Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật và thực hiện bảo vệ quyền của lao động nữ việt nam đi làm việc malaysi...

Tài liệu Pháp luật và thực hiện bảo vệ quyền của lao động nữ việt nam đi làm việc malaysia theo hợp đồng

.PDF
107
4
136

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HOÀI LINH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN BẢO VỆ QUYỀN CỦA LAO ĐỘNG NỮ VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở MALAYSIA THEO HỢP ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội, 2021 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HOÀI LINH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN BẢO VỆ QUYỀN CỦA LAO ĐỘNG NỮ VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở MALAYSIA THEO HỢP ĐỒNG Chuyên ngành: Luật Quốc tế Mã số: 8380101.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS.NGUYỄN THỊ XUÂN SƠN Hà Nội, 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên Nguyễn Thị Hoài Linh i LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên TS. Nguyễn Thị Xuân Sơn đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành Luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn cácthầy cô giáo trong Bộ môn Luật Quốc tế cùng thầy cô của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo kiến thức, kỹ năng trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện Luận văn tại Khoa Luật. Mặc dù đã có nhiều cố gắng hoàn thiện Luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý chân thành của Quý thầy cô để Luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. Học viên Nguyễn Thị Hoài Linh ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Bộ luật Lao động BLLĐ Bộ luật dân sự BLDS Hợp đồng lao động HĐLĐ Lao động LĐ Người lao động NLĐ Người sử dụng lao động NSDLĐ Lao động nữ LĐN Công ước quốc tế về bảo vệ người lao ICRMW động di trú và thành viên gia đình của họ Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân CEDAW biệt đối xử chống lại phụ nữ Tổ chức Lao động Quốc tế ILO iii MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục các chữ viết tắt PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LAO ĐỘNG NỮ VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở MALAYSIA THEO HỢP ĐỒNG ................................................................ 8 1.1. Khái quát chung về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ................................................................... 8 1.1.1. Khái niệm và một số thuật ngữ ......................................................... 8 1.1.2. Tầm quan trọng của hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.............................................................. 12 1.1.3. Đặc điểm hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ................................................................................................. 14 1.2. Lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở Malaysia theo hợp đồng............ 16 1.2.1. Khái niệm lao động nữ và bảo vệ lao động nữ ............................... 16 1.2.2. Khái niệm pháp luật về bảo vệ lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.................................................................................. 19 1.2.3. Nguyên tắc bảo vệ lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ................................................................................................... 20 1.2.4. Đặc điểm của LĐN Việt Nam đi làm việc ở Malaysia theo hợp đồng. 26 1.2.5. Hợp đồng cung ứng lao động đi làm việc ở nước ngoài ................ 28 1.2.6. Các hình thức đi làm việc ở Malaysia theo hợp đồng của LĐN Việt Nam .................................................................................................. 30 1.3. Sự cần thiết trong việc bảo vệ quyền lợi của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở Malaysia ..................................................................................... 30 iv 1.3.1. Bảo vệ quyền lợi của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở Malaysia nhằm phát huy nhân tố con người, thể hiện tinh thần nhân đạo và đảm bảo công bằng xã hội ....................................................................................... 30 1.3.2. Lao động nữ đi làm việc ở Malaysia theo hợp đồng là lực lượng có đóng góp to lớn vào sự phát triển của kinh tế - xã hội chung của đất nước . 31 1.3.3. Lao động nữ đi làm việc ở Malaysia theo hợp đồng đã, đang và sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ rủi ro....................................................... 32 Tiểu kết Chương 1 ........................................................................................... 33 Chương 2: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ LAO ĐỘNG NỮ ĐI LÀM VIỆC Ở MALAYSIA THEO HỢP ĐỒNG.. 34 2.1. Vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở Malaysia theo hợp đồng ................................................ 34 2.2. Pháp luật quốc tế về bảo vệ lao động nữ đi làm việc ở Malaysia......... 34 2.2.1. Khái quát pháp luật quốc tế về bảo vệ lao động nữ di trú .............. 34 2.2.2. Nội dung một số Công ước của ILO về bảo vệ lao động nữ di trú 37 2.2.3. Nội dung một số Công ước của Liên Hợp Quốc về bảo vệ lao động nữ di trú ..................................................................................................... 39 2.2.4. Pháp luật Malaysia về việc bảo vệ lao động nữ nước ngoài .......... 41 2.3. Pháp luật Việt Nam về bảo vệ lao động nữ đi làm việc ở Malaysia theo hợp đồng....................................................................................................... 46 2.3.1. Lược sử pháp luật Việt Nam về bảo vệ lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng......................................................................... 46 2.3.2. Nguyên tắc bảo vệ quyền của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng......................................................................... 49 2.3.3. Nội dung pháp luật Việt Nam về bảo vệ lao động nữ đi làm việc ở Malaysia theo hợp đồng ............................................................................ 54 v 2.3.4. Biện pháp bảo vệ LĐN Việt Nam đi làm việc ở Malaysia theo hợp đồng........................................................................................................... 64 2.3.5. Đánh giá pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của lao động nữ đi làm việc ở Malaysia theo hợp đồng .......................................................... 65 Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................... 68 Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO VỆ QUYỀN CỦA LAO ĐỘNG NỮ VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở MALAYSIA THEO HỢP ĐỒNG .......................................... 69 3.1. Thực trạng thực thi pháp luật về bảo vệ quyền của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở Malaysia ........................................................................ 69 3.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở Malaysia........................ 69 3.1.2. Những thành tựu trong thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền của LĐN Việt Nam đi làm việc ở Malaysia .................................. 75 3.1.3. Những hạn chế trong thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền của LĐN Việt Nam đi làm việc ở Malaysia .................................. 78 3.2. Một số giải pháp nhằm bảo vệ quyền của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở Malaysia theo hợp đồng .................................................................... 81 3.2.1. Những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ lao động nữ đi làm việc ở Malaysia theo hợp đồng ...................... 81 3.2.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở Malaysia theo hợp đồng .......... 84 3.2.3. Một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở Malaysia theo hợp đồng ................. 89 Tiểu kết chương 3............................................................................................ 94 KẾT LUẬN CHUNG ...................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 96 vi PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Malaysia được xem là thị trường lao động phù hợp với phần đông lao động nông thôn Việt Nam, đặc biệt là lao động miền núi, lao động các dân tộc thiểu số.Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang làm việc tại quốc gia này từ năm 2002. Đến nay, đã có hàng trăm nghìn lượt lao động sang đây làm việc. Năm 2018, có hơn 1.100 lao động nước ta sang làm việc tại thị trường này, với hơn một nửa trong số này là LĐN. Để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ nước ngoài làm việc tại Malaysia, Chính phủ nước này đã ban hành một số chính sách và quy định mới áp dụng đối với lao động nước ngoài làm việc tại Malaysia. Theo đó, từ ngày 1-1-2019, lao động nước ngoài sẽ được tham gia bảo hiểm xã hội tại Malaysia. NSDLĐ sẽ phải làm thủ tục cho lao động tham gia bảo hiểm. Theo quy định của Malaysia, các chi phí về kiểm tra an ninh (ISC), khám sức khỏe online, visa sẽ do NSDLĐ chịu nếu NLĐ vượt qua được các kỳ kiểm tra. Trường hợp NLĐ bị loại khi kiểm tra ISC hoặc khám sức khỏe online, NLĐ phải chịu chi phí các dịch vụ đã thực hiện. Về lao động xây dựng, Chính phủ Malaysia sẽ chỉ định một số Trung tâm đào tạo và đánh giá tay nghề lao động xây dựng tại nước phái cử để đánh giá tay nghề của lao động xây dựng trước khi đi làm việc tại Malaysia. Việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong đó có Malaysia luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, đặc biệt là quản lý, bảo vệ LĐN vì đây là đối tượng thuộc nhóm dễ bị tổn thương, dễ bị xâm phạm đến quyền và lợi ích, nhất là khi đi làm việc ở nước ngoài. LĐN có những đặc thù riêng cần sự điều chỉnh cụ thể hơn nữa nhưng cho đến nay vẫn chưa có một văn bản luật chính thức nào quy định riêng bảo vệ quyền lợi cho LĐN khi làm việc ở nước ngoài. Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, Bộ luật lao động 2012 cũng như nhiều nghị định thông tư liên quan vẫn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế và dường như chưa đủ khả năng để giải quyết, khắc phục triệt để khiến cho những vấn đề khó khăn đã tồn tại trong nhiều năm qua, ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách 1 của Nhà nước trong lĩnh vực đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài trong đó có Malaysia, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Malaysia trong lĩnh vực này cũng như việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, đặc biệt là LĐN. Trong năm 2017, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006, có thể thấy các nhà lập pháp của Việt Nam đã nhận rõ những vướng mắc, khó khăn sau 10 năm ban hành, thực hiện Luật này và những đòi hỏi cấp thiết trong việc nghiên cứu, sửa đổi bổ sung các quy định không còn phù hợp với thực tiễn. Người LĐN Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cần phải được quan tâm đúng mức và bảo vệ đặc biệt. Điều này vừa có ý nghĩa đảm bảo về mặt kinh tế cho NLĐ nữ vừa có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Do vậy vấn đề nghiên cứu để làm rõ các khía cạnh pháp lý liên quan đến quyền lợi và bảo vệ quyền lợi của LĐN Việt Nam khi làm việc ở Malaysia là một nhu cầu thực tế và hết sức cần thiết. Công tác bảo vệ LĐN Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể tuy nhiên thực tế vẫn còn vướng nhiều hạn chế, bất cập và tồn tại nhiều điểm nóng như tình trạng NLĐ bị lừa đảo xuất khẩu lao động, bị thu phí dịch vụ, tiền môi giới quá cao so với quy định, không được giáo dục định hướng trước khi xuất khẩu hoặc giáo dục định hướng không đến nơi đến chốn, công việc, thời gian, tiền lương lao động hông đúng như trong hợp đồng, tình trạng lao động không có việc làm hay tình trạng NLĐ bị chủ đánh đập, chửi bới, lăng mạ, bị xâm hại tình dục… Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do hệ thống quy định pháp luật hiện hành của nước ta còn nhiều sơ hở, chưa phù hợp với thực tiễn, NLĐ thiếu hiểu biết pháp luật, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, cá nhân đưa NLĐ đi làm việc nước ngoài cố tình làm trái quy định pháp luật, việc quản lý hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài của các cơ quan quản lý nhà nước còn lỏng lẻo, chưa nghiêm minh. Xuất phát từ những lý do trên tác giả đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật và thực tiễn bảo vệ quyền của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở Malaysia theo hợp đồng” để làm Luận văn thạc sĩ cho mình nhằm nghiên cứu những vấn đề pháp luật về quyền của lao động nữ đi làm 2 việc ở Malaysia, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật để từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài nói chung và Malaysia nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu Hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, với sự phát triển trong nhiều năm gần đây cũng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, luật gia cũng như toàn thể cộng đồng. Do vậy, ở Việt Nam thời gian qua cũng đã có một số đề tài nghiên cứu khoa học đề cập đến lĩnh vực này, tiêu biểu như: - Luận văn thạc sỹ luật học (2010), “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”, của Lô Thị Phương Châm - học viên chuyên ngành Luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội. - Luận văn thạc sỹ luật học (2011),“Bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước hữu quan”, của Hoàng Kim Khuyên – học viên chuyên ngành Luật Quốc tế, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. - Luận văn thạc sỹ luật học (2013), “Pháp luật về bảo vệ quyền lợi của lao động nữ Việt Nam khi làm việc ở nước ngoài”, của Hà Thị Nguyệt Quế – học viên chuyên ngành Luật Quốc tế, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội - Luận văn thạc sỹ luật học (2014), “Hoàn thiện pháp luật về quyền của người lao động di trú ở Việt Nam”, của Bùi Thị Hòa – học viên chuyên ngành Pháp luật về quyền con người, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. - Luận văn thạc sỹ luật học (2017), “Pháp luật và thực tiễn bảo vệ quyền của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”, của Lưu Tuấn Anh – học viên chuyên ngành Luật Quốc tế, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. - Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Lao động di trú trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội, 2011. - Trung tâm Quyền con người – Quyền công dân thuộc Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, PGS.TS Lê Thị Hoài Thu (Chủ biên), Bảo đảm 3 quyền con người trong pháp luật lao động Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013. Ngoài ra, còn có một số công trình đề cập tới các vấn đề lao động di cư dưới góc độ pháp lý như: - TS. Nguyễn Thi Hồng Bích (2007): “Xuất khẩu lao động của một sốnước Đông Nam kinh nghiệm và bài học”, trung tâm nghiên cứu quốc tế Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. Đưa ra các nội dung về tình hình xuất khẩu laođộng và lao động di trú tại các nước Đông Nam trong đó có Việt Nam và kinhnghiệm, bài học quản lý của một số nước trên thế giới. - Luận văn thạc sỹ luật học (2009), “Giải quyết tranh chấp về đưa ngườilao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài”, của Nguyễn Thị Như Quỳnh - học viên chuyên ngành Luật Kinh tế, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. - Luận văn thạc sỹ luật học (2019), “Pháp luật về quyền của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Trị”, của Võ Thị Thanh Bình - học viên chuyên ngành Luật Kinh tế, Trường Đại học Luật, Đại học Huế. Nghiên cứu tập trung và khía cạnh giải quyết tranh chấp về hợp đồng lao độngđi làm việc tại nước ngoài. - Luận văn thạc sỹ luật học (2011), “Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam”, của Trần Thu Hiền, học viên chuyên ngành Luật Kinh tế, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nội dung luận văn là bảo đảm quyền của lao động di trú nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. - Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, “Lao động di trú trong pháp Luật quốc tế và pháp luật Việt Nam”, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2011. Đề cập đến một số vấn đề lý luận về lao động di trú theo pháp luật. Các công trình nghiên cứu nước ngoài: - ILO (2008), Women and men migrant workers: Moving towards equal rights and opportunities. 4 - The Committee on the Elimination of Discrimination against Women (2006), Concluding Comments of the Committee on the Elimination of Discrimination Against Women. - ILO (2019), Malaysia: Review of admission and recruitment practices of Indonesian workers in the plantation and domestic work sectors and related recommendations. - ILO (2019), Business responsibility on preventing and addressing forced labour in Malaysia. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chủ yếu đề cập một cách tổng quát đến hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này chứ chưa có nhiều đề tài nghiên cứu riêng và sâu sắc về việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở một quốc gia cụ thể như Malaysia. Trên cơ sở phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam và nghiên cứu nội dung một số Công ước tiêu biểu về lao động di trú, Luận văn đưa ra những nhận xét, đánh giá của tác giả về hiệu quả thực thi của pháp luật Việt Nam và mức độ hội nhập của pháp luật Việt Nam với pháp luật nhân quyền quốc tế trong việc bảo đảm quyền của lao động nữ đi làm việc ở Malaysia, từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam, nâng cao hiệu quả bảo vệ lao động nữ đi làm việc ở Malaysia theo hợp đồng. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục tiêu nghiên cứu Góp phần nghiên cữu, kiến nghị, hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng qua nghiên cứu thực tiễn tại Malaysia. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ di trú. - Tổng quan và đánh giá những bất cập của pháp luật Việt Nam hiện hành trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở Malaysia theo hợp đồng. 5 - Làm rõ những vấn đề lý luận về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. - Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở Malaysia theo hợp đồng. 4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Pháp luật quốc tế về lao động di trú và pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ đi làm việc ở Malaysia theo hợp đồng và thực trạng hiện nay. * Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định cơ bản của pháp luật quốc tế mà chủ yếu là một số Công ước của Liên Hợp Quốc và ILO liên quan đến bảo vệ quyền của lao động nữ di trú; những quy định cơ bản của pháp luật Malaysia về bảo vệ quyền lợi của lao động nữ, pháp luật Việt Nam và thực trạng, trong đó tập trung chủ yếu ở những quy định cơ bản liên quan đến bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ đi làm việc ở Malaysia theo hợp đồng. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật để phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu chính để giải quyết vấn đề được sử dụng trong luận văn bao gồm: tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh. 6. Những đóng góp của luận văn - Đánh giá những bất cập của pháp luật Việt Nam hiện hành trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở Malysia theo hợp đồng. - Phân tích, đánh giá các quy định pháp luật quốc tế liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ di trú. 6 - Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ đi làm việc ở Malaysia theo hợp đồng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần: Mở đầu; Kết luận; Lời cam đoan; Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn được chia thành 3 Chương: Chương 1: Tổng quan về lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở Malaysia theo hợp đồng; Chương 2: Pháp luật Quốc tế và pháp luật Việt Nam về bảo vệ lao động nữ đi làm việc ở Malaysia theo hợp đồng; Chương 3: Thực trạng thực thi pháp luật và một số giải pháp nhằm bảo vệ quyền của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở Malaysia theo hợp đồng. 7 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LAO ĐỘNG NỮ VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở MALAYSIA THEO HỢP ĐỒNG 1.1. Khái quát chung về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 1.1.1. Khái niệm và một số thuật ngữ Giống như nhiều quốc gia khác khi trải qua quá trình phát triển kinh tế, xã hội nhanh chóng, trong vòng 30 năm trở lại đây Việt Nam đã chứng kiến sự tăng theo cấp số nhân của dòng người di cư trong nước và quốc tế. Có nhiều lý do dẫn tới hiện tượng này, nhưng lý do kinh tế vẫn là nguyên nhân chủ yếu. Di cư vừa là động lực thúc đẩy lại vừa là kết quả của sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Có nhiều quan điểm khác nhau về ý nghĩa của thuật ngữ “di cư” hay là “di dân”. Theo từ điển đa ngôn ngữ dân số học của Liên Hợp quốc năm 1958 thì “di dân” có ý nghĩa phản ánh sự thay đổi tương đối về nơi cư trú hay chỗ ở của dân cư. Theo một số chuyên gia dân số học thì di dân là hình thức di chuyển về địa lý hay không gian kèm theo sự thay đổi về nơi ở thường xuyên giữa các đơn vị địa lý xác định. Theo đó, nó chỉ bao gồm sự dịch chuyển của cư dân khi gắn với sự thay đổi chỗ ở thường xuyên của con người về mặt địa lý, bao hàm cả sự di dân LĐ quốc tế và di dân LĐ trong nước nhằm mục đích tìm kiếm việc làm. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện tượng LĐ của nước này, vùng lãnh thổ này đi làm việc cho người sử dụng LĐ nước khác, vùng lãnh thổ khác là một quy luật tất yếu và ngày càng trở nên phổ biến trong đó có Việt Nam. Thuật ngữ “hợp tác LĐ”cũng từ đó mà xuất hiện để chỉ những người LĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, nó gắn với hoạt động đưa LĐ và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài giữa các nước XHCN. Cho đến nay, thuật ngữ này không được sử dụng thường xuyên để chỉ hoạt động đưa người LĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bởi “hợp tác LĐ” có nội hàm tương đối rộng bao hàm cả việc người LĐ di rời lãnh thổ đi làm việc ở nước ngoài và cả LĐ làm việc cho chủ sử dụng LĐ nước ngoài qua trung gian của nước thứ 3, vì vậy 8 thuật ngữ này chưa phản án hếtbản chất thực sự của hoạt động đưa người LĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Một thuật ngữ đang được sử dụng phổ biến, thông dụng trong giao tiếp và trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay để chỉ hoạt động chuyển dịch LĐ từ quốc gia này sang quốc gia khác (chủ yếu qua các doanh nghiệp được cấp giấy phép đưa LĐ đi làm việc ở nước ngoài) đó là thuật ngữ “xuất khẩu lao động”.Cùng với đó đã hình thành nên một số thuật ngữ có liên quan như “nước xuất khẩu lao động”, “nước nhập khẩu lao động”… Theo quan điểm của nhiều chuyên gia pháp luật, dân số học và người dân thì thuật ngữ “xuất khẩu LĐ” được thừa nhận sử dụng phổ biến là do: Thứ nhất, người LĐ rời khỏi lãnh thổ Việt Nam (nước xuất khẩu lao động) để đi làm việc cho một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác (nước nhập khẩu lao động) nên có xuất nhập khẩu LĐ; Thứ hai, thuật ngữ này đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ sử dụng trong cấu trúc câu văn và đang được quen dùng... trong những năm gần đây nên dễ được chấp nhận và sử dụng phổ biến hơn; Thứ ba, có sự tồn tại của thị trường LĐ quốc tế bên cạnh các thị trường hàng hoá khác nên sẽ có hoạt động xuất nhập khẩu LĐ trên thị trường này; Thứ tư, đối tượng xuất nhập đây ở đây là sức LĐ - là một loại hàng hoá đặc biệt. Vì là hàng hóa nên phải tuân theo quy luật của kinh tế của xuất nhập khẩu, có thể mua bán theo nhu cầu cung cầu của thị trường LĐ quốc tế nên sẽ có hoạt động xuất nhập khẩu sức LĐ (hay thường gọi là xuất nhập khẩu LĐ). Mặc dù sức LĐ cũng được xem như một loại hàng hóa, tuy nhiên đây không phải là một loại hàng hóa thông thường mà đó là tài sản vô hình tồn tại bên trong NLĐ và gắn liền với nhân thân, vì thế nên việc dùng cụm từ “xuất khẩu” có hàm ý coi sức LĐ như một loại hàng hóa thông thường có thể vận chuyển được dường như chưa phù hợp. Hơn nữa, cụm từ “xuất khẩu lao động” rất dễ gây hiểu lầm rằng NLĐ chính là hàng hóa có thể xuất khẩu được. Vì vậy, có lẽ trong các văn bản pháp luật chỉ nên sử dụng thuật ngữ “đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” là phù hợp và làm rõ bản chất của hoạt động này. 9 So với thuật ngữ “hợp tác LĐ” thì thuật ngữ này có ý nghĩa hẹp hơn và mang tính kinh tế thị trường hơn. Song về nội hàm chưa thể phản ánh đầy đủ bản chất của hoạt động đưa người LĐ đi làm việc ở nước ngoài - một hoạt động mang tính kinh tế - xã hội - ngoại giao rất đặc thù. Vì thế, dưới góc độ khoa học pháp lý và nhân văn việc sử dụng thuật ngữ trên có lẽ chưa chính xác và cần phải sử dụng một thuật ngữ khác phù hợp hơn. Một thuật ngữ chính thức được sử dụng song song với thuật ngữ “xuất khẩu lao động” trong Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006, đó là thuật ngữ“đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”. Theo Luật này và các văn bản hướng dẫn thì hoạt động đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hiểu là hoạt động cá nhân đi làm việc ở nước ngoài theo thoả thuận bằng hợp đồng cá nhân hoặc là hoạt động được tiến hành bởi các doanh nghiệp, tổ chức nhằm đưa NLĐ Việt Nam ra nước ngoài làm việc trên cơ sở sự thỏa thuận bằng văn bản giữa NLĐ và các doanh nghiệp, tổ chức được cấp phép tại Việt Nam. Kết quả của hoạt động này là các quan hệ LĐ được hình thành giữa NLĐ Việt Nam và doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài là NSDLĐ theo hợp đồng LĐ giữa các bên. Lần đầu tiên thuật ngữ “đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài” được sử dụng chính thức trong Nghị định số 370/HĐBT ngày 09/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc ban hành quy chế về đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Sau đó, Bộ luật lao động năm 1994, Bộ luật lao động năm 2019 được ban hành đã sử dụng thuật ngữ “đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài” và được sử dụng phổ biến trong các văn bản pháp luật của Việt Nam. Thuật ngữ“đưa ngườilao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài” thể hiện rõ hơn nội dung mang tính bản chất của vấn đề là đưa người LĐ Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài dước các hình thức khác nhau trên cơ sở các thoả thuận và Hiệp định quốc tế về hợp tác LĐ giữa các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ . Xét dưới góc độ khoa học pháp lý thì thuật ngữ trên phù hợp hơn và tiệm cận tới bản chất của hoạt động rất đặc biệt này so với các thuật ngữ khác. Vì thế , trong Luận văn này tác giả thống nhất sử dụng thuật 10 ngữ này để chỉ người LĐ Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở Malaysia theo hợp đồng. Ở cấp độ quốc tế, thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các văn kiện pháp lý quốc tế cũng như pháp luật của các quốc gia khác là “lao động di cư” hoặc “lao động di trú” (migrant workers). Trên thực tế, hai khái niệm “di trú” và “di cư” không có sự phân biệt rõ ràng, đều được dịch từ thuật ngữ “Migrant worker” nhưng khi dịch sang tiếng Việt có hai cách dịch khác nhau. Nhìn chung, về mặt ngôn ngữ, NLĐ di trú hay di cư được hiểu là NLĐ tạm thời di chuyển từ vùng này đến vùng khác trong phạm vi biên giới của một quốc gia hoặc là di chuyển từ quốc gia này đến quốc gia khác. Khái niệm NLĐ di trú theo Điều 2 của Công ước quốc tế về bảo vệ NLĐ di trú và thành viên gia đình của họ (ICRMW) định nghĩa: Người lao động di trú là một người đã, đang và sẽ làm một công việc có hưởng lương tại một quốc gia mà người đó không phải là công dân. Như vậy, có thể hiểu thuật ngữ này dùng để chỉ nhữngNLĐ từ nước này sang nước khác làm việc trong một thời gian nhất định, những NLĐ di trú thường không ở lại lâu dài tại quốc gia hoặc vùng nơi họ làm việc và thuật ngữ này không bao hàm NLĐ đến làm việc ở một nơi khác vẫn thuộc nước mà người đó là công dân bởi công ước là văn bản pháp lý quốc tế nên phạm vi điều chỉnh của công ước chỉ liên quan đến những vấn đề mang tính chất quốc tế, NLĐ di chuyển để làm việc trong phạm vi một quốc gia là vấn đề mang tính nội bộ của quốc gia đó nên không thuộc đối tượng điều chỉnh của Công ước. Nhìn chung, khái niệm “Lao động di trú” trong công ước mang tính đa dạng, không phụ thuộc vào NLĐ đó đi làm việc ở nước ngoài một cách hợp pháp thông qua hợp đồng với các doanh nghiệp, tổ chức hay qua hình thức bất hợp pháp, không được pháp luật quốc gia đó công nhận như vượt biên bằng đường bộ, đường thủy ra nước ngoài làm việc hoặc đi du lịch để tìm cách trốn ở lại. Điều này cho thấy Công ước chủ yếu quan tâm đến các biện pháp bảo vệ họ hơn là các biện pháp quản lý họ. Trong phạm vi của luận văn này, thuật ngữ “lao động di trú” và “lao động nữ di trú” (women migrant workers) cũng được sử dụng thay thế cho thuật 11 ngữ “lao động đi làm việc ở nước ngoài” và “lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài” trong một số tình huống nhất định. 1.1.2. Tầm quan trọng của hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài đã là một trong những giải pháp quan trọng mang lại nhiều lợi ích về Kinh tế, xã hội và quan hệ đối ngoại. Thứ nhất, hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài có vai trò đặc biệt trong hoạt động kinh tế. Trước hết, hoạt động này góp phần tăng thu nhập cho NLĐ. Đây là một công cụ hữu hiệu để thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta đặt ra về xóa đói, giảm nghèo, giảm tình trạng thất nghiệp. Năm 2020 là năm cuối thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Người đi LĐ ở nước ngoài có điều kiện giúp gia đình thoát khỏi đói nghèo cải thiện mức sống của bản thân và gia đình. Với thời hạn là 2-3 năm, có thể gia hạn thêm, mỗi NLĐ có thể tiết kiệm được một khoản thu nhập hàng tháng ít nhất gấp 2 lần so với công việc tương tự trong nước. Theo ước tính, mức lương bình quân hàng tháng của LĐ Việt Nam tại Nhật Bản dao động từ 25 - 30 triệu đồng, tại Đài Loan khoảng 10 triệu đồng, tại Hàn Quốc 23 - 30 triệu đồng, tại Singgapore từ 20 - 40 triệu đồng, tại Malaysia khoảng 10 triệu đồng quy đổi sang tiền Việt Nam. [17]. Bên cạnh những đóng góp trên, hoạt động này còn mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế do vậy rút ngắn khoảng cách giàu - nghèo giữa nước phát triển và nước đang phát triển. Đây cũng là một kênh đem lại một nguồn thu nhập quan trọng cho đất nước. Theo số liệu từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hàng năm, số tiền do NLĐ đi làm việc ở nước ngoài gửi về nước khoảng 2,7 – 3,3 tỷ USD cho thấy NLĐ đi làm việc ở nước ngoài hiện có nhiều đóng góp mang ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế Việt Nam thông qua lượng kiều hối gửi về nước. Thứ hai, về xã hội, có thể nói, hoạt động này giữ một vị trí rất quan trọng trong chương trình việc làm quốc gia, chủ yếu trong chiến lược giải 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan