Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về biểu tình trên thế giới và ở việt nam...

Tài liệu Pháp luật về biểu tình trên thế giới và ở việt nam

.PDF
110
82
54

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐỖ NGỌC DUY PHÁP LUẬT VỀ BIỂU TÌNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐỖ NGỌC DUY PHÁP LUẬT VỀ BIỂU TÌNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật Mã số : 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đặng Minh Tuấn Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đỗ Ngọc Duy DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT UDHR Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (1948) ICCPR Công ƣớc về các quyền dân sự, chính trị 1966 UBND Ủy ban nhân dân MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BIỂU TÌNH ............... 8 1.1.Biểu tình ..................................................................................................... 8 1.1.1.Khái niệm................................................................................................. 8 1.1.2.Phân loại biểu tình ................................................................................ 14 1.2.Quyền biểu tình ....................................................................................... 17 1.2.1.Khái niệm............................................................................................... 17 1.2.2.Giới hạn của quyền biểu tình ............................................................... 19 1.2.3.Quyền biểu tình trong mối tương quan một số quyền ........................ 21 1.3.Vị trí, vai trò của biểu tình và quyền biểu tình .................................... 24 1.4.Pháp luật về biểu tình ............................................................................. 26 CHƢƠNG 2: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VỀ BIỂU TÌNH ......................................................................... 33 2.1. Pháp luật quốc tế về biểu tình ............................................................... 33 2.1.1.Về quyền biểu tình ................................................................................ 33 2.1.2. Về người tổ chức và tham gia biểu tình .............................................. 38 2.1.3. Về quản lý biểu tình ............................................................................. 39 2.2.Pháp luật biểu tình một số quốc gia trên thế giới ................................ 41 2.2.1. Các khái niệm có liên quan đến cuộc biểu tình ................................. 41 2.2.2. Sự cho phép trong biểu tình ................................................................ 43 2.2.3. Đơn yêu cầu – xin phép – thông báo................................................... 45 2.2.4. Các trường hợp cấm, hạn chế biểu tình ............................................. 51 2.2.5. Các trường hợp đình chỉ, tạm đình chỉ, giải tán cuộc biểu tình ....... 55 2.2.6. Trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan đảm bảo an ninh, trật tự cho cuộc biểu tình .......................................................................................... 58 2.2.7.Xử lý vi phạm......................................................................................... 60 CHƢƠNG 3: PHÁP LUẬT BIỂU TÌNH Ở VIỆT NAM:THỰC TRẠNG VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN........................................................................ 66 3.1. Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về biểu tình ...................... 66 3.1.1. Quyền biểu tình của công dân qua các bản Hiến pháp ..................... 66 3.1.2. Pháp luật biểu tình qua các văn bản luật ........................................... 69 3.2. Hoàn thiện pháp luật biểu tình ở Việt Nam ........................................ 85 3.2.1. Các nguyên tắc khi xây dựng pháp luật biểu tình .............................. 85 3.2.2. Những nội dung cơ bản trong việc xây dựng Luật biểu tình ............ 87 3.3. Hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan khi xây dựng Luật biểu tình………………. ......................................................................................... 94 3.3.1.Pháp luật hành chính ........................................................................... 94 3.3.2. Pháp luật hình sự ................................................................................. 94 KẾT LUẬN .................................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước ta trong công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hôi (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hoá bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm.Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người. Quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện”[10]. Biểu tình được xem là một sự thể hiện công khai ý chí của người dân về những vấn đề của đời sống xã hội. Về tính chất, biểu tình có thể là sự ủng hộ hoặc phản kháng đối với một chủ trương, chính sách, sự kiện hay một quyết định nào đó. Chủ trương, chính sách, sự kiện, quyết định đó không chỉ là của nội bộ quốc gia mà còn có thể là của quốc gia khác.Quyền biểu tình của người công dân được quy định tại Điều 25 Hiến pháp năm 1959; Điều 67 Hiến pháp năm 1980; Điều 69 Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp năm 2013 với tư tưởng mới về quyền con người, quyền công dân thì quyền biểu tình của công dân được quy định tại Điều 25: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các 1 quyền này do pháp luật quy định” [17]. Hiến pháp năm 1946 không quy định trực tiếp quyền biểu tình của người dân nhưng nội hàm của quyền biểu tình được quy định tại Điều 10 của Hiến pháp 1946 “Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp…” [13]. Tuy nhiên, trong suốt hơn 70 năm qua, chúng ta vẫn chưa xây dựng được một bộ luật trực tiếp để điều chỉnh các hoạt động liên quan đến biểu tình. Hiện nay, chỉ có Nghị định 38/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ quy định về một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng để giải tán các cuộc “tập trung đông người ở nơi công cộng”. Sau đó Bộ Công an cũng ban hành Thông tư 09/2005/TT-BCA để hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 38/2005/NĐ-CP. Tuy nhiên, các quy định này không điều chỉnh trực tiếp các vấn đề liên quan của biểu tình, mà đặt ra nhiều hạn chế và quy trình khó khăn để người dân thực hiện quyền biểu tình. Đứng trước tình hình đó, Quốc hội đã có Nghị quyết về xây dựng Luật biểu tình, tuy nhiên Dự án Luật biểu tình đã được lùi từ chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9, khoá XIII sang chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 11, khóa XIII. Thực tiễn cho thấy, biểu tình đã xuất hiện ở nước ta từ rất lâu, ngay trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ chúng ta đã tiến hành nhiều cuộc biểu tình đòi những yêu sách cho dân tộc thuộc địa và diễn ra ở nhiều nơi. Hiện nay, để phản đối các chính sách pháp luật, các sự kiện có liên quan thì công dân cũng đã tiến hành nhiều cuộc biểu tình như: biểu tình về chính sách đất đai của nông dân huyện Văn Giang (Hưng Yên), biểu tình phản đối Trung Quốc có một số hành động phi phạm ở biển Đông (tuyên bố chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa, cắt đứt cáp tàu Bình Minh của Việt Nam, hạ đặt giàn khoan HD 981 trên thềm lục địa của Việt Nam). Tuy nhiên, do thiếu vắng một bộ luật quy định trực tiếp quy định về biểu tình và sự hạn chế của Nghị định 38/2005/NĐ-CP và Thông tư 09/2005/TT-BCA nên việc thực thi quyền biểu tình của người dân chưa được thực thi trên thực tế. 2 Trước tình hình đó, để tăng cường và phát huy dân chủ, góp phần hoàn thiện pháp luật về biểu tình ở Việt Nam, nghiên cứu kinh nghiệm về xây dựng luật biểu tình của một số nước trên thế giới việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về biểu tình trên thế giới và ở Việt Nam” là hết sức cần thiết. 2.Tình hình nghiên cứu Ngoài nƣớc : Biểu tình được coi là quyền con người cơ bản được cộng động quốc tế và các quốc gia ghi nhận trong pháp luật nhằm mục đích bảo đảm thực thi quyền biểu tình. Cũng chính vì lý do đó, biểu tình và quyền biểu tình được các khoa học xã hội, đặc biệt là luật học rất quan tâm nghiên cứu. Các nhà luật học đã nghiên cứu làm rõ nhiều vấn đề cơ bản về vấn đề này bao gồm: khái niệm biểu tình; phân biệt biểu tình với một số hoạt động khác; ý nghĩa của biểu tình; vị trí, vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm quyền biểu tình; mối quan hệ giữa quyền biểu tình với biểu tình và một số quyền khác (quyền tự do ngôn luật; tự do hội họp); các xu hướng phát triển của biểu tình trên thế giới; các quy định và thực thi pháp luật về biểu tình, quyền biểu tình…. Trong nƣớc: Ở Việt Nam, biểu tình, quyền biểu tình vẫn còn là vấn đề ít được nghiên cứu trong giới học thuật. Gần đây mới bắt đầu có một số ít bài viết bàn về biểu tình, quyền biểu tình khi vấn đề xây dựng về luật biểu tình được đặt ra trong chính sách của Đảng và Nhà nước. - Bài viết: “Quyền biểu tình ở Cộng hòa Liên bang Đức và hướng hoàn thiện chế định này trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992” của TS. Nguyễn Minh Tuấn đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, Số 12 (224)/ Tháng 6/2013, tr. 56-64 đã nghiên cứu quyền biểu tình ở Cộng hòa Liên bang Đức và đưa ra những định hướng cơ bản để sửa đổi quyền biểu tình trong việc sửa đổi Hiến pháp 1992 và một số nội dung cơ bản của luật biểu tình nếu được xây dựng. - Bài viết: “Về khái niệm biểu tình” của ThS. Nguyễn Thanh Minh đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, số 20/2012, 3 trang 16 đã đưa ra một số vấn đề mang tính lý luận về khái niệm, đặc điểm có liên quan đến quyền biểu tình. - Bài viết:“ Nhu cầu luật hóa quyền biểu tình theo Hiến pháp 2013” của ThS.Nguyễn Linh Giang đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, Số 11/2015 đã nêu lên được nhu cầu phải thể chế hóa các quy định của Hiến pháp 2013 về quyền biểu tình của công dân và đưa một số nội dung cơ bản của Luật biểu tình. - Bài dự thi nghiên cứu khoa học của sinh viên cấp trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh: “Quyền biểu tình – những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Võ Tuấn Lộc và Kim Tư Nga năm 2009 – 2010 đã đề cập đến nhiều nội dung vấn đề lý luận liên quan đến quyền biểu tình, có sự nghiên cứu đánh giá pháp luật biểu tình của một số nước trên thế giới. Tuy nhiên, hầu như chưa có công trình nghiên cứu nghiêm túc và đầy đủ nào về biểu tình cũng như pháp luật vể biểu tình ở nước ta. Trong quá trình xây dựng luật biểu tình, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ cũng tổ chức một số tọa đàm tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học về các vấn đề liên quan đến luật biểu tình. Trong quá trình sửa đổi Hiến pháp 2013, vấn đề bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền biểu tình cũng được thảo luận nhằm tìm ra những đề xuất đảm bảo hiệu quả hơn quyển biểu tình của công dân. Nhìn chung, các bài viết, ý kiến thường chỉ chú trọng đề cập pháp luật biểu tình ở khía cạch quản lý nhà nước (quy định về thông báo tổ chức biểu tình; cấm hoặc hạn chế biểu tình; cấm, thời gian và phạm vi cấm biểu tình; thủ tục đăng ký biểu tình…) mà chưa chú trọng đến khía cạnh biểu tình ở phương diện quyền con người, có nhiều quy định về trách nhiệm của Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân thực hiện được quyền biểu tình. 3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề mang tính lý luận liên quan đến pháp luật biểu tình, nghiên cứu pháp luật biểu tình một số nước 4 trên thế giới, thực trạng pháp luật biểu tình ở Việt Nam, thực tiễn thực hiện quyền biểu tình của người dân trong những năm qua và đưa ra những kiến nghị về xây dựng Dự thảo Luật biểu tình trong thời gian tới. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tập trung vào nghiên cứu pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về biểu tình ở Việt Nam trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, đặc biệt là sau khi Chính phủ ban hành Nghị Định 38/2005/NĐ-CP và Bộ Công an ban hành Thông tư 09/2005/TT-BCA, bao gồm: Thế nào là tập trung đông người nơi công cộng, quy trình,thủ tục đế tiến hành một cuộc tập trung đông người, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan, xử lý vi phạm… Bên cạnh đó, luận văn cũng đề cập khái quát pháp luật biểu tình một số nước trên thế giới như: Cộng hòa Liên bang Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, Campuchia để có thể làm bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng Dự thảo Luật Biểu tình. Đây là những quốc gia có rất nhiều điểm tương đồng với Việt Nam nên những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia này trong việc xây dựng Luật Biểu tình sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng Luật Biểu tình ở Việt Nam – thể chế hóa quy định tại Điều 25, Hiến pháp 2013 - một bản Hiến pháp đề cao quyền con người. 4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Luận văn này nhằm mục đích làm rõ những vấn đề mang tính lý luận về pháp luật biểu tình; nghiên cứu pháp luật một số quốc gia trên thế giới đặc biệt là những quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, phân tích thực tiễn những quy định pháp luật Việt Nam có điều chỉnh một số vấn đề liên quan đến biểu tình từ đó chỉ ra sự cần thiết phải xây dựng Luật biểu tình trong thời gian tới để điều chỉnh, giúp cho người dân thực hiện được quyền biểu tình như trong quy định của Hiến pháp 2003, từ đó đề xuất một số nội dung trong việc xây dựng Dự thảo Luật biểu tình trong thời gian tới. 5 Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn sẽ giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau: - Làm sáng tỏ khái niệm về biểu tình, phân biệt giữa quyền biểu tình và pháp luật biểu tình, phân biệt giữa quyền biểu tình và một số quyền khác như quyền tự do hội họp, quyền tự do ngôn luận. - Phân tích và nghiên cứu pháp luật biểu tình một số quốc gia trên thế giới có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam để rút ra những kinh nghiệm Việt Nam có thể tiếp thu trong quá trình xây dựng Dự thảo Luật Biểu tình. - Hệ thống hóa các quy định của pháp luật hiện hành và tình hình thực hiện quyền biểu tình của công dân trong thời gian qua, qua đó nêu nên những khó khăn, vướng mắc, cũng như những tồn tại hạn chế của hệ thống pháp luật quy định về quyền biểu tình của người dân và đưa ra những kiến nghị đề xuất một số nội dung trong Dự thảo Luật biểu tình. 5.Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài. Việc nghiên cứu của luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật, đặc biệt là các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát huy quyền làm chủ của nhân dân nói chung và về vấn đề biểu tình nói riêng để làm sáng tỏ những nội dung cần nghiên cứu. Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin và các phương pháp nghiên cứu, như phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp luật học so sánh, khảo sát thực tế và có tham khảo kinh nghiệm của một số nước. 6.Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận văn Quyền biểu tình của công dân đã được đề cập trong các bản Hiến pháp của Việt Nam, nhưng đến nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào 6 trực tiếp điều chỉnh các nội dung để công dân thực hiện một cuộc biểu tình. Chính vì vậy, Đề tài học viên lựa chọn sẽ cố gắng hệ thống hóa, phân tích và đưa ra những vấn đề mang tính lý luận về pháp luật biểu tình như: khái niệm, hình thức, ý nghĩa, phân biệt biểu tình với một số quyền khác có liên quan (quyền tự do hội hop, quyền tự do ngôn luận); nghiên cứu đánh giá thực trạng pháp luật về biểu tình và thực tiễn thi hành pháp luật về biểu tình, chỉ ra những khó khăn,vướng mắc trong khi thực hiện các quy định về biểu tình. Trên cơ sở đó, đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo cho việc thực hiện pháp quyền biểu tình của công dân được thực hiện trên thực tế, phát huy quyền dân chủ của công dân trong việc xây dựng đất nước.Vì vậy, luận văn là một nguồn tài liệu tham khảo tốt cho các cơ quan hữu quan trong việc xay dựng và hoàn thiện Luật biểu tình trong thời gian tới, thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013. Ngoài ra, luận văn cũng là nguồn tài liệu tham khảo tốt cho việc giảng dạy, nghiên cứu luật tại khoa Luật ĐHQG Hà Nội và các cơ sở đào tạo luật khác của Việt Nam. 7.Kết cấu của luận văn Ngoài các phần Lời nói đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu làm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về biểu tình Chương 2: Pháp luật quốc tế và một số quốc gia trên thế giới về biểu tình Chương 3: Pháp luật biểu tình ở Việt Nam: Thực trạng và hướng hoàn thiện 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BIỂU TÌNH 1.1.Biểu tình 1.1.1.Khái niệm Biểu tình là một vấn đề phức tạp. Hiện nay, trên thế giới chưa có một định nghĩa về biểu tình thật sự thống nhất. Các nước khác nhau có những quan điểm khác nhau về biểu tình. Luật pháp của nhiều quốc gia thừa nhận quyền biểu tình nhưng hầu hết lại không định nghĩa thế nào là biểu tình. Theo Từ điển Luật học, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, nhóm tác giả định nghĩa về biểu tình “…biểu tình là hình thức đấu tranh bằng cách tụ họp đông đảo để bày tỏ ý chí nguyện vọng và biểu dương lực lượng chung của một tập thể”[43]. Theo Từ điển tiếng Việt, biểu tình là việc đấu tranh bằng cách tụ họp đông người để bày tỏ ý chí, nguyện vọng và biểu dương lực lượng chung. Ví dụ như biểu tình tuần hành, xuống đường biểu tình, biểu tình ngồi [41]. Theo bách khoa toàn thư Bắc Mỹ (Encyclopedia Americana) thì biểu tình “là hành động bất bạo lực của một nhóm người, nhằm mục đích đưa đến cộng đồng một quan điểm hay một cách nhìn về một vấn đề nào đó trong xã hội”.[70] Theo các tác giả Kim Từ Nga và Võ Tấn Lộc thì “Biểu tình là sự tập hợp tự nguyện từ mười người trở lên, hành động mang tính phi bạo lực, để bày tỏ thái độ phản đối hay ủng hộ công khai về một vấn đề nào đó trước Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân nhằm đòi hỏi quyền lợi cho mình, cho chủ thể khác hoặc cho xã hội”. [30] Mỗi khái niệm được rút ra từ những nghiên cứu của các tác giả từ những góc độ khác nhau. Nhưng nhìn chung các khái niệm trên đều đưa ra các đánh giá về biểu tình dựa trên các đặc trưng cơ bản nhằm phân biệt biểu tình với hoạt động tương tự khác. 8 Nhìn một cách tổng quan các khái niệm đã đưa ra những đặc điểm chung là sự tập trung của một số người nhất định nhằm đưa ra quan điểm về một vấn đề nào đó đối với xã hội. Chính vì vậy, biểu tình có những đặc điểm sau: Thứ nhất, có nhiều người tham gia. Bất kỳ một cuộc biểu tình nào nổ ra cũng phải tập hợp được một lực lượng đông đảo. Họ bày tỏ những quan điểm của mình và có thể phản đối chính sách của Nhà nước, tổ chức hay cá nhân nào đó. Đấu tranh bằng phương pháp hòa bình là chủ đạo nên phải nhiều người mới tạo được sức mạnh cần thiết để tác động đến những chủ thể mà họ không bằng lòng. Ví dụ, cuộc biểu tình đòi thả nhà chí sĩ Phan Bội Châu đã có hàng vạn người đủ các tầng lớp nhân dân tham gia. Và lịch sử hình thành quyền biểu tình cũng được thực hiện bởi hoạt động biểu tình có nhiều người tham gia. Họ có thể có những cách thức đấu tranh khác nhau, nhưng không đối lập. Họ có điểm chung là hướng đến đối tượng mà họ ủng hộ hay phản đối để bày tỏ thái độ hay đòi hỏi những gì mà mình mong muốn. Vì thế, người biểu tình có nhu cầu liên kết lại. Một người lẻ loi đứng ra bày tỏ quan điểm ủng hộ hay phản đối về bất cứ một vấn đề nào thì không phải là hành động biểu tình. Biểu tình với đặc điểm có nhiều người tham gia thường được thể hiện dưới nhiều hình thức như: diễu hành, chiếm đóng, thậm chí là nude tập thể... Diễu hành hay còn gọi là mít-tinh được hiểu là việc xuống đường của nhiều người di chuyển trong trật tự từ địa điểm này đến địa điểm khác. Ở Việt Nam cũng hay tổ chức những cuộc mít-tinh diễu hành mừng ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (ngày 30 tháng 4) hay ngày Quốc tế Lao động (ngày 1 tháng 5)... Đoàn người vừa đi vừa hô khẩu hiệu theo sự chỉ dẫn của những người tổ chức. Đây cũng là một hình thức biểu tình nhưng được thể hiện dưới dạng ủng hộ. Thông thường, Nhà nước đứng ra tổ chức các cuộc biểu tình này và người dân luôn hưởng ứng, tham gia. 9 Chiếm đóng được hiểu là sự bao vây của nhiều người quanh một địa điểm nhất định nào đó trong một khoảng thời gian. Ví dụ, cuộc biểu tình của hàng chục ngàn người mặc áo đỏ tại Thái Lan ngày 3/4/2010, “các tòa nhà văn phòng và hàng chục trung tâm thương mại sầm uất tại thủ đô Bangkok đã phải đóng cửa vì lý do an ninh. Giao thông trên nhiều tuyến phố bị tê liệt. Người biểu tình áo đỏ cho biết, họ sẽ tiếp tục chiếm đóng các trung tâm thương mại cho tới khi nào yêu cầu của họ được đáp ứng. Rất nhiều người biểu tình áo đỏ đã ngủ lại qua đêm trên hè phố”. Nude là hình thức người biểu tình cởi bỏ quần áo để gây sự chú ý. Ví dụ, ngày 7/6/2012 vừa qua, tại Montreal, bang Québec (Canada) đã diễn ra một buổi "diễu hành biểu tình" hết sức đặc biệt [49]. Hàng trăm sinh viên đã xuất hiện trên đường phố trong trạng thái bán khỏa thân; một số nữ sinh thả rông ngực và chỉ mặc quần chip, một số khác lại mặc bikini hoặc nội y màu đỏ bắt mắt. Trên tay họ là những biểu ngữ, khẩu hiệu phản đối việc tiền học phí không ngừng tăng cao. Trong tình trạng kinh tế suy thoái toàn cầu, khó khăn về vấn đề tài chính đã ảnh hưởng rất lớn đến nhiều lĩnh vực xã hội. Với ngành giáo dục, đây cũng là thử thách muôn vàn khó khăn khi muốn duy trì mục tiêu phát triển mà lãnh đạo đất nước đặt ra. Thứ hai, phải thể hiện sự ủng hộ hay phản đối công khai. Dù biểu tình được thực hiện dưới hình thức nào cũng phải thể hiện sự phản đối hoặc ủng hộ công khai. Những chính sách hay quyết định của bất kỳ nhà nước hay tổ chức, cá nhân nào gây phương hại đến những người khác đều có thể trở thành đề tài phản đối của người biểu tình. Ví dụ, phe Áo đỏ ở Thái Lan phát động một cuộc biểu tình trên quy mô lớn phản đối các nhà lãnh đạo và sự điều hành của Chính phủ. Người đứng đầu và đoàn biểu tình “gây sức ép đòi Thủ tướng từ chức, giải tán Hạ viện và tiến hành bầu cử sớm”[49]. Trong trường hợp này, người biểu tình rõ ràng thể hiện thái độ không đồng 10 tình với những chủ trương mà những người đứng đầu Chính phủ đưa ra. Tuy nhiên, biểu tình không chỉ thể hiện sự phản đối mà trong nhiều trường hợp nó còn bày tỏ sự ủng hộ. Nhiều vấn đề người dân bày tỏ thái độ ủng hộ, đơn thuần chỉ vì họ thấy nó phù hợp, đem lại lợi ích cho mình và xã hội. Nếu Chính phủ hoặc tổ chức, cá nhân đang có những lựa chọn cách giải quyết cho một vấn đề nào đó thì sự ủng hộ của người biểu tình sẽ góp phần củng cố quyết tâm của những chủ thể đưa ra quyết định. Ví dụ, cuộc biểu tình ngày 19/4/2010 của người dân New York, “cuộc biểu tình do Chiến dịch Hỗ trợ và trách nhiệm với các nạn nhân chất độc da cam dioxin Việt Nam phát động đã diễn ra tại công viên Prospect, nơi diễn ra sự kiện Chạy vì nước sạch do công ty Dow tổ chức. Những người tổ chức biểu tình cho rằng, công ty Dow đang lợi dụng các hoạt động Chạy vì nước sạch để che giấu hành vi gây ô nhiễm nguồn nước và phá hủy hệ sinh thái ở Việt Nam và nhiều nơi khác”[49]. Sự phân biệt giữa ủng hộ hay phản đối cũng chỉ ở mức tương đối, vì nhiều cuộc biểu tình có sự đan xen giữa hai yếu tố này. Thông thường, một cuộc biểu tình ủng hộ ai đó thì đồng thời cũng là một biểu hiện cho sự phản đối với bên đối lập. Điển hình là các cuộc biểu tình trong cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam. Người dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam. Nhưng không chỉ có sự phản đối, mà thông qua sự không đồng tình với nhà cầm quyền Mỹ, người biểu tình đã trực tiếp hoặc gián tiếp ủng hộ sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam. Nếu chỉ có sự tụ họp đông người nhưng không thể hiện sự phản đối hoặc ủng hộ công khai thì cũng không là biểu tình. Vì đó có thể chỉ là sự tụ họp, bàn bạc, thảo luận để đưa ra ý kiến mang tính chất đóng góp hay bổ sung. Còn biểu tình, dù được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào thì cũng phải công khai. Bản chất của biểu tình nằm ở chỗ bằng sức mạnh của số đông, 11 người biểu tình truyền tải thông điệp công khai tới đối tượng mà họ hướng đến ngay lập tức và nhanh chóng. Cho nên, sự công khai là đặc điểm bắt buộc. Như “cuộc biểu tình đòi thả Phan Bội Châu năm 1925 thu hút đông đảo thanh niên, sinh viên, học sinh. Họ giương cao biểu ngữ, phân phát truyền đơn, phản đối sự bắt bớ đối với Phan Bội Châu. Có những tờ đơn kháng cáo còn được gửi tới tận Hội Quốc Liên, Tòa án quốc tế Lahay (Hà Lan), Nghị viện Pháp đòi hủy bản án cho Phan Bội Châu”. Thứ ba, mục đích của biểu tình nhằm đòi hỏi quyền lợi cho mình, cho chủ thể khác hoặc cho xã hội. Điều cốt yếu nhất của hiện tượng biểu tình là sự xung đột lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp, hay các nhóm xã hội. Người ta đi biểu tình vì chính Nhà nước, tổ chức, cá nhân nào đó làm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ, của chủ thể khác hoặc của xã hội. Người biểu tình nhận thấy rằng, nếu cứ để tình trạng đó diễn ra thì thật sự không tốt, nên họ tập hợp nhau lại biểu tình đấu tranh đòi quyền lợi. Thời gian gần đây, người dân trên khắp thế giới biểu tình chống chiến tranh, đòi bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ động vật hoang dã. Những hành động ấy là sự thể hiện cho ý thức bảo vệ lợi ích của xã hội loài người một cách lâu dài. Trong một cuộc biểu tình, vấn đề bạo lực hay bất bạo lực luôn là vấn đề gây tranh cãi. Qua nghiên cứu các cuộc biểu tình trong lịch sử cũng như các năm gần đây, đặc biệt là các cuộc biểu tình về các vấn đề chống chiến tranh, phản đối các quyết sách của nhà nước hay các cuộc biểu tình của các phe phái tôn giáo chống lại nhau thì tình trạng bạo lực thường xuyên xảy ra. Ví dụ, ngày 03/04/2011, hàng nghìn người Afghanistan tiếp tục xuống đường tại nhiều thành phố để phản đối vụ mục sư Mỹ đốt kinh Koran [49]. Trước đó, những người quá khích đã tràn vào tấn công một văn phòng của Liên Hợp Quốc tại Mazar e-Sharif, sát hại 7 nhân viên LHQ. Đó là ngày thứ ba liên tiếp của làn sóng biểu tình ở Afghanistan phản đối vụ đốt kinh Koran. Tại 12 Jalalabad, hàng trăm người đã phong tỏa tuyến đường chính trong suốt ba giờ. Trước đó, cuộc biểu tình bạo lực tại Khadahar đã làm 10 người thiệt mạng, trong đó có 1 cảnh sát. Vì vậy, vấn đề đặt ra là bạo lực có phải là một đặc điểm của biểu tình không? Có nên coi bạo lực là một đặc điểm của biểu tình theo quan điểm hiện đại hay không. Đánh giá một số cuộc biểu tình có bạo lực có thể thấy rằng hầu hết các cuộc biểu tình đều bắt đầu diễn ra trong tình trạng ôn hòa, về sau vì nhiều nguyên nhân, có trường hợp xuất phát từ chính những người biểu tình khi họ quá phấn khích, có trường hợp xuất phát từ hành vi của nhà cầm quyền trong việc đàn áp, hạn chế hay cố gắng giải tán cuộc biểu tình bằng những cách thức không đúng luật nhưng không thích hợp, hoặc trong trường hợp nguyện vọng của người biểu tình liên quan đến các lợi ích thích hợp, hoặc trong trường hợp nguyện vọng của người biểu tình liên quan đến các lợi ích thiết thân của họ mà không được đáp ứng thì dễ gây ra tâm lý bất mãn, chống đối. Từ đó gây ra tình trạng xung đột giữ người biểu tình với lực lượng đảm bảo an ninh hoặc giữa người biểu tình của đoàn biểu tình này với người biểu tình của đoàn biểu tình khác, hoặc giữa người biểu tình với người không tham gia biểu tình. Ví dục như ngày 16 và 17/02/2011, chính phủ Bahrain đã buộc phải cử quân đội cùng với xe tăng hỗ trợ cảnh sát lấy lại trật tự an ninh tại những thành phố lớn. Ngày 17/02, lực lượng Cảnh sát Bahrain lần đầu tiên phải sử dụng đến hơi cay, vòi rồng để giải tán đám đông quá khích tại quảng trường khi họ lớn tiếng đòi cải tổ chính trị, thay đổi nội các. Ghi nhận của phóng viên nước ngoài cho hay, ít nhất 4 người đã thiệt mạng trong vụ bạo động này, phản đối các quyết sách của nhà nước hay các cuộc biểu tình của các phe phái tôn giáo chống lại nhau thì tình trạng bạo lực thường xuyên xảy ra [49]. Diễn giải như vậy không bao gồm ý nghĩa bạo lực là một đặc điểm của biểu tình mà chỉ chú ý một sự thật đang diễn ra là trong các cuộc biểu tình luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ra bạo lực. Thông qua phân tích ở trên ta có thể thấy rằng bạo lực trong một cuộc biểu tình không phải là một hành động xuất phát từ bản chất mà chỉ là do tác động từ các yếu tố bên ngoài nên nảy sinh ra mà thôi. 13 Như vậy, trên thực tế, biểu tình là sự tập hợp của nhiều người để bày tỏ thái độ phản đối hay ủng hộ công khai về một vấn đề nào đó trước Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân nhằm đòi hỏi quyền lợi cho mình, cho chủ thể khác hoặc cho xã hội. 1.1.2.Phân loại biểu tình Biểu tình là một hoạt động hết sức phổ biến trên thế giới vì vậy để phân loại biểu tình tùy vào từng loại tiêu chí có thể phân loại biểu tình thành nhiều loại khác nhau. Việc phân loại không nhằm mục đích gì khác hơn là nhằm tạo một hướng nhìn đầy đủ và hoàn thiện hơn về biểu tình. Cách phân loại biểu tình ở đây dựa trên bản chất của biểu tình. Dựa vào hình thức của biểu tình Diễu hành, tuần hành, thị uy là việc những người biểu tình xuống đường di chuyển trong trật tự từ một địa điểm này đến một địa điểm khác. Đây là hình thức được sử dụng một cách thường xuyên và phổ biến nhất, việc một cuộc biểu tình không nhất thiết chỉ được sử dụng một hình thức để biểu tình nó có thể chuyển từ hình thức này sang hình thức khác nếu cần thiết để đạt được mục đích. Ví dụ, VON đơn vị sở hữu cổng thông tin lớn nhất Việt Nam đã tặng 400 mũ bảo hiểm cho toàn thể nhân viên công ty đồng thời tổ chức diễu hành bằng xe máy qua các trục đường chính của trung tâm thành phố như Điện Biên Phủ, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Lê Duẩn…để cổ vũ cho phong trào đội mũ bảo hiểm [49]. Mít tinh là hình thức người biểu tình tập hợp tại một địa điểm cố định để nghe diễu thuyết của một người, và đôi khi là diễn đàn để đưa ra các ý kiến và quan điểm. Hình thức này mang nhiều đặc điểm của sự tụ họp nơi công cộng. Ví dụ ngày 03/08/2006, hàng chục người Hồi giáo dòng Shiite, trùm đầu bằng vải trắng, đã tập tủng tại thủ đô Baghdad, Iraq, nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với Hezbollah. Các đường phố thuộc khu ổ chuột của thành phố Sard, do người Shiite cai quản tại Baghdad, đầy chật người. Ban tổ chức cho 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan