Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tài chính công ty cổ phần lilama 10...

Tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần lilama 10

.DOC
28
32
128

Mô tả:

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS HOÀNG TÙNG Luận văn PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG_LỚP 35K06.2 Trang 1 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS HOÀNG TÙNG MỤC LỤC CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10............................................................................................2 A.GIỚI THIỆU CHUNG..............................................................................................................2 I.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH.........................................................................................................2 II.LĨNH VỰC KINH DOANH....................................................................................................2 III.VỊ THẾ CÔNG TY.................................................................................................................3 IV.LỢI THẾ,KHÓ KHĂN,CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC..........................................................3 1.Những lợi thế cạnh tranh của Công ty.................................................................................3 2. Những khó khăn...................................................................................................................4 3. Những cơ hội phát triển.......................................................................................................4 4. Những thách thức đối với Công ty.......................................................................................5 V.CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ ĐẦU TƯ..........................................................................6 B.PHÂN TÍCH ..............................................................................................................................7 I.PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP....................................................7 1.Phân tích cấu trúc tài sản:....................................................................................................7 2.Phân tích cấu trúc nguồn vốn...............................................................................................9 a.Phân tích tính tự chủ về tài chính:......................................................................................10 b.Phân tích ổn định trong tài trợ:..........................................................................................11 c. Phân tích cân bằng tài chính:............................................................................................12 II. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP....................................14 1. Phân tích hiệu quả kinh doanh..........................................................................................14 a. Phân tích hiệu quả cá biệt.................................................................................................14 b.Phân tích hiệu quả tổng hợp...............................................................................................17 2. Phân tích hiệu quả tài chính:.............................................................................................19 III. PHÂN TÍCH RỦI RO HOẠT ĐỘNG.................................................................................19 1.Phân tích rủi ro phá sản thông qua khả năng thanh toán..................................................19 2.Phân tích rủi ro phá sản thông qua nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng hoán chuyển thành tiền.........................................................................................................................................21 3.Phân tích rủi ro phá sản thông qua đòn bẩy kinh doanh...................................................21 IV.PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH.....................................................................................23 V.TỔNG HỢP,ĐÁNH GIÁ.......................................................................................................24 1.Một số đánh giá chung về phân tích chỉ số........................................................................24 2.Các rủi ro của doanh nghiệp..............................................................................................24 a Rủi ro về kinh tế.................................................................................................................24 b. Rủi ro về luật pháp và chính trị......................................................................................24 c. Rủi ro đặc thù..................................................................................................................24 d. Rủi ro lãi suất.................................................................................................................25 e. Rủi ro khác......................................................................................................................25 3.Tổng hợp kết quả phân tích, nhận xét.................................................................................25 NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG_LỚP 35K06.2 Trang 2 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS HOÀNG TÙNG CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 10 A.GIỚI THIỆU CHUNG I.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH - Công ty cổ phần Lilama 10 tiền thân là Xí nghiệp liên hiệp Lắp máy số 1 Hà Nội, thành lập tháng 12/1960 thuộc công ty lắp máy, ngày 25/1/1983 chuyển thành xí nghiệp liên hiệp lắp máy 10 theo Quyết định số 101/BXD-TCCB thuộc liên hiệp các xí nghiệp lắp máy (nay là Tổng công ty lắp máy Việt Nam). Công ty được đổi tên thành Công ty lắp máy và xây dựng số 10 theo Quyết định số 05/BXD-TCLD ngày 2/1/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. - Từ ngày 1/1/2007, Công ty chuyển sang hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận kinh doanh Công ty cổ phần số 0103015215ngày 29/12/2006. - Ngày 11 tháng 12 năm 2007 Công ty đã nhận được quyết định niêm yết chứng khoán tại sở giao dịch chứng khoán TP hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 12 năm 2007 Công ty chính thức niêm yết 9.000.000 cổ phiếu tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh với mã giao dịch L10. - Ngày 19/10/2008 tại Hà Nội, Công ty vinh dự được trao tặng Giải thưởng và Cúp vàng “Thương hiệu Chứng khoán uy tín” & “Công ty Cổ phần hàng đầu Việt Nam” năm 2008. - Ngày 29/12/2008, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Công ty CP Lilama 10 tổ chức lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động. Đây là phần thưởng cao quý do Đảng và Nhà nước phong tặng cho đơn vị có những thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động sản xuất. - Trong năm 2008 Công ty đã ký hợp đồng gói thầu E1 - dự án Nhà máy thuỷ điện Nậm Công 3 trị giá 2,6 triệu USD. II.LĨNH VỰC KINH DOANH - Xây dựng công trình công nghiệp, đường dây tải điện, lắp ráp máy móc, thiết bị máy móc cho các công trình. - Sản xuất, kinh doanh vật tư, đất đèn, que hàn, oxy, phụ tùng, cấu kiện kim loại cho xây dựng. - Sản xuất vật liệu xây dựng. - Gia công, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa thiết bị nặng ,thiết bị chịu áp lực, thiết bị cơ, thiết bị điện, NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG_LỚP 35K06.2 Trang 3 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS HOÀNG TÙNG kết cấu thép phi tiêu chuẩn, cung cấp lắp đặt và bảo trì thang máy. - Làm sạch và sơn phủ bề mặt kim loại. - Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, các dây chuyền công nghệ, vật liệu xây dựng. - Thí nghiệm, hiệu chỉnh hệ thống điện, điều khiển tự động, kiểm tra mối hàn kim loại. - Đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản, nhà ở, trang trí nội thất. - Thiết kế kết cấu: đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp phục vụ ngành lắp máy. - Thiết kế hệ thông dây chuyền công nghệ chế tạo máy và lắp máy phcuj vụ ngành lắp máy. - Thiết kế hệ thống điều khiển nhiệt điện đối với công trình công nghiệp. III.VỊ THẾ CÔNG TY Công ty cổ phần LILAMA 10 là một thành viên của Tổng Công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA). Với nhiều năm kinh nghiệm và uy tín trong gia công chế tạo, lắp đặt thiết bị các công trình công nghiệp và dân dụng, Công ty LILAMA 10., JSC đã lắp đặt thành công nhiều dây chuyền công nghệ các nhà máy lớn trong lĩnh vực thuỷ điện, nhiệt điện, hoá chất, công nghiệp thực phẩm, vật liệu xây dựng. Ngoài ra theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Bộ Kế hoạch và Đầu tư của ngành xây dựng thì phấn đấu phát triển ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước và có năng lực đấu thầu công trình xây dựng ở nước ngoài, ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng và hiệu lực quy hoạch, năng lực thiết kế, xây dựng và thẩm mỹ kiến trúc. Trải qua hơn bốn mươi năm phát triển và trưởng thành, LILAMA 10., JSC đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường lắp máy và chế tạo, đặc biệt trong lĩnh vực thuỷ điện. Mặc dù đối thủ cạnh tranh có rất nhiều Tổng Công ty có vốn đầu tư lớn và công nghệ cao nhưng bằng chính sách và đường lối phát triển đúng đắn, sự đoàn kết đồng lòng và sáng tạo của Ban lãnh đạo và CBCNV, biết phát huy khai thác thế mạnh của mình. Công ty đã vượt lên chiếm lĩnh một thị phần đáng kể. Theo báo cáo ngành xây dựng, giá trị xây lắp trong năm 2006 là 35.086 tỷ đồng. Với tổng giá trị sản lượng năm 2006 của Công ty đạt 214 tỷ đồng, như vậy Công ty đang chiếm lĩnh 0,61% thị phần toàn ngành. IV.LỢI THẾ,KHÓ KHĂN,CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC. 1.Những lợi thế cạnh tranh của Công ty Công ty có lĩnh vực hoạt động đa dạng như xây dựng các công trình công nghiệp giao thông thuỷ lợi; xây lắp các kết cấu công trình, lắp đặt thiết bị, kết cấu công trình, đường dây và trạm biến thế có điện áp đến 500KV; gia công chế tạo lắp đặt các kết cấu phụ kiện phi tiêu chuẩn bằng kim loại, các đường ống áp lực, các loại bồn bể chịu áp lực thuộc các công trình nhiệt điện, thuỷ điện, các hệ thống dẫn gas và kho gas, chế tạo nồi hơi. Đặc biệt chế tạo các loại dầm lớn trên dây chuyền sản xuất liên hoàn; chế tạo cầu trục, cổng trục có sức nâng trên 30T khẩu độ 25m; chế tạo lắp đặt các thiết bị siêu trường, siêu trọng, chế tạo các băng tải cho các nhà máy xi măng. Bên cạnh đó công tác tư vấn thiết kế, công tác nghiên cứu khoa học được xem là mũi nhọn mang tính đột phá của Công ty, trong các năm từ 2004-2008, công tác khoa học công nghệ của Công ty phát triển mạnh với những bước đột phá lớn. Hàng loạt các công trình nghiên cứu trong việc áp NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG_LỚP 35K06.2 Trang 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS HOÀNG TÙNG dụng sáng tạo khoa học công nghệ vào phục vụ sản xuất mang lại giá trị kinh tế cao (triển khai mở rộng phương pháp hàn tự động trong công nghệ hàn như chế tạo dầm thép, chế tạo thân lò quay, bồn bể chịu áp lực). Nhờ áp dụng công nghệ này mà năng suất hàn đã tăng lên 2-3 lần, chất lượng sản phẩm nâng cao. Hiện nay, chất lượng sản phẩm Công ty được đánh giá tương đương thậm chí còn vượt trội so với sản phẩm cùng loại nước ngoài. Công ty đã chế tạo thành công các sản phẩm, thiết bị mang tính công nghệ cao; được các đơn vị trong và ngoài nước đánh giá cao; như chế tạo cổng trục dầm thép 40 tấn, chế tạo cổng trục 300 tấn cho nhà máy Hạ Long, chế tạo máy nắn dầm thép công nghiệp thay thế nhập ngoại, chế tạo vỏ lò quay cho nhà máy xi măng Sông Gianh. Sản phẩm đã được Bộ Khoa học và công nghệ đánh giá là công trình nghiên cứu khoa học có giá trị thực tiễn. Các sản phẩm của Công ty như lò quay 1,4 triệu tấn xi măng/năm; cổng trục có sức nâng 300 tấn lần đầu tiên được thiết kế chế tạo tại Việt Nam và được xem như là một thế mạnh của Công ty. Công ty ra đời và hoạt động trong thời điểm mà Tổng Công Ty Lắp máy Việt Nam đang trên đà phát triển trở thành một Tập đoàn kinh tế lớn với nhiều dự án được triển khai. Do đó Công ty có cơ hội được tham gia nhiều dự án của Tổng Công ty, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và điều hành hoạt động gia công, chế tạo và lắp đặt các thiết bị cơ khí cho các dự án Xi măng, Thuỷ điện của cả nước. Hiện nay Công ty có đủ năng lực Tổng thầu (EPC) xây lắp các công trình theo hình thức chìa khoá trao tay. Công ty đã và đang đầu tư chiều sâu, nghiên cứu khoa học công nghệ, đa dạng hóa ngành nghề, phấn đấu đưa Công ty trở thành một công ty mạnh khi Tổng công ty Lắp máy Việt Nam trở thành tập đoàn công nghiệp mạnh ở VIệt Nam. 2. Những khó khăn Quy mô vốn của Công ty chưa tương xứng với kế hoạch và thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh đặt ra; chưa đáp ứng đủ nhu cầu đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh của Công ty. Với lĩnh vực hoạt động là chế tạo và lắp đặt các thiết bị công nghệ các công trình công nghiệp, công trình dân dụng… thì đầu vào của Công ty là nguồn nguyên vật liệu (xăng, dầu, thép, xi măng…). Giá cả thị trường các loại nguyên vật liệu này thường xuyên biến động tăng giảm liên tục làm biến động chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Công ty. 3. Những cơ hội phát triển Những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh và ổn định. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, trong giai đoạn 2000-2007 mức độ tăng trưởng GDP đạt NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG_LỚP 35K06.2 Trang 5 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS HOÀNG TÙNG 7,69%-8,2%; trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng luôn dẫn đầu với tốc độ tăng 10,6%, tiếp đến là khu vực dịch vụ tăng 8,5% và khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4,5%; do đó làm tăng nhu cầu đối với dịch vụ cơ khí xây lắp và chế tạo thiết bị của Công ty. Hiện tại, khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam dẫn đến sự suy giảm nhu cầu về ngành xây dựng, do đó đã ảnh hưởng phần nào tới hoạt động kinh doanh trong ngành cơ khí và xây lắp. Tuy nhiên, theo dự báo với tốc độ phát triển bình quân trên 40,7%/năm1; ngành cơ khí vẫn đang có điều kiện và cơ hội phát triển với tốc độ cao trong thời gian tới. Theo kế hoạch phát triển ngành cơ khí trọng điểm, từ nay đến năm 2010 Việt Nam phải đáp ứng tối thiểu 45%-50% nhu cầu sản phẩm cơ khí trong nước và xuất khẩu 30% giá trị sản lượng, doanh số đạt bình quân 3,5-4 tỷ USD2. có chính sách khuyến khích, đã tạo nguồn lực mới cho ngành cơ khí phát triển nhanh. Với môi trường pháp lý trong nước và đầu tư nước ngoài thuận lợi: Chương trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, chương trình cải cách các thủ tục hành chính của Chính phủ, xây dựng các bộ luật của Quốc Hội. Luật doanh nghiệp, luật đầu tư mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2006, các văn bản hướng dẫn đang tiếp tục được hoàn thiện để phù hợp với quá trình hội nhập,… tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần Cơ khí Lắp máy Lilama nói riêng hội nhập khu vực và quôc tế; đồng thời cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Việc cổ phiếu của Công ty chính thức được giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ mở ra cơ hội tốt để Công ty nâng cao tính công khai, minh bạch, tăng cường quảng bá sản phẩm, thương hiệu và có thể huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ công chúng đầu tư, tạo điều kiện cho Công ty ngày càng mở rộng quy mô vốn, tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh. 4. Những thách thức đối với Công ty Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO là một thuận lợi rất lớn đối với các Doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, xây lắp nói riêng nhưng cũng sẽ đặt Công ty trước sự cạnh tranh rất lớn của các nhà đầu tư nước ngoài về công nghệ, máy móc thiết bị cũng như quản lý và thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Bên cạnh đó, với mục tiêu của Tổng công ty LILAMA là trở thành Tập đoàn công nghiệp xây dựng; điều này sẽ mang lại cho các Công ty con những thế mạnh nhất định. Song đi đôi với thuận lợi đó là thị phần của Công ty trong tập đoàn cũng sẽ chịu sự cạnh tranh và chia sẻ với các đơn vị chuyên ngành về cơ khí chế tạo và lắp máy trong cả nước. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG_LỚP 35K06.2 Trang 6 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS HOÀNG TÙNG V.CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ ĐẦU TƯ Tổng công ty LILAMA sẽ phát triển thành Tập đoàn kinh tế và Công ty cổ phần LILAMA 10 sẽ trở thành một Tổng công ty hoạt động đa ngành với lĩnh vực kinh doanh chính là lắp đặt các máy móc thiết bị. Phấn đấu LILAMA 10 trở thành một doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam, trong lĩnh vực lắp đặt các máy móc, thiết bị công nghiệp trong và ngoài nước. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp (kể cả xây dựng) bình quân trong 10 năm tới đạt khoảng 10 – 10,5%/năm. Đến năm 2010, công nghiệp và xây dựng chiếm 40 – 41% GDP và sử dụng 23 – 24% lao động. Như vậy, Chiến lược phát triển ngành công nghiêp xây dựng nói chung tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững và ổn định của Công ty. Chiến lược phát triển trung và dài hạn : Trong thời gian tới LILAMA 10 sẽ từng bước đa dạng hóa, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của mình sang một số lĩnh vực có liên quan khác như: Đầu tư bất động sản; liên doanh, liên kết, đầu tư tài chính dưới hình thức góp vốn vào các công ty khác. Trong năm 2009, Công ty tiếp tục triển khai các dự án thi công các dự án đầu tư xây dựng nhà máy thủy điện Nậm Công 3 do Công ty Lilama 10 làm chủ đầu tư với công suất 8MW với tổng mức đầu tư 170 tỷ , dự kiến hoàn thành vào quý II/2010, khi phát điện doanh thu hàng năm dự tính 20 tỷ đồng. Dự án xây dựng tòa nhà Lilama 10 sẽ được triển khai và động thổ vào quý II/2009 với tổng mức đầu tư dự án 187 tỷ đồng tại đường Lê Văn Lương kéo dài-Hà Nội. Trong định hướng phát triển năm 2010, Lilama 10 phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng 20% năm với cổ tức đạt trên 14% để tiếp tục củng cố vị trí dẫn đầu trong thiết kế, lắp đặt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên khắp các công trình trọng điểm của đất nước. Trong năm 2011 , công ty tiếp tục đầu tư cải tạo nâng cao năng lực Nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép Phủ Lý –Hà Nam giai đoạn 2011-2015 đáp ứng yêu cầu chế tạo sản phẩm có chất lượng cao , giá thành hợp lý.Sử dụng và khai thác hiệu quả sau đầu tư Tòa nhà Lilama10 và nhà máy thủy điện Nậm công 3, tiếp tục hoàn thiện thủ tục đầu tư Tòa nhà Lilama10(giai đoạn II). Kế hoạch năm 2012 tiếp tục đầu tư chiều sâu tăng cường thiết bị phục vụ thi công, dự án xây dựng Tòa nhà Lilama10 giai đoạn 2 với 25 tầng. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG_LỚP 35K06.2 Trang 7 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS HOÀNG TÙNG B.PHÂN TÍCH . I.PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. 1.Phân tích cấu trúc tài sản: -Mục đích: Nhằm phân tích tình hình phân bổ tài sản của doanh nghiệp. -Chỉ tiêu: K = *100% -Từ công thức chung,tính các chỉ tiêu cụ thể: CÂU TRÚC TÀI SẢN CỦA CÔNG TY đvt:% Chỉ tiêu I.Tỷ trọng tài sản ngắn hạn/tổng tài sản 1.Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền 2.Tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 3.Tỷ trọng các khoản phải thu 4.Tỷ trọng hàng tồn kho 5.Tỷ trọng tài sản ngắn hạn khác II.Tỷ trọng tài sản dài hạn/tổng tài sản 1.Tỷ trọng các khoản phải thu dài hạn 2.Tỷ trọng tài sản cố định 3.Tỷ trọng bất động sản đầu tư 4.Tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính dài hạn 5.Tỷ trọng tài sản dài hạn khác Năm 2009 68,40 21,68 0,00 25,76 48,56 4,00 31,60 0,00 81,48 0,00 16,99 1,53 Năm 2010 49,46 8,82 0,00 31,46 52,67 7,05 50,54 0,00 92,06 0,00 7,94 0,00 Năm 2011 48,96 9,67 0,00 48,81 39,99 1,53 51,04 0,00 63,73 28,68 7,13 0,45 Biểu đồ 1: Các chỉ tiêu cấu trúc tài sản NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG_LỚP 35K06.2 Trang 8 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG_LỚP 35K06.2 GVHD: PGS.TS HOÀNG TÙNG Trang 9 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS HOÀNG TÙNG Các tỷ số về cấu trúc tài sản cho thấy đã có sự thay đổi về tỷ trọng tài sản ngắn hạn,tỷ trọng tài sản dài hạn trên tổng tài sản của công ty qua 3 năm, cụ thể: tăng tỷ trọng tài sản dài hạn từ 31,6% (năm 2009) lên 51,04% (năm 2011); tăng nhanh ở giai đoan 2009-2010,tăng 18,94%; giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn từ 68,4% (năm 2009) xuống 48,96% (năm 2011). Từ các tỷ trọng TS ngắn hạn nhận thấy toàn bộ tài sản của công ty chủ yếu sử dụng cho quá trình luân chuyển vốn, không có đầu tư ra bên ngoài.Năm 2009, tỷ trọng tiền và tương đương tiền chiếm 21,68%,cho thấy rằng công ty đang có một lượng tiền nhàn rỗi rất lớn, nhưng đến năm 2010 thì tỷ lệ này đã giảm tới 12,86% và tiếp tục giảm nhẹ vào năm 2011.Từ năm 2009 tới 2011 tỷ trọng các khoản phải thu đã tăng mạnh, từ 25,76% lên 48,81%, điều này cho thấy chính sách quản lí công nợ của công ty chưa tốt. Tỉ trọng hàng tồn kho chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng tài sản , nguyên nhân do nhiều lĩnh vực hoạt động của công ty cần một lượng hàng tồn kho lớn để đảm bảo cho quá trình hoạt động,trong đó phải kể đến lĩnh vực xây dựng công trình công nghiệp, công ty thường phải trữ lượng nguyên liệu rất lớn để phục vụ cho các dự án xây dựng, một mặt là do lượng vật liệu cần sử dụng cho một dự án là rất lớn, không thể mua đủ ngay lập tức, mặt khác ,vật liệu xây dựng có giá cả giao động rất bất thường,vì vậy cần phải có chính sách hàng tồn kho phù hợp để đảm bảo cho các hoạt động của công ty . Xét về cấu trúc tài sản dài hạn ,trong cả 3 năm mặc dù tỷ trọng tài sản cố định có thay đổi nhưng nó vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất.Giai đoạn 2009-20010, tỷ trọng TSCĐ tăng 10,58%, từ 81,48% năm 2009 lên 92,06% năm 2010,do trong năm 2010 công ty đã tiến hành mua thêm tài sản cố định có giá trị lớn cộng với giá trị của các đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành.Nhưng sau đó lại giảm mạnh vào năm 2011 ,chỉ còn 63,73%. Trong năm 2011, tỷ trọng bất động sản đầu tư chiếm 28,68%, điều này cho thấy công ty đang có chiến lược phát triển trong lĩnh vực mới-bất động sản. 2.Phân tích cấu trúc nguồn vốn. Cấu trúc NV thể hiện chính sách tài trợ của doanh nghiệp, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính. Việc huy động vốn một mặt vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự an toàn trong tài chính, nhưng mặt khác liên quan đến hiệu quả và rộng hơn là rủi ro của doanh nghiệp NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG_LỚP 35K06.2 Trang 10 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS HOÀNG TÙNG a.Phân tích tính tự chủ về tài chính: -Mục đích:Nhằm phân tích năng lực vốn có của người chủ sở hữu trong tài trợ hoạt động kinh doanh. -Chỉ tiêu: Tỷ suất tự tài trợ = Tỷ suất nợ = *100% *100% -Từ công thức chung tính các chỉ tiêu cụ thể: CẤU TRÚC NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY Chỉ tiêu 1.Nguồn vốn chủ sở hữu 2.Nợ phải trả 3.Tổng tài sản 4.Tỷ suất tự tài trợ(%) 5.Tỷ suất nợ(%) Năm 2009 125.177.981.754 364.237.482.270 489.415.464.024 25,58 74,42 Năm 2010 144.783.719.219 509.861.474.500 654.645.193.719 22,12 77,88 Năm 2011 147.231.741.448 574.412.699.751 721.644.441.199 20,40 79,60 Biểu đồ 2: Cấu trúc nguồn vốn Nhìn vào đồ thị và bảng số liệu ta thấy: toàn bộ tài sản của công ty được tài trợ chủ yếu bằng nợ phải trả với hơn 70% trong giai đoạn 2009-2011. Tỷ suất nợ có xu hướng tăng từ năm 2009 tới nam 2011 tương ứng với mức tăng 5,18%,từ 74,42% (năm 2009) lên 79,6% (năm 2011). Đồng thời với sự tăng lên của tỷ suất nợ thì tỷ suất tự tài trợ của công ty có xu hướng giảm qua các năm, từ 25,58% năm 2009 giảm xuống 20,45 năm 2011. Tình hình trên cho thấy tính tự chủ NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG_LỚP 35K06.2 Trang 11 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS HOÀNG TÙNG trong tài trợ của công ty không cao,nguồn tài trợ chính cho các hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa vào nợ phải trả, do vậy áp lực thanh toán các khoản nợ là rất lớn. b.Phân tích ổn định trong tài trợ: -Mục đích: Nhằm phân tích khả năng sử dụng các nguồn vốn lâu dài ,ổn định để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. -Chỉ tiêu: Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên = *100% Tỷ suất nguồn vốn tạm thời= *100% NVTX=VCSH+Nợ dài hạn NVTT=Nợ ngắn hạn -Từ công thức chung tính các chỉ tiêu cụ thể: Chỉ tiêu 1.Vốn chủ sở hữu 2.Nợ dài hạn 3.Nợ ngắn hạn 4.Nguồn vốn thường xuyên(NVTX) 5.Nguồn vốn tạm thời(NVTT) 6.Tổng nguồn vốn 7.Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên 8.Tỷ suất nguồn vốn tạm thời Năm 2009 125.177.981.754 49.496.080.603 314.741.401.667 174.674.062.357 314.741.401.667 489.415.464.024 35,69 64,31 Năm 2010 144.783.719.219 153.591.369.395 356.270.105.105 298.375.088.614 356.270.105.105 654.645.193.719 45,58 54,42 Năm 2011 147.231.741.448 223.498.731.142 350.913.968.609 370.730.472.590 350.913.968.609 721.644.441.199 51,37 48,63 Biểu đồ 3: Phân tích ổn định trong tài trợ NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG_LỚP 35K06.2 Trang 12 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS HOÀNG TÙNG Qua bảng số liệu và biều đồ, nhận thấy đang có sự chuyển dịch trong tỷ trọng nguồn vốn tạm thời và tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên. Từ năm 2009 tới năm 2011, tỷ suất nguồn vốn tạm thời có xu hướng giảm, năm 2009 là 64,31% tới năm 2010 chỉ còn 54,42% giảm 9,89% và tới năm 2011 là 48,63%. Trong khi đó thì tỷ suất nguồn vốn thường xuyên đang có xu hướng tăng mạnh, tăng 15,68% từ năm 2009 tới 2011.Điều này cho thấy tính ổn định trong tài trợ của doanh nghiệp đang biến chuyển theo chiều hướng tốt. Mặc dù vậy tỷ suất nguồn vốn tạm thời vẫn đang ở mức cao nên áp lực thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty vẫn còn rất lớn. c. Phân tích cân bằng tài chính: -Mục đích: Xem xét mối quan hệ giữa từng loại nguồn vốn với từng loại tài sản để chỉ ra những mất cân bằng trong tài trợ của doanh nghiệp -Chỉ tiêu:  Vốn lưu động ròng (VLĐR): xem xét mức độ tài trợ tài sản dài hạn bằng nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp. VLĐR=NVTX- TS dài hạn Hoặc: VLĐR=TS ngắn hạn- NVTT  Nhu cầu vốn lưu động ròng (NCVLĐR): NCVL ĐR= Hàng tồn kho+Nợ phải thu-Nợ ngắn hạn (không kể nợ vay ngân hàng)  Ngân quỹ ròng (NQR): NQR=VLĐR-NCVLĐR -Bảng số liệu: Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1.NVTX 174.674.062.357 298.375.088.614 370.730.472.590 2.TS dài hạn 154.655.959.649 242.741.348.357 349.594.120.189 4.Hàng tồn kho 162.558.963.456 166.557.449.225 155.919.398.032 5.Nợ phải thu 86.250.403.780 101.645.978.540 137.042.901.269 6.Nợ ngắn hạn (trừ nợ vay ngân hàng) 182.008.627.085 172.594.887.280 207.627.153.376 7.Vốn lưu động ròng( VLĐR) 20.018.102.708 55.633.740.257 21.136.352.402 NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG_LỚP 35K06.2 Trang 13 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 8.Nhu cầu vốn lưu động ròng (NCVLĐR) 9.Ngân quỹ ròng (NQR) GVHD: PGS.TS HOÀNG TÙNG 66.800.740.151 (46.782.637.443) 95.608.540.485 (39.974.800.228) 85.335.145.925 (64.198.793.523) Biểu đồ 4: Phân tích cân bằng tài chính Từ bảng số liệu và biểu đồ trên, nhận thấy trong giai đoạn 2009-2010 cả VLĐR và NCVLĐR đều tăng mạnh, năm 2009 VLĐR là 20.018.102.708 đ đến năm 2010 đã tăng lên 55.633.740.257, NCVL ĐR tăng 28.807.800.334 đ. Nhưng các chỉ tiêu này lại có xu hướng giảm từ năm 2010 tới năm 2011, VL ĐR giảm 34.497.387.855 đ, NCVL ĐR giảm 10.273.394.560 đ. Ngân quỹ ròng âm trong cả giai đoạn 2009-2011, mặc dù tới năm 2010 mức âm đã giảm từ (46.782.637.433) năm 2009 xuống còn (39.974.800.228), nhưng sau đó lại tăng lên (64.198.793.523) năm 2011. VLĐR >0 trong các năm nên có thể nói doanh nghiệp đang cân bằng trong tài trợ tài sản dài hạn. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG_LỚP 35K06.2 Trang 14 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS HOÀNG TÙNG NCVLĐR > 0: Điều này cho thấy nợ ngắn hạn không kể vay ngắn hạn không đủ để tài trợ cho hàng tồn kho và khoản phải thu. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải huy động các nguồn vay khác từ bên ngoài như ngân hàng, tổ chức tín dụng để tài trợ cho phần chênh lệch này.Dễ lý giải điều này do các ngành hoạt động của doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất dài.Mục tiêu mà các nhà quản trị hướng tới là làm sao để giảm NCVLĐR đến mức tối thiểu. Muốn như vậy cần phải đạt được đồng thời : Duy trì một mức tồn kho tối thiểu mà không gây gián đoạn quá trình sản xuất, thu ngắn tối đa chu kỳ sản xuất, chính sách thương mại, công tác thu hồi nợ khách hàng phải được phát huy tốt nhất. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải cố gắng tìm kiếm các nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài như nợ thuế nhà nước, nợ nhà cung cấp, yêu cầu khách hàng ứng tiền trước … Vì NCVLĐR trong cả 3 năm là rất lớn,nên nguồn vốn dài hạn dôi ra ( vốn luân chuyển) sau khi tài trợ tài sản dài hạn không thể đảm bảo nhu cầu tài trợ ngắn hạn, bởi vậy NQR âm trong cả 3 năm, trong trường hợp này doanh nghiệp đã sử dụng vốn vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu VLĐR, cân bàng tài chính kém an toàn và bất lợi cho doanh nghiệp . II. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP -Phân tích hiệu quả hoạt động: Hiệu quả hoạt động được xem xét một cách tổng thể bao gồm hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính. Hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính có mối quan hệ qua lại do đó khi phân tích hiệu quả hoạt động cần phải xem xét hiệu quả của hai hoạt động này bởi lẽ một doanh nghiệp có thể có hiệu quả hoạt động kinh doanh nhưng lại không có hiệu quả hoạt động tài chính hoặc hiệu quả hoạt động tài chính thấp đó là do các chính sách tài trợ không phù hợp với tình hình chung của doanh nghiệp. - Phân tích hiệu quả kinh doanh: Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất. Phân tích hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp là một vấn đề hết sức phức tạp. Tuy nhiên, ở góc độ phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính thì việc phân tích chỉ giới hạn ở việc phân tích hiệu quả cuối cùng thông qua các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được. Do vậy, nội dung phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các chỉ tiêu: tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần; tỷ suất khả năng thanh toán lãi vay; tỷ suất sinh lời của TS (ROA); tỷ suất sinh lời kinh tế của TS (RE). - Phân tích hiệu quả tài chính: Hiệu quả tài chính thường được các nhà đầu tư quan tâm, một doanh nghiệp có hiệu quả tài chính cao thì sẽ có điều kiện tăng trưởng. Nghiên cứu hiệu quả tài chính nhằm đánh giá sự tăng trưởng TS của doanh nghiệp so với tổng TS mà doanh nghiệp có, đó là khả năng sinh lời của nguồn vốn chủ sở hữu (NVCSH). Khả năng sinh lời NVCSH (ROE) thể hiện qua mối quan hệ giữa lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp với NVCSH. Chỉ tiêu này được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết đinh bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. ROE cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng NVCSH có hiệu quả. Ngược lại, nếu tỷ lệ này thấp thì doanh nghiệp khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư. NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG_LỚP 35K06.2 Trang 15 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS HOÀNG TÙNG 1. Phân tích hiệu quả kinh doanh. a. Phân tích hiệu quả cá biệt Bảng số liệu: Chỉ tiêu 1.Tài sản bình quân 2.Nguyên giá bình quân tài sản cố định 3.VLĐ bình quân 4.Gía trị hàng tồn kho bình quân 5.Số dư bình quân các khoản phải thu khách hàng 6.Số dư bình quân các khoản phải trả 7.Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân 8.Trị giá vốn của hàng mua vào 9.Tổng doanh thu 10.Doanh thu thuần bán hàng 11.Gía vốn hàng bán Chỉ tiêu 1.Hiệu suất sử dụng tài sản 2.Hiệu suất sử dụng TSCĐ 3.Số vòng quay của VLĐ (vòng) 4.Số ngày bình quân một vòng quay của VLĐ (ngày) 5.VL Đ tiết kiệm(lãng phí) (đ) 6.Số vòng quay hàng tồn kho (vòng) 7.Số vòng quay nợ phải thu (vòng) 8.Số vòng quay nợ phải trả (vòng) Năm 2009 422.416.503.497 85.721.612.272 301.308.428.398 175.432.809.097 Năm 2010 572.030.328.872 157.166.337.437 329.288.980.515 166.557.449.225 Năm 2011 688.144.817.459 196.148.910.035 338.550.697.271 155.919.398.032 46.616.141.698 23.086.681.189 119.898.027.106 404.209.879.405 485.328.238.039 480.847.190.202 429.957.570.686 67.068.855.917 55.122.498.117 134.980.850.487 519.994.438.641 587.361.706.127 579.142.609.191 511.997.467.103 125.548.583.277 83.522.794.878 146.007.730.334 539.231.414.634 693.215.476.486 688.833.834.844 568.504.488.558 Năm 2009 1,15 5,66 1,60 Năm 2010 1,03 3,74 1,76 Năm 2011 1,01 3,53 2,03 226,00 205,00 (33.783.318.869) 3,07 9,50 10,38 177,00 (53.575.964.932) 3,65 6,04 7,10 2,45 11,35 19,26 Biểu đồ 5: NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG_LỚP 35K06.2 Trang 16 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS HOÀNG TÙNG Hiệu suất sử dụng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.Theo số liệu ở trên thì hiệu suất sử dụng tài sản đang có xu hướng giảm nhẹ qua các năm, cụ thể năm 2010 là 1,03 giảm 0,12 so với năm 2009, năm 2011 là 1,01 giảm 0,2 so với năm 2010.Điều này cho thấy việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh đang giảm hiệu quả. Cũng giống như hiệu suất sử dụng tài sản, hiệu suất sử dụng tài sản cố định cũng bị giảm sút qua các năm, từ năm 2009 đến năm 2011 đã giảm 2,13.Điều này có thể do tài sản cố định đã sử dụng nhiều năm,chất lượng đã giảm sút, dây chuyền công nghệ đã lạc hậu, công tác quản lý TSCĐ chưa tốt. . . doanh nghiệp cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để có hướng khắc phục Chỉ tiêu số vòng quay của vốn lưu động tăng qua các năm,năm 2009 là 1,6 vòng đến năm 2010 tăng lên là 1,76 vòng, năm 2011 là 2,03 vòng, điều này cho thấy hiệu quả đồng vốn đem lại đang tăng dần. Một chỉ tiêu khác thường được sử dụng là số ngày bình quân một vòng quay của VLĐ được tính bằng đơn vị ngày. Cách tính cho một năm, hay một quý như sau: Mỗi vòng quay của vốn cần một thời gian càng ngắn càng tốt. Số ngày bình quân một vòng quay của VLĐ = Từ năm 2009 đến 2011, số ngày bình quân một vòng quay của VLĐ đã giảm tới 49 ngày, từ 225 ngày (năm 2009) xuống còn 177 ngày (năm 2011),cho thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh,hiệu quả sử dụng vốn vì thế cũng tăng. Để đánh giá việc sử dụng VLĐ đã hợp lý chưa người ta sử dụng chỉ tiêu VLĐ tiết kiệm(lãng phí): VL Đ tiết kiệm (lãng phí) = (N1-N0)* NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG_LỚP 35K06.2 Trang 17 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS HOÀNG TÙNG Năm 2010 doanh nghiệp đã tiết kiệm được 33.783.318.869đ so với năm 2009, năm 2011 so với năm 2010 đã tiết kiệm được 53.575.964.932đ. Khả năng quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp càng tốt thì nhu cầu vay nợ càng giảm. Ngay cả khi doanh nghiệp có tiền nhàn rỗi thì việc quản lý vốn lưu động cũng rất cần thiết vì nó đảm bảo rằng lượng vốn nhàn rỗi này sẽ được đầu tư một cách hiệu quả nhất cho nhà đầu tư. Qua các số liệu trên nhận thấy rằng công tác quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp là rất tốt , tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển bền vững. Chỉ tiêu số vòng quay của hàng tồn kho cũng tăng trong 3 năm, năm 2010 là 3,07 vòng tăng 0,62 vòng so với năm 2009 ( 2,45 vòng), năm 2011 tăng lên 3,65 vòng. Điều này cho thấy tốc độ chuyển hóa hàng tồn kho thành tiền đang tăng dần. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy DN bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là DN sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng DN bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Số vòng quay nợ phải thu giảm mạnh qua các năm, giảm 4,95 vòng từ năm 2009 đến năm 2011.Điều này cho thấy hiệu quả thu hồi nợ không cao , số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và có thể doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm cho nguồn vốn lưu động này.Do vậy doanh nghiệp cần phải điều chỉnh chính sách bán hàng trả chậm và tình hình thu hồi nợ hợp lý. Số vòng quay nợ phải trả cũng giảm dần qua các năm, năm 2009 là 19,26 vòng đến năm 2011 chỉ cong 7,1 vòng. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả năm sau nhỏ hơn năm trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán chậm hơn năm trước. Chỉ số Vòng quay các khoản phải trả quá nhỏ (các khoản phải trả lớn), sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý việc chiếm dụng khoản vốn này có thể sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp và chất lượng sản phẩm đối với khách hàng b.Phân tích hiệu quả tổng hợp Bảng số liệu: Chỉ tiêu 1.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2.Lợi nhuận trước thuế 3.Tổng doanh thu 4.Doanh thu bán hàng và doanh thu hoạt động tài chính 5.Tổng tài sản bình quân 6.Nguồn vốn chủ sở hửu bình quân Năm 2009 Năm 2010 25.600.725.401 28.695.063.372 485.328.238.039 33.074.161.711 26.594.710.907 33.133.263.183 28.903.623.112 587.361.706.127 693.215.476.486 484.501.394.446 422.416.503.497 119.898.027.106 586.815.812.646 690.769.204.991 572.030.328.872 688.144.817.459 134.980.850.487 146.007.730.334 NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG_LỚP 35K06.2 Năm 2011 Trang 18 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS HOÀNG TÙNG 7.Chi phí lãi vay 8.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (8)=(2)/(3)% 9.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu hoạt động kinh doanh . (9)=(1)/(4)% 10.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đã loại bỏ ảnh hưởng của cấu trúc tài chính (10)=((1)+(7))/(3)% 11.Tỷ suất sinh lời tài sản(ROA) (11)=(2)/(5)% 12.Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản(RE) (12)=((2)+(7))/(5)% 8.675.173.960 15.676.662.828 59.287.553.619 5,91 5,64 4,17 5,28 5,64 3,85 7,70 8,31 12,72 6,79 5,79 4,20 8,85 8,53 12,82 Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy doanh thu chủ yếu có được của doanh nghiệp là từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính các hoạt động khác cũng góp phần gia tăng doanh thu nhưng không đáng kể. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu dương trong các năm ,năm 2009 là 5,91%, năm 2010 là 5,64%, năm 2011 là 4,17% điều này có nghĩa là công ty đang kinh doanh có lãi, nhưng có xu hướng giảm sút qua các năm.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chịu ảnh hưởng của chính sách tài chính ,vì vậy để loại trừ ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả thì người ta sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Từ các số liệu về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đã loại bỏ ảnh hưởng của cấu trúc tài chính nhận thấy rằng cấu trúc tài chính ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. -Phân tích phương trình Dupont: ROA= * *100% =Tỷ suất lợi nhuận /doanh thu * Hiệu suất sử dụng TS Chỉ tiêu 1.Hiệu suất sử dụng TS 2.Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (%) 3.ROA(%) Năm 2009 1,15 5,91 6,79 Năm 2010 1,03 5,64 5,79 Năm 2011 1,01 4,17 4,20 - Phân tích giai đoạn năm 2009-2010:  Đối tượng phân tích: ∆ROA= 5,79%-6,79%=-1%  Các nhân tố ảnh hưởng: Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu=(5,64%-5,91%)*1,15=-0,31% Hiệu suất sử dụng TS=5,64%*(1,03-1,15)=-0,69%  Nhận xét: NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG_LỚP 35K06.2 Trang 19 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH GVHD: PGS.TS HOÀNG TÙNG Sự giảm của ROA là do sự giảm của cả 2 nhân tố tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu giảm làm cho ROA giảm 0,31%, điều này cho thấy năng lực quản lý của doanh nghiệp đang giảm sút. -Phân tích giai đoạn năm 2010-2011:  Đối tượng phân tích: ∆ROA =4,2%-5,79%=-1,59%  Các nhân tố ảnh hưởng: Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu=(4,17%-5,64%)*1,03=-1,51% Hiệu suất sử dụng TS=4,17%*(1,01-1,03)=-0,08%.  Nhận xét: Sự giảm của ROA chủ yếu là do sự giảm của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm làm ROA giảm tới 1,51% , trong khi sự thay đổi của hiệu suất sử dụng tài sản chỉ làm cho ROA giảm 0,08%,điều này cho thấy sự giảm sút trong trình độ quản lý của doanh nghiệp.Doanh nghiệp cần phải có những chính sách cải thiện tình trạng này để nâng cao khả năng sinh lời của tài sản. -Phân tích RE: Chỉ tiêu 1.Nợ vay bình quân 2.Chi phí lãi vay 3.Lãi suất vay bình quân (%) ( r) 4.Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE) Năm 2009 135.234.173.597 8.675.173.960 6,41 Năm 2010 258.710.314.179 15.676.662.828 6,06 Năm 2011 326.632.216.691 59.287.553.619 18,15 8,85 8,53 12,82 Trong năm 2009 và năm 2010 thì RE > r, chứng tỏ việc vay vốn là có hiệu quả, Trong trường hợp này doanh nghiệp nên vay thêm để kinh doanh nếu có nhu cầu mở rộng kinh doanh mà vẫn giữ được hiệu quả kinh doanh như cũ.Nhưng đến năm 2011 thì RE=12,82% - Xem thêm -

Tài liệu liên quan