tại Việt Nam ngày càng được quan tâm, nhiều tác giả đã và đang nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, phần lớn nội dung vẫn còn mang tính chung chung, một số nội dung khác còn hạn chế, bất cập. Các kiến nghị, đề xuất phương hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật tài nguyên nước còn mang tính lý thuyết, chưa áp dụng vào thực tế hoặc áp dụng nhưng chưa thực sự hiệu quả. Các nghiên cứu ở nước ngoài cũng đã quan tâm nhiều đến lĩnh vực tài nguyên nước. Tại một số quốc gia đã triển khai mạnh các hoạt động quản lý, kiểm soát nhằm bảo vệ, sử dụng tài nguyên nước một cách hiệu quả. Đây là những giá trị mà chúng ta có thể tham khảo và áp dụng. 6 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận pháp luật về kiểm soát tài nguyên nước, đánh giá thực trạng pháp luật về kiểm soát tài nguyên nước và thực tiễn thi hành trên địa bàn Thành phố Hải Phòng, đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật về kiểm soát tài nguyên nước và nâng cao hiệu quả thi hành trên địa bàn Thành phố Hải Phòng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nêu trên, cần thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về kiểm soát tài nguyên nước, pháp luật về kiểm soát tài nguyên nước. - Đánh giá thực trạng pháp luật về kiểm soát tài nguyên nước (chỉ rõ những ưu điểm và hạn chế, bất cập của pháp luật tài nguyên nước). - Đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về kiểm soát tài nguyên nước trên địa bàn Thành phố Hải Phòng (chỉ rõ những kết quả đạt được và những hạn chế, khó khăn, vướng mắc nảy sinh). - Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát tài nguyên nước và nâng cao hiệu quả thi hành trên địa bàn Hải Phòng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật về kiểm soát tài nguyên nước và hoạt động thi hành pháp luật về kiểm soát tài nguyên nước tại Thành phố Hải Phòng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu về pháp luật kiểm soát tài nguyên nước tại Thành phố Hải Phòng. - Phạm vi về thời gian: Từ năm 2012 đến nay. 7 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ trên, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, gồm các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng; Luật, Nghị định của Chính phủ; các quy định của bộ ngành ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, các báo cáo, tài liệu thống kê của tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới thực hiện pháp luật về tài nguyên nước ở nước ta nói chung và tại Hải Phòng nói riêng. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu là trong Chương 1 và Chương 2 để phân tích các cơ sở lý luận, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về bảo vệ tài nguyên nước. - Phương pháp thống kê: Là phương pháp thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá về kết quả thi hành pháp luật về kiểm soát tài nguyên nước tại Thành phố Hải Phòng. - Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực ngành Tài nguyên nước trên địa bàn Thành phố Hải Phòng. 6. Ý nghĩa của lý luận và thực tiễn của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về kiểm soát tài nguyên nước bằng biện pháp hành chính và thực trạng thực thi pháp luật về kiểm soát tài nguyên nước trên thực tế. Luận văn có những đóng góp về mặt lý luận và mặt thực tiễn như sau: 6.1 Ý nghĩa lý luận Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và nghiên cứu thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm từ thực tiễn về thực hiện pháp luật kiểm soát tài nguyên nước trên địa bàn cả nước nói chung và Thành phố Hải Phòng nói riêng. 8 Hệ thống các vấn đề kiểm soát tài nguyên nước, đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của hệ thống pháp luật kiểm soát tài nguyên nước của Việt Nam hiện hành, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề liên quan, những giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát tài nguyên nước tại Việt Nam nói chung và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về kiểm soát tài nguyên nước tại Thành phố Hải Phòng nói riêng. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Cung cấp thông tin thực tiễn và đề xuất giải pháp tham khảo đối với cơ quan quản lý về thực hiện pháp luật kiểm soát tài nguyên nước từ thực tiễn thành phố Hải Phòng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương với kết cấu như sau: Chương 1: Lý luận về kiểm soát tài nguyên nước và pháp luật về kiểm soát tài nguyên nước. Chương 2: Thực trạng pháp luật về kiểm soát tài nguyên nước ở Việt Nam và thực tiễn thi hành tại Thành phố Hải Phòng Chương 3: Dự báo, định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát tài nguyên nước tại Việt Nam và nâng cao hiệu quả thi hành trên địa bàn Thành phố Hải Phòng. 9 1. CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT TÀI NGUYÊN NƯỚC 1.1. Lý luận về kiểm soát tài nguyên nước Khái niệm, đặc điểm, phân loại và giá trị của tài nguyên nước 1.1.1. 1.1.1.1. Khái niệm tài nguyên nước Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến và sử dụng [8, tr.1]. Theo “Thuật ngữ thuỷ văn và môi trường nước”, tài nguyên nước là lượng nước trên một vùng đã cho hoặc lưu vực, biểu diễn ở dạng nước có thể khai thác (nước mặt và nước dưới đất). Nước là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển môi trường sống. Nước là một loại tài nguyên thiên nhiên quý giá và có hạn, là động lực chủ yếu chi phối mọi hoạt động dân sinh kinh tế của con người. Nước được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, thủy điện, giao thông vận tải, chăn nuôi, thủy sản … Bởi vậy, tài nguyên nước có giá trị kinh tế và được coi là một loại hàng hóa [8, tr.7]. Nước là dạng tài nguyên đặc biệt. Nó vừa là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển của xã hội, vừa có thể mang tai họa đến cho con người. Nước có khả năng tự tái tạo về lượng, về chất và về năng lượng. J.A.Jonnes chia tài nguyên nước thành ba loại: Tài nguyên tiềm năng tương lai, là toàn bộ lượng nước có trên Trái Đất mà trong điều kiện hiện nay loài người hầu như chưa có khả năng khai thác, như nước ngầm nằm rất sâu, nước trong băng tuyết hai cực, nước biển và đại dương… Tài nguyên tiềm năng thực tại, là lượng nước có trong lãnh thổ, nhưng ở trạng thái tự nhiên con người khó khai thác và có nguy cơ bị nó gây hại, hoặc xảy ra rủi ro, ví dụ như nước lũ, nước ngầm nằm sâu… Tài nguyên hiện thực của một vùng, là khái niệm trùng với quan điểm truyền thống 10 hiện nay, chỉ toàn bộ lượng nước có trong các thuỷ vực mặt và ngầm mà con người dễ dàng khai thác sử dụng. Từ góc độ khoa học pháp lý, thuật ngữ tài nguyên nước đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giải thích tại Điều 2 Luật Tài nguyên nước năm (2012), theo đó "Tài nguyên nước (của Việt Nam) bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ Việt Nam". Rõ ràng, tài nguyên nước của một lãnh thổ là toàn bộ lượng nước có trong đó mà con người có thể khai thác sử dụng được, xét cả về mặt lượng và chất, cho sinh hoạt, sản xuất, trong hiện tại và tương lai. 1.1.1.2. Đặc điểm tài nguyên nước So với các nguồn tài nguyên khác, tài nguyên nước có một số đặc điểm như sau: Một là, tính tuần hoàn của tài nguyên nước Tuần hoàn nước là quá trình nước tự vận động khép kín, từ bốc hơi do bị đốt nóng bởi bức xạ Mặt Trời, chuyển dịch theo dòng khí do chênh lệch áp suất, mật độ, đến ngưng tụ sinh mưa rơi xuống mặt đất, tạo dòng chảy trên mặt hoặc trong đất, đổ vào sông và chảy đến các thuỷ vực nơi nó đã bốc hơi dưới tác động của trọng lực. Tuần hoàn nước có vai trò to lớn trong việc phân phối và tái tạo tài nguyên nước, điều tiết nhiệt năng theo thời gian và không gian, tạo khí hậu thời tiết và làm sạch môi trường. Tuần hoàn nước là một chu trình nhạy cảm với biến động, chỉ cần lượng bốc hơi đại dương tăng 2% có thể khiến lượng mưa lục địa tăng 10%. Các hiện tượng khí hậu thời tiết bị chi phối bởi hoàn lưu khí quyển rất nhạy cảm với những biến động thành phần và tính chất của môi trường không khí. Hai là, tính phân bố theo không gian Tài nguyên nước phân bố không đồng đều theo không gian. Việc tính chính xác tỷ phần nước trong các thuỷ vực khác nhau còn gặp một số khó khăn. Theo J.A. Jonnes, 97,41% thể tích nước Trái Đất nằm trong biển và đại dương, 1,98% trong 11 băng tuyết hai cực, núi cao, còn lại 0,61% nằm rải rác trong không khí và các thuỷ vực mặt, ngầm ở lục địa. Ba là, tính địa đới Tính địa đới của tài nguyên nước có nguồn gốc từ tính địa đới của các yếu tố hình thành. Dưới tác động của các tác nhân vũ trụ và Trái Đất, hình thành sự phân hoá các điều kiện khí hậu, cảnh quan như chế độ bức xạ, mưa, nhiệt, bốc hơi, thảm thực vật theo vĩ độ. Diện tích lưu vực càng lớn, tính bình quân càng cao, ảnh hưởng của các yếu tố vi mô (phi địa đới) bị lu mờ, thì các yếu tố địa đới càng thể hiện tác động trội, dẫn tới tính địa đới của các hiện tượng thuỷ văn càng rõ nét. Dòng chảy có tính tương tự địa lý. Hai lưu vực có kích thước gần như nhau, phân bố trong cùng một vùng khí hậu, có đặc điểm bề mặt lưu vực tương tự nhau, tức có cùng điều kiện hình thành dòng chảy, gọi là lưu vực tương tự, thì sẽ có dòng chảy sông ngòi gần như nhau. Bốn là, tính lưu vực Một số yếu tố khí hậu có tính phân hoá theo lưu vực (ví dụ như mưa...); Kết hợp với các yếu tố bề mặt lưu vực, chúng tạo ra tác động tổng hợp làm cho lượng và phân phối dòng chảy mang tính đặc thù của lưu vực rõ nét và có tính quy luật. Tính lưu vực của các hiện tượng và quá trình thuỷ văn làm cho nó có tính đa quốc gia, phi biên giới hành chính. Không một quyền lực nhân tạo nào có thể đóng cửa biên giới để ngăn cản những hệ quả xấu do các quốc gia, dân tộc khác gây ra ở thượng lưu đi sang địa giới hành chính của mình. Do đó quản lý phát triển theo lưu vực đang trở thành một hướng đi cần thiết và đúng đắn để khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên nước và phát triển bền vững toàn khu vực, toàn cầu [13, tr.22-23]. 1.1.1.3. Phân loại tài nguyên nước Tài nguyên nước được sử dụng vào các mục đích khác nhau. Căn cứ vào đặc tính hóa lý phân chia thành nước ngọt và nước mặn, căn cứ vào cấu tạo tự nhiên phân chia thành nước mặt và nước ngầm: 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất