Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần phú cường jostoco...

Tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần phú cường jostoco

.PDF
91
62
85

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ CƯỜNG JOSTOCO GIÁO VIÊN HƯớNG DẫN: SINH VIÊN THựC HIệN: Th.s: Trương Chí Tiến Liêu Kim Thúy Mã số SV: 4074692 Lớp: Ngoại thương 1 Khóa 33 Cần Thơ, 09/2010 Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco LỜI CẢM TẠ ---------- Qua gần bốn năm học tại Trường Đại Học Cần Thơ, em đã tiếp thu được nhiều kiến thức từ sự tận tâm truyền đạt của quý Thầy Cô trong Trường Đại Học Cần Thơ và đặc biệt là quí Thầy Cô trong Khoa Kinh Tế - QTKD, em xin chân thành cảm ơn quí thầy cô về những gì mà thầy cô đã truyền đạt và dạy dỗ em khi em còn ngồi trên ghế nhà trường. Em tin rằng với những kiến thức mà quí thầy cô đã truyền đạt cho em sẽ là một hành trang tốt để em có thể vững tin bước vào cuộc sống. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp, em đã gặp không ít khó khăn. Em xin chân thành cảm ơn thầy Trương Chí Tiến đã nhiệt tình giúp đỡ em khắc phục những vướng mắc và hoàn thành đề tài này. Một phần thành công của đề tài cũng là nhờ sự nhiệt tình giúp đỡ từ phía lãnh đạo của Công ty cổ phần Phú Cường Jostoco. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, các anh chị ở các bộ phận của công ty đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại công ty, tạo điều kiện cho em tiếp cận thực tế để bổ sung thêm kiến thức, cung cấp số liệu để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Xin kính chúc quí thầy cô, cùng các cô, chú, anh chị trong công ty được dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và công tác tốt. Cần thơ, ngày tháng năm 2010 Sinh viên thực hiện Liêu Kim Thúy GVHD: Th.s Trương Chí Tiến i SVTH: Liêu Kim Thúy Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco LỜI CAM ĐOAN ---------- Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu nào của khoa. Cần thơ, ngày tháng năm 2010 Sinh viên thực hiện Liêu Kim Thúy GVHD: Th.s Trương Chí Tiến ii SVTH: Liêu Kim Thúy Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ---------- .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... Cà Mau, ngày tháng GVHD: Th.s Trương Chí Tiến iii năm 2010 SVTH: Liêu Kim Thúy Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco BẢNG NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ----------  Họ tên người hướng dẫn:................................................................................  Học vị:..............................................................................................................  Chuyên ngành: ................................................................................................  Cơ quan công tác: ...........................................................................................  Tên học viên: ...................................................................................................  Mã số sinh viên:...............................................................................................  Chuyên ngành: ................................................................................................  Tên đề tài:........................................................................................................ .............................................................................................................................. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. 2. Về hình thức .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. 4. Độ tinh cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. 5. Nội dung và các kết quả đạt được .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. 6. Các nhận xét khác .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. 7. Kết luận .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Cần Thơ, ngày tháng năm 2010 NGƯỜI NHẬN XÉT GVHD: Th.s Trương Chí Tiến iv SVTH: Liêu Kim Thúy Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ---------- .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... .......................................................................................................... Cần Thơ, ngày tháng GVHD: Th.s Trương Chí Tiến v năm 2010 SVTH: Liêu Kim Thúy Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco MỤC LỤC ---------- Trang Chương1: GIỚI THIỆU................................................................................1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung..................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................3 1.3.1. Không gian nghiên cứu......................................................................3 1.3.2. Thời gian nghiên cứu.........................................................................3 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................3 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................................................4 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ..........................................................................4 2.1.1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu....................................................4 2.1.2. Tìm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ......................................9 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................15 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu...........................................................15 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu.........................................................15 Chương 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ CƯỜNG JOSTOCO .....................................16 3.1. Giới thiệu về công ty Phú Cường Jostoco ...............................................16 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................16 3.1.2 Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự ................................................19 3.1.3. Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm chủ lực của công ty ......................24 3.1.4. Quy trình chế biến sản phẩm và quy trình xuất khẩu của công ty.....25 3.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2007 đến nay.............36 3.2. Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty từ 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 ..............................................................................................38 3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu của công ty trong những năm qua..................38 3.2.2. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty .............................43 GVHD: Th.s Trương Chí Tiến vi SVTH: Liêu Kim Thúy Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco 3.2.3. Thị trường xuất khẩu thủy sản của công ty ......................................46 3.2.4. Giá xuất khẩu của công ty qua các năm…………………………… 52 3.2.5. Các hình thức xuất khẩu của công ty……………………………….52 3.2.6. Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong giai đoạn hiện nay……………………………………………………………………… 53 Chương 4:NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY PHÚ CƯỜNG JOSTOCO.............55 4.1. Phân tích các yếu tố bên trong ................................................................55 4.1.1. Nguồn nguyên liệu đầu vào .............................................................55 4.1.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và nguồn nhân lực......................................56 4.1.3. Công tác Marketing .........................................................................57 4.2. Phân tích các yếu tố bên ngoài...............................................................57 4.2.1.Yếu tố tự nhiên.................................................................................57 4.2.2.Yếu tố kinh tế - chính trị...................................................................59 4.2.3. Yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ ...........................................62 4.2.4. Chính sách đối với hàng nhập khẩu của các nước nhập khẩu……... 63 4.2.5. Tỷ giá hối đoái ................................................................................64 4.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh....................................................................65 4.3.1. Đối thủ cạnh tranh nước ngoài........................................................ 65 4.3.2. Đối thủ cạnh tranh trong nước ........................................................ 66 4.4. Sản phẩm thay thế ................................................................................. 70 4.5. Phân tích ma trận SWOT........................................................................72 Chương 5:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ CƯỜNG JOSTOCO ........................73 5.1. Vấn đề nguồn nguyên liệu ......................................................................73 5.2. Vấn đề thị trường....................................................................................74 5.3. Xây dựng chiến lược Marketing .............................................................75 5.3.1. Sản phẩm ........................................................................................75 5.3.2. Giá cả .........................................................................................75 5.3.3. Phân phối .......................................................................................76 5.2.4. Chiêu thị .........................................................................................76 5.4. Giải pháp về nhân sự ..............................................................................76 GVHD: Th.s Trương Chí Tiến vii SVTH: Liêu Kim Thúy Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................78 6.1. KẾT LUẬN............................................................................................78 6.2. KIẾN NGHỊ ..........................................................................................78 6.2.1. Về phía Nhà nước............................................................................78 6.2.2. Đối với công ty................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................80 GVHD: Th.s Trương Chí Tiến viii SVTH: Liêu Kim Thúy Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco DANH MỤC BIỂU BẢNG ---------- TRANG Bảng 1: Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực năm 2007............................... 13 Bảng 2: Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực năm 2008............................... 14 Bảng 3: Lượng, kim ngạch, tốc độ tăng /giảm xuất khẩu thủy sản năm 2009 so với năm 2008 ...................................................................................................... 14 Bảng 4: Trình độ lao động của công ty .............................................................. 24 Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2007 đến nay .................. 36 Bảng 6 : Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty từ 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 ................................................................................................................... 38 Bảng 7: Tình hình tăng/ giảm sản lượng xuất khẩu của công ty từ 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 ............................................................................................ 39 Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu tôm sú của công ty 6 tháng đầu năm 2010 ........... 40 Bảng 9: Sản lượng thủy sản xuất khẩu theo mặt hàng của công ty từ 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 ............................................................................................ 43 Bảng 10: Giá trị thủy sản xuất khẩu theo mặt hàng của công ty từ 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 ........................................................................................... 44 Bảng 11: Tình hình tăng/giảm giá trị thủy sản xuất khẩu theo mặt hàng của công ty từ 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 ..................................................................... 44 Bảng 12: Thị trường xuất khẩu quan trọng của công ty........................................ 47 Bảng 13: Cơ cấu thị trường xuất khẩu quan trọng của công ty............................. 47 Bảng 14: Giá tôm xuất khẩu bình quân của công ty qua các năm......................... 52 GVHD: Th.s Trương Chí Tiến ix SVTH: Liêu Kim Thúy Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco DANH MỤC HÌNH ---------- TRANG Hình 1: Mối liên hệ doanh nghiệp – thị trường của doanh nghiệp.........................6 Hình 2: Các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam ....................................... 12 Hình 3:Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2007 - 2009 ............................. 12 Hình 4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty .......................................................... 19 Hình 5: Quy trình sản xuất mặt hàng tôm tươi đông IQF..................................... 25 Hình 6: Quy trình sản xuất mặt hàng tôm tươi đông Block .................................. 30 Hình 7: Quy trình xuất khẩu tôm của công ty ...................................................... 34 Hình 8: Kim ngạch xuất khẩu tôm sú của công ty 6 tháng đầu năm 2010 ............ 41 Hình 9: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty năm 2007................................. 48 Hình 10: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty năm 2008............................... 48 Hình 11: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty năm 2009............................... 48 Hình 12: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty 6 tháng đầu năm 2010............ 48 GVHD: Th.s Trương Chí Tiến x SVTH: Liêu Kim Thúy Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu Thế kỷ XXI là thế kỷ của quá trình CNH và HĐH, không một quốc gia nào phát triển nền kinh tế của mình mà không tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Điều đó không loại trừ đối với Việt Nam, đặc biệt trong quá trình CNH và HĐH đất nước hiện nay. Mở cửa giao thương là vấn đề tất yếu và quan trọng của mỗi quốc gia. Việt Nam, một đất nước đầy tiềm năng, với nguồn nhân lực dồi dào, tài nguyên phong phú và đội ngũ trí thức ngày càng lớn mạnh, đang tận dụng triệt để lợi thế so sánh của mình. Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta không ngừng phát triển nhảy vọt, đóng vai trò quan trọng trong khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, từ khi gia nhập WTO, nước ta càng có nhiều cơ hội để phát triển, từng bước khẳng định vai trò của mình trên trường quốc tế. Những cơ hội đó đã đưa các mặt hàng xuất khẩu của nước ta như: thủy sản, dệt may, nông sản có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, rõ hơn là ở các cường quốc có thế mạnh về kinh tế như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU… Hàng thủy sản là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam bởi Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi về mặt địa hình và khí hậu- đó là một một tiềm năng dồi dào để phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản. Hiện nay, mặt hàng thủy sản nước ta đứng thứ 4 trong số các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu trên thế giới (chỉ sau dầu thô, dệt may và giày dép ). Năm 2007, mặc dù gặp nhiều rào cản nhưng thủy sản Việt Nam vẫn nằm trong top 10 nước xuất khẩu lớn nhất trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,75 tỷ USD. Trong năm 2008 - một năm gặp nhiều khó khăn nhưng xuất khẩu thủy sản vẫn tăng mạnh về giá trị. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt trên 1,2 triệu tấn, trị giá đạt trên 4,5 tỷ USD, tăng 33,7% về khối lượng và 19,8% về giá trị so với năm trước. Năm 2009, ngành thủy sản Việt Nam cũng gặp nhiều bất lợi trước những khó khăn về nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, những rào cản về kỹ thuật và thuế quan của các nước nhập khẩu...Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này cũng đạt được kết quả khả quan với xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 1.216 nghìn tấn, trị giá 4,3 tỷ USD, tăng khoảng 13% về lượng và giảm gần 5% về giá trị so với năm 2008. Để GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 1 SVTH: Liêu Kim Thúy Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco có được những thành tựu như vậy trong ngành thủy sản, chúng ta phải kể đến sự đóng góp của ngành thủy sản tỉnh Cà Mau. Như chúng ta biết, Cà Mau là vùng đất được thiên nhiên ban tặng cho một nguồn lực thủy sản phong phú, có giá trị lớn. So với cả nước, Cà Mau có lợi thế phát triển thủy sản thuận lợi nhất, thể hiện ở cả ba nhóm nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến. Chính vì thế tại Cà Mau có rất nhiều công ty xuất nhập khẩu thủy sản hàng đầu Việt Nam như: Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Minh Phú, Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Quốc Việt, Công ty xuất nhập khẩu thủy sản Cà Mau, Công ty cổ phần Phú Cường….Tuy vậy, thủy sản Cà Mau cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Trong đó, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, những mặt hàng thủy sản Cà Mau ngày càng chịu nhiều kiểm soát gắt gao từ việc chống bán phá giá đến kiểm tra chất lượng... Cùng với đó, thị trường nhiên liệu thế giới và trong nước biến động phức tạp theo hướng tăng nhanh, khiến lợi nhuận người sản xuất thấp. Giá dầu thô, lãi suất ngân hàng sẽ là gánh nặng lớn trong cả ba lĩnh vực chế biến, đánh bắt lẫn nuôi trồng. Giảm thiểu chi phí là vấn đề vô cùng khó khăn trong khi kết cấu hạ tầng của Cà Mau thấp kém, nhất là các huyện có thế mạnh nuôi trồng, khiến chi phí đi lại, vận chuyển lớn. Ngoài ra, sản xuất thủy sản của Cà Mau còn mang nặng yếu tố tự phát, khiến việc quản lý không chặt chẽ. Vì vậy, qua thời gian tìm hiểu tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần Phú Cường Jostoco” để biết được thực tiễn của việc xuất khẩu thủy sản của công ty cũng như các công ty khác trong nước. Từ đó đề ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả xuất khẩu thủy sản cho công ty. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty từ năm 2007 đến nay. Từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả xuất khẩu thủy sản của công ty cũng như ngành thủy sản Việt Nam. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty trong những năm gần đây. GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 2 SVTH: Liêu Kim Thúy Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco - Phân tích ma trận SWOT để biết được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội và thách thức đã và đang tồn tại trong công ty. Từ đó, đề ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả xuất khẩu thủy sản cho công ty. 1.3 Phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi công ty cổ phần Phú Cường 1.3.2 Thời gian nghiên cứu Đề tài nghiên cứu chỉ lấy số liệu từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Do hoạt động của Công ty đa dạng, nhiều lĩnh vực, nhiều mặt hàng và do kiến thức, thời gian có hạn nên đề tài này không đi sâu nghiên cứu phân tích hết tất cả các lĩnh vực kinh doanh của Công ty mà chỉ tập trung vào lĩnh vực xuất khẩu, đối tượng nghiên cứu là mặt hàng thủy sản. GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 3 SVTH: Liêu Kim Thúy Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp luận 2.1.1 Khái niệm và vai trò của xuất khẩu 2.1.1.1 Khái niệm xuất khẩu Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh thu doanh lợi bằng cách bán sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài hay sản phẩm hay dịch vụ ấy phải di chuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia. 2.1.1.2 Vai trò của xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay Xuất khẩu hàng hóa không chỉ đơn giản là bán hàng hóa ra nước ngoài, xuất khẩu có tầm quan trọng đặc biệt trong việc phát triển kinh tế đất nước. Tầm quan trọng của xuất khẩu thể hiện qua các vai trò sau:  Thứ nhất, xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và tích lũy phát triển sản xuất.  Thứ hai, đẩy mạnh xuất khẩu được xem như là yếu tố quan trọng kích thích sự tăng trưởng kinh tế: Việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu gây phản ứng dây chuyền giúp các ngành kinh tế khác phát triển theo, kết quả là tăng tổng sản phẩm xã hội và nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả.  Thứ ba, xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất.  Thứ tư, đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước.  Thứ năm, đẩy mạnh xuất khẩu làm cho sản lượng sản xuất của quốc gia sẽ tăng thông qua mở rộng với thị trường quốc tế.  Thứ sáu, đẩy mạnh phát triển xuất khẩu có tác động tích cực và có hiệu quả đến nâng cao mức sống của người dân.  Thứ bảy, đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước. GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 4 SVTH: Liêu Kim Thúy Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu là hướng phát triển có tính chất chiến lược để đưa nước ta thành nước công nghiệp mới trong giai đoạn hiện nay. 2.1.1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ của xuất khẩu a) Mục tiêu của xuất khẩu Một doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu có thể không phải nhập khẩu, mà để thu ngoại tệ và hưởng lợi nhuận nhờ lợi thế trao đổi giữa các quốc gia trên thế giới. Hoặc ở một thời điểm nào đó, một quốc gia xuất khẩu cũng có thể dùng để được dùng để trả nợ, để mua vũ khí, để phục vụ cho các hoạt động ngoại giao. Mục tiêu của xuất khẩu được đề ra trong một thời gian dài. Mục tiêu này có thể không hoàn toàn giống với mục tiêu của một doanh nghiệp, hay mục tiêu cụ thể của một thời kỳ nào đó. Do vậy, mục tiêu quan trọng nhất của xuất khẩu là để nhập khẩu đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Nhu cầu của nền kinh rất đa dạng như: phục vụ cho công nghiệp hóa đất nước, cho tiêu dùng, cho xuất khẩu và tạo thêm công ăn việc làm. Xuất khẩu là để nhập khẩu, do đó thị trường xuất khẩu phải gắn với thị trường nhập khẩu. Phải xuất phát từ yêu cầu thị trường nhập khẩu để xác định phương hướng và tổ chức nguồn hàng thích hợp. b) Nhiệm vụ của xuất khẩu Để thực hiện tốt mục tiêu trên, hoạt động xuất khẩu cần hướng vào thực hiện các nhiệm vụ sau:  Phải ra sức khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước( đất đai, vốn, nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất…)  Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu để tăng nhanh khối lượng và kim ngạch xuất khẩu.  Tạo ra những mặt hàng( nhóm hàng) xuất khẩu chủ lực đáp ứng những đòi hỏi của thị trường thế giới và của khách hàng về chất lượng và số lượng, có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao. 2.1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình xuất khẩu a) Doanh thu Doanh thu bán hàng của các công ty xuất nhập khẩu là toàn bộ giá trị hàng hóa và dịch vụ đã bán, đã thu tiền và chưa thu tiền (do phương thức thanh toán) trong một kỳ kinh doanh nào đó. GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 5 SVTH: Liêu Kim Thúy Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco Doanh thu bán hàng của công ty xuất nhập khẩu xác định bằng công thức: n D   QiG i i 1 Doanh thu bán hàng ảnh hưởng trực tiếp bởi hai nhân tố: + Số lượng hàng hóa + Đơn giá xuất bán Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu rất phức tạp, có những khoản thu bằng ngoại tệ, có những khoản thu bằng tiền Việt Nam. Để đánh giá tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty thì ta dùng chỉ tiêu doanh thu ngoại tệ quy về USD và doanh thu quy về đồng Việt Nam. b) Lợi nhuận Lợi nhuận là cốt lõi của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận được hiểu đơn giản như một khoản tiền chênh lệch dôi ra giữa tổng thu nhập và tổng chi phí hoạt động kinh doanh. Như vậy nếu lấy tổng thu nhập trừ đi toàn bộ chi phí hoạt động (tiền công, tiền lương, tiền mua nguyên liệu, nhiên liệu, trả lãi tiền vay…) ta sẽ được phần còn lại là lợi nhuận. Công thức tính lợi nhuận: Lợi nhuận = doanh thu bán hàng xuất nhập khẩu – giá vốn hàng xuất nhập khẩu – tổng chi phí lưu thông c) Thị trường của doanh nghiệp Thị trường có thể được hiểu là các nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự nhau (giống nhau) và những người bán đưa ra các sản phẩm khác nhau với các cách thức khác nhau để thỏa mãn nhu cầu đó. Theo tiêu thức tổng quát thì thị trường của doanh nghiệp gồm thị trường đầu vào (nguồn cung cấp), và thị trường đầu ra (nguồn tiêu thụ). Thị trường đầu vào Doanh nghiệp Thị trường đầu ra Hình 1: Mối liên hệ doanh nghiệp – thị trường của doanh nghiệp  Thị trường đầu vào (nguồn cung cấp) Khi mô tả thị trường đầu vào của doanh nghiệp thường sử dụng 3 tiêu thức cơ bản: sản phẩm, địa lý và người cung cấp. GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 6 SVTH: Liêu Kim Thúy Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco - Theo tiêu thức địa lý: + Nguồn cung cấp trong nước (nội địa) + Nguồn cung cấp ngoài nước (thị trường quốc tế) - Theo tiêu thức sản phẩm:  Thị trường hàng hóa – dịch vụ (cụ thể đến vòng/ tên của sản phẩm/ dịch vụ)  Thị trường vốn (cụ thể đến nguồn vốn)  Thị trường lao động (cụ thể đến loại lao động mà doanh nghiệp cần sử dụng) - Theo tiêu thức người cung cấp: các nhóm hàng hoặc cá nhân người cung cấp sản phẩm/ hàng hóa có liên quan đến các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Thị trường đầu vào là quan trọng và đặc biệt có ý nghĩa đối với sự ổn định và hiệu quả của nguồn cung cấp hàng hóa/ dịch vụ cho doanh nghiệp cũng như khả năng hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.  Thị trường đầu ra (nguồn tiêu thụ) Để mô tả thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp có thể sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp 3 tiêu thức cơ bản: sản phẩm, địa lý và khách hàng. - Thị trường tiêu thụ theo tiêu thức sản phẩm: theo tiêu thức này, doanh nghiệp thường xác định thị trường theo ngành hàng (dòng sản phẩm) hay nhóm hàng mà họ kinh doanh và bán ra thị trường. Tùy theo mức độ mô tả/ nghiên cứu người ta có thể mô tả ở mức độ khái quát cao hay cụ thể. Thị trường tư liệu Kim khí sản xuất (thị trường Hóa chất hàng công nghiệp) Phân bón Thép Kim loại màu Xây dựng Tròn Chế tạo Tấm … Gạo Thị trường tư liệu Lương thực tiêu dùng (thị trường Thực phẩm hàng tiêu dùng) Ngô Hải sản Tươi sống Thịt Chế biến sẵn Phương tiện vận chuyển Ô tô … Xe máy Xe đạp GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 7 SVTH: Liêu Kim Thúy Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco Cách mô tả này đơn giản, dễ thực hiện và thường được sử dụng. Nhưng cần lưu ý: không chỉ rõ được đối tượng mua hàng và đặc điểm mua sắm của họ, nên không đưa ra được những chỉ dẫn cần thiết cho việc xây dựng chiến lược có khả năng thích ứng tốt. - Thị trường tiêu thụ theo tiêu thức địa lý: Theo tiêu thức này, doanh nghiệp thường xác định thị trường theo phạm vi khu vực địa lý mà họ có thể vươn tới để kinh doanh. Tùy theo mức độ rộng hẹp có tính toàn cầu, khu vực hay lãnh thổ có thể xác định thị trường của doanh nghiệp.  Thị trường ngoài nước (thị trường ngoài): Thị trường quốc tế, thị trường Châu lục, thị trường khu vực…  Thị trường trong nước (thị trường nội địa): Thị trường miền Bắc, thị trường miền Nam, thị trường miền Trung… - Thị trường tiêu thụ theo tiêu thức khách hàng với nhu cầu của họ: Theo tiêu thức này, doanh thu mô tả thị trường của mình theo các nhóm khách hàng mà họ hướng tới để thỏa mãn, bao gồm các khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Xác định thị trường của doanh nghiệp theo tiêu thức khách hàng với nhu cầu của họ có nhiều lợi thế hơn so với xác định thị trường theo hai tiêu thức trên là do:  Cho phép doanh nghiệp xác định cụ thể hơn đối tượng cần tác động (khách hàng) và tiếp cận tốt hơn, hiểu biết đầy đủ hơn nhu cầu của thị trường.  Đưa ra được những quyết định về sản phẩm, giá cả, xúc tiến và phân phối đúng hơn, phù hợp hơn với nhu cầu và đặc biệt là những nhu cầu mang tính cá biệt của đối tượng tác động. Cách thức tốt nhất thường được sử dụng để xác định thị trường trọng điểm của doanh nghiệp là kết hợp một cách đồng bộ của cả ba tiêu thức khách hàng, sản phẩm và địa lý. Trong đó:  Tiêu thức khách hàng với nhu cầu của họ là tiêu thức chủ đạo.  Tiêu thức sản phẩm được sử dụng để chỉ rõ “Sản phẩm cụ thể”, “Cách thức cụ thể” có khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng đồng thời cũng là sản phẩm và cách thức mà doanh nghiệp đưa ra để phục vụ khách hàng. GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 8 SVTH: Liêu Kim Thúy Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Công ty Cổ phần Phú Cường Jostoco  Tiêu thức địa lý được sử dụng để giới hạn phạm vi không gian (giới hạn địa lý) liên quan đến nhóm khách hàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp và khả năng kiểm soát của doanh nghiệp. d) Hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của đơn vị cũng như nền kinh tế để thực hiện các mục tiêu đặt ra. Hay có thể hiểu một cách đơn giản là hiệu quả là lợi ích tối đa thu được kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu thu được tối đa trên trên chi phí tối thiểu hay hiệu quả kinh doanh là kết quả đầu ra tối đa trên chi phí đầu vào tối thiểu. Hiệu quả kinh doanh = kết quả đầu ra/ chi phí đầu vào Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu: giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu, lợi nhuận.. Chi phí đầu vào: tiền lương, chi phí kinh doanh, chi phí nguyên vật liệu, vốn kinh doanh… 2.1.2 Tiềm năng xuất khẩu thủy sản 2.1.2.1 Tiềm năng khai thác và nuôi trồng thủy sản của Việt Nam Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á có diện tích đất liền là 330.991 km2, có bờ biển dài, còn phần lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km2. Do trải qua nhiều vĩ độ Việt Nam cắt qua nhiều đơn vị địa chất - địa hình, khí hậu - thủy văn, thổ nhưỡng - sinh vật, làm tiền đề cho tính đa dạng sinh thái hiếm có. Việt Nam là nước có “tính biển” lớn nhất trong các nước ven biển Đông Nam Á, vùng biển rộng gấp 3 lần diện tích đất liền, biển và đất liền đã tạo nên những vùng sinh thái khác nhau với các loài vật thủy sinh đa dạng, phong phú (môi trường nước mặn xa bờ, môi trường nước mặn gần bờ). Với 3260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông, lạch, hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển. Trong nội địa hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và các hồ thủy lợi, thủy điện, đã tạo cho nước ta có tiềm năng lớn về mặt nước với khoảng 1.700.000 ha trong đó có 811.700 ha mặt nước ngọt, 635.400 ha mặt nước lợ cửa sông ven biển và 125.700 ha eo vịnh có khả năng phát triển, chưa kể mặt nước các sông và khoảng 300.000 - 400.000 ha, eo, vịnh, đầm phá ven biển có thể sử dụng vào nuôi trồng thủy sản chưa được quy hoạch. GVHD: Th.s Trương Chí Tiến 9 SVTH: Liêu Kim Thúy
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan