Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phân tích tình hình tiêu thụ gia cầm theo kênh truyền thống tại tp. cần thơ...

Tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ gia cầm theo kênh truyền thống tại tp. cần thơ

.PDF
142
93
66

Mô tả:

Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Gia Cầm Theo Kênh Truyền Thống Tại TP. Cần Thơ MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................................................ 1 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu .......................................................................... 1 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn ................................................................ 2 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................. 3 1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 3 1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU........... 4 1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định ................................................................. 4 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu................................................................................. 4 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................... 5 1.4.1 Không gian ............................................................................................. 5 1.4.2 Thời gian................................................................................................. 5 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 5 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 6 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...... 8 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .................................................................................... 8 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản ........................................................................ 8 2.1.2 Khái niệm về chi phí Marketing............................................................. 12 2.1.3 Một số tỷ số tài chính dùng cho việc phân tích...................................... 13 2.1.4 Phương pháp ma trận SWOT ................................................................ 14 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 15 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ...................................................... 15 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 15 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................... 17 Chương 3: PHÂN TÍCH KÊNH MARKETING GIA CẦM VÀ CHI PHÍ MARKETING CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG THAM GIA VÀO KÊNH.................. 18 GVHD: TS. MAI VĂN NAM 7 SVTH: KHỔNG TIẾN DŨNG Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Gia Cầm Theo Kênh Truyền Thống Tại TP. Cần Thơ 3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ....................... 18 3.1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 18 3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ......................................................................... 19 3.1.3 Thực trạng sản xuất nông – lâm – thủy sản ở thành phố Cần Thơ......... 25 3.2 GIỚI THIỆU QUY TRÌNH KIỂM DỊCH ........................................................... 27 3.2.1 Tình hình thực tế về đàn gia cầm và công tác kiểm dịch hiện nay........ 27 3.2.2 Giới thiệu quy trình kiểm dịch gia cầm hiện tại..................................... 30 3.3 PHÂN TÍCH CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM GIA CẦM .................. 35 3.3.1 Kết quả khảo sát về loại hình thị trường................................................ 35 3.3.2 Phân tích mối quan hệ giữa các thành viên và chi phí Marketing của các kênh tiêu thụ gia cầm........................................................................................................... 50 3.3.3 So sánh chi phí Marketing và lợi nhuận của các thành viên tham gia vào kênh phân phối vịt thịt và gà thả vườn ....................................................................... 91 CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC TIÊU THỤ GIA CẦM TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ ................................................... 94 4.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN ......................................................................... 94 4.2 GIẢI PHÁP........................................................................................................... 95 4.2.1 Các giải pháp đối với các tác nhân tham gia vào kênh ......................... 95 4.2.2 Các giải pháp cải tiến kênh phân phối gia cầm ...................................... 101 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 103 5.1 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 103 5.2 KIẾN NGHỊ.......................................................................................................... 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 105 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 106 GVHD: TS. MAI VĂN NAM 8 SVTH: KHỔNG TIẾN DŨNG Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Gia Cầm Theo Kênh Truyền Thống Tại TP. Cần Thơ DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1. BẢNG MA TRẬN SWOT........................................................................... 14 Bảng 2. TỔNG QUAN CÁC MẪU ĐIỀU TRA........................................................ 16 Bảng 3. CÁC CHỈ TIÊU NÔNG LÂM THUỶ SẢN QUA CÁC NĂM TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ................................................................................................................... 26 Bảng 4. TỔNG ĐÀN GIA CẦM .............................................................................. 27 Bảng 5. SỐ LƯỢNG GIA CẦM MẮC BỆNH QUA CÁC NĂM............................. 28 Bảng 6. KẾT QUẢ TIÊM PHÒNG CÚM GIA CẦM QUA CÁC NĂM.................. 28 Bảng 7. KẾT QUẢ KIỂM DỊCH GIA CẦM VẬN CHUYỂN VÀ GIẾT MỔ QUA CÁC NĂM........................................................................................................................... 29 Bảng 8. LÝ DO CHỌN NUÔI GIA CẦM ................................................................. 36 Bảng 9. CÁC GIỚI HẠN, RÀO CẢN KHI THAM GIA CHĂN NUÔI................... 37 Bảng 10. NGUỒN CUNG CẤP THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG................................. 38 Bảng 11. TỶ LỆ TẬP TRUNG CỦA NGƯỜI CHĂN NUÔI ................................... 39 Bảng 12. NGUỒN CUNG CẤP GIA CẦM CHO THƯƠNG LÁI............................ 40 Bảng 13. ĐỐI TƯỢNG THU MUA GIA CẦM CỦA THƯƠNG LÁI ..................... 41 Bảng 14. CÁC GIỚI HẠN, RÀO CẢN KHI THAM GIA BUÔN BÁN .................. 41 Bảng 15. TỶ LỆ TẬP TRUNG CỦA THƯƠNG LÁI............................................... 42 Bảng 16. NGUỒN CUNG CẤP THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG CHO LÒ MỔ ......... 43 Bảng 17. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LÒ MỔ............ 44 Bảng 18. SỐ NƠI CUNG CẤP GIA CẦM CHO NGƯỜI BÁN LẺ NHÓM 1......... 45 Bảng 19. LÝ DO CHỌN NGHỀ CỦA NGƯỜI BÁN LẺ NHÓM 1......................... 46 Bảng 20. CÁC GIỚI HẠN, RÀO CẢN PHỔ BIẾN KHI THAM GIA BUÔN BÁN 47 Bảng 21. LÝ DO CHỌN NGHỀ CỦA NGƯỜI BÁN LẺ NHÓM 2................... .......48 Bảng 22. SỐ NƠI CUNG CẤP GIA CẦM CHO NGƯỜI BÁN LẺ NHÓM 2..... .....48 Bảng 23. CÁC GIỚI HẠN, RÀO CẢN PHỔ BIẾN CỦA NGƯỜI BÁN LẺ NHÓM 2 49 Bảng 24. TỶ LỆ TẬP TRUNG CÁC NGƯỜI BÁN LẺ ........................................ 50 Bảng 25. NGUỒN CUNG CẤP CON GIỐNG........................................................ 50 Bảng 26. ĐỐI TƯỢNG THU MUA GIA CẦM CỦA NGƯỜI CHĂN NUÔI ....... 51 GVHD: TS. MAI VĂN NAM 9 SVTH: KHỔNG TIẾN DŨNG Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Gia Cầm Theo Kênh Truyền Thống Tại TP. Cần Thơ Bảng 27. TỶ LỆ CUNG CẤP CỦA THƯƠNG LÁI CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÁC NHAU....................................................................................................................... 52 Bảng 28. TỶ LỆ PHÂN PHỐI SẢN PHẨM GIA CẦM CỦA LÒ MỔ CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÁC NHAU ........................................................................................... 53 Bảng 29. NGUỒN CUNG CẤP GIA CẦM CHO LÒ MỔ...................................... 54 Bảng 30. NGUỒN CUNG CẤP GIA CẦM CHO NGƯỜI BÁN LẺ NHÓM 1..... 55 Bảng 31. KHÁCH HÀNG CỦA NGƯỜI BÁN LẺ NHÓM 1 ................................ 56 Bảng 32. KHÁCH HÀNG CỦA NGƯỜI BÁN LẺ NHÓM 2 ................................ 57 Bảng 33. TỔNG CHI PHÍ CHĂN NUÔI VỊT THỊT – TÍNH CHO MỘT VỤ NUÔI 59 Bảng 34. TỔNG DOANH THU TRONG MỘT VỤ CHĂN NUÔI VỊT THỊT ...... 61 Bảng 35. CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH CỦA HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI VỊT ....... 62 Bảng 36 . BẢNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI VỊT THỊT ..................................................................................................................63 Bảng 37. CHI PHÍ PHÁT SINH CỦA THƯƠNG LÁI TRONG MỘT NGÀY...... 63 Bảng 38. GIÁ MUA VÀ GIÁ BÁN VỊT THỊT CỦA THƯƠNG LÁI.................... 64 Bảng 39. TỔNG HỢP CÁC LOẠI BIẾN PHÍ – TÍNH CHO MỘT NGÀY TẠI LÒ MỔ 66 Bảng 40. TỔNG HỢP ĐỊNH PHÍ VÀ BIẾN PHÍ – TÍNH CHO MỘT NGÀY TẠI LÒ MỔ .......................................................................................................................... 67 Bảng 41. BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ GIẾT MỔ TRONG MỘT NGÀY............... 68 Bảng 42. TỔNG THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG MỔ MƯỚN TRONG MỘT NGÀY 68 Bảng 43. TỔNG HỢP CHI PHÍ MARKETING VÀ LỢI NHUẬN CỦA LÒ MỔ TỪ HOẠT ĐỘNG TỰ GIẾT MỔ - TÍNH CHO 1KG GIA CẦM................................. 69 Bảng 44. TỔNG HỢP CHI PHÍ PHÁT SINH TRONG MỘT NGÀY BÁN VỊT THỊT .70 Bảng 45. GIÁ MUA VÀ GIÁ BÁN VỊT THỊT CỦA NGƯỜI BÁN LẺ NHÓM 1..71 Bảng 46. TỔNG HỢP CHI PHÍ PHÁT SINH – TÍNH CHO MỘT NGÀY BÁN VỊT THỊT CỦA NGƯỜI BÁN LẺ NHÓM 2.................................................................. .71 Bảng 47. GIÁ MUA VÀ GIÁ BÁN VỊT THỊT CỦA NGƯỜI BÁN LẺ NHÓM 2..72 Bảng 48. TỔNG HỢP CHI PHÍ MARKETING VÀ LỢI NHUẬN – TÍNH CHO 1 KG VỊT THỊT ................................................................................................................. 73 GVHD: TS. MAI VĂN NAM 10 SVTH: KHỔNG TIẾN DŨNG Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Gia Cầm Theo Kênh Truyền Thống Tại TP. Cần Thơ Bảng 49. ĐỐI TƯỢNG THU MUA GÀ THỊT CỦA NGƯỜI CHĂN NUÔI......... 76 Bảng 50. TỶ LỆ BÁN GIA CẦM CỦA THƯƠNG LÁI CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG77 Bảng 51. KHÁCH HÀNG CỦA NGƯỜI BÁN LẺ NHÓM 2................................. 77 Bảng 52. TỔNG CHI PHÍ CHĂN NUÔI GÀ THẢ VƯỜN – TÍNH CHO MỘT VỤ 79 Bảng 53. TỔNG DOANH THU TỪ VIỆC CHĂN NUÔI GÀ THẢ VƯỜN.......... 81 Bảng 54. CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH CỦA HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI GÀ THẢ VƯỜN 82 Bảng 55. BẢNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI GÀ THẢ VƯỜN .......................................................................................................83 Bảng 56. CHI PHÍ PHÁT SINH CỦA THƯƠNG LÁI TRONG MỘT NGÀY...... 84 Bảng 57. GIÁ MUA VÀ GIÁ BÁN GÀ THẢ VƯỜN CỦA THƯƠNG LÁI........ 85 Bảng 58. TỔNG HỢP CHI PHÍ PHÁT SINH TRONG MỘT NGÀY BÁN GÀ THẢ VƯỜN ...................................................................................................................... 86 Bảng 59. GIÁ MUA VÀ GIÁ BÁN GÀ THẢ VƯỜN CỦA NGƯỜI BÁN LẺ NHÓM 1 .................................................................................................................................. 86 Bảng 60. TỔNG HỢP CHI PHÍ PHÁT SINH –TÍNH CHO MỘT NGÀY BÁN GÀ THẢ VƯỜN CỦA NGƯỜI BÁN LẺ NHÓM 2 ............................................................... 87 Bảng 61. GIÁ MUA VÀ GIÁ BÁN GÀ THẢ VƯỜN CỦA NGƯỜI BÁN LẺ NHÓM 2 .................................................................................................................................. 88 Bảng 62. TỔNG HỢP CHI PHÍ MARKETING VÀ LỢI NHUẬN – TÍNH CHO 1 KG GÀ THẢ VƯỜN ...................................................................................................... 89 Bảng 63. SO SÁNH CHI PHÍ MARKETING VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA VÀO KÊNH PHÂN PHỐI GIA CẦM ..................................... 92 Bảng 64. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHĂN NUÔI....... 96 Bảng 65. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT ĐỐI VỚI NGƯỜI THƯƠNG LÁI ..... 97 Bảng 66. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT ĐỐI VỚI LÒ MỔ................................ 98 Bảng 67. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT ĐỐI VỚI NGƯỜI BÁN LẺ................ 99 Bảng 68. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT ĐỐI VỚI CƠ QUAN KIỂM DỊCH ... 100 GVHD: TS. MAI VĂN NAM 11 SVTH: KHỔNG TIẾN DŨNG Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Gia Cầm Theo Kênh Truyền Thống Tại TP. Cần Thơ DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1. Cấu trúc kênh điều hành của hàng hóa tiêu dùng cá nhân ............................ 10 Hình 2. Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ ........................................................ 18 Hình 3. Làng đóng ghe xuồng .................................................................................... 22 Hình 4. Làng đan lọp Thới Long................................................................................ 24 Hình 5. Nhân viên thú y đóng dấu gia cầm trước khi xuất bán................................. 32 Hình 6. Mẫu dấu kiểm soát giết mổ đóng trên thân thịt đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y. 32 Hình 7. Mẫu dấu dùng để đóng trên thân thịt không đủ tiêu chuẩn, phải xử lý vệ sinh thú y 32 Hình 8. Mẫu dấu dùng để đóng trên thân thịt không đủ tiêu chuẩn, phải hủy bỏ ...... 33 Hình 9. Lực lượng thú y thành phố Cần Thơ phun thuốc tiêu độc khử trùng trên địa bàn thành phố .................................................................................................................... 34 Hình 10. Biểu đồ tỷ trọng chi phí chăn nuôi vịt – tính cho một vụ nuôi.................... 60 Hình 11. Sơ đồ kênh tiêu thụ vịt thịt .......................................................................... 74 Hình 12. Biểu đồ tỷ trọng chi phí chăn nuôi gà thịt – tính cho một vụ nuôi.............. 80 Hình 13. Sơ đồ kênh tiêu thụ gà thả vườn.................................................................. 90 Hình 14. Sơ đồ kênh tiêu thụ gia cầm cải thiện.......................................................... 102 GVHD: TS. MAI VĂN NAM 12 SVTH: KHỔNG TIẾN DŨNG Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Gia Cầm Theo Kênh Truyền Thống Tại TP. Cần Thơ TÓM TẮT Đề tài luận văn “Phân tích tình hình tiêu thụ gia cầm theo kênh truyền thống tại thành phố Cần Thơ” được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2007 tại thành phố Cần Thơ. Đề tài tập trung nghiên cứu xác định chi phí Marketing và kênh Marketing của hai sản phẩm gia cầm là vịt thịt và gà thả vườn. Đề tài sử dụng phương pháp phân tích chi phí Marketing và kênh Marketing để xác định lợi nhuận biên của các tác nhân tham gia vào kênh phân phối vịt thịt và gà thả vườn. Ngoài ra, phương pháp ma trận SWOT được sử dụng để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tác nhân tham gia vào kênh cũng như để phát triển kênh phân phối gia cầm theo hướng hiệu quả và hợp pháp. Đề tài còn sử dụng các số liệu thứ cấp được thu thập từ Chi cục thú y thành phố Cần Thơ và các Trạm thú y các huyện Cờ Đỏ, huyện Thốt Nốt, huyện Vĩnh Thạnh… cũng như các số liệu từ Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2006. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi tham gia vào kênh tiêu thụ gia cầm tại thành phố Cần Thơ, người chăn nuôi đạt hiệu quả không cao. Trong khi đó, người bán lẻ và thương lái đạt lợi nhuận khá cao, khi so sánh thì người bán lẻ đạt lợi nhuận cao nhất. Đối với người chăn nuôi gia cầm, người nuôi gà thả vườn đạt lợi nhuận cao hơn người chăn nuôi vịt thịt. Tuy nhiên, vì một số lý do khách quan nên số lượng nuôi gà thả vườn không nhiều. Kết quả phân tích cho thấy thị trường tiêu thụ gia cầm hiện nay được coi là thị trường cạnh tranh, mức độ tham gia của người chăn nuôi, thương lái, người bán lẻ khá nhiều. Mặt khác, việc chăn nuôi và tiêu thụ gia cầm cũng gặp một số khó khăn nhất định mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ dịch cúm gia cầm bắt đầu xảy ra năm 2003 và liên tục bùng phát sau đó ở nhiều địa phương trên cả nước. GVHD: TS. MAI VĂN NAM 13 SVTH: KHỔNG TIẾN DŨNG Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Gia Cầm Theo Kênh Truyền Thống Tại TP. Cần Thơ CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng đối với các nước đang phát triển nói chung và đối với nước ta nói riêng. Nông nghiệp bao gồm cả ngành chăn nuôi, ngành trồng trọt, ngành dịch vụ, cả ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản nếu hiểu theo nghĩa rộng. Trong đó, ngành chăn nuôi giữ vai trò rất quan trọng trong các nhóm ngành trên. Ở nước ta, ngành chăn nuôi đã và đang phát triển mạnh trở thành một ngành sản xuất chính. Trong đó, ngành chăn nuôi gia cầm đã tạo ra những đóng góp đáng kể. Đặc biệt tại các vùng đồng bằng châu thổ có nhiều diện tích mặt nước, sông hồ như đồng bằng sông Cửu Long là nguồn cung cấp thức ăn sẵn có và có giá trị cho phát triển chăn nuôi gia cầm theo phương thức chăn thả. Chăn nuôi gia cầm cung cấp cho con người nhiều loại sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Như trứng và thịt gia cầm thường chứa nhiều chất dinh dưỡng như protit, đạm, chất khoáng, chất vi lượng và nhiều loại chất dinh dưỡng quý mà nhiều loại thịt khác không có được, các loại lông vũ gia cầm còn là sản phẩm nguyên liệu quí giá cho công nghiệp may mặc và thời trang. Chăn nuôi gia cầm tăng trưởng bình quân 7,6%/ năm giai đoạn 2000 – 2003. Năm 2004 chăn nuôi gia cầm sụt giảm mạnh và sang năm 2005 phục hồi chậm với mức tăng về số lượng là 0,9%. Về cơ bản, ngành chăn nuôi nước ta đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và một phần xuất khẩu Tuy nhiên tính đến nay, đại dịch cúm gia cầm đã gây những thiệt hại vô cùng to lớn. Dịch cúm đã làm giảm đáng kể số lượng gia cầm được nuôi từ trước đến nay, đồng thời nó cũng làm ảnh hưởng đến việc phát triển đàn gia cầm trong tương lai, đặc biệt với cách chăn nuôi truyền thống vẫn được áp dụng từ trước đến nay đó là chăn nuôi theo quy mô nhỏ lẻ, buôn bán nhỏ lẻ. Trong khi người dân không dám sử dụng gia cầm làm thực phẩm trong bữa ăn của mình. Vì vậy, nghiên cứu về vấn đề này là hết sức cần thiết và cấp bách. GVHD: TS. MAI VĂN NAM 14 SVTH: KHỔNG TIẾN DŨNG Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Gia Cầm Theo Kênh Truyền Thống Tại TP. Cần Thơ 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn Đại dịch cúm gia cầm đã và đang xảy ra và đang diễn biến ngày càng phức tạp, tái diễn ở nhiều địa phương thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và một số tỉnh trên cả nước nói chung. Điều này làm cho mức cung về gia cầm ngày càng giảm. Trong khi đó, nhu cầu về gia cầm sạch của người dân là rất cao. Chính vì vậy, việc tiêu thụ gia cầm sạch là hướng đi đúng trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, tình hình tiêu thụ gia cầm hiện nay rất phức tạp và đa dạng, đặc biệt là theo kênh phân phối truyền thống. Điều này là do nguồn gốc gia cầm trong kênh phân phối này cũng rất khó kiểm soát và có nhiều thông tin bất lợi về đàn gia cầm tại các nơi có dịch, cũng như chưa kiểm soát được khâu vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia cầm trái phép. Trong thời gian qua, người tiêu dùng đã quay lưng lại với kênh phân phối truyền thống này do tâm lý lo ngại virus cúm gia cầm mặc dù kênh phân phối này tiêu thụ gia cầm sạch, điều đó làm cho nhiều chủ trại chăn nuôi và cơ sở sản xuất cũng như người bán lẻ gia cầm phải điêu đứng. Vì thế, để khởi động lại thị trường tiêu thụ gia cầm đang đóng băng hiện nay, các cơ quan chức năng cần hướng dẫn người sản xuất, các nhân tố trung gian và người tiêu dùng chăn nuôi và tiêu thụ gia cầm sạch bệnh, an toàn là hướng đi đúng trong giai đoạn hiện nay cũng là góp phần ngăn chặn dịch cúm gia cầm. Hiện nay, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã và đang xây dựng nhiều đề án chế biến, tiêu thụ thịt trứng gia cầm theo nhiều hướng khác nhau. Bên cạnh đó, Bộ cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho người sản xuất, chế biến. Điều này có thể có những tác động tích cực và cũng có thể gây ra những tiêu cực tác động đến kênh phân phối gia cầm truyền thống từ trước đến nay. Vì vậy, cần phải có sự phân tích, tìm hiểu cặn kẽ về kênh phân phối này để từ đó làm cơ sở cho việc đề ra các biện pháp giải quyết cho phù hợp. Nên em đã chọn đề tài “Phân tích tình hình tiêu thụ gia cầm theo kênh truyền thống tại TP.Cần thơ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. GVHD: TS. MAI VĂN NAM 15 SVTH: KHỔNG TIẾN DŨNG Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Gia Cầm Theo Kênh Truyền Thống Tại TP. Cần Thơ 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá hiện trạng tình hình tiêu thụ gia cầm theo kênh truyền thống. Từ đó đề ra giải pháp cải thiện và phát triển kênh phân phối này cho hiệu quả, an toàn và hợp pháp. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích, đánh giá tình hình chung của việc thu mua, tiêu thụ gia cầm theo kênh truyền thống trên địa bàn TP. Cần Thơ (nguồn cung cấp, khách hàng…). Đánh giá tình hình tiêu thụ gia cầm của người sản xuất thông qua kênh truyền thống (số lượng bán cho người bán lẻ chiếm bao nhiêu phần trăm, hình thức bán, các thuận lợi, khó khăn…) Đánh giá tình hình chung về công tác kiểm dịch hiện nay trên địa bàn thành phố Cần Thơ (chu trình kiểm dịch như thế nào, đối tượng được kiểm dịch, công tác khắc phục hậu quả dịch cúm hiện nay). - Mục tiêu 2: Phân tích kênh Marketing gia cầm và xác định chi phí Marketing của các đối tượng tham gia vào kênh gồm có: - Chi phí Marketing của 2 nhóm người bán lẻ gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của họ. (Nhóm 1: Người bán lẻ mua gia cầm trực tiếp tại nơi người sản xuất, tự giết mổ và bán. Nhóm 2: Người bán lẻ mua gia cầm tại các lò giết mổ tập trung và đem đi tiêu thụ) . - Chi phí Marketing của thương lái và lò giết mổ gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ. Đánh giá kênh tiêu thụ gia cầm thông qua kênh truyền thống. - Mục tiêu 3: Đề ra các giải pháp để: Nâng cao hiệu quả kinh doanh gia cầm cho người bán lẻ. Hoàn thiện công tác kiểm dịch hiện nay ở thành phố Cần Thơ. Khắc phục tâm lý lo ngại đối với kênh bán lẻ của người tiêu dùng hiện nay. 1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định GVHD: TS. MAI VĂN NAM 16 SVTH: KHỔNG TIẾN DŨNG Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Gia Cầm Theo Kênh Truyền Thống Tại TP. Cần Thơ - Thu nhập của người chăn nuôi như thế nào sau khi dịch cúm xảy ra và các ảnh hưởng tới việc chăn nuôi của họ. - Theo quy định, người bán lẻ chỉ được tiêu thụ sản phẩm gia cầm đã được qua khâu kiểm dịch. Nhưng thực tế có phải tất cả người bán lẻ đều tuân thủ điều đó. Đối với từng người bán lẻ, có phải tất cả gia cầm được tiêu thụ đều đã được kiểm dịch hay bị pha trộn giữa sạch và không sạch. Bên cạnh đó, khối lượng tiêu thụ, giá cả thay đổi như thế nào trước ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm. - Các lò mổ có thực hiện đúng các quy định hiện hành về kiểm soát giết mổ không. - Công tác kiểm dịch đã hoàn toàn đúng theo quy định chưa. Trên thực tế có để sót gia cầm có nguồn gốc không rõ ràng đi vào thị trường tiêu thụ không. 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu Bảng câu hỏi nghiên cứu sẽ tìm hiểu những nội dung sau: Đối với người chăn nuôi: - Các thông tin về các loại chi phí trong chăn nuôi, giá cả, khối lượng nuôi và bán gia cầm của người chăn nuôi trước và sau dịch cúm. - Các thông tin về người mua, người cung cấp giống. - Thông tin thị trường. Đối với thương lái: - Các thông tin về người cung cấp hàng, giá và số lượng cung cấp. Các thuận lợi, khó khăn trong việc thu mua. - Các thông tin về người mua gia cầm của họ, giá cả, khối lượng giao dịch. - Các thông tin về thị trường và các kiến nghị của họ. Đối với người bán lẻ gia cầm: - Các thông tin về chủ quầy hàng - Thông tin về nguồn gốc, giá cả, đầu vào, đầu ra tại các cơ sở tiêu thụ gia cầm tại các chợ. - Thông tin về vốn đầu tư, phương tiện vận chuyển, các loại chi phí (chi phí vận chuyển, điện, nước, thuế…) - Các nhóm khách hàng của họ, các thông tin về công việc mua bán (chất lượng, giá cả…). So sánh tình hình trước và sau khi có dịch cúm gia cầm xảy ra. GVHD: TS. MAI VĂN NAM 17 SVTH: KHỔNG TIẾN DŨNG Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Gia Cầm Theo Kênh Truyền Thống Tại TP. Cần Thơ - Nguồn cung cấp thông tin thị trường - Xu hướng kinh doanh trong tương lai và các đề xuất, kiến nghị của họ đối với nhà nước và các cá nhân có liên quan (nhà nước, lò giết mổ gia cầm, người tiêu dùng) Đối với lò mổ: - Các thông tin về người cung cấp gia cầm cho lò mổ. - Các loại chi phí phát sinh tại các lò mổ làm căn cứ để tính chi phí Marketing. - Mức độ phân phối gia cầm từ họ cho các đối tượng. - Nguồn cung cấp thông tin thị trường Đối với cán bộ kiểm dịch: - Thông tin về khu vực, đối tượng kiểm dịch của họ. - Thông tin về chu trình kiểm dịch của họ (thời gian, cách thức kiểm dịch) 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian Các số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập trực tiếp tại các quận huyện ở thành phố Cần Thơ. 1.4.2 Thời gian Luận văn này được thực hiện trong thời gian từ tháng 3 năm 2007 đến tháng 6 năm 2007. 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu Do các thông tin thu thập được còn hạn chế (người được hỏi tự nhớ vì không ghi sổ sách, những vấn đề thuộc bí quyết kinh doanh…) nên đề tài chỉ nghiên cứu tập trung thu thập thông tin và phân tích về chi phí Marketing và xác định kênh phân phối của các nhân tố tham gia vào kênh phân phối gia cầm bao gồm: - Người chăn nuôi gia cầm vịt thịt và gả thả vườn. - Thương lái mua bán gia cầm. - Người bán lẻ gia cầm. - Lò giết mổ gia cầm. - Cán bộ kiểm dịch thú y. 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU GVHD: TS. MAI VĂN NAM 18 SVTH: KHỔNG TIẾN DŨNG Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Gia Cầm Theo Kênh Truyền Thống Tại TP. Cần Thơ 1.5.1 Mai Văn Nam, Nguyễn Tấn Nhân, Nguyễn Thanh Nguyệt, Võ Thành Danh, Đỗ Thị Tuyết, Từ Văn Bình (2002). Phân Tích Tình Hình Sản Xuất Và Tiêu Thụ Sản Phẩm Heo Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đề tài được thực hiện nhằm mô tả hoạt động của thị trường chăn nuôi heo, đánh giá hiệu quả hoạt động của các tác nhân trong kênh thị trường heo, xác định những rủi ro mà các tác nhân trong kênh phân phối gặp phải, và đánh giá hành vi tiêu dùng của khách hàng ở đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy, người chăn nuôi heo lời ít, có khi lỗ trong hoạt động sản xuất. Trong khi lái heo, lò mổ, người buôn sỉ và người bán lẻ lại có lợi nhuận cao trong mua bán và giết mổ heo. Nhằm nâng cao hiệu quả và thu nhập cho người chăn nuôi heo, Nhà Nước cần có chính sách thích hợp về con giống, phòng trừ dịch bệnh và khuyến nông, tín dụng và thị trường tiêu thụ. 1.5.2 Lưu Thanh Đức Hải (2005). Đề tài nghiên cứu khoa học “Cải tiến mạng lưới kênh phân phối sản phẩm heo tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long”. Bài viết nhằm phân tích thực trạng cấu trúc thị trường tiêu thụ và hệ thống kênh phân phối heo thịt ở Đồng bằng sông Cửu Long. Kênh phân phối nội địa được tổ chức khá hiệu quả, cung cấp đúng loại, phẩm cấp heo thịt đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Thương lái heo, lò mổ và người bán lẻ thịt heo có kết quả, kinh doanh hiệu quả nhất. Các hoạt động sản xuất và mua bán của người chăn nuôi, thương lái và lò mổ, chịu ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố môi trường kinh doanh bên trong lẫn các tác nhân bên ngoài. Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành chăn nuôi heo.Việc đề ra các chính sách tích cực như: cải tạo giống, kiểm soát chất lượng, thức ăn chăn nuôi, dịch vụ thú y, chính sách khuyến nông tiếp thị và thương mại hóa sẽ hổ trợ đắc lực cho ngành chăn nuôi phát triển. Đề tài sử dụng phương pháp phân tích hệ thống kênh phân phối, ước lượng chi phí Marketing và chênh lệch giá mua – bán và lợi nhuận của các thành viên trong kênh phân phối. 1.5.3 Luu Thanh Duc Hai, 2003; “ The organization of the liberalized rice market in Vietnam”, RUG, the Netherlands; phương pháp phân tích SCP và kênh thị trường (marketing channels) được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy tự do hoá thị trường và tư thương đóng vai trò tích cực trong tiêu thụ sản phẩm lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long. GVHD: TS. MAI VĂN NAM 19 SVTH: KHỔNG TIẾN DŨNG Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Gia Cầm Theo Kênh Truyền Thống Tại TP. Cần Thơ CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 2.1.1.1 Khái niệm gia cầm sạch Trong tình hình dịch cúm như hiện nay, việc xác định được đâu là gia cầm sạch là hết sức cần thiết. Hơn nữa theo xu hướng của người tiêu dùng thì gia cầm sạch là sự lựa chọn ưu tiên của họ trong lúc dịch cúm gia cầm đang bùng phát trở lại. Như vậy, cần thiết phải có những điều kiện đặt ra cho gia cầm như thế nào mới được gọi là sạch. Theo ông Huỳnh Hữu Lợi, chi cục trưởng Chi cục thú y thành phố Hồ Chí Minh thì gia cầm sạch là gia cầm phải được giết mổ tập trung và tất cả sản phẩm gia cầm đều phải qua kiểm soát thú y, gia cầm được chọn và giết mổ tại chợ là không đúng quy định và không sạch. Sản phẩm gia cầm phải được bán tại những cửa hàng có đăng ký với cơ quan chức năng, sản phẩm này phải được đóng gói trong bao bì, trên nhãn có ghi thương hiệu của đơn vị cung cấp sản phẩm và giấy chứng nhận kiểm dịch. Trứng gia cầm thì phải qua quy trình xử lý nghiêm ngặt. Hàng từ tỉnh về phải được niêm phong, về đến nơi tiêu thụ đưa ngay vào xử lý khử trùng bằng ozone sau đó đóng gói, có thương hiệu và chỉ được bán tại những cửa hàng có đăng ký. Tóm lại, gia cầm sạch là gia cầm phải thỏa mãn ba điều kiện sau: phải được kiểm dịch chặt chẽ trước, trong và sau khi giết mổ, có bao bì nhãn mác và địa chỉ cụ thể. 2.1.1.2 Định nghĩa kênh Marketing: Hiện tại, có nhiều định nghĩa khác nhau về kênh Marketing. Kênh Marketing được coi là con đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến người sử dụng cuối cùng. Một số người lại định nghĩa nó như một dòng chuyển quyền sở hữu của hàng hóa khi chúng chuyển qua các tổ chức khác nhau. Kênh Marketing cũng được mô tả như là các hình thức liên kết của các doanh nghiệp để cùng thực hiện một mục đích thương mại. GVHD: TS. MAI VĂN NAM 20 SVTH: KHỔNG TIẾN DŨNG Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Gia Cầm Theo Kênh Truyền Thống Tại TP. Cần Thơ Dưới quan điểm của người quản trị Marketing, kênh Marketing là một sự tổ chức hệ thống của các quan hệ bên ngoài doanh nghiệp để quản lý các hoạt động phân phối sản phẩm nhằm đạt các mục tiêu của doanh nghiệp trên thị trường. Dưới quan điểm của các nhà quản lý vĩ mô, kênh Marketing chính là một hệ thống kinh tế có chức năng làm phù hợp cung cầu hàng hóa trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Tổng quát lại, kênh Marketing là một hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau mà qua đó doanh nghiệp sản xuất thực hiện bán sản phẩm cho người sử dụng và người tiêu dùng cuối cùng. Nói cách khác, kênh Marketing là hệ thống quan hệ của một nhóm các tổ chức và cá nhân tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Kênh Marketing là một hệ thống các mối quan hệ tồn tại giữa các tổ chức liên quan trong quá trình mua và bán hàng hóa. Kênh Marketing là đối tượng để tổ chức, quản lý như một công cụ Marketing trọng yếu của các doanh nghiệp trên thị trường đồng thời là đối tượng nghiên cứu để hoạch định các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô. 2.1.1.3 Cấu trúc kênh Marketing: Cấu trúc kênh Marketing mô tả tập hợp các thành viên của kênh mà các công việc phân phối được phân chia của họ được tổ chức như thế nào? Mỗi cấu trúc kênh Marketing khác nhau có cách phân chia các công việc phân phối cho cá thành viên của kênh khác nhau. Có 3 yếu tố cơ bản phản ánh đến cấu trúc kênh Marketing: - Chiều dài của kênh được xác định bởi số cấp độ trung gian có mặt trong kênh. Khi số cấp độ trung gian trong kênh tăng lên, kênh được xem như tăng lên về chiều dài. Ví dụ: Kênh người sản xuất → Người bán buôn → Người bán lẻ → Người tiêu dùng và dài hơn kênh Người sản xuất → Người tiêu dùng. - Bề rộng của kênh biểu hiện ở số lượng trung gian ở mỗi cấp độ của kênh. - Các loại trung gian ở mỗi cấp độ của kênh. Sơ đồ cấu trúc kênh không có gì khác hơn là biểu hiện địa điểm của các công việc phân phối. (Xem hình 1) GVHD: TS. MAI VĂN NAM 21 SVTH: KHỔNG TIẾN DŨNG Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Gia Cầm Theo Kênh Truyền Thống Tại TP. Cần Thơ Nhà sản xuất Đại lý Người TDCC Nhà bán buôn Nhà bán buôn Nhà bán lẻ Nhà bán lẻ Nhà bán lẻ Người TDCC Người TDCC Người TDCC Hình 1: Cấu trúc kênh điều hành của hàng hóa tiêu dùng cá nhân 2.1.1.4 Các thành viên của kênh: a) Người sản xuất: Người sản xuất được coi là người khởi nguồn của các kênh Marketing. Họ cung cấp cho thị trường những sản phẩm và dịch vụ. Người sản xuất bao gồm rất nhiều loại thuộc nhiều ngành kinh doanh từ công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng… đến ngành dịch vụ. Bằng việc chuyển các công việc phân phối cho các thành viên khác của kênh như người bán buôn và người bán lẻ, người sản xuất có thể tiết kiệm được chi phí. Những người trung gian phân phối sản phẩm của nhiều người sản xuất khác nhau và vì vậy có thể chia sẻ các chi phí cố định của việc thực hiện các chức năng phân phối cho khối lượng sản phẩm được phân phối lớn hơn. Điều này cho phép họ hoạt động gần với điểm tối ưu trên đường chi phí trung bình cho các công việc người phân phối. b) Người trung gian: - Các trung gian bán buôn: là những trung gian bán hàng hóa, dịch vụ cho các trung gian khác nhau như các người bán lẻ hoặc những nhà sử dụng công nghiệp. - Đại lý và những người bán buôn được chia làm ba loại chính: GVHD: TS. MAI VĂN NAM 22 SVTH: KHỔNG TIẾN DŨNG Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Gia Cầm Theo Kênh Truyền Thống Tại TP. Cần Thơ - Người bán buôn sở hữu hàng hóa thực sự. - Đại lý, môi giới và nhà bán buôn hưởng hoa hồng. - Chi nhánh và đại diện bán của nhà sản xuất. + Người bán buôn sở hữu hàng hóa thực sự: là các tổ chức kinh doanh độc lập về sở hữu, họ tham gia vào kênh Marketing với chức năng mua, sở hữu hàng hóa, dự trữ và quản lý sản phẩm với số lượng lớn và bán lại với khối lượng nhỏ hơn cho các khách hàng là các tổ chức kinh doanh khác. Họ chịu trách nhiệm hoàn toàn về hàng hóa và kết quả kinh doanh của họ. Họ thực hiện tất cả các công việc phân phối ở cấp độ bán buôn trong kênh Marketing. + Đại lý, môi giới và nhà bán buôn hưởng hoa hồng: cũng là các doanh nghiệp độc lập, đảm bảo tất cả hoặc phần lớn các công việc phân phối ở khâu bán buôn. Họ không sở hữu hàng hóa nhưng họ tham gia thực sự vào hoạt động đàm phán, mua bán thay mặt cho các khách hàng của họ. Họ thường nhận thu nhập dưới hình thức tiền hoa hồng trên doanh số bán hoặc khoản lệ phí nhất định. + Các chi nhánh và đại diện bán của nhà sản xuất: là tổ chức của các nhà sản xuất đặt tại các khu vực thị trường với chức năng thay mặt nhà sản xuất bán buôn sản phẩm của họ. Do nhà sản xuất làm chủ và điều hành vì vậy những công việc phân phối họ thực hiện thường do từng nhà sản xuất quy định cụ thể. Mỗi trung gian bán buôn có quy mô, phương thức kinh doanh và sức mạnh thị trường riêng, như vậy họ có thể đóng góp những vai trò khác nhau trong kênh Marketing. - Các trung gian bán lẻ: là những trung gian bán hàng hóa và dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Vai trò của người bán lẻ trong các kênh Marketing là phát hiện nhu cầu của khách hàng, tìm kiếm và bán những hàng hóa mà các khách hàng này mong muốn, ở thời gian và địa điểm và theo cách thức nhất định. Người bán lẻ hình thành các tập hợp hàng hóa phù hợp với người tiêu dùng, sẵn có ở mọi thời gian cho mọi người. c) Người tiêu dùng cuối cùng: Người tiêu dùng cuối cùng bao gồm cả người tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng công nghiệp. Là điểm đến cuối cùng của hàng hóa và dịch vụ tới người tiêu dùng cuối cùng, quá trình phân phối mới hoàn thành. Người tiêu dùng cuối cùng đóng vai trò quan trọng trong kênh Marketing vì họ có quyền lựu chọn những kênh Marketing khác nhau để cung cấp hàng hóa cho họ. Tập hợp người tiêu dùng cuối cùng và GVHD: TS. MAI VĂN NAM 23 SVTH: KHỔNG TIẾN DŨNG Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Gia Cầm Theo Kênh Truyền Thống Tại TP. Cần Thơ hành vi mua hàng của họ thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các kênh Marketing. Trong một số kênh Marketing hàng tiêu dùng đặc biệt, người sử dụng cuối cùng có thể đóng vai trò người lãnh đạo kênh. d) Các tổ chức bổ trợ: Các tổ chức bổ trợ là các doanh nghiệp và cá nhân cung cấp cho các thành viên của kênh những công việc phân phối khác, ngoài mua bán và chuyển quyền sở hữu. Họ tác hợp đồng thời với các thành viên của kênh để thực hiện một công việc phân phối nào đó theo nguyên tắc chuyên môn hóa và phân công lao động. Các tổ chức bổ trợ không chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của các thành viên chính thức cũng như kết quả cuối cùng của kênh Marketing. Tuy nhiên họ góp phần quan trọng làm cho hệ thống kênh hoạt động thông suốt và tăng hiệu quả hoạt động của kênh. 2.1.2 Khái niệm về chi phí Marketing: Chi phí Marketing: là toàn bộ phí tổn phải chi ra cho dịch vụ có liên quan đến việc chuyển sản phẩm từ người bán đến người tiêu dùng. Chi phí Marketing = Marketing biên tế - lợi nhuận Marketing biên tế ( Marketing cận biên): - Là sự khác nhau giữa hai giai đọan Marketing. - Là sự chênh lệch giữa giá bán và giá mua. - Là phần bù đắp chi phí cho các dịch vụ Marketing và lợi nhuận. Marketing biên tế tuyệt đối: cho ta biết sự chênh lệch giữa giá bán và giá mua, qua đó thấy được sự chênh lệch giá trên thị trường. + Marketing biên tế tuyệt đối: ký hiệu là AAM (Absolute Marketing margin) AAM = giá bán – giá mua + Marketing biên tế tương đối: ký hiệu là RMM (Relavant Marketing margin) RMM = ((giá bán – giá mua)*100)/giá bán - Tổng thu nhập Marketing; cho biết thu nhập thực của một đối tượng tham gia kênh Marketing. Viết tắt: GMM (Gross Marketing margin) GMM = AMM*Q Trong đó: Q là sản lượng kinh doanh (sản lượng bán) GVHD: TS. MAI VĂN NAM 24 SVTH: KHỔNG TIẾN DŨNG Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Gia Cầm Theo Kênh Truyền Thống Tại TP. Cần Thơ 2.1.3 Một số tỷ số tài chính dùng cho việc phân tích - LN/CP: là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận chia cho tổng chi phí. Tỷ số này cho biết 1 đồng chi phí đầu tư, chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. - DT/CP: Là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng doanh thu chia cho tổng chi phí. Tỷ số này cho biết 1 đồng chi phí đầu tư, chủ đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. - TN/DT: là chỉ số được tính bằng cách lấy thu nhập chia cho tổng doanh thu. Tỷ số này thể hiện 1 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng thu nhập, nó phản ánh mức thu nhập so với tổng doanh thu. - TN/LĐGĐ: là tỷ số được tính bằng cách lấy tổng thu nhập chia cho số ngày công lao động gia đình. GVHD: TS. MAI VĂN NAM 25 SVTH: KHỔNG TIẾN DŨNG Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Gia Cầm Theo Kênh Truyền Thống Tại TP. Cần Thơ 2.1.4 Phương pháp ma trận SWOT. Bảng 1. BẢNG MA TRẬN SWOT Ô này luôn để trống Những điểm mạnh (S) Những điểm yếu (W) Liệt kê những điểm mạnh Liệt kê những điểm yếu 1. 1. 2. 2. 3. 3. …. …. Các chiến lược SO Các chiến lược WO 1. 1. 1. 2. 2. 3. 3. … …. …. Các mối đe dọa (T) Các chiến lược ST Các chiến lược WT 1. 1. 1. 2. 2. 3. 3. … …. Các cơ hội (O) Liệt kê các cơ hội Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội 2. 3. Vượt qua các điểm yếu bằng cách tận dụng các cơ hội Liệt kê các mối đe dọa Sử dụng điểm mạnh để tránh các mối đe dọa 2. 3. Tối thiểu hóa những điểm yếu và tráng các mối đe dọa …. Trong đó: - Các mặt mạnh (S): Cho biết các điều kiện thuận lợi, nguồn lực thúc đẩy góp phần để phát triển tốt hơn. Nên tận dụng và phát triển mặt mạnh này để phát huy thế mạnh sẵn có. - Các mặt yếu (W): Các yếu tố bất lợi, những điều kiện không thích hợp, hạn chế phát triển đồng thời phải tìm cách khắc phục và cải thiện. - Các cơ hội (O): Những phương hướng cần được thực hiện hay những cơ hội có được nhằm tạo điều kiện phát triển, ta cần phải tận dụng. GVHD: TS. MAI VĂN NAM 26 SVTH: KHỔNG TIẾN DŨNG
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan