Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phân tích tư bản cho vay và lợi tức cho vay...

Tài liệu Phân tích tư bản cho vay và lợi tức cho vay

.PDF
6
320
88

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ---------------  --------------- BÁO CÁO THẢO LUẬN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 2 Đề tài: Phân tích tư bản cho vay và lợi tức cho vay Lớp học phần: 1838MLNP0211 Thành viên nhóm: 6 Hà Nội - 2018 MỤC LỤC I. Tư bản cho vay .................................................................................................................... 1 1. Nguồn gốc và khái niệm. ................................................................................................... 1 2. Đặc điểm. ........................................................................................................................... 1 3. Công thức vận động. .......................................................................................................... 2 II. Lợi tức và tỷ suất lợi tức ................................................................................................... 2 1. Khái niệm, nguồn gốc và bản chất của lợi tức .................................................................. 2 2. Tỉ suất lợi tức ..................................................................................................................... 4 3. Những nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất lợi tức.................................................................... 4 Đại học Thương Mại I. Tư bản cho vay: 1. Nguồn gốc và khái niệm của tư bản cho vay. a) Nguồn gốc: Tư bản cho vay là hình thức tư bản đã tồn tại trước chủ nghĩa tư bản rất lâu. Nó ra đời trong thời kỳ tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, trên cơ sở phát triển của phân công xã hội, của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sự bất bình đẳng về tài sản. Giai cấp tư sản, trong quá trình chuyển thành giai cấp thống trị đã đấu tranh chống thứ tư bản cho vay nặng lãi trên. Tư bản cho vay chính là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách ra hoạt động trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ. Sự hình thành tư bản cho vay là kết quả của sự phát triển quan hệ hàng hoá - tiền tệ đạt đến trình độ xuất hiện tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, trong khi lại có những người cần tư bản để mở rộng sản xuất hoặc thiếu tư bản lưu động... Tư bản cho vay thực hiện vai trò môi giới giữa người cho vay và người đi vay, thể hiện quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa. b) Khái niệm: - Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, mà người chủ của nó cho nhà tư bản khác sử dụng trong thời gian nhất định để nhận được số tiền lời nào đó, gọi là lợi tức. c) Ví dụ: Quỹ tiền lương để trả cho công nhân nhưng chưa đến kỳ phải trả. Trước thời hạn trả lương, nhà tư bản A nắm trong tay toàn bộ quỹ tiền lương của công nhân. Ở đây, phần quỹ tiền lương này chính là bộ phận tư bản tiền tệ ở trạng thái tạm thời nhàn rỗi và không sinh ra một khoản lợi nào cho chủ sở hữu. Trong khi đó, đối với nhà tư bản, mục tiêu kinh doanh luôn hướng đến là “tiền phải sinh ra tiền”. Vì vậy, nhà tư bản cho vay mang số tiền đó cho một đối tượng khác (tư bản B đang rất cần tiền) vay để tạo tiền lời. Như vậy, tiền lương tạm thời nhàn rỗi đó chính là tư bản cho vay. 2. Đặc điểm của tư bản cho vay: Tư bản cho vay có đặc điểm: - Quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng tư bản: Đối với người cho vay nó là tư bản sở hữu, đối với người đi vay nó là tư bản sử dụng. Tư bản cho vay là một hàng hóa đặc biệt: Là hàng hóa vì nó có GT và GTSD. Tính đặc biệt của hàng hóa này thể hiện ở chỗ, khi cho vay bên cung không mất quyền sở hữu, bên cầu chỉ được mua quyền sử dụng trong thời gian nhất định. Mặt khác, khi sử dụng thì giá trị của nó không mất đi mà còn tăng lên. Hơn nữa, giá cả của nó không 1|Page Đại học Thương Mại - - - do giá trị mà do giá trị sử dụng, tức là khả năng tạo ra lợi tức của nó quyết định. Lợi tức chính là giá cả của hàng hóa tư bản cho vay. Tư bản cho vay là tư bản được "sùng bái" nhất và cũng được che giấu kín đáo nhất: Quan hệ sản xuất TBCN vận động theo công thức T – T’ (T’= T+Δt). Nhưng công thức của sự vận động của tư bản cho vay này chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa nhà tư bản cho vay và nhà tư bản đi vay, gây ấn tượng bởi hình thức tiền đẻ ra tiền. Ta có thể thấy, quan hệ bóc lột TBCN được che giấu một cách kín đáo nhất, tư bản cho vay trở nên thần bí và được sùng bái nhất. Tư bản cho vay không thể tách rời sự vận động của tư bản công nghiệp: Sự hình thành tư bản cho vay là kết quả của sự vận động phát triển quan hệ hàng hóa - tiền tệ đến một trình độ nhất định làm xuất hiện một quan hệ là: có nơi tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, có nơi lại thiếu tiền để hoạt động. Tư bản cho vay là hình thức ăn bám nhất của tư bản: Tư bản cho vay làm hình thành một nhóm người trong xã hội tư bản: tư bản thực lợi (kinh doanh bằng cách đầu tư tư bản để thu lợi tức mà không trực tiếp quản lý kinh doanh). Họ cho vay tiền của nhân công và nhàn rỗi thu lợi nhuận từ bên vay tiền. Lênin đã khẳng định: tư bản thực lợi là ăn bám, thối nát. 3. Công thức vận động của tư bản cho vay. Tư bản cho vay là tư bản được "sùng bái" nhất do vận động theo công thức T – T’ (tiền đẻ ra tiền), trong đó có T’ = T + z. Nhìn vào công thức này, sự vận động của tư bản cho vay chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa nhà tư bản cho vay và nhà tư bản đi vay. Do đó quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa được che giấu một cách kín đáo nhất song vẫn đạt được hiệu quả tối đa. II. Lợi tức và tỷ suất lợi tức. 1. Lợi tức. a) Khái niệm: Lợi tức là một phần của lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay phải trả cho nhà tư bản cho vay căn cứ vào lượng tư bản tiền tệ mà nhà tư bản cho vay đã bỏ ra cho nhà tư bản đi vay sử dụng. b) Nguồn gốc: 2|Page Đại học Thương Mại Nguồn gốc của lợi tức cho vay chính từ giá trị thặng dư do công nhân làm thuê sáng tạo ra từ trong lĩnh vực sản xuất. Hay chính là một phần của lợi nhuận trung bình sinh ra khi sử dụng tư bản cho vay vào sản xuất. c) Bản chất: Để hiểu rõ hơn về nguồn gốc và bản chất của lợi tức ta cần phải xem xét dòng lưu chuyển của đồng tiền từ nhà tư bản cho vay đến nhà tư bản đi vay và ngược lại. - Về phía nhà tư bản cho vay thì họ nhường quyền sử dụng tư bản của mình cho người khác trong một thời gian nhất định nên thu được lợi tức. - Về phía nhà tư bản đi vay thì họ dùng tiền để sản xuất , kinh doanh nên họ thu được lợi nhuận. Nhưng vì họ không có tư bản hoạt động nên phải đi vay. Trong quá trình vận động, tư bản hoạt động sẽ thu được lợi nhuận bình quân. Nhưng vì để có tư bản hoạt động, trước đó anh ta phải đi vay, nên tư bản đi vay (tức tư bản hoạt động) không được hưởng toàn bộ lợi nhuận bình quân, mà trong số lợi nhuận bình quân có một phần được trích ra để trả cho nhà tư bản cho vay dưới hình thức lợi tức. Vậy về bản chất: lợi tức là một phần của lợi nhuận được tạo ra trong quá trình sản xuất mà người đi vay phải nhượng lại cho người cho vay theo tỷ lệ vốn đã được sử dụng. d) Ví dụ: Cách tính lợi tức đầu tư (ROI) khi làm quảng cáo Google adwords. Mỗi ngày, quảng cáo của doanh nghiệp có 50 lượt click (coi mỗi click là một người dùng), tương ứng 50x30=1 500 lượt truy cập vào website mỗi tháng. Theo hợp đồng kí kết, mỗi lượt truy cập doanh nghiệp phải trả cho Google 900 đồng.  Chi phí quảng cáo Adwords mỗi tháng doanh nghiệp phải trả là: 1500 x 900 = 1 350 000 (đồng) Giả sử chỉ 5% trong số khách truy cập này sẽ mua hàng, tương ứng với 75 người, mỗi sản phẩm bán được chỉ lời 50 000 đồng, vậy thu nhập hay chính là lợi nhuận doanh nghiệp thu được là: 75 x 50 000 – 1 350 000 = 2 400 000 (đồng)  Vậy 𝑅𝑂𝐼 = 2 400 000 1 350 000 . 100% = 177,7% 3|Page Đại học Thương Mại  Mỗi đồng ban đầu đầu tư vào Adwords giúp bạn kiếm được 1,77 đồng lợi nhuận trong một tháng. 2. Tỉ suất lợi tức. a) Khái niệm - Là tỷ lệ tính theo phần trăm giữa tổng số lợi tức và số tư bản tiền tệ cho vay (thường tính theo tháng, quý, năm,…) b) Công thức tính : Nếu kí hiệu tỉ suất lợi tức là z’ ta có : z’ = 𝒛 𝒕ổ𝒏𝒈 𝒕ư 𝒃ả𝒏 𝒄𝒉𝒐 𝒗𝒂𝒚  100 (%) Trong đó : z là lợi tức. Giới hạn : 0 < z’< 𝒑’ Trong giới hạn trên, tỉ suất lợi tức lên xuống theo quan hệ cung – cầu về tư bản cho vay và biến động theo chu kì vận động của tư bản công nghiệp. 3. Những nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất lợi tức Tỉ suất lợi tức phụ thuộc vào các nhân tố : ✓ Một là, tỉ suất lợi nhuận bình quân. ✓ Hai là, tỉ lệ phân chia lợi nhuận bình quân thành lợi tức và lợi nhuận của nhà tư bản hoạt động. ✓ Ba là, quan hệ cung cầu về tư bản cho vay. Trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản: Tỉ suất lợi tức có xu hướng giảm vì tỉ suất lợi nhuận có xu hướng giảm và cung về tư bản cho vay có xu hướng tăng nhanh hơn cầu về tư bản cho vay. 4|Page
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan