Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích một số yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan hội chứng rối loạn sinh...

Tài liệu Phân tích một số yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (prrs) ở đàn lợn nuôi tại tỉnh hưng yên trong hai năm 2015 2016

.PDF
67
4
134

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHẠM PHƯƠNG DUNG PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ LÀM PHÁT SINH VÀ LÂY LAN HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SINH SẢN VÀ HÔ HẤP (PRRS) Ở ĐÀN LỢN NUÔI TẠI TỈNH HƯNG YÊN TRONG HAI NĂM 2015-2016 Chuyên ngành: Thú y Mã số: 60.64.01.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Lại Thị Lan Hương TS. Phạm Minh Hằng NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Phạm Phương Dung i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Lại Thị Lan Hương (Bộ môn Giải phẫu tổ chức, Khoa Thú y) và TS. Phạm Minh Hằng (Bộ môn Dịch tễ và Bệnh lý, Viện Thú y quốc gia) đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Giải phẫu tổ chức, Khoa Thú y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Viện Thú y quốc gia đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Phạm Phương Dung ii MỤC LỤC Lời cam đoan ................................................................................................................ i Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii Mục lục ...................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi Danh mục bảng .......................................................................................................... vii Danh mục hình và biểu đồ ......................................................................................... viii Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix Thesis abstract ............................................................................................................. xi Phần 1. Mở đầu .......................................................................................................... 1 Phần 2. Tổng quan tài liệu ......................................................................................... 3 2.1. Khái quát chung.............................................................................................. 3 2.1.1. Hiểu biết căn bản về PRRS ............................................................................. 3 2.1.2. Tình hình hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) trên thế giới ........................................................................................................... 3 2.1.3. Tình hình hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) trong nước ...... 4 2.2. Căn bệnh ........................................................................................................ 7 2.2.1. Hình thái và cấu trúc của virus ........................................................................ 7 2.2.2. Phân loại......................................................................................................... 9 2.2.3. Sức đề kháng của virus PRRS ....................................................................... 11 2.2.4. Đặc tính nuôi cấy virus PRRS trong môi trường tế bào ................................. 12 2.2.5. Khả năng gây bệnh ....................................................................................... 12 2.3. Dịch tễ học ................................................................................................... 12 2.3.1. Loài vật mắc bệnh......................................................................................... 12 2.3.2. Chất chứa virus ............................................................................................. 13 2.3.3. Động vật môi giới và truyền virus ................................................................. 13 2.3.4. Đường lây truyền .......................................................................................... 14 2.4. Cơ chế sinh bệnh .......................................................................................... 15 2.5. Triệu chứng .................................................................................................. 16 2.6. Bệnh tích ...................................................................................................... 17 2.7. Chẩn đoán .................................................................................................... 17 iii 2.7.1. Chẩn đoán lâm sàng ...................................................................................... 18 2.7.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm ............................................................... 18 2.7.3. Các vi khuẩn kế phát..................................................................................... 18 2.8. Phòng và điều trị bệnh .................................................................................. 19 2.8.1. Phòng bệnh ................................................................................................... 19 2.8.2. Điều trị bệnh ................................................................................................. 21 2.8.3. Chống dịch ................................................................................................... 22 2.9. Yếu tố nguy cơ ............................................................................................. 22 2.9.1. Khái niệm ..................................................................................................... 22 2.9.2. Phương pháp xác định yếu tố nguy cơ ........................................................... 23 2.9.3. Tỷ số lệch OR (Odd Ratio) và nghiên cứu bệnh chứng (Case- Control Study) ........................................................................................................... 23 Phần 3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu ..................................... 24 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 24 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 24 3.1.2. Thời gian nghiên cứu .................................................................................... 24 3.1.3. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................................... 24 3.2. Nội dung nghiên cứu..................................................................................... 24 3.2.1. Nghiên cứu tình hình chăn nuôi, vệ sinh khử trùng, tiêm phòng và dịch tai xanh trong chăn nuôi lợn tại tỉnh Hưng Yên ............................................. 24 3.2.2. Nghiên cứu tỷ lệ huyết thanh dương tính với kháng thể virus PRRS lưu hành trong đàn lợn nuôi tỉnh Hưng Yên hai năm (2015-2016) ....................... 24 3.2.3. Phân tích một số yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch Lợn tai xanh.............................................................................................................. 24 3.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 25 3.3.1. Lập phiếu điều tra và thu thập thông tin: 424 phiếu. ...................................... 25 3.3.2. Phương pháp bố trí lấy mẫu huyết thanh và bảo quản.................................... 25 3.3.3. Phương pháp ELISA: sử dụng bộ kit PRRS-HERDCHECKX3 của IDEXX (theo hướng dẫn của nhà sản xuất) ................................................... 25 3.4. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................. 26 Phần 4. Kết quả và thảo luận ................................................................................... 29 4.1. Tình hình chăn nuôi, vệ sinh, tiêm phòng và dịch bệnh lợn tai xanh tại tỉnh Hưng Yên .............................................................................................. 29 iv 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 29 4.1.2. Tình hình chăn nuôi ...................................................................................... 30 4.1.3. Vệ sinh trong chăn nuôi tại các hộ được điều tra ........................................... 35 4.1.4. Tình hình tiêm phòng vacxin lợn tai xanh tại các hộ được điều tra ................ 38 4.1.5. Xử lý khi có dịch lợn tai xanh ....................................................................... 39 4.2. Nghiên cứu tỷ lệ huyết thanh dương tính với kháng thể virus PRRS lưu hành trong đàn lợn nuôi tỉnh Hưng Yên (2015-2016) .................................... 40 4.2.1. Tỷ lệ huyết thanh dương tính với kháng thể virus PRRS ở lợn chưa tiêm phòng vacxin lợn tai xanh ............................................................................. 40 4.2.2. Tỷ lệ huyết thanh dương tính với kháng thể virus PRRS ở lợn đã được tiêm phòng vacxin Lợn tai xanh .................................................................... 40 4.3. Một số yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp tại Hưng Yên .......................................................................... 41 4.3.1. Địa điểm chăn nuôi gần đường quốc lộ <500m ............................................. 41 4.3.2. Địa điểm chăn nuôi gần địa điểm giết mổ (<500m) ....................................... 42 4.3.3. Sử dụng thức ăn thu gom trong chăn nuôi. .................................................... 43 4.3.4. Sử dụng nước giếng trong chăn nuôi ............................................................. 43 4.3.5. Mua con giống nguồn gốc không rõ ràng ...................................................... 44 4.3.6. Không sử dụng thuốc sát trùng tiêu độc định kỳ............................................ 45 4.3.7. Xử lý chất thải, xả thẳng ra ngoài môi trường ............................................... 45 Phần 5. Kết luận và Kiến nghị ................................................................................. 47 5.1. Kết luận ........................................................................................................ 47 5.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 47 Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 48 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt ARN Axit ribonucleic FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations HT Huyết thanh KL Khối lượng OIE World Organisation for Animal Health International des Epizooties Axit ribonucleic OR Odd Ratio P P-value PRRS Porcine Reproductive and Respiratory syndrome vi Office DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1. Tình hình dịch lợn Tai xanh giai đoạn 2015 - 2016 ................................. 7 Bảng 2. 2. Protein cấu trúc của PRRS ...................................................................... 9 Bảng 2. 3. Sự tương đồng về nucleotide của các chủng PRRS khi so sánh với chủng Bắc Mỹ VR2332 ........................................................................ 10 Bảng 2. 4. Sức đề kháng của virus với điều kiện ngoại cảnh .................................. 11 Bảng 2. 5. Một số mầm bệnh kế phát thường gặp .................................................. 19 Bảng 3. 1. Địa điểm lấy mẫu.................................................................................. 25 Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại các hộ điều tra............................................ 30 Bảng 4.2. Tình hình sử dụng nguồn con giống ...................................................... 31 Bảng 4.3. Tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi tại các hộ điều tra ........................ 33 Bảng 4.4. Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi ................................................... 34 Bảng 4.5. Tình hình vệ sinh chuồng trại................................................................ 35 Bảng 4.6. Tình hình xử lý chất thải trong chăn nuôi .............................................. 37 Bảng 4.7. Tỷ lệ tiêm phòng vacxin Lợn tai xanh tại các hộ điều tra....................... 38 Bảng 4.8. Xử lý khi có dịch .................................................................................. 39 Bảng 4.9. Tỷ lệ huyết thanh dương tính trong đàn lợn nuôi chưa được tiêm phòng virus PRRS tỉnh Hưng Yên năm 2015-2016 ............................... 40 Bảng 4.10. Tỷ lệ huyết thanh dương tính trong đàn lợn nuôi được tiêm phòng virus PRRS tỉnh Hưng Yên năm 2015-2016 .......................................... 41 Bảng 4. 11. Kết quả phân tích yếu tố địa điểm chăn nuôi gần đường quốc lộ <500m ................................................................................................................ 42 Bảng 4. 12. Kết quả phân tích yếu tố địa điểm chăn nuôi gần địa điểm giết mổ <500m .................................................................................................. 42 Bảng 4. 13. Kết quả phân tích yếu tố sử dụng thức ăn thu gom trong chăn nuôi. ...... 43 Bảng 4. 14. Kết quả phân tích yếu tố sử dụng nước giếng trong chăn nuôi. .............. 44 Bảng 4. 15. Kết quả phân tích yếu tố mua con giống nguồn gốc không rõ ràng ........ 44 Bảng 4. 16. Kết quả phân tích yếu tố hộ chăn nuôi không sử dụng thuốc sát trùng tiêu độc định kỳ ........................................................................... 45 Bảng 4. 17. Kết quả phân tích yếu tố xả thẳng chất thải ra ngoài môi trường ........... 46 vii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Virus PRRS ............................................................................................8 Hình 2.2. Cấu trúc bộ gen virus PRRS....................................................................8 Hình 2.3. Cấu trúc bộ gen PRRS virus....................................................................9 Hình 4.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên ........................................................29 Hình 4.2. Tình hình chăn nuôi lợn tại các hộ diều tra............................................ 31 Hình 4.3. Tình hình sử dụng nguồn con giống ......................................................32 Hình 4.4. Tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi tại các hộ điều tra ........................33 Hình 4.5. Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi ...................................................34 Hình 4.6. Tình hình vệ sinh chuồng trại................................................................ 35 Hình 4.7 Tình hình xử lý chất thải trong chăn nuôi ..............................................37 Hình 4.8. Tỷ lệ tiêm phòng vacxin Lợn tai xanh tại các hộ điều tra....................... 38 Hình 4.9. Xử lý khi có dịch ..................................................................................39 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Phạm Phương Dung Tên luận văn: “Phân tích một số yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS) ở đàn lợn nuôi tại tỉnh Hưng Yên trong hai năm 2015-2016”. Ngành: Thú y Mã số: 60.64.01.01 Cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Việt Nam 1. Mục đích nghiên cứu Đánh giá được thực trạng chăn nuôi, vệ sinh, tiêm phòng, tình hình dịch PRRS trong đàn lợn nuôi tại tỉnh Hưng Yên trong hai năm 2015-2016. Xác định được các yếu tố nguy cơ gây bùng phát và lây lan dịch PRRS. 2. Phương pháp nghiên cứu a. Nội dung - Phân tích thực trạng chăn nuôi, vệ sinh khử trùng, tiêm phòng và dịch bệnh PRRS trên đàn lợn nuôi tại tỉnh Hưng Yên. - Xác định tỷ lệ lưu hành của huyết thanh dương tính đối với kháng thể virus PRRS. - Phân tích một số yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch PRRS. b. Phương pháp - Phương pháp bố trí thí nghiệm. - Phương pháp thu thập thông tin. - Phương pháp hồi cứu. - Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu. - Phản ứng ELISA. - Phương pháp xử lí số liệu . 3. Kết quả chính và kết luận a. Thực trạng chăn nuôi, vệ sinh khử trùng, tiêm phòng và dịch bệnh PRRS tại Hưng Yên Chăn nuôi đa dạng và phong phú, chủ yếu là chăn nuôi lợn thịt và lợn con với nguồn thức ăn chính là thức ăn công nghiệp và nước giếng. Vệ sinh chuồng trại hầu như được các hộ chăn nuôi thực hiện hàng ngày ở các nông trại (90.09%). ix Tỷ lệ tiêm phòng vắc-xin PRRS toàn đàn (70.05%). Trong hai năm (2015-2016), dịch lợn tai xanh không xảy ra ở Hưng Yên b. Tỷ lệ huyết thanh dương tính với kháng thể virus PRRS lưu hành trong đàn lợn nuôi tỉnh Hưng Yên - Tỷ lệ huyết thanh dương tính với kháng thể virus PRRS ở đàn lợn đã tiêm phòng trong hai năm 2015-2016 là 87% và 95%. - Tỷ lệ huyết thanh dương tính với kháng thể virus PRRS ở đàn lợn chưa tiêm phòng trong năm 2015-2016 là 3% và 28%. c. Các yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch PRRS - Địa điểm chăn nuôi gần đường quốc lộ. - Địa điểm chăn nuôi gần điểm giết mổ. - Mua con giống nguồn gốc không rõ ràng. - Không sử dụng thuốc sát trùng tiêu độc định kỳ. x THESIS ABSTRACT Author: Pham Phuong Dung Thesis title: "Study some risk factors for infection of Porcine reproductive and respiratory syndrome virus in Hung Yen pig herds (2015-2016)” Major: Animal Health Code: 60.64.01.01 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) 1. Research Objectives To evaluate the situation of pig production, hygiene practices, pig vaccination, PRRS status in Hung Yen pig herds (2015-2016) and to identify the risk factors for active PRRS virus infection at the farm level. 2. Materials and Methods a. Content of research - To analyze the situation of pig production, hygiene practices, pig vaccination, and PRRS status. - To determine seroprevalence of antibody PRRS virus in HungYen pig herds. - To analyze risk factors for infection of PRRS virus in HungYen pig herds. b. Methods - Study design method. - Data collection method. - Retrospective study. - Collecting, storing, and shipping serum sample method. - ELISA test. - Statistical methods in the analysis of epidemiology data. 3. Main finding and Conclusions a. The situation pig production, hygiene practices, pig vaccination, and PRRS status in HungYen pig herds There is a wide variety of breeds and types of pigs available to small and beginning pig farmers including differences in mature size, growth rate, and reproductive rate. However, the main types of hog producers were feeder pig produces and feeder pig finishers. All most of the farms use purchased commercial feeds and well water for feeding pigs. xi The rates of households daily cleaning pig pens and applied PRRS vaccine were 90.09% and 70.05%. Period of 2 years (2015-2016), PRRS outbreaks did not occur in HungYen province. b. Seroprevalence of antybody PRRS virus in HungYen pig herds The prevalence of seropositive in vaccinated pigs ranged from 87% to 95% and in unvaccinated pigs ranged from 3% to 28%. c. Risk factors for infection of PRRSV in HungYen pig herds - Pig farms located near main roads. - Pig farms located near slaughterhouse. - Buying pigs from unknown sources. - The pig pens were not cleaned and disinfected periodically. xii PHẦN 1. MỞ ĐẦU Chăn nuôi ngày càng có vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu của ngành nông nghiệp. Sản phẩm của ngành chăn nuôi trong đó có chăn nuôi lợn là nguồn thực phẩm không thể thiếu được đối với nhu cầu đời sống con người. Chủ trương hiện nay của nhà nước là phát triển ngành chăn nuôi thành ngành sản xuất hàng hóa thực sự nhằm tạo ra sản phẩm chăn nuôi có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và một phần cho xuất khẩu. Từ đó góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập và là cơ hội làm giàu cho nông dân. Theo thống kê của tổ chức nông lương thế giới (FAO), Việt Nam là nước nuôi nhiều lợn, đứng hàng thứ 7 thế giới, hàng thứ 2 Châu Á và ở vị trí hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê tại thời điểm 8/1/2016, tổng đàn lợn trên cả nước có 27,75 triệu con, tăng 3,69% so với cùng kỳ 2014. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2015 ước tính đạt 3,48 triệu tấn, bằng 104,2 % so với cùng kỳ năm trước. Đi đôi với việc phát triển chăn nuôi là vấn đề dịch bệnh trong đó phải kể đến hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp PRRS gây ra những thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi. Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS, Porcine reproductive and respiratory syndrome) hay còn gọi là bệnh Tai xanh – là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh và làm chết nhiều lợn nhiễm bệnh(tỷ lệ chết 20 – 30%). Nguyên nhân gây bệnh do virus PRRS gây ra, đây là một loại virus thuộc họ Arteriviridae, bộ Nidovirales gây ra. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi của lợn với tốc độ lây lan nhanh với các biểu hiện đặc trưng viêm đường hô hấp rất nặng như: sốt, ho, khó thở. Ở lợn nái sinh sản là các rối loạn như: sảy thai, thai chết lưu, lợn sơ sinh chết non. Do virus PRRS là loại virus có vỏ bọc bên ngoài, có cấu trúc hệ gen là ARN sợi đơn dương, có tính thích ứng nhân lên rất cao với đại thực bào, đặc biệt là đại thực bào hoạt động ở phổi. Virus phát triển, tăng nhanh về số lượng trong đại thực bào, phá huỷ tế bào đại thực bào, làm suy giảm nghiêm trọng sức đề kháng của lợn bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn thứ phát gây bệnh viêm phổi như bệnh Dịch tả lợn, Suyễn lợn, Liên cầu khuẩn, Tụ huyết trùng Pasteurella multocida)... phát sinh, phát triển và làm cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn, lợn bệnh chết chủ yếu do các vi khuẩn kế phát. 1 Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, tiếp giáp với 6 tỉnh: Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Thái Bình. Tỉnh Hưng Yên cũng là tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển mạnh, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, mang tính chất tự cung tự cấp, chăn nuôi không đảm bảo an toàn sinh học dẫn đến những khó khăn trong công tác kiểm soát dịch bệnh. Dịch lợn Tai xanh đã xuất hiện và được ghi nhận, và báo cáo lần đầu tiên tại Hưng Yên là năm 2010, dịch xảy ra ở 19 xã, thị trấn, gây thiệt hại lớn về kinh tế và tiêu huỷ 12.968 con. Từ đó đến nay, mặc dù dịch lớn không xảy nhưng nguy cơ dịch vẫn tiềm ẩn và có thể tái phát bất cứ lúc nào nếu gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, việc đánh giá thực trạng chăn nuôi, sự phơi nhiễm virus PRRS ở đàn lợn nuôi và xác định yếu tố nguy cơ chính làm lây lan và phát sinh dịch Lợn tai xanh có ý nghĩa quan trọng trong công tác phòng chống dịch tại địa phương. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Phân tích một số yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS) ở đàn lợn nuôi tại tỉnh Hưng Yên trong hai năm 2015-2016”. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá thực trạng chăn nuôi, vệ sinh và tiêm phòng PRRS tại một số hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ thuộc tỉnh Hưng Yên (2015- 2016). - Xác định tỷ lệ huyết thanh dương tính với kháng thể virus PRRS lưu hành trong đàn lợn nuôi tỉnh Hưng Yên (2015-2016). - Xác định một số yếu tố nguy cơ chính làm phát sinh và lây lan dịch PRRS. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG 2.1.1. Hiểu biết căn bản về PRRS Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp với tên tiếng Anh Porcine Respiratory and Reproductive syndrome (PRRS) hay còn gọi là bệnh Lợn tai xanh là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với lợn, do một loại virus gây ra. Bệnh gây viêm đường hô hấp rất nặng ở lợn con và gây rối loạn sinh sản ở lợn cái bao gồm xảy thai, thai chết lưu, và đẻ ra lợn con ốm yếu (Hill, 1990); (Zuckermann et al., 2007). 2.1.2. Tình hình hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) trên thế giới Bệnh Tai xanh lần đầu tiên được tìm thấy ở Mỹ vào năm 1987 (Keffaber, 1989) và chỉ vài năm sau bệnh đã lan ra toàn Bắc Mỹ. Ở châu Âu, Münster Đức lần đầu tiên có dịch vào tháng 11 năm 1990. Dịch nhanh chóng lan ra và hơn 3000 ổ dịch được phát hiện cho đến thời điểm tháng 5 năm 1991. Người ta không tìm thấy mối liên hệ nào giữa các ổ dịch xảy ra ở Đức và Mỹ (Anonymous, 1991). Tiếp theo sau đó là các nước Hà Lan, Tây Ban Nha có dịch vào tháng 1 năm 1991 và Bỉ tháng 3 (OIE, 2007a). Anh có dịch bắt đầu từ tháng 3 năm 1991 đến tháng 10 năm đó có 58 ổ dịch được phát hiện (Edwards et al., 1992). Ở Pháp những ổ dịch lần đầu tiên xuất hiện tại Brittany vào tháng 11 năm 1991 (Baron et al., 1992); (OIE, 2007a). Đến năm 1992 bệnh đã có mặt ở Đan Mạch (Bøtner et al., 1994), Ba Lan (Rowland, 2010) và đến năm 1995 bệnh xảy ra ở Cộng hòa Czech (Wissink et al., 2005). Trong khi lan khắp châu Âu thì triệu chứng bệnh khó nhận thấy ở những đàn lợn giống nhưng lại tác động lớn đến sự hô hấp của đàn lợn thịt. Và đến cuối năm 1991, virus Tai xanh đầu tiên phân lập ở Lelystad, Hà Lan. Thời gian ngắn ngay sau đó, virus được phân lập tại Missouri, Mỹ. Tại châu Á, bệnh xuất hiện ở Nhật Bản năm 1988 (Hirose et al., 1995) và ở Đài Loan năm 1991 (Chang et al., 1993). Từ năm 2006, bệnh Tai xanh tác động nghiêm trọng đến chăn nuôi lợn ở các nước Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, và Philippin với chủng virus độc lực cao. Đến 2010 bệnh lan sang Lào và Campuchia. Ở Trung Quốc, virus lần đầu tiên được tìm thấy năm 1996, kể từ đó virus lây lan rộng ra khắp Trung Quốc (FAO, 2008). Philippines bệnh xảy ra chủ yếu ở những vùng có mật độ nuôi lợn cao và số lượng lợn bị dịch tăng lên hàng năm, đỉnh điểm là năm 2009. Thái Lan 3 lần đầu tiên thông báo có dịch là năm 2008, tuy nhiên số lượng dịch xảy ra 2008 và 2009 là thấp(2008 có 25 vụ, 2009 là 33). Nhưng đến 2010 thì dịch xảy ra nhiều như trong tháng 10 xảy ra 143 vụ (FAO, 2011). Năm 2016: Campuchia 36 con mắc bệnh 13 con chết (OIE, 2016). Năm 2017: Ecuador 7 con mắc bệnh (OIE, 2017). 2.1.3. Tình hình hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) trong nước Ở Việt Nam, PRRS được phát hiện trên đàn lợn nhập từ Mỹ vào các tỉnh phía Nam năm 1997, kết quả kiểm tra huyết thanh học cho thấy 10/51 lợn giống nhập khẩu đó có huyết thanh dương tính với PRRS. Theo báo cáo của Cục thú y (2007), trong nhiều năm qua có một tỷ lệ nhất định lợn giống có huyết thanh dương tính với PRRS. Có thể thấy virus PRRS đã xuất hiện và lưu hành tại nước ta từ 1997. Tuy nhiên, sự bùng phát thành dịch và gây tổn thất lớn đang báo động cho ngành chăn nuôi lợn thực sự mới bắt đầu từ tháng 3/2007, do không quản lý được việc buôn bán, vận chuyển lợn ốm. Điều tra ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận cho thấy 25% mẫu huyết thanh lợn có kháng thể kháng PRRS (596/2308 mẫu) và 5/15 trại (chiếm 33%) nhiễm PRRS (Nguyễn Lương Hiền và cs., 2001). Tỷ lệ nhiễm ở một số trại chăn nuôi công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh là 5,97% (Trần Thị Bích Liên và Trần Thị Dần, 2003). Năm 2003, tỷ lệ nhiễm PRRS trên lợn nuôi tập trung ở Cần Thơ là 66,86%. Đến nay, dịch Tai xanh đã xuất hiện thành từng đợt tại 3 miền Bắc, Trung và Nam gây thiệt hại đáng kể cho chăn nuôi lợn, đặc biệt là ảnh hưởng đến phát triển đàn giống. Trong các ổ dịch, ngoài virus PRRS đã được xác định là nguyên nhân chính, hàng loạt các loại mầm bệnh khác như: Dịch tả lợn, PCV2, Tụ huyết trùng, Phó thương hàn, Liên cầu khuẩn, Suyễn lợn… cũng có mặt và đây chính là nguyên nhân dẫn đến chết nhiều lợn mắc bệnh. Năm 2007: Đợt dịch thứ nhất, xuất hiện lần đầu tiên trên đàn lợn tại Hải Dương vào ngày 12/3/2007. Sau đó do việc buôn bán, vận chuyển lợn ốm không được kiểm soát triệt để nên dịch đã lây lan nhanh và phát triển mạnh tại một số tỉnh: Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng và Lào Cai làm 31.750 con lợn bị mắc bệnh. Trong đợt dịch này, bệnh xảy ra ở tất cả các lứa tuổi của lợn. Tỷ lệ chết lên tới 20%. 4 Đợt dịch thứ hai: Vào cuối tháng 6/2007, dịch lại tái bùng phát ở một số tỉnh miền Trung, nặng nhất là tỉnh Quảng Nam, dịch xảy ra ở 51 xã. Tổng số lợn mắc bệnh là 33.839 con, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng. Dịch tiếp tục xảy ra nhỏ lẻ trong suốt các tháng cuối năm 2007. Trong gần một tháng, dịch lây lan ra 660 phường xã thuộc 50 huyện, thị xã của 10 tỉnh trên cả nước. Tổng số lợn mắc bệnh lên đến 230.000 con. Năm 2008: Năm 2008 xảy ra 2 đợt dịch PRRS tại 956 xã, phường thuộc 103 huyện của 26 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn mắc bệnh là 309.586 con, trong đó số lợn chết và buộc phải tiêu hủy là 300.906 con. Đợt dịch thứ nhất: Cuối tháng 3/2008, dịch PRRS xuất hiện tại các tỉnh miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Sau đó, dịch lây lan và xuất hiện ở 825 xã, phường của 61 quận, huyện của 10 tỉnh, thành phố gồm: Thái Nguyên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Lâm Đồng làm 271.645 con lợn mắc bệnh, trong đó đã tiêu hủy 270.608 con. Những tỉnh bị ảnh hưởng nặng là: Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Nghệ An và Thái Bình. Đợt dịch thứ hai diễn ra từ ngày 04/6/2008 đến 22/8/2008: Trong đợt này, dịch bệnh xảy ra lẻ tẻ ở 128 xã trên 38 huyện thị của 17 tỉnh thành thuộc cả ba miền Bắc, Trung, Nam nhưng với quy mô nhỏ hơn so với các đợt trước đó. Tổng số gia súc mắc bệnh là 37.932 con, trong đó số gia súc chết và tiêu hủy là 30.298 con. Dịch xuất hiện rải rác khắp 3 miền. Các tỉnh bị ảnh hưởng nặng là Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa – Vũng Tàu. Năm 2009: Dịch PRRS tại Việt Nam tiếp tục có diễn biến phức tạp. Dịch tái bùng phát ở cả 3 miền gồm 69 xã thuộc 26 huyện của 13 tỉnh, thành phố có dịch: Bạc Liêu, Vĩnh Long, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bến Tre, Bắc Giang, Bình Dương, Đắc Lắc, Đồng Nai, Gia Lai, Hưng Yên, Quảng Ninh, Quảng Nam và Tiền Giang với 7.030 lợn mắc bệnh, trong đó có 5.847 lợn buộc phải tiêu hủy. Năm 2010: Xảy ra 2 đợt dịch Đợt dịch thứ nhất xảy ra tại miền Bắc: Dịch phát vào ngày 23/3/2010 tại Hải Dương. Tính đến hết tháng 6/2010, toàn quốc ghi nhận được 461 xã, phường, thị trấn của 71 quận, huyện thuộc 16 tỉnh, thành phố có dịch PRRS, bao gồm: Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Nội, Nam Định, Hà Nam, Nghệ An, Quảng Ninh, Hòa 5 Bình, Cao Bằng, Sơn La. Tổng số lợn mắc bệnh là 146.051 con, trong đó số tiêu hủy là 65.911 con. Trong đợt dịch này, một số tỉnh có dịch PRRS kéo dài: Cao Bằng, Nghệ An. Đợt dịch thứ hai tại miền Nam: Theo Kết quả điều tra của Cục Thú y, đợt dịch này bắt đầu từ ngày 11/6/2010 tại Sóc Trăng. Trong đợt dịch này dịch xảy ra tại 42.080 hộ chăn nuôi của 1.517 xã, phường, thị trấn thuộc 215 quận, huyện của 36 tỉnh, thành phố: Sóc Trăng, Quảng Trị, Tiền Giang, Lào Cai, Long An, Bình Dương, Bạc Liêu, Đồng Nai, Bình Phước, Đà Nẵng, Vĩnh Long, Khánh Hoà, Đắk Lắk, Hậu Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng, Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bến Tre, Cà Mau, Kon Tum, Đắc Nông, Gia Lai, Trà Vinh, Bình Thuận, Quảng Ninh, Ninh Thuận, Phú Yên, Sơn La, Nam Định, Thanh Hoá, Hà Tĩnh. Tổng số lợn trong đàn mắc bệnh là 968.115 con, số mắc bệnh là 666.896 con, trong đó số chết và phải tiêu huỷ là 372.788 con. Năm 2011: xảy ra 2 đợt dịch. Đợt dịch thứ nhất: Dịch xảy ra từ đầu năm đến ngày 10/6/2011 tại 127 xã, phường, thị trấn của 20 quận, huyện thuộc 7 tỉnh là: Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị và Bình Dương. Tổng số lợn mắc bệnh là 14.759 con (trong đó có 1.468 con lợn nái, 5.346 con lợn thịt và 7.665 con lợn con); tổng số lợn phải tiêu huỷ là 14.158 con. Đợt dịch thứ hai: Dịch xảy ra từ ngày 30/8/2011 tại tỉnh Tây Ninh, đến hết năm 2011 toàn quốc ghi nhận các ổ dịch PRRS tại 137 xã, phường, thị trấn của 29 quận, huyện thuộc 8 tỉnh là: Tây Ninh. Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Quảng Nam, Cần Thơ, Khánh Hoà và Hà Nội. Tổng số lợn mắc bệnh là 27.558 con; tổng số lợn phải tiêu huỷ là 12.361 con. Năm 2012: Dịch PRRS bắt đầu xảy ra từ ngày 11/1/2012 tại tỉnh Lào Cai. Tại cuộc họp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chiều ngày 12/6/2012, lãnh đạo cục Thú y cho biết từ đầu năm tới thời điểm hiện tại, dịch PRRS đã xảy ra tại 123 xã, phường, thị trấn của 27 quận, huyện thuộc 11 tỉnh là: Điện Biên, Yên Bái, Nam Định, Phú Thọ, Lào Cai, Lai Châu, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hoà Bình, Lạng Sơn và Bạc Liêu làm 33.778 con lợn bị mắc bệnh, số lợn phải tiêu huỷ là 21.708 con. Tiếp đó, Đồng Nai là tỉnh thứ 12 có dịch PRRS. Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trong cuộc họp ngày 12/6/2012 khẳng định, so với cùng kỳ năm 2011, thì dịch PRRS 6 năm 2012 gây thiệt hại nặng nề hơn cho ngành chăn nuôi khi mà tổng số lợn mắc bệnh gấp 2,5 lần, với 33.778 con (năm 2012) so với 14.759 con (năm 2011); số lợn tiêu huỷ cũng nhiều hơn năm 2011 rất nhiều, cụ thể là 21.708 con (năm 2012), còn năm 2011 là 14.158 con. Năm 2013: Tháng 2/2013, dịch PRRS đã xảy ra tại nhiều tỉnh trên cả nước gồm Long An, Quảng Nam, Quảng Trị, Đắk Nông, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Bình, Nam Định, Bắc Ninh. Tại Nam Định, dịch PRRS đã lây lan ra 17 xã của cả 2 huyện Xuân Trường và Trực Ninh làm gần 11.000 con lợn bị ốm. Bắc Ninh hiện cũng đã phát hiện hơn 200 con lợn bệnh. Năm 2014: Không có ổ dịch nào xảy ra. Năm 2015: Có các ổ dịch xảy ra tại 5 Tỉnh (Tiền Giang, Hà Tĩnh, Sóc Trăng, Nghệ An, Long An) Năm 2016: Năm 2016, từ cuối tháng 4/2016 đến ngày 24/11/2016, đã xuất hiện 14 ổ dịch Tai xanh tại 08 huyện của 04 tỉnh là Quảng Trị, Hậu Giang, Nghệ An và Hà Tĩnh làm 3.433 con lợn mắc bệnh, trong đó có 1.242 con lợn tiêu huỷ (Cục Thú y, 2016). Bảng 2.1. Tình hình dịch lợn Tai xanh giai đoạn 2015 - 2016 Nội dung so sánh Số xã có dịch Số huyện có dịch Số tỉnh có dịch Số gia súc mắc bệnh, chết, tiêu hủy Năm 2015 Năm 2016 19 11 14 08 06 1.288 04 3.433 2.2. CĂN BỆNH 2.2.1. Hình thái và cấu trúc của virus * Cấu trúc hạt: PRRS là một virus đa hình thái, virion hình cầu và hình trứng, có vỏ bọc ngoài với đường kính của virion vào khoảng 45 – 55nm, nucleocapsid có đường kính từ 30-35 nm. Là ARN virus với hệ gene là phân tử ARN sợi đơn dương, có những đặc điểm chung của nhóm Arterivirus. Sợi ARN này có kích thước khoảng 15-15.5kb với đầu 5’ được metyl hóa và đuôi 3’-bọc Poly Adenyl. Hệ gene mã hóa với 10 khung đọc mở (open reading frame – ORF) gồm: ORF1, ORF2, ORF3, ORF4, ORF5, ORF6 và ORF7. Trong đó, ORF1 được chia làm hai phần ORF1a và ORF1b, chiếm tới khoảng 80% tổng 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất