Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở việt nam...

Tài liệu Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở việt nam

.PDF
163
437
62

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG CÔNG HIẾN PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG CÔNG HIẾN PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9.38.01.07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riên tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Kết quả của luận án chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. NGHIÊN CỨU SINH Đặng Công Hiến MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 8 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................... 8 1.1.1. Các nghiên cứu lý luận về pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ............................................................................................... 8 1.1.2. Các nghiên cứu thực tiễn về pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ............................................................................................. 14 1.1.3. Các kiến nghị và giải pháp .................................................................... 23 1.1.4. Đánh giá tình hình nghiên cứu .............................................................. 29 1.1.5. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án ................. 32 1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu ...................................................................... 33 1.2.1. Các lý thuyết nghiên cứu....................................................................... 33 1.2.2. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................... 35 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 35 1.2.4. Hướng tiếp cận nghiên cứu ................................................................... 36 Chƣơng 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI .................................................................... 38 2.1. Khái quát về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ................. 38 2.1.1. Khái niệm về an toàn thực phẩm .......................................................... 38 2.1.2. An toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại .................................. 41 2.2. Pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ...................... 45 2.2.1. Khái niệm pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại.......... 45 2.2.2. Nội dung pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ...................................................................................................... 46 2.2.3. Vai trò pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ........ 55 Chƣơng 3: PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN .................................................................................................. 62 3.1. Thực trạng pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam ............................................................................................... 62 3.1.1. Về điều kiện kinh doanh thực phẩm ..................................................... 62 3.1.2. Về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm ............................................. 64 3.1.3. Về quảng cáo, ghi nhãn hàng hóa thực phẩm ....................................... 75 3.1.4. Về trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ...................... 78 3.1.5. Về trách nhiệm pháp lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm ............................................................................... 79 3.1.6. Đánh giá thực trạng pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam................................................................................... 83 3.2. Thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam ............................................................................................... 93 3.2.1. Tình hình an toàn thực phẩm ở Việt Nam ............................................ 93 3.2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam.......................................................................... 97 3.2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam................................................................ 109 Chƣơng 4: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM ........................ 122 4.1. Những yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam......... 122 4.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam................................................................ 127 4.2.1. Rà soát pháp luật hiện hành có liên quan đến an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại .......................................................................... 127 4.2.2. Hoàn thiện các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm ......... 129 4.2.3. Hoàn thiện các quy định về quảng cáo, ghi nhãn hàng hóa thực phẩm .............................................................................................................. 132 4.2.4. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ................................................ 133 4.2.5. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ quốc gia về an toàn thực phẩm đầy đủ và đáp ứng yêu cầu của quốc tế....................................... 134 4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam .................................... 136 4.3.1. Kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy quản lý an toàn thực phẩm ....... 136 4.3.2. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý an toàn thực phẩm ...................................................................................................... 137 4.3.3. Tăng cường năng lực hệ thống kiểm nghiệm an toàn thực phẩm ....... 139 4.3.4. Đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyên, phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn thực phẩm trong xã hội ......................................................... 140 4.3.5. Giải pháp về kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ................................................................ 142 KẾT LUẬN .................................................................................................. 144 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ................................. 146 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 147 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. Danh mục cụm từ viết tắt Tiếng Việt ATTP An toàn thực phẩm BCT Bộ Công Thương BNNPTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn BYT Bộ Y tế CP Chính phủ KH&CN Khoa học và Công nghệ NĐ Nghị định NĐTP Ngộ độc thực phẩm NQ Nghị quyết QCKT Quy chuẩn kỹ thuật QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ Quyết định QH Quốc hội QLNN Quản lý nhà nước QPPL Quy phạm pháp luật TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm 2. Danh mục cụm từ viết tắt Tiếng Anh Viết tắt ASEAN EFSA III. Tiếng Anh Tiếng Việt Association of South East Hiệp hội các quốc gia Đông Asian Nations Nam Á IV. Cơ quan an toàn thực phẩm European Food Safety Authority Châu Âu EU European Union Liên minh châu Âu FAO Tổ chức lương thực và nông GMP V. Food and Agriculture Organization of the United Nations Good Manufacturing Pratice HACCP Hazard Analysis and Critical Hệ thống phân tích mối nguy và Control Point điểm kiểm soát tới hạn International Plant Protection Công ước bảo vệ thực vật quốc Convention tế International Standard Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế IPPC ISO nghiệp của Liên hợp quốc Quy phạm sản xuất tốt Organization ISPM OIE SPS TBT International Standard for Tiêu chuẩn quốc tế về biện Phytosanitary Measures pháp kiểm dịch thực vật World Organisation for Tổ chức sức khoẻ động vật thế Animal Health giới Sanitary and Phytosanitary Biện pháp kiểm dịch động thực Measures vật Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại WHO WTO VI. World Health Organization World Trade Organization Tổ chức y tế thế giới Tổ chức thương mại thế giới MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng con người, duy trì và phát triển nòi giống cũng như quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, vấn đề an toàn thực phẩm đang được quan tâm cả trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Trên phạm vi toàn cầu, vấn đề an toàn thực phẩm được cộng đồng thế giới quan tâm và kiểm soát. Nhiều Hiệp định, Công ước quốc tế quy định về việc bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đã được ký kết như: Công ước Bảo vệ thực vật quốc tế (IPPC), Hiệp định về áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS),… và hàng loạt các quy định, tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm được ban hành như: các tiêu chuẩn về dinh dưỡng CODEX, hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn HACCP, các chương trình vệ sinh tiên quyết PRP,... Các tổ chức quốc tế giám sát vấn đề an toàn thực phẩm được thành lập như: Uỷ ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế CODEX, … Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Quá trình này sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế xã hội phức tạp cần được xử lý, trong đó an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề hết sức cấp bách, được toàn xã hội rất quan tâm. Hàng loạt các yêu cầu đang được đặt ra và cần phải thực hiện một cách nghiêm túc, khẩn trương nhằm kiểm soát và bảo đảm an toàn thực phẩm trong cộng đồng. Việc kiểm soát nhập khẩu thực phẩm không bảo đảm yêu cầu vệ sinh và an toàn, các chất phụ gia thực phẩm độc hại, các loại hoá chất bảo vệ thực vật, các giống cây trồng vật nuôi, di nhập các loài sinh vật lạ, nhập khẩu các sản phẩm biến đổi gen… đang là thách thức đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập. Bên cạnh đó, hoạt động quản lý lưu thông thực phẩm, các cơ sở giết mổ, hệ 1 thống kinh doanh dịch vụ ăn uống, quy trình trồng trọt, chăn nuôi, phòng chống và triệt tiêu dịch bệnh… đang gặp nhiều khó khăn. Những bất cập trong quản lý an toàn thực phẩm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm và lây lan dịch bệnh từ thực phẩm. Chất lượng thực phẩm không bảo đảm các yêu cầu về an toàn còn làm giảm khả năng thâm nhập thị trường và cạnh tranh hàng thực phẩm của nước ta trên thị trường thế giới. An toàn thực phẩm không chỉ có tầm quan trọng đối với sức khỏe con người, mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước. Đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm sẽ hạn chế được tình trạng ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm, bảo đảm tính mạng và sức khoẻ con người, duy trì và phát triển nòi giống, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng sức cạnh tranh cho hàng thực phẩm của Việt Nam và ngăn chặn thực phẩm độc hại có thể tràn vào nước ta. Tuân thủ các điều kiện an toàn thực phẩm cũng giúp Việt Nam thực hiện tốt những cam kết quốc tế về thương mại để nhanh chóng hội nhập với thế giới. Thực tiễn cho thấy, vai trò của các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại là hết sức quan trọng bởi thương mại là hoạt động trung gian với chức năng đưa hàng thực phẩm đến với người tiêu dùng. Trong thời gian qua, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề này. Tuy nhiên, cần có những phân tích, đánh giá lại các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại để thấy được những ưu điểm, hạn chế cũng như đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. Bên cạnh đó, tình trạng vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại thời gian qua diễn ra khá phức tạp, năng lực xử lý vi 2 phạm của các cơ quan chức năng còn hạn chế do nhiều lý do khác nhau. Vì vậy, hơn lúc nào hết cần có những đánh giá khách quan và sâu sắc về tình hình thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại hiện nay, qua đó chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở nước ta. Từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam” là hết sức cần thiết. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ vấn đề lý luận về pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực hiện hiệu quả pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu được xác định như sau: - Nghiên cứu hệ thống nhằm làm rõ cơ sở lý luận về pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại; - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam; - Xây dựng những yêu cầu đặt ra và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm: - Các quan điểm, lý luận khoa học về pháp luật nói chung và pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại nói riêng; - Các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại của Việt Nam; - Thực tiễn thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại tại Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án chủ yếu nghiên cứu những vấn đề liên quan đến pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. - Về thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu trong giai đoạn 2011-2016. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu luận án, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phương pháp duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử được vận dụng nghiên cứu trong toàn bộ các chương của luận án. Đây là phương pháp khoa học được vận dụng nghiên cứu trong toàn bộ luận án để đánh giá khách quan sự hoàn thiện của pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp thống kê được luận án sử dụng nghiên cứu làm rõ nội dung đề tài luận án...Để hoàn thành mục đích nghiên cứu, luận án có sự 4 kết hợp giữa các phương pháp trong từng phần của luận án; trong đó, phương pháp phân tích và tổng hợp, là những phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong luận án. Cụ thể: Phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi nghiên cứu Chương 1 để nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu về pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại, xác định những kết quả đã nghiên cứu liên quan được luận án kế thừa, xác định những vấn đề liên quan đến đề tài mà các công trình nghiên cứu trước đó còn bỏ ngỏ cần nghiên cứu bổ sung, phát triển. Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp luật học so sánh, đối chiếu được sử dụng trong Chương 2 khi nghiên cứu một số vấn đề lý luận về pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại. Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh… được sử dụng trong Chương 3 để làm rõ thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. Phương pháp quy nạp, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp được sử dụng trong Chương 4 khi trình bày các yêu cầu đặt ra và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm ở Việt Nam. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Đây được coi là công trình chuyên khảo đầu tiên, nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại. Nôi dung của luận án là những đánh giá, phân tích và đề xuất có tính thực tiễn và ứng dụng nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại. Một số đóng góp về mặt khoa học của luận án là: 5 Một là, giải quyết thỏa đáng những vấn đề mang tính lý luận của pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại bằng việc phân tích một cách có hệ thống các khái niệm: “an toàn thực phẩm”; “hoạt động thương mại”; “an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại”; “pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại”,... Bên cạnh đó, luận án còn phân tích và làm rõ vai trò của pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại đối với đời sống xã hội, phân tích, chỉ rõ nội dung cơ bản của pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại. Hai là, trên cơ sở phân tích thực trạng và thực tiễn thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại Việt Nam, luận án đã rút ra những ưu điểm, hạn chế, thành công và bất cập của pháp luật cũng như thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. Đồng thời, chỉ ra được nguyên nhân của những bất cập, hạn chế đó. Ba là, luận giải và đề xuất cụ thể các giải pháp nhằm đáp ứng được yêu cầu về bảo đảm an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại. Luận án đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và thực hiện hiệu quả pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. Những giải pháp này được xây dựng trên cơ sở những luận cứ khoa học được luận giải một cách sâu sắc về lý luận và thực tiễn của pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận quan trọng có liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm và pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại, vấn đề cần có sự nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống. 6 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Thực trạng và thực tiễn pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam trong thời gian qua, ngoài những kết quả đạt được cũng đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Điều này xuất phát từ lý do là hệ thống các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại hiện tại chưa thực sự động bộ, thống nhất và khả thi, thực tế thực hiện pháp luật của Việt Nam chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy những kết quả nghiên cứu, đặc biệt là những giải pháp mà luận án đưa ra có ý nghĩa quan trọng trong việc sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại của Việt Nam. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn đóng góp vào việc thực hiện có hiệu quả pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại trên thực tiễn ở nước ta hiện nay, góp phần vào công cuộc bảo đảm an toàn thực phẩm. 7. Nội dung nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận án gồm những nội dung chính như sau: Chương1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu; Chương 2: Một số vấn đề lý luận về an toàn thực phẩm và pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại; Chương 3: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại Việt Nam và thực tiễn thực hiện; Chương 4: Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề bảo đảm ATTP là vấn đề hết sức nhức nhối trong xã hội. Do vậy, thời gian gần đây vấn đề này cũng được một số học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu trên những bình diện khác nhau. Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp cận các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án, nghiên cứu sinh tổng quan tài liệu theo các vấn đề về lý luận, thực tiễn và giải pháp, kiến nghị. 1.1.1. Các nghiên cứu lý luận về pháp luật an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại - Các nghiên cứu về an toàn thực phẩm: Liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm, một số công trình đã đề cập đến các khái niệm như: thực phẩm, vệ sinh thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, ô nhiễm thực phẩm, chất lượng thực phẩm,... Ngoài ra, các nghiên cứu này còn đề cập đến các yếu tố và nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của bảo đảm an toàn thực phẩm đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội, các công trình có thể kể đến là: Giáo Trình “Vệ sinh và an toàn thực phẩm” của TS. Phạm Đức Lượng - TS. Phạm Minh Tâm (2004), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; “An toàn thực phẩm” của PGS.TS Trần Đáng (2008), nhà xuất bản Hà Nội; Giáo trình “Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm”, Nhà xuất bản Giáo dục (2009); Giáo trình “Vệ sinh an toàn thực phẩm” của tác giả Lê Thị Hồng Ánh (2017), Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Cuốn sách “An toàn thực phẩm nông sản, một số hiểu biết về sản phẩm, hệ thống sản suất, phân phối và chính sách của nhà nước”, của PGS.TS Phạm Vũ Hải - TS Đào Thế Anh (2016). Các công trình này đã đề cập đến những vấn đề lý luận về an toàn 8 thực phẩm dưới góc độ thực phẩm học. Các khái niệm về thực phẩm, về an toàn thực phẩm và vệ sinh thực phẩm được các tác giả phân tích và đề cập. Đặc biệt cuốn giáo trình “Vệ sinh an toàn thực phẩm” của tác giả Lê Thị Hồng Ánh đã đề phân tích một cách căn bản về tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với con người. Công trình “An toàn thực phẩm nông sản, một số hiểu biết về sản phẩm, hệ thống sản suất, phân phối và chính sách của nhà nước” của PGS.TS Phạm Vũ Hải - TS Đào Thế Anh đã phân tích khái niệm “an toàn thực phẩm” một cách sâu sắc khi đi từ các khái niệm về thực phẩm bẩn và thực phẩm không an toàn. Ngoài các nghiên cứu của các tác giả trong nước, ở nước ngoài có các nghiên cứu liên quan như: Food Safety: Theory and Practice (an toàn thực phẩm: lý thuyết và thực tiễn) của Jones & Bartlett (2011). Công trình này tập trung phân tích nguy cơ của các tác nhân gây mất an toàn thực phẩm đối với hàng hóa thực phẩm khác nhau cũng như những tiến bộ của khoa học và công nghệ trong việc kiểm soát nguy cơ đó; Food safety: The Science of Keeping Food Safe (An toàn thực phẩm: Khoa học về giữ an toàn thực phẩm), của giáo sư Ian C.Shaw (2013). Nghiên cứu này tiếp cận vấn đề an toàn thực phẩm từ nguồn gốc của các yếu tố gây mất an toàn thực phẩm, một số khái niệm liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm,.. Vấn đề an toàn thực phẩm được các nghiên cứu trên đề cập dưới góc độ thực phẩm học, đó là cơ sở để nghiên cứu sinh tiếp thu và vận dụng để xây dựng khái niệm an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại dưới góc độ khoa học pháp lý. - Các nghiên cứu về pháp luật ATTP nói chung, trong đó có nội dung về pháp luật ATTP trong hoạt động thương mại: Pháp luật là công cụ quan trọng để nhà nước quản lý các vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội. ATTP là một thực tế xã hội, khi đặt nó lên lăng kính nghiên cứu có nhiều cách tiếp cận có thể được sử dụng để đi sâu vào vấn 9 đề. Dưới góc lăng kính khoa học pháp lý và góc độ lý luận pháp luật, vấn đề ATTP được một số nhà nghiên cứu đề cập và phân tích, có thể kể đến các công trình nghiên cứu trong nước sau: + Tham luận“Các điều kiện cần và đủ nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới, của tác giả Lê Doãn Diện, tại Hội thảo về Dự án Luật ATTP do Ủy Ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tổ chức ngày 07/09/2009 tại Hà Nội. Trong tham luận của mình, tác giả nghiên cứu việc xây dựng thế chế quản lý ATTP ở một số nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Úc,... và tổng kết một số kinh nghiệm trong hoạt động này. Bên cạnh đó, tác giả còn nêu lên những điều kiện cần và đủ trong việc quản lý ATTP ở Việt Nam như: quản lý ATTP phải theo phương châm phòng ngừa và có hệ thống, quản lý ATTP phải được thực hiện từ nguồn và trong suốt quá trình, việc quản lý ATTP phải được phân chia bốn công đoạn với bốn đối tượng là: công đoạn sản xuất nguyên liệu, công đoạn chế biến thực phẩm, công đoạn dịch vụ thương mại, công đoạn tiêu dùng thực phẩm. Vấn đề an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại đã được tác giả đề cập đến tuy nhiên chỉ dừng lại ở khía cạnh quản lý nhà nước. Những vấn đề liên quan đến pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại chưa được tác giả đề cập và phân tích một cách rõ nét. + Luận văn thạc sỹ luật học “Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về ATTP”, của học viên Nguyễn Ngân Giang (2012), Khoa Luật, Đại Học Quốc gia Hà Nội. Luận văn này đã nêu lên những vấn đề pháp lý chung về ATTP như: Khái niệm pháp luật về ATTP, các khái niệm về thực phẩm, về ATTP, ngộ độc thực phẩm, điều kiện bảo đảm ATTP, các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP,...; Vai trò và ý nghĩa của các quy định pháp luật nhằm bảo đảm ATTP; Vai trò và trách nhiệm của nhà nước, người tiêu dùng, chủ thể kinh doanh, sản xuất, chế biến thực phẩm trong việc bảo đảm ATTP; 10 Mô tả một số hành vi bị cấm và sẽ bị cấm được quy định trong pháp luật về ATTP. Trong luận văn, tác giả đã đề cập đến một số vấn đề lý luận về pháp luật ATTP nói chung, đặc biệt là các khái niệm liên quan đến pháp luật về ATTP. Tuy nhiên, công trình mới chỉ dừng lại ở những vấn đề lý luận về pháp luật ATTP, những vấn đề liên quan đến ATTP trong hoạt động thương mại chưa được nêu lên và giải quyết. + Luận văn thạc sĩ luật học “Thực hiện pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay”, của học viên Nhâm Thúy Lan (2012), Đại học Luật Hà Nội. Luận văn đã đề cập đến một số vấn đề lý luận liên quan đến thực hiện pháp luật về ATTP như: khái niệm về thực hiện pháp luật ATTP, các hình thức thực hiện pháp luật về ATTP,... Vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật ATTP nói chung đã được tác giả đề cập, phân tích, tuy nhiên, trong luận văn chưa đề cập đến vấn đề thực hiện pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại. + Luận văn thạc sỹ luật học “Pháp luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam”, của học viên Đặng Công Hiến (2012), Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã đề cập và phân tích một số khái niệm liên quan như: thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát VSATTP nói chung và kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại nói riêng, khái niệm pháp luật về kiểm soát VSATTP trong hoạt động thương mại,... Những vấn đề lý luận mà luận văn này đặt ra mới chỉ dừng lại ở góc độ kiểm soát ATTP trong hoạt động thương mại, đi sâu vào vấn đề quản lý nhà nước về ATTP trong hoạt động thương mại. Những vấn đề lý luận khác của pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại chưa được giải quyết. Một số công trình nghiên cứu dưới góc độ lý luận về pháp luật ATTP nói chung và pháp luật về ATTP trong hoạt động thương mại nói riêng ở nước 11 ngoài cũng được ấn hành. Trong các công trình này, các tác giả chủ yếu đánh giá về tầm quan trọng của các quy định pháp luật về ATTP đối với sức khỏe và tính mạng con người, đi sâu phân tích, lý giải mối quan hệ giữa thuận lợi hóa thương mại và các yêu cầu về bảo đảm ATTP trong thương mại hàng thực phẩm, trách nhiệm của nhà sản suất kinh doanh thực phẩm đối với người tiêu dùng,... Đó là những luận điểm có giá trị tham khảo đối với đề tài luận án này. Một số công trình ở nước ngoài liên quan đến vấn đề này có thể kể đến: + “Food Regulation and Trade: Toward a Safe and Open Global Food SystemPaperback” (Quy định đối với thực phẩm và thương mại: Hướng tới hệ thống thực phẩm toàn cầu mở và an toàn), của Donna Roberts, David Orden, Tim Josling (2004). Các tác giả đã chỉ rõ việc bảo vệ sự an toàn cho nguồn cung cấp thực phẩm của một quốc gia, bảo đảm chất lượng và cung cấp thông tin cho người tiêu dùng để họ có thể đưa ra các lựa chọn khi mua thực phẩm được chấp nhận rộng rãi như là nghĩa vụ chung của các chính phủ. Tuy nhiên, sự khác biệt trong cách thức các chính phủ thực hiện các nghĩa vụ này có thể dẫn đến xung đột thương mại. Các chính phủ cần xử lý những xung đột thương mại hàng thực phẩm theo cách duy trì các tiêu chuẩn ATTP và niềm tin của công chúng vào đó, trong khi vẫn phải bảo đảm cho sự phát triển của thương mại tự do. Công trình xem xét các quy định về ATTP trong bối cảnh toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại hiện nay. Từ việc phân tích các nguyên nhân cơ bản của những cuộc xung đột thương mại và chỉ ra các bước có thể thực hiện để bảo đảm rằng ATTP và thương mại trở nên tương thích nhất và cùng hỗ trợ nhau hiệu quả nhất. + “Nutraceutical and Functional Food Regulations in the United States and Around the World (Quy Định về Thực phẩm dinh dưỡng và thực phẩm chức năng của Hoa Kỳ và Trên thế giới), Debasis Bagchi (2008). Công trình nghiên cứu sự khác biệt giữa các quy định của các quốc gia khác nhau về thực 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan