Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích lợi thế so sánh hàng nông sản của việt nam sang thị trường eu...

Tài liệu Phân tích lợi thế so sánh hàng nông sản của việt nam sang thị trường eu

.PDF
111
184
67

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THANH DUNG PHÂN TÍCH LỢI THẾ SO SÁNH HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN – 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THANH DUNG PHÂN TÍCH LỢI THẾ SO SÁNH HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. MAI NGỌC CƢỜNG THÁI NGUYÊN – 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là nội dung nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này chưa hề được công bố ở các nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về các kết quả và nghiên cứu trong luận văn! Học viên Nguyễn Thanh Dung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến GS.TS Mai Ngọc Cƣờng đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện. Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo - Trƣờng ĐH Kinh tế và QTKD đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khoá học và trình bày luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp đã chia sẻ nhiều tƣ liệu và kinh nghiệ m quý báu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. vii MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài .......................................................................... 3 5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 4 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LỢI THẾ SO SÁNH ....... 5 1.1. Một số vấn đề lý luận về lợi thế so sánh trong xuất khẩu hàng nông sản...... 5 1.1.1. Xuất khẩu: Khái niệm và vai trò ......................................................... 5 1.1.2. Các lý thuyết về lợi thế so sánh .......................................................... 6 1.1.3. Hàng nông sản và các loại hàng nông sản xuất khẩu........................ 16 1.1.4. Nội dung phân tích lợi thế so sánh trong xuất khẩu hàng nông sản..18 1.2. Nhân tố ảnh hƣởng đến lợi thế so sánh hàng nông sản xuất khẩu ............. 20 1.2.1. Nhân tố thuộc về sản xuất: ............................................................... 20 1.2.2. Các nhân tố thuộc về tổ chức hoạt động xuất khẩu .......................... 25 1.2.3. Nhân tố thuộc về nhà nƣớc: ................................................................ 29 1.2.4. Nhân tố quốc tế ................................................................................. 30 1.3. Kinh nghiệm thực tiễn về phát huy lợi thế so sánh trong xuất khẩu hàng nông sản của một số nƣớc và bài học cho Việt Nam ..................... 30 1.3.1. Kinh nghiệm của một số nƣớc .......................................................... 30 1.3.2. Bài học cho Việt Nam ....................................................................... 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 38 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 38 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 38 2.2.1. Khung phân tích của luận văn ........................................................... 38 2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................ 38 2.2.3. Phƣơng pháp tổng hợp, xử lý số liệu ................................................ 39 2.2.4. Phƣơng pháp phân tích số liệu .......................................................... 39 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 41 2.3.1. Đo lƣờng mức độ lợi thế so sánh ...................................................... 41 2.3.2. Đo lƣờng mức độ chuyên môn hóa xuất khẩu .................................. 42 2.3.3. Phân tích tính ổn định trong cơ cấu lợi thế so sánh tổng thể ............ 43 2.3.4. Tính ổn định trong cơ cấu lợi thế so sánh giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành .................................................................. 46 Chƣơng 3: PHÂN TÍCH LỢI THẾ SO SÁNH HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU ........................................................... 49 3.1. Giới thiệu về thị trƣờng EU ..................................................................... 49 3.1.1. Lịch sử ra đời của EU ....................................................................... 49 3.1.2. Sơ lƣợc về thị trƣờng EU .................................................................. 50 3.2. Tổng quan về xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trƣờng EU ................................................................................................. 56 3.3. Phân tích lợi thế so sánh hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trƣờng EU .................................................................................... 58 3.3.1. Kết quả về chỉ số RCA của Việt Nam .............................................. 58 3.3.2. Mức độ chuyên môn hóa xuất khẩu của Việt Nam........................... 67 3.3.3. Sự chuyển biến trong cơ cấu lợi thế so sánh hàng nông sản của Việt Nam sang thị trƣờng EU ........................................................... 68 3.4. Đánh giá về lợi thế so sánh hàng nông sản của Việt Nam sang thị trƣờng EU .................................................................................................. 74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ v 3.4.1. Những điểm mạnh và yếu về lợi thế so sánh hàng nông sản của Việt Nam sang thị trƣờng EU ........................................................... 75 3.4.2. Nguyên nhân yếu kém....................................................................... 77 Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI THẾ SO SÁNH HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU ...... 78 4.1. Triển vọng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trƣờng EU những năm tới ........................................................................................... 78 4.1.1. Quan điểm và định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc về xuất khẩu hàng nông sản những năm tới ........................................................... 78 4.1.2. Dự báo nhu cầu hàng nông sản nhập khẩu của thị trƣờng EU những năm tới ................................................................................... 79 4.2. Phƣơng hƣớng nâng cao lợi thế so sánh hàng nông sản của Việt Nam sang thị trƣờng EU những năm tới ................................................... 82 4.3. Những giải pháp chủ yếu để phát huy lợi thế so sánh hàng nông sản của Việt Nam............................................................................................. 85 4.3.1. Nhóm giải pháp nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả sản xuất hàng nông sản của Việt Nam sang thị trƣờng EU ............................ 85 4.3.2. Nhóm giải pháp tăng cƣờng tổ chức hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trƣờng EU ..................................... 88 4.3.3. Tăng cƣờng sự hỗ trợ của nhà nƣớc cho xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trƣờng EU..................................................... 91 4.3.4. Tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trƣờng EU ................................................................... 93 4.4. Kiến nghị .................................................................................................. 95 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 100 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung CNH, HĐH Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa EU (European Union) Liên minh Châu Âu HĐBA LHQ Hội đồng bảo an Liên hợp quốc KH-CN Khoa học - công nghệ LTSS Lợi thế so sánh LLSX Lực lƣợng sản xuất NNL Nguồn nhân lực UNSD Cơ sở dữ liệu về hàng hóa thƣơng mại của Liên Hợp Quốc XHCN Xã hội chủ nghĩa SITC Tiêu chuẩn phân loại thƣơng mại quốc tế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vii DANH MỤC CÁC BẢNG Sơ đồ 2.1. Khung phân tích của luận văn ....................................................... 38 Bảng 3.1: Các thông số của EU năm 2013 ..................................................... 52 Bảng 3.2: Cán cân thƣơng mại của EU ........................................................... 55 Bảng 3.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trƣờng EU .... 56 Bảng 3.4: Cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trƣờng EU . 57 Bảng 3.5: Kết quả chỉ số RCA hàng nông sản của Việt Nam ........................ 60 Bảng 3.6: Tần suất phân phối của chỉ số RCA của Việt Nam ........................ 64 Bảng 3.7: Tỷ lệ sản phẩm có chỉ số RCA lớn hơn 1 phân theo 4 nhóm ......... 64 Bảng 3.8: 10 nhóm hàng nông sản có lợi thế so sánh cao nhất của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2001 và 2012-2013..................................... 66 Bảng 3.9: Hệ số GINI ....................................................................................... 67 Bảng 3.10: Kết quả mô hình hồi quy Galtonian ............................................. 68 Bảng 3.11A: Ma trận xác suất chuyển đổi qua 2 GĐ 2000-2001, 2002-2003 . 69 Bảng 3.11B: Ma trận xác suất chuyển đổi qua 2 GĐ 2002-2003, 2004-2005.. 71 Bảng 3.11C: Ma trận xác suất chuyển đổi qua 2 GĐ 2004-2005, 2006-2007.. 71 Bảng 3.11D: Ma trận xác suất chuyển đổi qua 2 GĐ 2006-2007, 2008-2009 . 72 Bảng 3.11E: Ma trận xác suất chuyển đổi qua 2 GĐ 2008-2009, 2010-2011 .. 72 Bảng 3.11F: Ma trận xác suất chuyển đổi qua 2 GĐ 2010-2011, 2012-2013 .... 72 Bảng 3.11G: Ma trận xác suất chuyển đổi qua 2 GĐ 2000-2001, 2012-2013 . 73 Bảng 3.12: Chỉ số đánh giá mức độ di động trong cơ cấu chuyên môn hóa .. 74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, xuất khẩu của Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nƣớc. Xuất khẩu tăng trƣởng với nhịp độ bình quân khá cao về kim ngạch, đa dạng và phong phú về mặt hàng. Thị trƣờng xuất khẩu ngày càng đƣợc mở rộng và đã trở thành một trong những động lực chủ yếu của tăng trƣởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế, xã hội nhƣ giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nƣớc có rất nhiều khó khăn, nhƣng tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 114,57 tỷ USD, tăng 18,2% so với năm 2011 và gấp 3,5 lần năm 2005. Kim ngạch xuất khẩu/GDP đạt khoảng 81,7%, cao hơn mức kỷ lục 80,8% của năm 2011. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng GDP (lên đến 3,6 lần). Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam năm 2013 đạt 132,13 tỷ USD, tăng 15,3% so với năm trƣớc đó tƣơng ứng tăng 17,61 tỷ USD. Tỷ lệ xuất khẩu/GDP và hệ số tốc độ tăng trƣởng đạt cao nhƣ trên cho thấy, xuất khẩu là lối ra, là động lực tăng trƣởng của toàn bộ nền kinh tế. Trong đó, xuất khẩu hàng nông sản đóng góp một phần không nhỏ. Năm 2015 đánh dấu lễ kỷ niệm lần thứ 25 mối quan hệ ngoại giao giữa Liên Minh Châu Âu (EU) và Việt Nam. Quan hệ ngoại giao đã đƣợc thiết lập vào tháng 10 năm 1990. Phái Đoàn Liên Minh Châu Âu tại Việt Nam đã chính thức đi vào hoạt động từ năm 1996. Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan cho thấy, EU đã vƣơn lên trở thành thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 20,31 tỷ USD năm 2012, tăng 22,7% so với cùng kỳ và chiếm 17,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nƣớc. Giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ EU đạt 8,79 tỷ USD, tăng 13,48%. Liên Minh châu Âu đã và đang trở thành một đối tác quan trọng, một thị trƣờng rộng lớn, có khả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 năng tiêu thụ nhiều loại sản phẩm của Việt Nam nhƣ giầy dép, dệt may, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ dân dụng, sản phẩm nhựa, đồ điện tử,...và đặc biệt là hàng nông sản. Trong quá trình công nghiệp hoá hƣớng về xuất khẩu, lợi thế so sánh là yếu tố cần thiết để các quốc gia phát huy những ƣu thế sẵn có để trao đổi và bổ sung lẫn nhau nhằm huy động nguồn lực cho quá trình phát triển kinh tế. Và đối với Việt Nam, việc tận dụng tối đa những lợi thế so sánh là điều cần thiết để hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới nói chung và xâm nhập thị trƣờng EU nói riêng. Trong bối cảnh Chính phủ đang đặt ra nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế, thay đổi mô hình tăng trƣởng theo hƣớng nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng, nƣớc ta phải tìm ra các mặt hàng có lợi thế so sánh cao để đẩy mạnh xuất khẩu nhằm mục tiêu phát triển nhanh và bền vững nhất trong quá trình công nghiệp hoá giai đoạn tiếp theo. Đặc biệt với một thị trƣờng tiềm năng nhƣng có sức cạnh tranh lớn nhƣ EU, Việt Nam cần thiết phải đầu tƣ nghiên cứu để có những chiến lƣợc xuất khẩu phù hợp. Nhận thấy tầm quan trọng đó em xin phép đƣợc chọn đề tài: “Phân tích lợi thế so sánh hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU” làm đề tài luận văn cao học. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu của đề tài này là phân tích về mặt thực nghiệm cơ cấu và sự chuyển biến về lợi thế so sánh hàng nông sản của Việt Nam sang khu vực liên minh Châu Âu (EU). 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và thực tiễn về lợi thế so sánh. Trên cơ sở đó, đề tài đƣa ra các phƣơng pháp cơ bản nhằm đo lƣờng và phân tích cơ cấu lợi thế so sánh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 - Đánh giá cơ cấu và sự chuyển biến về cơ cấu lợi thế so sánh hàng nông sản của Việt Nam sang thị trƣờng EU. - Tìm ra những nhóm mặt hàng nông sản xuất khẩu sang EU có lợi thế so sánh cao nhất nhằm hƣớng đến một cơ cấu xuất khẩu chiến lƣợc. - Phân tích tính ổn định trong cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng EU. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao lợi thế so sánh hàng nông sản của Việt Nam sang thị trƣờng EU. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu: Tình hình xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào thị trƣờng EU. Cụ thể ở đây là 66 mặt hàng nông sản ở cấp độ 3 chữ số phân theo tiêu chuẩn SITC. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung phân tích lợi thế so sánh hàng nông sản của Việt Nam sang thị trƣờng EU. - Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng để phân tích đƣợc lấy từ năm 2000 đến năm 2013. - Phạm vi không gian: Lợi thế so sánh ở nghiên cứu này đƣợc xác định là lợi thế xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng EU. 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Thứ nhất, luận văn đã rút ra đƣợc bài học kinh nghiệm về lợi thế so sánh và thực tiễn phát huy lợi thế so sánh tại một số nƣớc có điều kiện tƣơng đồng với Việt Nam. - Thứ hai, luận văn cũng đi sâu phân tích lợi thế so sánh của các nhóm mặt hàng nông sản của Việt Nam sang thị trƣờng EU với các chỉ tiêu nghiên cứu nhƣ chỉ số RCA, hệ số Gini. - Thứ ba, luận văn đã tập trung phân tích tính ổn định trong cơ cấu xuất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang EU bằng cách sử dụng mô hình hồi quy Galtonia và tính toán ma trận xác suất chuyển đổi. - Cuối cùng, luận văn đƣa ra định hƣớng và đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm phát huy lợi thế so sánh hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trƣờng EU trong thời gian tới. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục, luận văn gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ cở lý luận và thực tiễn về lợi thế so sánh. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Phân tích lợi thế so sánh hàng nông sản của Việt Nam sang thị trƣờng EU. Chƣơng 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi thế so sánh hàng nông sản của Việt Nam sang thị trƣờng EU. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LỢI THẾ SO SÁNH 1.1. Một số vấn đề lý luận về lợi thế so sánh trong xuất khẩu hàng nông sản 1.1.1. Xuất khẩu: Khái niệm và vai trò 1.1.1.1. Kinh tế đối ngoại Kinh tế đối ngoại là quan hệ kinh tế giữa một quốc gia với các chủ thể bên ngoài, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhƣ thƣơng mại quốc tế, đầu tƣ quốc tế, chuyển giao công nghệ, hợp tác tài chính, tiền tệ quốc tế… Mỗi lĩnh vực này lại bao gồm nhiều nội dung cụ thể khác nhau. Trên góc độ khoa học, mỗi lĩnh vực đó, thậm chí một phần của nó, cũng đã và đang trở thành một môn học đƣợc nhiều ngƣời quan tâm nghiên cứu (Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thƣờng Lạng, 2008). 1.1.1.2. Khái niệm xuất khẩu Xuất khẩu đƣợc hiểu là hoạt động đƣa các hàng hoá và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm thu lợi nhuận. Dƣới giác độ kinh doanh, xuất khẩu là việc bán các hàng hoá và dịch vụ giữa quốc gia này với quốc gia khác, còn dƣới giác độ phi kinh doanh (làm quà tặng hoặc viện trợ không hoàn lại) thì hoạt động xuất khẩu chỉ là việc lƣu chuyển hàng hoá và dịch vụ qua biên giới quốc gia (Nguyễn Văn Tuân, 2009). Còn theo điều 28, mục 1, chƣơng 2 luật thƣơng mại Việt Nam 2005, xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa đƣợc đƣa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đƣa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam đƣợc coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. 1.1.1.3.Vai trò của xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và tích lũy sản xuất nhằm phục vụ đắc lực cho quá trình công nghiệp hóa đất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 nƣớc. Thông thƣờng, nhập khẩu dựa vào ba nguồn ngoại tệ chính là từ xuất khẩu, vốn vay và viện trợ. Trong thực tế, xuất khẩu là phƣơng tiện, nhập khẩu là mục đích. Xuất khẩu để phục vụ nhập khẩu các thiết bị, công nghệ hiện đại, nhằm đẩy mạnh sản xuất và phát triển kinh tế. Xuất khẩu đƣợc xem là yếu tố quan trọng để kích thích tăng trƣởng kinh tế. Đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng sản xuất do tính kinh tế nhờ quy mô. Nhiều nghề mới ra đời phục vụ cho hoạt động xuất khẩu và kết quả là GDP sẽ tăng. Xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất. Để đáp ứng đòi hỏi khắt khe của thị trƣờng quốc tế, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng đổi mới trang thiết bị, dây chuyền công nghệ để sản xuất hàng hóa một cách có hiệu quả nhất. Xuất khẩu có tác động mạnh tới cơ cấu kinh tế của toàn nền kinh tế, cũng nhƣ có tác động tới cơ cấu ngành theo hƣớng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế tƣơng đối và tuyệt đối của đất nƣớc. Muốn thúc đẩy xuất khẩu thì các doanh nghiệp phải sản xuất ra các hàng hóa có tính cạnh tranh dựa trên lợi thế của nền kinh tế nƣớc ta. Do đó, sẽ dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành. Xuất khẩu có tác động tích cực và trực tiếp đến việc nâng cao mức sống của ngƣời dân, góp phần xóa đói giảm nghèo. Khi xuất khẩu tăng, sản xuất phát triển, tạo ra nhiều công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, tăng thu nhập cho ngƣời lao động và nâng cao mức sống của ngƣời dân. Xuất khẩu giúp mở rộng và làm sâu sắc thêm các mối quan hệ đối ngoại giữa nƣớc ta với các nƣớc trên thế giới. Điều đó có nghĩa là thông qua các quan hệ kinh tế, quan hệ đối ngoại giữa nƣớc ta và các nƣớc trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới ngày càng trở nên khăng khít (Nguyễn Văn Tuân, 2009). 1.1.2. Các lý thuyết về lợi thế so sánh 1.1.2.1. Chủ nghĩa trọng thương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 7 Từ giữa thế kỷ XVI đến thế kỷ thứ XVIII, hầu hết các quốc gia ở châu Âu chịu ảnh hƣởng nặng nề bởi chủ nghĩa trọng thƣơng trong việc thống nhất kinh tế và kiểm soát chính trị. Có thể nói chủ nghĩa trọng thƣơng là lý thuyết thƣơng mại quốc tế đầu tiên. Trong thời kỳ đó, vàng và bạc đƣợc lƣu hành với tƣ cách là đồng tiền thanh toán trong thƣơng mại quốc tế và cũng là thƣớc đo tài sản của một quốc gia. Theo quan điểm của chủ nghĩa trọng thƣơng, sự giàu có của một quốc gia phụ thuộc vào số lƣợng vàng và bạc mà quốc gia đó nắm giữ. Để thu đƣợc nhiều vàng và bạc thì các quốc gia cần phải xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu. Một quốc gia mà xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu thì đều nhận đƣợc sự chi trả bằng vàng, bạc từ phần còn lại của thế giới. Chính vì vậy, các nhà trọng thƣơng đều ủng hộ việc điều tiết thƣơng mại quốc tế theo hƣớng khuyến khích xuất khẩu. Học thuyết trọng thƣơng đề cao vai trò của Nhà nƣớc trong việc điều khiển kinh tế thông qua bảo hộ (Võ Thanh Thu, 2010). Những ngƣời theo chủ nghĩa này kêu gọi sự can thiệp của Nhà nƣớc vào hoạt động kinh tế thông qua việc áp dụng các hàng rào bảo hộ mậu dịch, miễn thuế nhập khẩu cho các loại nguyên liệu phục vụ sản xuất, cấm bán ra nƣớc ngoài sản phẩm thô, thực hiện trợ cấp xuất khẩu. Theo các nhà trọng thƣơng thì lao động là yếu tố cơ bản của sản xuất. Chính vì vậy, để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng thì cần phải hạ thấp lƣơng để giảm chi phí sản xuất. Nhiều học giả cho rằng chủ nghĩa trọng thƣơng là một học thuyết lâu đời, nhƣng ảnh hƣởng của chủ nghĩa này vẫn còn kéo dài cho đến nay, đặc biệt là trong cách tranh cãi về chính trị và chính sách thƣơng mại của nhiều quốc gia. Một trong những lý do nêu trên là quan điểm cho rằng thâm hụt cán cân thƣơng mại là không có lợi và nhập khẩu sẽ làm giảm việc làm trong nƣớc. Khi một quốc gia bị thâm hụt trong tài khoản vãng lai thì quốc gia đó phải vay vốn từ phần còn lại của thế giới để mua nhiều hàng hoá và dịch vụ từ phần còn lại của thế giới hơn là quốc gia đó bán hàng hoá và dịch vụ cho phần Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8 còn lại của thế giới. Tuy nhiên, việc vay vốn này rất có thể cải thiện sức mạnh kinh tế của quốc gia nếu lợi ích từ việc vay vốn này vƣợt quá chi phí vay. Qua phân tích lý thuyết của chủ nghĩa trọng thƣơng, ngƣời ta nhận thấy có một số ƣu điểm nhƣ sau. Thứ nhất, chủ nghĩa trọng thƣơng đã biết đánh giá đƣợc vai trò của thƣơng mại quốc tế, coi đó là nguồn quan trọng mang quý kim về cho đất nƣớc. Thứ hai, chủ nghĩa trọng thƣơng đã sớm nhận rõ vai trò quan trọng của nhà nƣớc trong việc điều tiết quan hệ ngoại thƣơng. Thứ ba, chủ nghĩa trọng thƣơng là lý thuyết kinh tế đầu tiên trong lịch sử đƣợc nâng lên nhƣ là lý thuyết khoa học. Tuy nhiên, ngoài những ƣu điểm đã nêu ở trên, lý thuyết trọng thƣơng về thƣơng mại quốc tế bộc lộ một số nhƣợc điểm nhất định. Thứ nhất, chủ nghĩa trọng thƣơng chƣa cho phép giải thích đƣợc bản chất của thƣơng mại quốc tế, nhƣ cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa trong thƣơng mại quốc tế và cũng chƣa thấy đƣợc tính hiệu quả cũng nhƣ lợi ích do quá trình chuyên môn hóa và trao đổi mang lại. Thứ hai, chủ nghĩa trọng thƣơng cho rằng một quốc gia chỉ có thể có lợi từ thƣơng mại trên sự hy sinh của một quốc gia khác. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy rằng các quốc gia chỉ mong muốn tham gia vào thƣơng mại quốc tế với nhau khi cả hai quốc gia đều thu đƣợc lợi ích từ thƣơng mại. Thứ ba, chủ nghĩa trọng thƣơng hiểu sai về khái niệm “tài sản quốc gia”, đo lƣờng sự giàu có của quốc gia bằng quý kim. Ngƣợc lại, ngày nay sự giàu có của một quốc gia đƣợc đo lƣờng bỏi khả năng của quốc gia đó về nguồn lực con ngƣời, tài nguyên có thể cung cấp đƣợc cho sản xuất và dịch vụ. Nguồn lực này càng phong phú, sử dụng càng có hiệu quả thì dòng chảy hàng hoá và dịch vụ thoả mãn con ngƣời càng dồi dào, tiêu chuẩn sống của quốc gia càng cao. 1.1.2.2. Lợi thế tuyệt đối của Adam Smith Adam Smith là một nhà kinh học cổ điển ngƣời Anh. Trong cuộc đời của mình ông đã có nhiều tác phẩm về kinh tế. Năm 1776, trong tác phẩm “Sự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 9 giàu có của quốc gia”, Adam Smith đã không nhất trí với quan điểm “thƣơng mại quốc tế là một trò chơi có tổng lợi ích bằng không” của các nhà trọng thƣơng. Ông bắt đầu bằng một sự thực đơn giản là để cho hai quốc gia thƣơng mại với nhau một cách tự nguyện thì cả hai quốc gia đều phải thu đƣợc lợi ích từ thƣơng mại. Nếu một quốc gia có lợi còn quốc gia kia phải chịu thiệt thì quốc gia chịu thiệt sẽ từ chối không tham gia vào thƣơng mại quốc tế nữa. Theo Adam Smith thì thƣơng mại tự do sẽ giúp cho việc phân bổ và sử dụng nguồn lực của thế giới có hiệu quả hơn, và từ đó tạo ra lợi ích cho từng nƣớc tham gia vào hoạt động buôn bán (Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thƣờng Lạng, 2004). Cũng nhờ tác phẩm này mà ngày nay nhiều nơi suy tôn Adam Smith là “cha đẻ của kinh tế học”. Để chứng minh rằng thƣơng mại quốc tế mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia tham gia thƣơng mại, Adam Smith đã xây dựng khái niệm lợi thế tuyệt đối. Khái niệm này nói về khả năng của một quốc gia cần sử dụng nguồn lực ít hơn so với các quốc gia khác để sản xuất ra một hàng hóa nào đó. Theo Adam Smith, một quốc gia có lợi thế tuyệt đối hơn so với các quốc gia khác nếu quốc gia đó có khả năng sản xuất nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn với cùng một nguồn lực. Ông cho rằng thị trƣờng sẽ điều tiết các hoạt động kinh tế và đóng vai trò là một bàn tay vô hình phân bổ các nguồn lực. Giá đóng vai trò là một nhân tố chủ chốt. Cụ thể là giá tăng lên khi có sự khan hiếm và giảm xuống khi có sự dƣ thừa. Các tác nhân thị trƣờng đảm bảo việc sản xuất hàng hoá và dịch vụ hợp lý. Chấp nhận quan điểm là sự khác biệt về chi phí sản xuất sẽ phi phối sự di chuyển quốc tế về hàng hóa, Adam Smith đã tìm cách giải thích nguyên nhân tại sao chi phí sản xuất tại các quốc gia lại khác nhau. Ông cho rằng hiệu suất của các nhân tố đầu vào quyết định chi phí sản xuất. Hiệu suất này do lợi thế tự nhiên và lợi thế có đƣợc tạo ra. Lợi thế tự nhiên bao gồm các yếu tố liên quan đến thời tiết, đất đai và khoáng sản. Trong khi đó lợi thế có đƣợc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 10 bao gồm các kỹ năng và kỹ thuật đặc biệt. Adam Smith lập luận rằng, do có lợi thế tự nhiên và lợi thế có đƣợc, một quốc gia có thể sản xuất hàng hóa với chi phí thấp hơn, và do đó trở nên cạnh tranh hơn so với quốc gia khác. Chính vì vậy, Adam Smith nhìn nhận khả năng cạnh tranh từ mặt cung của thị trƣờng. Adam Smith đã đƣa ra một số chỉ trích quan trọng đối với chủ nghĩa trọng thƣơng. Một là, thƣơng mại tự do mang lại lợi ích cho các bên tham gia thƣơng mại. Hai là, chuyên môn hoá sản xuất cho phép thực hiện lợi thế theo quy mô, và nhƣ vậy nâng cao hiệu quả và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Ba là, trong một môi trƣờng tự do thƣơng mại mà không có sự can thiệp của chính phủ thì phúc lợi công cộng sẽ tăng lên do có sự cạnh tranh. Nhƣ vậy, Adam Smith ủng hộ tự do thƣơng mại. Theo ông, tự do thƣơng mại thúc đẩy phân công lao động quốc tế và cho phép các quốc gia có thể tập trung vào sản xuất hàng hóa mà họ có thể sản xuất với chi phí thấp nhất. Tuy nhiên, lợi thế tuyệt đối chỉ giải thích đƣợc một phần thƣơng mại quốc tế. Lợi thế tuyệt đối không giải thích đƣợc trƣờng hợp khi một quốc gia nào đó lại bất lợi thế hơn so với các quốc gia còn lại trong việc sản xuất tất cả các hàng hoá và dịch vụ thì liệu quốc gia đó có nên tham gia vào thƣơng mại quốc tế hay không. Vì sự hạn chế của lý thuyết lợi thế tuyệt đối trƣớc tình hình phát triển mạnh mẽ của thƣơng mại quốc tế nên đã ra đời lý thuyết lợi thế tƣơng đối, còn gọi là lợi thế so sánh. 1.1.2.3. Lợi thế so sánh của David Ricardo David Ricardo là nhà duy vật và nhà kinh tế học ngƣời Anh gốc Do Thái. Ông đƣợc C.Mác đánh giá là ngƣời “đạt tới đỉnh cao nhất của kinh tế chính trị tƣ sản cổ điển”. David Ricardo cho rằng lợi thế tuyệt đối không phải là điều cần hoặc đủ để thƣơng mại diễn ra giữa hai quốc gia. Chẳng hạn, nếu một quốc gia có lợi thế tuyệt đối đối với tất cả mọi hàng hoá và dịch vụ thì quốc gia đó sẽ sản xuất và xuất khẩu mọi thứ và không nhập khẩu thứ gì cả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 11 Nếu quốc gia này muốn xuất khẩu để thu ngoại tệ phục vụ cho việc nhập khẩu thì lợi thế tuyệt đối sẽ không có giá trị nữa. Chính vì vậy, năm 1817, nhà kinh tế học David Ricardo phát triển tƣ tƣởng “lợi thế so sánh” thành thuyết “lợi thế so sánh” hay còn gọi là quy luật “lợi thế tƣơng đối”. Theo nguyên tắc của lợi thế so sánh thì một quốc gia đƣợc cho là có lợi thế so sánh về một hàng hoá hay dịch vụ nếu quốc gia đó sản xuất với chi phí cơ hội thấp hơn so với quốc gia khác. Điều đó cũng có nghĩa là bất kì quốc gia nào cũng có lợi khi tham gia vào thƣơng mại quốc tế dù quốc gia đó có hay không có các điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn hẳn các quốc gia khác. Quy luật lợi thế so sánh của David Ricardo là một trong những quy luật quan trọng nhất, đặt cơ sở, nền móng cho mậu dịch quốc tế và đƣợc ứng dụng rộng rãi nhất. Cho đến nay, bản chất của quy luật lợi thế so sánh của Ricardo vẫn không thay đổi, nó đúng với bất kỳ một quốc gia nào. Theo quy luật này thì thậm chí một quốc gia kém hiệu quả hơn (bất lợi thế tuyệt đối) so với quốc gia kia trong việc sản xuất cả hai hàng hoá thì cả hai quốc gia vẫn có thể thu đƣợc lợi ích từ thƣơng mại. Quốc gia đó sẽ chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu hàng hoá mà nó có bất lợi thế tuyệt đối ít hơn (hàng hoá có bất lợi thế so sánh) và nhập khẩu hàng hoá mà nó có bất lợi thế tuyệt đối lớn hơn (hàng hoá có bất lợi thế so sánh). Nói cách khác, một quốc gia sẽ có lợi hơn khi sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà quốc gia đó có thể sản xuất với hiệu quả cao hơn một cách tƣơng đối hay giá cả thấp hơn một cách tƣơng đối so với quốc gia kia (Trần Văn Hòe và Nguyễn Văn Tuấn, 2007). Ƣu điểm của quy luật lợi thế so sánh là nó đi xa hơn lợi thế tuyệt đối của Adam Smith ở chỗ chứng minh rằng tất cả các quốc gia đều có lợi khi giao thƣơng với nhau bất kể quốc gia đó có lợi thế tuyệt đối hay không. Tuy nhiên, lý thuyết này cũng gặp phải một số hạn chế nhất định. Một là, David Ricardo đã dựa trên hàng loạt các giả thiết đơn giản hóa lý thuyết về giá trị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan