Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về bồi thường thiệt hại tài sản trên đất khi nhà nước thu hồi đất từ t...

Tài liệu Pháp luật về bồi thường thiệt hại tài sản trên đất khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn tại tỉnh lào cai

.PDF
73
1
120

Mô tả:

BÙI VĂN KHANH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ LUẬT KINH TẾ PH¸P LUËT VÒ BåI TH¦êNG THIÖT H¹I TµI S¶N TR£N §ÊT KHI NHµ N¦íC THU HåI §ÊT Tõ THùC TIÔN T¹I TØNH LµO CAI BÙI VĂN KHANH 2018 - 2020 HÀ NỘI - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ PH¸P LUËT VÒ BåI TH¦êNG THIÖT H¹I TµI S¶N TR£N §ÊT KHI NHµ N¦íC THU HåI §ÊT Tõ THùC TIÔN T¹I TØNH LµO CAI BÙI VĂN KHANH Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 8 38 01 07 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ NGA HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Bùi Văn Khanh, học viên lớp Luật Kinh tế khóa 2018 - 2020 xin cam đoan đây là công trình độc lập của riêng tôi mà không sao chép từ bất kỳ nguồn tài liệu nào đã được công bố. Các tài liệu, số liệu sử dụng phân tích trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, có xác nhận của cơ quan cung cấp số liệu. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi được thực hiện một cách khoa học, trung thực, khách quan. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của các nguồn số liệu cũng như các thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Bùi Văn Khanh LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Khoa Sau đại học, Trường Đại học Mở Hà Nội và sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Nga về đề tài luận văn: " Pháp luật về bồi thường thiệt hại tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn tại tỉnh Lào Cai". Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của quý thầy, cô giáo trong trường. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo của Trường Đại học Mở Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình tôi học tập, nghiên cứu tại Trường. Chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Thị Nga đã tận tình hướng dẫn tôi nghiên cứu thực hiện luận văn của mình. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Khoa đào tạo sau đại học, Trường Đại học Mở Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh nhất, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà tự bản thân không thể tự nhận thấy được. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy, cô giáo để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện luận văn, công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Bùi Văn Khanh MỤC LỤC Trang 1 MỞ ĐẦU Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƢỜNG TÀI SẢN VÀ PHÁP LUẬT BỒI THƢỜNG TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT Tổng quan về bồi thường tài sản gắn liền với đất khi nhà nước thu hồi đất 1.1.1. Khái niệm và phân loại tài sản gắn liền với đất 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất 1.1.3. Mục đích, ý nghĩa của bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất 1.2. Tổng quan pháp luật về bồi thường tài sản gắn liền với đất khi nhà nước thu hồi đất 1.2.1. Tính tất yếu khách quan cần phải điều chỉnh bằng pháp luật về bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất 1.2.2. Khái niệm và cơ cấu pháp luật điều chỉnh về bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất 1.2.3. Các yếu tố chủ yếu tác động đến pháp luật về bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG TÀI SẢN GẮN 8 1.1. 8 8 10 14 15 15 16 19 LIỀN VỚI ĐẤT KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT TỪ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI TỈNH LÀO CAI Thực trạng pháp luật về bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất 2.1.1. Thực trạng về nguyên tắc bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồ i đấ t 2.1.2. Thực trạng về pha ̣m vi và đố i tươ ̣ng đươ ̣c bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồ i đấ t 22 2.1. 22 22 24 2.1.3. Thực trạng về điều kiện bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồ i đấ t 2.1.4. Thực trạng về trình tự, thủ tục bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồ i đấ t 2.1.5. Thực trạng pháp luật về mức bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồ i đấ t 2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất tại tỉnh Lào Cai 2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai và sự tác động đến quá trình thực thi pháp luật về bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất 2.2.2. Một số nhận định, đánh giá chung về tình hình thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng và bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Lào Cai Chƣơng 3: 25 28 31 34 34 37 ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT 3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bồ i thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước hồ i đấ t 3.2. 52 Nhóm giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luâ ̣t về bồ i thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước hồ i đấ t 3.3. 52 54 Nhóm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luâ ̣t về bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất 59 KẾT LUẬN 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật dân sự GPMB : Giải phóng mặt bằng QSDĐ : Quyền sử dụng đất THĐ : Thu hồi đất UBND : Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Đất đai là tài nguyên quan trọng và vô giá, là điều kiện tồn tài và phát tiển của con người, là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo cuộc sống của người dân và đảm bảo phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia. Để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà nước cần sử dụng một quỹ đất lớn cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, các dịch vụ công cộng và đảm bảo quốc phòng an ninh. Do đó Nhà nước cần tiến hành thu hồi đất (THĐ) để thực hiện các mục tiêu nêu trên. Tuy nhiên, việc THĐ đang được người sử dụng đất sử dụng sẽ ảnh hưởng trưc tiếp đến quyền và lợi ích của người dân, đặc biệt là trên đất có nhiều tài sản như nhà cửa, hoa màu, vốn là tài sản có giá trị lớn. Từ đó đặt ra yêu cầu Nhà nước cần có trách nhiệm bù đắp, bồi thường thiệt hại cho người bị THĐ khi mà những thiệt hại này xuất phát từ chính Nhà nước chứ không do lỗi của người sử dụng đất. Nhà nước cũng đã ban hành nhiều văn bản nhằm điều chỉnh vấn đề này. Xuyên suốt quá trình thực hiện, để đảm bảo sự công bằng, minh bạch và đáp ứng nguyện vọng của người dân, pháp luật về bồi thường trong lĩnh vực đất đai nói chung và bồi thường khi Nhà nước THĐ nói riêng liên tục được sửa đổi và bổ sung, từng bước hoàn thiện để cân bằng lợi ích giữa Nhà nước, Nhà đầu tư và người sử dụng đất bị THĐ. Trong những năm gần đây, Lào Cai có tốc độ đô thị hóa diễn ra vô cùng nhanh chóng. Chính vì vậy mà tỉnh cần thu hồi một diện tích lớn đất đai đã trao QSDĐ cho người sử dụng đất. Vấn đề THĐ và bồi thường thiệt hại khi THĐ là một vấn đề vô cùng phức tạp, nếu không thực hiện triệt để sẽ để lại nhiều rủi ro, hậu quả. Và trên thực tế, sau một quá trình dài thực hiện, có thể thấy hiệu quả tác động tới việc thực thi pháp luật trên thực tế về vấn đề 1 này vẫn chưa cao, dẫn đến nhiều vụ khiếu kiện kéo dài. Việc thi hành pháp luật về bồi thường khi Nhà nước THĐ (trong đó có bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất) trên địa bàn tỉnh còn nhiều điểm bất cập, gây ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Bên cạnh đó, với những vướng mắc và bất ổn, nguy cơ mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội là không thể tránh khỏi. Những nguyên nhân nêu trên đã đặt ra một yêu cầu cần thiết là tìm hiểu thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thường thiệt hại về tài sản khi Nhà nước THĐ trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Với các lý do cơ bản trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về bồi thường thiệt hại tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn tại tỉnh Lào Cai” làm luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Pháp luật về bồi thường về tài sản gắn liền với đất nói riêng khi Nhà nước THĐ nói riêng là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học. Nhiều công trình, bài viết nghiên cứu đã đề cập đến nội dung này ở nhiều khía cạnh khác nhau như: Doãn Hồng Nhung (chủ biên) (2013), Pháp luật về định giá đất trong bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Việt Nam, Nxb Tư pháp , Hà Nội; Phan Trung Hiền (2018), Những điều cần biết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (cập nhật Luật Đất đai hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành mới nhất), Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội;….; Chuyên đề “Bình luận và góp ý đối với các quy định về đất, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi” của PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến đăng trong Hội thảo khoa học “Góp ý dự thảo Luật đất đai sửa đổi” tổ chức tại Trường Đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Quang Tuyến, Vấn đề xung quanh khái niệm bồi thường, thu hồi đất, Tạp chí Lu ật học, số 01/2009; Trần Hữu Quân, Một số bất cập về bồi thường, hỗ trợ ổn định đời sống, chuyển đổi nghề khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, Tạp chí Toà án, số 6/2020; 2 Nguyễn Vinh Diện (2019), Hoàn thiện pháp luật về bồi thường cho đồng quyền sử dụng đất, đồng sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, Tạp chí Pháp luật và thực tiễn, số 39/2019... Ngoài ra, một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ: Nguyễn Vinh Diện (2019), Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, Luận án tiến sĩ Luật học; Trầ n Phương Liên (2013), Pháp luật về bồ i thư ờng , hỗ trợ đố i với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghi ệp - Thực trạng và hư ớng hoàn thiện, Luận văn tha ̣c si ̃ Lu ật ho ̣c; Nguyễn Thi Tha ̣ ̉ o My (2014), Thực trạng pháp luật về bồ i thư ờng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huy ện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, Luận văn tha ̣c si;̃ Dương Đức Sinh (2017), Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và thực tiễn thi hành tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ; Lê Văn Hồng Phương (2016), Pháp luật về bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn tại quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội... Một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử lập hiến Việt Nam đó là sự kiện Hiến pháp năm 2013 và Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội thông qua. Hai văn bản này đánh dấu vấn vấn đề THĐ có bồi thường, vì lý do quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng đã được hiến định trong Hiến pháp. Có thể đánh giá đây là một bước tiến lớn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình lập pháp. Nhưng bên cạnh đó, công tác bồi thường khi THĐ còn nhiều khó khăn vướng mắc, mà các văn bản này vẫn chưa đưa ra các nguyên tắc có thể giải quyết những bất cập trong thực tiễn thi hành. Có thể thấy, trong thời gian qua xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, và ngày càng xuất hiện nhiều quan điểm trái chiều. Bởi việc bồi thường khi THĐ cần được thực hiện triệt để, làm sao để hài hòa lợi ích giữa ba chủ thể: giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi? Bên 3 cạnh đó, có nhiều câu hỏi đặt ra khi thực hiện công tác này, có thể kể đến vấn đề như thiệt hại vô hình có được tính đến khi tiến hành bồi thường hay không? Với nhiều yêu cầu và câu hỏi lớn đặt ra, nhưng qua quá trình tìm hiểu, cá nhân tôi nhận thấy cho đến nay có rất ít các công trình nghiên cứu về bồi thường tài sản gắn liền với đất. Hầu hết các công trình chỉ tập trung vào vấn đề rộng và bao quát hơn là bồi thường về đất, chính sách hỗ trợ và tái định cư. Trong khi đó, bồi thường tài sản gắn liền với đất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của chủ sở hữu tài sản nên có thể coi là một hoạt động rất phức tạp, dễ phát sinh những xung đột về mặt lợi ích, với những tình huống điển hình như tài sản là nhà, công trình xây dựng trên đất chưa đăng ký quyền sở hữu; tài sản trên đất được tạo ra trên đất không hợp pháp nhưng ở các thời điểm khác nhau; tài sản trên đất trái phép nhưng không có bất kỳ văn bản xử lý nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền... Các công trình nghiên cứu về các trường hợp này là rất ít. Do đó luận văn của tác giả có ý nghĩa quan trọng về cả lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Thứ nhất, tìm hiểu, làm rõ các quy định pháp luật hiện hành về vấn đề bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thực hiện THĐ. Thứ hai, tìm hiểu việc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thực hiện THĐ của tỉnh Lào Cai Thứ ba, từ những tìm hiểu thực tiễn nêu trên để phát hiện những bất cập, vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện tại tỉnh Lào Cai, tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng trên. Thứ ba, đưa ra một số các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện trên thực tế. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Các nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn như sau: Thứ nhất, phân tích và làm rõ các nội dung cơ bản lý luận về bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước THĐ như: khái niệm và phân 4 loại tài sản gắn liền với đất; khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước THĐ; khái niệm và cơ cấu pháp luật điều chỉnh về bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước THĐ; tính tất yếu khách quan cần phải điều chỉnh bằng pháp luật về bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước THĐ; Các yếu tố chủ yếu tác động đến pháp luật về bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước THĐ. Thứ hai, nghiên cứu, phân tích thực trạng các quy định của pháp luật về bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước THĐ. Thứ ba, đánh giá thực tiễn thi hành, áp dụng pháp luật về bồi thường tài sản gắn liền với đất khi nhà nước THĐ tại tỉnh Lào Cai hiện nay. Thứ tư, thông qua những nghiên cứu nêu trên để đưa ra kiến nghị, đề xuất góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước THĐ từ thực tiễn thi hành trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung vào các nội dung cơ bản như sau: - Nghiên cứu các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và hoàn thiện pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước THĐ nói riêng ở nước ta hiện nay; - Các quy định của Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành về tài sản cũng như bồi thường tài sản; - Các quy định của Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành trực tiếp điều chỉnh về bồi thường tài sản khi Nhà nước THĐ; - Các quyết định, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Lào Cai về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước THĐ. - Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước THĐ trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian qua. 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi luận văn thạc sĩ Luật học, tác giả nghiên cứu những nội dung cụ thể như sau: - Tìm hiểu các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước, các quy định về bồi thường thiệt hại tài sản trên đất khi Nhà nước THĐ của Luật Đất đai năm 2013 cũng như một số văn bản hướng dẫn thi hành; - Không gian: Tìm hiểu quá trình thực thi pháp luật của tỉnh Lào Cai về bồi thường thiệt hại tài sản trên đất khi Nhà nước THĐ. - Thời gian: từ 2015 đến 2019. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được hoàn thành, tác giả có sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh. - Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác, cụ thể như sau: i) Phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử, phương pháp diễn giải, phương pháp thống kê: các phương pháp này được sử dụng khi nghiên cứu những vấn đề lý luận về THĐ và pháp luật bồi thường về tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước THĐ; ii) Phương pháp so sánh, phương pháp đánh giá, phương pháp đối chiếu, phương pháp thống kê: các phương pháp này được sử dụng khi nghiên cứu các quy định của pháp luật về bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước THĐ và nghiên cứu thực tiễn thi hành, mặt tích cực và tiêu cực khi thực hiện tại tỉnh Lào Cai; iii) Phương pháp quy nạp, phương pháp bình luận, phương pháp tổng hợp: các phương pháp này được sử dụng khi nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thực thi trong công tác bồi thường khi Nhà nước THĐ từ thực tiễn thi hành trên cả nước nói chung và tại tỉnh Lào Cai nói riêng; 6 6. Dự kiến những kết luận và kết quả nghiên cứu đạt đƣợc Đề tài dự kiến hoàn thành với một số đóng góp biểu hiện ở những nội dung sau đây: - Luận văn góp phần bổ sung thêm lý luận khoa học về bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước THĐ ở nước ta. - Đưa ra được khái niệm bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước THĐ. - Phân tích và đánh giá một cách khách quan thực trạng pháp luật về bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước THĐ, những ưu điểm đã đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân trong thực tiễn thi hành trên địa bàn tỉnh Lào Cai. - Từ việc phân tích và đánh giá thực trạng nêu trên, luận văn đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao quả thi hành về bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước THĐ ở nước ta. 7. Kết cấu của luận văn Bên cạnh phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu thành 03 chương cụ thể như sau: Chương 1. Những vấn đề lý luận về bồi thường tài sản và pháp luật bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất. Chương 2. Thực trạng pháp luật về bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất và thực tiễn thi hành tại tỉnh Lào Cai. Chương 3. Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất. 7 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƢỜNG TÀI SẢN VÀ PHÁP LUẬT BỒI THƢỜNG TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT 1.1. Tổng quan về bồi thƣờng tài sản gắn liền với đất khi Nhà nƣớc thu hồi đất 1.1.1. Khái niệm và phân loại tài sản gắn liền với đất Nhìn chung, tài sản luôn là vấn đề trọng tâm trong các mối quan hệ xã hội cũng như các mối quan hệ pháp luật. Hiện nay, khái niệm về tài sản chưa mang tính tổng hợp, khái quát tài sản là gì mà chỉ mang tính liệt kê các loại tài sản. Pháp luật dân sự nước ta chỉ rõ: tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Nếu căn cứ vào thời điểm hình thành tài sản, có thể chia tài sản thành hai loại: tài sản hiện có và tài sản được hình thành trong tương lai1. Việc phân loại này có ý nghĩa rất quan trọng để xác lập các giao dịch đối với các tài sản cụ thể, qua đó, đảm bảo pháp luật được áp dụng thống nhất, quyền và lợi ích các bên được đảm bảo. Đối với tài sản là bất động sản được BLDS năm định nghĩa là đất đai, nhà và các công trình xây dựng gắn liền với đất đai; còn động là những tài sản không phải là bất động sản, hay nói cách khác nó không phải là đất đai, nhà và các công trình xây dựng gắn liền với đất đai2 Căn cứ vào quy định liệt kê nêu trên, bất động sản bao gồm đất đai và những tài sản gắn liền với đất đai như: nhà, cây cối, công trình xây dựng, tài nguyên được tồn tại trên đất, gắn liền với đất và tài sản khác như nhà, công trình xây dựng là một thể thống nhất không thể tách rời... Trong khi đó, những tài sản không thuộc bất động sản thì sẽ được coi là động sản. Tài sản có đặc tính vật lý khác nhau về việc có thể di chuyển được hay không. Đa số 1. Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015. 2. Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015. 8 các quốc gia trên thế giới đều sử dụng đặc tính vật lý này để phân loại tài sản. Cần có những quy phạm điều chỉnh với từng loại tài sản khác nhau để việc thực hiện các giao dịch với hai loai tài sản này được thực hiện một cách hiệu quả, nhất là khi giữa chúng có sự khác biệt tương đối lớn. Nghiên cứu khái niệm về tài sản gắn liền với đất không chỉ có ý nghĩa trong việc xác định tài sản đó bao gồm những loại nào thuộc diện phải liệt kê để bồi thường khi Nhà nước THĐ mà điều có ý nghĩa quan trọng hơn là tài sản đó với quy chế pháp lý nào được coi là hợp pháp để xác định đủ điều kiện để bồi thường. Theo đó, đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản là xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới nhằm xác định một tài sản rõ ràng về mặt pháp lý, từ đó có ý nghĩa quan trọng trong việc xem xét điều kiện để bồi thường tài sản khi Nhà nước THĐ. Đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản là việc cơ quan có thẩm quyền sẽ ghi nhận những thông tin về tài sản như loại tài sản, diện tích, vị trí, chức năng,... vào các văn bản, hồ sơ cụ thể. Theo quy định tại Điều 106 BLDS 2015, đối với tài sản là bất động sản phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và quá trình đăng ký phải đảm bảo tính công khai, minh bạch. Quy định đăng ký tài sản đã mở rộng phạm vi quyền sở hữu đối với tài sản của người sử dụng đất tới các quyền khác đối với tài sản. Trong pháp luật đất đai hiện hành, việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản chưa thực sự rõ ràng nên chưa đảm bảo được việc thực thi thuận lợi và có hiệu quả, thậm chí là rào cản cho quá trình triển khai bồi thường khi Nhà nước THĐ. Cụ thể, dưới góc độ pháp lý, quyền sử dụng đất (QSDĐ) được xác định là tài sản hợp pháp dường như rõ ràng hơn. Theo đó, khi Nhà nước THĐ người sử dụng đất có giấy chứng nhận QSDĐ, hoặc đã có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, hoặc không có giấy tờ song đủ điều kiện được Nhà nước công nhận QSDĐ theo quy định tại Điều 101 Luật Đất đai 2013 thì sẽ được bồi thường. Tuy nhiên, đối với tài sản gắn liền 9 với đất là nhà ở, công trình xây dựng trên đất, tài sản khác gắn liền với đất ngoài giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng được cấp làm cơ sở để xác định đó là tài sản hợp pháp thì không còn quy định nào, cơ sở nào để xác định sự hợp pháp đối với tài sản làm căn cứ cho việc xác định bồi thường. Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, đối với các bất động sản là nhà ở, công trình xây dựng khácl rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm hiện đã hình thành và đang tồn tại tại thời điểm người sử dụng đất xin được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sẽ được ghi nhận, khẳng định quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản trong nội dung của Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tuy nhiên, quy định này vẫn theo lối liệt kê thông thường nên chưa phản ánh được đầy đủ hết những tài sản gắn liền với đất làm cơ sở cho việc bồi thường khi Nhà nước THĐ. Bởi, ngoài những tài sản được xác lập quyền sở hữu ở trên, còn nhiều tài sản khác được người sử dụng đất tạo lập hợp pháp trên đất nhưng không được xác lập quyền sở hữu thì cơ sở nào để nhà nước bồi thường cho người có đất bị thu hồi. Đến BLDS năm 2015 cũng chưa đưa ra cách giải thích chính thức hay cụ thể nào về khái niệm “gắn liền với đất”. Có nhiều tranh cãi về cách hiểu như thế nào là “gắn liền với đất”, điển hình như với hoa lợi, lợi tức trên đất như cây cối, hoa màu sẽ được xác nhận là động sản hay bất động sản? Bên cạnh đó, vì điều kiện kinh tế không cho phép hoặc để thực hiện những nhu cầu ngắn hạn, người sử dụng đất có thể dựng những căn nhà tạm, làm các chuồng trại chăn nuôi nhỏ lẻ… Câu hỏi đặt ra là những căn nhà, chuồng trại này có được coi là bất động sản hay không? Do đó, cần cần một chế định quy định, giải thích rõ ràng, đầy đủ về vấn đề này. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất Thu hồi đất là một hoạt động rất phổ biến của Nhà nước khi có nhu cầu sử dụng đất cho các mục tiêu chung của xác hôi và đã được điều chỉnh 10 bởi các văn bản luật đất đai trước đây cho đến Luật đất đai hiện hành. THĐ sẽ làm chấm dứt quá trình sử dụng đất của người sử dụng đất thông qua một quyết định hành chính - quyết định THĐ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Từ đó, THĐ có thể hiểu là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại đất và quyền sử dụng đất đã giao cho các chủ thể theo quy định pháp luật đất đai. Trong lĩnh vực đất đai nói riêng, trách nhiệm bồi thường được đặt ra khi Nhà nước THĐ vì mục tiêu chung, lợi ích chung của xã hội, cụ thể là sử dụng đất cho mục đích quốc phòng, an ninh; vì mục tiêu phát triển kinh tế, vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Đây là hoạt động THĐ không do lỗi của người sử dụng đất và đối với những hoạt động Nhà nước phát sinh do hành vi vi phạm pháp luật đất đai của người sử dụng đất hay vì các lý do đương nhiên, khách quan khác thì không được Nhà nước bồi thường tài sản trên đất. Ngay từ trước khi có Luật Đất đai năm 1987, thuật ngữ “bồi thường” đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật về đất đai của Việt Nam, cụ thể là trong thông tư 1792/TTg ngày 11/01/1970 của Thủ tướng Chính phủ. Đến khi Luật đất đai năm 1987 có hiệu lực thi hành và tại Quyết định số 186/HĐBT ngày 31/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng đã quy định về “đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang sử dụng vào mục đích khác”. Thuật ngữ “đền bù thiệt hại” được sử dụng với ý nghĩa tương tự như thuật ngữ “bồi thường”. Tại thời điểm này, khái niệm “đền bù thiệt hại” chưa được giải thích một cách cụ thể trong các văn bản pháp lý. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách cơ bản nhất rằng người sử dụng đất có đất bị Nhà nước thu hồi để phục vụ cho nhiệm vụ quốc gia sẽ phải chịu một số thiệt hại không so lỗi của họ gây ra. Khi đó, Nhà nước sẽ thực hiện bù đắp những thiệt hại đó một cách phù hợp và tương xứng với quyền và lợi ích mà người sử dụng đất bị THĐ đã gây dựng, đầu tư vào đất trong suốt thời gian sử dụng đất. 11 Kế thừa quy định trên, thuật ngữ “đền bù thiệt hại” tiếp được được sử dụng trong Luật đất đai năm 1993 (sửa đổi, bổ sung năm 1998) và các Nghị định hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, trong suốt một khoảng thời gian dài, Khi Nhà nước tiến hành THĐ chỉ thực hiện việc đền bù những thiệt hại do THĐ gây ra. Trong khi đó, với những hệ quả của việc THĐ, một bộ phận người có đất bị thu hồi cần một nơi ở mới, công việc mới hoặc chịu nhiều thiệt hại khác. Thế nhưng thời điểm này Nhà nước chưa đặt ra vấn đề thực hiện các chính sách hỗ trợ, tái định cư. Hơn nữa, thuật ngữ này dễ gây hiểu nhầm rằng người bị THĐ sẽ được đền bù toàn bộ, đầy đủ, tương xứng tất cả giá trị từ phần đất bị thu hồi. Trong khi đó, đất đai là tài sản có sẵn, người sử dụng đất đầu tư, xây dựng vào đất, từ đó làm tăng giá trị của đất, nghĩa là trước khi đến tay người sử dụng đất, bản thân đất đai đã có giá trị của nó. Trong khi đó, với thuật ngữ “bồi thường”, Nhà nước chỉ bù đắp những giá trị, thiệt hại hợp lý về đất cũng như tài sản gắn liền với đất cho người sử dụng đất bị THĐ. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đặt ra vấn đề hỗ trợ, tái định cư, tạo điều kiện cho người bị THĐ nhanh chóng ổn định cuộc sống, khắc phục các khó khăn phát sinh khi Nhà nước thực hiện việc THĐ. Đến Luật Đất đai năm 2003, thuật ngữ bồi thường khi Nhà nước THĐ được sử dụng và quy định cụ thể tại Khoản 6, Điều 4 Luật Đất đai năm 2013. Đây là việc Nhà nước sẽ trả lại giá trị QSDĐ đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị THĐ. Tuy nhiên, khi Nhà nước THĐ, người bị THĐ có thể phải chịu thêm các thiệt hại về tài sản hiện có trên đất như cây cối, hoa màu… và nhiều thiệt hại vô hình khác mà quy định này chưa đề cập đến. Do đó, quy định này chưa được toàn diện và chặt chẽ và cần thiết đặt ra vấn đề là có một cơ chế phù hợp nhằm bù đắp một cách trọn vẹn nhất cho người có đất bị thu hồi. Vì vậy, Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013 đã mở rộng phạm vi bồi thường để đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất, bao gồm: bồi thường về đẩt và bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất. 12 Có thể nói, văn bản pháp luật đất đai qua các thời kỳ đã có sự thay đổi khi mà ngoài việc ghi nhận nghĩa vụ bồi thường cho người sử dụng đất hợp pháp bị THĐ những giá trị, thiệt hại hợp lý về đất thì trách nhiệm bồi thường tài sản trên đất khi Nhà nước THĐ cũng đã được quy định một cách rõ ràng. Tuy nhiên, khái niệm về bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước THĐ đến nay vẫn chưa được quy định một cách cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật đất đai. Từ những phân tích trên, bồi thường tài sản khi Nhà nước THĐ có thể được định nghĩa như sau: Bồi thường tài sản khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân phải trả lại những tổn hại về tài sản trên đất do hành vi thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế gây ra cho người sử dụng đất. Tương tự bồi thường đất khi Nhà nước THĐ, dưới đây là một số đặc trưng cơ bản của bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thi hồi đất: Thứ nhất, Nhà nước bồi thường thiệt hại về tài sản cho người sử dụng đất bị thu hồi khi Nhà nước THĐ vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế, vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Vì bồi thường là hậu quả pháp lý trực tiếp của việc THĐ. Ngoài ra, việc bồi thường đất chỉ được thực hiện khi THĐ để sử dụng cho các mục đích cộng đồng chung. Thứ hai, tài sản được tạo lập hợp pháp trên đất bị Nhà nước thu hồi sẽ được bồi thường. Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản là một hợp đồng pháp lý dùng để xác định tính hợp pháp của tài sản trên đất. Tuy nhiên, trên thực tế, pháp luật cũng thừa nhận phải có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của quyền sở hữu tài sản hoặc pháp luật quy định phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu, sở hữu tài sản trên đất. Thứ ba, về phạm vi bồi thường tài sản khi Nhà nước THĐ: Ngoài việc bồi thường thiệt hại về vật chất về tài sản, gia đình, cá nhân bị THĐ còn được nhà nước xem xét, giải quyết để giải quyết các vấn đề xã hội như duy trì 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất