Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tín dụng đầu tư tại ngâ...

Tài liệu Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam

.PDF
112
14
101

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------oOo------------- ĐINH NGỌC MINH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN DỤNG ĐẦU TƢ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU Hà Nội – 2021 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐINH NGỌC MINH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN DỤNG ĐẦU TƢ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THANH HẢI Hà Nội – 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Đinh Ngọc Minh 3 MỤC LỤC DANH MỤCTỪ VIẾT TẮT............................................................................ i DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ ii DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................... ii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHẦN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................................................................................................................... 4 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ........................................................... 4 1.2. Khái quát về hoạt động tín dụng đầu tư ..................................................... 6 1.2.1. Khái niệm tín dụng đầu tư ....................................................................... 6 1.2.2. Đặc điểm tín dụng đầu tư của Nhà nước ................................................ 7 1.3. Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ở các Ngân hàng thương mại .............................................................................................. 13 1.3.1. Khái niệm .............................................................................................. 13 1.3.2. Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ở các Ngân hàng thương mại.............................................................................. 14 1.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay ở các Ngân hàng thương mại .................................................................................... 14 1.4.1. Đánh giá mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính .............................. 15 1.4.2.Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn và khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp.............................................................................................................. 17 1.4.3. Phân tích hiệu quả hoạt động của DN ................................................... 19 1.4.4. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp ................................. 22 1.4.5. Phân tích khả năng tăng trưởng, sinh lời .............................................. 24 1.4.6.Phân tích hệ số giá trên thị trường ......................................................... 27 1.4.7.Đánh giá tình hình tài chính thông qua các chỉ số tính trong bảng lưu chuyển tiền tệ .................................................................................................. 28 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU............. 30 2.1. Các phương pháp nghiên cứu................................................................... 30 2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 30 2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu, tài liệu ................................................ 30 2.2. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 32 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN DỤNG ĐẦU TƢ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ................................................. 34 3.1. Tổng quan về Ngân hàng phát triển Việt Nam ........................................ 34 3.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ......... 34 3.1.2. Mô hình tổ chức Ngân hàng Phát triển Việt Nam ................................ 36 3.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của NHPT ...................................................... 37 3.2. Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tín dụng đầu tư tại Ngân hàng phát triển Việt Nam ............................................. 39 3.2.1. Quy trình phân tích đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tín dụng đầu tư tại Ngân hàng phát triển Việt nam .......... 42 3.2.2. Ví dụ minh hoạ ...................................................................................... 58 3.3. Đánh giá chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tín dụng đầu tư tại VDB .................................................................... 74 3.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 74 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................ 75 3.3.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 78 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN DỤNG ĐẦU TƢ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ............................................................................................................... 82 4.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tín dụng đầu tư tại Ngân hàng phát triển Việt Nam ................. 82 4.2. Phương hướng hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp để phục vụ hoạt động cho vay tại Ngân hàng phát triển Việt Nam ................................... 83 4.3. Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tín dụng đầu tư tại VDB ................................................... 84 4.3.1. Hoàn thiện công tác tổ chức phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tín dụng đầu tư tại VDB ................................................... 84 4.3.2. Hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tín dụng đầu tư tại VDB ........................................................... 87 4.3.3. Hoàn thiện về nội dung phân tích ......................................................... 87 4.3.4. Nâng cao trình độ, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ ................ 96 4.3.5.Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn công tác xếp hạng doanh nghiệp và chấp điểm khách hàng ................................................................................ 97 4.4. Một số kiến nghị....................................................................................... 98 4.4.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước ............................................................... 98 4.4.2. Đối với Chính phủ, Bộ và ngành liên quan......................................... 100 4.4.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp.......................................................... 100 KẾT LUẬN .................................................................................................. 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 104 DANH MỤCTỪ VIẾT TẮT Tên viết tắt Nguyên nghĩa BCTC Báo cáo tài chính CĐKT Cân đối kế toán DN Doanh nghiệp ĐTPT Đầu tư phát triển HĐQT Hội đồng quản trị HTK Hàng tồn kho NHTM Ngân hàng thương mại NSNN Ngân sách nhà nước QHTPT Quỹ hỗ trợ phát triển SXKD Sản xuất kinh doanh TCDN Tài chính doanh nghiệp TDĐT Tín dụng đầu tư TNHH Trách nhiệm hữu hạn VDB Ngân hàng Phát triển Việt Nam i DANH MỤC BẢNG TT Tên bảng Nội dung 1 Bảng 3.1 Kiểm tra báo cáo tài chính 47 2 Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu về tài chính của doanh nghiệp 50 3 Bảng 3.3 4 Bảng 3.4 Bảng cân đối kế toán rút gọn 62 5 Bảng 3.5 Báo cáo kết quả hoạt động rút gọn 63 6 Bảng 3.6 7 Bảng 3.7 8 Bảng 3.8 9 Bảng 3.9 Hệ số phản ánh khả năng sinh lời 68 10 Bảng 3.10 Hệ số phản ánh khả năng tăng trưởng 69 11 Bảng 3.11 12 Bảng 3. 12. Tình hình thẩm định dự án vốn vay tín dụng đầu tư Kiểm tra BCTC của Công ty TNHH Sản xuất máy nông nghiệp Hoàng Thắng Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính của Công ty Sản xuất máy nông nghiệp Hoàng Thắng Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động của Công ty Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán (KNTT) của Công ty Tổng hợp đánh giá dòng tiền, lưu chuyển tiền (LCT) Trang 60 64 65 66 70 72 DANH MỤC SƠ ĐỒ TT Sơ đồ Nội dung Trang 1 Sơ đồ 3.1 Mô hình tổ chức của NHPT Việt Nam 36 2 Sơ đồ 3.2 Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp 42 ii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường, cung cấp vốn đầu tư, Nhà nước đã sử dụng công cụ tín dụng đầu tư như một biện pháp tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội (giao thông, thủy lợi, điện lực…) cũng như phát triển các ngành công nghiệp then chốt (điện tử - viễn thông, công nghệ sinh học…) góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT) là công cụ của Chính phủ để quản lý nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước. Hoạt động của NHPT góp phần xóa đói, giảm nghèo thông qua đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông nông thôn, trong đó chú trọng đầu tư phát triển ở khu vực có nền kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, khu vực đầu tư theo chương trình của Chính phủ. Có thể nói đây là nhiệm vụ chính trị rất quan trọng của NHPT tạo nên khác biệt so với hoạt động tín dụng của các ngân hàng khác. NHPT được chuyển sang hoạt động theo mô hình ngân hàng từ năm 2006. Trong giai đoạn vừa qua, hoạt động cho vay các dự án đầu tư của NHPT rất phát triển, tập trung cho các lĩnh vực như thủy điện, giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng.... Với giá trị cho vay các dự án rất lớn nên công tác phân tích tài chính của các khách hàng vay vốn là hết sức quan trọng. Từ khi chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình ngân hàng, công tác phân tích tài chính dự án đầu tư được phía NHPT rất quan tâm nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về cơ chế quản lý, con người... Sau thời gian công tác và tìm hiểu về hoạt động tín dụng tại NHPT, tác giả lựa chọn đề tài: “Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam” làm đề tài luận văn 1 tốt nghiệp. Thông qua quá trình phân tích, cán bộ thẩm định có thể đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn, từ đó đưa ra quyết định cho vay. Vì thế việc nâng cao chất lượng quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tín dụng đầu tư là hết sức cần thiết và cấp bách. 2. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn sẽ tập trung làm rõ các vấn đề sau: Câu hỏi 1: Đánh giá công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tín dụng đầu tư tại VDB theo các tiêu chí nào? Câu hỏi 2: Những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong việc phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tín dụng đầu tư của VDB? Câu hỏi 3: Các giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện việc phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tín dụng đầu tư tạiVDB? 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận chung về quá trình phân tích tài chính doanh nghiệptrong hoạt động cho vay vay vốn tại các Ngân hàng thương mại. - Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tín dụng đầu tư tại VDB trong thời gian qua - Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tín dụng đầu tư tại VDB trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tín dụng đầu tư tại VDB. Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian nghiên cứu: Là các Doanh nghiệp mà VDB tài trợ vốn tín dụng. + Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu về thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tín dụng đầu tư tại VDB trong giai 2 đoạn 2016 – 2019 và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tín dụng đầu tư đến năm 2022. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chung của đề tài là phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử trên quan điểm tiếp cận hệ thống, toàn diện, tiên tiến. Một số phương pháp được sử dụng để nghiên cứu những nội dung của đề tài là: - Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu thứ cấp về các hoạt động của VDB, hoạt động cho vay dự án,... được thu thập thập thông qua các nguồn nội bộ Ngân hàng và nguồn bên ngoàibằng các phương pháp quan sát. - Phương pháp xử lý dữ liệu: Trên cơ sở các thông tin thu thập được, tiến hành thống kê, phân tích và so sánh, đối chiếu các số liệu và thông tin để đưa ra những đánh giá chung về thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư dành cho khách hàng doanh nghiệp tại VDB.Ngoài ra một số dữ liệu khảo sát sẽ được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và Cơ sở lý luận cơ bản về phần tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại. Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tín dụng đầu tư tại Ngân hàng phát triển Việt nam. Chương 4: Một số giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển Việt nam. Kết luận 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHẦN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Tại Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tín dụng đầu tư tại Ngân hàng thương mại. Điển hình trong những nghiên cứu đó là đề tài của các tác giả sau: - Nguyễn Thị Sen, 2016, "Hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam", Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã khái quát và hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về các chỉ tiêu tài chính, nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của BIDV. Từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu với hy vọng giải quyết phần nào những vướng mắc nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. - Trần Thị Thanh Thúy, 2016, “Phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam – Chi nhánh Ninh Bình”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã khái quát và hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về các chỉ tiêu tài chính, nội dung phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam – Chi nhánh Ninh Bình, góp phần hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp, qua đó nâng cao hoạt động thẩm định tại ngân hàng nay. 4 - Lê Văn Cương 2015, “Phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Việt Trì”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã khái quát và hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về các chỉ tiêu tài chính, nội dung phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Vietcombank, từ đó đánh giá kết quả đạt được và chỉ ra những tồn tại cần khắc phục, đề ra một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động phân tích tài chính khách hàngtrong hoạt động cho vay của của Ngân hàng này. - Trần Quốc Bảo, 2013, “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng tại NHTMCP Quân đội – chi nhánh Đà Nẵng”, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Đà Nẵng. Luận văn khái quát cơ sở lý luận khoa học về chất lượng phân tích báo cáo tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng chất lượng phân tích báo cáo tài chính khách hàngtrong hoạt động cho vay tại NHTMCP Quân đội – chi nhánh Đà Nẵng. Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại NHTMCP Quân đội – chi nhánh Đà Nẵng - Lê Thị Kim Anh, 2012, “Hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty TNHH Tâm Châu”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã khái quát cơ sở lý luận khoa học và chất lượng phân tích báo cáo tài chính dưới góc độ nhà đầu tư. Luận văn đã đưa ra hệ thống lý thuyết phân tích tài chính, nêu lên thực trạng tài chính tại Công ty TNHH Tâm Châu từ đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác này. Như vậy, ở Việt Nam, trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tín dụng đầu tư tại các ngân hàng thương mại cổ phần, song chưa có có nghiên cứu khoa học nào đánh giá về hoạt động Phân tích tài chính doanh 5 nghiệp trong hoạt động cho vay tín dụng đầu tư tại VDBtrong giai đoạn từ 2016 đến nay. Vì vậy, đề tài không có sự trùng lặp với các công trình khác đã được công bố. 1.2. Khái quát về hoạt động tín dụng đầu tƣ 1.2.1. Khái niệm tín dụng đầu tư - Khái niệm tín dụng Tín dụng xuất phát từ chữ Latin là Creditium có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm. Tiếng Anh là Credit. Theo Giáo trình Luật Ngân hàng, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Khoa Luật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội do Võ Đình Toàn chủ biên: Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ, từ người sở hữu sang người sử dụng sau đó hoàn trả lại một lượng giá trị lớn hơn. - Khái niệm tín dụng ngân hàng: Theo Giáo trình Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng của TS. Nguyễn Minh Kiều: Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ vay mượn giữa ngân hàng với tất cả các cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp khác trong xã hội. Nó không phải là quan hệ dịch chuyển vốn trực tiếp từ nơi tạm thời thừa sang nơi tạm thời thiếu mà là quan hệ dịch chuyển vốn gián tiếp thông qua một tổ chức trung gian, đó là ngân hàng. Tín dụng ngân hàng cũng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng, đó là quan hệ vay mượn có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn và là quan hệ bình đẳng cả 2 bên cùng có lợi. 6 - Khái niệm tín dụng đầu tư Tín dụng đầu tư là loại hình tín dụng dành cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác để đầu tư nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng năng lực sản xuất kinh doanh và năng lực hoạt động của xã hội. Đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam, là một ngân hàng chính sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện nhiệm vụ tín dụng chính sách của Nhà nước; hoạt động tín dụng tại NHPT đa phần là cho vay theo chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước, được thực hiện theo quy định tại Nghị định 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 của Chính phủ. Và vốn tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam là vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước. 1.2.2. Đặc điểm tín dụng đầu tư của Nhà nước Theo quy định tại Nghị định 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 của Chính phủ, tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam có các đặc điểm sau: 1.2.2.1. Đối tượng cho vay - Đối tượng cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước là khách hàng có dự án đầu tư thuộc Danh mục các dự án được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 của Chính phủ. - Trường hợp các dự án này đã được hưởng tín dụng ưu đãi từ các tổ chức tài chính nhà nước khác thì không được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước theo quy định tại Nghị định 32/2017/NĐ-CP. 1.2.2.2. Điều kiện cho vay Khách hàng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: -. Thuộc đối tượng quy định tại Nghị định 32/2017/NĐ-CP. 7 - Có đầy đủ năng lực pháp luật và thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định. - Dự án đầu tư xin vay vốn được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định, đánh giá là dự án có hiệu quả, có khả năng trả được nợ vay. - Có vốn chủ sở hữu tham gia trong quá trình thực hiện dự án tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư dự án, mức cụ thể do Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định phù hợp với khả năng tài chính của chủ đầu tư và phương án trả nợ của dự án, trừ trường hợp các dự án đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định. - Thực hiện bảo đảm tiền vay theo các quy định tại Nghị định 32/2017/NĐ-CP và quy định của pháp luật. - Khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng tại thời điểm Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét cho vay, giải ngân vốn vay. - Mua bảo hiểm tài sản tại một doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản bảo đảm tiền vay. - Khách hàng thực hiện chế độ hạch toán kế toán, báo cáo tài chính và kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm theo quy định của pháp luật. 1.2.2.3. Mức vốn cho vay và giới hạn cho vay - Mức vốn cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước tối đa đối với mỗi dự án bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động). - Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (bao gồm cả tín dụng đầu tư của Nhà nước) tính trên vốn tự có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam không được vượt quá 15% đối với một khách hàng, không được vượt quá 25% đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp các dự án đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định. 8 - Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định mức vốn cho vay đối với từng dự án đầu tư trên cơ sở kết quả thẩm định dự án và đảm bảo giới hạn tín dụng quy định. 1.2.2.4. Thời hạn cho vay - Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của khách hàng phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án nhưng không quá 12 năm. Riêng các dự án đầu tư thuộc nhóm A thời hạn cho vay vốn tối đa là 15 năm. - Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định thời hạn cho vay đối với từng dự án trên cơ sở kết quả thẩm định dự án và phù hợp với quy định trên. - Đối với các dự án đặc biệt cần phải cho vay vượt quá thời hạn cho vay tối đa quy định trên, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. 1.2.2.5. Lãi suất cho vay - Lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước bằng mức lãi suất bình quân gia quyền của các mức lãi suất trúng thầu trái phiếu Ngân hàng Phát triển Việt Nam được Chính phủ bảo lãnh kỳ hạn 05 năm trong thời gian 01 năm trước thời điểm công bố lãi suất theo quy định tại Nghị định này cộng (+) tỷ lệ chi phí quản lý hoạt động và dự phòng rủi ro của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tỷ lệ chi phí quản lý ổn định trong thời kỳ 03 năm, đảm bảo cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam đủ nguồn kinh phí hoạt động và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Trường hợp có biến động lớn, Ngân hàng Phát triển Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định tỷ lệ chi phí quản lý hoạt động phù hợp. 9 - Định kỳ vào ngày cuối cùng của quý, căn cứ nguyên tắc xác định lãi suất quy định trên, Ngân hàng Phát triển Việt Nam xác định và công bố mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước. - Mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước đối với mỗi dự án theo quy định trên được áp dụng cho toàn bộ dư nợ của dự án từ thời điểm điều chỉnh. - Lãi suất nợ quá hạn đối với mỗi dự án do Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định, tối đa bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn. 1.2.2.6. Đồng tiền cho vay - Đồng tiền cho vay và thu hồi nợ là đồng Việt Nam. - Đối với các dự án ODA, dự án cho vay từ nguồn vốn vay nước ngoài, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được cho vay và thu hồi nợ bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về cơ chế cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 1.2.2.7. Thời hạn ân hạn Thời hạn ân hạn do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định phù hợp với thời gian đầu tư, triển khai hoạt động và nguồn tiền trả nợ của khách hàng. 1.2.2.8. Thực hiện giải ngân và thu nợ Ngân hàng Phát triển Việt Nam trực tiếp giải ngân, thu nợ hoặc ủy thác cho các tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp ở trong nước thực hiện giải ngân, thu nợ, quản lý tài sản đảm bảo, tuân thủ các quy định của pháp luật về ủy thác, nhận ủy thác, cho vay hợp vốn của các tổ chức tín dụng. 1.2.2.9. Bảo đảm tiền vay - Khách hàng khi vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước để đầu tư dự án phải thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm. Đối với từng dự 10 án, Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định cụ thể các biện pháp đảm bảo tiền vay theo, quy định của pháp luật. Trường hợp các dự án đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định. - Ngân hàng Phát triển Việt Nam và khách hàng thực hiện thủ tục đảm bảo tiền vay theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm. - Ngân hàng Phát triển Việt Nam được xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm. 1.2.2.10. Trả nợ vay - Khách hàng có nghĩa vụ và trách nhiệm trả nợ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam đầy đủ và đúng hạn theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký. - Trong thời gian ân hạn, khách hàng chưa phải trả nợ gốc nhưng phải trả lãi theo hợp đồng tín dụng đã ký. - Kể từ ngày đến hạn trả nợ, khách hàng vay vốn không trả được nợ vay của kỳ hạn đó và không được Ngân hàng Phát triển Việt Nam điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ thì số nợ gốc đến hạn nhưng chưa trả phải chịu lãi suất quá hạn theo quy định. 1.2.2.11. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và gia hạn nợ vay - Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ của từng kỳ hạn trả nợ và gia hạn nợ vay trên cơ sở khả năng tài chính của ngân hàng, khả năng trả nợ của khách hàng. - Tổng thời gian gia hạn nợ đối với dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định không vượt quá 1/3 thời hạn cho vay tối đa theo quy định. - Ngân hàng Phát triển Việt Nam hướng dẫn hồ sơ, thủ tục điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ của từng kỳ hạn trả nợ và gia hạn nợ vay cho khách hàng. 1.2.2.12. Phân loại nợ và trích lập quỹ dự phòng rủi ro 11 - Việc phân loại nợ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện theo quy định do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành. - Ngân hàng Phát triển Việt Nam được trích lập Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý các rủi ro do khách hàng không trả được nợ và được tính vào chi phí hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, cụ thể như sau: + Đối với dự phòng chung, mức trích lập bằng 0,75% tổng dư nợ; + Đối với dự phòng rủi ro cụ thể, mức trích lập do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định, tối đa không quá mức trích lập đối với từng nhóm nợ theo quy định Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng đối với các ngân hàng thương mại trên cơ sở kết quả phân loại nợ, tình hình thu - chi tài chính. 1.2.2.13. Xử lý rủi ro và thẩm quyền xử lý rủi ro - Việc xử lý rủi ro của Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải đảm bảo nguyên tắc thực hiện đúng quy định của pháp luật, giảm thiệt hại tối đa cho Nhà nước và gắn trách nhiệm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, khách hàng vay vốn và các cơ quan liên quan trong việc cho vay, thu hồi và xử lý nợ. - Các giải pháp xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước bao gồm: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, xử lý tài sản bảo đảm, khoanh nợ, chuyển ngoại bảng để xử lý, xóa nợ gốc, xóa nợ lãi và bán nợ. - Việc sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro và thẩm quyền xử lý rủi ro được thực hiện theo Quy chế xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quy định. 1.2.2.14. Nguồn vốn thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước Ngân hàng Phát triển Việt Nam được sử dụng nguồn vốn hợp pháp bao gồm: Vốn chủ sở hữu, vốn huy động trong nước và ngoài nước, nguồn vốn 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan