Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích rủi ro trong tính toán giá thầu thi công công trình nhà máy xử lý nước...

Tài liệu Phân tích rủi ro trong tính toán giá thầu thi công công trình nhà máy xử lý nước thải phía nam thành phố nha trang

.PDF
127
9
74

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HUỲNH QUỐC DŨNG PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG TÍNH TOÁN GIÁ THẦU THI CÔNG CÔNG TRÌNH NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHÍA NAM THÀNH PHỐ NHA TRANG Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng Công trình dân dụng và công nghiệp Mã ngành: 60.58.02.08 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG CÔNG THUẬT Đà Nẵng, Năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người cam đoan Huỳnh Quốc Dũng TRANG TÓM TẮT TIẾNG ANH PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG TÍNH TOÁN GIÁ THẦU THI CÔNG CÔNG TRÌNH NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHÍA NAM THÀNH PHỐ NHA TRANG Học viên: Huỳnh Quốc Dũng Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng Công trình DD & CN Mã số: 60.58.02.08 Khóa:34.CHKH Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN Tóm tắt – Trong thời gian vừa qua tình hình diễn biến giá cả trên Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng diễn biến phức tạp và tác động mạnh đến chi phí thực hiện dự án, nhất là trong giai đoạn thi công. Do đó để dự án xây dựng đạt hiệu quả cao, cần đặc biệt quan tâm đến các yếu tố rủi ro tác động đến chi phí của dự án trong giai đoạn thi công. Chính vì vậy để giải quyết vấn đề này, tác giả đã vận dụng phương pháp mô phỏng Monte Carlo và phần mềm Matlab để phân tích, tính toán các yếu tố rủi ro như chi phí vật liệu, nhân công, ca máy ảnh hưởng đến chi phí xây dựng Công trình Nhà máy xử lý nước thải phía Nam thành phố Nha Trang từ đó giúp Nhà thầu và Chủ đầu tư hoạch định, tổ chức, kiểm soát và dự báo các rủi ro có thể xảy ra trong gian đoạn thi công để có giải pháp quản lý hiệu quả. Từ khóa - Giá gói thầu; phân tích và tính toán chi phí tối thiếu; phân tích rủi ro trong tính toán tối thiểu; sơ đồ tiến độ ngang; và sơ đồ mạng.. RISK ANALYSIS IN CALCULATING THE BID FOR CONSTRUCTION OF WASTE WATER TREATMENT PLANT IN THE SOUTH OF NHA TRANG CITY Abstract – At present, the price of everything in the world in general and Vietnam in particular are being complicated and strongly impacted to the project implementation cost, especially during construction period. Therefore, in order to construction project to be highly effective, we specially need to care about the risk factors affecting the cost of the project during the construction phase. To solve this problem, the author has applied Monte Carlo simulation method and Matlab software to analyze and calculate the risk factors such as material, labor and machine costs which are affecting to the construction costs of Waste Water Treatment Plant project in the South of Nha Trang City. The result of this study will help the Contractor and Client in planning, organizing, control and forecast the risks which may occur during construction phase and then issue the effective solutions in project management. Key words – package price, analyzing and calculating the minimum cost, risk analyzing of minimum cost, Gannt diagram, CPM, PERT. MỤC LỤC TRANG BÌA LỜI CAM ĐOAN TRANG TÓM TẮT TIẾNG ANH MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài:....................................................................................... 1 2. Mục tiêu đề tài nghiên cứu: .................................................................................. 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ....................................................................... 1 4. Phương pháp nghiên cứu: ..................................................................................... 2 5. Kết quả nghiên cứu: .............................................................................................. 2 6. Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍNH TOÁN GIÁ THẦU ......................................... 3 1.1. Thực trạng tính toán giá thầu: .................................................................................. 3 1.2. Tầm quan trọng của việc phân tích tính toán giá thầu đối với Nhà thầu: ................ 5 1.3. Những vấn đề tồn tại trong phân tích – tính toán giá thầu: ...................................... 6 1.4. Đặc điểm bài toán tính toán giá thầu đối với Nhà thầu: .......................................... 7 1.5. Kết luận chương: ...................................................................................................... 8 CHƯƠNG 2: CÁC CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG PHÂN TÍCH VÀ TÍNH TOÁN GIÁ THẦU .................................................................. 9 2.1. Cơ sở pháp lý ........................................................................................................... 9 2.1.1. Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. .................................................................................. 9 2.1.2. Nghị định 32/2015/NĐ–CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về việc Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình......................................................................................... 9 2.1.3. Nghị định 37/2015/NĐ - CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ về việc Hợp đồng trong hoạt động xây dựng .............................................................................................. 9 2.1.4. Thông tư 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. .............................. 10 2.1.5. Các hình thức hợp đồng ở Việt Nam: ................................................................ 10 2.1.6. Điều chỉnh đơn giá trong hợp đồng xây dựng: ................................................. 11 2.2. Khái niệm, nội dung, ý nghĩa và cơ cấu giá thành xây dựng: ................................ 12 2.2.1. Khái niệm về giá thành trong công tác xây lắp: ............................................... 12 2.2.2. Nội dung của giá thành công tác xây lắp ........................................................... 12 2.3. Một số vấn đề về giá xây dựng: ............................................................................. 13 2.3.1. Đặc điểm của việc định giá trong xây dựng: .................................................... 13 2.3.2. Hệ thống định mức và đơn giá trong xây dựng: ............................................... 14 2.3.3. Giá xây dựng công trình: ..................................................................................... 16 2.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành xây lắp: ................................................. 16 2.4. Lý thuyết phân tích rủi ro ...................................................................................... 19 2.4.1. Định nghĩa rủi ro: ................................................................................................. 19 2.4.2. Phân loại rủi ro: .................................................................................................... 19 2.4.3. Quy trình quản lý rủi ro: ...................................................................................... 19 2.4.4. Phương pháp phân tích rủi ro:............................................................................. 21 2.5. Chi phí tối thiểu:..................................................................................................... 25 2.5.1. Căn cứ tính toán chi phí tối thiểu gói thầu: ....................................................... 25 2.5.2. Phương pháp xác định giá tối thiểu dựa trên các thành phần: ........................ 26 2.5.3. Thành phần chi phí tối thiểu: .............................................................................. 26 2.5.4. Quy trình tính toán chi phí tối thiểu dựa theo thành phần:.............................. 34 2.5.5. Tính toán các định mức hao phí: ........................................................................ 38 2.5.6. Đánh giá chi tiết tính chất công trình đến chi phí tối thiểu: ............................ 39 2.5.7. Đánh giá yếu tố tiến độ: ....................................................................................... 41 2.5.8. Quyết định các hệ số điều chỉnh theo phương pháp chuyên gia: ................... 42 2.5.9. Phân tích rủi ro trong tính toán xác định chi phí tối thiểu ............................... 43 2.6. Kết luận chương: .................................................................................................... 47 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG TÍNH TOÁN GIÁ THẦU ................... 48 3.1. Mô tả công trình Nhà máy xử lý nước thải phía Nam thành phố Nha Trang ........ 48 3.2. Bài toán 1: Phân tích rủi ro của giá gói thầu .......................................................... 49 3.2.1. Khảo sát tình hình biến động giá vật liệu, nhân công, ca máy: ...................... 49 3.2.2. Nhận diện phân phối xác xuất đơn giá vật liệu, nhân công và ca máy: ......... 52 3.2.3. Phương pháp mô phỏng Monte Carlo ................................................................ 57 3.2.4. Kết quả phân tích:................................................................................................. 60 3.3. Bài toán 2: Xây dựng chi phí trực tiếp giá gói thầu theo quý ................................ 61 3.4. Bài toán 3: Khảo sát giá gói thầu theo tiến độ thi công ......................................... 63 3.4.1. Xây dựng tiến độ ngang: ..................................................................................... 63 3.4.2. Xây dựng tiến độ theo sơ đồ mạng: ................................................................... 64 3.4.3. Mối quan hệ giữa giá gói thầu với thời gian thi công: ..................................... 64 3.5. Kết luận chương: .................................................................................................... 67 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 69 PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO) BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG, BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC PHẢN BIỆN. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Phân loại chi phí thực hiện trong đấu thầu ................................................... 28 Bảng 2.2. Thành phần khoản mục chi phí tối thiểu ...................................................... 32 Bảng 2.3. Sơ đồ lôgic xác định chi phí tối thiểu gói thầu ............................................. 34 Bảng 2.4. Ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro trong tính toán giá thầu ............................ 44 Bảng 3.1. Đơn giá vật liệu, nhân công, ca máy từ 2014 -2018 .................................... 50 Bảng 3.2. Bảng tỷ lệ giá gói thầu do nhà thầu đề xuất so với giá gói thầu tính theo đơn giá nhà nước ............................................................................................ 61 Bảng 3.3. Bảng tiến độ ngang ....................................................................................... 63 Bảng 3.4. Tiến độ theo sơ đồ mạng .............................................................................. 64 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến bài toán tính toán giá thầu .................................... 8 Hình 2.1. Quy trình quản lý rủi ro ................................................................................. 20 Hình 2.2. Phương pháp tính chi phí thực hiện trong đấu thầu: các thành phần được tập hợp từ dưới lên trên theo sơ đồ hình cây ................................................... 27 Hình 2.3. Sơ đồ logic chi tiết xác định tiên lượng tính toán gói thầu .......................... 38 Hình 2.4.Tập hợp các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến xác định chi phí theo sơ đồ hình cây .............................................................................................................. 44 Hình 2.5. Biện pháp quản trị rủi ro trong tính toán chi phí tối thiểu ......................... 46 Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ và mặng bằng tổng thể nhà máy........................................ 48 Hình 3.2. Biểu đồ nhận diện luật phân phối xác xuất đơn giá vật liệu ......................... 55 Hình 3.3. Mô hình mô phỏng Monte Carlo................................................................... 58 Hình 3.4. Tần suất xuất hiện giá gói thầu theo đơn giá nhà nước................................. 60 Hình 3.5. Phân phối xác suất giá trị gói thầu ................................................................ 60 Hình 3.6. Biểu đồ so sánh giá gói thầu do Nhà thầu đề xuất với giá gói thầu tính theo đơn giá Nhà nước....................................................................................... 62 Hình 3.7. Biểu đồ so sánh giá gói thầu theo đơn giá nhà nước, tiến độ thi công và do Nhà thầu đề xuất ........................................................................................ 65 Hình 3.8. Tần xuất xuất hiện giá gói thầu theo thời gian thi công ................................ 66 Hình 3.9. Giá trị gói thầu theo tiến độ thi công ............................................................ 66 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong quá trình đầu tư xây dựng, giai đoạn thi công luôn chiếm một vị trí quan trọng và có mức độ ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của công trình. Giai đoạn này thường chiếm một khoảng thời gian dài, chí phí lớn so với các giai đoạn khác, phải quản lý một số lượng công nhân, vật tư, máy móc, trang thiết bị lớn và chịu rất nhiều yếu tố rủi ro tác động làm tăng chi phí xây dựng công trình, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và mục tiêu đầu tư ban đầu của công trình, đặc biệt là công trình có khả năng không thể tiếp tục thực hiện do không thu xếp được nguồn vốn bổ sung. Với những đặc điểm như vậy ta có thể kết luận rằng giai đoạn thi công là giai đoạn phải chịu nhiều rủi ro nhất trong quá trình thực hiện dự án. Vì vậy, việc lựa chọn Đề tài “Phân tích rủi ro trong tính toán giá thầu công trình Nhà máy xử lý nước thải phía Nam T.p Nha Trang” là nhằm nhận dạng các yếu tố rủi ro tác động làm tăng chi phí xây dựng công trình trong giai đoạn thi công, từ đó kiến nghị những bài học kinh nghiệm cho các Nhà thầu trong việc hoạch định, tổ chức, kiểm soát, dự báo các rủi ro có thể xảy ra trong giai đoạn thi công. 2. Mục tiêu đề tài nghiên cứu: 2.1. Mục tiêu tổng quát Phân tích và nhận dạng các yêu tố rủi ro tác động đến chi phí xây dựng công trình trong giai đoạn thi công. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Nhận dạng các yếu tố rủi ro tác động đến chi phí xây dựng công trình. - Ứng dụng thuật toán mô phỏng Monter-Carlo và chương trình Matlab để phân tích các yếu tố rủi ro chi phí xây dựng công trình. - Từ đó kiến nghị những bài học kinh nghiệm cho các Chủ đầu tư và các Nhà thầu trong quá trình hoạch định, tổ chức, kiểm soát và dự báo các rủi ro có thể xảy ra trong gian đoạn thi công. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi luận văn này, tác giải chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích và tính toán các yếu tố tác động đến chi phí trực tiếp như vật liệu, nhân công, ca máy tác động đến giá gói thầu công trình Nhà máy xử lý nước thải phía Nam T.p Nha Trang trong thời gian thi công. 2 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu là sự kết hợp giữa thực tế và lý thuyết. - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: + Thu thập tài liệu, tìm hiểu lý thuyết về xây dựng chi phí trực tiếp giá gói thầu xây dựng công trình. + Phân tích các yếu tố tác động chi phí trực tiếp giá gói thầu công trình trong đoạn thi công. - Phương pháp mô phỏng: + Ứng dụng Monte Carlo và chương trình Matlab để phân tích, tính toán ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro đến giá gói thầu trong giai đoạn thi công. - Phân tích kết quả thu được và đưa ra kiến nghị. 5. Kết quả nghiên cứu: - Dự báo biến động giá gói thầu khi triển khai dự thầu. - Ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý chi phí dự án cho Chủ đầu tư và Nhà thầu. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu kết luận, luận văn gồm có các chương như sau: CHƯ Ơ NG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍNH TOÁN GIÁ THẦU CHƯ Ơ NG 2: CÁC CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG PHÂN TÍCH VÀ TÍNH TOÁN GIÁ THẦU CHƯ Ơ NG 3: PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG TÍNH TOÁN GIÁ THẦU. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍNH TOÁN GIÁ THẦU 1.1 Thực trạng tính toán giá thầu: Trong những năm gần đây trên địa bàn thành phố Nha Trang hoạt động xây dựng ngày càng phát triển cả về quy mô và lĩnh vực đầu tư, với sự tham gia của các thành phần trong xã hội. Hiện nay hầu hết các dự án được triển khai trên địa bàn thành phố đều thông qua hình thức đấu thầu trên cơ sở các quy định về hoạt động đấu thầu của Nhà nước, công tác đấu thầu được diễn ra công khai, minh bạch hơn. Các công trình được lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu có chi phí hợp lý, chất lượng, mỹ quan và tính năng sử dụng phù hợp. Tuy nhiên, công tác tính toán giá thầu còn nhiều vấn đề chưa hợp lý cần được xem xét giải quyết. Vấn đề thứ nhất: Bỏ thầu và lựa chọn Nhà thầu theo giá rẻ Việc nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế Khánh Hòa nói riêng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, cùng với đó hàng loạt các Nhà thầu có tên tuổi trên thế giới chen chân vào thị trường Việt Nam, họ có tiềm lực tài chính mạnh, công nghệ kỹ thuật cao tạo canh tranh rất lớn đối với các Nhà thầu trong nước. Ngòai ra, trong thời gian qua số lượng các Nhà thầu trong nước phát triển nhanh về số lượng, vô hình trung tạo ra một sự cạnh tranh khốc liệt giữa các Nhà thầu với nhau. Để có việc làm, tiếp tục duy trì hoạt động, có không ít các Nhà thầu xây dựng phải chọn phương án bỏ thầu giá rẻ. Đây là một vấn đề gây không ít bức xúc cho các nhà quản lý và các Nhà thầu xây dựng và đang tạo dự luận không tốt trong thời gian qua. Hàng loại dự án với việc bỏ thầu và lựa chọn Nhà thầu theo giá rẻ đã gây những hậu quả nghiêm trọng cho cả Nhà thầu, Chủ đầu tư. Ví dụ: Dự án Vệ sinh môi trường TP Hồ Chí Minh với 2 gói thầu chính của dự án là gói 7 và gói 10 đều rơi vào cảnh chậm trễ kéo dài, bắt nguồn từ việc 2 Nhà thầu Trung Quốc đều trúng thầu với mức giá thấp một cách bất hợp lý. Trong đó, liên danh Nhà thầu TMEC - CHEC 3 trúng thầu gói số 7 với giá thấp hơn dự toán gói thầu đến 20% - 30%. Tại gói thầu số 10, Nhà thầu CSCEC đã bỏ thầu hạng mục chính di dời ống cấp nước đường kính 2.000 với giá chỉ bằng 25 - 35% so với các Nhà thầu khác. Hậu quả là gói thầu số 7 thi công ì ạch và bê bối suốt nhiều năm. Còn Nhà thầu CSCEC sau khi hoàn thành xong các phần việc nhẹ nhàng khác, đã cố tình trì hoãn thi công hạng mục khó nhất là di dời ống cấp nước đường kính 2.000, bởi Nhà thầu đã bỏ giá quá thấp nên càng thi công càng thua lỗ. 4 Có thể nói chậm trễ tiến độ, tăng chi phí đầu tư, chất lượng công trình thấp luôn đồng hành với các công trình tiến hành lựa chọn Nhà thầu theo giá rẻ là một thực trạng rất đáng buồn của ngành xây dựng Việt Nam. Vấn đề thứ hai: Nhà thầu khi tính toán giá thầu không lường hết được các nguy cơ rủi ro. Sản phẩm xây dựng là một sản phẩm phức tạp với những đặc thù khác biệt với các sản phẩm ngành khác, vấn đề rủi ro thường xuyên xảy ra đối với các Nhà thầu khi thi công công trình. Tuy nhiên việc phân tích tính toán các rủi ro để đưa vào chi phí trong đấu thầu gần như không được các Nhà thầu quan tâm. Ví dụ: Dự án khu nghỉ dưỡng quy mô 6 sao: Intercontinetal Resort and Spa Danang nằm tại Bãi Bắc bán đảo Sơn trà TP Đà nẵng do tập đoàn Sun group đầu tư với quy mô đầu tư trên 100 triệu USD là một điển hình. Mặc dù đơn giá thi công các hạng mục của gói thầu tương đối cao so với đơn giá định mức nhà nước, nhưng đa số các Nhà thầu đều thua lỗ. Nguyên nhân cơ bản là khi ký hợp đồng các Nhà thầu đã đánh giá hết được mức độ phức tạp công trình, điều kiện thi công và các yêu cầu khắc khe của Chủ đầu tư trong việc nghiệm thu - thanh toán. Vấn đề thứ ba: Đơn giá dự toán gói thầu Nhà nước không theo kịp so với tình hình thực tế. Cùng với sự phát triển của xã hội, quy mô tính chất công trình xây dựng ngày càng phức tạp. Các yêu cầu về chất lượng, mỹ thuật đối với công trình không ngừng được nâng cao để thỏa mãn nhu cầu xã hội. Tuy nhiên đơn giá dự toán nhà nước là cơ sở để tính toán giá thành công trình lại chưa theo kịp với sự phát triển này. Bên cạnh đó các đơn giá Nhà nước không phản ánh được các đặc thù về các điều kiện thi công, tính chất phức tạp của công trình. Vì vậy trong thực tế một số dự án nhất là các dự án có tính chất và điều kiện thi công phức tạp, dự toán gói thầu theo đơn giá Nhà nước đưa ra rất khó đảm bảo kinh phí cơ bản để thực hiện gói thầu. Ví dụ: Gói thầu công trình Trung tâm hành chính thành phố Đà nẵng với quy mô 34 tầng và tổng mức đầu tư 1.113 tỷ đồng khi sau 2 lần tổ chức đấu thầu đều không thể lựa chọn được Nhà thầu thi công gói thầu phần thân. Lần 1: Chủ đầu tư đã tổ chức đấu thầu quốc tế với sự tham gia của 5 Nhà thầu. Xét giá 3 Nhà thầu đảm bảo điều kiện năng lực, kết quả giá dự thầu vượt trung bình 150%-200% so với giá dự toán. Lần 2: Sau khi điều chỉnh đơn giá dự toán, Chủ đầu tư đã tổ chức đấu thầu lần 2. Mặc dù đã lùi thời gian nộp hồ sơ thầu thêm 15 ngày so với hồ sơ mời thầu nhưng kết quả chỉ có 2 Nhà thầu/5 Nhà thầu mua hồ sơ mời thầu tham gia đấu thầu nộp hồ sơ. Giá dự thầu của 5 Nhà thầu thấp nhất là Tổng Công ty Xây dựng Sông Hồng cũng vượt ít nhất 1,3 lần đơn giá dự toán điều chỉnh. Điều đó chứng tỏ việc lựa chọn Nhà thầu đủ năng lực thi công để thi công các công trình cao tầng, phức tạp với cách lập giá thành công trình theo định mức Nhà nước quy định đang là một vấn đề nan giải đối với các Chủ đầu tư thuộc các nguồn vốn ngân sách. 1.2 Tầm quan trọng của việc phân tích tính toán giá thầu đối với Nhà thầu: Phân tích tính toán giá thầu là hoạt động quan trọng nhất, bao trùm tất cả các nội dung phải thực hiện của Nhà thầu trong quá trình đấu thầu. Tầm quan trọng của giá thầu được thể hiện ở các nội dung sau: Giá thầu – yếu tố quyết định để lựa chọn Nhà thầu: Đấu thầu trong hoạt động xây dựng là quá trình cạnh tranh giữa các Nhà thầu, giữa Nhà thầu và Chủ đầu tư nhằm xác định được người nhận thầu thi công công trình đảm bảo các yêu cầu kinh tế kỹ thuật đặt ra đối với việc xây dựng công trình. Tổ chức đấu thầu trong xây dựng về thực chất là tổ chức quá trình mua bán, trong đó có thể hiểu: - Người mua là chủ đầu tư; - Người bán là các Nhà thầu; - Sản phẩm mua bán là công trình xây dựng. Trong quá trình đấu thầu, Nhà thầu phải chứng tỏ được cho Chủ đầu tư về khả năng thực hiện hợp đồng của mình sẽ hiệu quả và thực thi hơn các Nhà thầu khác. Sự cạnh tranh giữa các Nhà thầu để quyết định ai là người thắng cuộc dựa trên ba yếu tố chính: - Năng lực Nhà thầu: bao gồm năng lực tài chính, kinh nghiệm thi công, máy móc thiết bị, nhân lực thực hiện. - Các giải pháp kỹ thuật – công nghệ, tổ chức quản lý, tiến độ công việc được Nhà thầu quyết định để thực hiện gói thầu. - Giá bỏ thầu. Trong thực tế trong trường hợp năng lực Nhà thầu tham gia không đáp ứng được hồ sơ mời thầu, Nhà thầu có thể chọn hình thức liên danh để đáp ứng yêu cầu. Đối với các hồ sơ liên quan đến các giải pháp công nghệ, tổ chức quản lý… Nhà thầu có thể thuê các chuyên gia để tiến hành. Với việc vô hiệu hóa hai yếu tố cạnh tranh nói trên trong đấu thầu, giá thầu trở thành yếu tố quyết định để Nhà thầu thắng thầu. Như vậy 6 Nhà thầu phải tìm mọi cách dự đoán giá đối thủ và bỏ giá thấp hơn đối thủ để có cơ hội trúng thầu. Như vậy đấu thầu trở thành một cuộc đấu giá. Giá thầu – yếu tố quan trọng quyết định lợi nhuận: Với các ngành sản xuất thông thường giá bán của sản phẩm thường được quyết định sau khi sản phẩm ra đời. Nhà sản xuất có thể điều chỉnh giá bán căn cứ trên chi phí đã bỏ ra và nhu cầu thị trường. Tuy nhiên sản phẩm xây dựng và sản xuất xây dựng có những đặc điểm khác biệt so với sản phẩm và sản xuất sản phẩm của ngành khác. Trong xây dựng, khách hàng - người mua sản phẩm xây dựng (các chủ đầu tư) thường không thể lựa chọn sản phẩm có sẵn để mua, mà lựa chọn người bán (các Nhà thầu) có khả năng tạo ra cho mình những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu đề ra. Thông qua đấu thầu xây dựng và việc thương thảo hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư và Nhà thầu xây dựng trúng thầu, giá của sản phẩm xây dựng hay ít nhất là cách tính giá của sản phẩm đã được quyết định trước khi sản phẩm hình thành. Vì vậy, giá thầu do Nhà thầu phải đưa ra phải đảm bảo toàn bộ các chi phí bỏ ra trong tương lai và có khả năng đem lại lợi nhuận theo kỳ vọng. Xét về bài toán kinh tế, giá thầu chính là yếu tố đầu vào quyết định lợi nhuận của Nhà thầu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Với những vai trò như trên, việc phân tích tính toán giá thầu đối với các Nhà thầu là vấn đề cực kỳ quan trọng không chỉ đối với phạm vi gói thầu mà Nhà thầu tham gia mà còn có ý nghĩa đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà thầu. 1.3 Những vấn đề tồn tại trong phân tích – tính toán giá thầu: Các Nhà thầu đã chú ý đến công tác phân tích và tính toán giá thầu. Tuy nhiên việc đầu tư, nghiên cứu chưa được nhiều, đa số các Nhà thầu có phương án tính toán giá thầu nhưng chưa khoa học. Cách làm phổ biến trong phân tích tính toán giá thầu của các Nhà thầu Xây dựng hiện nay là căn cứ vào định mức dự toán xây dựng của nhà nước, giá các yếu tố đầu vào và quy định tính toán các chi phí chung, trực tiếp phí tính theo tỷ lệ đã có, sau đó giảm đi nhằm tăng khả năng trúng thầu. Phương pháp này không bám sát được các biện pháp công nghệ, giải pháp tổ chức quản lý, các định mức thực tế hao phí khi thi công. Việc xây dựng các định mức nội bộ phù hợp với năng lực thực tế của Nhà thầu phục vụ đấu thầu và quản lý chi phí không được chú trọng, đa số các Nhà thầu nhất là các Nhà thầu xây lắp quy mô nhỏ và vừa không có các định mức nội bộ. Thời gian sản xuất xây dựng dài nên vấn đề trượt giá vật tư, nhân công… thường 7 xuyên xảy ra, điều đó càng phổ biến trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên công tác dự báo, tính toán trượt giá các chi phí theo thời gian để đề xuất hình thức hợp đồng, tính toán các chi phí của Nhà thầu còn nhiều hạn chế. 1.4 Đặc điểm bài toán tính toán giá thầu đối với Nhà thầu: Trong xây dựng, bài toán tính toán giá thầu là một bài toán khó do các đặc điểm kỹ thuật, kinh tế kỹ thuật của sản phẩm xây dựng. (Hình 1.1) a. Sản phẩm xây dựng mang tính đơn chiếc: đây là đặc điểm chủ yếu và bao trùm ảnh hưởng đến việc hình thành giá cả trong xây dựng. Các sản phẩm xây dựng thường được tiến hành theo đơn đặt hàng trên cơ sở thiết kế riêng biệt nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của chủ đầu tư. Các sản phẩm này được xây dựng cố định tại nơi sử dụng, phụ thuộc rất nhiều về điều kiện tự nhiên, khí hậu nơi xây dựng. Tính chất riêng biệt của sản phẩm xây dựng dẫn đến sự khác nhau về khối lượng công tác và phương thức thực hiện chúng. Ngay cả khi xây dựng theo thiết kế mẫu cũng đòi hỏi những sự thay đổi về khối lượng công tác do liên quan đến điều kiện cụ thể về địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn… nơi xây dựng. b. Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, khí hậu và điều kiện kinh tế: Sự đa dạng của điều kiện khí hậu, tự nhiên và điều kiện kinh tế theo các vùng trong nước dẫn đến sự khác nhau về giá cả vật liệu, chi tiết, kết cấu và chi phí vận chuyển chúng đến nơi xây dựng, về năng suất lao động và tiền lương của công nhân xây dựng cũng như hệ số sử dụng thời gian và năng suất của xe máy thi công…Do đó dẫn đến sự khác nhau về giá thành công tác xây lắp. Ngoài ra khi tiến hành xây dựng công trình ở những vùng mới còn phải tiến hành xây dựng những công trình tạm loại lớn hoặc những xưởng sản xuất phụ trợ… c. Thời gian thi công kéo dài: Một đặc điểm cơ bản của sản phẩm xây dựng là phải tốn một thời gian tương đối lớn để hoàn thành, đối với các dự án quy mô thời gian thực hiện phải là vài năm đôi khi vài chục năm. Các dự án nhỏ hơn thời gian thực hiện thường ít hơn nhưng cũng phải vài tháng, việc dự đoán các chi phí thực hiện gắn liền với các biến động về giá cả vật tư, thiết bị, nhân công… với một thời gian kéo dài như vậy là một bài toán khó khăn không chỉ đối với Nhà thầu mà còn đối với cả chủ đầu tư. d. Khối lượng tính toán lớn: Sản phẩm xây dựng là sản phẩm phức tạp, trong quá trình thi công có sự tham gia rất nhiều đối tượng và tiêu tốn nhiều tài nguyên. Với các đặc điểm nói trên đã làm cho việc trong tính toán giá thầu cũng như phân tích các yếu tố rủi ro tác động là một bài toán rất phức tạp. Việc thiếu sót và sai lầm 8 trong quá trình tính toán giá thầu là vấn đề thường xuyên xảy ra đối với Nhà thầu trong quá trình đấu thầu. PHỤ THUỘC VÀO ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHÍ HẬU, KINH TẾ SÀN PHẦM MANG TÍNH ĐƠN CHIẾC TÍNH TOÁN GIÁ THẦU THỜI GIAN THI CÔNG KÉO DÀI KHỐI LƯỢNG TÍNH TOÁN LỚN Hình 1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến bài toán tính toán giá thầu. Trong Phân tích và tính toán giá thầu khi tham gia đấu thầu, Nhà thầu xây dựng có hai vấn đề phải giải quyết: - Vấn đề 1: Tính toán và xác định giá thầu phải đảm bảo chi phí thực hiện và có khả năng đem lại lợi nhuận cao nhất. Tức là giá thầu càng cao càng tốt. - Vấn đề 2: Tính toán và xác định giá thầu đảm bảo khả năng cạnh tranh so với giá thầu các đối thủ. Tức là giá thầu càng thấp càng tốt. Rõ ràng đây là một cặp quan hệ hoàn toàn mâu thuẩn, mang tính chất đối lập nhau. Đồng thời với tính chất phức tạp - nhiều rủi ro của ngành xây dựng bài toán càng trở nên khó khăn để giải quyết. 1.5 Kết luận chương: Hiện nay phần lớn các Nhà thầu xây dựng đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động xây dựng và một trong những nguyên nhân cơ bản đó là vấn đề tính toán giá thầu. Tình trạng phổ biến là các Nhà thầu xây dựng không lường hết các rủi ro và tính toán đầy đủ các chi phí trong quá trình thi công nên đưa ra giá thầu quá thấp để thực hiện. Kết quả công trình chậm trễ tiến độ, chất lượng công trình không đảm bảo, thua lỗ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Như đã đề cập phần trên để giải quyết triệt để vấn đề này, tác giả chỉ tập trung phân tích các yếu tố rủi ro như vật liệu, nhân công, ca máy tác động đến chi phí trực tiếp của gói thầu. 9 CHƯƠNG 2: CÁC CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG PHÂN TÍCH VÀ TÍNH TOÁN GIÁ THẦU Trong chương này luận văn sẽ trình khái niệm, cơ sở pháp lý xây dựng giá gói thầu, các phương pháp dự báo và lý thuyết phân tích rủi ro tác động đến chi phí trực tiếp của gói thầu. 2.1 Cơ sở pháp lý [1,2,3,4,5]: 2.1.1 Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật này quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng. Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động đầu tư xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. 2.1.2 Nghị định 32/2015/NĐ–CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về việc Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình Nghị định này quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng, chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng, thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng; thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; quyền và nghĩa vụ của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, Nhà thầu xây dựng và Nhà thầu tư vấn trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA), nếu điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. 2.1.3 Nghị định 37/2015/NĐ - CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ về việc Hợp đồng trong hoạt động xây dựng Nghị định quy định chi tiết về Hợp đồng xây dựng bao gồm: các thông tin về hợp đồng; giá hợp đồng; tạm ứng, thanh quyết toán và thanh lý hợp đồng; điều chỉnh giá và 10 điều chỉnh hợp đồng, tạm ngừng, chấm dứt, thưởng phạt hợp đồng, bảo hiểm, bảo hành công trình và các điều khoản khác. 2.1.4 Thông tư 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Thông tư này hướng dẫn chi tiết về nội dung, phương pháp xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công. 2.1.5 Các hình thức hợp đồng ở Việt Nam: 2.1.5.1 Các loại hợp đồng Tùy theo đặc điểm, tính chất của công trình xây dựng các bên tham gia ký kết hợp đồng hợp đồng theo một trong các hình thức sau đây: a) Giá hợp đồng trọn gói : - Giá hợp đồng trọn gói hợp đồng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng đối với khối lượng các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết, trừ trường hợp bất khả kháng và thay đổi phạm vi công việc phải thực hiện - Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho những phần công việc được xác định rõ về số lượng, khối lượng. - Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói. b) Giá hợp đồng theo hình thức đơn giá cố định: - Hợp đồng theo đơn giá cố định là hợp đồng có đơn giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc thực tế được nghiệm thu theo quy định trên cơ sở đơn giá cố định trong hợp đồng. c) Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh: - Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh là hợp đồng có đơn giá có thể được điều chỉnh căn cứ vào các thỏa thuận trong hợp đồng đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc thực tế được nghiệm thu theo quy định trên cơ sở đơn giá ghi trong hợp đồng hoặc đơn giá đã được điều chỉnh. d) Hợp đồng theo thời gian: 11 - Hợp đồng theo thời gian là hợp đồng áp dụng cho gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. Giá hợp đồng được tính trên cơ sở thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ và các khoản chi phí ngoài thù lao. Nhà thầu được thanh toán theo thời gian làm việc thực tế trên cơ sở mức thù lao tương ứng với các chức danh và công việc ghi trong hợp đồng. 2.1.6 Điều chỉnh đơn giá trong hợp đồng xây dựng: - Điều chỉnh hợp đồng xây dựng gồm điều chỉnh về khối lượng, tiến độ, đơn giá hợp đồng và các nội dung khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng chỉ được áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng. - Các trường hợp được điều chỉnh hợp đồng xây dựng:  Do các bên thỏa thuận trong hợp đồng phù hợp với các quy định của Luật này và pháp luật khác có liên quan;  Khi Nhà nước thay đổi các chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác;  Khi dự án được điều chỉnh có ảnh hưởng đến hợp đồng, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác;  Các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật. - Ngoài các quy định nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, việc điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng thuộc dự án sử dụng vốn Nhà nước còn phải tuân thủ các quy định sau:  Việc điều chỉnh đơn giá thực hiện hợp đồng chỉ áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian;  Đơn giá trong hợp đồng được điều chỉnh theo nội dung, phạm vi, phương pháp và căn cứ điều chỉnh hợp đồng được các bên thỏa thuận trong hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật;  Khi điều chỉnh hợp đồng làm thay đổi mục tiêu đầu tư, thời gian thực hiện hợp đồng, làm vượt dự toán gói thầu xây dựng được duyệt thì phải được người quyết định đầu tư cho phép. 12 2.2 Khái niệm, nội dung, ý nghĩa và cơ cấu giá thành xây dựng: 2.2.1. Khái niệm về giá thành trong công tác xây lắp: Để tiến hành quá trình sản xuất ta cần phải có sức lao động, tư liệu lao động và lực lượng lao động. Trong quá trình sản xuất thì Nhà thầu phải trả lương cho người lao động, phải khấu hao tài sản cố định, phải mua nguyên vật liệu và một số chi phí khác liên quan đến phục vụ cho quá trình sản xuất… Những chi phí đó chuyển vào giá trị của sản phẩm sản xuất ra theo những quy định thống nhất thì gọi là giá thành sản phẩm. Trong xây dựng, một công trình được hoàn thành là kết quả của quá trình hoạt động sản xuất xây lắp và tổng hợp mọi chi phí phát sinh ra trong quá trình sản xuất xây lắp dưới một hình thức thống nhất thì gọi là giá thành công tác xây lắp. Vậy giá thành là biểu hiện tiền tệ của toàn bộ tư liệu giá trị sản xuất được chuyển vào công trình xây dựng (sản phẩm) và giá trị sản phẩm cho bản thân (lương) và những chi phí khác có liên quan phục vụ cho quá trình sản xuất xây lắp. Để hiểu rỏ bản chất của giá thành, ta xem xét các mối quan hệ sau đây: - Mối quan hệ giữa giá thành và giá trị: nó giống nhau và đều phản ánh hao phí lao động, nhưng cũng có điểm khác nhau, về số lượng thì giá trị = C + V + M nhưng giá thành =C + V; về chất lượng ta thấy bộ phận giá trị trong giá thành được biểu hiện thông qua mức lương và giá cả tư liệu sản xuất, mà giá cả thì ít nhiều thoát ly ra khỏi giá trị, còn mức lương thì ngoài việc phụ thuộc vào hao phí lao động, còn phụ thuộc vào quan hệ tích lũy và chính sách phân phối trong từng thời kỳ. - Mối quan hệ giữa giá thành và giá cả: giá cả sản phẩm được xác định trên cơ sở giá thành bình quân cộng thêm phần tích lũy thích hợp. Do đó giá thành là cơ sở để định giá và là giới hạn thấp nhất của giá cả. Ngược lại giá cả là phương tiện để tính giá trị tư liệu sản xuất trong giá thành và là phương tiện được Nhà nước sử dụng để thúc đẩy các Nhà thầu phấn đấu hạ giá. 2.2.2. Nội dung của giá thành công tác xây lắp [6]: Dựa vào các khoản mục chi phí thì giá thành công tác xây lắp bao gồm ba nhóm chính: a. Chi phí xây bao gồm: - Chi phí vật liệu - Chi phí nhân công
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan