Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện y dược cổ truyền thanh hóa năm ...

Tài liệu Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện y dược cổ truyền thanh hóa năm 2018

.PDF
112
1
104

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN VIẾT PHÚC PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN THANH HÓA NĂM 2018 LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA II HÀ NỘI, NĂM 2020 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI 1 NGUYỄN VIẾT PHÚC PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN THANH HÓA NĂM 2018 LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA II CHUYÊN NGÀNH:TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC MÃ SỐ: CK 62720412 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hương HÀ NỘI, NĂM MỤC LỤC2020 LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Nguyễn Viết Phúc, học viên lớp Chuyên khoa II, Khóa 17 – Trường Đại học Dược Hà Nội, chuyên nghành Tổ chức quản lý dược, xin cam đoan: Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương. Luận văn này không trùng lặp với bất kỳ luận văn nào đã được công bố tại Việt Nam. Các số liệu và thông tin trong luận văn là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà nội, ngày 20 tháng 10 năm 2020 Học viên Nguyễn Viết Phúc LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm và hướng dẫn của các thầy cô; sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban lãnh đạo bệnh viện, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương là người đã luôn quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Ban Giám hiệu, Phòng sau đại học Trường Đại học Dược Hà Nội đặc biệt là các thầy cô Bộ môn Quản lý kinh tế dược đã dạy dỗ và tạo điều kiện cho tôi được học tập và rèn luyện trong suốt những năm học vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ của Bệnh viện y dược cổ truyền tỉnh Thanh Hóa, tập thể Khoa Dược, Phòng kế hoạch tổng hợp, Phòng tài chính kế toán đã rất nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi để tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin cám ơn các anh/chị đồng nghiệp, các bạn cùng lớp CKII -16 tại Thanh Hóa của Trường Đại học Dược Hà Nội đã động viên, khuyến khích tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Lời cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và người thân đã luôn sát cánh động viên, giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày tháng năm 2020 Học viên Nguyễn Viết Phúc MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN .......................................................................... 3 1.1. Thuốc YHCT và các quy định liên quan đến sử dụng thuốc, thuốc YHCT ...... 3 1.1.1 Một số khái niệm sử dụng trong đề tài .................................................... 3 1.1.1.1 Khái niệm về thuốc YHCT .................................................................. 3 1.1.1.2 Khái niệm Danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện ......................... 4 1.1.1.3 Khái niệm kê đơn thuốc ....................................................................... 5 1.1.1.4 Một số bài thuốc dân gian thường được sử dụng trong điều trị nội trú tại các cơ sở khám, chữa bệnh bằng YHCT ..................................................... 6 1.1.2. Một số quy định về sử dụng thuốc, thuốc YHCT trong khám, chữa bệnh .. 11 1.1.2.1. Một số quy định về sử dụng thuốc, thuốc YHCT ............................. 11 1.1.2.2. Một số phương pháp phân tích danh mục thuốc đã sử dụng ............ 13 1.1.2.3. Các quy định về sử dụng thuốc điều trị nội trú tại cơ sở khám, chữa bệnh………………………. ............................................................................ 15 1.2. Thực trạng sử dụng thuốc YHCT tại một số cơ sở khám, chữa bệnh hiện Nay………………………………………………………………………….18 1.2.1. Cơ cấu sử dụng thuốc YHCT tại các cơ sở khám, chữa bệnh ............. 18 1.2.1.1 Cơ cấu theo nhóm thuốc .................................................................... 18 1.2.1.2 Cơ cấu sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ ............................................ 20 1.2.1.3 Cơ cấu sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý ..................................... 21 1.2.1.4 Cơ cấu sử dụng theo phân tích ABC,VEN ........................................ 23 1.2.2 Thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị nội trú .................................... 24 1.2.3 Hiệu quả của bài thuốc “Độc hoạt ký sinh thang” trong điều trị nội trú ...……………………………………………………………………………..26 1.3. Một số nét về Bệnh viện Y Dược cổ truyền Thanh Hóa ....................... 27 1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................... 27 1.3.2. Quy mô khám chữa bệnh ..................................................................... 28 1.3.3. Khoa Dược - Bệnh viện Y Dược cổ truyền Thanh Hóa ...................... 28 1.4. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 29 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 30 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 30 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 30 2.1.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................... 30 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 30 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 30 2.2.1. Xác định các biến số nghiên cứu ......................................................... 30 2.2.1.1. Mục tiêu 1: Phân tích Danh mục thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện Y dược cổ truyền Thanh Hóa năm 2018 ............................................................ 30 2.2.1.2. Mục tiêu 2: Phân tích thực trạng chỉ định thuốc trong điều trị nội trú tại Bệnh viện y dược cổ truyền Thanh Hóa năm 2018 .................................. 31 2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................. 33 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 34 2.2.3.1. Kỹ thuật thu thập và biểu mẫu thu thập số liệu ................................ 34 2.2.3.2. Quá trình thu thập số liệu .................................................................. 34 2.2.4 Cỡ mẫu nghiên cứu ............................................................................... 35 2.2.4.1. Công thức tính cỡ mẫu ...................................................................... 35 2.2.4.2. Kỹ thuật chọn mẫu ............................................................................ 35 2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu .................................................................... 36 2.2.5.1. Xử lý số liệu ...................................................................................... 36 2.2.5.2 Phân tích số liệu ................................................................................. 38 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................... 40 3.1 PHÂN TÍCH CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN THANH HÓA NĂM 2018 .......................... 40 3.1.1. Tỷ trọng và giá trị của thuốc tân dược, chế phẩm và vị thuốc ............. 40 3.1.2. Cơ cấu DMT sử dụng của vị thuốc YHCT theo nhóm tác dụng ......... 40 3.1.3. Cơ cấu DMT sử dụng của thuốc tân dược theo nhóm tác dụng .......... 41 3.1.4. Cơ cấu DMT sử dụng của chế phẩm YHCT theo nhóm tác dụng ....... 42 3.1.5. Cơ cấu DMT sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ .................................... 43 3.1.6. Cơ cấu DMT sử dụng theo đường dùng .............................................. 44 3.1.7. Cơ cấu DMT sử dụng theo đơn thành phần/đa thành phần ................. 44 3.1.8. Cơ cấu danh mục thuốc theo phân hạng A, B, C ................................. 45 3.1.9 Cơ cấu DMT được sử dụng trong nhóm A theo từng nhóm thuốc ....... 46 3.1.10 Danh mục thuốc tân dược nằm trong hạng A ..................................... 46 3.1.11 Danh mục thuốc chế phẩm nằm trong hạng A .................................... 47 3.1.12 Danh mục vị thuốc YHCT nằm trong hạng A .................................... 49 3.1.13 Tỷ lệ nhóm thuốc phân tích theo V, E, N ........................................... 50 3.1.14 Phân tích cơ cấu DMT được sử dụng theo phân tích ABC/VEN ....... 51 3.2. Phân tích thực trạng chỉ định thuốc trong nội trú tại Bệnh viện y dược cổ truyền Thanh Hóa năm 2018 ..................................................................... 51 3.2.1 Ghi thông tin tên thuốc (tân dược, chế phẩm, vị thuốc), nồng độ, liều dùng ................................................................................................................ 51 3.2.2 Trình tự kê đơn thuốc tân dược, chế phẩm, vị thuốc ............................ 53 3.2.3 Tổng số lượng thuốc tân dược, chế phẩm, vị thuốc trong đơn ............. 53 3.2.4 Kết hợp thuốc tân dược, chế phẩm YHCT và thuốc thang ................... 54 3.2.5 Cơ cấu số khoản mục thuốc kê trong bệnh án ...................................... 54 3.2.6. Các nhóm thuốc được kê đơn nhiều trong điều trị thoái hóa khớp ..... 55 3.2.7. Số lượt vị thuốc trong bài cổ phương “Độc hoạt tang ký sinh” xuất hiện trong kê đơn .................................................................................................... 56 3.2.8. So sánh việc kê đơn thuốc thang với các bài thuốc cổ phương ........... 57 3.2.8.1 So sánh việc kê đơn thuốc thang với bài “Độc hoạt ký sinh thang” .. 57 3.2.8.2 Các vị thuốc được gia giảm nhiều khi so sánh với bài “Độc hoạt ký sinh thang” ...................................................................................................... 58 3.2.8.3 So sánh việc kê đơn thuốc thang với bài “Bát trân thang” ................ 59 3.2.8.4 Các vị thuốc được gia giảm nhiều khi so sánh bài “Bát trân thang” . 60 3.2.8.5 Việc kê đơn thuốc theo phương pháp đối pháp lập phương .............. 61 CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN ......................................................................... 63 4.1 Cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng tại bệnh viện năm 2018 theo một số chỉ tiêu ............................................................................................................ 63 4.1.1 Tỷ trọng và giá trị của thuốc tân dược, chế phẩm và vị thuốc .............. 63 4.1.2 Cơ cấu DMT sử dụng của vị thuốc YHCT theo nhóm tác dụng .......... 64 4.1.3 Cơ cấu DMT sử dụng của thuốc tân dược theo nhóm tác dụng ........... 65 4.1.4 Cơ cấu DMT sử dụng của chế phẩm YHCT theo nhóm tác dụng ........ 66 4.1.5 Cơ cấu DMT sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ ..................................... 67 4.1.6 Cơ cấu DMT sử dụng theo đường dùng ............................................... 69 4.1.7 Cơ cấu DMT sử dụng theo theo đơn thành phần/đa thành phần .......... 70 4.1.8 Cơ cấu danh mục thuốc theo phân hạng A, B, C .................................. 71 4.1.9 Cơ cấu DMT được sử dụng trong nhóm A theo từng nhóm thuốc ....... 72 4.1.10 Danh mục thuốc tân dược nằm trong hạng A ..................................... 72 4.1.11 Danh mục thuốc chế phẩm nằm trong hạng A .................................... 73 4.1.12 Danh mục vị thuốc YHCT nằm trong hạng A .................................... 74 4.1.13. Tỷ lệ nhóm thuốc phân tích theo V, E, N .......................................... 75 4.1.14. Phân tích cơ cấu DMT được sử dụng theo phân tích ABC/VEN ...... 75 4.2. Thực trạng chỉ định thuốc trong điều trị nội trú tại Bệnh viện y dược cổ truyền Thanh Hóa năm 2018 .................................................................... 75 4.2.1. Ghi thông tin tên thuốc (tân dược, chế phẩm, vị thuốc), nồng độ, liều dùng ................................................................................................................ 75 4.2.2. Trình tự kê đơn thuốc tân dược, chế phẩm, vị thuốc ........................... 76 4.2.3. Tổng số lượng thuốc tân dược, chế phẩm, vị thuốc trong đơn ........... 77 4.2.4. Kết hợp thuốc tân dược, chế phẩm YHCT và thuốc thang .................. 77 4.2.5. Các nhóm thuốc được kê đơn nhiều trong điều trị thoái hóa khớp ..... 78 4.2.6. So sánh việc kê đơn thuốc thang với các bài thuốc cổ phương ........... 80 KẾT LUẬN ................................................................................................... 83 KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Bài thuốc “Độc hoạt ký sinh thang”……………………………………. 6 Bảng 1.2 Bài thuốc “Bát trân thang”……………………………………………... 9 Bảng 1.3 Kết quả sử dụng thuốc YHCT tại một số cơ sở y tế……………………. 20 Bảng 1.4 Cơ cấu sử dụng thuốc YHCT tại một số cơ sở y tế theo nhóm tác dụng 21 dược lý…………………………………………………………………………….. Bảng 1.5 Cơ cấu sử dụng thuốc YHCT tại một số cơ sở y tế theo ABC,VEN…... 23 Bảng 1.6 Kết quả nghiên cứu kê đơn thuốc nội trú tại một số cơ sở y tế…………. 25 Bảng 1.7 Số lượng bệnh nhân KCB tại BV YDCT Thanh Hóa năm 2018………. 28 Bảng 1.8 Cơ cấu nhân lực Khoa Dược – Bệnh viện YDCT Thanh Hóa năm 2018. 28 Bảng 2.1 Các biến số cần thu thập của mục tiêu 1………………………………... 30 Bảng 2.2 Các biến số cần thu thập của mục tiêu 2………………………………... 32 Bảng 2.3 Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu……………………………………... 34 Bảng 3.1. Tỷ trọng và giá trị của thuốc tân dược, chế phẩm và vị thuốc…………. 40 Bảng 3.2 Cơ cấu DMT sử dụng của vị thuốc YHCT theo y lý YHCT...………… 40 Bảng 3.3 Cơ cấu DMT sử dụng của thuốc tân dược theo tác dụng dược lý……… 41 Bảng 3.4 Cơ cấu DMT sử dụng của chế phẩm YHCT theo y lý YHCT………….. 42 Bảng 3.5. Cơ cấu DMT sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ của mỗi nhóm thuốc…. 43 Bảng 3.6. Cơ cấu DMT sử dụng theo đường dùng……………………………….. 44 Bảng 3.7. Cơ cấu DMT sử dụng theo đơn thành phần/đa thành phần……………. 44 Bảng 3.8. Cơ cấu danh mục thuốc theo phân hạng A, B, C……………………… 45 Bảng 3.9. Cơ cấu danh mục thuốc trong nhóm A theo từng nhóm thuốc………… 46 Bảng 3.10. Danh mục thuốc tân dược nằm trong hạng A………………………… 46 Bảng 3.11. Danh mục thuốc chế phẩm nằm trong hạng A……………………….. 47 Bảng 3.12. Danh mục vị thuốc YHCT nằm trong hạng A……………………….. 49 Bảng 3.13. Tỷ lệ thuốc theo nhóm V, E,N……………………………………….. 50 Bảng 3.14. Tỷ lệ thuốc theo ma trận ABC/VEN………………………………….. 51 Bảng 3.15 Ghi thông tin tên thuốc, nồng độ, liều dùng………………………….. 52 Bảng 3.16. Trình tự kê đơn thuốc tân dược, chế phẩm, vị thuốc………………… 53 Bảng 3.17. Tổng số lượng thuốc tân dược, chế phẩm, vị thuốc trong đơn……….. 53 Bảng 3.18 Kết hợp thuốc tân dược, chế phẩm YHCT và thuốc thang……………. 54 Bảng 3.19 Cơ cấu chi phí kê đơn tại Bệnh viện YDCT Thanh Hóa năm 2018…... 54 Bảng 3.20. 10 nhóm thuốc được kê đơn nhiều trong điều trị thoái hóa khớp……. 55 Bảng 3.21 Số lượt kê vị thuốc trong bài cổ phương………………………………. 56 Bảng 3.22 So sánh việc kê vị thuốc với bài “Độc hoạt ký sinh thang”…………… 57 Bảng 3.23 Các vị thuốc được gia giảm nhiều so với bài “Độc hoạt tang ký sinh”.. 58 Bảng 3.24 So sánh việc kê vị thuốc với bài “Bát trân thang”……………………. 59 Bảng 3.25 Các vị thuốc được gia giảm nhiều so với bài “Bát trân thang”……….. 60 Bảng 3.26 Các vị thuốc được kê theo phương pháp đối pháp lập phương………... 61 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng việt BHYT Bảo hiểm y tế BV YDCT Bệnh viện y dược cổ truyền BYT Bộ Y tế DMTBV Danh mục thuốc bệnh viện DMTSD Danh mục thuốc sử dụng DSĐH Dược sỹ đại học DSTH Dược sỹ trung học GTTTSD Giá trị tiền thuốc sử dụng HC Hoạt chất HĐT&ĐT Hội đồng thuốc và điều trị HSCC Hồi sức cấp cứu ICD Mã bệnh quốc tế KCB Khám chữa bệnh KHTH Kế hoạch tổng hợp MHBT Mô hình bệnh tật NCKH Nghiên cứu khoa học TC-HC Tổ chức - hành chính TDDL Tác dụng dược lý TGN Thuốc gây nghiện THTT Thuốc hướng tâm thần VEN V-Vitaldrugs;EEssential drugs; NNon-Essential drugs Thuốc tối cần; thuốc thiết yếu; thuốc không thiết yếu VNĐ Việt Nam đồng YHCT YHCT YHHĐ Y học hiện đại WHO B.A World Health Organization Tổ chức y tế thế giới Bệnh án ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, y học cổ truyền (YHCT) đã góp phần không nhỏ trong công tác chăm sóc sức khỏe của con người. Y dược cổ truyền đã và đang song hành cùng với Y học hiện đại (YHHĐ) trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tuy không có nhiều thế mạnh trong điều trị các bệnh cấp tính, nhưng hiệu quả khi sử dụng YHCT trong điều trị các bệnh mãn tính đã được khẳng định bằng các tài liệu chuyên môn cũng như trên thực tế lâm sàng. Những năm gần đây, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng được nâng cao. Bên cạnh việc điều trị bằng YHHĐ thì một bộ phận không nhỏ người dân đã lựa chọn điều trị bệnh bằng các phương pháp YHCT. Như vậy, YHCT cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc phòng và chữa bệnh cho người dân trong cộng đồng. Do đặc thù của các phương pháp khám chữa bệnh bằng YHCT, nên cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại các bệnh viện YHCT cũng khác so với các bệnh viện điều trị bệnh bằng YHHĐ. Ngoài các thuốc thiết yếu cần thiết để phục vụ công tác khám, chữa bệnh cơ bản thì các thuốc được sử dụng trong các bệnh viện y dược cổ truyền thường là thuốc dược liệu, vị thuốc YHCT và các chế phẩm đông dược. Tỷ lệ các thuốc này trong tổng danh mục thuốc sử dụng tại các bệnh viện có thể khác nhau tùy theo mô hình bệnh tật tại các địa phương, phác đồ điều trị của từng bệnh nhân, điều kiện kinh tế, địa điểm… Đảng và nhà nước đã có những chủ trương, chính sách khuyển khích về việc tăng cường sử dụng thuốc YHCT tại các cơ sở khám chữa bệnh. Việc tăng cường sử dụng thuốc YHCT không chỉ phát triển ngành dược liệu trong nước mà còn mang lại những hiệu quả nhất định trong việc phát triển kinh tế cho các vùng nuôi trồng dược liệu, thường là những vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, có những ý kiến cho rằng việc sử dụng thuốc YHCT hiện nay là lạm dụng, sử dụng 1 chưa đúng mục đích, hiệu quả điều trị chưa cao, cơ cấu sử dụng thuốc YHCT chưa phù hợp với đặc điểm mô hình bệnh nhân điều trị nội trú. Đặc biệt với các chứng bệnh cần có thời gian điều trị dài ngày như: Thoái hóa khớp, Tai biến mạch máu não, Liệt nửa người… Bệnh viện Y dược cổ truyền Thanh Hóa là đơn vị đầu ngành trong khám và điều trị bệnh về YHCT của tỉnh Thanh Hóa. Với đặc điểm là cơ sở khám chữa bệnh YHCT lớn nhất trong tỉnh, hàng năm Bệnh viện YDCT Thanh Hóa đã tiếp nhận và điều trị cho chục hàng nghìn lượt bệnh nhân với nhiều các chứng bệnh khác nhau. Trong đó có những chứng bệnh có thời gian điều trị kéo dài như: Thoái hóa khớp, Tai biến mạch máu não, Liệt nửa người…Để điều trị hiệu quả những chứng bệnh này, bệnh viện đã kết hợp giữa YHCT và y học hiện đại. Do đó, việc sử dụng thuốc, kê đơn thuốc để điều trị cũng có nhiều điểm khác biệt nên việc nghiên cứu danh mục thuốc đã sử dụng là rất quan trọng để đánh giá việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về danh mục thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện y dược cổ truyền Thanh Hóa để đánh giá việc sử dụng thuốc có lạm dụng hoặc chưa phù hợp tại bệnh viện hay không? Nhằm trả lời câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện y dược cổ truyền Thanh Hóa năm 2018” với mục tiêu như sau: 1. Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện y dược cổ truyền Thanh Hóa năm 2018. 2. Phân tích thực trạng chỉ định thuốc trong điều trị Thoái hóa khớp nội trú tại Bệnh viện y dược cổ truyền Thanh Hóa năm 2018. 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1. Thuốc YHCT và các quy định liên quan đến sử dụng thuốc, thuốc YHCT 1.1.1 Một số khái niệm sử dụng trong đề tài 1.1.1.1 Khái niệm về thuốc YHCT Hiện nay, có rất nhiều tài liệu đề cập đến nhiều cách phân loại thuốc YHCT. Căn cứ vào Luật Dược 105/2016/QH13 [1]; Quyết định 39/2008/ QĐ – BYT của Bộ Y tế [2], chúng tôi đưa ra một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu như sau: Thuốc YHCT là một vị thuốc (sống hoặc chín) hay một chế phẩm thuốc được phối ngũ lập phương và bào chế theo phương pháp của YHCT từ một hay nhiều vị thuốc (có nguồn gốc từ thực vật, động vật hay khoáng vật) có tác dụng chữa bệnh hay có lợi cho sức khoẻ con người. Dược liệu là một nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật, động vật hay khoáng vật dùng để bào chế ra vị thuốc y dược cổ truyền. Vị thuốc YHCT là một loại dược liệu được chế biến theo lý luận và phương pháp của YHCT dùng để sản xuất thuốc cổ truyền hoặc dùng để phòng bệnh, chữa bệnh. Thuốc thang là một dạng thuốc cổ truyền gồm có một hoặc nhiều vị thuốc cổ truyền kết hợp với nhau theo lý luận của YHCT hoặc theo kinh nghiệm dân gian được đóng gói theo liều sử dụng. Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu là thuốc thành phẩm YHCT (hay còn gọi là Thuốc chế phẩm), là dạng thuốc YHCT đã qua tất cả các giai đoạn sản xuất, kể cả đóng gói và dán nhãn, bao gồm: Thuốc dạng viên, thuốc dạng nước, thuốc dạng chè, thuốc dạng bột, thuốc dạng cao và các dạng thuốc khác. Thuốc Bắc là những dược liệu (cây, con, khoáng vật) được nuôi trồng và khai thác từ nước ngoài. Thuốc Nam là những dược liệu (cây, con, khoáng vật) được nuôi trồng và khai thác trong nước. Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu này, khái niệm thuốc YHCT bao gồm: các vị thuốc YHCT dùng để cân thuốc thang và các thuốc thành phẩm YHCT được bào chế tại Bệnh viện. Nguồn gốc của thuốc YHCT bao gồm: nguồn gốc là thuốc Bắc và nguồn gốc là thuốc Nam. 1.1.1.2 Khái niệm Danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện Danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện là cơ sở để đảm bảo cung ứng thuốc chủ động, có kế hoạch nhằm phục vụ cho nhu cầu điều trị hợp 3 lý, an toàn, hiệu quả. Danh mục thuốc bệnh viện được xây dựng hàng năm và có thể bổ sung hoặc loại bỏ thuốc trong các kỳ họp của HĐT&ĐT.[8] Việc xây dựng một danh mục thuốc phù hợp sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, đảm bảo đủ thuốc cho nhu cầu điều trị, đảm bảo thuốc có hiệu quả điều trị, với chất lượng tốt và chi phí hợp lý đồng thời loại bỏ các thuốc không không phù hợp hoặc không còn phù hợp. Lựa chọn thuốc để xây dựng DMT phù hợp là công việc quan trọng trong chu trình cung ứng thuốc, là việc xác định chủng loại thuốc cho bệnh viện. Mỗi bệnh viện sẽ xây dựng một danh mục thuốc (DMT) đặc thù riêng cho mình, Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) có có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện. HĐT&ĐT đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng DMT. Nguyên tắc xây dựng DMT trong bệnh viện: - Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị trong bệnh viện; - Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật; - Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và áp dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; - Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị; - Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện; - Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y tế ban hành; - Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước. 1.1.1.3 Khái niệm kê đơn thuốc Kê đơn thuốc là một việc làm thường xuyên, có tính chất chuyên nghiệp của thầy thuốc. Mỗi khi khám xong cho một bệnh nhân nào đó, người thầy thuốc thường có định hướng chẩn đoán xem họ mắc bệnh gì và sau đó là kê đơn thuốc. 4 Luật khám chữa bệnh có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 quy định: Khi kê đơn thuốc, người thầy thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc thông tin về thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng và thời gian dùng thuốc. Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đoán, tình trạng của người bệnh. Kê đơn tốt phải đảm bảo sự cân bằng giữa các yếu tố hợp lý, an toàn, hiệu quả, kinh tế và tôn trọng sự lựa chọn của bệnh nhân. Trên thế giới, WHO và Hội y khoa các nước đã ban hành và áp dụng “Hướng dẫn kê đơn tốt”. Để thực hành kê đơn thuốc tốt, người thầy thuốc cần phải tuân thủ quá trình thực hiện kê đơn, điều trị hợp lý gồm 6 bước: ➢ Bước 1: Xác định vấn đề bệnh lý của bệnh nhân ➢ Bước 2: Xác định mục tiêu điều trị: Muốn đạt được gì sau điều trị? ➢ Bước 3: Xác định tính phù hợp của phương pháp điều trị riêng cho bệnh nhân: Kiểm tra tính hiệu quả và an toàn ➢ Bước 4: Bắt đầu điều trị ➢ Bước 5: Cung cấp thông tin, hướng dẫn và cảnh báo ➢ Bước 6: Theo dõi (và dừng) điều trị. Kê đơn hợp lý giúp cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe bệnh nhân và góp phần giảm chi phí điều trị. Trái lại, nếu kê đơn không hợp lý (như không đúng phác đồ, kê thuốc sai chỉ định, kê thuốc không cần thiết,...) sẽ dẫn đến hậu quả về sức khỏe bệnh nhân và chi phí điều trị: ➢ Làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc dẫn đến kéo dài thời gian điều trị, tăng tỷ lệ bệnh tật và tăng nguy cơ tử vong. ➢ Khó kiểm soát các tác dụng không mong muốn, các phản ứng phụ và khả năng tương tác giữa các thuốc dẫn đến mất an toàn trong quá trình sử dụng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. ➢ Sử dụng thuốc không hợp lý làm gia tăng tình trạng kháng thuốc, nhất là đối với thuốc kháng sinh. 5 1.1.1.4 Một số bài thuốc dân gian thường được sử dụng trong điều trị nội trú tại các cơ sở khám, chữa bệnh bằng YHCT Khảo sát tại Bệnh viện y dược cổ truyền TP.HCM [34] cho thấy các bệnh: di chứng bệnh mạch máu não; thoái hóa cột sống; các bệnh đĩa đệm khác… là những bệnh có tỷ lệ vào điều trị cao nhất. Phân loại theo chứng bệnh YHCT có tỷ lệ cao là: Chứng tý; bán thân bất toại, tọa cốt phong… Trong các tài liệu, y văn cổ phương có nhiều bài thuốc dân gian điều trị các chứng bệnh này. Tiêu biểu có thể kể đến bài thuốc “Độc hoạt ký sinh thang”. Bài thuốc “Độc hoạt ký sinh thang” [35] là phương thuốc cổ truyền nổi tiếng xuất xứ từ Thiên Kim Phương, được giới y học phương Đông đánh giá cao về hiệu quả điều trị. Bài thuốc “Độc hoạt ký sinh thang” cụ thể như sau: Bảng 1.1 Bài thuốc “Độc hoạt ký sinh thang” STT Vị thuốc Tên khoa học ĐVT Khối lượng Vai trò 1 Độc hoạt Radix Angelicae pubescentis Gam 8,00 Quân 2 Tang ký sinh Herba Loranthi gracilifolii Gam 20,00 Quân 3 Bạch thược Radix Paeoniae lactiflorae Gam 12,00 Thần 4 Đương quy Radix Angelicae sinensis Gam 12,00 Thần 5 Đảng sâm Radix Codonopsis Gam 12,00 Thần 6 Phục linh Poria Gam 4,00 Thần 7 Xuyên khung Rhizoma Ligustici wallichii Gam 8,00 Thần 8 Phòng phong Radix Saposhnikoviae divaricatae Gam 8,00 Tá 9 Đỗ trọng Cortex Eucommiae Gam 12,00 Tá 10 Tế tân Radix et Rhizoma Asari Gam 4,00 Tá 11 Ngưu tất Radix Achyranthis bidentatae Gam 8,00 Tá 12 Tần giao Radix Gentianae macrophyllae Gam 12,00 Tá 13 Quế chi Ramulus Cinnamomi Gam 4,00 Tá 14 Sinh địa Radix Rehmanniae glutinosae Gam 8,00 Tá 15 Cam thảo Radix Glycyrrhizae Gam 6,00 Sứ 6 Cách dùng: Sắc uống chia 2 lần/ngày. Tác dụng: Trừ phong thấp, giảm đau, dưỡng can thận, bổ khí huyết. Chỉ định: chữa đau các khớp và đau dây thần kinh có kèm theo can thận hư và khí huyết hư. Tác dụng của các vị thuốc [36]: - Độc hoạt: Vị cay, tính ôn vào kinh can và kinh thận, có tác dụng trừ phong tà, táo hàn thấp. Trị các chứng phong hàn thấp, làm đau nhức lưng; gối, tê mỏi. - Tang ký sinh: Vị đắng tính bình vào hai kinh can và thận, có tác dụng bổ can thận, làm mạnh gân cốt, ngoài ra, còn có tác dụng an thai và xuống sữa, trị các chứng đau nhức mỏi trong cơ thể. - Bạch thược: Vị chua đắng, tính hơi hàn, vào phần huyết của kinh can, có tác dụng tả can hỏa, tán ác huyết (huyết có triệu chứng nhiễm trùng). - Đương quy: Vị cay đắng ngọt thơm, tính ấm, vào ba kinh tâm, tỳ, can, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt tràng, trị các chứng huyết hư đau tê nhức, bổ khí để sinh cơ, đại tiện táo bón. - Đảng sâm: Vị ngọt hơi đắng, tính hàn vào 12 kinh mạch của các tạng phủ, có tác dụng bổ đại nguyên khí. - Phục linh (bạch linh): Vị ngọt nhạt, tính bình vào 5 kinh Tâm, phế, thận, tỳ, vị, có tác dụng làm cường tráng cơ thể nhuận táo bổ tỳ, ích khí sinh tân dịch, trị các chứng đau do khí nghịch và các chứng lâm (nước tiểu đục). - Xuyên khung: Vị cay tính ôn vào ba kinh Tâm bào, can, đởm (túi mật) có tác dụng hoạt huyết hành khí khu phong giảm đau, trị các chứng: Phong thấp sưng đau các khớp, hành huyết tán ứ, đau đầu chóng mặt. - Phòng phong: Vị cay ngọt, tính ôn, vào năm kinh Can, phế, tỳ vị, bàng quang, có tác dụng phát hãn, giải biểu, trừ phong thấp, trị đau các khớp, đau nhức mỏi toàn thân, các chứng tý do hàn thấp, phong tà. 7 - Đỗ trọng: Vị ngọt hơi cay tính ấm vào hai kinh can và thận, có tác dụng bổ can thận, cường gân cốt, trị các chứng đau lưng, đau đầu gối, đi lại khó khăn. - Tế tân: Vị cay tính ấm, vào bốn kinh can thận tâm phế, có tác dụng trừ phong tán hàn, thông khiếu hành thủy, giảm đau, trị các chứng đau khắp mình mẩy, đau nhức đầu, đau tức ngực, trị các chứng phong hàn thấp tý. - Ngưu tất: Vị đắng chua tính bình, vào hai kinh can và thận có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, trị chứng đau hai đầu gối, đi lại khó khăn. - Tần giao: Vị đắng tính bình vào bốn kinh can, đởm, vị và đại tràng, có tác dụng trừ phong thấp, điều hòa khí huyết, thanh nhiệt lợi tiểu. Điều trị các chứng phong tê thấp, tay chân bị co rút biến dạng. - Quế chi: Vị ngọt cay, tính đại nhiệt, vào hai kinh Can và thận, có tác dụng bổ chân hỏa, trợ dương, khu hàn, giảm đau, trị các chứng mệnh môn hỏa suy yếu, tay chân lạnh. - Sinh địa: Vị ngọt đắng, tính mát, vào ba kinh tâm can thận có tác dụng bổ chân âm, lương huyết, thông huyết mạch, bồi bổ ngũ tạng, tăng khí lực làm sáng mắt, trị các chứng huyết ứ do tổn thương tân dịch. - Cam thảo: Vị ngọt tính bình vào 12 kinh lạc, có tác dụng bổ tỳ nhuận phế, ích tinh, điều hòa các vị thuốc, làm tỳ vị mạnh lên để hấp thụ các vị thuốc khác. Trên đây là tác dụng của từng vị thuốc nhưng trong một bài thuốc đông y, ngoài ý nghĩa của Quân thần, tá, sứ, việc phối hợp các vị thuốc để làm cho Quân thần tá sứ mạnh lên là hết sức quan trọng. Trong bài Độc hoạt tang ký sinh: Độc hoạt, tế tân, phòng phong, tần giao phối hợp với nhau để có đủ sức mạnh khu phong trừ thấp. Tang ký sinh, ngưu tất, đỗ trọng phối hợp với nhau để nâng cao tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, cơ bắp. Đảng sâm, phục linh, cam thảo phối hợp với nhau để bổ đại nguyên khí, tăng cường chính khí, tiêu diệt tà khí. Đương qui, Bạch thược, xuyên khung phối hợp với nhau để dưỡng huyết, điều doanh chỉ huyết, bổ can 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất