Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phân tích thực trạng dịch chuyển lao động hiện nay ở huyện tháp mười, đồng tháp...

Tài liệu Phân tích thực trạng dịch chuyển lao động hiện nay ở huyện tháp mười, đồng tháp

.PDF
75
143
58

Mô tả:

MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU......................................................................................1 1.1. ĐẶT VẦN ĐỀ.................................................................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊNCỨU.............................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung........................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................2 1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU......3 1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định ..................................................................3 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................3 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU...............................................................................3 1.4.1. Về không gian .........................................................................................3 1.4.2. Về thời gian .............................................................................................3 1.4.3. Về đối tượng nghiên cứu ..............................................................................4 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU......................................................4 1.5.1. Nghiên cứu trong nước............................................................................4 1.5.2. Nghiên cứu nước ngoài ...........................................................................5 1.6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................6 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....7 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN .................................................................................7 2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến lao động ...............................................7 2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc dịch chuyển...........................................8 2.1.3. Tác động của dịch chuyển lao động......................................................13 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................14 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu.....................................................14 GVHD: Ths. Huỳnh Trường Huy -6- SVTH: Trần Văn Thuận 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................15 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ..............................................................16 2.3. MỘT SỐ GIẢ ĐỊNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI........................................17 2.3.1. Việc làm của lao động dịch chuyển ......................................................17 2.3.2. Lao động dịch chuyển ...........................................................................17 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DỊCH CHUYỂN LAO ĐỘNG Ở HUYỆN THÁP MƯỜI TỈNH ĐỒNG THÁP ......................................................18 3.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................................18 3.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................18 3.1.2. Dân số và lao động ..........................................................................18 3.1.3. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................20 3.1.4. Văn hóa xã hội .................................................................................22 3.1.5. Cơ sở hạ tầng ...................................................................................23 3.1.6. Tình hình phát triển kinh tế .............................................................24 3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DỊCH CHUYỂN LAO ĐỘNG Ở HUYỆN THÁP MƯỜI - ĐỒNG THÁP..............................................................................25 3.2.1. Một số đặc điểm về nguồn lực của hộ gia đình.....................................25 3.2.2. Phân tích thực trạng dịch chuyển lao động của hộ gia đình .................30 3.2.3. Tình hình việc làm và thu nhập của lao động dịch chuyển...................34 3.2.4. Phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm lao động và việc làm .................36 3.2.5. Phân tích thu nhập của lao động dịch chuyển .......................................40 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DỊCH CHUYỂN VÀ ĐÓNG GÓP THU NHẬP ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH ..................44 4.1. THÔNG TIN VỀ VIỆC LÀM .......................................................................44 4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỊCH CHUYỂN LAO ĐỘNG...................................................................................................................45 GVHD: Ths. Huỳnh Trường Huy -7- SVTH: Trần Văn Thuận 4.2.1. Nguồn lực của hộ gia đình ....................................................................45 4.2.2. Sự tăng trưởng dân số và việc làm ở nông thôn....................................47 4.2.3. Những nguyên nhân khác......................................................................47 4.3. PHÂN TÍCH ĐÓNG GÓP CỦA LAO ĐỘNG DỊCH CHUYỂN ĐỐI VỚI THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH ......................................................................48 4.3.1. Phân tích về chi phí của lao động dịch chuyển .....................................48 4.3.2. Phân tích đóng góp thu nhập của lao động dịch chuyển đối với hộ gia đình .......................................................................................................................49 4.4. NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC CỦA DỊCH CHUYỂN LAO ĐỘNG..........................................................................................................52 4.4.1. Những mặt tích cực ...............................................................................52 4.4.2. Những mặt tiêu cực ...............................................................................52 4.5. PHÂN TÍCH NHỮNG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ ĐẾN DỊCH CHUYỂN LAO ĐỘNG..........................................................................................................53 4.6. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC CỦA LAO ĐỘNG DỊCH CHUYỂN..............................................................................................................54 4.6.1. Những thuận lợi ...............................................................................54 4.6.2. Tồn tại những thách thức.................................................................55 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA DỊCH CHUYỂN LAO ĐỘNG ........................................................................................56 5.1. NHỮNG MẶT TỒN TẠI CỦA DỊCH CHUYỂN LAO ĐỘNG ..................56 5.2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ............................................56 5.2.1. Đẩy mạnh phát triển lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ .....56 5.2.2. Đào tạo nghề và thông tin việc làm cho lao động nông thôn................57 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................58 6.1. KẾT LUẬN....................................................................................................58 6.2.KIẾN NGHỊ....................................................................................................59 GVHD: Ths. Huỳnh Trường Huy -8- SVTH: Trần Văn Thuận 6.2.1. Đối với UBND huyện Tháp Mười ........................................................59 6.2.2. Đối với phòng LĐ-TBXH .....................................................................59 6.2.3. Đối với lao động di cư và các hộ gia đình ............................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................61 PHỤ LỤC .............................................................................................................62 GVHD: Ths. Huỳnh Trường Huy -9- SVTH: Trần Văn Thuận DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 2-1: Lao động đươc giải quyết việc làm tính đến tháng 4 – 2007 .............................15 Bảng 3-1: Tình hình dân số huyện tháp mười, 2002-2005 ........................ 18 Bảng 3-2: Dự báo dân số huyện tháp mười, 2006-2010.......................................19 Bảng 3-3: Lao động và cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ................................20 Bảng 3-4. Diện tích đất tự nhiên của huyện năm 2005 ........................................21 Bảng 3-5: Giá trị sản xuất toàn huyện, 2001-2005...............................................24 Bảng 3-6: Đặc điểm nguồn lực của hộ .................................................................25 Bảng 3-7: Phân phối diện tích đất sản xuất của hộ ..............................................26 Bảng 3-8: Thu nhập của hộ gia đình.....................................................................27 Bảng 3-9: Đặc điểm nhà ở của hộ gia đình...........................................................28 Bảng 3-10: Tài sản, dụng cụ và phương tiện........................................................29 Bảng 3-11. Số lao động dịch chuyển của hộ ........................................................30 Bảng 3-12: Lao động dịch chuyển ra ngoài tỉnh...................................................31 Bảng 3-13: Mối quan hệ giữa đổ tuổi và nghề nghiệp .........................................37 Bảng 3-14: Mối quan hệ giữa nghề và trình độ văn hóa ......................................38 Bảng 3-15: Mối quan hệ giữa giới tính và nghề ...................................................39 Bảng 3-16: Mối quan hệ giữa đào tạo nghề và nghề nghiệp ................................40 Bảng 3-17: Tình hình về thu nhập và nghề nghiệp...............................................42 Bảng 3-18: Tình hình về thu nhập và thành phần kinh tế.....................................42 Bảng 3-19: Tình hình về thu nhập và kỹ năng nghề.............................................43 Bảng 4-1: Thông tin về đào tạo nghề cho lao động..............................................45 Bảng 4-2: Mối quan hệ giữa nguồn lực và tỷ lệ dịch chuyển của hộ ...................45 GVHD: Ths. Huỳnh Trường Huy -10- SVTH: Trần Văn Thuận Bảng 4-3: Nguyên nhân dịch chuyển lao động.....................................................47 Bảng 4-4: Mối quan hệ giữa đóng góp thu nhập và nghề.....................................49 Bảng 4-5: Mối quan hệ giữa đóng góp thu nhập vơi nơi đến ...............................50 Bảng 4-6: Mức độ đóng góp và tỷ lệ lao động dịch chuyển.................................50 Bảng 4-7: Mối quan hệ giữa đóng góp thu nhập và kỹ năng................................51 Bảng 4-8: Hoạt động hỗ trợ việc làm cho lao động..............................................54 GVHD: Ths. Huỳnh Trường Huy -11- SVTH: Trần Văn Thuận DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3-1: Phân phối lao động của hộ gia đình .....................................................26 Hình 3-2: Phân phối nguồn thu nhập của hộ ........................................................28 Hình 3-3: Phân phối nơi đến của lao động dịch chuyển.......................................30 Hình 3-4: Phân phối về đặc điểm lao động dịch chuyển của hộ ..........................32 Hình 3-5: Thời gian lao động dịch chuyển ra khỏi địa phương ...........................33 Hình 3-6: Phân phối độ tuổi của lao động dịch chuyển........................................34 Hình 3-7: Phân phối công việc của lao động dịch chuyển ...................................35 Hình 3-8: Phân phối lao động theo thành phần kinh tế ........................................35 Hình 4-1: Phân phối về tiếp cận thông tin việc làm .............................................44 Hình 4-2: Phân phối chi phí dịch chuyển lao động ..............................................48 GVHD: Ths. Huỳnh Trường Huy -12- SVTH: Trần Văn Thuận DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt LĐ – TBXH Lao Động – Thương Binh Xã Hội UBND Ủy Ban Nhân Dân KV Khu vực NN Nông nghiệp CN-XD Công nghiệp-Xây dựng DV Dịch vụ KH Kết hôn ĐT Độc thân C1 Cấp 1 C2 Cấp 2 C3 Cấp 3 ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long BQ Bình quân ĐVT Đơn vị tính GVHD: Ths. Huỳnh Trường Huy -13- SVTH: Trần Văn Thuận TÓM TẮT NỘI DUNG Đề tài phản ánh khái quát tình hình dân số - lao động của huyện Tháp Mưòi trong những năm gần đây. Trước tình hình đô thị hóa nông thôn đang diễn ra mạnh mẽ đặc biệt là khu vực nông thôn, đề tài sẽ phản ánh thực trạng dịch chuyển lao động của huyện, đó là quá trình dịch chuyển từ khu vực nông thôn ra thành thị của lao động hiện nay. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: i) phân tích thực trạng dịch chuyển lao động hiện nay; ii) tìm ra những nguyên nhân nào đã dẫn đến thực trạng dịch chuyển lao động; iii) bên cạnh đó, đề tài còn tiến hành phân tích những khoản đóng góp vào thu nhập cho hộ gia đình và; iv) đề ra những biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của dịch chuyển lao động Qua nghiên cứu về quá trình dịch chuyển lao động đề tài đã thu được những kết quả như sau: i) phần lớn lao động dịch chuyển là lao động nữ chiếm tỷ lệ trên 65%; ii) có khoảng 83% lao động dịch chuyển ra các tỉnh như Tp. HCM, Đồng Nai, Bình Dương…;iii) trình độ học vấn của lao động dịch chuyển là không cao, trong đó lao động có trình độ cấp 2 chiếm tỷ lệ cao trên 56%; iv) các lao động dịch chuyển có thu nhập từ 12-18 triệu đồng/năm chiếm tỷ lệ cao nhất trên 41%, lao động có thu nhập dưới 6 triệu đồng/năm chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 5%, trong đó các yếu tố có ảnh hưởng đến thu nhập của lao động như: kỹ năng nghề nghiệp, giới tính, thành phần kinh tế mà lao động tham gia và nghề của lao động dịch chuyển GVHD: Ths. Huỳnh Trường Huy -14- SVTH: Trần Văn Thuận CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.3. ĐẶT VẦN ĐỀ Trong tình hình nền kinh tế nước ta đang chuyển mình trên đà phát triển mạnh mẽ, đặc biệt khi nước ta là thành viên thứ 150 của tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) thì đòi hỏi nước ta phải phát triển một cách tích cực và toàn diện hơn nữa. Vì vậy, bên cạnh những thành tựu mà nước ta đạt được trong thời gian qua, chúng ta cần phải cố gắng ra sức hơn nữa phát triển về tất cả các lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội, đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, tăng trưởng kinh tế luôn luôn là nhiệm vụ cấp thiết và quan trọng nhất đối với một quốc gia. Do quá trình toàn cầu hoá, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và sự bành trướng của các công ty đa quốc gia đã gây nên những tác động mạnh mẽ vào tất cả các nước nhất là các nước đang phát triển, làm xuất hiện hai xu thế vừa thúc đẩy di chuyển lao động vừa hạn chế dòng di chuyển này. Bên cạnh đó, nhu cầu mở rộng kinh doanh ở nhiều nước phát triển nơi mà tiền lương khá cao so với các nước đang phát triển, đã tạo ra một dòng chảy di cư lao động quốc tế từ những nước đang phát triển. Mặt khác, sự bành trướng của các công ty đa quốc gia vào các nước đang phát triển trở thành một yếu tố có tác dụng giữ lao động tại chỗ, hạn chế dòng di chuyển lao động quốc tế, nhưng lại thúc đẩy dòng di chuyển lao động trong nước, từ nông thôn ra thành thị, từ những khu vực kém phát triển tới những nơi phát triển hơn và có thu nhập cao hơn. Trong phát triển kinh tế, đã xuất hiện nhiều vấn đề nan giải mà cho đến nay vẫn chưa tìm thấy lối ra. Đó là tình trạng dịch chuyển lao động ồ ạt, dẫn đến hệ quả nhiều nơi lại quá thiếu lao động khiến cho bản đồ tăng trưởng kinh tế cũng phần nào bị đảo lộn. Theo thống kê của Cục Công nghiệp địa phương thuộc Bộ Công nghiệp cho thấy 2 thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã chiếm đến 53,6% tổng số doanh nghiệp của cả nước. Tình trạng “phát triển nóng” các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại các vùng kinh tế trọng điểm trong thời gian qua cũng đã và đang dẫn đến những dòng dịch chuyển lao động lớn từ nhiều địa phương khác, dẫn đến tình trạng nhiều nơi khó “tăng GVHD: Ths. Huỳnh Trường Huy -15- SVTH: Trần Văn Thuận tốc” về kinh tế vì thiếu trầm trọng cả lao động chân tay lẫn lao động trí óc. Tình trạng này cũng khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế vĩ mô bị chậm lại. Một trong những vấn đề đang là gánh nặng cho xã hội ta hiện nay là tình trạng quá tải về lao động dịch chuyển lên các thành thị lớn để tìm kiếm việc làm, dẫn đến sự phân bố dân cư không đồng đều giữa thành thị và nông thôn vốn trước đây đã không đồng đều thì nay lại càng không đồng đều hơn nữa. Lao động nông thôn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn, chính lực lượng lao động này sẽ đóng góp sức lao động của mình vào sự phát triển của địa phương. Bất cứ một sự phát triển nào của thành phần kinh tế, cho dù có áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến đâu đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp ở nông thôn như hiện nay thì vai trò của lao động nông thôn lại càng quan trọng hơn nữa. Tuy nhiên thực tế lại cho thấy, lực lượng lao động ở nông thôn hiện nay đang ngày càng có xu hướng giảm dần về số lượng. Tình trạng thiếu lao động khi vào mùa vụ ở nông thôn hiện nay, trong khi đó khối lượng công việc lại quá lớn dẫn đến thời gian để hoàn thành công việc chậm trễ hơn rất nhiều so với dự kiến điều này cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến năng suất sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp. Thấy được điều này trên thực tế tại địa phương nên em đã hình thành nên đề tài “Phân tích thực trạng dịch chuyển lao động hiện nay ở huyện Tháp Mười, Đồng Tháp” nhằm thỏa mãn các mục tiêu sau. 1.4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung là mô tả thực trạng dịch chuyển lao động, phát hiện những tồn tại và tiềm năng về dịch chuyển lao động của huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Phân tích thực trạng dịch chuyển lao động của hộ gia đình; (2) Xác định những nguyên nhân dẫn đến dịch chuyển lao động; (3) Phân tích những đóng góp của lao động dịch chuyển đối với thu nhập của hộ có lao động dịch chuyển; và GVHD: Ths. Huỳnh Trường Huy -16- SVTH: Trần Văn Thuận (4) Chỉ ra một số đề xuất nhằm phát huy nâng cao hiệu quả của dịch chuyển lao động. 1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định - Kiểm định mối quan hệ giữa thu nhập của lao động dịch chuyển và kỹ năng nghề nghiệp. - Kiểm định mối quan hệ giữa tỷ lệ lao động dịch chuyển của hộ và đóng góp thu nhập đối với hộ. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu (1) Lao động dịch chuyển như thế nào: trong vùng hay ngoài vùng ĐBSCL? (2) Những nguyên nhân nào dẫn đến việc dịch chuyển của các thành viên trong hộ gia đình? (3) Dịch chuyển lao động có góp phần tăng thu nhập cho hộ gia đình hay không? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Về không gian Đề tài được thực hiện thông qua quá trình khảo sát 41 hộ gia đình tại 2 xã của huyện Tháp Mười, bao gồm các xã: Mỹ Quý và Phú Điền, đây là những xã có lực lượng lao động dịch chuyển lớn so với các xã khác của huyện Tháp Mười trong thời gian gần đây. Ngoài ra, việc xử lý, phân tích số liệu và hoàn thành đề tài được thực hiện tại Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại Học Cần Thơ. 1.4.2. Về thời gian Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2007. Do hạn chế về thời gian có hạn nên đề tài chỉ được thực hiện trong 2 xã của huyện Tháp Mười, số liệu thứ cấp gồm các báo cáo tổng kết, niên giám thống kê cấp huyện trong giai đoạn 2002 – 2006. GVHD: Ths. Huỳnh Trường Huy -17- SVTH: Trần Văn Thuận 1.4.3. Về đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hộ gia đình có lao động đi làm tại các địa phương gồm: trong và ngoài vùng ĐBSCL (TP. HCM, Đồng Nai và các tỉnh khác). 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.5.1. Nghiên cứu trong nước Bùi Quang Bình 1 (2002), nghiên cứu về vấn đề “sử dụng nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam: thực trạng và giải pháp”. Tác giả chỉ nêu một vài đánh giá về tình hình sử dụng nguồn nhân lực ở nông thôn Việt Nam dưới góc độ xem xét cung cầu trên thị trường lao động ở khu vực này. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của nông thôn Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 75% lao động tham gia lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp, chỉ có 25% lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Trong số những người thiếu việc làm ở nông thôn, có tới 80% lao động mà thu nhập của họ phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Theo dự án nghiên cứu của Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB) năm 2004 về “Thị trường lao động nông thôn và vấn đề di cư” đã sử dụng nguồn số liệu thứ cấp và một phần từ các số liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (2004). Mục tiêu của dự án: (i) mô tả thị trường lao động nông thôn và di cư ở Việt Nam; (ii) phân tích tác động của các dòng di cư đối với thị trường lao động nông thôn; (iii) đề xuất các chính sách về di cư để tối đa hóa lợi ích ở cấp địa phương. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy được những tác động tích cực cũng như những tác động tiêu cực đối với thị trường lao động nông thôn hiện nay, đồng thời qua đó thấy được những lợi ích tiềm năng của việc di cư đó là: giải quyết vấn đề lao động dôi dư ở nông thôn; tiền gửi về của di cư; kỹ năng và đầu tư. Cù Chi Lợi (2005), nghiên cứu về “Dịch chuyển lao động nông thôn đến thành thị ở Việt Nam”. Mục tiêu của nghiên cứu này đề cập đến: (i) thực trạng dịch chuyển lao động từ nông thôn đến thành thị; (ii) phân tích các yếu tố tác 1 Cán bộ Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng GVHD: Ths. Huỳnh Trường Huy -18- SVTH: Trần Văn Thuận động đến dịch chuyển lao động như áp lực dân số, công nghiệp hóa và đô thị hóa. Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích số liệu thứ cấp từ niên giám thống kê năm 2004. Kết quả của nghiên cứu gồm những phát hiện sau đây: (i) tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế cao ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng… đã thu hút lực lượng lao động từ các khu vực nông thôn lân cận; (ii) thu nhập của lao động dịch chuyển có thể chuyển một phần về gia đình của họ; (iii) một số rào cản đối với lao động dịch chuyển liên quan đến hộ khẩu, giáo dục đối với con của họ, dịch vụ bảo hiểm y tế… Ian Coxhead và Diệp Phan (2006), nghiên cứu về “Di cư trong nước và chênh lệch thu nhập trong quá trình chuyển đổi của Việt Nam”. Mục tiêu của nghiên cứu liên quan đến: phân tích các yếu tố di cư lao động giữa các địa phương ở Việt Nam. Các tác giả dựa vào nguồn số liệu từ cuộc điều tra dân số và nhà ở trong giai đọan 1994-1999 và sử dụng mô hình kéo (gravity) và mô hình logit để xác định các yếu tố di cư lao động giữa các địa phương. Kết quả của nghiên cứu thể hiện những vấn đề sau: (i) lao động dịch chuyển từ địa phương có thu nhập thấp đến địa phương có thu nhập cao, từ nơi khan hiếm đến nơi dồi dào đất sản xuất, và khoảng cách giữa hai địa phương càng xa là yếu tố cản trở dịch chuyển lao động bởi vì chi phí dịch chuyển. 1.5.2. Nghiên cứu nước ngoài Alan de Brauw, J. Edward Taylor, and Scott Rozelle (1999), Nghiên cứu về “Tác động của di cư lao động và khoản trợ cấp (remittances) đến thu nhập ở nông thôn Trung Quốc”. Mục tiêu của nghiên cứu đề cập đến: mối quan hệ giữa di cư lao động và khoản trợ cấp đối với thu nhập của hộ tự kinh doanh. Tác giả đã thu thập số liệu từ 787 nông hộ tại 31 xã ở tỉnh Hebei và Liaoning (phía Đông Bắc của Trung Quốc). Kết quả nghiên cứu cho thấy di cư lao động tác động tích cực có nghĩa là đóng góp tăng thu nhập đối với những hộ không có sản xuất kinh doanh và tác động tiêu cực đối với những hộ có tham gia sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, phần lớn nông hộ sử dụng khỏan tiền trợ cấp (remittances) để đầu tư sản xuất kinh doanh, nhưng chưa mang lại lợi nhuận trong ngắn hạn. GVHD: Ths. Huỳnh Trường Huy -19- SVTH: Trần Văn Thuận Theo Tờ Nhật Báo thống kê Canada (2001), đối tượng khảo sát là những người di cư trong phạm vi một tỉnh, từ tỉnh này sang tỉnh khác hay từ nước này sang nước khác giai đoạn từ 1/7/1999 đến 30/6/2000 ở Canada, bài báo đã đưa ra được những con số cụ thể như: 286.000 người di cư từ tỉnh này sang tỉnh khác và di cư từ khu vực này sang khu vực khác. Đồng thời, nghiên cứu còn chỉ ra 4% dân số Canada di chuyển vào/ra một khu vực hàng năm. 1.6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 2 trình bày một số khái niệm liên quan đến lao động nhằm giúp người đọc có thể hiểu rõ hơn về đối tượng nghiên cứu. Đồng thời, đưa ra các nguyên nhân có thể ảnh hưỏng đến sự dịch chuyển của lao động. Hơn nữa, chương này còn mô tả các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài nhằm giải quyết các mục tiêu đã đề ra trong chương 1. Chương 3 giới thiệu sơ lược về địa bàn nghiên cứu gồm các đặc điểm như: vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, văn hoá, dân số và lao động của huyện Tháp Mười. Bên cạnh đó, chương này còn trình bày kết quả khảo sát về thực trạng dịch chuyển lao động tại địa bàn nghiên cứu; trong đó, phân tích một số đặc điểm về nguồn lực của hộ và phân tích mối quan hệ giữa lao động dịch chuyển và việc làm như: trình độ văn hóa, giới tính, tuổi, thu nhập… Chương 4 tập trung giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến dịch chuyển lao động như: nguồn lực tự nhiên, thu nhập của hộ gia đình, trình độ văn hóa…Đồng thời, chương này còn phân tích mức độ đóng góp thu nhập của lao động dịch chuyển đối với thu nhập của hộ gia đình và xem xét các mối quan hệ đối với đóng góp thu nhập của lao động dịch chuyển như: nghề nghiệp, nơi đến làm việc, tỷ lệ lao động dịch chuyển và kỹ năng nghề nghiệp. Chương 5 đề cập đến một số giải pháp liên quan đến việc phát huy tính tích cực của dịch chuyển lao động đã được phân tích phát hiện ở chương 3 và 4. Chương 6 trình bày một số kết luận về thực trạng dịch chuyển lao động tại địa bàn nghiên cứu cũng như đối với hộ gia đình tại huyện Tháp Mười; từ đó, đưa ra một số kiến nghị đến các ban ngành có liên quan cũng như là đối với hộ gia đình có lao động dịch chuyển. GVHD: Ths. Huỳnh Trường Huy -20- SVTH: Trần Văn Thuận CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến lao động 2.1.1.1. Lao động Lao động, trong kinh tế học được hiểu là một yếu tố sản xuất do con người tạo ra và là một dịch vụ hay hàng hóa. Người có nhu cầu về hàng hóa này là người sản xuất. Còn người cung cấp hàng hóa này là người lao động. Cũng như mọi hàng hóa và dịch vụ khác, lao động được trao đổi trên thị trường, gọi là thị trường lao động. Thị trường lao động là nơi cung và cầu về lao động gặp nhau và giá của lao động là tiền công thực tế mà người sản xuất trả cho người lao động. Mặc dù, mức giá lao động có phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có điều kiện lao động (điều kiện lao động khắc nghiệt hơn sẽ dẫn tới xu hướng được trả tiền công cao hơn) và giới tính (các điều tra cho thấy cùng một công việc, nếu lao động nữ sẽ chỉ nhận được mức tiền công thấp hơn so với lao động nam),.. Song theo góc độ của kinh tế học, lao động là một loại hàng hóa được trao đổi trên thị trường lao động, nên giá cả của nó còn phụ thuộc vào cả lượng cầu lẫn lượng cung. Điều này giải thích tại sao lao động trong nghề này lại được trả tiền công cao hơn lao động trong nghề nghiệp khác. 2.1.1.2. Cơ cấu lao động “Cơ cấu” hay “kết cấu” là một phạm trù phản ánh cấu trúc bên trong của một hệ thống, là tập hợp những mối quan hệ cơ bản tương đối giữa các yếu tố cấu thành nên đối tượng đó trong một thời gian nhất định. Do vậy, cơ cấu lao động được định nghĩa là cấu trúc về chất lượng lao động của các ngành nghề khác nhau trong xã hội (TS. Trần Hồi Sinh - Viện kinh tế TPHCM). 2.1.1.3. Nguồn lao động Theo thống kê Việt Nam hiện hành thì nguồn lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và những người ngoài tuổi lao động có tham gia lao động. Theo Luật lao động thì tuổi lao động từ 15 đến 60 đối với nam và từ 15 đến 55 đối với nữ. GVHD: Ths. Huỳnh Trường Huy -21- SVTH: Trần Văn Thuận 2.1.1.4. Chuyển dịch cơ cấu lao động Chính là sự vận động chuyển hóa từ cơ cấu lao động cũ sang cơ cấu lao động mới phù hợp hơn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và trình độ phát triển nguồn lực của đất nước. Sự chuyển hóa này luôn diễn ra theo quy luật phát triển không ngừng của xã hội. Chuyển dịch lao động theo các hình thức sau: - Chuyển dịch cơ cấu chất lượng lao động bao gồm sự thay đổi về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn tay nghề, thể lực, ý thức thái độ và tinh thần trách nhiệm trong lao động. - Chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động hay cơ cấu việc làm bao gồm sự thay đổi về cơ cấu lao động trong ngành, theo vùng, thay đổi các loại lao động, sự thay đổi cơ cấu lao động theo các hình thức sở hữu hoặc theo thành phần kinh tế. 2.1.1.2. Di cư (dịch chuyển) lao động Di cư (hay dịch chuyển) lao động là một bộ phận hợp thành của biến động dân số và có quan hệ chặt chẽ với nhiều vấn đề quan trọng của phát triển bền vững. Mặc dù đã có một số cuộc điều tra mẫu ở diện hẹp được thực hiện nhưng chưa có cuộc điều tra nào thực sự gắn vấn đề di cư với các điều kiện kinh tế và xã hội mà nước ta đang phải đối mặt. Di cư thường được hiểu là sự dịch chuyển đến một chỗ ở khác cách chỗ ở cũ một khoảng cách đủ lớn buộc người di cư phải thay đổi hộ khẩu thường trú: chuyển đến một thành phố khác, một tỉnh khác hay một nước khác (theo Harvey B. King). Di cư tự do là vấn đề kinh tế - xã hội lớn và phức tạp, cần phải có những giải pháp đồng bộ để giải quyết vấn đề này một cách căn bản, đồng thời đáp ứng những vấn đề bức xúc đang đặt ra. 2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc dịch chuyển 2.1.2.1. Thu nhập Khoảng cách về thu nhập giữa thành thị và nông thôn ở Việt Nam đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ và rộng hơn. Trong khi thu nhập ở nông thôn là rất thấp, những khoản thu nhập của họ kiếm được là sự đánh đổi rất lớn về sức lao động và thời gian lao động, thì thu nhập ở thành thị lại rất cao trong khi công việc và khối lượng công việc lại không nặng nhọc như ở nông thôn. Người lao GVHD: Ths. Huỳnh Trường Huy -22- SVTH: Trần Văn Thuận động ở nông thôn khi làm việc tại các thành phố lớn lại dễ kiếm việc hơn do họ sẵn sàng chấp nhận công việc cho dù có nặng nhọc, khó khăn hơn nhưng cũng không bằng ở nông thôn đó là tâm lý của người lao động ở nông thôn khi dịch chuyển. Tất nhiên là khi lao động dịch chuyển họ phải bỏ ra những khoản chi phí như ăn, ở và các chi phí sinh hoạt khác nhưng họ vẫn ở lại thành thị để tiếp tục công việc của mình, điều quan trọng là họ có thể cải thiện được cả về trình độ tay nghề và thu nhập của mình tốt hơn. Ở nông thôn, những khoản thu nhập họ kiếm được chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và làm thuê là chính. Những người có đất sản xuất thì thu nhập kiếm được từ diện tích đất sản xuất của mình nhưng thu nhập của họ chỉ có được vào mùa vụ, còn lại những khoảng thời gian trong năm họ không có được những khoản thu nhập nào khác, khi đó tất cả các chi phí phát sinh trong một năm họ phải tự trang trải. Đối với những lao động không có diện tích đất canh tác thì lại phải đi làm thuê, làm mướn thường thì thu nhập của họ có được nhiều nhất là chỉ vào mùa thu hoạch lúa nhưng khoản tiền họ kiếm được là rất ít, những khoảng thời gian còn lại trong năm họ không có công việc làm do đó thu nhập của họ là rất thấp. Đặc điểm chung của thu nhập ở nông thôn là không liên tục và thấp, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: diện tích đất canh tác, trình độ, lao động và cả yếu tố tự nhiên. Trong đó, yếu tố diện tích đất canh tác là quan trọng nhất nó quyết định đến thu nhập của hộ gia đình nhưng chúng ta không phủ nhận yếu tố tự nhiên là không quan trọng, trong những năm gần đây do điều kiện sản xuất của người dân nông thôn gặp rất nhiều khó khăn, dịch bệnh, thiên tai đã làm cho nhiều hộ có đất sản xuất bị thất thu còn lao động thì không có việc làm. 2.1.2.2. Trình độ văn hóa Theo tác giả Bùi Quang Bình, chất lượng thấp của nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn thể hiện qua tỷ lệ không biết chữ là 4,79%, tốt nghiệp trung học phổ thông cơ sở là 34,59% và tốt nghiệp trung học phổ thông là 11,18%. Nếu đánh giá trình độ văn hoá bình quân theo giới tính có thể thấy số năm đi học văn hoá trung bình của khu vực nông thôn thấp hơn thành thị, của phụ nữ thấp hơn nam giới. Theo các nhà nghiên cứu, năng suất lao động sẽ tăng nếu người nông dân có trình độ học vấn ở mức độ nào đó, và nếu tốt nghiệp phổ thông, mức tăng này là 11%. Ngoài ra, trình độ học vấn còn cho người lao động khả năng lĩnh hội GVHD: Ths. Huỳnh Trường Huy -23- SVTH: Trần Văn Thuận những kiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh. Với chất lượng của nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam như vậy sẽ hạn chế họ trong sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là tự tạo việc làm. Một điều thể hiện khá rõ ở nông thôn hiện nay ở nước ta đa phần là người lao động chưa hoặc không có trình độ tay nghề cao. Trong khi đó, với sự phát triển đặc biệt khi nước ta đã là thành viên của WTO như hiện nay đòi hỏi người lao động không chỉ cần có trình độ học vấn mà bên cạnh đó cũng rất cần những người có trình độ tay nghề cao đặc biệt là những ngành nghề thủ công, đây được coi là ngành thế mạnh của Việt Nam. Sự phát triển của các nghề thủ công truyền thống ở nông thôn sẽ góp phần giải quyết lao động nhàn rỗi nhưng lại đòi hỏi lao động phải được đào tạo để có tay nghề cao và khéo léo. Tuy nhiên, với sự phát triển của các ngành nghề thủ công ở nông thôn hiện nay là không nhiều, chưa thu hút được lao động nhàn rỗi ở nông thôn nên đã dẫn đến tình trạng người lao động bỏ quê nhà đi làm chỗ khác là điều khá phổ biến hiện nay ở nước ta. Đây được coi là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình dịch chuyển của lao động ở nông thôn. 2.1.2.3. Dân số và việc làm Sự tăng trưởng dân số ở nông thôn cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tình hình di cư lao động trở nên mạnh mẽ hơn, dân số tăng nhanh sẽ làm cho lực lượng lao động trong thời gian dài sẽ tăng lên, và điều đáng quan tâm là sẽ làm cho lao động ở nông thôn dư thừa, tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn trở nên bức thiết hơn. Và khi lao động ở nông thôn trở nên dư thừa thì lao động sẽ có xu hướng di cư lao động tức là lao động sẽ đi tìm việc làm ở một nơi khác có thu nhập cao hơn. Việc làm được coi là một trong những vấn đề sống còn của toàn xã hội. Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm. Những hoạt động lao động được thể hiện dưới các hình thức: - Làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật hoặc để đổi công. - Các công việc tự làm để thu lợi cho bản thân. GVHD: Ths. Huỳnh Trường Huy -24- SVTH: Trần Văn Thuận - Làm các công việc nhằm tạo thu nhập (bằng tiền hoặc hiện vật) cho gia đình mình nhưng không hưởng tiền lương tiền công. Trong quá trình đô thị hóa ngày nay nhu cầu về việc làm ngày càng tăng cao và bức thiết đặc biệt là những khu vực có tỉ lệ lao động nhàn rỗi thì vấn đề giải quyết việc làm cho lao động đã được các cấp chính quyền địa phương đặc biệt chú trọng quan tâm. Theo các báo cáo kết quả điều tra, trong lực lượng lao động từ độ tuổi 15 trở lên: khu vực thành thị 94,6% có việc làm và 5,4% thất nghiệp; khu vực nông thôn có 98,9% có việc làm và 1,1% thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị năm 2004 đã giảm còn 5,6%, giảm không đáng kể so với năm 2003 (5,78%), khu vực nông thôn còn 1,1%; thời gian lao động được sử dụng cũng tăng lên. Hiện tại khoảng cách về cơ hội việc làm và thu nhập giữa hai khu vực thành thị và nông thôn lại còn quá lớn, quá trình đô thị hóa nông thôn đã làm cho khu vực nông thôn bị thu hẹp cả về diện tích và việc làm cho khu vực này. Chính điều này đã làm cho lao động ở khu vực nông thôn không có việc làm do mất đất sản xuất, trong khi đó cơ sở hạ tầng phát triển chậm so với tốc độ đô thị hoá đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp và tình trạng dịch chuyển lao động đến địa phương khác để tìm việc làm là điều tất yếu. Hơn nữa, ở khu vực nông thôn, do tỷ lệ sinh cao trong thập niên 80 nên hiện nay số người bước vào tuổi lao động hiện nay là khá lớn, khoảng 1,2-1,3 triệu người/năm. Bên cạnh đó, còn số lao động đang thất nghiệp dồn lại hàng năm, cộng với số lao động mất việc làm do sắp xếp lại biên chế, tổ chức của các cơ quan, doanh nghiệp, bộ đội phục viên... đã làm tăng thêm số lao động không có việc làm. Đồng thời, số lượng người không có việc làm tăng do đất sản xuất bị chuyển đổi mục đích sử dụng. 2.1.2.4. Diện tích đất canh tác của hộ gia đình Đất canh tác của hộ gia đình là một yếu tố quyết định chính đến thu nhập và là nguồn sống của mỗi hộ đình ở nông thôn. Diện tích đất canh tác của hộ ở nông thôn phần lớn đều được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp là chính. Đất sản xuất nông nghiệp vừa là đối tượng sản xuất vừa là tư liệu sản xuất, nó khác với các tư liệu sản xuất khác là diện tích đất nông nghiệp cố định về vị GVHD: Ths. Huỳnh Trường Huy -25- SVTH: Trần Văn Thuận
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan