Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về hình thức xử lý kỷ luật sa thải (tt)...

Tài liệu Pháp luật về hình thức xử lý kỷ luật sa thải (tt)

.PDF
14
132
90

Mô tả:

MỤC LỤC Lời cam đoan .................................................................................................................... i Lời cảm ơn ...................................................................................................................... ii Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt ................................................................................ vi PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI........................................................................ 1 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ................................................................. 2 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ................................................................... 3 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ...................................... 3 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 3 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ............................................................................... 4 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ NGUYÊN TẮC VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT SA THẢI ............................................................................................................ 5 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG VÀ XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG ............................................................................................................... 5 1.1.1 Khái niệm kỷ luật lao động ............................................................................. 5 1.1.2 Khái niệm xử lý kỷ luật lao động ................................................................... 6 1.1.3 Các hình thức xử lý kỷ luật lao động ............................................................ 10 1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÌNH THỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT SA THẢI..... 11 1.2.1 Khái niệm xử lý kỷ luật sa thải ..................................................................... 11 1.2.2 Phân loại kỷ luật sa thải ................................................................................ 13 1.3 NGUYÊN TẮC XỬ LÝ KỶ LUẬT SA THẢI ................................................ 14 1.3.1 Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật .................. 15 1.3.2 Không sa thải người lao động vì lý do tham gia đình công .......................... 15 1.3.3 Không sa thải lao động đối với người lao động mắc bệnh tâm thần, mất khả năng nhận thức hay khả năng điều khiển hành vi của mình .................................. 16 1.3.4 Không sa thải người lao động đang trong thời gian không bị xử lý kỷ luật .. 16 1.3.5 Người sử dụng lao động phải chứng minh lỗi của người lao động .............. 18 1.4 SA THẢI TRÁI PHÁP LUẬT VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC SA THẢI TRÁI PHÁP LUẬT ...................................................................................... 18 1.4.1 Khái niệm sa thải trái pháp luật .................................................................... 18 iii 1.4.2 Các trường hợp sa thải trái pháp luật ............................................................ 19 1.4.2.1 Kỷ luật sa thải trái pháp luật về nguyên tắc ........................................... 19 1.4.2.2 Kỷ luật sa thải trái pháp luật về nội dung (căn cứ) ................................ 19 1.4.2.3 Kỷ luật sa thải trái pháp luật về thời hiệu xử lý. .................................... 19 1.4.2.4 Kỷ luật sa thải trái pháp luật về thủ tục xử lý (hình thức). ..................... 20 1.4.3 Hậu quả pháp lý của việc sa thải trái pháp luật ............................................ 20 1.5 SƠ LƯỢC SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ SA THẢI Ở VIỆT NAM ......................................................................................................................... 21 1.5.1 Giai đoạn từ 1945 đến 1994 .......................................................................... 21 1.5.2 Từ năm 1994 đến nay ................................................................................... 23 CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÌNH THỨC XỬ LÝ KỶ LUẬT SA THẢI - THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ................. 26 2.1 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG KỶ LUẬT SA THẢI......................................................................................................................... 26 2.1.1 Quy định của pháp luật về căn cứ xử lý kỷ luật sa thải ................................ 26 2.1.1.1 Quy định của pháp luật hiện hành về căn cứ xử lý kỷ luật sa thải ......... 26 2.1.1.2 Thực tiễn xác định căn cứ xử lý kỷ luật sa thải trái pháp luật ............... 31 2.1.2 Quy định của pháp luật về thời hiệu xử lý kỷ luật sa thải ............................ 46 2.1.2.1 Quy định của pháp luật hiện hành về thời hiệu xử lý kỷ luật sa thải ...... 46 2.1.2.2 Thực tiễn áp dụng kỷ luật sa thải trái pháp luật về thời hiệu xử lý ........ 48 2.1.3 Quy định của pháp luật về thủ tục xử lý kỷ luật sa thải ............................... 52 2.1.3.1 Quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục xử lý kỷ luật sa thải ......... 52 2.1.3.2 Thực tiễn áp dụng sa thải trái pháp luật về thủ tục xử lý kỷ luật ........... 55 2.1.4 Quy định của pháp luật về khiếu nại và giải quyết tranh chấp về xử lý kỷ luật sa thải ..................................................................................................................... 58 2.1.4.1 Quy định của pháp luật hiện hành về khiếu nại và giải quyết tranh chấp về xử lý kỷ luật sa thải ......................................................................................... 58 2.1.4.2 Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hiện hành về khiếu nại và giải quyết tranh chấp về xử lý kỷ luật sa thải ............................................................ 60 2.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT SA THẢI ........................................................................... 61 2.2.1 Hoàn thiện các quy định về căn cứ xử lý kỷ luật sa thải .............................. 62 iv 2.2.2 Hoàn thiện các quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật sa thải........................... 63 2.2.3 Hoàn thiện các quy định về thủ tục xử lý kỷ luật sa thải .............................. 64 2.2.4 Hoàn thiện các quy định về khiếu nại và giải quyết tranh chấp về xử lý kỷ luật sa thải ..................................................................................................................... 65 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 69 v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT BLLĐ 2012 Bộ luật Lao động năm 2012 NLĐ Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động vi PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, các quan hệ lao động phát triển nhanh và mạnh. Do vậy, cần thiết phải có một cơ chế pháp luật hoàn chỉnh và phù hợp để điều chỉnh đầy đủ và kịp thời nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia quan hệ lao động, đồng thời giúp ổn định các quan hệ lao động. Pháp luật lao động Việt Nam đã dành một phần quan trọng để điều tiết các quan hệ lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động. Hình thức xử lý kỷ luật sa thải là hình thức xử lý kỷ luật ở mức độ cao nhất mà pháp luật cho phép người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt quan hệ lao động khi người lao động có hành vi vi phạm nghiêm trọng kỷ luật lao động. Đây là hình thức kỷ luật được người sử dụng lao động áp dụng đối với người lao động bằng cách đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, buộc người lao động phải nghỉ việc không phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng lao động. Hình thức kỷ luật lao động có tác động lớn đối với người lao động nói riêng và ảnh hưởng đối với xã hội nói chung. Người lao động bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải, thuộc trường hợp đúng quy định pháp luật hoặc sai quy định đều chịu những ảnh hưởng rất lớn đến việc tìm công việc mới ở doanh nghiệp khác và kể cả ảnh hướng đến vấn đề tâm lý. Người lao động làm việc, được hưởng lương và những chế độ theo quy định đồng thời cũng phải tuân thủ những quy định về kỷ luật lao động được ghi nhận trong các văn bản pháp luật cũng như trong nội quy lao động của doanh nghiệp. Người sử dụng lao động có quyền quản lý lao động nhằm đảm bảo trật tự nề nếp của doanh nghiệp. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động đã được quy định tương đối cụ thể nhưng các tranh chấp lao động vẫn xảy ra và có xu hướng ngày càng gia tăng đặc biệt là tranh chấp về sa thải. Hình thức kỷ luật sa thải được quy định khá chi tiết và đầy đủ trong chế định về kỷ luật lao động của Bộ Luật lao động 2012, cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi việc áp dụng các quy định pháp luật về sa thải còn vướng mắc và chưa phù hợp với thực tiễn. Có hiện tượng doanh nghiệp áp dụng không đúng hình thức kỷ luật, sa thải người lao động một cách tùy tiện, tranh chấp về kỷ luật lao động vẫn diễn ra khá phổ biến. 1 Nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động là bên yếu thế trong quan hệ lao động, đồng thời cân bằng lợi ích của người sử dụng lao động, giữ gìn ổn định trật tự, kỷ cương trong doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, việc nghiên cứu pháp luật về hình thức xử lý kỷ luật sa thải lao động, thực trạng áp dụng pháp luật lao động hiện nay còn gì bất cập để đề ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này là một đòi hỏi bức thiết cả về lý luận và thực tiễn. Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Pháp luật về hình thức xử lý kỷ luật sa thải” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Vấn đề pháp luật liên quan đến kỷ luật lao động nói chung và pháp luật về hình thức xử lý kỷ luật sa thải nói riêng đã và đang nhận được sự quan tâm của nhiều cá nhân, cơ quan và tổ chức, nhằm mục đích góp phần bảo đảm kỷ luật lao động được tuân thủ một cách triệt để, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề xử lý kỷ luật sa thải mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đã có một số công trình nghiên cứu về đề tài như sau: - Luận văn thạc sĩ luật học “Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động Việt Nam hiện hành” của Phùng Văn Trường, Đại học Luật Hà Nội, 2016. - Luận văn thạc sĩ luật học “Xử lý kỷ luật sa thải thực trạng và giải pháp hoàn thiện” của Đào Mai Anh, Đại học Luật Hà Nội, 2015. - Luận án tiến sĩ Luật học“Pháp luật về kỷ luật lao động ở Việt Nam – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” của Trần Thị Thùy Lâm, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2007. - Luận văn thạc sĩ luật học “Xử lý kỷ luật lao động theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay”, của Vũ Thị Hương, Học viện khoa học xã hội, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, 2013. - Luận văn thạc sĩ luật học“Kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam hiện nay và hướng hoàn thiện” của Hoàng Thị Anh Vân, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, 2014. - Bài viết“Thực trạng pháp luật về quyền xử lý kỷ luật lao động của người sử dụng lao động và một số kiến nghị” của tác giả Đỗ Thị Dung (Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Số 2 + 3/2014); - Bài viết “Một số vấn đề về kỷ luật lao động sa thải trái pháp luật theo quy định của Bộ luật lao động” của tác giả Nguyễn Hùng Cường (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 3/2012); 2 Với tư cách là một nội dung trong chế định về kỷ luật lao động thì xử lý kỷ luật sa thải chủ yếu được đề cập đến với những vấn đề cơ bản nhất về khái niệm và nội dung theo quy định của pháp luật hiện hành. Ngoài ra, thực tiễn giải quyết về tranh chấp xử lý kỷ luật lao động cũng rất phong phú, đa dạng. Có thể kể tới bản án lao động số 01/2016/LĐST ngày 12/9/2016 về việc tranh chấp xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải và yêu cầu bồi thường thiệt hại của Tòa án nhân dân huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang; Bản án số 33/2017/LĐ-ST Tòa án nhân dân huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc tranh chấp xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải và yêu cầu bồi thường thiệt hại; Bản án số 05/2017/LĐ-ST ngày 4/8/2017 về việc tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của Tòa án nhân dân huyện Bến Lứt, tỉnh Long An. Các công trình nghiên cứu, cũng như các bản án kể trên đã giải quyết đề tài dưới những góc độ khác nhau, là cơ sở và là nền tảng để tác giả nghiên cứu thêm và tìm hiểu đề tài này dưới góc độ tiếp cận thực tiễn. Tác giả hy vọng rằng với sự đầu tư thích đáng, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Luận văn tập trung nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống các quy định của pháp luật về hình thức xử lý kỷ luật sa thải để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về hình thức xử lý kỷ luật sa thải, quy định của pháp luật về hình thức kỷ luật sa thải, thực tiễn áp dụng pháp luật về hình thức xử lý kỷ luật sa thải. Từ đó đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật về hình thức xử lý kỷ luật sa thải lao động theo pháp luật lao động trên cơ sở các quy định của Bộ luật lao động, Nghị định, Thông tư và các văn bản hướng dẫn thi hành. Ngoài ra, luận văn cũng nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về hình thức xử lý kỷ luật sa thải lao động tại các doanh nghiệp và tình hình thực tiễn đã được giải quyết tại một số Tòa án. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin với phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu đề tài. Đồng thời, luận văn dựa trên những quan điểm định hướng của Đảng và Nhà nước khi đánh giá những vấn đề mà lý luận và thực tiễn đặt ra. 3 Ngoài ra, luận văn còn áp dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, suy luận logic, so sánh, đối chiếu trong quá trình nghiên cứu và trình bày vấn đề. 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Nội dung luận văn gồm 2 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và nguyên tắc về xử lý kỷ luật sa thải. Chương 2: Quy định của pháp luật về hình thức xử lý kỷ luật sa thải - Thực trạng áp dụng và kiến nghị hoàn thiện. 4 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ NGUYÊN TẮC VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT SA THẢI 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG VÀ XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 1.1.1 Khái niệm kỷ luật lao động Trong cuộc sống, con người có nhiều lý do khác nhau để cùng nhau thực hiện một khối lượng công việc nhất định như: do yêu cầu, điều kiện của quá trình lao động, mục đích, lợi ích, thu nhập…và chính quá trình lao động cùng nhau của con người đòi hỏi phải có trật tự, nề nếp để hướng hoạt động của con người vào việc thực hiện kế hoạch và tạo ra kết quả chung đã được xác định trước đó. Do vậy, xét một cách tổng quát, kỷ luật lao động là trật tự, nề nếp mà người lao động phải tuân theo trong quá trình thực hiện công việc khi tham gia vào quan hệ lao động. Kỷ luật lao động theo định nghĩa của Từ điển Luật học là những quy định có tính chất bắt buộc về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất kinh doanh, được thể hiện trong nội quy lao động nhằm đảm bảo trật tự của đơn vị sử dụng lao động. Người lao động và người sử dụng lao động đều phải tôn trọng, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình đối với kỷ luật lao động. Ở từng đơn vị, người sử dụng lao động có quyền ban hành nội quy lao động để đảm bảo kỷ luật lao động của đơn vị mình. Nội dung của kỷ luật lao động bao gồm các vấn đề cơ bản như kỷ luật về thời gian, kỷ luật về công nghệ, kỷ luật về chấp hành và điều hành trực tiếp, kỷ luật về bảo an và bảo mật,… khi vi phạm kỷ luật người lao động tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý bằng những hình thức kỷ luật khác nhau.1 Kỷ luật lao động là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; quy định những biện pháp khuyến khích người lao động chấp hành cũng như những hình thức xử lý đối với người không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ những nghĩa vụ, trách nhiệm đó. Kỷ luật lao động bao gồm những quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; chấp hành mệnh lệnh điều hành sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động; chấp hành quy trình công nghệ, các quy định về nội quy an 1 Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, NXB Tư pháp và NXB Từ điển bách khoa tr.436. 5 toàn lao động và vệ sinh lao động; bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, kinh doanh thuộc phạm vi trách nhiệm được giao.2 Dưới góc độ lý luận, kỷ luật lao động là một nội dung quan trọng trong quyền quản lý của người sử dụng lao động. Kỷ luật lao động là những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân của người lao động dựa trên ý chí của người sử dụng lao động và pháp luật hiện hành, người lao động có nghĩa vụ tuân thủ, nếu có vi phạm xảy ra người lao động phải chịu trách nhiệm trước người sử dụng lao động về hành vi vi phạm của mình. Người sử dụng lao động có quyền sở hữu, quyền quản lý và duy trì hoạt động của doanh nghiệp nên có quyền buộc người lao động phải tuân theo những quy định do mình đặt ra. Kỷ luật lao động là quyền của chủ sử dụng lao động và xuất phát từ bản chất của mối quan hệ giữa chủ sử dụng lao động và người lao động. Mặt khác, quyền này còn xuất phát từ yêu cầu khách quan của quá trình quản lý lao động, đó là phải đảm bảo mỗi người lao động tuân theo một trật tự chung, làm cho hoạt động lao động của doanh nghiệp thực sự là hoạt động của một tập thể. Quyền xử lý kỷ luật của người sử dụng lao động đối với người lao động không phải là tuyệt đối, mà có những giới hạn nhất định. Nội dung quyền kỷ luật lao động của người sử dụng lao động thể hiện ở quyền thiết lập kỷ luật lao động thông qua việc ban hành nội quy lao động. Ngoài ra, quyền này còn được thể hiện ở việc người sử dụng lao động có quyền xử lý kỷ luật đối với người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Đây là nội dung được cụ thể hóa trong nội quy lao động nhằm hạn chế việc lạm quyền của người sử dụng lao động dẫn tới thiệt hại về quyền và lợi ích của người lao động, việc xử lý kỷ luật phải đảm bảo đủ căn cứ xử lý, theo đúng trình tự, thủ tục, đúng thẩm quyền và trong thời hiệu xử lý kỷ luật theo luật định. Tại Điều 118 Bộ luật Lao động 2012 định nghĩa: “Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh thể hiện trong nội quy lao động.” 1.1.2 Khái niệm xử lý kỷ luật lao động Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, kỷ luật lao động được hiểu là chế độ làm việc đã được quy định và sự chấp hành nghiêm túc đúng đắn của mỗi cấp, mỗi nhóm người, Đào Mai Anh (2015), Xử lý kỷ luật sa thải trực trạng và giải pháp hoàn thiện, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr5. 2 6 mỗi người trong quá trình lao động tạo ra sự hài hòa trong hoạt động của tất cả các yếu tố sản xuất, liên kết mọi người vào một quá trình thống nhất.3 Trong quá trình lao động, người sử dụng lao động có quyền ban hành những nguyên tắc, hình thức xử lý kỷ luật đối với những hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động để đảm bảo trật tự lao động ở đơn vị mình. Trên cơ sở đó, người lao động có trách nhiệm phải tuân thủ những quy định, nguyên tắc đó của người sử dụng lao động. Trường hợp người lao động không chấp hành các quy định đó có thể chịu hình thức xử lý kỷ luật tướng ứng với hành vi vi phạm của mình. Theo giáo trình Luật lao động Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội có đưa ra khái niệm xử lý kỷ luật lao động như sau:“Xử lý kỷ luật lao động là quá trình người sử dụng lao động xem xét và giải quyết về việc người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật bằng cách buộc họ phải chịu một trong các hình thức kỷ luật do nhà nước quy định.”4 Việc buộc người lao động phải chịu một trong các hình thức xử lý kỷ luật do nhà nước quy định khi có hành vi vi phạm thể hiện đây là biện pháp mang tính cưỡng chế cao, là yêu cầu tất yếu trong việc thiết lập kỷ luật khi người sử dụng lao động thực hiện hoạt động quản lý. Như vậy, biện pháp xử lý kỷ luật lao động còn được gọi là áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động. Theo giáo trình Luật lao động Việt Nam của Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra khái niệm trách nhiệm kỷ luật trong luật lao động như sau:“Trách nhiệm kỷ luật trong luật lao động là một loại trách nhiệm pháp lý do người sử dụng lao động áp dụng đối với những người có hành vi vi phạm kỷ luật lao động bằng cách bắt họ phải chịu một trong các hình thức kỷ luật do Nhà nước quy định.”5 Tiến sĩ Trần Thị Thùy Lâm thì cho rằng: “Trách nhiệm kỷ luật lao động là một loại trách nhiệm pháp lý do người sử dụng lao động áp dụng đối với những người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động bằng cách bắt họ phải chịu một trong các hình thức kỷ luật lao động.”6 Dưới góc độ pháp lý, kỷ luật lao động là tổng hợp các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của người lao động đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng lao động. Từ điển bách khoa (2002) NXBTừ điển bách khoa Hà Nội tr.27 Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr.307. 5 Trường Đại học quốc gia Hà Nội (1999), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, tr.273. 6 Trần Thị Thùy Lâm (2007), Pháp luật về kỷ luật lao động ở Việt Nam – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.37. 3 4 7 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp 2013. 2. Bộ luật Hình sự năm 2015 (Luật số: 100/2015/QH13) ngày 27/11/2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. 3. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (Luật số 92/2015/QH13) ngày 25/11/2015. 4. Bộ luật dân sự 2015 (Luật số: 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015. 5. Bộ luật Lao động 2012 (Luật số: 10/2012/QH13) ngày 02/7/2012. 6. Bộ luật Lao động năm 1994 (Luật số: 35-L/CTN) ngày 23/6/1994 (Hết hiệu lực). 7. Luật sở hữu trí tuệ 2005 (Luật số: 50/2005/QH11) ngày 29/11/2005. 8. Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động. 9. Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động, Luật dạy nghề, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại tố cáo. 10. Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động. 11. Nghị định số 41/1995/NĐ-CP ngày 06/7/1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vất chất. 12. Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02/4/2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/1995/NĐ-CP ngày 06/7/1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vất chất. 13. Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động. 14. Thông tư 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 41/1995/NĐCP ngày 06/7/1995 về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất. 15. Thông tư 30/2013/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 44/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động. 69 16. Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động. Tiếng Việt 17. Đào Mai Anh (2015), Xử lý kỷ luật sa thải thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 18. Nguyễn Bình An (2016), “Xử lý kỷ luật lao động – Những vấn đề cần hoàn thiện bảo đảm quyền của người lao động”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (5). 19. Nguyễn Thị Bích (2016), “Một số vấn đề nảy sinh từ các quy định về hợp đồng lao động”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (1). 20. Nguyễn Hùng Cường (2015), “Một số vấn đề về kỷ luật lao động sa thải trái pháp luật theo quy định của Bộ luật lao động”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (3). 21. Đoàn Thị Phương Diệp (2014), Hợp đồng lao động và giải quyết tranh chấp, Tài liệu học tập Trường Đại học kinh tế - Luật Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 22. Đỗ Thị Dung (2014), Thực trạng pháp luật về quyền xử lý kỷ luật lao động của người sử dụng lao động và một số kiến nghị, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (2 + 3). 23. Vũ Thị Hương (2013), Xử lý kỷ luật lao động theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Học viện khoa học xã hội, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. 24. Trần Thị Thùy Lâm (2006), “Thực trạng pháp luật về kỷ luật sa thải và một số kiến nghị”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (6). 25. Trần Thị Thùy Lâm (2006), “Về hậu quả pháp lý của kỷ luật sa thải trái pháp luật”, Tạp chí Nghề luật, (2). 26. Trần Thị Thùy Lâm (2007), Pháp luật về kỷ luật lao động ở Việt Nam – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 27. Phùng Văn Trường (2016), Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật lao động Việt Nam hiện hành, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội 28. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, NXB Công an nhân dân. 70 29. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nhà xuất bản Công an nhân dân. 30. Từ điển Bách khoa (2013), Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội. 31. Từ điển tiếng Việt thông dụng (2000), NXB. Giáo dục 32. Hoàng Thị Anh Vân (2014), Kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam hiện nay và hướng hoàn thiện, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội. 33. Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, NXB Tư pháp và NXB Từ điển bách khoa Tài liệu từ internet 34. Nguyễn Thị Phương Thúy (2017), “Pháp luật về kỷ luật lao động: Một số vướng mắc và hướng hoàn thiện”, http://tapchicongthuong.vn/phap-luat-ve-kyluat-lao-dong-mot-so-vuong-mac-va-huong-hoan-thien-201711291113575 56p0c488.htm, truy cập ngày 02/8/2018. 35. Tô Hồng Thế, “Quyết định xử lý kỉ luật được coi là hợp pháp khi nào?”, http://luatsuto.com/ki-luat-sa-thai-dung-phap-luat, truy cập ngày 11/8/ 2018. 71
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan