Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phân vùng chức năng môi trường tỉnh nghệ an...

Tài liệu Phân vùng chức năng môi trường tỉnh nghệ an

.PDF
11
174
148

Mô tả:

Phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An Phạm Khánh Chi Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Khoa Môi trường Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02 Người hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Xuân Cơ Năm bảo vệ: 2011 Abstract. Tổng quan tài liệu về nghiên cứu phân vùng chức năng môi trường trên thế giới và ở Việt Nam, phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường và xác định quan điểm, cách tiếp cận trong phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An. Xác định hệ thống tiêu chí phân vùng chức năng môi trường và xây dựng cơ sở dữ liệu GIS - Hệ thông tin địa lý (Geographic Information System) phục vụ cho phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An. Phân vùng chức năng môi trường, phân tích đặc điểm và đề xuất hướng sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường cho các vùng và tiểu vùng của tỉnh Nghệ An. Keywords. Môi trường; Khoa học môi trường; Nghệ An Content Tóm tắt: Phân vùng chức năng môi trường có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Nghệ An, tác giả đã đưa ra hệ thống phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An bao gồm 3 vùng và 11 tiểu vùng. Các vùng và tiểu vùng chức năng được xác lập trên cơ sở phân vùng lãnh thổ theo 03 chức năng cơ bản: không gian sống của con người và sinh vật; nơi cung cấp nguyên vật liệu và nơi chứa đựng và phân huỷ các chất thải do hoạt động của con người. Các đặc điểm đặc trưng, chức năng môi trường chính và các vấn đề môi trường nổi cộm của từng vùng, tiểu vùng chức năng môi trường đã được tác giả phân tích để từ đó đưa ra định hướng sử dụng tỉnh Nghệ An đã được thành lập trên cơ sở hệ thống phân vùng được đề xuất. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Môi trường là thế giới quanh ta. Môi trường có nhiều chức năng, tuy nhiên có 3 chức năng cơ bản là: (1) Không gian sống cho muôn loài động vật, thực vật và con người; (2) Nơi cung cấp nguyên vật liệu cho hoạt động sống và hoạt động kinh tế; (3) Nơi chứa đựng và phân hủy chất thải của hoạt động sống và hoạt động kinh tế. Mỗi một khu vực lãnh thổ (vùng, miền,...), hoặc một đơn vị hành chính đều có đủ 3 chức năng môi trường cơ bản, chúng tồn tại đồng thời nhưng tính trội của các chức năng ở mỗi vùng khác nhau và phân bố ở những vị trí địa lý xác định. Nhận biết chức năng đó và sử dụng hợp lý chúng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo phát triển bền vững. Vì vậy, phân vùng chức năng môi trường của một khu vực lãnh thổ là bước đi đầu tiên trong việc quy hoạch, khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả. 1 Mục tiêu của phân vùng chức năng môi trường là nhằm đưa ra một hệ thống các vùng và tiểu vùng với những đặc trưng riêng phản ánh thực tế khách quan về môi trường, sinh thái, hiện trạng và tiềm năng sử dụng lãnh thổ, từ đó đưa ra các định hướng sử dụng, phát triển và bảo vệ tài nguyên môi trường phù hợp với từng vùng và tiểu vùng, nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Nghệ An là một tỉnh nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ nước ta, có điều kiện địa hình rất đa dạng và phức tạp, với 83% diện tích là đồi núi. Nghệ An có tài nguyên phong phú, đa dạng, bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật, thuận lợi cho phát triển kinh tế công nghiệp, nông-lâm-ngư nghiệp và du lịch. Trong những năm gần đây, Nghệ An đang trong quá trình phát triển kinh tế mạnh mẽ, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, đi đôi với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ là những vấn đề về suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, đi ngược với quá trình phát triển bền vững của tỉnh. Một trong những nguyên nhân của các vấn đề trên là sự thiếu quan tâm đến việc phân vùng chức năng môi trường trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Quan niệm phân vùng chức năng môi trường 2.1. Vùng chức năng môi trường là một bộ phận thuộc cấp phân vị của lãnh thổ, có một số thuộc tính xác định về môi trường, sinh thái, có thể phân biệt nó với vùng khác. Phân vùng chức năng môi trường về bản chất là tổ chức không gian lãnh thổ dựa trên sự đồng nhất về sự phát sinh, cấu trúc hình thái và tính thống nhất nội tại của vùng cho mục đích khai thác, sử dụng, bảo vệ và bảo tồn sao cho phù hợp với sự phân hóa tự nhiên của các điều kiện tự nhiên, đặc điểm môi trường, sinh thái và hoàn cảnh kinh tế xã hội của vùng. Phân vùng chức năng môi trường của một địa phương (tỉnh thành, huyện thị,…) căn cứ vào việc nghiên cứu những vấn đề về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường và hoạt động kinh tế để phân chia lãnh thổ của địa phương đó thành những đơn vị vùng và tiểu vùng với những đặc trưng riêng của chúng, phản ánh thực tế khách quan về môi trường, sinh thái, hiện trạng và tiềm năng sử dụng lãnh thổ. Cách tiếp cận trong phân vùng chức năng môi trường 2.2. Phân vùng chức năng môi trường được dựa trên hai cách tiếp cận cơ bản là cách tiếp cận hệ thống và cách tiếp cận sinh thái. a) Cách tiếp cận hệ thống Dưới góc độ phân vùng chức năng môi trường theo cách tiếp cận hệ thống thì phải đảm bảo nguyên tắc là trong mỗi tiểu vùng có những nét đặc trưng cho toàn vùng, lợi ích cục bộ phải phục vụ lợi ích chung của toàn hệ thống. Mỗi tiểu vùng có những đặc điểm riêng và khác với tiểu vùng liền kề. Nói một cách tổng quát, mỗi phân vị (tiểu vùng) trong hệ thống phân vùng vừa có những sắc thái riêng, vừa có những đặc trưng chung của phân vị cấp lớn hơn (vùng). b) Cách tiếp cận sinh thái 2 Có thể xem mỗi vùng lãnh thổ (tỉnh thành, huyện thị,…) là một hệ thống các hệ sinh thái lớn, nhỏ với những chức năng sinh thái xác định. Mục đích của việc phân vùng dựa trên hệ sinh thái là tìm cách tốt nhất, hợp lý nhất để con người khi sử dụng hệ sinh thái có thể đạt được sự hài hoà giữa lợi ích thu được từ tài nguyên của hệ sinh thái với việc duy trì khả năng của hệ sinh thái tiếp tục cung cấp được những lợi ích đó ở mức độ bền vững, lâu dài. 2.3. Nguyên tắc phân vùng chức năng môi trường a) Tôn trọng tính khách quan của vùng: Xuất phát từ quan niệm rằng vùng là một thực thể khách quan, nó được hình thành do tác động tương hỗ lâu dài của các yếu tố tự nhiên, tuân theo quy luật tự nhiên về dòng năng lượng và trao đổi vật chất, vì vậy cần vận dụng những đặc tính khách quan của vùng đó ở trạng thái cân bằng nội tại trong các chính sách nói chung và trong điều tiết sự mất cân đối của vùng do tác động của con người nói riêng. b) Đảm bảo tính đồng nhất tương đối của vùng Phân vùng dựa trên sự phân tích, đánh giá tổng hợp nhiều tiêu chí về tự nhiên và kinh tế xã hội. Mỗi vùng được phân định theo sự đồng nhất về tất cả các tiêu chí phân vùng, tuy nhiên không thể có sự đồng nhất tuyệt đối, mà đó chỉ là sự đồng nhất tương đối. Vì vậy, vấn đề quan trọng là xác định được các tiêu chí chính, mang tính chủ đạo và tiêu chí phụ mang tính bổ trợ đối với từng cấp độ phân vùng. c) Phù hợp với chức năng sinh thái của vùng Đây là nguyên tắc chủ đạo. Với cách tiếp cận sinh thái trong phân vùng thì mỗi vùng như miền núi, đồng bằng là một hệ sinh thái lớn, mỗi tiểu vùng là một hệ sinh thái nhỏ hơn. Nói cách khác, khi phân vùng phải tuân thủ các quy luật tự nhiên, bảo tồn các chức năng sinh thái và môi trường. d) Phù hợp với yêu cầu quản lý Phân vùng chức năng môi trường nhằm mục đích quy hoạch, quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên, tạo dựng cơ sở khoa học để điều hoà sự phát triển trong khả năng chịu tải của các hệ sinh thái và môi trường tự nhiên. Bản chất tự nhiên của mỗi cấp độ vùng đã thể hiện ý nghĩa của vấn đề quản lý. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Các tiêu chí và hệ thống phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An Việc phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An được tiến hành dựa vào bộ tiêu chí phân vùng, bao gồm nhiều yếu tố: + Các đặc điểm về tự nhiên: Nền địa chất, địa hình, đất đai, mạng thủy văn, thảm thực vật, các hệ sinh thái… + Các đặc điểm về phát triển kinh tế xã hội: tình trạng sử dụng đất; các hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp, sản xuất công nghiệp, giao thông, dịch vụ;.... 3 + Các đặc điểm về môi trường: biến đổi tính đa dạng sinh học, tình hình phát sinh các chất thải, ô nhiễm môi trường, sức tải của môi trường,... + Các đặc điểm về quản lý hành chính: ranh giới hành chính và việc phân công, phân cấp chức năng quản lý của các đơn vị hành chính,... Theo đó , toàn bộ lãnh thổ tỉnh Nghệ An được chia thành 3 vùng và 11 tiể u vùng. Hê ̣ thố ng các phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An được triǹ h bày trong bảng dưới đây: Bảng 1. Hệ thống phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An Tên vùng Tên tiểu vùng - Tiể u vùng bảo tồn thiên nhiên Vùng bảo tồn - Tiể u vùng bảo vệ và phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn và phục hồi - Tiểu vùng bảo vệ và phục hồi rừng phòng hộ ven biển - Tiểu vùng phát triển nông nghiệp trồng cây công nghiệp - Tiể u vùng phát triển lâm nghiệp Vùng phát triển hạn chế - Tiểu vùng khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng - Tiểu vùng phát triển đô thị vừa và nhỏ - Tiể u vùng phát triển nông nghiệp trồng lúa, màu - Tiểu vùng phát triển du lịch và dịch vụ Vùng phát - Tiểu vùng đô thị phát triển, khu kinh tế tập trung và khu công triển đa ngành nghiệp - Tiể u vùng phát triển nuôi trồng thủy sản 3.2. Ký hiệu I.1 I.2 I.3 II.1 II.2 II.3 II.4 III.1 III.2 III.3 III.4 Đặc điểm các vùng và tiểu vùng ch ức năng môi trường tỉnh Nghệ An, định hướng sử dụng và bảo vệ Các đặc điểm đặc trưng, chức năng môi trường chính và các vấn đề môi trường nổi cộm của từng vùng, tiểu vùng chức năng môi trường đã được tác giả phân tích để từ đó đưa ra các định hướng sử dụng và bảo vệ cho mỗi vùng, tiểu vùng nói trên (được tóm tắt trong bảng dưới đây). 4 Bảng 2: Tóm tắt đặc điểm của từng vùng và tiểu vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An Tên vùng/tiểu vùng Chức năng MT chính Các vấn đề MT nổi bật Định hướng quản lý và sử dụng Khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu rừng phòng hộ trên núi cao và rừng phòng hộ cửa sông, ven biển. Bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh quan; phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ chắn sóng, chống xói lở ven biển Khai thác lâm sản trái phép, chặt phá rừng làm nương rẫy ; các hoạt động phát triển (thủy điện,…) làm phá hủy hệ sinh thái; xói mòn, rửa trôi bề mặt Bảo tồn, bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái; Hạn chế các hoạt động phát triển Bảo tồn thiên nhiên (I.1) Vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên Bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ, điều tiết nguồn nước và phòng hộ đầu nguồn Khai thác lâm sản trái phép, chặt phá rừng làm nương rẫy - Bảo tồn đa dạng sinh học - Nghiêm cấm hoặc hạn chế tối đa các hoạt động khai thác tài nguyên - Du lịch sinh thái Bảo vệ và phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn (I.2) Các khu vực trồng rừng phòng hộ và khoanh nuôi, phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn Phòng hộ đầu nguồn, điều tiết nguồn nước nước, giảm thiểu xói mòn, bảo vệ đất Khai thác lâm sản trái phép, chặt phá rừng làm nương rẫy; rủi ro cháy rừng vào mùa khô; xói mòn, rửa trôi bề mặt - Bảo vệ và phục hồi - Hạn khai thác trái phép - Khoanh nuôi, tái sinh, phục hồi rừng - Phòng cháy, chữa cháy rừng Bảo vệ và phục hồi rừng phòng hộ ven biển (I.3) Các khu vực khoanh nuôi và phục hồi rừng phòng hộ cửa sông, ven biển, các đồi núi sót Phòng hộ ven biển; tích nước và bảo vệ cho các nhánh sông ngắn, các hồ, đập nước Chặt phá rừng ngập mặn và rừng phòng hộ; xói mòn, rửa trôi - Bảo vệ các khu vực quan trọng; - Trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc Vùng bảo tồn và phục hồi (I) Phạm vi 5 Các khu vực trung du, gò đồi và thung lũng sông; Các hoạt động phát triển diễn ra ở mức độ trung bình và tập trung vào nông - lâm nghiệp Cung cấp lương thực, thực phẩm; cung cấp nguyên liệu cho sản xuất; nơi sinh cư của cộng đồng dân cư nông thôn, đô thị vừa và nhỏ Phát triển nông nghiệp trồng cây công nghiệp (II.1) Vùng gò đồi, trung du, hạ lưu, ven các thung lũng sông, nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp Cung cấp lương thực, thực phẩm; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; nơi tập trung dân cư nông thôn; chứa đựng chất thải Phát triển lâm nghiệp (II.2) Các khu vực trồng rừng sản xuất, xen kẽ với các khu vực dân cư và canh tác nông lâm kết hợp, những khu vực sườn núi thấp và trung bình, ven sông, suối Cung cấp lương thực, thực phẩm; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; góp phần phòng hộ đầu nguồn; nơi sinh cư và sản xuất Vùng phát triển hạn chế (II) Sản xuất nông, lâm nghiệp thâm canh cao, dân cư tập trung khá đông đúc; chất thải; xói lở bờ sông; xói mòn rửa trôi trên sườn dốc - Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp và các khu dân cư tập trung; - Ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ hoạt động sản xuất (đặc biệt là nông nghiệp thâm canh) Lạm dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật; chất thải sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp - Phát triển nông nghiệp, chủ yếu là cây công nghiệp hàng năm và lâu năm; - Giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường: đa dạng hóa trong sản xuất, nông nghiệp xanh… Chất thải từ hoạt động sản xuất; xói mòn, rửa trôi trên địa hình dốc - Trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nhằm cung cấp nguyên liệu cho sản xuất; - Hình thức canh tác nông-lâm kết hợp 6 Các khu vực mỏ, điểm khai thác khoáng sản và VLXD ở quy mô công nghiệp, chiếm diện tích nhỏ nhưng tác động không nhỏ đến TNMT Phát triển đô thị vừa và nhỏ (II.4) Cung cấp nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp Phá rừng làm hầm mỏ và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất; tiềm ẩn nguy cơ tai biến nhân sinh (sập hầm, mỏ, lún, sụt,…); xả thải Quản lý chặt chẽ và có quy hoạch hợp lý các hoạt động khai thác khoáng sản nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đến các hệ sinh thái và môi trường sống Các khu vực đô thị vừa và nhỏ trong vùng: thị xã Thái Hoà và các thị trấn huyện lị Không gian sống và phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; nơi chứa đựng và đồng hóa chất thải Nguy cơ ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất và sinh hoạt; nguy cơ tai biến thiên nhiên như sạt, trượt lở ở vùng địa hình dốc - Tùy theo điều kiện thuận lợi, việc phát triển quy mô các đô thị cần phù hợp; bảo vệ các cảnh quan, hệ sinh thái có vai trò quan trọng; - Ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý ô nhiễm Vùng phát triển đa ngành (III) Bao gồm phần lớn diện tích khu vực đồng bằng ven biển, nơi có các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một nền kinh tế năng động, đa ngành và đa thành phần. Nơi sinh số ng của đại bộ phâ ̣n dân cư ; nơi phát triể n các hoạt động sản xuất đa ngành; nơi chứa đựng và đồ ng hóa các chấ t thải Xả thải lớn; rủi ro thiên tai như xói lở bờ biển, xâm nhâ ̣p mă ̣n , bão gió, ngập lụt - Phát triển kinh tế, xã hội đa ngành, đa thành phần, nâng cao chất lượng sống cho người dân; - Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhằm phát triển bền vững Phát triển nông nghiệp trồng vùng phát triển nông nghiệp trồng lúa, màu; chiếm diện tích lớn của vùng Cung cấp lương thực, thực phẩm, đảm bảo an ninh lương Chất thải từ hoạt động phát triển nông nghiệp thâm canh cao; tác - Phát triển nông nghiệp bền vững: đa dạng hóa cây trồng nông nghiệp và gieo trồng luân phiên, lựa Khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng (II.3 7 thực; nơi sinh cư của đại đa số người dân nông thôn; chứa đựng chất thải lúa, màu (III.1)) Phát triển nuôi trồng thủy sản (III.2) Phân bố chủ yếu ở các thủy vực nước lợ, khu vực cửa sông và dọc bờ biển động của thiên tai như lũ lụt, bão gió, thiếu nước, hạn hán trong mùa khô chọn loài có tính chống chịu tốt, sử dụng phân xanh và phân hữu cơ Cung cấp nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, cung cấp nguyên liệu Ô nhiễm môi trường do việc sử dụng thức ăn chăn nuôi và dư lượng thuốc kháng sinh; gia tăng xâm nhập mặn - Phát triển nuôi trồng thủy hải sản - Bảo vệ môi trường nhằm phục vụ cho chính hoạt động sản xuất này - Đô thị hóa, công nghiệp hóa; - Phát triển bền vững: quy hoạch sử dụng đất; áp dụng sản xuất sạch; đầu tư cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường; quan tâm đến các khu vực ổ chuột…. Phát triển du lịch bền vững, kết hợp ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm Đô thị phát triển, khu kinh tế tập trung và khu công nghiệp (III.3) Các đô thị phát triển, các khu kinh tế tập trung và các khu công nghiệp rải rác trong vùng, vùng trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh Trung tâm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tập trung dân cư đông đúc; nơi chứa lượng lớn chất thải Chất thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp và sinh hoạt; phát triển nhanh tiềm ẩn các nguy cơ làm nảy sinh các vấn đề về tệ nạn xã hội, chênh lệch giàu, nghèo, … Phát triển du lịch và dịch vụ (III.4) Các khu du lịch nghỉ dưỡng ven biển, nơi có các bãi tắm và cảnh quan sinh thái đẹp Cung cấp không gian sống và du lịch nghỉ dưỡng và du lịch văn hóa lịch sử Chất thải từ hoạt động du lịch và dịch vụ; ô nhiễm từ các đô thị phát triển và hoạt động sản xuất lân cận Bản đồ phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An đã được thành lập trên cơ sở hệ thống phân vùng được đề xuất. 8 Hình 1: Bản đồ phân vùng chức năng môi trường tỉnh Nghệ An References Tiếng Việt 1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2005), Báo cáo tổng hợp Nghiên cứu xây dựng quy 2. 3. 4. 5. 6. hoạch môi trường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2001 - 2010 - Mã số KC.08.02. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006),Cẩm nang ngành lâm nghiệp Chương Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng phòng hộ ven biển. Cục Thống kê Nghệ An (2009), Niên giám thống kê Nghệ An 2008. Phạm Hoàng Hải và nnk (1997), Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam, NXB Giáo Dục. Nguyễn Chu Hồi (2009), Bài giảng: Phân vùng quản lý tổng hợp vùng bờ, Khoa Môi trường, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ixasenko A.G. (1960), “Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên”, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 9 7. Lê Sâm và cộng sự (2008),"Phân vùng sinh thái, cơ sở khoa học để nghiên cứu xây 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. dựng hệ thống hồ sinh thái ở miền Trung",Tuyển tập kết quả khoa học và công nghệ 2008, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam. Prokaep.V.I (1971), Những cơ sở phương pháp phân vùng địa lí tự nhiên,NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội. Sở Khoa học Công nghệ thành phố Hà Nội (2009), Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước các sông, hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội, đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ. Sở Khoa học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (2008),Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước các sông kênh rạch khu vực Tp. Hồ Chí Minh theo chỉ số chất lượng nước (WQI) và đề xuất khả năng sử dụng. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An (2007), Quy hoạch hạ tầng cơ sở bảo vệ môi trường lồng ghép với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch sử dụng đất tỉnh Nghệ An, định hướng đến năm 2020. Vũ Quyết Thắng (2005), Quy hoạch môi trường, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. Đặng Trung Thuận và cộng sự (2009), Báo cáo chuyên đề: Xác định hệ thống các tiêu chí phân vùng chức năng môi trường phù hợp với nghiên cứu thử nghiệm (tỉnh Bình Định), Đề tài: Nghiên cứu, xây dựng phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch theo định hướng phát triển bền vững. Tổng cục Môi trường (2008),Quản lý tổng hợp đới bờ - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn triển khai tại Việt Nam. Tổng cục Môi trường (2009),Báo cáo tổng kết, Đề tài: Nghiên cứu, xây dựng phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch theo định hướng phát triển bền vững. Tổ phân vùng Địa lí tự nhiên, Uỷ Ban khoa học và kĩ thuật Nhà nước (1970). Phân vùng địa lí tự nhiên Việt Nam (Phần miền Bắc). NXB Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội. UBND thành phố Đà Nẵng (2007),Quyết định số 54/2007/QĐ-UBND của thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Quy định về quản lý, bảo tồn rạn san hô và các hệ sinh thái liên quan đến vùng biển từ hòn Chảo đến Nam Hải Vân và bán đảo Sơn Trà. UBND tỉnh Đồng Nai (2007),Quyết định số 65/2007/QĐ-UBND của tỉnh Đồng Nai về việc phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. UBND tỉnh Tuyên Quang (2009),Quyết định số 17/2009/QĐ-UBND của tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Viện Địa lý – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2008), Nghiên cứu dự báo những tác động đến môi trường và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực 10 của hệ thống các công trình thủy điện ở Nghệ An từ nay đến năm 2015 và các năm tiếp theo. Tiếng Anh 21. PEMSEA (2007), Coastal Land- and Sea-Use Zoning Plan of the Province of Bataan, PEMSEA' s website: http://www.pemsea.org/. 22. UN-Habitat/UNEP (1997), "Volume 1: Implementing the Urban Environment Agenda", Environmental Planning and Management (EMP) Source Book. 23. UN-Habitat và UNEP (2008), Building an Environmental Management Information System (EMIS), Sustainable Cities Program (SCP). 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan