Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao năng lực tài chính tại công ty cổ ph...

Tài liệu Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao năng lực tài chính tại công ty cổ phần pro phương nam

.DOCX
39
70
122

Mô tả:

Luận văn tốt nghiệp Khoa Tài Chính MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU........................................................................................................................ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP................................................................................... 1.1 Khái niệm, đối tượng phân tích tài chính.............................................................. 1.1.1 Khái niệm........................................................................................................ 1.1.2 Đối tượng của phân tích tài chính................................................................... 1.1.3 Nhiệm vụ của phân tích tài chính................................................................... 1.1.4 Vai trò, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính............................................. 1.2 Phương pháp phân tích tài chính........................................................................... 1.2.1 Phương pháp sử dụng..................................................................................... 1.2.2 Các thông tin sử dụng..................................................................................... 1.3 Nội dung phân tích tài chính................................................................................. 1.3.1 Phân tích trên từng báo cáo tài chính.............................................................. 1.3.2 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu tài chính......................................................................................................................... 1.4 Năng lực tài chính của doanh nghiệp.................................................................... 1.4.1 Khái niệm năng lực tài chính......................................................................... 1.4.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp............................ CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ TÌNH KINH DOANH VÀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PRO PHƯƠNG NAM GIAI ĐOẠN NĂM 2012-2014.................................................................................................................... 2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Pro Phương Nam.............................................. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Pro Phương Nam ............................................................................................................................... 2.1.2 Ngành nghề kinh doanh và hoạt động chính................................................. SV: Phạm Nhật Minh MVS: 11D03407 Luận văn tốt nghiệp Khoa Tài Chính 2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Cổ phần Pro Phương Nam........................................................................................................................ 2.2 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Pro Phương Nam giai đoạn 2012 -2014........................................................................................ 2.2.1 Cơ cấu và tình hình sử dụng vốn của công ty cổ phần Pro Phương Nam.... 2.2.2 Cơ cấu và tình hình sử dụng nguồn vốn của công ty cổ phần Pro Phương Nam........................................................................................................................ 2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Pro Phương Nam........ 2.2.4. Phân tích tình hình tài chính thông qua một số chỉ tiêu tài chính................ 2.3 Đánh giá thực trạng về phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần.......... Pro Phương Nam....................................................................................................... 2.3.1 Kết quả.......................................................................................................... 2.3.2 Tồn tại........................................................................................................... CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PRO PHƯƠNG NAM............................................................. 3.1 Định hướng hoạt động của công ty năm 2015 - 2017......................................... 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Công ty cổ phần Pro Phương Nam............................................................................................................. 3.2.1 Nâng cao tỷ lệ nguồn VCSH trong tổng nguồn vốn.................................... 3.2.2 Quản lý hàng tồn kho ................................................................................... 3.2.3 Cơ cấu nợ phải trả cho hợp lý....................................................................... 3.2.4 Nâng cao khả năng thanh toán...................................................................... 3.2.5 Đào tạo nguồn nhân lực................................................................................ KẾT LUẬN.................................................................................................................. SV: Phạm Nhật Minh MVS: 11D03407 Luận văn tốt nghiệp Khoa Tài Chính DANH MỤC VIẾT TẮT STT 1 Ký hiệu viết tắt Diễn giải DN Doanh nghiệp 2 HTK Hàng tồn kho 3 HĐKD Hoạt động kinh doanh 4 VCĐ Vốn cố định 5 VLĐ Vốn lưu động 6 TSCĐ Tài sản cố định 7 TSNH Tài sản ngắn hạn 8 Trđ Triệu đồng 9 ROI Return On Investment 10 ROA Return On total Assets 11 ROE Return On Equity 12 ROS Return On Sales 13 XDCB Xây dựng cơ bản SV: Phạm Nhật Minh MVS: 11D03407 Luận văn tốt nghiệp Khoa Tài Chính DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Nội dung Trang Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty 12 Bảng 2.1: cơ cấu và tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2012 – 2014 14 Bảng 2.2: Cơ cấu và tình hình sử dụng nguồn vốn giai đoạn 2012 – 2014 17 Bảng 2.3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012 – 2014 20 Bảng 2.4: Phân tích các hệ số khả năng thanh toán của công ty 22 Bảng 2.5: Phân tích hệ số kết cấu tài chính của công ty 24 Bảng 2.6: Phân tích hệ số hoạt động kinh doanh của công ty 25 Bảng 2.7: Phân tích khả năng sinh lời của công ty 27 SV: Phạm Nhật Minh MVS: 11D03407 Luận văn tốt nghiệp Khoa Tài Chính MỞ ĐẦU Quản trị tài chính là một bộ phận quan trọng trong quản trị doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động kinh doanh đểu ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình kinh doanh. Do đó, để phục vụ cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả các nhà quản trị cần phải thường xuyên phân tích tình hình tài chính cho tương lai. Bởi vì, thông qua việc tính toán, phân tích tài chính cho nhà quản trị biết những điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động kinh doanh của công ty từ đó đưa ra các giải pháp làm pháp huy các điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian tới. Vì vậy, trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Pro Phương Nam, em đã cố gắng tìm hiểu thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua phân tích tình hình tài chính của công ty trong 3 năm gần đây, hiểu được vấn đề tài chính trong doanh nghiệp nói chung và phân tích tài chính nói riêng. Trên cơ sở kiến thức mà em đã được học trong nhà trường và tình hình thực tế tại Công ty cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn TS. Trần Quang Lộc, em đã chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Công ty cổ phần Pro Phương Nam” làm đề tại luận văn tốt nghiệp. Nội dung luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về phân tích tài chính và năng lực tài chính doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính và năng lực tài chính tại Công ty cổ phần Pro Phương Nam giai đoạn năm 2012- 2014 Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lưc tài chính tại Công ty cổ phần Pro Phương Nam Do vốn hiểu biết và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên bài luận văn của em không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! SV: Phạm Nhật Minh 5 MVS: 11D03407 Luận văn tốt nghiệp Khoa Tài Chính CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm, đối tượng phân tích tài chính 1.1.1 Khái niệm Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp, công cu theo một hệ thống nhất định cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán cũng như các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp nhằm đưa ra những đánh giá chính xác, đung đắn về tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp nhà quản lý kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn xũng như dự toán trước những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để đưa ra các quyết định xử lý phù hợp tùy theo mục tiêu đề ra. 1.1.2 Đối tượng của phân tích tài chính Thứ nhất: quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước. Quan hệ này biểu hiện trong quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dẫn giữa ngân sách Nhà nước và các doanh nghiệp thông qua các hình thức: - Các doanh nghiệp phải nộp các loại thuế và phí, lệ phí vào ngân sách Nhà nước theo luật định. - Nhà nước cấp vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp nhà nước hoặc tham gia với tư cách người góp vốn trong các doanh nghiệp sở hữu tổng hợp. Thứ hai: Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính và các tổ chức tài chính. Thể hiện trong việc huy động các nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn phụ vụ cho HĐKD của doanh nghiệp. Thứ ba: Quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp. Nó liên quan đến vấn đề phân phối thu nhập và chính sách tài chính của doanh nghiệp như cơ cấu tài chính, chính sách đầu tư, lợi tức cổ phần… Như vậy, về thực chất đối tượng của phân tích tài chính là các mối quan hệ phát sinh trong quá trình hình thành, phát triển và biến đổi vốn dưới các hình thức có liên quan trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. SV: Phạm Nhật Minh 6 MVS: 11D03407 Luận văn tốt nghiệp 1.1.3 Nhiệm vụ của phân tích tài chính Khoa Tài Chính Để trở thành công cụ quản lý kinh doanh quan trọng của quá trình HĐKD thì phân tích tài chính có nhiệm vụ dưới đầy nhằm xem xét, dự báo tình hình tài chính có thể đạt được trong tương lai : - Kiểm tra và đánh giá các chỉ tiêu tài chính đã xây dựng - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính và tìm nguyên nhân gây lên mức độ ảnh hưởng đó. - Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác các tiềm năng và khắc phụ tồn tại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Xây dựng phương pháp kinh doanh tối ưu căn cứ vào các chỉ tiêu phân tích. 1.1.4 Vai trò, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp: Đánh giá tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra các dự báo, kế hoạch tài chính và quyết định tài chính thích hợp. Kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện những mặt tốt, những mặt chưa tốt để đưa ra các biện pháp quản lý thích ứng nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tư, ngân hàng: điều quan tâm chủ yếu trong việc phân tích tài chính là xem xét khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, hiệu quả cho vay để có quyết định trong việc tiếp tục đầu tư, tiếp tục cho vay hay thu nợ để áp dụng các biện pháp thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ. 1.2 Phương pháp phân tích tài chính 1.2.1 Phương pháp sử dụng - Phương pháp so sánh - Phương pháp loại trừ : + Phương pháp chênh lệch + Phương pháp thay thế liên hoàn - Phương pháp liên hệ : + Phương pháp cân đối + Phương pháp liên hệ thuận nghịch SV: Phạm Nhật Minh 7 MVS: 11D03407 Luận văn tốt nghiệp + Phương pháp liên hệ tương quan Khoa Tài Chính 1.2.2 Các thông tin sử dụng Bảng cân đối kế toán: là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quá tình hình và kết quả kinh doanh trong một thời kỳ kế toán của doanh nghiệp. Thông qua báo cáo này, người đọc nhận biết và đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh dòng tiền thu vào vào chi ra trong kỳ của doanh nghiệp kể cả chứng khoán và các khoản đầu tư. Thuyết minh báo cáo tài chính: được lập nhằm cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh chưa có trong hệ thống báo cáo tài chính, đồng thời giải thích thêm một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính chưa trình bày nhằm giúp người đọc và phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính có một cái nhìn cụ thể hơn và chi tiết hơn về sự thay đổi những khoản mục trong bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh. 1.3 Nội dung phân tích tài chính 1.3.1 Phân tích trên từng báo cáo tài chính Việc phân tích trên từng báo cáo tài chính bao gồm các nội dung : - Phân tích chiều ngang trên từng báo cáo để thấy rõ biến động về quy mô của từng chỉ tiêu kể cả số tương đối và số tuyệt đối. - So sánh dọc trên từng báo cáo tài chính để thấy được sự biến động về cơ cấu của từng chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính. - Phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính nhằm đánh giá sơ bộ về tình hình tài chính của doanh nghiệp. SV: Phạm Nhật Minh 8 MVS: 11D03407 Luận văn tốt nghiệp Khoa Tài Chính 1.3.2 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu tài chính. 1.3.2.1 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán là khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp khi đến hạn thanh toán bằng tiền và các tài sản có thể chuyển ngay bằng tiền. a. Hệ số thanh toán hiện thời. Hệ số thanh toán hiện thời là chỉ tiêu phản ánh khả năng chuyển đổi của tài sản ngắn hạn thành tiền để đảm bảo trả được các khoản nợ ngắn hạn tới hạn trả. Hệ số thanh toán hiện thời phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trả nợ ngắn hạn (trong vòng 12 tháng).Trường hợp hệ số này giảm nhiều hoặc quá thấp so với mức bình thường chứng tỏ DN tiềm ẩn những khó khăn về tài chính đối với việc trả nợ ngắn hạn. Đặc biệt nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì khả năng trả nợ đầy đủ là không thể, cho dù có cố gắng thu hết nợ ngắn hạn, bán hết chứng khoán ngắn hạn và giảm lượng hàng tồn kho để chuyển hóa thành tiền.. b.Hệ số thanh toán nhanh. Hệ số thanh toán nhanh là chỉ tiêu phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền sau khi trừ đi yếu tố hàng tồn kho để trả các khoản nợ ngắn hạn tới hạn trả. Chỉ tiêu càng cao (>0,75) chứng tỏ TSNH của doanh nghiệp có đủ khả năng để chuyển đổi thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn sau khi trừ đi yếu tố hàng tồn kho. Ngược lại nếu chỉ tiêu này (<0,75) chứng tỏ doanh nghiệp không đủ khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn. c. Hệ số thanh toán tức thời. Hệ số thanh toán tức thời là chỉ tiêu phản ánh khả năng sử dụng các khoản tiền và tương đương tiền để trả nợ ngắn hạn trong doanh nghiệp. SV: Phạm Nhật Minh 9 MVS: 11D03407 Luận văn tốt nghiệp Khoa Tài Chính Chỉ tiêu này càng cao (> 0,5) chứng tỏ tiền trong doanh nghiệp đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, DN tự chủ tài chính trong việc trả nợ ngắn hạn. Ngược lại, nếu (<0,5) chứng tỏ lượng tiền quá thấp không đủ thanh toán nợ ngắn hạn, DN có nguy cơ mất khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn. 1.3.2.2 Phân tích kết cấu tài chính Việc phân tích kết cấu tài chính của DN trong một thời kỳ sẽ giúp nhà quản lý đánh giá kết cấu tài sản đã phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp mình hay chưa, kết cấu vốn có phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp hay không để đưa ra quyết định nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của DN phát triển bền vững. a. Hệ số nợ. Hệ số nợ là chỉ tiêu phản ánh kết cấu nợ được sử dụng trong tổng nguồn vốn của DN. Hệ số nợ là chỉ tiêu phản ánh kết cấu nợ được sử dụng trong tổng số nguồn vốn của DN. Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ tổng số nợ trong nguồn vốn càng nhiều, DN sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức độ cao dễ xuất hiện rủi ro tài chính. b. Hệ số nợ dài hạn. Hệ số nợ dài hạn là chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng nợ dài hạn trong tổng nguồn vốn thường xuyên. Trong đó: Tổng NV thường xuyên = NV chủ sở hữu + Nợ trung và dài hạn. Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ nợ dài hạn trên kết cấu nguồn vốn thường xuyên cao, DN có khả năng huy động và chủ động trong việc sử dụng vốn nhưng cũng phải trả lãi vay cao hơn và làm giảm lợi nhuận trong DN. c. Hệ số thanh toán lãi vay. Là chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải khi vay nợ. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng lãi vay phải trả được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. SV: Phạm Nhật Minh 10 MVS: 11D03407 Luận văn tốt nghiệp Khoa Tài Chính Hệ số này nói lên mức độ rủi ro về tài chính của DN, bởi vì nếu hệ số này quá thấp cũng có nghĩa là chi phí để trả lãi vay quá cao, thậm chí nếu thấp hơn 1 thì nghĩa là DN không có khả năng trả được tiền lãi vay. 1.3.2.3. Phân tích hệ số hoạt động. Để đánh giá năng lực quản lý và sử dụng vốn kinh doanh trong DN, có thể dùng các chỉ tiêu dưới đây: a.Số vòng quay hàng tồn kho Là chỉ tiêu phản ánh trong kỳ phân tích vốn đầu tư cho hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng. Hay phản ánh một đồng vốn HTK bình quân sẽ tham gia và tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ HTK vận động không ngừng, đây là yếu tố làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận trong DN. b.Kỳ thu tiền trung bình Là chỉ tiêu phản ánh độ dài thời gian trung bình thu được tiền bán hàng của DN kể từ lúc xuất hàng cho tới khi thu được tiền hàng. Kỳ thu tiền quá dài thì vốn bị chiếm dụng càng lâu, dễ biến thành nợ khó đòi. Việc tìm nguyên nhân dẫn đến tình trạng kỳ thu tiền quá dài phải xuất phát từ phương thức tiêu thụ và thanh toán tiền hàng của DN. c.Số vòng quay vốn lưu động Là chỉ tiêu phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong kỳ phân tích hay phản ánh một đồng VLĐ bình quân trong kỳ sẽ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng DTT. Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ vốn lưu động vận động nhanh, là yếu tố nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp. d.Hiệu suất sử dụng VCĐ Là chỉ tiêu phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong kỳ phân tích hay phản ánh một đồng VCĐ bình quân trong kỳ sẽ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng DTT. SV: Phạm Nhật Minh 11 MVS: 11D03407 Luận văn tốt nghiệp Khoa Tài Chính Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ vốn cố định tạo ra càng nhiều doanh thu thuần hoạt động càng tốt, đây là nguyên nhân góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong DN. e.Vòng quay toàn bộ vốn KD Vốn kinh doanh là toàn bộ vốn hiện có của DN tại một thời điểm, bao gồm cả số vốn nằm trong công trình XDCB dở dang và các khoản công nợ phải thu dài hạn. Số vốn ở khâu này nếu nằm đọng lâu sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh. Trong trường hợp như vậy cần có biện pháp thu hồi nhanh công nợ và đẩy nhanh tiến độ XDCB để sớm đưa TSCĐ vào sử dụng. 1.3.2.4. Phân tích khả năng sinh lời. Trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh bản thân doanh nghiệp luôn luôn mong muốn đồng vốn của mình bỏ ra có thể sử dụng một cách hiệu quả nhất vì vậy trong phân tích người ta thường so sánh lợi nhuận đạt được với các loại vốn đầu tư để đánh giá khả năng tạo lợi nhuận từ vốn của doanh nghiệp và khả năng sinh lời của các loại vốn trong kinh doanh thông qua các chỉ tiêu sau: a. Tỷ suất sinh lời của vốn kinh doanh (ROI) Là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn kinh doanh khi chưa tính tới ảnh hưởng của lãi vay và thuế thu nhập DN. Vốn kinh doanh bình quân = ( Giá trị tổng tài sản đầu kỳ + Giá trị tổng tài sản cuối kỳ)/2 Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tốt, sức sinh lời của vốn kinh doanh cao, đây là nhân tố hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động kinh doanh. b. Tỷ suất sinh lời của tài sản.(ROA) Là chỉ tiêu cho biết trong kỳ doanh nghiệp cứ bỏ 100 đồng tài sản đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ việc sử dụng hiệu quả là tốt, sức sinh lời của tài sản cao, đây là nhân tố giúp chủ doanh nghiệp đầu tư theo chiều rộng cho hoạt động sản xuất kinh doanh như xây dựng nhà xưởng, mua thêm máy móc… c.Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu.(ROE) SV: Phạm Nhật Minh 12 MVS: 11D03407 Luận văn tốt nghiệp Khoa Tài Chính Là chỉ tiêu phản ánh cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là nhân tố giúp nhà quản trị tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, và cũng là chỉ tiêu để nhà đầu tư, cho vay vào doanh nghiệp chủ yếu nhất. Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCĐ tốt, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu càng cao, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư của DN. d.Tỷ suất sinh lời của doanh thu.(ROS) Là chỉ tiêu phản ánh cứ 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là nhân tố giúp doanh nghiệp sử dụng chi phí càng có hiệu quả và càng chứng tỏ khả năng tiết kiệm chi phí của DN. Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ DN sử dụng chi phí càng có hiệu quả, càng chứng tỏ khả năng tiết kiệm chi phí của DN. Chỉ tiêu càng thấp chứng tỏ các chi phí trong doanh nghiệp sử dụng lãng phí, doanh nghiệp cần kiểm soát chi phí tại các bộ phận. 1.4 Năng lực tài chính của doanh nghiệp 1.4.1 Khái niệm năng lực tài chính Năng lực tài chính của doanh nghiệp là nguồn lực tài chính của bản thân doanh nghiệp, là khả năng tạo tiền, tổ chức lưu chuyển tiền hợp lý, đảm bảo khả năng toán thể hiện ở quy mô vốn, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời… đủ để đảm bảo và duy trì cho quá trình kinh doanh diễn ra bình thường. 1.4.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp Năng lực tài chính của doanh nghiệp được đánh giá dựa trên các yếu tố định lượng và định tính : - Các yếu tố định lượng thể hiện nguồn lực tài chính hiện có bao gồm: quy mô vốn, chất lượng tài sản, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời… - Các yếu tố định tính thể hiện khả năng khai thác, quản lý, sử dụng các nguồn vốn tài chính được thể hiện thông qua trình độ tổ chức, trình độ quản lý, trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực… SV: Phạm Nhật Minh 13 MVS: 11D03407 Luận văn tốt nghiệp Khoa Tài Chính CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG TÌNH TÀI CHÍNH VÀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN PRO PHƯƠNG NAM GIAI ĐOẠN NĂM 2012-2014 2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Pro Phương Nam 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Pro Phương Nam  Tên công ty : công ty Cổ phần Pro Phương Nam  Tên giao dịch quốc tế : PHUONGNAMPRO..JSC  Loại hình doanh nghiệp : Công ty cổ phần  Vốn điều lệ : 5 tỷ  Mệnh giá cổ phần: 10.000đ/cổ phần Số cổ phần: 500.000 cổ phần  Địa chỉ : nhà 511 CT9 – KĐT Định Công – Quận Hoàng Mai – Hà Nội  Điện thoại : 04 6294 3988  Mã số thuế : 0102659546  Website : www.nuibeo.com.vn Quá trình hình thành và phát triển: Công ty Cổ phần Pro Phương Nam được thành lập từ năm 2008 với số vốn điều lệ là 5 tỷ đồng. Khởi đầu Công ty đứng trước bộn bề khó khăn, áp lực. Đội ngũ cán bộ quản lý điều hành của Công ty còn non trẻ, cơ sở vật chất còn hạn chế.Công ty luôn chú ý đến hất lượng và uy tín trong quan hệ với các khách hàng. Đây là giải pháp xuyên suốt và đã được Công ty thực hiện tốt kể từ khi thành lập đến nay. Được sự hỗ trợ của các bạn hàng, các Ngân hàng thương mại cũng như được sự tin tưởng khách hàng nên việc kinh doanh của Công ty ngày càng thuận lợi và phát triển hơn.Trong quá trình kinh doanh, Công ty đã kịp thời nắm bắt nhu cầu thị SV: Phạm Nhật Minh 14 MVS: 11D03407 Luận văn tốt nghiệp Khoa Tài Chính trường, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và đã mạnh dạn đầu tư sang các lĩnh vực khác, đa dạng hoá sản xuất kinh doanh. 2.1.2 Ngành nghề kinh doanh và hoạt động chính. Căn cứ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty Cổ phần Pro Phương Nam hoạt động trong các lĩnh vực sau: - Bán buôn, bán lẻ các loại thiết bị giáo dục, văn phòng phẩm. - Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng ( chủ yếu là máy móc thiết bị, vật tư ngành xây dựng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho ngành công nghiệp) . - Tư vấn về Định giá xây dựng, Quản lý dự án, Giám sát thi công xây dựng công trình, Kinh doanh Bất động sản, - Tư vấn Quản trị doanh nghiệp, Quản lý tài chính, Định giá, Thẩm định giá và Đấu thầu. 2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Cổ phần Pro Phương Nam 2.1.3.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Sơ đồ 1 : sơ đồ tổ chức công ty ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Ban Kiểm Soát HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC P.TỔNG GIÁM ĐỐC P. KD P.TỔNG GIÁM ĐỐC P.TC - KT Ban ĐHKD P.TỔNG GIÁM ĐỐC P. HC - NS P.QLCL (Nguồn : Phòng hành chính nhân sự công ty) 2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận. Hội đồng quản trị : Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông). Số thành SV: Phạm Nhật Minh 15 MVS: 11D03407 Luận văn tốt nghiệp Khoa Tài Chính viên của Hội đồng quản trị có 05 thành viên, nhiệm kỳ tối đa của mỗi thành viên là 5 năm. Tổng giám đốc : Điều hành hoạt động của Công ty,hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty và phụ trách các phòng ban : Nghiên cứu & đào tạo, Hành chính Nhân sự, Kế hoạch và xuất nhập khẩu. Phó tổng giám đốc: Cùng với tổng giám đốc hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty, phụ trách các phòng ban, điều hành hoạt động của công ty. Trưởng Phòng kinh doanh : Là phòng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của công ty tới tay người tiêu dùng. Thực hiện các dự án,kế hoạch trong phạm vi thành phố Hải Phòng. Thực hiện các chương trình xúc tiến bán hàng của công ty. Trưởng Phòng hành chính Nhân sự : Là phòng quản lý các hoạt động hành chính trong công ty. Thực hiện các hoạt động liên quan đến nhân sự. Xây dựng và thực hiện các chính sách, quy chế của công ty liên quan đến người lao động. Trưởng phòng tài chính – kế toán : Tổ chức công tác kế toán, thống kê và bộ máy kế toán phù hợp với công tác tổ chức sản xuất, kinh doanh của công ty. Tổ chức ghi chép tính toán và phản ánh chính xác, đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng quản lý chất lượng : Hỗ trợ ban giám đốc xây dựng phát triển hệ thống quản lý chất lượng. Định hướng hoạt động theo tiêu chuẩn an toàn. Tổ chức các hoạt đông nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. 2.2 Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Pro Phương Nam giai đoạn 2012 -2014 2.2.1 Cơ cấu và tình hình sử dụng vốn của công ty cổ phần Pro Phương Nam Bảng 2.1. Cơ cấu và tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2012- 2014. ĐVT : Triệu đồng Năm 2012 Chỉ tiêu Số tiền A.Tài sản ngắn hạn I.Tiền và các khoản tương đương tiền Tỷ trọng 3.888 (%) 66,42 422 10,85 SV: Phạm Nhật Minh Năm 2013 Số tiền Năm 2014 Tỷ trọng 22.261 (%) 87,17 4.675 21 16 Số tiền Tỷ trọng 44.763 (%) 92,96 9.491 21,2 So sánh So sánh 2013/2012 2014/2013 Tỷ lệ Số tiền (%) 22.502 101,08 Số tiền Tỷ lệ (%) 18,37 472,56 4.253 1.007,82 4.816 MVS: 11D03407 103,02 Luận văn tốt nghiệp III.Các khoản phải thu Khoa Tài Chính ngắn hạn IV.Hàng tồn kho V.TSNH khác B.Tài sản dài hạn I.TSCĐ IV.Tài sản dài hạn khác - - 4.290 19,27 2.961 6,61 4.290 100 (1.329) (30,98) 3.233 233 1.965 1.726 239 83,15 5,99 33.57 87,84 12,16 12.830 466 3.276 2.291 985 57,63 2,09 12,83 116,59 50,13 31.825 486 3.390 2.134 1.256 71,1 1,09 7,04 62,95 37,05 9.597 233 1.311 565 746 297 100 66,72 32,73 312,13 18.995 20 114 (157) 271 148.05 4,29 3,48 (6,85) 27,51 Tổng cộng tài sản 5.854 100 25.537 100 48.153 100 19.683 336,23 22.616 88,56 ( Nguồn : Báo cáo tài chính công ty cổ phần Pro Phương Nam) Nhận xét: Từ bảng số liệu trên ta thấy, Quy mô tổng tài sản có sự tăng lên mạnh mẽ trong 2 năm 2013,2014. Năm 2013 tổng tài sản là 25.537 trđ tăng 19.683 trđ so với năm 2012. Đến năm 2014 lại tiếp tục tăng 22.616 trđ tương ứng với mức tăng 88,56% so với năm trước, đi sâu vào phân tích ta thấy: -Tài sản ngắn hạn trong cả 3 năm luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản(>60%). Nguyên nhân dẫn đến sự biến động trên là do: + Hàng tồn kho là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản ngắn hạn,(>57%). Trong cả 3 năm hàng tồn kho liên tục tăng nhanh. Năm 2013, hàng tồn kho là 12.830 trđ tăng 9.597 trđ so với năm 2013, năm 2014 tiếp tục tăng 148,05% so với năm trước. Nguyên nhân do những năm gần đây nền kinh kế gặp nhiều khó khăn, số lượng hàng hóa bán ra của công ty cũng bị giảm sút. Do đó công ty cần có biện pháp để giảm thiểu lượng hàng tồn kho tránh việc tăng chi phí bảo quản, lưu kho. + Tiền và các khoản tương đương tiền cũng có sự tăng mạnh trong những năm gần đây. Năm 2013 so với năm 2012 ( tăng 4253 trđ tương ứng với mức tăng 1007,82%) và tiếp tục tăng không ngừng ở năm 2014 tăng 103,02% so với năm trước. Trong khi đó công ty không đầu tư vào các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Việc dự trữ tiền mặt giúp công ty chủ động trong thanh toán nợ khi đến hạn, nhưng công ty nên có kế hoạch tận dụng tối đa quỹ tiền mặt của mình. + Bên cạnh đó, các khoản phải thu khách hàng năm 2013 là 4290 trđ tăng 100% so với năm 2012, cho thấy công ty chưa thực hiện tốt quản lý nợ, phần nào cũng do khách hàng đang gặp khó khăn dẫn đến việc chậm thanh toán. Đến năm 2014 khoản nàygiảm 1329 trđ tương đương với mức giảm 30,98% so với năm 2013, điều này cho thấy công ty đã có biện pháp không để cho vốn của công ty bị chiếm dụng quá nhiều. SV: Phạm Nhật Minh 17 MVS: 11D03407 Luận văn tốt nghiệp Khoa Tài Chính - Tài sản dài hạn: trong 3 năm tài sản dài hạn có sự tăng lên liên tiếp và tăng mạnh ở năm 2013. Năm 2013 tăng 1311 trđ tương ứng với mức tăng 66,72% so với năm 2012. Trong tổng tài sản dài hạn, tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng rất cao. Năm 2013, tài sản cố định là 2291trđ tăng 565 trđ tương ứng với mức tăng 32,73%, nguyên nhân là do công ty mua sắm thêm một số thiết bị phục vụ cho việc kinh doanh của công ty. Sang năm 2013 tài sản cố định có sự giảm nhẹ nhưng không đáng kể, nguyên nhân là do một số thiệt bị hỏng không sử dụng được nên công ty tiến hành thanh lý nhượng bán. Ngoài ra, tài sản dài hạn khác chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng tài sản dài hạn và có sự tăng mạnh ở năm 2013. Năm 2013 tài sản dài hạn khác là 985 trđ tăng 746 trđ tương ứng với mức tăng 312,13% so với năm 2012. Năm 2014 chỉ tiêu này vẫn tiếp tục tăng và tăng 27,51% so với năm trước. Qua những phân tích trên ta thấy cơ cấu tài sản của công ty có sự tăng mạnh trong giai đoạn 2012- 2014. Điều này chứng tỏ công ty đang mở rộng kinh doanh nâng cao thương hiệu để cải thiện tình hình kinh doanh của công ty. Tuy nhiên công ty cần chú ý hơn đến tài sản ngắn hạn như việc sử dụng các khoản tiền và tương đương tiền, quản lý các khoản phải thu khách hàng để không bị chiếm dụng vốn. 2.2.2 Cơ cấu và tình hình sử dụng nguồn vốn của công ty cổ phần Pro Phương Nam Bảng 2.2 Cơ cấu và tình hình sử dụng nguồn vốn giai đoạn 2012- 2014 ĐVT: Triệu đồng. Năm 2012 Chỉ tiêu Số tiền NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn 1. Vay và nợ ngắn hạn 2. Phải trả người bán 3. Người mua trả tiền trước 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 5.Chi phí phải trả II. Nợ dài hạn 1. Phải trả dài hạn khác 2. Vay và nợ dài hạn Tỷ trọng (%) Năm 2013 Số tiền Năm 2014 Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) So sánh So sánh 2013/2012 2014/2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1.441 1.029 0 868 14 24,62 71,41 0 60,24 0,97 9.357 8.310 2.600 4.018 - 36,64 88,81 27,79 42,94 - 23.454 23.037 2.240 19.726 - 48,71 98,22 9,55 84,11 - 7.916 7.281 2.600 3.150 (14) 549,34 707,58 100 362,90 (100) 14.097 14.727 (360) 15.708 - 150,66 177,22 (13,85) 390,94 - - - 1.692 18,08 1.038 4,43 1.692 100 (654) -38,65 147 412 0 412 10,2 28,59 0 28,59 1.047 0 1.047 11,19 0 11,19 33 417 0 417 0,14 1,78 0 1,78 (147) 635 0 635 (100) 154,13 0 100 33 (630) 0 (630) 100 (60,17) 0 (60,17) SV: Phạm Nhật Minh 18 MVS: 11D03407 Luận văn tốt nghiệp VỐN CHỦ SỞ HỮU I. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 8. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN Khoa Tài Chính 4.413 4.413 3.500 75,38 100 79,31 16.180 16.180 8.500 63,36 100 52,53 24.699 24.699 8.500 51,29 100 34,41 11.767 11.767 5.000 266,64 266,64 142,86 8.519 8.519 0 52,65 52,65 0 913 20,69 7.680 47,47 16.199 65,59 6.767 741,18 8.519 110,92 5.854 100 25.537 100 48.153 100 19.683 336,23 22.616 88,56 (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần Pro Phương Nam) Nhận xét :Tương ứng với sự biến động của tài sản, trong giai đoạn 2012- 2014 nguồn vốn của công ty cũng có sự biến động rõ nét. Trong tổng nguồn vốn thì vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng rất cao. Năm 2013, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng 63,36% tăng 11.767 trđ so với năm 2012, và tiếp tục tăng mạnh ở năm 2014 tăng 8519 trđ tương ứng với mức tăng 52,65% so với năm trước đó. Điều này cho thấy khả năng độc lập, tự chủ về tài chính của công ty tương đối cao. Với cơ cấu nguồn vốn như vậy thì mức độ an toàn tài chính của công ty là tương đối tốt, mức độ rủi ro thấp. Đi sâu vào phân tích ta thấy: Nợ phải trả năm 2013 là 9.357 trđ (tăng 7.916 trđ tương ứng với mức tăng 549,34% so với năm 2012, đến năm 2014 nợ phải trả vẫn tăng cao tăng 14.097 trđ so với năm trước.Trong đó: - Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao và có biến động mạnh, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến biến động của nợ phải trả. Năm 2013 nợ phải trả là 8310 trđ (tăng 7281 trđ tương đương với mức tăng 707,58%) so với năm 2012, đến năm 2014 chỉ tiêu này không ngừng tăng lên mạnh mẽ tăng 14.727 trđ so với năm trước là do : + Vay và nợ ngắn hạn tăng nhanh ở năm 2013 ( tăng 2.600 trđ tương ứng với mức tăng 100%) so với năm 2012, việc tăng này giúp công ty giảm chi phí lãi vay nhưng lại bị áp lực về thời gian trả nợ vay.Tuy nhiên đến năm 2014 chỉ tiêu này có xu hướng giảm nhẹ ( giảm 360 trđ tương ứng với mức giảm 13,85%) so với năm trước. Sự tăng giảm đột ngột này dễ tạo ra rủi ro về tài chính cho doanh nghiệp. + Bên cạnh đó,phải trả người bán chiếm tỷ trọng rất cao trong nợ phải trả. Năm 2013, phải trả người bán là 4018 trđ tăng 3150 trđ so với năm 2012, chỉ tiêu này cũng tăng mạnh vào năm 2014( tăng 15708 trđ tương ứng với 390,94%) so với năm trước. Điều này cho thấy công ty đang đang có chính sách tận dụng nguồn SV: Phạm Nhật Minh 19 MVS: 11D03407 Luận văn tốt nghiệp Khoa Tài Chính vốn này , tuy nhiên công ty cần chú trọng đến thời gian thanh toán để không làm ảnh hưởng tới uy tín của công ty, tạo quan hệ tốt với nhà cung cấp. + Thuế và các khoản phải nộp nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng có biến động và xu hướng giảm trong năm 2014. Năm 2013 chỉ tiêu này là 1692trđ tăng 100% so với năm 2012. Đến năm 2014 chỉ tiêu này là 1038trđ giảm 38,65% so với năm 2013, chứng tỏ công ty đã có ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. -Nợ dài hạn có sự tăng lên ở năm 2013, năm 2013 nợ dài hạn là 1047 trđ (tăng 635 trđ tương ứng với mức tăng 154,13%) so với năm 2012, có thể trong thời gian này công ty đang mở rộng kinh doanh cũng như đầu tư vào tài sản cố định. Nhưng đến năm 2014 khoản này lại giảm 60,17% so với năm trước xuống còn 417 trđ. Nguyên nhân do sự giảm đi của vay và nợ dài hạn từ đó chi phí lãi vay cũng giảm đi phần nào. Song song với biến động của nợ phải trả Nguồn vốn chủ sở hữu có sự tăng lên mạnh ở năm 2013 tăng 11.767 trđ tương ứng với mức tăng 266,64% so với năm 2012, năm 2014 tăng 52,65% so với năm trước. Quy mô của vốn chủa sở hữu tăng là do: - Vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu và tăng mạnh ở năm 2013. Năm 2013 chỉ tiêu này tăng nhanh ( tăng 5000 trđ tương ứng với mức tăng 142,86%). Cho thấy khoản vay của công ty có thể được trang trải bằng vốn đầu tư của chủ sở hữu. - Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty có sự tăng cao liên tục trong 2 năm 2013, 2014. Năm 2013 lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty là 7680 trđ ( tăng 6767 trđ) so với năm 2012, năm 2014 tiếp tục tăng 110,92% so với năm trước đó. Điều này cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty là khá tốt. Nhìn chung, trong giai đoạn năm 2012- 2014nợ phải trả của công ty tăng lên đáng kể nhưng vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, cho thấy mức độ an toàn về tài chính của công ty là cao, tuy nhiên công ty cần SV: Phạm Nhật Minh 20 MVS: 11D03407
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan