Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phân vùng tổn thƣơng ngập lụt do biến đổi khí hậu khu đô thị trung tâm thành phố...

Tài liệu Phân vùng tổn thƣơng ngập lụt do biến đổi khí hậu khu đô thị trung tâm thành phố hồ chí minh.

.PDF
92
118
96

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN VÙNG TỔN THƢƠNG NGẬP LỤT DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU KHU ĐÔ THỊ TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Họ và tên sinh viên: PHẠM THỊ THU HUY Ngành: Hệ thống Thông tin Địa lý Niên khóa: 2013 – 2017 Tháng 6/2017 PHÂN VÙNG TỔN THƢƠNG NGẬP LỤT DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU KHU ĐÔ THỊ TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tác giả PHẠM THỊ THU HUY Khóa luận đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kĩ sƣ ngành Hệ thống Thông tin Địa lý Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Trần Thống Nhất Tháng 6 năm 2017 LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy TS. Trần Thống Nhất, phó trƣởng khoa Hệ thống thông tin và Viễn thám trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Thành Phố Hồ Chí Minh, thầy PGS.TS Nguyễn Kim Lợi trƣởng bộ môn GIS và tài nguyên, Trƣờng Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, ngƣời đã hƣớng dẫn tôi hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này. Cảm ơn thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian qua. Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy Ks Nguyễn Duy Liêm và các anh chị phòng Trung tâm nghiên cứu khí hậu, RCCC, quý thầy cô trƣờng đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh cùng với tập thể lớp DH13GI. Cảm ơn quý thầy cô, quý anh chị và các bạn về những kiến thức, kinh nghiệm và sự giúp đỡ chân tình đã dành cho tôi trong suốt bốn năm học tập tại trƣờng. Cuối cùng, con xin nói lời biết ơn sâu sắc nhất đến với cha mẹ, những ngƣời đã chăm sóc, nuôi dạy con thành ngƣời và luôn động viên tinh thần, hỗ trợ mọi thứ cho con để con yên tâm học tập. Phạm Thị Thu Huy Khoa Môi trƣờng và Tài nguyên Trƣờng Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Số điện thoại: 01654602888 Email: [email protected] i TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Phân vùng tổn thƣơng ngập lụt do biến đổi khí hậu khu đô thị trung tâm TP.HCM” đã đƣợc thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 3/2017 đến tháng 7/2017. Mục tiêu của đề tài bao gồm: (i) Xây dựng bộ tiêu chí ảnh hƣởng đến tính dễ bị tổn thƣơng ngập lụt do BĐKH và xác định trọng số cho các tiêu chí đó, (ii) Thành lập bản đồ cho các tiêu chí tổn thƣơng (phơi nhiễm, nhạy cảm, thích ứng), và (iii) Thành lập bản đồ tổn thƣơng cho từng quận. Phƣơng pháp tiếp cận của đề tài là thông qua bộ chỉ số tổn thƣơng ngập lụt do BĐKH với các chỉ tiêu đƣợc lựa chọn phù hợp với đặc thù riêng của TP.HCM, và phƣơng pháp tích hợp AHP – GIS tham vấn ý kiến chuyên gia. Nghiên cứu đã phân chia thứ bậc cho các yếu tố ảnh hƣởng đến ngập thành 2 cấp trong đó chỉ số tổn thƣơng ngập lụt đƣợc tính toán thông qua các yếu tố thuộc cấp 1 bao gồm mức độ phơi nhiễm, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng. Cấp 2 gồm các tiêu chí nhƣ: thay đổi cực đoan của các yếu tố về mặt tự nhiên thể hiện độ phơi nhiễm bao gồm lƣợng mƣa và nƣớc biển dâng; các tiêu chí về mật độ dân số, cơ sở hạ tầng giao thông, sử dụng đất, tỷ lệ thu gom rác thải thể hiện cho yếu tố nhạy cảm; khả năng thích ứng gồm tỷ lệ hộ gia đình văn hóa và chỉ số tăng trƣởng xanh. Qua nghiên cứu thấy đƣợc khả năng ngập lụt trên diện rộng của khu đô thị trung tâm TP.HCM vào năm 2050 là khá cao, nếu lƣợng mƣa đạt khoảng 1600 – 2300mm và mực nƣớc biển dâng 1,7m thì khoảng 75% diện tích toàn khu đô thị sẽ bị ngập cho trƣờng hợp không có đê bao. Tỷ lệ tổn thƣơng trung bình sẽ là 55,6% tƣơng ứng với 7.708,6 ha và mức độ tổn thƣơng cao là 2.574,4 ha, chiếm 18,6%, các khu vực còn lại vẫn có thể bị tổn thƣơng nhƣng ở mức độ thấp. Với từng mức độ tổn thƣơng khác nhau đề tài đã đề ra những biện pháp tƣơng ứng giúp giảm thiểu tình trạng ngập lụt và tổn thƣơng do ngập lụt gây ra. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... i TÓM TẮT............................................................................................................................ ii MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii DANH MỤC VIẾT TẮT..................................................................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................ vi DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................ viii CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 2 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................. 3 2.1. Tổng quan đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................. 3 2.1.1. Khái niệm TDBTT ................................................................................................ 3 2.1.2. Khái niệm BĐKH và ngập lụt ............................................................................... 5 2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu .................................................................................... 8 2.2.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................ 8 2.2.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 10 2.2.3. Kinh tế - xã hội .................................................................................................... 11 2.2.4. Tình hình BĐKH tại TP.HCM ............................................................................ 12 2.3. Tổng quan phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 14 2.3.1. Chỉ số TDBTT..................................................................................................... 14 2.3.2. Tích hợp GIS – AHP ........................................................................................... 17 2.4. Tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu............................................. 23 iii 2.4.1. Nghiên cứu trong nƣớc........................................................................................ 23 2.4.2. Nghiên cứu ngoài nƣớc ....................................................................................... 24 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................... 26 3.1. Dữ liệu ........................................................................................................................ 26 3.2. Phƣơng pháp ............................................................................................................... 37 3.2.1. Phƣơng pháp chuẩn hóa dữ liệu .......................................................................... 40 3.2.2. Phƣơng pháp tính trọng số AHP ......................................................................... 45 3.2.3. Ứng dụng GIS thành lập bản đồ phân vùng tổn ngập lụt do BĐKH .................. 46 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ, THẢO LUẬN .......................................................................... 49 4.1. Bộ tiêu chí và trọng số tiêu chí ................................................................................... 49 4.2. Bản đồ các yếu tố tổn thƣơng ..................................................................................... 49 4.2.1. Bản đồ phơi nhiễm (E) ........................................................................................ 49 4.2.2. Bản đồ nhạy cảm (S) ........................................................................................... 53 4.2.3. Bản đồ khả năng thích ứng (AC) ........................................................................ 57 4.2.4. Bản đồ tổn thƣơng ngập lụt do BĐKH khu vực trung tâm TP.HCM ................. 61 4.3. Đề xuất các biện pháp cho từng cấp độ tổn thƣơng ................................................... 65 4.3.1. Phơi nhiễm cao .................................................................................................... 65 4.3.2. Nhạy cảm cao ...................................................................................................... 65 4.3.3. Khả năng thích ứng thấp ..................................................................................... 66 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .......................................................................... 67 5.1. Kết luận....................................................................................................................... 67 5.2. Kiến nghị .................................................................................................................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 69 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 73 Phụ lục 1. PHIẾU KHẢO SÁT THAM VẤN Ý KIẾN CHUYÊN GIA .......................... 73 Phụ lục 2. BẢNG TRẢ LỜI CỦA CHUYÊN GIA ........................................................... 80 Phụ lục 3. BẢNG TÍNH TOÁN TRỌNG SỐ ................................................................... 81 iv DANH MỤC VIẾT TẮT AC Adaptive Capacity (Khả năng Thích ứng) ADB Asian Development Bank (Ngân hàng Phát triển châu Á) AHP Analytic Hierarchy Process (Tiến trình phân tích thứ bậc) BĐKH Biến đổi khí hậu CI Consistency Index (Chỉ số nhất quán) CR Consistency Ratio (Tỷ số nhất quán) CSHT Cơ sở hạ tầng DEM Digital Elevation Model (Mô hình độ cao số) E Exposure (Phơi nhiễm) FVI Flood Vulnerability Index (Chỉ số tổn thƣơng lũ) GĐVH Gia đình văn hóa MCA Multi- Criteria Analysis (Phân tích đa tiêu chí) MCE Multi- Criteria Evaluation (Đánh giá đa tiêu chí) NBD Nƣớc biển dâng RI Random Index (Chỉ số ngẫu nhiên) S Sensitive (Nhạy cảm) SDĐ Sử dụng đất TDBTT Tính dễ bị tổn thƣơng TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTX Tăng trƣởng xanh UBND Ủy Ban Nhân Dân v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tổng hợp các định nghĩa về tính DBTT ......................................................... 3 Bảng 2.2 Kịch bản NBD xét cho toàn khu vực biển Đông ............................................ 7 Bảng 2.3 Kịch bản mƣa xét cho khu vực TP.HCM ........................................................ 8 Bảng 2.4 Phân loại tầm quan trọng tƣơng đối của Saaty ............................................. 19 Bảng 2.5 Ma trận so sánh của các nhân tố ................................................................... 20 Bảng 2.6 Ma trận trọng số tiêu chí của mỗi tiêu chí .................................................... 21 Bảng 2.7 Bảng chỉ số ngẫu nhiên (RI) ......................................................................... 22 Bảng 3.1 Lƣợng mƣa trung bình năm 2050 ................................................................. 27 Bảng 3.2 Mật độ dân số khu đô thị trung tâm TP.HCM năm 2015 ............................. 31 Bảng 3.3 Chất lƣợng CSHT Giao thông khu đô thị trung tâm TP.HCM ..................... 32 Bảng 3.4 Các loại hình SDĐ ở khu đô thị trung tâm TP.HCM năm 2010 ................... 33 Bảng 3.5 Bảng Tỷ lệ quét dọn chất thải rắn sinh hoạt năm 2011 ................................. 34 Bảng 3.6 Tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa 2015 .................................................... 35 Bảng 3.7 Chỉ số TTX của 13 quận nội thành khu đô thị trung tâm TP.HCM.............. 37 Bảng 3.8 Phân cấp mức độ phơi nhiễm lƣợng mƣa ..................................................... 40 Bảng 3.9 Phân cấp mức độ phơi nhiễm độ sâu ngập do NBD ..................................... 41 Bảng 3.10 Phân cấp mức độ nhạy cảm của tiêu chí mật độ dân số .............................. 41 Bảng 3.11 Phân cấp mức độ nhạy cảm CSHT giao thông ........................................... 42 Bảng 3.12 Phân cấp mức độ nhạy cảm SDĐ 2010 ...................................................... 42 Bảng 3.13 Phân cấp mức độ nhạy cảm môi trƣờng...................................................... 43 Bảng 3.14 Phân cấp tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa ............................................. 44 Bảng 3.15 Phân cấp chỉ số TTX ................................................................................... 44 Bảng 3.16 Ma trận các yếu tố phơi nhiễm .................................................................... 45 Bảng 3.17 Ma trận so sánh các yếu tố nhạy cảm ......................................................... 46 Bảng 3.18 Ma trận các của yếu tố thích ứng ................................................................ 46 vi Bảng 4.1 Kết quả bộ tiêu chí và trọng số tiêu chí ........................................................ 49 Bảng 4.2 Diện tích các mức độ phơi nhiễm khu đô thị trung tâm TP.HCM. ............... 51 Bảng 4.3 Diện tích các cấp nhạy cảm khu vực đô thị trung tâm TP.HCM .................. 56 Bảng 4.4 Diện tích phân vùng khả năng thích ứng khu đô thị trung tâm TP.HCM ..... 59 Bảng 4.5 Diện tích phân vùng tổn thƣơng khu đô thị trung tâm TP.HCM. ................. 63 vii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1 Vị trí địa lí khu đô thị trung tâm TP.HCM ...................................................... 9 Hình 2.2 Ma trận so sánh các chỉ tiêu. ......................................................................... 19 Hình 3.1 Vị trí các trạm quan trắc dùng để nội suy lƣợng mƣa TP.HCM 2050 .......... 26 Hình 3.2 Bản đồ nội suy lƣợng mƣa trung bình năm 2050 TP.HCM .......................... 28 Hình 3.3 Bản đồ nội suy lƣợng mƣa trung bình năm 2050 khu đô thị trung tâm ........ 28 Hình 3.4 Bản đồ địa hình DEM khu đô thị trung tâm TP.HCM .................................. 29 Hình 3.5 Bản độ độ sâu ngập khu đô thị trung tâm năm 2050 ..................................... 30 Hình 3.6 Hiện trạng SDĐ khu đô thị trung tâm TP.HCM năm 2010 ........................... 33 Hình 3.7 Sơ đồ phƣơng pháp nghiên cứu phân vùng tổn thƣơng ngập lụt do BĐKH . 39 Hình 3.8 Thiết lập thứ bậc cho phƣơng pháp tính trọng số .......................................... 45 Hình 3.9 Sơ đồ phƣơng pháp thành lập bản đồ tổn thƣơng ngập lụt do BĐKH .......... 48 Hình 4.1 Bản đồ hệ số Phơi nhiễm khu đô thị trung tâm TP.HCM ............................. 50 Hình 4.2 Bản đồ phân vùng phơi nhiễm khu đô thị trung tâm TP.HCM ..................... 52 Hình 4.3 Bản đồ các tiêu chí ảnh hƣởng đến phơi nhiễm ............................................ 53 Hình 4.4 Bản đồ hệ số nhạy cảm khu đô thị trung tâm TP.HCM ................................ 54 Hình 4.5 Bản đồ phân vùng nhạy cảm khu đô thị trung tâm TP.HCM ........................ 56 Hình 4.6 Bản đồ các tiêu chí ảnh hƣởng đến nhạy cảm ............................................... 57 Hình 4.7 Bản đồ hệ số thích ứng khu đô thị trung tâm TP.HCM................................. 58 Hình 4.8 Bản đồ phân vùng Thích ứng khu đô thị trung tâm TP.HCM ....................... 60 Hình 4.9 Bản đồ các tiêu chí ảnh hƣởng đến thích ứng .............................................. 61 Hình 4.10 Bản đồ hệ số tổn thƣơng do ngập lụt khu đô thị trung tâm TP.HCM ......... 62 Hình 4.11 Bản đồ phân vùng tổn thƣơng ngập lụt khu đô thị trung tâm TP.HCM ...... 63 Hình 4.12 Bản đồ các yếu tố ảnh hƣởng đến tổn thƣơng khu đô thị trung tâm TP.HCM ...................................................................................................................................... 64 viii CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Là khu đô thị nằm ở vị trí trung tâm thành phố, khu đô thị trung tâm mang trong mình trọng trách điều phối cả thành phố, là cầu nối cho các khu đô thị xung quanh, thế nhƣng TP.HCM nói chung và khu đô thị trung tâm nói riêng lại phải hứng chịu hậu quả nghiêm trọng của BĐKH nhƣ nóng lên toàn cầu, NBD và gia tăng các hiện tƣợng khí tƣợng cực đoan. Trong một nghiên cứu về “Khả năng thích ứng đối với biến đổi khí hậu cho khu vực thành thị của TP.HCM”, nhiều chuyên gia, tiến sĩ từ các trƣờng đại học bách khoa của Đức và Việt Nam đƣa ra kết luận rằng, sự BĐKH từ những hoạt động phát triển đô thị trong tƣơng lai của TP.HCM sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến năng lực thích ứng – khả năng thích ứng với các tác động của BĐKH tại TP.HCM trong tƣơng lai (Harry Storch và cộng sự, 2009). Những trận mƣa lớn liên tục trên diện rộng, mực NBD ngày càng tăng cao khiến cả thành phố ngập lụt nghiêm trọng, các hoạt động giao thông bị trì trệ, sinh hoạt của ngƣời dân bị đảo lộn, tổn thất nặng nề về ngƣời và của. Hiện nay, các công trình khoa học nghiên cứu mức độ tổn thƣơng ngập lụt gây ra bởi BĐKH còn ít, do đó cần phải có nhiều nghiên cứu hơn để phục vụ cho công tác phòng chống, thích ứng và giảm nhẹ thiệt hại tổn thƣơng ngập lụt do BĐKH gây ra. Nghiên cứu phân vùng tổn thƣơng ngập lụt do BĐKH trên thực tế tồn tại rất nhiều các tiêu chí ảnh hƣởng đến tổn thƣơng ngập lụt, do đó cần phải xem xét và phân tích một số lƣợng lớn các tiêu chí khác nhau ảnh hƣởng đến phân vùng tổn thƣơng. Phƣơng pháp đánh giá đa tiêu chí MCE cho phép xác định các tiêu chí khác nhau của một vấn đề ra quyết định phức tạp, tổ chức các tiêu chí thành một cấu trúc phân cấp và nghiên cứu mối quan hệ giữa các tiêu chí đó. Trong số các phƣơng pháp phân tích đa tiêu chí, tiến trình phân tích thứ bậc AHP đƣợc sử dụng khá phổ biến để giải quyết những vấn đề phức tạp bằng cách sắp xếp các tiêu chí vào một khuôn khổ phân cấp. Nhiều nghiên cứu đã áp dụng thành công phƣơng pháp này nhƣ: “Phân vùng nguy cơ lũ lụt tại lƣu vực sông Vu Gia, tỉnh Quảng Nam bằng ứng dụng công nghệ GIS và thuật toán AHP” (Lê Hoàng Tú và cộng sự , 2013), nghiên cứu đánh giá rủi ro lũ lụt 1 đô thị dƣới tác động của BĐKH và sử dụng đất Quận Abidjan, Nam Bờ Biển Ngà (Jean Homian Danumah, 2016), đánh giá nguy cơ ngập lụt dựa trên phân tích đa tiêu chí và hỗ trợ ra quyết định của GIS (Fernandez và cộng sự, 2016), … Xuất phát từ các lý do trên, đề tài “Phân vùng tổn thƣơng ngập lụt do biến đổi khí hậu khu đô thị trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh” đã đƣợc thực hiện, nhằm hỗ trợ cho công tác phòng chống và đƣa ra các biện pháp thích hợp giảm thiểu hậu quả ngập lụt. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Thành lập bản đồ phân vùng tổn thƣơng ngập lụt do BĐKH cho khu đô thị trung tâm TP.HCM. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Các mục tiêu cụ thể nhƣ sau:  Xác định bộ tiêu chí ảnh hƣởng đến TDBTT ngập lụt do BĐKH và xác định trọng số cho từng tiêu chí.  Thành lập bản đồ cho từng tiêu chí tổn thƣơng ngập lụt do BĐKH (E, S, A).  Thành lập bản đồ tổn thƣơng ngập lụt do BĐKH và đề xuất giải pháp ứng phó cho từng khu vực. 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: các tiêu chí ảnh hƣởng đến tính DBTT ngập lụt do BĐKH bao gồm tiêu chí về tự nhiên, xã hội, môi trƣờng. Khu vực nghiên cứu: 13 quận khu đô thị trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: quận Gò Vấp, Tân Bình, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Phú, quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11. 2 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan đối tƣợng nghiên cứu 2.1.1. Khái niệm TDBTT Khái niệm về TDBTT đã có nhiều hƣớng nghiên cứu khác nhau nhằm phân loại các thành phần, yếu tố để đánh giá TDBTT. Tuy nhiên việc sử dụng các thuật ngữ liên quan đến TDBTT giữa các ngành, lĩnh vực còn có sự khác nhau. Đặc biệt, trong những năm gần đây khái niệm TDBTT đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý ngập lụt. Bảng 2.1 Tổng hợp các định nghĩa về tính DBTT Tác giả Định nghĩa Tính dễ bị tổn thƣơng là hàm số của tính chất, cƣờng IPCC (2007) độ và mức độ (phạm vi) của các biển đổi và dao động khí hậu mà hệ thống đó phải hứng chịu, độ nhạy cảm và khả năng thích ứng của hệ thống đó. Tính DBTT là mối đe dọa (để vật liệu nguy hiềm) đối Gabor và Griffith (1980) với ngƣời tiếp xúc trong đó tính DBTT là một trong những thành phần của rủi ro. Tính DBTT là mức độ tác động xấu do tai biến gây ra. Timmerman (1981) Độ lớn và số lƣợng những tác động xấu đƣợc hạn chế bởi khả năng phục hồi. Tính DBTT là sự tổn thất của một yếu tố nhất định Undro (1982) hoặc các yếu tố rủi ro bởi sự xuất hiện của một hiện tƣợng thiên nhiên với độ lớn nhất định. Pijawka và Radwan (1985) Tính DBTT là mối đe dọa hoặc sự tƣơng tác giữa rủi ro và khả năng chuẩn bị. Đó là mức độ tai biến đến dân số (rủi ro) và khả năng của cộng đồng để làm giảm rủi ro 3 hoặc những mối đe dọa do tai biến thiên tai gây ra. Tính DBTT bao gồm cả con ngƣời và kinh tế - xã hội, Ramade (1989) liên quan đến khuynh hƣớng hàng hóa, con ngƣời, CSHT các hoạt động bị thiệt hại, sức đề kháng của cộng đồng. Tính DBTT là tổn thất dự kiến (tính mạng, tài sản bị hƣ Undha, 1992 hỏng, và hoạt động kinh tế bị gián đoạn) do một mối nguy hiểm đặc biệt đối với một khu vực và thời gian nhất định. Alexander (1993) Tính DBTT con ngƣời là hàm số của chi phí và lợi ích khi sống ở khu vực có xuất hiện tai biến. Tính DBTT là khả năng mà một ngƣời hoặc một nhóm Cutter (1993) ngƣời tiếp xúc và bị ảnh hƣởng xấu bởi tai biến. Đó là sự tác động giữa vị trí tai biến với tính chất xã hội của cộng đồng. Tính DBTT đƣợc xác định là các thành phần của độ phơi nhiễm, khả năng chống chịu và tổn thất tiềm năng. Watts và Bohle (1993) Theo đó, đáp ứng quy tắc và quy phạm DBTT là giảm tiếp xúc, tăng cƣờng năng lực đối phó, tăng cƣờng khả năng phục hồi và tăng cƣờng kiểm soát thiệt hại. Tính DBTT là sự nhạy cảm khác nhau theo hoàn cảnh nhƣ các yếu tố về: sinh lý, nhân khẩu học, kinh tế, xã Dow và Downing (1995) hội và công nghệ hay nhƣ là trẻ em, ngƣời cao tuổi, phụ thuộc kinh tế, chủng tộc và tuổi tác, CSHT là những yếu tố gắn liền với tai biến tự nhiên. Amendola (1998) Tính DBTT đƣợc liên kết với tính nhạy của con ngƣời, số lƣợng ngƣời tiếp xúc và thời gian tiếp xúc với tai 4 biến, tính nhạy cảm của nhân tố môi trƣờng và hiệu quả của những hành động khẩn cấp bao gồm cả nhận thức và sự chuẩn bị của ngƣời dân. Tính DBTT đƣợc coi là điều kiện của khu vực nhất định có quan hệ với tai biến, độ phơi nhiễm, sự chuẩn Weichselgartner và bị, bảo vệ và thích ứng đặc trƣng cho khả năng chống Bertens (2000) chịu với tai biến tự nhiên. Nó là thƣớc đo khả năng của tập hợp các yếu tố để chịu đƣợc các sự kiện có tính chất vật lý nhất định. Tính DBTT bao gồm độ phơi nhiễm, tính nhạy, khả Downing (2001) năng phục hồi của hệ thống để chống lại các mối nguy hiểm do ảnh hƣởng của thiên tai. (Cấn Thu Văn, 2015) Từ những định nghĩa trên đề tài đã chọn định nghĩa của IPCC (2007) để định nghĩa TDBTT là hàm số của tính chất, cƣờng độ và mức độ (phạm vi) của các biển đổi và dao động khí hậu mà hệ thống đó phải hứng chịu, độ nhạy cảm và khả năng thích ứng của hệ thống đó. IPCC đề nghị xác định chỉ số tổn thƣơng do BĐKH (CVI) bằng công thức: CVI = F(mức độ hứng chịu, độ nhạy cảm, khả năng thích ứng) (Trần Văn Đạt và cộng sự, 2013) 2.1.2. Khái niệm BĐKH và ngập lụt Ngập lụt là tổng mực nƣớc xuất hiện trên mặt đất khô thông thƣờng là kết quả của bão tố, và đƣợc thể hiện bằng chiều cao mực nƣớc. (Storm Quicklook, 2014). BĐKH: Sự thay đổi của khí hậu (định nghĩa của Công ƣớc khí hậu) đƣợc quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con ngƣời làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh đƣợc. BĐKH xác định sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê khí hậu. Trong đó, trung bình đƣợc thực hiện trong 5 một khoảng thời gian xác định, thƣờng là vài thập kỷ (Mai Hƣơng, 2014). BĐKH bao gồm những hiện tƣợng sau:  NBD: Nƣớc biển dâng là sự dâng mực nƣớc của đại dƣơng trên toàn cầu, trong đó không bao gồm triều, nƣớc dâng do bão. NBD tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dƣơng và các yếu tố khác (Trần Thục và cộng sự, 2016). Mực nƣớc biển dâng đã và đang gây ngập lụt trên diện rộng, nhiễm mặn nguồn nƣớc, ảnh hƣởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, gây rủi ro đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế-xã hội trong tƣơng lai.  Hiện tƣợng thời tiết cực đoan: Điển hình của kiểu thời tiết dị thƣờng là nhiệt độ tăng, bão mạnh, mƣa lớn, lũ lụt,hạn hán, không khí lạnh, ... có tần suất và tính chất biến đổi khôn lƣờng, khó đoán. Kịch bản BĐKH là sự khác biệt giữa kịch bản khí hậu và khí hậu hiện tại. Do kịch bản BĐKH xác định từ kịch bản khí hậu, nó bao hàm các giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự tiến triển trong tƣơng lai của các mối quan hệ giữa kinh tế xã hội, GDP, phát thải khí nhà kính, BĐKH và mực NBD. Kịch bản BĐKH và nƣớc biển dâng cho Việt Nam đƣợc Bộ Tài nguyênvà Môi trƣờng công bố lần đầu vào năm 2009 và mới đây là năm 2016, cung cấp những thông tin cập nhật nhất về đánh giá những biểu hiện, xu thế biến đổi trong quá khứ và tƣơng lai. Đề tài chọn kịch bản BĐKH và NBD năm 2016, đƣợc xây dựng trên cơ sở Báo cáo đánh giá lần thứ 5 (AR5) của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC); số liệu quan trắc khí tƣợng thủy văn và mực nƣớc biển cập nhật đến năm 2014, bản đồ số địa hình quốc gia cập nhật đến năm 2016; xu thế biến đổi gần đây của khí hậu và NBD ở Việt Nam; các mô hình khí hậu toàn cầu và mô hình khí hậu khu vực độ phân giải cao cho khu vực Việt Nam, các mô hình khí quyển - đại dƣơng; các nghiên cứu của Viện Khoa học Khí tƣợng Thủyvăn và BĐKH, Hội đồng tƣ vấn của Ủy ban Quốc gia về Biến đổi khí hậu và các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam; các kết quả nghiên cứu trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Biến đổi khí hậu với Cơ quan Phát triển Liên Hợp Quốc thông qua các dự án CBCC, CBICS; Cơ quan Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Liên bang Úc; Trung tâm 6 Nghiên cứu Khí hậu Bjerknes của Na Uy; Cơ quan Khí tƣợng Vƣơng quốc Anh; Viện Nghiên cứu Khí tƣợng Nhật Bản,… (Trần Thục và cộng sự, 2016). Kịch bản BĐKH (2016) tại TP.HCM:  Kịch bản NBD (Bảng 2.2) xét đến xu thế dâng cao của mực nƣớc biển trung bình do BĐKH (giãn nở nhiệt và động lực; tan băng của các sông băng, núi băng trên lục địa; cân bằng khối lƣợng bề mặt băng ở Greenland; cân bằng khối lƣợng bề mặt băng ở Nam Cực; động lực băng ở Greenland; động lực băng ở Nam Cực; thay đổi lƣợng trữ nƣớc trên lục địa; và điều chỉnh đẳng tĩnh băng). Kịch bản NBD chỉ xét đến sự thay đổi mực nƣớc biển trung bình do biến đổi khí hậu, mà không xét đến ảnh hƣởng của các yếu tố khác gây nên sự dâng cao mực nƣớc biển nhƣ: nƣớc dâng do bão, nƣớc dâng do gió mùa, thủy triều, quá trình nâng/hạ địa chất và các quá trình khác (Trần Thục và cộng sự, 2016). Bảng 2.2 Kịch bản NBD xét cho toàn khu vực biển Đông Đơn vị: cm Thời gian Kịch bản RCP2.6 RCP4.5 RCP6.0 RCP8.5 2030 13 (8÷19) 13 (8÷19) 13 (8÷19) 13 (8÷19) 2040 18 (11÷26) 18 (11÷26) 18 (11÷26) 19 (13÷27) 2050 22 (14÷34) 23 (14÷34) 23 (15÷34) 26 (17÷36) 2060 27 (17÷41) 29 (18÷43) 29 (19÷42) 34 (23÷47) 2070 32 (20÷49) 36 (22÷53) 36 (23÷51) 43 (28÷59) 2080 37 (22÷56) 42 (26÷62) 43 (28÷61) 52 (35÷72) 2090 42 (25÷63) 49 (30÷72) 50 (33÷72) 64 (42÷88) 2100 46 (28÷60) 55 (34÷81) 59 (38÷84) 77 (51÷106) 7  Kịch bản mƣa : Bảng 2.3 Kịch bản mƣa xét cho khu vực TP.HCM Đơn vị: % Các mốc thời gian thế kỷ 21 Kịch bản 2016 – 2035 2046 – 2065 2080 – 2099 RCP4.5 16,7 (11,4 ÷ 21,3) 18,8 (10,5 ÷ 28,6) 22,7 (6,7 ÷ 37,5) RCP8.5 14,7 (10 ÷ 19,3) 20,7 (14,6 ÷ 27,0) 23,4 (13,2 ÷ 33,9) Đề tài chọn kịch bản BĐKH RCP8.5 cho lƣợng mƣa và NBD năm 2050. Vì đối với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng mặt nhƣ hiện nay đã và đang tác động mạnh mẽ vào môi trƣờng tự nhiên thì các hiện tƣợng thời tiết cực đoan sẽ diễn biến ngày càng phức tạp hơn và khó lƣờng hơn. Vì vậy để có những biện pháp phòng chống tốt nhất thì chúng ta luôn phải lƣờng trƣớc những tình huống xấu nhất để có thể giảm thiểu đƣợc thiệt hại trong tƣơng lai. 2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.2.1. Vị trí địa lý Theo Bộ nội vụ Viện Khoa học tổ chức Nhà Nƣớc (Tá Lâm, 2013), phân tích về mức độ đô thị hóa thì TP.HCM đƣợc phân làm 3 khu nhƣ sau: khu đã đô thị hóa, khu đang đô thị hóa và khu nông thôn trong đô thị. Địa bàn đã đô thị hóa chia làm 5 khu đô thị nhƣ sau:  Khu đô thị trung tâm gồm 13 quận nội thành cũ, các quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú với tổng diện tích 14219,8 ha. Các quận này tập trung phát triển du lịch, văn hóa, kinh tế, tổ chức hành chính, các hội nghị quan trọng của cả thành phố nói riêng và cả nƣớc nói chung. Đây cũng chính là khu vực mà đề tài chọn nghiên cứu.  Khu đô thị Đông (hay TP Đông) gồm quận 2, 9 và Thủ Đức với diện tích 211 km2 với trung tâm là khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ở đây sẽ phát triển các ngành dịch vụ cao cấp và công nghiệp kỹ thuật cao. 8  Khu đô thị Nam (hay TP Nam) gồm quận 7, huyện Nhà Bè và một phần huyện Bình Chánh. Ở đây sẽ phát triển dịch vụ cảng, gắn liền với các dịch vụ thƣơng mại khác.  Khu đô thị Bắc (hay TP Bắc) gồm quận 12 và phần lớn huyện Hóc Môn với diện tích 149 km2 sẽ phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái, nông nghiệp kỹ thuật cao.  Khu đô thị Tây (hay TP Tây) gồm quận Bình Tân, một phần diện tích huyện Bình Chánh với diện tích 191 km2. Đây là khu đô thị đầu mối giao lƣu kinh tế với ĐBSCL. Hình 2.1 Vị trí địa lí khu đô thị trung tâm TP.HCM 9 2.2.2. Điều kiện tự nhiên Địa hình: địa hình khu đô thị trung tâm thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng cao nằm ở phía bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc. Khu vực có độ cao thấp ở rìa phía Bắc các quận: Quận Gò Vấp, Quận Bình Thạnh, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 8. Các khu vực còn lại có địa hình tƣơng đối cao. Khí hậu: Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng nhƣ các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết TP.HCM là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mƣa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trƣờng cảnh quan sâu sắc. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.  Nhiệt độ - độ ẩm: nhiệt độ không khí trung bình 28,7oC. Nhiệt độ cao tuyệt đối 40oC, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,8oC. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (28,8oC), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25,7oC). Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25-280C. Ðộ ẩm tƣơng đối của không khí bình quân/năm 72%; bình quân mùa mƣa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%.  Mƣa: Lƣợng mƣa cao, bình quân/năm 1.685,4 mm/năm, tháng cao nhất là tháng 9: 504,4 mm và tháng 2 hầu nhƣ không có mƣa hoặc mƣa rất ít không đáng kể. Số ngày mƣa trung bình/năm là 159 ngày. Khoảng 90% lƣợng mƣa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 9 và 10 thƣờng có lƣợng mƣa cao nhất. Các tháng 1, 2, 12 mƣa rất ít, lƣợng mƣa không đáng kể. Trên phạm vi không gian khu đô thị trung tâm thành phố, lƣợng mƣa phân bố không đều, có khuynh hƣớng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc.  Thủy văn: nằm ở vùng hạ lƣu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh có mạng lƣới sông ngòi kênh rạch rất phát triển. Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (Ðà Lạt) và hợp lƣu bởi nhiều sông khác, nhƣ sông La Ngà, sông Bé, nên có lƣu vực lớn, khoảng 45.000 km2. Nó có lƣu lƣợng bình quân 20-500 m3/s và lƣu lƣợng cao nhất trong mùa lũ lên tới 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan