Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp triển khai thực hiện lean manufacturin...

Tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp triển khai thực hiện lean manufacturing tại nhà máy giày việt nam samho

.PDF
68
2
126

Mô tả:

1 Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ---------------------- NGUYỄN THỊ THU HIỀN PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LEAN MANUFACTURING TẠI NHÀ MÁY GIÀY VIỆT NAM SAMHO Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh KHÓA LUẬN THẠC SĨ TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 11 năm 2013 2 CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUỄN MẠNH TUÂN Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. BÙI NGUYÊN HÙNG Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. DƢƠNG NHƢ HÙNG Khóa luận thạc sĩ đƣợc bảo vệ/nhận xét tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ KHÓA LUẬN THẠC SĨ TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 20 tháng 10 năm 2013 Thành phần hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1. Chủ tịch: TS. BÙI NGUYÊN HÙNG 2. Thƣ ký: TS. DƢƠNG NHƢ HÙNG 3. Ủy viên: TS. NGUỄN MẠNH TUÂN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CÁN BỘ HƢỚNG DẪN TS. NGUYỄN MẠNH TUÂN 3 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc Tp. HCM, ngày 18 tháng 11 năm 2013 NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN THẠC SĨ Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thu Hiền Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 08/07/1983 Nơi sinh: Tiền Giang Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh MSHV: 11170767 Khoá (Năm trúng tuyển): 2011 1- TÊN ĐỀ TÀI: Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp triển khai thực hiện Lean Manufacturing tại nhà máy giày Việt Nam Samho 2- NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN: Khóa luận đƣợc thực hiện nhằm mục tiêu:  Nhận diện các vấn đề ảnh hƣởng đến quá trình triển khai thực hiện Lean Manufacturing và mục tiêu sản xuất, kinh doanh tại công ty Việt Nam Samho.  Chẩn đoán nguyên nhân của những vấn đề khó khăn và hạn chế đang gặp phải.  Đề xuất các giải pháp phù hợp với thực tiễn và nguồn lực của công ty, có kèm theo đánh giá mức độ ƣu tiên của tập giải pháp đƣợc đề nghị 3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 29/4/2013 4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 19/8/2013 5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: TS. NGUYỄN MẠNH TUÂN Nội dung và đề cƣơng Khóa luận thạc sĩ đã đƣợc Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. NGUYỄN MẠNH TUÂN KHOA QL CHUYÊN NGÀNH 4 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này và hoàn thành một chặng đƣờng hơn 2 năm học tập chƣơng trình MBA tại Trƣờng ĐH Bách Khoa TP HCM, ngoài sự nổ lực kiên trì của bản thân, bên cạnh đó tôi không thể đạt đƣợc kết quả nếu nhƣ không có sự giúp đỡ của nhiều ngƣời. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất đến: Cảm ơn tất cả thầy cô Khoa Quản Lí Công Nghiệp đã truyền dạy cho tôi rất nhiều kiến thức chuyên môn và chia sẻ những kinh nghiệm quí báo trong suốt 2 năm học tập. Cảm ơn thầy Nguyễn Mạnh Tuân, ngƣời đã hƣớng dẫn tận tình cho tôi trong lúc thực hiện đề tài này. Những cố vấn định hƣớng, lời khuyên của thầy là những kiến thức vô cùng quí báo giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận. Cảm ơn ông Cho Hyun Man đã giúp đỡ tôi bằng những lời chia sẻ chân thành của một nhà lãnh đạo cấp cao công ty Việt Nam Samho. Cảm ơn công ty Việt Nam Samho đã tạo điều kiện để tôi có thời gian tìm hiểu, quan sát thực tế và thu thập những thông tin cần thiết cho đề tài. Cảm ơn các anh chị phòng Lean (đặc biệt là anh Dũng, anh Trung) và các anh chị đồng nghiệp khác đã chia sẻ những vấn đề thực tế, kinh nghiệm cũng nhƣ đóng góp những chia sẻ về vấn đề tôi đang nghiên cứu. Cảm ơn cha mẹ và những ngƣời thân luôn thƣơng yêu, giúp đỡ và ủng hộ tôi trên những cuộc hành trình. 5 TÓM TẮT KHÓA LUẬN THẠC SĨ Đề tài sử dụng lí thuyết Lean Manufacturing làm cơ sở để phân tích thực trạng quá trình triển khai thực hiện Lean Manufacturing tại nhà máy sản xuất giày Việt Nam Samho Từ tình huống thực tế này, đề tài đƣợc thực hiện bằng việc tìm hiểu, quan sát thực tế, thảo luận nhóm, trực tiếp trao đổi với những ngƣời có liên quan, thu thập thông tin và dữ liệu thứ cấp nhằm hƣớng đến mục tiêu: Nhận diện các vấn đề ảnh hƣởng đến quá trình triển khai thực hiện Lean Manufacturing và mục tiêu sản xuất, kinh doanh của công ty. Chẩn đoán nguyên nhân của những vấn đề khó khăn và hạn chế đang gặp phải. Đề xuất các giải pháp phù hợp với thực tiễn và nguồn lực của công ty, có kèm theo đánh giá mức độ ƣu tiên của tập giải pháp đƣợc đề nghị Từ kết quả đạt đƣợc, đề tài rút ra những bài học kinh nghiệm về các khó khăn và thuận lợi khi áp dụng Lean tại công ty Việt Nam Samho. Ngoài ra, đề tài còn góp phần bổ sung thêm một trƣờng hợp thực tế việc áp dụng Lean Manufacturing của các công ty tại Việt Nam, đặc biệt là các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. 6 ABSTRACT The thesis used theory of Lean Manufacturing as a basic for analyzing the status of the implementation progress Lean Manufacturing at the footwear manufacture Viet Nam Samho. From this reality situation, the thesis was implemented by search, observe, group discussion, interview relation people and collect the information and data internal factory to get the targets such as: Find out these problems which are influencing to the LM implementation and the company targets in production and business. Make a diagnosis causes root of these problems Put forward some solutions according to reality and company resources, after that estimating priority of these solutions. With these achieved results, the thesis draws experience lessons about difficulties and advantages when implementation LM at Samho Company. Besides, the thesis can add more case reality situation for the application LM of companies in Viet Nam, especially the foreign companies. 7 MỤC LỤC CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN..........................................................................................1 1.1. Lí do hình thành đề tài...............................................................................1 1.2. Mục tiêu đề tài............................................................................................2 1.3. Ý nghĩa đề tài.............................................................................................2 1.4. Phạm vi đề tài.............................................................................................2 1.5. Phƣơng pháp thực hiện..............................................................................3 1.5.1. Qui trình thực hiện đề tài......................................................................3 1.5.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu...............................................................3 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT...............................................................................5 2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về Lean Manufacturing (LM)..........................................5 2.1.1. Định nghĩa.............................................................................................5 2.1.2. Mục Tiêu của Lean Manufacturing.......................................................5 2.1.3. Các khái niệm trong Lean......................................................................6 2.1.3.1. Việc tạo ra giá trị và sự lãng phí.....................................................6 2.1.3.2. Những loại lãng phí........................................................................6 2.1.3.3. Sản xuất lôi kéo (Pull Production)..................................................7 2.1.3.4. Cải tiến liên tục – Kaizen...............................................................8 2.1.4. Các công cụ và kỹ thuật trong Lean......................................................8 2.1.4.1. Phƣơng pháp 5S..............................................................................8 8 2.1.4.2. Chuẩn hóa qui trình (Standard work)............................................9 2.1.4.3. Truyền đạt qui trình chuẩn cho nhân viên...................................10 2.1.4.4. Qui trình chuẩn và sự linh hoạt...................................................10 2.1.4.5. Quản lí bằng công cụ trực quan (Visual Management)..............11 2.1.4.6. Chất lƣợng từ gốc hay làm đúng ngay từ đầu.............................11 2.1.4.7. Sơ đồ chuỗi giá trị (Value Stream Mapping)..............................12 2.1.4.8. Bảo trì ngăn ngừa (Preventative Mantenance)............................13 2.1.4.9. Bảo trì sản xuất tổng thể (TPM)..................................................13 2.1.4.10. Thời gian chuyển đổi, chuẩn bị (changeover/ setup time)........14 2.1.4.11. Qui hoạch mặt bằng và vật tƣ nơi sử dụng...............................14 2.1.4.12. Kanban......................................................................................15 2.1.4.13. Cân bằng sản xuất.....................................................................15 2.1.5. Các đo lƣờng chính trong Lean...........................................................16 2.1.6. Vai trò và hiệu quả của Lean trong sản xuất.......................................16 2.2. Mô hình các bƣớc thực hiện Lean Manufacturing ......................................17 2.2.1. Mô hình DDI.......................................................................................17 2.2.2. Mô hình NJMEP..................................................................................18 2.2.3. Mô hình theo Peter Hines, Matthias Holweg and Nick Rich (Lean Enterprise Research Centre, UK)..................................................................19 9 2.2.4. Mô hình theo Todd Phillip...................................................................19 2.2.5. Mô hình các bƣớc thực hiện Lean tại các doanh nghiệp Việt Nam.....20 CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VIỆT NAM SAMHO........................22 3.1. Giới thiệu......................................................................................................22 3.2. Sơ đồ bố trí khu vực sản xuất của công ty Việt Nam Samho......................23 3.3. Lịch sử áp dụng Lean tại công ty.................................................................24 Chƣơng 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ TRONG VIỆC TRIỂN KHAI LEAN MANUFACTURING...................................................26 4.1. Phƣơng pháp nhận diện các vấn đề..............................................................26 4.2. Bắt đầu nhận diện vấn đề.............................................................................27 4.2.1. Cam kết của lãnh đạo cấp cao với hành trình Lean............................27 4.2.2. Lựa chọn khu vực thực hiện................................................................28 4.2.3. Bản đồ tình trạng hiện tại và bản đồ tình trạng tƣơng lai....................31 4.2.4. Lập kế hoạch thực hiện........................................................................32 4.2.5. Thực hiện và đánh giá.........................................................................34 4.2.6. Nhận diện vấn đề từ quan sát trực tiếp và thu thập dữ liệu.................38 4.3. Xác định nguyên nhân của vấn đề................................................................39 Chƣơng 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.............................................................................44 5.1. Cơ sở đề nghị giải pháp................................................................................44 10 5.2. Tập giải pháp đƣợc đề nghị..........................................................................45 5.2.1. Đào tạo.................................................................................................45 5.2.2. Xem xét chuỗi giá trị hiện tại..............................................................46 5.2.3. Lập kế hoạch thực hiện Lean trong tƣơng lai......................................46 5.2.4. Xây dựng chính sách thúc đẩy thực hiện Lean....................................47 5.2.5. Xây dựng văn hóa phù hợp..................................................................48 5.2.6. Benchmarking......................................................................................49 5.3. Đánh giá độ ƣu tiên của các giải pháp.........................................................50 Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................53 6.1. Kết luận........................................................................................................53 6.2. Kiến nghị......................................................................................................54 11 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Khung thời gian thực hiện Lean của DDI ...…………………………...…..18 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu lí thuyết………………………………………………20 Hình 2.3: Mô hình các bƣớc thực hiện………………………………………...……..21 Hình 3.1 : Sơ đồ bố trí khu vực sản xuất nhà máy Việt Nam Samho………………...23 Hình 3.2: Mô hình thực hiện Lean của Nike…………………………………………24 Hình 3.3. Qui trình NOS……………………………………………………………...25 12 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1. Tỉ lệ hàng hƣ trong 6 tháng đầu năm 2003…………………………………38 Bảng 4.2. Xác định nguyên nhân của vấn đề………………………………………….39 Bảng 5.1. Các giải pháp benchmarking………………………………………………..49 Bảng 5.2. Thứ tự ƣu tiên của tập giải pháp……………………………………………50 Bảng 5.3. Thứ tự ƣu tiên của tập giải pháp từ kết quả thảo luận……………………...51 13 CÁC CHỮ VIẾT TẮT LM Lean Manufacturing TNHH Trách nhiệm hữu hạn NB New Balance TPS Toyota Production System FTT First Time Through BTS Build To Schedule PPH Năng suất/ ngƣời/giờ DDI Development Dimension International NJMEP New Jersey Manufacturing Extension Program CSM Current Stream Map FSM Future Stream Map OEE Overall Equipment Effectiveness (mức hữu dụng thiết bị toàn phần) 14 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 1.6. Lí do hình thành đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế biến động do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng, thị trƣờng bị thu hẹp, cuộc chiến cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn. Do đó, việc tự thay đổi, tự cải tiến để tồn tại là một điều cấp bách của các doanh nghiệp. Riêng đối với các doanh nghiệp sản xuất, việc giảm lãng phí, quản lí qui trình hiệu quả, đảm bảo và nâng cao chất lƣợng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng là lợi thế cạnh tranh và tạo nền tảng để đứng vững trên thị trƣờng. Gần đây một vài doanh nghiệp trong nƣớc đã chủ động tiến hành đào tạo và áp dụng các phƣơng pháp Lean Manufacturing nhằm loại trừ những bất hợp lý trong các hoạt động kinh doanh dẫn đến việc cải thiện thời gian qui trình sản xuất và dịch vụ (Nguồn: MeKong Capital). Công ty sản xuất giày thể thao Việt Nam Samho đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do phƣơng thức quản lí qui trình và chất lƣợng sản phẩm kém hiệu quả. Tỉ lệ hàng hƣ cao, trễ tiến độ giao hàng, tăng chi phí sản xuất và ảnh hƣởng đến lợi nhuận và uy tín của công ty. Vì vậy, các nhà quản lí cấp cao của công ty đang triển khai áp dụng Lean Manufacturing với mục tiêu cải tiến qui trình sản xuất, loại bỏ lãng phí để tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, với tình thực tế tại công ty việc triển khai áp dụng Lean gặp rất nhiều khó khăn và thử thách. Với tình huống thực tế trên, tác giả thực hiện đề tài: “Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp triển khai thực hiện Lean Manufacturing tại nhà máy sản xuất giày Việt Nam Samho”. Qua đó, giúp công ty nhận diện đƣợc các vấn 15 đề/hạn chế, tìm hiểu nguyên nhân chủ yếu, từ đó đƣa ra các giải pháp để triển khai thực hiện thành công Lean Manufacturing trong thời gian tới. 1.7. Mục tiêu đề tài Mục tiêu của đề tài này là: - Nhận diện các vấn đề ảnh hƣởng đến quá trình triển khai thực hiện Lean Manufacturing và mục tiêu sản xuất, kinh doanh của công ty. - Chẩn đoán nguyên nhân của những vấn đề khó khăn và hạn chế đang gặp phải. - Đề xuất các giải pháp phù hợp với thực tiễn và nguồn lực của công ty, có kèm theo đánh giá mức độ ƣu tiên của tập giải pháp đƣợc đề nghị. 1.3 . - Ý nghĩa đề tài Dựa vào phân tích thực trạng nhằm làm rõ các vấn đề đang tồn tại trong việc triển khai áp dụng Lean Manufacturing để cải tiến qui trình quản lí sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất. Từ đó, đƣa ra các giải pháp phù hợp với thực tế tại nhà máy Việt Nam Samho, định hƣớng cho việc áp dụng Lean thành công phù hợp với nguồn lực, mục tiêu của công ty. - Góp phần bổ sung thêm một tình huống thực tế trong việc áp dụng Lean Manufacturing của các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam. 1.4. - Phạm vi đề tài Đề tài đƣợc thực hiện tại công ty TNHH Việt Nam Samho trong ngành sản xuất giày thể thao. - Đối với việc phân tích thực trạng để nhận diện vấn đề chỉ dừng lại ở mức phỏng vấn nhà quản lí cấp cao và nhân viên có liên quan trong việc thực hiện Lean, kết hợp với quan sát và thu thập dữ liệu thứ cấp từ nguồn nội bộ của công ty. 16 1.5. Phƣơng pháp thực hiện 1.5.1. Qui trình thực hiện đề tài Bƣớc 1: Phân tích thực trạng và nhận diện vấn đề/hạn chế trong việc triển khai thực hiện Lean Manufacturing tại nhà máy giày Việt Nam Samho. Dùng phƣơng pháp phỏng vấn sâu tay đôi với quản lí cấp cao, nhân viên thực hiện LM và những ngƣời có liên quan thông qua bảng câu hỏi đƣợc thiết kế dựa trên các tiêu chí của mô hình các bƣớc thực hiện Lean của Nike để xác định vấn đề/hạn chế trong mỗi giai đoạn thực hiện. Sau đó, tiến hành tổng hợp lại kết quả phỏng vấn. Quan sát và thu thập dữ liệu thứ cấp từ mạng nội bộ công ty (các báo cáo định kì về kết quả sản xuất, kinh doanh, các văn bảng yêu cầu, đánh giá của khách hàng trong 6 tháng đầu năm 2013) để bổ sung cho việc nhận diện vấn đề. Bƣớc 2: Chẩn đoán nguyên nhân của các vấn đề thông qua thảo luận nhóm với nhân viên phát triển Lean và những ngƣời có liên quan. Kết hợp phỏng vấn sâu tay đôi với nhân viên thực hiện Lean. Dùng biểu đồ nhân quả để phân tích các nguyên nhân. Bƣớc 3: Đề xuất tập các giải pháp cần thiết để triển khai thực hiện và nâng cao hiệu quả áp dụng Lean thông qua khắc phục các vấn đề đã nhận diện ở bƣớc 1 và loại bỏ những nguyên nhân gây ra vấn đề ở bƣớc 2. Bƣớc 4: Đánh giá các giải pháp đã đề xuất, sắp xếp theo mức độ ƣu tiên về tính khả thi dựa trên nguồn lực của công ty thông qua thảo luận nhóm nội bộ, lấy ý kiến số đông. 1.5.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu 17 Dữ liệu phân tích đƣợc thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp, quan sát thực tế và các nguồn dữ liệu thứ cấp trong công ty. Phƣơng pháp phỏng vấn sẽ tiến hành đối với những thành viên có liên quan nhƣ những ngƣời áp dụng Lean (Lean user), ngƣời phát triển Lean, quản lí, trƣởng nhóm và một số ngƣời có kiến thức về Lean vì đây là những ngƣời tham gia vào việc quản lí và thực hiện Lean trong doanh nghiệp. Một vài chức danh phỏng vấn đƣợc định nghĩa nhƣ sau: (Dung, 2007) Lean user: ngƣời ứng dụng Lean vào công việc của mình để loại bỏ lãng phí, giảm chi phí và làm cho công việc của họ tốt hơn. Lean developer: những ngƣời thiết kế và hƣớng dẫn ngƣời khác thực hiện Lean. Manager/ leader: những ngƣời không trực tiếp phát triển hay thực hiện Lean nhƣng có thể hiểu về Lean và làm nhiệm vụ giám sát trong tổ chức. Những ngƣời khác: những ngƣời chắc chắn có kiến về Lean nhƣng không cần áp dụng Lean trong công việc của mình. 18 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về Lean Manufacturing (LM) Các khái niệm về Lean Manufacturing bắt nguồn từ hệ thống sản xuất của Toyota TPS (Toyota Production System) và đã đƣợc triển khai xuyên suốt các hoạt động của Toyota từ những năm 1950. Thuật ngữ “Lean manufacturing” lần đầu xuất hiện năm 1990 trong cuốn "The Machine that Changed the World" (Cỗ máy làm thay đổi thế giới) của các tác giả Daniel Jones, James Womack và Danile Roos. Lần đầu tiên Lean đƣợc sử dụng làm tên gọi cho phƣơng pháp sản xuất tinh gọn, liên tục cải tiến các qui trình sản xuất, kinh doanh. 2.1.1. Định nghĩa Theo Jay Heizer, Barry Render (2006), Lean Manufacturing (LM) là phƣơng thức loại bỏ lãng phí thông qua tập trung chính xác những gì khách hàng cần. Theo Dennis P. Hobbs (2004), Lean Manufacturing là thể hiện năng lực sản xuất bằng cách giới hạn đến mức thấp nhất các hoạt động không tạo ra giá trị làm phát sinh chi phí trong quá trình sản xuất. 2.1.2. Mục Tiêu của Lean Manufacturing (Mekong Capital, 2004) Giảm phế phẩm và các lãng phí hữu hình không cần thiết. Giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất. Giảm thiểu mức hàng tồn kho ở tất cả công đoạn sản xuất, nhất là sản phẩm dở dang giữa các công đoạn. Cải thiện năng suất lao động. Sử dụng thiết bị và mặt bằng sản xuất hiệu quả hơn. 19 Có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau một cách linh động hơn với chi phí và thời gian chuyển đổi thấp nhất. Tăng năng suất lao động và sản lƣợng. 2.1.3. Các khái niệm trong Lean (Mekong Capital,2004) 2.1.3.1. Việc tạo ra giá trị và sự lãng phí Các hoạt động tạo ra giá trị tăng thêm (Value-added activities): là các hoạt động chuyển hoá vật tƣ trở thành đúng sản phẩm mà khách hàng yêu cầu. Các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm (Non value-added activities): là các hoạt động không cần thiết cho việc chuyển hoá vật tƣ thành sản phẩm mà khách hàng yêu cầu. Các hoạt động cần thiết nhƣng không tạo ra giá trị tăng thêm (Necessary non value-added activities): là các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm từ quan điểm của khách hàng nhƣng lại cần thiết trong việc sản xuất ra sản phẩm. 2.1.3.2. Những loại lãng phí Sản xuất dƣ thừa (Over-production): sản xuất nhiều hơn hay quá sớm hơn những gì đƣợc yêu cầu một cách không cần thiết. Khuyết tật (Defects): bao gồm các sai sót về giấy tờ, cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm, giao hàng trễ, sản xuất sai quy cách, sử dụng quá nhiều nguyên vật liệu hay tạo ra phế liệu không cần thiết. Tồn kho (Inventory): dự trữ quá mức cần thiết về nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. 20 Di chuyển (Transportation): bất kỳ sự chuyển động nguyên vật liệu nào không tạo ra giá trị tăng thêm cho sản phẩm. Chờ đợi (Waiting): thời gian con ngƣời, máy móc nhàn rỗi bởi sự tắc nghẽn hay luồng sản xuất thiếu hiệu quả. Thao tác (Motion): Bất kỳ các chuyển động tay chân hay việc đi lại không cần thiết của các công nhân không gắn liền với việc gia công sản phẩm. Sửa sai (Correction): Sửa sai hay gia công lại, khi một việc phải đƣợc làm lại bởi vì nó không đƣợc làm đúng trong lần đầu tiên. Gia công thừa (Over-processing): tiến hành nhiều công việc gia công hơn mức khách hàng yêu cầu dƣới hình thức chất lƣợng hay công năng của sản phẩm. Kiến thức rời rạc (Knowledge Disconnection): thông tin và kiến thức không có sẵn tại nơi hay vào lúc đƣợc cần đến. 2.1.3.3. Sản xuất theo kiểu kéo (Pull Production) Sản xuất theo kiểu kéo là khái niệm trọng tâm của LM, trong đó luồng sản xuất trong nhà máy đƣợc điều tiết bởi yêu cầu từ công đoạn cuối quy trình “lôi kéo” hoạt động của các công đoạn đầu quy trình. Việc triển khai đƣợc tiến hành nhƣ sau: Đơn hàng bắt đầu từ công đoạn cuối cùng. Sản phẩm đƣợc “lôi kéo” trong quá trình sản xuất dựa trên nhu cầu của công đoạn sau. Tốc độ sản xuất đƣợc điều phối bởi tốc độ tiêu thụ của các công đoạn sau. Các mô hình khác nhau của hệ thống sản xuất theo kiểu kéo:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan