Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phân tích thực trạng sản xuất và các yếu tố phát triển nghề gốm mỹ nghệ tại txvl...

Tài liệu Phân tích thực trạng sản xuất và các yếu tố phát triển nghề gốm mỹ nghệ tại txvl tỉnh vĩnh long

.PDF
109
107
93

Mô tả:

Chương 1. Giới thiệu chung MỤC LỤC Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG ......................................................................1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................3 1.2.1 Mục tiêu tổng quát....................................................................................3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể.........................................................................................3 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU................................................................................3 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................................3 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..4 1.6 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.............................................................................4 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..6 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ..................................................................................6 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................7 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu........................................................7 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................7 2.2.3 Phương pháp phân tích.............................................................................8 Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGHỀ GỐM MỸ NGHỆ TẠI THỊ XÃ VĨNH LONG TỈNH VĨNH LONG ....................................................11 3.1 VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ NGHỀ GỐM .........................................................11 3.1.1 Giới thiệu về nghề gốm của Việt Nam...................................................11 3.1.2 Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển nghề gốm tại TXVL...........12 3.2 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........................12 3.2.1 Điều kiện tự nhiên ..................................................................................12 3.2.2 Điều kiện xã hội .....................................................................................14 3.2.3 Tình hình phát triển kinh tế của TXVL..................................................16 3.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NGHỀ GỐM MỸ NGHỆ TẠI TXVL ............................................................................................................17 3.3.1. Nguồn lực sản xuất................................................................................18 3.3.2 Chu kỳ sản xuất ......................................................................................27 3.3.3 Mô tả quy trình sản xuất gốm mỹ nghệ..................................................27 GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 7 SVTH: NGUYỄN THIỆN KỶ Chương 1. Giới thiệu chung 3.3.4 Mô tả kênh thị trường.............................................................................28 3.3.5 Phân tích kỹ năng nhà sản xuất ..............................................................29 3.3.6 Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh ...................................................32 IV. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ VÀ KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TẠI ĐỊA PHƯƠNG ............................................33 V. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN ...........................................................................34 Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ THAM GIA NGÀNH NGHỀ VÀ ĐÁNH GIÁ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA NGHỀ GỐM MỸ NGHỆ TẠI THỊ XÃ VĨNH LONG TỈNH VĨNH LONG................................38 4.1 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ THAM GIA NGÀNH NGHỀ..........................38 4.1.1 Yếu tố tham gia ngành nghề...................................................................38 4.1.2 Yếu tố bên ngoài ....................................................................................40 4.2 ĐÁNH GIÁ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA NGHỀ GỐM MỸ NGHỆ TẠI TXVL.........................................................................................42 4.2.1 Phân tích mô hình 5 động lực.................................................................42 4.2.2 Phân tích mô hình kim cương ................................................................49 4.2.3 Phân tích ma trận SWOT .......................................................................54 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ GỐM MỸ NGHỆ TẠI TXVL TỈNH VĨNH LONG ...................................................60 5.1 GIẢI PHÁP VỀ VỐN.....................................................................................64 5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC HỘI NGHỀ GỐM .......................64 5.3 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VIỆC KHAI THÁC LÃNG PHÍ NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐẤT.............................................................................................65 5.4 GIẢI PHÁP VỀ ÁP DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT................66 5.5 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC LIÊN KẾT.................................66 5.6 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH MARKETING TIÊU THỤ HÀNG HÓA ...........67 5.7 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ......68 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................69 6.1 KẾT LUẬN.....................................................................................................69 GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 8 SVTH: NGUYỄN THIỆN KỶ Chương 1. Giới thiệu chung 6.2 KIẾN NGHỊ....................................................................................................70 DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 3-1: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA TXVL GIAI ĐOẠN 2002-2005 .............................................................................................................16 Bảng 3-2: MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU ..........................17 Bảng 3-3: PHÂN LOẠI VỐN THEO TÍNH CHẤT ............................................18 Bảng 3-4: CƠ CẤU NGUỒN VỐN .....................................................................19 Bảng 3-5: MỐI QUAN HỆ GIỮA QUY MÔ VỐN VỚI SỐ LÒ NUNG VÀ THỜI GIAN THAM GIA NGÀNH NGHỀ .........................................................20 Bảng 3-6: NGUỒN LỰC LAO ĐỘNG CỦA CÁC CSSX ..................................21 Bảng 3-7: ĐẶC ĐIỂM NGUỒN LỰC LAO ĐỘNG CHO TỪNG KHÂU TRONG SẢN XUẤT............................................................................................22 Bảng 3-8: MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ VỀ KHẢ NĂNG CUNG CẤP NGUỒN NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÁC CSSX ............................................................25 Bảng 3-9: MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ VỀ THIẾT BỊ SẢN XUẤT CỦA CÁC CSSX ....................................................................................................................26 Bảng 3-10: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CSSX ....................................................................................................................32 Bảng 4-1: YẾU TỐ THAM GIA NGÀNH NGHỀ CỦA CÁC CSSX.................39 Bảng 4-2: YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA NGÀNH NGHỀ CỦA CÁC CSSX ...........................................................................................................40 Bảng 4-3: MA TRẬN SWOT CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT GỐM................59 GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 9 SVTH: NGUYỄN THIỆN KỶ Chương 1. Giới thiệu chung DANH MỤC HÌNH Hình 3-1: BẢNG ĐỒ HÀNH CHÍNH TXVL......................................................13 Hình 3-2: PHÂN LOẠI VỐN THEO TÍNH CHẤT ...............................................19 Hình 3-3: CƠ CẤU NGUỒN VỐN......................................................................20 Hình 3-4: QUY TRÌNH SẢN XUẤT GỐM MỸ NGHỆ TXVL .........................28 Hình 3-5: KÊNH PHÂN PHỐI TIÊU THỤ SẢN PHẨM GỐM MỸ NGHỆ Ở TXVL....................................................................................................................29 Hình 3-6: MỨC ĐỘ AM HIỂU VỀ QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH CỦA CHỦ CSSX GỐM MỸ NGHỆ TẠI TXVL ..............................................................................30 Hình 4-1: MÔ HÌNH 5 ĐỘNG LỰC CHO NGHỀ GỐM MỸ NGHỆ CỦA TXVL....................................................................................................................48 Hình 4-2: MÔ HÌNH KIM CƯƠNG CHO NGHỀ GỐM CỦA TXVL ...............53 Hình 5-1: SƠ ĐỒ VENN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GỐM .............................63 GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 10 SVTH: NGUYỄN THIỆN KỶ Chương 1. Giới thiệu chung DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt: BQ: Bình quân CNH-HĐH: Công nghiệp hóa và hiện đại hóa CP: Chi phí CSSX: Cơ sở sản xuất ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long Đvt: Đơn vị tính KHCN: Khoa học công nghệ NVL: Nguyên vật liệu THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông TN: Thu nhập TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh TXVL: Thị xã Vĩnh Long Tiếng Anh: PACA: viết tắt của chữ Participatory Appraisals of Competitive Advantages – Đánh giá lợi thế cạnh tranh với sự tham gia của nhiều đối tượng. SWOT: viết tắt của các chữ Stregths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (đe dọa). GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 11 SVTH: NGUYỄN THIỆN KỶ Chương 1. Giới thiệu chung TÓM TẮT NỘI DUNG Nội dung đề tài nghiên cứu nói lên 3 vấn đề chính đó là: phân tích thực trạng sản xuất của các cơ sở sản xuất gốm mỹ nghệ tại thị xã Vĩnh Long, phân tích các yếu tố tham gia ngành nghề và cuối cùng là đánh giá lợi thế cạnh tranh của ngành nghề với sự tham gia của nhiều đối tượng. Trước tiên, trong phân tích thực trạng sản xuất, đề tài nói lên được lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề, phân tích được các nguồn lực đầu vào trong quá trình sản xuất như vốn, lao động, nguyên vật liệu và khoa học công nghệ. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu còn mô tả thêm chu kỳ sản xuất, quy trình sản xuất, kênh tiêu thụ sản phẩm và phân tích được kỹ năng của nhà sản xuất. Tiếp theo, trong phân tích các yếu tố tham gia ngành nghề thì có 2 công cụ để phân tích đó là phân tích yếu tố tham gia ngành nghề và yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia ngành nghề. Nội dung trong phần này yêu cầu cần xem xét và phân tích các yếu tố tham gia ngành nghề khi các cơ sở, doanh nghiệp muốn tham gia ngành. Cuối cùng, trong việc đánh giá lợi thế cạnh tranh của các cơ sở sản xuất gốm mỹ nghệ tại TXVL được thông qua 3 công cụ để phân tích đó là: mô hình 5 động lực, mô hình kim cương và ma trận SWOT. Ba công cụ này được mô tả với sự tham gia của nhiều đối tượng như: nhà sản xuất, các Sở và Cơ quan ban ngành (bao gồm Sở KHCN, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Nhân dân tỉnh, thị xã…), các trường như trường Đại học, Cao đẳng, các Trung tâm như Trung tâm xúc tiến Thương mại, Trung tâm dạy nghề… Nội dung phần này là xem xét về lợi thế và bất lợi từ các đối tượng tham gia cũng như cơ hội và đe dọa của ngành nghề để từ đó có hướng đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của nghề gốm mỹ nghệ tại địa bàn đang khảo sát. Từ khoá: gốm mỹ nghệ, lợi thế cạnh tranh, làng nghề, ngành nghề truyền thống. GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 12 SVTH: NGUYỄN THIỆN KỶ Chương 1. Giới thiệu chung CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước trong xu thế toàn cầu hóa luôn cần thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước, đặc biệt tại các nước đang phát triển, nước nghèo thì sự hỗ trợ về các nguồn lực tài chính, kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế và chương trình mục tiêu quốc gia đóng vai trò quan trọng giúp khai thác lợi thế so sánh của một số ngành nghề, lĩnh vực; nhằm mục tiêu tạo cơ hội phát triển kinh tế - xã hội, cũng như nâng cao đời sống cho cộng đồng. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có điều kiện thuận lợi trong sản xuất và cung cấp lương thực thực phẩm cho cả nước và xuất khẩu; sự phát triển kinh tế -xã hội của vùng từ nay đến năm 2010 đã được xác định thông qua Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị, cụ thể là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng theo tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Chính sách này đã tác động không nhỏ đến điều kiện kinh tế - xã hội ở các địa phương cũng như đối với phần lớn nông hộ sống ở vùng nông thôn mà thu nhập của họ gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do đó, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ nông nghiệp sang các ngành khác là một xu thế tất yếu trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hoá (CNH-HĐH) ngày nay của cả nước cũng như ở vùng ĐBSCL. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng về các làng nghề nông thôn tại ĐBSCL đã được xác định, vì vậy một câu hỏi đặt ra là các địa phương sẽ triển khai các mô hình làng nghề này như thế nào để phù hợp với qui mô của hộ sản xuất; bởi vì đối tượng tham gia những hoạt động ngành nghề không ai khác là các thành viên trong hộ. Tuy nhiên, nguồn lực của hộ sản xuất tương đối hạn chế do đó sẽ xuất hiện sự cạnh tranh trong việc phân bổ nguồn lực giữa hoạt động ngành nghề và hoạt động khác vì liên quan đến chi phí cơ hội của nông hộ. Phát triển ngành nghề nông thôn có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn theo hướng CNH-HĐH nông thôn cụ thể là tạo công ăn việc làm đối với nhiều đối tượng cả kể người lớn tuổi và trẻ em, đồng thời góp GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 13 SVTH: NGUYỄN THIỆN KỶ Chương 1. Giới thiệu chung phần giữ gìn giá trị văn hoá bản sắc của vùng miền đó. Tuy nhiên trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới đã và đang ảnh hưởng sâu sắc đến các hoạt động ngành nghề truyền thống, dẫn đến sự mai một dần của một số làng nghề. Trong một nền kinh tế khi vận hành theo cơ chế thị trường cùng với xu thế hội nhập vào nền kinh tế của khu vực và thế giới, sản phẩm được sản xuất ra không chỉ lưu thông trong phạm vi của một quốc gia mà còn có thể xuất khẩu sang các nước khác và ngược lại một số sản phẩm cũng được nhập khẩu từ nước ngoài tạo ra áp lực cạnh tranh đối với các nhà sản xuất trong nước. Phát triển ngành nghề nông thôn là chiến lược kinh tế quan trọng của Đảng và nhà nước ta, nó không những tạo ra khối lượng hàng hóa xuất khẩu và tiêu thụ trong nước mà còn tạo việc làm cho số động lao động ở địa phương, nâng cao thu nhập, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Theo thống kê của Bộ Thương mại; “cứ xuất khẩu được 1 triệu đô la mỹ hàng thủ công mỹ nghệ thì tạo được việc làm cho 3000 đến 4000 lao động chuyên nghiệp và nông nhàn, trong khi 1 triệu đô la mỹ hạt điều xuất khẩu chỉ giải quyết được khoảng 400 lao động. Tại Quyết định 132/2000/TTg ngày 24/11/2000, Thủ tướng Chính phủ đã thể hiện rõ chủ trương phát triển ngành nghề nông thôn: “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện và có chính sách bảo vệ quyền lợi hợp pháp các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn, nhất là ngành nghề truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thu hút nhiều lao động, góp phần giải quyết việc làm ở nông thôn, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.” Do vậy, việc phân tích thực trạng sản xuất và các yếu tố phát triển nghề gốm mỹ nghệ tại TXVL là căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm củng cố lại việc phát triển của làng nghề cũng như đưa ra một số giải pháp phát triển cho phù hợp với xu thế hiện nay. Để góp phần làm rõ vấn đề trên nên tôi tiến hành nghiên cứu “Phân tích thực trạng sản xuất và các yếu tố phát triển nghề gốm mỹ nghệ tại TXVL tỉnh Vĩnh Long” làm đề tài tốt nghiệp. GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 14 SVTH: NGUYỄN THIỆN KỶ Chương 1. Giới thiệu chung 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài này là phân tích thực trạng sản xuất và các yếu tố phát triển nghề gốm mỹ nghệ tại thị xã Vĩnh Long, nhằm xác định lợi thế cạnh tranh của ngành cũng như đề xuất một số giải pháp phát triển phù hợp với nguồn lực sản xuất của các CSSX và điều kiện của địa phương. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mô tả thực trạng sản xuất nghề gốm mỹ nghệ tại địa bàn nghiên cứu; - Phân tích các yếu tố tác động dẫn đến sự tham gia nghề gốm mỹ nghệ tại TXVL; - Xác định lợi thế cạnh tranh nghề gốm mỹ nghệ tại thị xã Vĩnh Long; và - Đề xuất một số giải pháp phát triển nghề gốm mỹ nghệ phù hợp với nguồn lực của CSSX và điều kiện của địa phương. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (1) Thực trạng sản xuất của nghề gốm hiện nay tại TXVL như thế nào? (2) Các yếu tố chính nào dẫn đến sự tham gia nghề gốm của các CSSX? (3) Lợi thế cạnh tranh của nghề gốm tại địa phương được đánh giá như thế nào? (4) Những giải pháp nào cần được thực hiện để góp phần phát triển nghề gốm mỹ nghệ tại TXVL? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung phân tích thực trạng sản xuất và các yếu tố phát triển các ngành nghề truyền thống của vùng xác định tiềm năng và vấn đề tồn tại cần giải quyết với sự tham gia các đối tượng tại địa phương. Tuy nhiên, đề tài chỉ phân tích các CSSX gốm mỹ nghệ tại TXVL làm đối tượng nghiên cứu chính. Nguồn số liệu phỏng vấn trực tiếp các đối tượng được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 3-4/2007. GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 15 SVTH: NGUYỄN THIỆN KỶ Chương 1. Giới thiệu chung 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu có liên quan đến tài liệu “nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH-HĐH nông thôn ở ĐBSCL” do Ths. Nguyễn Hữu Đặng, giảng viên trường Đại học Cần Thơ phụ trách. Đề tài nghiên cứu được cụ thể hóa thông qua một số nội dung chính như sau: + Làm rõ các tiêu chí làng nghề và làng nghề truyền thống tại một số tỉnh ĐBSCL và Đồng bằng Sông Hồng + Phân tích thực trạng sản xuất của 12 làng nghề ở ĐBSCL + Đề xuất các giải pháp phát triển 12 làng nghề ở ĐBSCL Ngoài ra, đề tài nghiên cứu còn tham khảo tài liệu “báo cáo tổng kết của Sở Công nghiệp về việc phát triển nghề gốm mỹ nghệ tỉnh Vĩnh Long năm 2006”. Bảng báo cáo có liên quan đến một số nội dung như sau: + Nói lên khái quát về thực trạng sản xuất kinh doanh cho ngành gốm sứ của tỉnh Vĩnh Long nói riêng và của cả nước nói chung. + Định hướng và các giải pháp phát triển nghề gốm mỹ nghệ ở tỉnh Vĩnh Long. Đề tài nghiên cứu còn liên quan đến một số tài liệu như cuốn niên giám thống kê của TXVL và tỉnh Vĩnh Long, bài giảng Quản Trị Doanh Nghiệp, Văn kiện đại hội Hội nghề gốm mỹ nghệ xuất khẩu Vĩnh Long lần thứ 3 nhiệm kỳ 2007-2008…. Tuy nhiên trên đây chỉ liệt kê 2 tài liệu có liên quan chính trong bài nghiên cứu. 1.6 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm có 6 chương, trong đó nội dung chính của từng chương được mô tả như sau: GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 16 SVTH: NGUYỄN THIỆN KỶ Chương 1. Giới thiệu chung Chương 1 trình bày vấn đề cần thiết để nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và lược khảo một số tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Chương 2 thể hiện một số khái niệm, thuật ngữ về ngành nghề truyền thống và vai trò của ngành nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội. Hơn nữa, trong chương 2 còn đề cập đến phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp chọn vùng nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu và chỉ ra các công cụ phân tích nhằm đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu đề ra. Chương 3 tập trung phân tích thực trạng sản xuất nghề gốm mỹ nghệ tại TXVL tỉnh Vĩnh Long. Nội dung chính của chương này nói về thực trạng sản xuất của các CSSX gốm mỹ nghệ tại TXVL (bao gồm các nguồn lực sản xuất, chu kỳ sản xuất, quy trình sản xuất, kênh thị trường, kỹ năng nhà sản xuất và kết quả sản xuất). Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu cũng nêu thêm một số hoạt động khuyến khích phát triển nghề gốm ở địa phương và một số chính sách có liên quan đến việc phát triển ngành nghề nông thôn. Chương 4 trình bày về phân tích các yếu tố tham gia ngành và đánh giá lợi thế cạnh tranh của nghề gốm mỹ nghệ tại TXVL tỉnh Vĩnh Long. Trong đó, việc xác định các yếu tố tham gia nghề được thực hiện qua hai công cụ: xếp hạng và so sánh cặp. Bên cạnh đó, lợi thế cạnh tranh của ngành được xác định theo phương pháp PACA gồm các công cụ như: mô hình 5 động lực, mô hình kim cương và ma trận SWOT. Chương 5 chỉ ra một số giải pháp phát triển nghề gốm mỹ nghệ tại TXVL tỉnh Vĩnh Long. Chương này nêu lên một số giải pháp cần khắc phục để cho nghề gốm mỹ nghệ tại TXVL nói riêng và tỉnh Vĩnh Long nói chung theo hướng phát triển bền vững. Chương 6 tóm lại một số điểm chính được phát hiện trong quá trình nghiên cứu và một vài kiến nghị liên quan đến các đối tượng được xác định. GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 17 SVTH: NGUYỄN THIỆN KỶ Chương 1. Giới thiệu chung CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN Một số khái niệm về làng nghề và làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống: - Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau. - Làng nghề tiểu thủ công nghiệp là địa bàn dân cư (tổ, liên tổ, khóm, ấp, phường, xã…) có hoạt động sản xuất và dịch vụ một hoặc nhiều sản phẩm tiểu thủ công nghiệp khác nhau nhưng cùng một nguyên liệu hay một nhóm nguyên liệu tương tự. (Nguyễn Hữu Đặng, 2005) - Làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống (gọi tắt là làng nghề truyền thống) là làng nghề tiểu thủ công nghiệp, mà nghề được hình thành từ nhiều năm và được lưu truyền qua nhiều thế hệ, tạo ra sản phẩm có tính riêng biệt, nổi tiếng ở địa phương được nhiều người biết đến và có nghệ nhân được cơ quan có thẩm quyền phong tặng. Để được công nhận là làng nghề truyền thống, phải đáp ứng 03 tiêu chí sau: a) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm công nhận; b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc; c) Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề. - Tên của làng nghề gắn liền với tên của nghề và địa danh (khóm, ấp, xã, phường, thị trấn…). Nếu trên địa bàn có nhiều nghề thì tên của làng nghề vẫn được lấy tên của nghề chính, nổi tiếng gắn với địa danh. - Làng nghề có thể có biểu tượng (logo) để các thành viên của làng nghề sử dụng nhằm mục đích tăng tính cạnh tranh, quảng bá sản phẩm truyền thống của địa GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 18 SVTH: NGUYỄN THIỆN KỶ Chương 1. Giới thiệu chung phương. Biểu tượng của làng nghề phải nêu được đặc trưng, hình tượng hoá nghề nghiệp của làng nghề và tuân thủ các quy định hiện hành về biểu trưng, biểu tượng. - Các thành phần kinh tế của làng nghề bao gồm: các CSSX, tổ hợp tác, hợp tác xã, hiệp hội nghề nghiệp… có liên quan đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý ngành nghề truyền thống. (Nguyễn Hữu Đặng, 2005). - Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của làng nghề bao gồm: + Sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ + Sản xuất hàng tiêu dùng + Chế biến lương thực, thực phẩm + Sản xuất công cụ phục vụ nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế khác. Nhìn chung, nghề gốm mỹ nghệ ở TXVL là ngành nghề thuộc lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, nhiều lò nung gạch được ra đời cách đây khoảng 20-30 năm nhưng đối với nghề gốm thì được xuất hiện cách đây khoảng chừng 7-8 năm, cho nên gốm ở TXVL chưa thể được công nhận là làng nghề truyền thống. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu được chọn là TXVL, đây là một trong 3 địa bàn có sản xuất gốm mỹ nghệ xuất khẩu lớn nhất của tỉnh Vĩnh Long. Dựa vào bảng câu hỏi được thiết kế của cơ quan ban ngành và của cơ sở sản xuất, tôi tiến hành phỏng vấn các cơ quan ban ngành trước và sau đó tiến hành phỏng vấn cho từng CSSX gốm mỹ nghệ tại TXVL theo sự hướng dẫn của cán bộ địa phương. 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu cần thiết cho đề tài nghiên cứu được thu thập từ hai nguồn cơ bản đó là số liệu sơ cấp và thứ cấp: 2.2.2.1 Số liệu sơ cấp GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 19 SVTH: NGUYỄN THIỆN KỶ Chương 1. Giới thiệu chung - Cơ sở sản xuất: Đề tài tiến hành khảo sát và phỏng vấn trực tiếp 09 cơ sở sản xuất gốm mỹ nghệ tại TXVL. Nội dung thu thập từ đối tượng này chủ yếu liên quan đến thực trạng sản xuất của các CSSX như qui mô, nguồn lực sản xuất, thị trường đầu vào và đầu ra, và ảnh hưởng của các chính sách, sự hỗ trợ của các tổ chức nghề nghiệp tại địa phương. - Cán bộ Hội nghề gốm Vĩnh Long: Đề tài nghiên cứu thu thập những thông tin liên quan đến tình hình phát triển nghề, những hoạt động thường niên mà Hội triển khai nhằm hỗ trợ cho các CSSX gốm trên địa bàn tỉnh. - Cán bộ Phòng Công Thương Thị xã Vĩnh Long: Thực hiện phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc về một số vấn đề như: vai trò của địa phương đối với sự phát triển ngành, đóng góp của cơ sở đối với phát triển kinh tế - xã hội địa phương và việc thực hiện chính sách khuyến công đối với các cơ sở sản xuất. 2.2.2.2 Số liệu thứ cấp: Thu thập từ các cơ quan quản lý ngành, chính quyền địa phương bao gồm niên giám thống kê TXVL, báo cáo tổng kết năm, kế hoạch và các chính sách liên quan đến phát triển ngành nghề của tỉnh và TXVL. 2.2.3 Phương pháp phân tích Nhằm thoả mãn các mục tiêu nghiên cứu về thực trạng phát triển nghề gốm dựa trên cơ sở đánh giá lợi thế cạnh tranh và đề xuất giải pháp ưu tiên phát triển, một số phương pháp phân tích được áp dụng như sau: 2.2.3.1 Phân tích mục tiêu (1): công cụ thống kê mô tả được áp dụng nhằm mô tả thực trạng sản xuất nghề gốm tại địa bàn nghiên cứu thông qua việc ước lượng các tiêu chí như qui mô, nguồn lực của cơ sở sản xuất 2.2.3.2 Phân tích mục tiêu (2): phân tích các yếu tố tác động dẫn đến sự tham gia các hoạt động ngành nghề, hai công cụ được sử dụng để xác định các yếu tố đó là: - Công cụ xếp hạng các nguồn lực của cơ sở sản xuất bao gồm: bí quyết sản xuất (know-how), nguồn nhân lực, khả năng tài chính, và thông tin, quan hệ xã hội. Đây là phương pháp xác định hành vi tham gia ngành dựa vào lợi thế cạnh GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 20 SVTH: NGUYỄN THIỆN KỶ Chương 1. Giới thiệu chung tranh về nguồn lực của CSSX do Trung tâm Thương mại quốc tế của Tổ chức Thương mại thế giới thiết kế các tiêu chí trên. - Công cụ so sánh cặp các tiêu chí bao gồm: hiệu quả sản xuất, dễ gia nhập ngành, yếu tố thị trường, kỹ năng sản xuất, và ảnh hưởng tích cực về môi trường. Các tiêu chí này nhằm xác định tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia ngành. 2.2.3.3 Phân tích mục tiêu (3): xác định lợi thế cạnh tranh của ngành gốm mỹ nghệ tại TXVL, phương pháp phân tích lợi thế cạnh tranh của ngành với sự tham gia của nhiều đối tượng (gọi tắt là PACA 1 ) được sử dụng. Bởi vì, đây là một tập hợp các công cụ để xác định lợi thế và bất lợi thế cạnh tranh về ngành hàng của địa phương nào đó. Phương pháp này tiếp cận thực tế từ dưới lên, mang tính tập thể bao gồm nhà sản xuất, hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức hỗ trợ, chính quyền địa phương và các đối tượng khác. Những đặc điểm cụ thể của PACA đó là: - Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh với sự tham gia của nhà sản xuất. - Tạo sự trao đổi năng động, nhận biết, thống nhất và định hướng vấn đề. - Tổng hợp và chọn lọc thông tin theo cách tiếp cận từ dưới lên. PACA được phân tích dựa vào những công cụ cụ thể sau đây: - Mô hình 5 động lực của Michael Porter nhằm xác định tình hình hiện tại của ngành hàng dựa vào 5 nhóm động lực: Đối thủ mới tham gia ngành, đối thủ trong ngành, các nhà cung cấp, khách hàng tiêu thụ, và hàng hoá thay thế. - Mô hình kim cương của Michael Porter nhằm dự báo những lợi thế và bất lợi thế trong quá trình xây dựng năng lực cạnh tranh của ngành hàng nào đó. Sự đánh giá theo mô hình kim cương gồm 4 yếu tố cơ bản: Chiến lược 1 PACA: Participatory Appraisals of Competitive Advantages của Jorg Meyer-Stamer. Tài liệu được xây dựng trên cơ sở các khái niệm và kiểm nghiệm thực tế. Phương pháp này được giới thiệu lần đầu vào tháng 9-10/1998 tại miền Nam của Brazil. GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 21 SVTH: NGUYỄN THIỆN KỶ Chương 1. Giới thiệu chung kinh doanh và cạnh tranh, các ngành liên quan và hỗ trợ, các yếu tố đầu vào, và các điều kiện về nhu cầu. - Ma trận SWOT nhằm phân tích tình hình của ngành dưới sự ảnh hưởng của môi trường bên trong và bên ngoài, từ đó các nhà quản lý có thể xác định các biện pháp và hành động cụ thể nhằm mục đích khai thác cơ hội, điểm mạnh và khắc phục điểm yếu, giảm thiểu rủi ro. 2.2.3.4 Phân tích mục tiêu (4): Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của nghề gốm tại địa bàn nghiên cứu. Dựa vào kết quả phân tích và thông tin thu thập từ các đối tượng liên quan đến giải pháp phát triển nghề gốm, Sơ đồ Venn 2 được sử dụng để xác định vai trò, mối quan hệ và các hoạt động cụ thể giữa các đối tượng trong quá trình thực hiện các giải pháp. 2 Sơ đồ Venn do John Venn (1834-1923) phát hiện từ những ô tròn trên khung kính cửa sổ tại trường Gonville và Caius, Cambribge. Sơ đồ Venn được giới thiệu năm 1881. GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 22 SVTH: NGUYỄN THIỆN KỶ Chương 1. Giới thiệu chung CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NGHỀ GỐM MỸ NGHỆ TẠI THỊ XÃ VĨNH LONG TỈNH VĨNH LONG 3.1 VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ NGHỀ GỐM 3.1.1 Giới thiệu về nghề gốm của Việt Nam Gốm Việt Nam (Vietnamese Ceramics) có bề dày lịch sử từ nền văn hóa Bắc Sơn, cách ngày nay khoảng 10.000 năm. Trải qua các văn hóa khảo cổ kế tiếp Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gò Mun – Đông Sơn; nghề làm gốm đã có nhiều thành tựu giữ vai trò quan trọng cho nền văn hóa truyền thống Việt Nam đóng góp tích cực vào công nghệ đúc đồng với đỉnh cao nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ. Mười thế kỷ đầu công nguyên, lịch sử nghề gốm Việt Nam được khẳng định bằng kinh nghiệm truyền thống và ảnh hưởng của nghề làm gốm Trung Hoa. Nhiều sản phẩm gốm như chum, vại, nậm, tượng, chóc …đã biểu hiện rõ sức sống bền bỉ của văn hóa Đông Sơn trong cuộc đấu tranh kiên cường chống đồng hóa của văn hóa phương Bắc. Từ khi độc lập tự chủ thế kỷ 10, nước Đại Việt đã có những thành tựu trong cuộc chiến đấu bảo vệ và xây dựng quốc gia phong kiến. Nghề làm gốm đã phục vụ nhu cầu trong nước, đáp ứng nhu cầu xây dựng kinh đô Thăng Long cũng như chùa chiền ở khắp mọi nơi khi đạo Phật trở thành quốc giáo. Các dòng gốm men trắng, men ngọc, hoa nâu, men lam, đồ đất nung đã tạo ra một bản sắc, một truyền thống riêng biệt cho gốm Việt Nam. Từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 16 (từ triều đại Lý – Trần kéo dài cho đến triều đại Lê Sơ – Mạc – Lê Trung Hưng – Tây Sơn), gốm Việt Nam đã bước vào thị trường quốc tế, đóng góp vào “con đường tơ lụa trên biển” được nhiều nước trong khu vực Đông Âu và Nam Á tiếp nhận như Đức, Italia, Pháp, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc …. Các trung tâm sản xuất gốm nổi tiếng như Bát Tràng (Hà Nội), Nam Sách (Hải Dương), Phù Lãng (Bắc Giang), Thổ Hà (Bắc Ninh) đã phát triển qua nhiều thế kỷ. Dòng gốm phục vụ tôn giáo từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, với minh văn trên từng sản phẩm là chuổi ngọc lung linh của nghề gốm truyền thống Việt Nam rất GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 23 SVTH: NGUYỄN THIỆN KỶ Chương 1. Giới thiệu chung đáng tự hào. Năm 1992, ngành gốm sứ được phục hồi và phát triển trên cơ sở chuyển đổi quản lý sản xuất kinh doanh, đổi mới quản lý đầu tư, đổi mới công nghệ và thiết bị, đầu tư chiều sâu và mở rộng, thực hiện liên kết và liên doanh, mở rộng thị trường xuất khẩu. Doanh số xuất khẩu sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam đạt 45 triệu USD cho năm 2000 và 150 triệu USD cho năm 2002 ( tăng trên gấp 3 lần so với năm 2000). Hơn 2000 năm gốm Việt Nam là bệ đỡ vững chắc cho nghề gốm Việt Nam hôm nay phát triển hòa nhập cùng các quốc gia thế giới. 3.1.2 Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển nghề gốm tại TXVL Theo số liệu phỏng vấn từ cơ quan ban ngành, nghề gốm mỹ nghệ tại TXVL được hình thành từ năm 1978, ra đời đầu tiên là một doanh nghiệp tư nhân ở phường 8. Đây là một doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh sản xuất với quy mô nhỏ, nghiên cứu sản xuất những sản phẩm gốm nung, chủ yếu hàng tiêu dùng giả cổ. Do quy mô nhỏ nên cũng không phát triển và chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm. Đến năm 1995 các đơn vị sản xuất gạch, ngói trong thời điểm này gặp sự đình đốn sản xuất, nhiều lò nung phải giảm công suất, gạch ngói tồn kho nhiều. Đứng trước tình hình đó, một số chủ cơ sở tư nhân nghiên cứu và đã mạnh dạn chuyển đổi sản xuất từ gạch sang đốt gốm trên cơ sở học tập và rút kinh nghiệm sản xuất gốm sứ ở Bình Dương, Đồng Nai và kết quả đã thành công. Tốc độ phát triển ngành gốm ở TXVL tăng cao vào giai đoạn 1997-2002, có nhiều đơn vị sản xuất mới tham gia ngành. Theo số liệu thống kê cho đến năm 2004 có 15 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất gốm mỹ nghệ nhưng đến đầu năm 2007 số cơ sở này giảm còn 11 GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 24 SVTH: NGUYỄN THIỆN KỶ Chương 1. Giới thiệu chung cơ sở. Số đơn vị mới tham gia vào nghề nhanh chóng rút khỏi thị trường do quy mô vốn ít và chưa có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. 3.2 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.2.1 Điều kiện tự nhiên 3.2.1.1 Vị trí địa lý Thị xã Vĩnh Long là trung tâm khu đô thị của tỉnh Vĩnh Long với diện tích đất tự nhiên 47,93 km2, bằng 3,25 % diện tích đất của toàn tỉnh. Thị xã Vĩnh Long có địa hình bằng phẳng từ Bắc xuống Nam với: Phía Bắc giáp với huyện Cái Bè (Tiền Giang) Phía Tây Nam giáp với huyện Long Hồ (Vĩnh Long) Phía Đông giáp với huyện Sa Đéc (Đồng Tháp) Thị xã Vĩnh Long gồm có 7 phường đó là các phường: phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, phường 8, phường 9 và 4 xã đó là các xã: Trường An, Tân Ngãi, Tân Hoà và xã Tân Hội. Hình 3-1: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TXVL Nguồn: Giới thiệu tổng quát bản đồ hành chánh thị xã Vĩnh Long (2007). Có thể xem tại trang Website: www.google.com.vn/Vĩnh Long GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 25 SVTH: NGUYỄN THIỆN KỶ Chương 1. Giới thiệu chung Thị xã Vĩnh Long có diện tích đất phèn lớn, tầng sinh phèn ở rất sâu, tỷ lệ sinh phèn ít, song đất có chất lượng cao, màu mỡ vào bậc nhất do có lượng nước phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu tràn về nên thuận lợi cho việc trồng 2 vụ lúa trở lên cho năng suất cao. Đặc biệt tại TXVL có lượng cát sông và đất sét làm vật liệu xây dựng khá dồi dào, đồng thời đất sét còn được dùng làm nguyên liệu sản xuất gạch, ngói và gốm. 3.2.1.2 Chế độ nước Thị xã Vĩnh Long được bao bọc bởi 2 con sông lớn đó là sông Hậu ở phía Tây Nam và sông Cổ Chiên nằm ở ngay trung tâm của thị xã. Sông Cổ Chiên với lượng nước phù sa hàng năm tràn về đã tạo cho nơi đây trở thành vùng đất màu mở và nguồn nước ngọt dồi dào, đó là nguồn tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng. Bên cạnh mạng lưới giao thông đường bộ thuận lợi, TXVL cũng có mạng lưới sông ngòi chằng chịt tại các xã trong vùng nông thôn hình thành hệ thống phân phối nước tự nhiên khá hoàn chỉnh, lượng mưa hàng năm trên địa bàn thị xã lớn, có tiềm năng nguồn nước khoáng chất lượng cao, có khả năng phát triển sản xuất công nghiệp nước giải khát và nước tinh khiết phục vụ cho ngành y tế. 3.2.1.3 Khí hậu Thị xã Vĩnh Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa hàng năm trên địa bàn thị xã lớn 1.552 mm, mực nước cao nhất 186 cm và thấp nhất 147 cm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, nhiệt độ tương đối cao, ổn định, nhiệt độ trung bình là 27,5oC, độ ẩm trung bình là 81%. 3.2.2 Điều kiện xã hội 3.2.2.1 Dân số Tổng dân số toàn thị xã 125.607 người chiếm 11,9% dân số của toàn tỉnh. Mật độ dân số 2.621 người/ km2. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 67% so với dân số toàn thị xã. Thu nhập bình quân đầu người với 932.660 đồng/tháng đối với khu vực thành thị và 668.320 đồng/tháng đối với khu vực nông thôn (Niên giám thống kê, 2005) ; nếu so với năm 2001 thì tỷ lệ gia tăng là 34,21% đối với khu vực thành thị và 49% đối với khu vực nông thôn, như vậy là đời sống của người dân thuộc khu vực nông thôn có phần cải thiện hơn so với khu vực thành thị. 3.2.2.2 Văn hoá, giáo dục, y tế - Văn hóa: Sinh hoạt văn hoá trên địa bàn thị xã khá phong phú và đa dạng. Bên cạnh các lễ hội dân gian còn có các lễ hội của các đình chùa. Các di tích lịch sử, công trình văn hoá được duy trì và bảo quản tốt. Mạng lưới phát thanh và GVHD: HUỲNH TRƯỜNG HUY 26 SVTH: NGUYỄN THIỆN KỶ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan