Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty ...

Tài liệu Phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cp cung ứng tàu biển sài gòn

.DOC
167
107
98

Mô tả:

i MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG TÀU BIỂN SÀI GÒN................................................................................5 1.1. Những khái niệm cơ bản.......................................................5 1.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái:................................................5 1.1.2. Giá cả cho giao dịch quốc tế: tỉ giá hối đoái thực tế và danh nghĩa...................................................................................5 1.1.3. Lý thuyết đầu tiên về xác định tỉ giá hối đoái: sự ngang bằng sức mua..............................................................................8 1.1.3.2. Ý nghĩa của lý thuyết ngang bằng sức mua...............9 1.1.3.3. Những hạn chế của lý thuyết ngang bằng sức mua..11 1.2. Các loại tỷ giá......................................................................12 1.3. Các chế độ tỷ giá..................................................................13 1.3.1. Tỷ giá hối đoái cố định...................................................13 1.3.2. Tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn...................................13 1.3.3. Tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lí...................................13 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái......................14 1.4.1. Cán cân thanh toán quốc tế.............................................14 1.4.2. Lạm phát.........................................................................16 1.4.3. Lãi suất..........................................................................16 1.4.3.1 Ngắn hạn..................................................................16 1.4.3.2. Dài hạn....................................................................16 1.4.4. Các yếu tố khác..............................................................17 1.5. Hợp đồng kỳ hạn và các công cụ phái sinh.......................18 1.5.1. Hợp đồng kỳ hạn............................................................18 1.5.2. Hợp đồng hoán đổi.........................................................20 ii 1.5.3. Hợp đồng quyền chọn.....................................................22 1.6. Hoạt động XNK và ảnh hưởng của tỷ giá đến hiệu quả hoạt động XNK...........................................................................24 1.6.1. Hoạt động XNK..............................................................24 1.6.2. Ảnh hưởng của tỷ giá đến hoạt động XNK....................24 1.6.2.1. Khi tỷ giá tăng..........................................................24 1.6.2.2. Khi tỷ giá giảm.........................................................25 1.7. Khảo sát các nghiên cứu trước...........................................25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG TÀU BIỂN SÀI GÒN............................27 2.1. Giới thiệu về Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn. 27 2.1.1. Quá trình hình thành phát triển của Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn.......................................................................27 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động chủ yếu........28 2.1.2.1. Chức năng................................................................28 2.1.2.2. Nhiệm vụ..................................................................29 2.1.2.3. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu.....................................29 2.1.3. Cơ cấu tổ chức................................................................29 2.1.3.1. Sơ đồ Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty...............29 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:..............30 2.1.4. Các nhóm sản phẩm........................................................32 2.1.5. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển trong thời gian tới của Công ty..........................................................34 2.1.5.1. Thuận lợi..................................................................34 2.1.5.2. Khó khăn.................................................................34 2.1.5.3. Phương hướng hoạt động năm 2011 và những năm tới..........................................................................................35 2.1.6. Năng lực kinh doanh của Công ty..................................35 2.1.6.1. Vốn...........................................................................35 iii 2.1.6.2. Tình hình lao động...................................................36 2.1.6.3. Về trang thiết bị, công nghệ của công ty..................39 2.2. Tình hình kinh doanh của công ty.....................................39 2.2.1 Phân tích khái quát về tài sản, nguồn vốn của công ty từ năm 2010:.................................................................................39 2.2.1.1. Phân tích khái quát về tài sản nhằm:........................39 2.2.1.2. Phân tích khái quát về nguồn vốn............................42 2.2.2. Lợi nhuận và Tỷ suất lợi nhuận......................................44 2.2.3. Vòng quay tổng vốn.......................................................48 2.2.4. Vòng quay hàng tồn kho.................................................51 2.2.5. Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước..............53 2.2.6. Tình hình tiêu thụ trong nước và cơ cấu thị trường NK của Công ty...............................................................................54 2.2.6.1. Tình hình tiêu thụ trong nước..................................54 2.2.6.2. Cơ cấu thị trường NK...............................................55 2.2.7. Thuận lợi và khó khăn....................................................55 2.2.7.1. Thuận lợi..................................................................55 2..2.7.2. Khó khăn.................................................................56 2.3. Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của Công ty cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn........................56 2.3.1. Những nguyên nhân gây biến động tỷ giá USD/VND từ năm 2008 đến 2010...........................................................................56 2.3.1.1. Cán cân thanh toán quốc tế......................................59 2.3.1.2. Lạm phát...................................................................61 2.3.1.4. Các nguyên nhân khác.............................................75 2.3.2. Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh XNK của Công ty Cổ Phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn......77 2.3.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2008 đến 2010 ...............................................................................................77 2.3.2.2. Kim ngạch NK.........................................................78 iv 2.3.2.3. Ảnh hưởng của giá cả, số lượng USD đến chi phí NK79 2.3.2.5. Số lượng hợp đồng không thực hiện được qua các năm do tỷ giá tăng.................................................................83 2.3.2.6. Lãi, lổ do chênh lệch tỷ giá qua các năm.................84 CHƯƠNG 3: CÁC PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO DO TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG TÀU BIỂN SÀI GÒN.................................................................................................85 3.1. Các phát hiện qua nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty Cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn...............................................................85 3.2. Dự báo triển vọng phát triển của Công ty Cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn trong thời gian tới...............................87 3.2.1 Dự báo về sự biến động của tỷ giá hối đoái trong thời gian tới......................................................................................87 3.2.2. Dự báo triển vọng phát triển của Công ty Cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn trước sự biến động của tỷ giá hối đoái.....................................................................................88 3.2.2.1. Dự báo môi trường kinh doanh..............................88 3.2.2.2. Phương hướng hoạt động năm 2011 và những năm tới..........................................................................................89 3.3. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro do tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn......................................................90 3.3.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý................................90 3.3.2. Giải pháp hoàn thiện mục tiêu phương hướng kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.................................................91 3.3.3. Giải pháp giảm thiểu rủi ro đối với việc tăng tỷ giá trong những năm qua...........................................................................92 v 3.3.4. Giải pháp đưa ra của doanh nghiệp khi lãi suất tăng......99 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................102 KẾT LUẬN...............................................................................102 Tài liệu tham khảo:......................................................................106 vi DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Danh mục các sản phẩm của Công Ty cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn..............................................................32 Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty........................................36 Bảng 2.3: Cơ cấu vốn thông qua số lượng cổ phiếu........................36 Bảng 2.4: Cơ cấu sử dụng lao động theo giới tính, trình độ, theo tính chất công việc:..................................................................37 Bảng 2.5: Thu nhập bình quân của người lao động.........................38 Bảng 2.6: Phân tích tình hình tài sản của công ty năm 2010 so với năm 2009...........................................................................40 Bảng 2.7: Phân tích tình hình nguồn vốn của công ty năm 2010....43 Bảng 2.8: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản và trên chi phí của công ty..........................................45 Bảng 2.9: Vòng luân chuyển Tài sản, VLĐ và hiệu quả sử dụng vốn của công ty qua 3 năm 2008-2010....................................49 Bảng 2.10: Vòng quay hàng tồn kho và kỳ luân chuyển hàng tồn kho của công ty năm 2008 - 2010.....................................52 Bảng 2.11: Tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước của công ty năm 2010.......................................................53 Bảng 2.12: Tỷ giá VND/USD từ năm 1/01/2008 đến 21/04/2011. .57 Bảng 2.13: Cán cân thanh toán giai đoạn 2008-2010......................59 Bảng 2.15: Lãi suất huy động và cho vay của các Ngân hàng thương mại phổ biến như sau: (tính đến cuối quý I năm 2010).......65 vii Bảng 2.16: Một số ngân hàng và các mức lãi suất cam kết cho vay đã báo cáo với NHNN:......................................................66 Bảng 2.17: Lãi suất huy động và cho vay của các Ngân hàng thương mại phổ biến như sau: (tính đến cuối quý II năm 2010)......68 Bảng 2.18: Lãi suất huy động và cho vay của các Ngân hàng thương mại phổ biến như sau: (tính đến cuối quý III năm 2010)....70 Bảng 2.19: Lãi suất huy động và cho vay của các Ngân hàng thương mại phổ biến như sau: (tính đến ngày 10/12/2010)..........73 Bảng 2.20: Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí lãi vay qua các năm của Công ty Cổ Phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn...............75 Bảng 2.21: Doanh thu và lợi nhuận qua các năm của Công ty Cổ Phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn...................................78 Bảng 2.22: Biến động số lượng và giá cả USD qua các năm.........79 Bảng 2.23: Các khoản mục có số dư ngoại tệ của công ty từ năm 2008 đến 2010...................................................................81 Bảng 2.24: Số lượng hợp đồng không thực hiện được qua các năm và thiệt hại ước tính...........................................................83 Bảng 2.25: Lãi, lổ do chênh lệch tỷ giá qua các năm......................84 Bảng 3.1: Dự báo tỷ giá danh nghĩa một số ngoại tệ chủ chốt........87 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty......................30 Hình 2.2: Một số sản phẩm chính của công ty................................33 Hình 2.3: Biểu đồ tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản và trên chi phí của công ty...............................46 Hình 2.4: Biểu đồ biểu hiện cơ cấu thị trường NK của công ty năm 2010....................................................................................55 Hình 2.5: Tỷ giá VND/USD từ năm 1/01/2008 đến 21/04/2011...56 Hình 2.6: Biểu đồ tỷ giá USD/VND trong 5 năm trở lại đây (20062011), nguồn: TVSI..............................................................58 Hình 2.7: Biểu đồ diễn biến lạm phát hàng tháng năm 2010..........61 Hình 2.8: Biểu đồ thể hiện lãi suất của USD và VND trong năm 2008....................................................................................62 Hình 2.9: Biểu đồ diễn biến lãi suất trong quí 1/2010....................64 Hình 2.10: Biểu đồ tỷ giá USD/VND từ năm 2009 đến nay...........76 Hình 2.11: Biểu đồ biểu hiện kim ngạch NK của công ty qua các năm......................................................................................78 Hình 2.12: Phân tích biến động lượng, giá USD tác động đến chi phí NK năm 2009 so với chi phí NK năm 2008.................80 Hình 2.13: Phân tích biến động lượng, giá USD tác động đến chi phí NK năm 2010 so với chi phí NK năm 2009.................80 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khi nền kinh tế ngày càng phát triển cùng với xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa, việc mua bán hàng hóa không chỉ còn bó hẹp trong phạm vi của một quốc gia mà dần dần được mở rộng ra phạm vi toàn thế giới, các quốc gia giao thương với nhau nhiều hơn. Nhưng mỗi quốc gia lại sử dụng một đồng tiền riêng cho mình, do đó việc mua bán hàng hóa gặp nhiều khó khăn trong việc tính giá cả của hàng hóa. Chính vì vậy mà TGHĐ ra đời nhằm giúp chuyển đổi đồng tiền giữa các quốc gia, thuận lợi hơn trong quá trình mua bán. TGHĐ là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay, nó đóng vai trò rất quan trọng trong thương mại, đầu tư và tín dụng quốc tế, trong việc xác định, tính toán cán cân thanh toán nói riêng cũng như sức mạnh kinh tế đối ngoại của một quốc gia nói chung. TGHĐ giúp chúng ta so sánh giá cả của các hàng hóa và dịch vụ sản xuất trên các nước khác nhau. Chính vì điều này mà tỷ giá hối đoái được sử dụng để điều tiết chính sách khuyến khích XK hay NK hàng hóa của một nước. Đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh XNK như Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn thì tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả hoạt động của công ty. Vì là một công ty XNK, thường xuyên mua bán với các công ty nước ngoài, khi tỷ giá thay đổi sẽ làm cho dòng tiền của công ty luôn thay đổi, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Nhưng tỷ giá hối 2 đoái thì luôn biến động ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của công ty. Vì vậy việc dự đoán và đưa ra các giải pháp nhằm giúp công ty hạn chế rủi ro về tỷ giá là hết sức cần thiết, giúp công ty hạn chế rủi ro và gia tăng lợi nhuận. Thấy được tầm quan trọng của tỷ giá đối với hoạt động XNK của doanh nghiệp em quyết định chọn đề tài “Phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động XNK của Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn”. 2. Mục tiêu nghiên cứu • Tìm hiểu những nguyên nhân làm biến động tỷ giá giữa đồng USD và VND từ năm 2008 đến 2010 • Phân tích sự tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh XNK của công ty từ năm 2008 đến 2010. • Đề ra các giải pháp giúp công ty giảm thiểu rủi ro về tỷ giá. 3. Phương pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài này thông qua một số phương pháp sau: Phương pháp luận phân tích: Lý thuyết cân bằng sức mua, Lý thuyết ngang giá lãi suất (IRP), lạm phát theo quan điểm của K.Marx và hiện đại, hợp đồng kỳ hạn và các công cụ phái sinh, lãi suất, quy luật cung cầu ngoại tệ.  Thu thập số liệu + Số liệu sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ trong phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. + Số liệu thứ cấp: 3 • Thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính và các tài liệu báo cáo của Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn qua các năm 2008, 2009, 2010 như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán… • Thu thập thông tin về tỷ giá trên website của niên giám thống kê, bộ công thương, ngân hàng nhà nước… • Thu thập thông tin về các chính sách quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam trên sách, báo, tạp chí, truyền hình và internet. • Số liệu thu thập được phân tích bằng các phương pháp như: phương pháp so sánh, thống kê… Phân tích số liệu bằng một số phương pháp sau: + Phương pháp so sánh, tổng hợp: so sánh số liệu giữa các năm rồi đi đến kết luận. + Phương pháp thống kê: các số liệu được thống kê theo năm để từ đó so sánh, phân tích và rút ra kết luận. + Phương pháp nghiên cứu trường hợp: phân tích các số liệu trong một thời điểm nhất định, trong từng trường hợp cụ thể. 4 4. Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố liên quan đến TGHĐ và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. 5. Phạm vi nghiên cứu  Không gian: Đề tài được nghiên cứu tại công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn. Địa chỉ: 3G Phổ Quang, P2, Q.Tân Bình, TP.HCM.  Thời gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ ngày 21/02/2011 đến ngày 20/5/2011.  Số liệu dùng để nghiên cứu đề tài chủ yếu trong 3 năm từ 2008 đến 2010. Do thời gian và điều kiện tiếp cận với Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn có hạn, hơn nữa kiến thức và kinh nghiệm trong việc nghiên cứu đề tài này còn nhiều hạn chế nên phạm vi của đề tài chỉ nghiên cứu sự tác động của tỷ giá hối đoái giữa USD và VND đến hoạt động của Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn từ năm 2008 đến 2010. 6. Ý nghĩa của đề tài Điểm mới của đề tài này là : cho đến nay, đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên về tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn. Và đề tài này được nghiên cứu trong thời điểm tỷ giá hoái đối đang biến động phức tạp, cho nên việc nghiên cứu đề tài này là có khả thi. Đề tài 5 nghiên cứu này hy vọng mang lại ý nghĩa rất lớn cho các bên liên quan sau: Đối với em  Củng cố các kiến thức lý luận chung về tỷ giá hối đoái đã được học trong chương trình đại học vào thực tiễn doanh nghiệp.  Tăng cường kỹ năng của chính em trong việc nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đây cũng là cơ sở để em có thể thực hiện những cuộc nghiên cứu sâu hơn và rộng hơn trong nhiều lĩnh vực khác. Đối với Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn và các doanh nghiệp trong ngành Việc nghiên cứu những vấn đề nêu trên nhằm giúp Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn và các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh xuất nhập khẩu xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro về tỷ giá, góp phần tăng lợi nhuận cho Công ty. 7. Kết cấu luận văn Phần mở đầu Chương 1: Cơ sở lý thuyết về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn. Chương 2: Thực trạng tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn. 6 Chương 3: Một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro do tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn. Kết luận và kiến nghị Do thực tế và lý thuyết có những khoảng cách nhất định, thời gian thực tập ngắn, kiến thức có hạn và lần đầu tiên em làm đề tài mới nên còn nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được sự thông cảm, góp ý của quý thầy cô. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG 7 XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG TÀU BIỂN SÀI GÒN 1.1. Những khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là giá của một loại tiền tệ được biểu hiện qua một loại tiền tệ khác. Nó được coi như là một loại giá quốc tế bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau trong không gian quốc tế. TGHĐ là một trong các công cụ của chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ, nên ngoài việc chịu điều tiết bởi cung cầu tiền tệ, tỷ giá còn chịu tác động bởi các mục tiêu của các chính sách kinh tế - tài chính của quốc gia trong từng thời kì nhất định. Trên thế giới, hầu hết các chính phủ đều tác đông trực tiếp hay gián tiếp đến tỷ giá hối đoái. Mức độ tác động này phụ thuộc vào sự biến động của môi trường kinh tế vĩ mô trong từng thời kì nhất định, mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, niềm tin của công chúng vào chính sách phát triển đất nước của chính phủ, sự tác động của nền kinh tế toàn cầu, thực trạng của nền kinh tế... Các biện pháp bảo vệ cũng là nhân tố quan trọng làm thay đổi cung cầu ngoại tệ và làm tỷ giá biến động. 1.1.2. Giá cả cho giao dịch quốc tế: tỉ giá hối đoái thực tế và danh nghĩa. Cho đến nay chúng ta đã thảo luận về luồng chu chuyển hàng hóa và vốn giữa các quốc gia. Bên cạnh các biến lượng này, các nhà kinh tế vĩ mô còn nghiên cứu các biến số phản ánh giá cả của giao dịch quốc tế. Cũng giống như trên bất cứ thị trường nào, giá cả đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp người mua và bán: giá quốc 8 tế phối hợp quyết định của người tiêu dùng và sản xuất khi họ tương tác với nhau trên thị trường thế giới. Ở đây, chúng ta bàn hai loại giá cả quan trọng nhất là tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế. - Tỉ giá hối đoái danh nghĩa Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ lệ mà tại đó một người đổi đồng tiền của một quốc gia này lấy một đồng tiền quốc gia khác. Ví dụ khi đến ngân hàng, bạn thấy người ta niêm yết 80 yên/đô la. Nếu đưa cho ngân hàng một đô la, họ sẽ đưa lại cho bạn 80 yên Nhật; và nếu bạn đưa cho ngân hàng 80 yên, họ sẽ đưa lại bạn 1 đô la. Trong thực tế, ngân hàng niêm yết giá bán và mua yên khác nhau. Mức chênh lệch này là một trong những nguồn tạo ra lợi nhuận của ngân hàng cho việc cung ứng dịch vụ này. Để đơn giản hóa vấn đề, chúng ta bỏ qua chênh lệch này. Tỷ giá hối đoái có thể được biểu diễn dưới hai dạng. Nếu tỷ giá hối đoái là 80 yên một đô la thì nó cũng là 1/80 (=0.0125) đô la một yên. Nếu tỷ giá hối đoái thay đổi sao cho một đô la có thể đổi được nhiều ngoại tệ hơn, chúng ta nói đó là sự lên giá của đồng đô la. Nếu tỷ giá hối đoái thay đổi sao cho một đô la mua được ít ngoại tệ hơn, ta nói đó là sự xuống giá của đồng đô la. Có thể có lúc nào đó bạn thấy các phương tiện truyền thông nói rằng đồng đô la mạnh hay yếu. Các thuật ngữ này thường được dùng để chỉ sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Khi một đồng tiền lên giá, người ta nói đồng tiền đó mạnh lên vì nó có thể 9 mua được nhiều ngoại tệ hơn. Ngược lại, khi một đồng tiền xuống giá, người ta nói nó yếu đi. Đối với bất kỳ nước nào, chúng ta cũng thấy có nhiều tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Đồng đô la Mỹ có thể dùng để mua đồng Việt nam, yên Nhật, bảng Anh, Peso Mêhicô,v.v…Khi nghiên cứu những sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái, các nhà kinh tế thường sử dụng các chỉ số được tính bằng số bình quân của nhiều tỷ giá hối đoái. Cũng như chỉ số giá bán lẻ chuyển nhiều loại giá trong nền kinh tế thành một đại lượng duy nhất để phản ánh mức giá, chỉ số tỷ giá hối đoái chuyển các tỷ giá hối đoái khác nhau thành một đại lượng duy nhất để phản ánh giá trị quốc tế của đồng tiền. Cho nên, khi các nhà kinh tế nói đồng đô la lên giá hay xuống giá, họ thường ám chỉ một chỉ số tỷ giá hối đoái tính đến nhiều tỷ giá hối đoái cá biệt. - Tỉ giá hối đoái thực tế Tỷ giá hối đoái thực tế là tỷ lệ mà tại đó một người trao đổi hàng hóa và dịch vụ của nước này lấy hàng hóa và dịch vụ của nước khác. Ví dụ khi mua hàng, bạn thấy két bia Đức có giá gấp đôi két bia Mỹ. Chúng ta có thể nói rằng tỷ giá hối đoái thực tế là 1/2 két bia Đức bằng 1 két bia Mỹ. Hãy chú ý rằng tương tự như tỷ giá hối đoái danh nghĩa, chúng ta biểu hiện tỷ giá hối đoái thực tế bằng số đơn vị hàng hóa nước ngoài trên một đơn vị hàng hóa trong nước. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và thực tế có quan hệ mật thiết với nhau. Để hiểu tại sao, chúng ta hãy xét ví dụ sau. Giả sử một giạ lúa 10 của Mỹ bán được 100 đô la, và một giạ lúa của Nhật bán được 16.000 yên. Tỷ giá hối đoái thực tế giữa lúa của Mỹ và lúa của Nhật là bao nhiêu? Để trả lời câu hỏi này trước tiên ta sử dụng tỷ giá hối đoái danh nghĩa để chuyển các loại giá về cùng một đồng tiền. Nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa là 80 yên một đô la và giá lúa của Mỹ là 100 đô la một giạ, thì giá lúa của Mỹ sẽ là 8.000 yên một giạ lúa. Lúa của Mỹ rẻ bằng một nửa lúa của Nhật. Tỷ giá hối đoái thực tế là 1/2 giạ lúa của Nhật trên một giạ lúa của Mỹ. Chúng ta có thể tóm tắt cách tính tỷ giá hối đoái thực tế này bằng công thức sau: Tỷ giá hối đoái thực tế Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x Giá trong nước = Giá nước ngoài Sử dụng số liệu trong ví dụ ta có: (80 yên một đô la) x (100 đô la giạ lúa Tỷ giá hối đoái thực của Mỹ) tế = 16.000 yên giạ lúa của Nhật 8.000 yên giạ lúa củaMỹ = 16.000 yên giạ lúa của Nhật 1/2 giạ lúa của Nhật trên một giạ lúa = của Mỹ 11 Như vậy tỷ giá hối đoái thực tế phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái danh nghĩa và hàng hóa của hai nước tính bằng đồng tiền trong nước của họ. Tại sao tỷ giá hối đoái thực tế lại quan trọng? Có thể bạn cũng đoán ra, tỷ giá hối đoái thực tế là yếu tố then chốt quyết định việc nước sẽ xuất và nhập khẩu bao nhiêu. Ví dụ, khi công ty Chú Ben quyết định mua lúa của Mỹ hay của Nhật để dự trữ, nó quan tâm đến việc lúa của nước nào rẻ hơn. Tỷ giá hối đoái thực tế đưa ra câu trả lời cho mối quan tâm này. Ví dụ khác là bạn phải quyết định xem sẽ đi nghĩ mát ở đâu, ở Phuket thuộc Thailand hay ở Bali thuộc Indonesia. Bạn hỏi giá khách sạn ở Phuket (tính baht) và giá khách sạn ở Bali (tính bằng rupi) và tỷ giá baht và rupi. Nếu muốn quyết định đi nghĩ mát ở đâu bằng cách so sánh chi phí, thì như vậy bạn đang ra quyết định dựa vào tỷ giá hối đoái thực tế. Tỷ giá hối đoái thực tế của một nước là nhân tố chủ chốt quyết định xuất khẩu ròng của nó về hàng hóa và dịch vụ. Sự xuống giá (giảm) trong tỷ giá hối đoái thực tế của Mỹ hàm ý hàng hóa của Mỹ trở nên rẻ hơn so với hàng ngoại. Sự thay đổi này khuyến khích cả người tiêu dùng trong nước và nước ngoài mua nhiều hàng của Mỹ hơn và mua ít hàng ngoại hơn. Kết quả là, xuất khẩu của Mỹ tăng. Trái lại, sự lên giá (tăng) trong tỷ giá hối đoái thực tế của Mỹ có nghĩa là hàng hóa Mỹ trở nên đắt hơn so với hàng ngoại và xuất khẩu ròng của Mỹ giảm. 1.1.3. Lý thuyết đầu tiên về xác định tỉ giá hối đoái: sự ngang bằng sức mua 12 Tỷ giá hối đoái thay đổi đáng kể theo thời gian. Trong năm 1970, một đô la có thể mua được 3,65 mác Đức hoặc 627 lia Ý. Trong năm 1998, một đô la Mỹ mua được 1,76 mác Đức hoặc 1737 lia Ý. Nói cách khác, trong giai đoạn này giá trị của đô la giảm hơn một nửa so với đồng mác và tăng gấp đôi so với đồng lia. Nguyên nhân nào gây ra những sự thay đổi lớn và ngược chiều này? Các nhà kinh tế đã phát triển rất nhiều mô hình để lý giải quá trình hình thành tỷ giá hối đoái và mỗi lý thuyết chỉ tập trung vào một số lực lượng nhất định. Ở đây, chúng ta xem xét mô hình đơn giản nhất để lý giải tỷ giá hối đoái được gọi là lý thuyết ngang bằng sức mua. Lý thuyết này quả quyết rằng một đơn vị của một đồng tiền nhất định cần có khả năng mua một lượng hàng hóa như nhau ở tất cả các nước. Các nhà kinh tế tin rằng lý thuyết ngang bằng sức mua cho biết quá trình xác định tỷ giá hối đoái trong dài hạn. Bây giờ chúng ta hãy xem xét lý thuyết xác định tỷ giá hối đoái dài hạn này dựa vào căn cứ nào, cũng như những hàm ý và hạn chế của nó. 1.1.3.1. Logíc cơ bản của lý thuyết ngang bằng sức mua Lý thuyết ngang bằng sức mua dựa trên một nguyên lý gọi là quy luật một giá. Nguyên lý này cho rằng hàng hóa phải được bán với mức giá như nhau ở mọi nơi. Nếu không, sẽ có những cơ hội kiếm lợi nhuận chưa được khai thác. Ví dụ, giả sử giá cá tra ở An giang thấp hơn ở Tp. HCM. Một người có thể mua cá tra ở An giang với giá 40 ngàn đồng một kg và bán lại ở Tp. HCM với giá 50 ngàn đồng một kg, qua đó kiếm được lợi nhuận là 10 ngàn một kg từ sự chênh lệch giá. Quá trình tận dụng sự chêch lệch ở các thị trường
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan