Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phân tích thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai lang tím ở huyện bình ...

Tài liệu Phân tích thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai lang tím ở huyện bình tân tỉnh vĩnh long

.PDF
92
28
66

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ KHOAI LANG TÍM Ở HUYỆN BÌNH TÂN – TỈNH VĨNH LONG Giáo Viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. NGUYỄN QUỐC NGHI DIỆP THỊ ÁNH MSSV : 4077521 Lớp: Kinh tế nông nghiệp Khóa 33 Cần Thơ 05/2011 LỜI CẢM TẠ Em xin chân thành cám ơn quý thầy cô trương Đại Học Cần Thơ, Khoa kinh tế - Quản Trị Kinh Doanh đã tận tình giảng dạy em trong suốt quá trình học tập tại trường. Em xin chân thành cám ơn Thầy Nguyễn Quốc Nghi đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài luận văn này. Em xin chân thành cám ơn lãnh đạo cùng các anh chị công tác tại phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bình Tân đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc thu thập số liệu để em hoàn thành đề tài. Cần thơ, ngày.....tháng.....năm 2011 Sinh viên thực hiện Diệp Thị Ánh LỜI CAM ĐOAN Em cam đoan rằng đề tài này là do em thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần thơ, ngày......tháng.....năm 2011 Sinh viên thực hiện Diệp Thị Ánh BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ---------***-------- Họ và tên người hướng dẫn: NGUYỄN QUỐC NGHI  Học vị: Thạc sĩ  Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh  Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - QTKD  Tên học viên: DIỆP THỊ ÁNH  Mã số sinh viên: 4077521  Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp  Tên đề tài: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ KHOAI LANG TÍM Ở HUYỆN BÌNH TÂN – TỈNH VĨNH LONG NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: Đề tài nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành đào tạo của tác giả. 2. Về hình thức trình bày: Hình thức trình bày đề tài rõ ràng, thẩm mỹ, đúng theo qui định của Khoa. 3. Ý nghĩa khoa học, tính thực tiễn và cấp thiết của đề tài: Kết quả nghiên cứu dựa trên phương pháp khoa học và đảm bảo tính thực tiễn. Nội dung nghiên cứu mang tính thời sự vì mô hình trồng khoai lang tím ở Bình Tân đang phát triển mạnh và mang lại thu nhập khá cao cho nông hộ tham gia, đây là mô hình nông nghiệp trọng điểm của huyện Bình Tân. 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của đề của luận văn: Nghiên cứu dựa trên phân tích số liệu sơ cấp được tác giả điều tra trực tiếp với phương pháp chọn mẫu phù hợp vì thế độ tin cậy khá cao. 5. Nội dung và kết quả đạt được: Kết quả phân tích của đề tài giải quyết tốt các mục tiêu đề ra, đồng thời kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo bổ ích cho chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ nông hộ tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập. 6. Kết luận chung: ĐỀ TÀI ĐẠT YÊU CẦU CỦA MỘT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Cần Thơ, ngày 12 tháng 05 năm 2011 Người nhận xét Ths. Nguyễn Quốc Nghi MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ·············································································· Trang 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ································································································ 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ············································································ 2 1.2.1. Mục tiêu chung ························································································· 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ························································································· 2 1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ········ 2 1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định ···································································· 2 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ··················································································· 2 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ·············································································· 3 1.4.1. Phạm vi về thời gian ················································································· 3 1.4.2. Phạm vi về không gian ·············································································· 3 1.4.3. Phạm vi về nội dung ·················································································· 3 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ······················································ 4 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ··· 7 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ················································································ 7 2.1.1. Giới thiệu vài nét về giống khoai lang ······················································· 7 2.1.2. Các giống khoai lang Tím ········································································· 8 2.1.3. Quy trình trồng khoai lang Tím ở huyện Bình Tân ···································· 8 2.1.4. Các khái niệm cơ bản ················································································ 9 2.1.5. Nhóm chỉ tiêu kinh tế ·············································································· 10 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ································································· 11 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ························································ 11 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ·································································· 12 2.2.3. Phương pháp phân tích theo mục tiêu ······················································ 13 2.2.4. Các phương pháp phân tích ····································································· 13 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ································· 16 3.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ······························· 16 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ··················································································· 16 3.1.2. Đặc điểm hành chính - xã hội ·································································· 18 3.1.3. Đặc điểm kinh tế của huyện Bình Tân ····················································· 20 3.1.4. Tình hình sản xuất khoai lang Tím hiện nay ············································ 25 3.2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN ·························································································· 26 3.2.1. Thuận lợi ································································································ 26 3.2.2. Khó khăn ································································································ 26 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ KHOAI LANG TÍM Ở HUYỆN BÌNH TÂN ····································· 28 4.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KHOAI LANG TÍM ············································ 28 4.1.1. Thông tin chung về nông hộ sản xuất khoai lang Tím ····························· 28 4.1.2. Tình hình sản xuất khoai lang Tím của hộ điều tra ·································· 31 4.1.3. Quy trình áp dụng tiến bộ kỹ thuật ·························································· 33 4.1.4. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất ····························· 35 4.2. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ KHOAI LANG TÍM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH TÂN ············································································································· 36 4.2.1. Sơ đồ kênh phân phối ·············································································· 37 4.2.2. Tình hình tiêu thụ của nông dân ······························································ 38 4.2.3. Những rào cản trong quá trình tiêu thụ khoai của huyện Bình Tân ·········· 41 4.3. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH ··························· 42 4.3.1. Chi phí sản xuất ······················································································ 41 4.3.2. Phân tích các chỉ số tài chính ·································································· 44 4.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH ························································································· 47 4.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất ······················································· 47 4.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình ································· 51 CHƯƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ KHOAI LANG TÍM Ở HUYỆN BÌNH TÂN······································ 56 5.1 CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP ··········································································· 56 5.1.1. Phân tích SWOT đối với quá trình sản xuất khoai lang Tím ···················· 58 5.1.2. Phân tích SWOT đối với quá trình tiêu thụ khoai lang Tím ····················· 59 5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ KHOAI LANG TÍM Ở HUYỆN BÌNH TÂN ················································ 61 5.2.1. Giải pháp 1 : Giải pháp nâng cao năng suất khoai lang Tím ···················· 61 5.2.2. Giải pháp 2: Giải pháp kỹ thuật sản xuất ················································· 63 5.2.3. Giải pháp 3: Giải pháp về cơ sở hạ tầng ·················································· 65 5.2.4. Giải pháp 4: Giải pháp cho thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu ········ 65 5.2.5. Giải pháp 5: Giải pháp về giá thành sản xuất ··········································· 66 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ··························································· 68 6.1. KẾT LUẬN ·································································································· 68 6.2. KIẾN NGHỊ ·························································································· 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ··················································································· 71 PHỤ LỤC ············································································································· 72 DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 2.1: Số mẩu và tỷ lệ mẩu chia theo xã ------------------------------------------------ 12 Bảng 3.1: Diện tích, dân số trung bình và mật độ dân số chia theo xã ------------------- 18 Bảng 3.2: Diện tích, trồng trọt của huyện Bình Tân 2008 - 2010 ------------------------ 21 Bảng 3.3: Tình hình sản xuất lúa năm 2010 ------------------------------------------------- 21 Bảng 3.4: Tình hình sản xuất màu năm 2010 ----------------------------------------------- 22 Bảng 3.5: Một số mô hình sản xuất hiệu quả của huyện 2010 ---------------------------- 23 Bảng 3.6: Diện tích, năng suất, sản lượng khoai năm 2009-------------------------------- 25 Bảng 4.1: Thông tin về các nông hộ sản xuất ----------------------------------------------- 28 Bảng 4.2: Diện tích canh tác của hộ ---------------------------------------------------------- 29 Bảng 4.3: Số lao động nhà tham gia sản xuất ----------------------------------------------- 29 Bảng 4.4: Trình độ học vấn của chủ hộ ------------------------------------------------------ 30 Bảng 4.5: Kinh nghiêm sản xuất của nông hộ ---------------------------------------------- 31 Bảng 4.6: Thời gian sản xuất của nông hộ -------------------------------------------------- 32 Bảng 4.7: Thời gian thu hoạch của nông hộ ------------------------------------------------- 32 Bảng 4.8: Nguồn thông tin về khoa học kỹ thuật-------------------------------------------- 33 Bảng 4.9: Tham gia tập huấn của nông hộ -------------------------------------------------- 34 Bảng 4.10: Giá mua và giá bán của các đối tượng ------------------------------------------ 37 Bảng 4.11: Nguồn thông tin về giá bán khoai của nông hộ-------------------------------- 38 Bảng 4.12: Lý do chon người mua khoai của nông hộ ------------------------------------ 39 Bảng 4.13: Hình thức thanh toán của người mua ------------------------------------------- 40 Bảng 4.14: kết cấu các loại chi phí của mô hình -------------------------------------------- 41 Bảng 4.15: Các chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả------------------------------------------ 43 Bảng 4.16: Các chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả của nông hộ -------------------------- 45 Bảng 4.16: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình -------------------------------------- 47 Bảng 4.17: Kết quả hồi quy tương quan lên năng suất của mô hình sản xuất khoai lang tím năm 2011 ------------------------------------------------------------------------------- 48 Bảng 4.18. Diễn giải các biến độc lập trong mô hình -------------------------------------- 51 Bảng 4.19: Kết quả hồi quy tương quan lên lợi nhuận của mô hình sản xuất khoai lang tím năm 2011 ------------------------------------------------------------------------------ 52 Bảng 5.1. Phân tích SWOT đối với quá trình sản xuất ------------------------------------ 57 Bảng 5.2. Phân tích SWOT đối với quá trình tiêu thụ ------------------------------------- 59 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long CP : Chi phí DT : Doanh thu LN : Lợi nhuận LĐ : Lao động BVTV : Bảo vệ thực vật TÓM TẮT ĐỀ TÀI Đề tài “Phân tích thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai lang Tím huyện Bình Tân – tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện từ tháng 02/2011 đến tháng 05/2011. Đề tài gồm 6 chương và một số ý chính sau: Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất và lợi nhuận của mô hình sản xuất khoai lang Tím, đồng thời dựa vào các chỉ tiêu kinh tế để đánh giá tính hiệu quả của mô hình. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của nông hộ. Số liệu của đề tài bao gồm các số liệu sơ cấp và thứ cấp. Số liệu sơ cấp chủ yếu điều tra từ các xã: Thành Đông, Thành Trung, Thành Lợi và Tân Thành thuộc huyện Bình Tân. Số liệu thứ cấp được cung cấp từ phòng Nông nghiệp và PTNT của huyện Bình Tân.và các nguồn có liên quan khác. Để các mục tiêu của đề tài được làm rỏ thì các phương pháp như: thống kê mô tả dựa trên các chỉ tiêu như số trung bình, tần suất, tỷ lệ… được sử dụng trong đề tài để phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ khoai lang Tím. Ngoài ra tác giả sử dụng một số các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả sản xuất của mô hình. Bên cạnh đó phương pháp hồi qui tuyến tính được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ. Phương pháp ma trận SWOT để xác định mặt mạnh yếu, cơ hội, thách thức để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất khoai lang Tím của huyện. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nguyên nhân chính mà nông hộ tham gia sản xuất khoai lang Tím là do khoai lang Tím có giá trị xuất khẩu, đất đai khá phù hợp. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của nông hộ là giá cả các yếu tố đầu vào còn khá cao. Quá trình tiêu thụ khoai lang Tím trong vùng nghiên cứu được đánh giá khá dể dàng. Nhưng người sản xuất vẫn còn gặp một số khó khăn cơ bản trong quá trình tiêu thụ như: giá cả thường xuyên biến động, thiếu thông tin thị trường, hệ thống giao thông vận tải kém. Sự thay đổi năng suất khoai lang Tím phụ thuộc vào các biến chi phí phân bón, chi phí lao động nhà, tập huấn và yếu tố kinh nghiệm. Bên cạnh đó, lợi nhuận chịu ảnh hưởng bởi các biến chi phí phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, chi phí lao động nhà, chi phí lao động thuê, năng suất và diện tích đất canh tác. Như vậy, việc biết được các yếu tố ảnh hưởng lên mô hình ta có thể tác động lên các yếu tố đó nhằm giúp cho mô hình sản xuất của nông hộ ngày càng hiệu quả. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay nước ta đang tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước hoàn thành mục tiêu cở bản trở thành nước công nghiệp trong năm 2011. Tuy nhiên, nước ta vẫn là một quốc gia xuất phát từ nông nghiệp, những chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường vẫn được ưu tiên khuyến khích và phát triển. Đồng bằng Sông Cửu Long là một vùng đồng bằng phù sa màu mỡ được nhiều ưu đãi của thiên nhiên, là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39734 km² và có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ. Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên. Chính sự thay đổi mực nước biển đã làm cho đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có nhiều điều kiện hơn trong lĩnh vực nông nghiệp so với những vùng khác, và cũng là một trong những vùng phát triển các loại hình nông nghiệp nhất trong cả nước. Bên cạnh là nơi sản xuất lúa lớn nhất cả nước, ĐBSCL còn là khu vực của các loại nông sản khác như là: bắp, mía, khoai mì, khoai Lang, dưa hấu... được trồng rãi rác khắp các tỉnh Nam Bộ từ Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, đến các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ,… và trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều người dân ở khu vực, giúp nông dân vươn lên làm giàu. Vì vậy, việc phát triển nông nghiệp là hết sức có ý nghĩa đối với bà con nông dân vùng đồng bằng. Vĩnh Long được coi là một trong những trung tâm kinh tế của vùng ĐBSCL với nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Vĩnh Long đã đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của đồng bằng. Ngoài các loại cây ăn trái, Vĩnh Long là một địa bàn có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế như là: mô hình trồng Khoai Lang Tím, Hành, Dưa hấu, Xà Lách Xoong... Trong đó mô hình trồng khoai Lang Tím của nhiều nhà nông ở Huyện Bình Tân là một mô hình đạt hiệu quả sản xuất điển hình giúp cho giá trị kinh tế của khoai Lang Tím được nâng lên. Nhưng mô hình này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi cho các hộ sản xuất trong tỉnh, nên vẫn chưa phát huy hết thế mạnh tiềm năng của giống nông sản mới mẻ này. Ngoài ra, mô hình trồng Khoai Lang Tím ở Huyện Bình Tân vẫn còn nhiều khó khăn cho người dân và các khâu thu mua có liên quan. Người dân được tiếp thu kỹ thuật canh tác mới nhưng áp dụng vào sản xuất vẫn chưa cao. Thị trường tiêu thụ còn thay đổi nhiều theo mùa, theo thị hiếu và tâm lý của người tiêu dùng nên giá cả không ổn định. Từ những vấn đề trên đề tài: “Phân tích thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai Lang Tím ở Huyện Bình Tân – Tỉnh Vĩnh Long” được hình thành nhằm phản ánh thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai Lang Tím của tỉnh, đồng thời trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ khoa Lang Tím ở Huyện Bình Tân - Vĩnh Long, đồng thời đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ góp phần phát triển và nhân rộng mô hình. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai Lang Tím ở Huyện Bình Tân, đồng thời xác định những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ khoai lang Tím hiện nay. (2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình trồng khoai lang Tím. (3) Từ các phân tích và đánh giá trên, một số giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ khoai lang Tím của nông hộ ở huyện Bình Tân. 1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định Các nhân tố về chi phí giống, chi phí về phân bón, chi phí cho máy móc thiết bị, chi phí lao động thuê mướn, chi phí lao động gia đình và các yếu tố về kinh nghiệm cũng như thời gian áp dụng mô hình không ảnh hưởng lớn đến năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu (1) Những khó khăn và thuận lợi gì mà nông hộ trồng khoai lang Tím huyện Bình Tân đang gặp phải? (2) Các nhân tố nào làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và tiêu thụ của mô hình trồng khoai lang Tím? (3) Những giải pháp nào cần thực hiện để nâng cao hiệu quả sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ khoai Lang Tím ở huyện Bình Tân? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phạm vi về thời gian - Đề tài sử dụng những thông tin và số liệu thống kê năm 2009 - 2010 để viết về tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu, đồng thời đề tài sử dụng số liệu thống kê của tỉnh Vĩnh Long năm 2010 và các số liệu về tình hình sản xuất khoai của phòng Nông Nghiệp & PTNT Huyện Bình Tân - Vĩnh Long. - Thời gian tiến hành thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp được thực hiện từ 10/02/2011-10/03/2011. - Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu bắt đầu từ ngày 10/02/201110/05/2011. 1.4.2. Phạm vi về không gian Số liệu điều tra chủ yếu được thu thập từ các hộ nông dân của các xã Thành Lợi, Thành Đông, Tân Thành, Thành Trung thuộc Huyện Bình Tân Vĩnh Long và các đại lý thu mua khoai Lang Tím được giới hạn trong tỉnh Vĩnh Long. 1.4.3. Phạm vi về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất khoai lang Tím như là các yếu tố về chi phí phân, thuốc, lao động, diện tích....Ngoài ra, do số mẫu điều tra về các nông hộ trồng hai vụ quá ít nên tác giả không phân tích các chi phí của vụ hai và đồng thời không so sánh chi phí giữa hai vụ với nhau. 1.5. Lược khảo tài liệu nghiên cứu Hiện nay, ngành sản xuất và chế biến nông sản ở đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng và của cả nước nói chung, nhất là trong giai đoạn mà Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới thì việc cải tiến sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản ngày càng trở thành nhu cầu cấp thiết không chỉ của các nhà nông mà còn là mối quan tâm của các nhà nghiên cứu và các tổ chức nông nghiệp. Ngày càng có nhiều các bài báo, các đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực nông nghiệp và các đề tài đề cập đến những vấn đề này như: 1) Đinh Kim Xuyến (2009), “So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình 1 vụ lúa - 1 vụ đậu nành - 1 vụ khoai lang với mô hình 2 vụ lúa - 1 vụ khoai lang tại huyện Bình Tân - Vĩnh Long. Đề tài đã phân tích đầy đủ các chỉ tiêu của từng mô hình sản xuất về chi phí sản xuất, năng suất, thu nhập và các chỉ số tài chính. Đồng thời để tài còn phân tích sâu hơn về các nhân tố có ảnh hưởng đến thu nhập của mỗi mô hình sản xuất. Từ đó, đề tài đã rút ra được kết luận về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập, năng suất của các mô hình như sau: các nhân tố chi phí như phân bón, thuốc, chi phí giống,… đều ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và ảnh hưởng với mức độ tương đương nhau; còn các nhân tố diện tích, năng suất, đơn giá đều ảnh hưởng tích cực đến thu nhập, nghĩa là khi các nhân tố này tăng lên thì thu nhập của mỗi mô hình cũng tăng theo. 2) Nguyễn Thị Hiền – Trạm Khuyến nông Bình Tân, năm 2009,“Kết quả thực hiện mô hình trồng giống khoai lang Nhật” của tác giả. Bài viết đã nêu ra những thuận lợi của giống khoai lang này khi được trồng ở Bình Tân. Ngoài ra bài viết cũng đề cập đên những hiệu quả mà mô hình này mang lại. Đồng thời, kết quả của mô hình trồng khoai lang Nhật cao sản mở ra hướng mới cho nông dân lựa chọn giống khi sản xuất, thay thế các giống khoai lang địa phương hiệu quả kinh tế thấp, bằng giống khoai lang cao sản nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trên một diện tích đất canh tác. Tuy nhiên, việc sản xuất cần được tập trung theo hướng chuyên canh, ổn định lâu dài tạo sản phẩm hàng hóa giá trị cao để thị trường biết đến nhiều hơn và sẽ giảm được tình trạng tư thương lái ép giá. Nếu mặt hàng nông sản này có đầu ra ổn định sẽ góp phần lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm ở nông thôn, nâng cao mức sống cho người dân tiến đến xóa đói giảm nghèo. 3) Trịnh Việt Nga - viện Khoa học và Công nghệ Việt nam, “Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất Khoai lang nhật tại huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai”. Đề tài đã nêu lên tầm quan trọng của việc ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào khoai lang sẽ góp phần quản lý tốt nguồn gen đồng thời nhóm nghiên cứu đã triển khai thực hiện dự án nhằm đưa các biện pháp kỹ thuật như: kỹ thuật nuôi cấy, kỹ thuật bảo tồn nguồn gen tốt bằng cấy mô, quy trình kỹ thuật nhân giống khoai lang cấy mô ra vườn ươm và đồng ruộng. Ngoài ra các kỹ thuât như là: cắt hom giống, chon hom giống, và các kỹ thuật đặt hom giống....nhằm tạo ra năng suất cao hơn trong sản xuất. Từ đó, cho thấy được yếu tố khoa học kỹ thuật và các kỹ thuât trồng là một nhân tố quan trọng trong việc tăng năng suất cũng như hiệu quả sản xuất của mô hình. 4) Trần Kim Xoàn (2008), “Phân tích hiệu quả sản xuất đay ở huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An”. Đề tài cũng thông qua các yếu tố như chi phí sản xuất, năng suất và thu nhập để phân tích hiệu quả sản xuất của cây đay. Bên cạnh, đề tài còn phân tích thị trường tiêu thụ đay, các vấn đề về thuận lợi, khó khăn trong việc tiêu thụ và các rào cản xung quanh vấn đề tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp này. Từ đó, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm giúp cho nông dân sản xuất ngày càng hiệu quả hơn mô hình của mình. 5) Nguyễn Thị Kiều Tiên (2010), “Phân tích hiệu quả sản xuất khoai trên đất ruộng”. Dựa vào các khoản mục chi phí mà nông hộ chi ra cho vụ mùa của mình, đề tài cũng đã xây dựng được mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất trồng khoai của nông hộ trên đất ruộng. Đồng thời, đề tài đã giải thích rõ ràng tác động của các biến trong mô hình từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giúp nông hộ sản xuất hiệu quả hơn. Tóm lại, với những kết quả phân tích trên tác giả đã học hỏi được cách xây dựng mô hình, cách chọn biến phù hợp với mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nông hộ. Tuy nhiên, trong các đề tài nghiên cứu trên, các tác giả chưa đề cập nhiều đến thị trường tiêu thụ cũng như quá trình phân phối từ người nông dân đến tay người tiêu dùng. Vì thế, trong đề tài của mình, tác giả không chỉ áp dụng những yếu tố đó cho mô hình phân tích, mà ngoài ra, tác giả còn nghiên cứu về thị trường tiêu thụ khoai lang Tím và thiết lập được sơ đồ về hệ thống phân phối. Việc phân tích thêm yếu tố này, nhằm có cái nhìn tổng quan hơn về mô hình sản xuất khoai lang Tím từ khâu sản xuất cho đến khâu tiêu thụ. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Giới thiệu vài nét về giống khoai lang Khoai lang (danh pháp khoa học: Ipomoea batatas) là một loài cây nông nghiệp với các rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, được gọi là củ khoai lang và nó là một nguồn cung cấp rau ăn củ quan trọng, được sử dụng trong vai trò của cả rau lẫn lương thực. Các lá non và thân non cũng được sử dụng như một loại rau. Khoai lang có quan hệ họ hàng xa với khoai tây (Solanum tuberosum) có nguồn gốc Nam Mỹ và quan hệ họ hàng rất xa với khoai mỡ (một số loài trong chi Dioscorea) là các loài có nguồn gốc từ châu Phi và châu Á. Khoai lang là loài cây thân thảo dạng dây leo sống lâu năm, có các lá mọc so le hình tim hay xẻ thùy chân vịt, các hoa có tràng hợp và kích thước trung bình. Rễ củ ăn được có hình dáng thuôn dài và thon, lớp vỏ nhẵn nhụi có màu sắc đa dạng từ đỏ, tím, nâu hay trắng. Lớp cùi thịt có màu từ trắng, vàng, cam hay tím. Khoai lang không chịu được sương giá. Nó phát triển tốt nhất ở nhiệt độ trung bình khoảng 24 °C (75 °F). Phụ thuộc vào giống cây trồng và các điều kiện khác, các rễ củ sẽ phát triển đầy đủ trong vòng từ 2 đến 9 tháng. Với sự chăm sóc cẩn thận, các giống ngắn ngày có thể trồng như cây một năm để cho thu hoạch vào mùa hè tại các khu vực có khí hậu ôn đới. Khoai lang ít khi ra hoa nếu khoảng thời gian ban ngày vượt quá 11 giờ. Chúng được nhân giống chủ yếu bằng các đoạn thân (dây khoai lang) hay rễ hoặc bằng các rễ bất định mọc ra từ các rễ củ trong khi lưu giữ bảo quản. Các hạt hầu như chỉ dành cho mục đích gây giống mà thôi. Trong các điều kiện tối ưu với 85-90 % độ ẩm tương đối ở 13-16 °C (5561 °F), các củ khoai lang có thể giữ được trong vòng 6 tháng. Nhiệt độ thấp hoặc cao hơn đều nhanh chóng làm hỏng củ. Hiện nay, có rất nhiều loại khoai lang như: Khoai lang sữa, Khoai bí đường, Khoai lang trắng, Khoai lang đỏ cao sản, khoai lang tím Nhật… Đặc biệt là giống khoai lang tím Nhật rất thích nghi với vùng đất cát, năng suất đạt cao.Thời vụ xuống giống khoai này thường vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 6, tháng 7) nên rất ít tốn công tưới và chỉ sau 4 tháng trồng nông dân bắt đầu thu hoạch. Và hiện nay giống khoai lang này đang rất được bà con nông dân ưa chuộng trồng ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long. 2.1.2. Các giống khoai lang Tím 2.1.2.1. HL491 (Nhật tím) Giống HL491 do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và giới thiệu từ tổ hợp Murasa Kimasari polycross nguồn gốc Nhật Bản (Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim 1997). Giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 1997, hiện phổ biến trong sản xuất phía Nam và bán nhiều ở các siêu thị. Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng: 95 -110 ngày. Năng suất củ tươi: 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27- 31%. Chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, hà và sâu đục dây. 2.1.2.2. MURASAKIMASARI (Nhật tím 1) Giống Murasa Kimasari có nguồn gốc Nhật Bản, do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội năm 1994 từ Công ty FSA. Giống tuyển chọn và giới thiệu năm 2002. ( Nguyễn Thị Thủy, Hoàng Kim 2003) hiện được trồng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bán tại các chợ đầu mối và siêu thị. Đặc tính nông học chủ yếu: Thời gian sinh trưởng: 105-110 ngày. Năng suất củ tươi: 10-22 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%. Chất lượng củ luộc khá ngon, vỏ củ màu tím sẫm, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây tím xanh, nhiễm nhẹ sùng và sâu đục dây. 2.1.3. Quy trình trồng khoai lang Tím ở huyện Bình Tân Khoai lang Tím là một loại cây nông nghiệp dễ trồng bởi công chăm sóc nhẹ, không cần sử dụng nhiều máy móc, quy trình trồng lại đơn giản. Trước tiên các hộ chỉ cần chọn thời điểm để bắt đầu vụ mùa của mình và chọn giống bằng cách mua dây khoai từ các hộ chưa thu hoạch, cuối cùng là các bước chăm sóc. Quy trình trồng gồm các bước như sau Bước 1: Làm đất ( xới đất, lên líp, bón phân cho đất…) Bước 2: Mua dây khoai Bước 3: Trồng dây khoai Bước 4: Chăm sóc bằng cách bón phân, thuốc, tưới nước đúng buổi. Bước 5: Thu hoạch Trong các bước trên thì khâu chăm sóc rất quan trọng vì khi chăm tốt các hộ sẽ dễ dàng theo dõi được ruộng khoai của mình đồng thời phát hiện bệnh sớm có thể và ngăn chăn kịp thời. 2.1.4. Các khái niệm cơ bản Thị trường: là nơi mà người mua và người bán gặp nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Sản xuất: là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào và các nguồn lực cần thiết khác để tạo ra sản phẩm, hàng hóa một cách có hiệu quả nhất. Chi phí lao động gia đình: là số ngày công lao động mà người trực tiếp sản xuất bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi. Lao động gia đình được tính bằng đơn vị ngày công (mỗi ngày công được tính là 8 giờ lao động). Chuỗi giá trị: được coi như là quá trình đi của sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng hoặc đến người tiêu thụ cuối cùng. Kênh phân phối là một dãy quyền sở hữu các hàng hoá khi chúng chuyển qua các tổ chức khác nhau trên thị trường. Hiệu quả sản xuất: bao gồm hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế. - Hiệu quả kỹ thuật: là việc tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Nó được xem là thành phần của hiệu quả kinh tế. Bởi muốn đạt được hiệu quả kinh tế trước hết ta phải đạt được hiệu quả kỹ thuật. - Hiệu quả kinh tế: là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của hoạt động sản xuất, nói rộng ra là của hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh, phản ánh tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính. Là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí là tối thiểu. Rủi ro trong sản xuất: là sự thay đổi của tất cả các dạng hoạt động trong nền kinh tế thị trường làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất. Có một số rủi ro ta có thể dự đoán được, nhưng cũng có một số rủi ro không thể dự đoán được đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. 2.1.5. Nhóm chỉ tiêu kinh tế - Tổng chi phí: là toàn bộ chi phí đầu tư vào hoạt động sản xuất để tạo ra sản phẩm bao gồm: chi phí lao động, chi phí vật chất và chi phí khác. Tổng chi phí = Chi phí lao động + Chi phí vật chất + Chi phí khác - Hiệu quả sản xuất: Hiệu quả sản xuất được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp được tính như sau: Thu nhập trên một đơn vị diện tích = Doanh thu trên một đơn vị diện tích – Tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích Trong đó: - Doanh thu: là số tiền mà người sản xuất thu được sau khi bán sản phẩm. Doanh thu = Sản lượng * Đơn giá Doanh thu trên một đơn vị diện tích = Giá bán * Sản lượng trên một đơn vị diện tích - Lợi nhuận: là phần chênh lệch giữ doanh thu và chi phí bỏ ra. Lợi nhuận = Doanh thu - Tổng chi phí Lợi nhuận có hai loại: Lợi nhuận không tính lao động nhà và lợi nhuận có tính lao động nhà. - Tỷ suất lợi nhuận: Được tính bằng cách lấy lợi nhuận chia tổng chi phí.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan