Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác xuất kh...

Tài liệu Phân tích hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu tại công ty tnhh rosa planters

.DOC
66
43
144

Mô tả:

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: LỜI MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của hoạt động xuất khẩu Thế kỷ thứ XXI, Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển được các nước trong khu vực và thế giới công nhận, có nền kinh tế năng động, đa dạng, mở cửa và đang đóng vai trò quyết định đối với sự ổn định chính trị của đất nước. Nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hoạt động kinh tế hỗ trợ, thúc đẩy cho nhau để phát triển, trong những hoạt động đó, xuất khẩu là một bộ phận quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân góp phần chuyển định cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại. Tác động tích cực tới việc giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, làm cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, đảm bảo sự cân bằng cán cân thanh toán ngoại thương. Hoạt động xuất khẩu thúc đẩy sự hoàn thiện về chất và lượng của hàng hóa cũng như hỗ trợ cho sản xuất trong nước mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh, gia tăng lợi ích xã hội và lợi ích cho người tiêu dùng. Xuất khẩu không những tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế mà còn làm giàu cho đất nước. Xuất khẩu là một động lực phát triển kinh tế phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nhà nước Việt SVTH: Trang 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nam có nhiều chính sách phát triển kinh tế khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng sản xuất nhằm phục vụ xuất khẩu. Trong hoạt động xuất khẩu có nhiều hàng hóa, chủng loại… Việt Nam có nhiều mặt hàng truyền thống được xuất khẩu thành công và nổi tiếng trên thế giới, trong đó hàng gốm sứ được xem là một mặt hàng quan trọng trong chiến lược xuất khẩu của nước ta. Từ nhiều năm qua kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này luôn tăng trưởng cao, đem về nhiều ngoại tệ và giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Tuy nhiên, vài năm gần đây việc xuất khẩu hàng gốm sứ đang có chiều hướng chậm lại. Nguyên nhân có cả những khó khăn khách quan bên ngoài và những yếu tố chủ quan phía trong nội tại của các doanh nghiệp. Do ý thức được sự phức tạp và tầm quan trọng hoạt động xuất khẩu đối với hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Cũng như trước đòi hỏi thực tế của việc nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu đối với hàng gốm sứ thủ công mỹ nghệ. Vì vậy trong quá trình thực tập ở công ty TNHH ROSA PLANTERS, tôi đã chọn đề tài “Phân tích hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu tại công ty TNHH ROSA PLANTERS Việt Nam “ 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh công tác xuất khẩu mặt hàng gốm sứ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu SVTH: Trang 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động xuất khẩu mặt hàng gốm sứ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Công ty TNHH ROSA PLANTERS Việt Nam 4. Phương pháp nghiên cứu Những quan điểm hệ thống kinh tế cấu trúc nền kinh tế quốc dân, quan điểm phát triển, quan điểm thực tiễn, quan điểm khách quan là những tư tưởng phương pháp luận chỉ đạo cho việc nghiên cứu của chuyên đề này. Phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng là cơ sở lý luận chung của mọi nhận thức khoa học. Tôi luôn bám sát, vận dụng các nguyên lý, quy luật của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu xem xét hoạt động xuất khẩu nói chung và của Công ty TNHH ROSA PLANTERS Việt Nam nói riêng. Ngoài ra, để tiến hành phân tích được tình huống kinh doanh cụ thể của công ty, tôi còn sử dụng phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp tiếp cận thống kê và dựa trên các học thuyết kinh tế khác. 5. Kết cấu của đề tài Chương I: Cơ sở lý luận việc phân tích hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu tại công ty TNHH ROSA PLANTERS Việt Nam. Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng gốm sứ thủ công mỹ nghệ tại công ty TNHH ROSA PLANTERS Việt Nam SVTH: Trang 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh công tác xuất khẩu hàng gốm sứ thủ công mỹ nghệ tại công ty TNHH ROSA PLANTERS Việt Nam. SVTH: Trang 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VIỆC PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH ROSA PLANTERS VIỆT NAM 1.1. Hoạt động xuất nhập khẩu và sự cần thiết phải phân tích hoạt động xuất khẩu 1.1.1. Hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế hiện nay Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trướng kinh tế khá nhanh và ổn định trong những năm gần đây. Để làm được như vậy là nhờ chúng ta đã thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước về tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới trên mọi lĩnh vực. Từ khi nước ta thực hiện chính sách mở cửa (1989) để thu hút đầu tư đến nay, chúng ta đã từng bước đạt được những thành quả đáng khích lệ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là việc nền kinh tế đang từng bước phát triển. Hiện nay, Việt Nam đã và đang cố gắng đẩy mạnh quan hệ hợp tác đối ngoại với tất cả các nước trên thế giới (Việt Nam đã chính thức kết giao hữu nghị với hơn 167 quốc gia) nhằm tạo điều kiện thuận lợi về thị trường cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm SVTH: Trang 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: nhập. Cho đến nay, Việt Nam đã ký nhiều hiệp định song phương với các nước trong đó có Hiệp định về dệt may với EU nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngành may ở thị trường này. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (7/2000) và cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã giúp các doanh nghiệp mở rộng khả năng xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, những chính sách và cơ chế tài trợ về xuất khẩu đã tác động tích cực, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nâng cao khả năng xuất khẩu của chính bản thân doanh nghiệp. Hoạt động xuất khẩu mua bán hàng hóa là một hoạt động kinh doanh của phạm vi quốc tế, nó không phải là hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống có tổ chức bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục đích đẩy mạnh hoạt động sản xuất. Mặt khác, hoạt động xuất khẩu còn là hoạt động kinh tế đối ngoại, nó mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu sẽ không mang lại hiệu quả, có khả năng làm rối loạn nền kinh tế và gây ra những thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp mà còn cho cả quốc gia nếu như thiếu hiểu biết và thiếu thông tin về kinh doanh quốc tế, đặc biệt là thiếu hiểu biết về hoạt động ngoại thương. Như vậy, muốn cho hoạt động xuất khẩu có hiệu quả không còn con đường nào khác hơn là con đường phải nắm vững lý luận và hiểu đúng bản chất kinh doanh quốc tế, để từ đó tìm ra những phương pháp sử dụng chúng một cách thành công và hiệu SVTH: Trang 6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: quả trong thực tế sôi động đầy những rủi ro trên thương trường quốc tế hiện nay. 1.1.2. Khái niệm phân tích hoạt động xuất khẩu Sản xuất là cơ sở để tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Sản xuất đã trải qua nhiều phương thức, nhiều thời đại khác nhau nhưng đều chịu sự tác động chung bởi rất nhiều nhân tố chủ quan lẫn khách quan đến hoạt động này của con người. Mặc dù đặc điểm kinh tế cũng như trình độ phát triển sản xuất xã hội ở mỗi nơi, mỗi thời đại một khác, nhưng dù ở đâu và làm gì bất cứ lúc nào con người vẫn luôn luôn tìm kiếm một phương thức hoạt động có hiệu quả hơn, đem lại nhiều lợi ích hơn nhằm hướng đến một đời sống vật chất tinh thần ngày càng đầy đủ và tốt đẹp hơn. Từ những nhu cầu đó, con người trong quá trình hoạt động xuất khẩu luôn phải quan sát thực tế, phải tư duy, phải tổng hợp và phải phân tích các hoạt động của mình. Mặt khác, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, cho nên bản thân các mối quan hệ kinh tế trong xã hội và trên thế giới cũng phát triển ngày càng phức tạp và đa dạng. Do đó, nó đòi hỏi con người cần phải nhận thức chúng một cách đầy đủ và chính xác hơn để hoạt động xuất khẩu của mình được tốt hơn. Việc phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong SVTH: Trang 7 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: điều kiện kinh doanh với quy mô, trình độ và khả năng khác nhau công việc phân tích cũng tiến hành khác nhau. 1.1.3. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích hoạt động xuất khẩu Trước khi tiến hành phân tích hoạt động xuất khẩu, tất cả các doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá mọi diễn biến và kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh xuất khẩu, để từ đó tìm ra giải pháp khai thác năng lực của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Như vậy, nội dung nghiên cứu của phân tích hoạt động xuất khẩu là các hiện tượng kinh tế đã và đang hoặc sẽ xảy ra ở bất kỳ doanh nghiệp nào dưới tác động của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan khác nhau. Quá trình phân tích không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu vào việc nghiên cứu tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động xuất khẩu biểu hiện trên các chỉ tiêu đó. Như vậy, nội dung phân tích được thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, không những giúp cho doanh nghiệp đánh giá một cách đầy đủ về kết quả hoạt động xuất khẩu và sự nổ lực của doanh nghiệp mà nó còn tìm ra được nguyên nhân của mặt mạnh, mặt yếu để từ đó có các biện pháp giải quyết nhằm làm tăng hiệu quả của hoạt động xuất khẩu. SVTH: Trang 8 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: 1.2. Phân tích hoạt động xuất khẩu là một nhu cầu tất yếu của nền kinh tế Ngày nay, để có thể duy trì được sự phát triển bền vững của hoạt động sản xuất với hiệu quả kinh tế cao, các công ty, xí nghiệp cần phải trang bị những kiến thức về kinh doanh và phân tích hoạt động xuất khẩu để qua đó biết cách đánh giá kết quả cũng như hiệu quả của hoạt động xuất khẩu. Đồng thời biết tổng hợp một cách có hệ thống các nhân tố tác động thuận lợi và không thuận lợi đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các nhân tố tích cực, hạn chế và loại bỏ những nhân tố tiêu cực ảnh hưởng xấu. Phân tích hoạt động xuất khẩu nhằm đánh giá xem xét việc thực hiện các hoạt động xuất khẩu như thế nào? Những mục tiêu đề ra được thực hiện đến đâu, rút ra những tồn tại, tìm ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan cuối cùng đề ra biện pháp khắc phục để tận dụng một cách triệt để các thế mạnh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc phân tích còn giúp cho doanh nghiệp điều hành từng mặt hoạt động cụ thể với sự tham gia của từng phòng ban chức năng, từng bộ phận đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp. Đồng thời nó cũng là công cụ quan trọng để liên kết hoạt động của các bộ phận này với nhau làm cho hoạt động của doanh nghiệp được ăn khớp nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao hơn. SVTH: Trang 9 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nói tóm lại, những điều trình bày trên đây là nhằm để chứng minh rằng việc phân tích một cách toàn diện các hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là điều thật sự cần thiết. SVTH: Trang 10 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG GỐM SỨ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY TNHH ROSA PLANTERS VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu về công ty 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty TNHH ROSA PLANTERS Việt Nam Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay, hội nhập đã trở thành một vấn đề tất yếu. Hoạt động kinh tế đối ngoại đặc biệt là ngoại thương đang ngày càng thể hiện tầm quan trọng của mình là một lĩnh vực không thể thiếu ở bất kì quốc gia nào, là cầu nối giữa thị trường trong nước với thị trường quốc tế. Tuy nhiên xuất nhập khẩu không phải là vấn đề có thể thực hiện tốt trong thời gian ngắn mà đây là cả một quá trình mới có thể hoàn thiện được. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã và đang làm tốt nhiệm vụ tăng xuất khẩu, thu hút nguồn thu ngoại tệ của mình. Và Công Ty TNHH ROSA PLANTERS Việt Nam ra đời cũng nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Tên gọi chính: Công ty TNHH Rosa Planters Việt Nam. Tên giao dịch: ROSA PLANTERS VIỆT NAM CO.LTD. SVTH: Trang 11 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Trụ sở chính: 157 chợ Hamlet, xã Mỹ An, huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam. Văn Phòng đại diện: 19 Tân Canh, Phường 1, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: (84-8) 846 3786 Fax: (84-8) 997 0393 Email: rp-vnrp-vn.com Website: www.rp-vn.com Mã số thuế: 1500430700 Số giấy phép đăng ký kinh doanh: 4063 Giám đốc / chủ doanh nghiệp: Mr. Josep Elias Pardo Ngày đăng ký kinh doanh: 17-12-2004 Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh: 01-01-2005 Năm 2005, công ty còn gặp phải một số khó khăn vì bước đầu mới thành lập, còn bỡ ngỡ khi gia nhập vào thị trường đã có khá nhiều doanh nghiệp đang hoạt động. Ngoài ra, qui mô của công ty là một doanh nghiệp nhỏ, nguồn vốn huy động có hạn, chưa có thương hiệu và chưa có nhiều đối tác. Từ năm 2006 đến nay là thời kỳ khởi sắc của Công ty. Hoạt động sản xuất kinh doanh đã đi vào quỹ đạo và đem lại lợi nhuận cho công ty. Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Công ty SVTH: Trang 12 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ngày càng tăng về kim ngạch xuất khẩu, dẫn đầu là mặt hàng Terra d’Aqua (gốm đất đỏ) và Classica (gốm tráng men) luôn đạt trên 500.000 USD/năm trong ba năm gần đây . Những mặt hàng như hàng Zinc (chậu kim loại), hàng đá mài nhẹ Light Terrazzo, gỗ mỹ nghệ và các mặt hàng làm từ chất liệu tự nhiên như cói, đay,lục bình...dần chiếm lĩnh được thị trường. Những thị trường khó tính như EU, Nhật Bản... đặc biệt là thị trường như Tây Ban Nha, Pháp, Bỉ đã nhập khẩu một khối lượng lớn hàng hoá của Công ty trong 3 năm gần đây và kim ngạch xuất khẩu luôn đạt trên 1 triệu USD mà ít có khiếu nại hoặc từ chối thanh toán. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 2.1.2.1. Chức năng Công ty TNHH Rosa Planters Việt Nam đã hoạt động được gần 05 năm. Về qui mô thì công ty thuộc loại qui mô nhỏ, ra đời với chức năng thiết kế, sản xuất lắp ráp và kinh doanh đồ gốm, thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất. 2.1.2.2. Nhiệm vụ - Kinh doanh theo đúng ngành nghề ,lĩnh vực hoạt động đã đăng kí. - Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhu cầu, tình hình thị trường, khả năng phát triển của SVTH: Trang 13 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: công ty cho từng thời kì, từng giai đoạn cụ thể, tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch đã đề ra. - Chấp hành đầy đủ các chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước, tuân thủ pháp luật, thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý công ty theo đúng Bộ Luật Lao Động. 2.1.2.3. Hoạt động kinh doanh chính của công ty - Công ty Rosa Planters Việt Nam hoạt động thương mại là thuần túy. Công ty chỉ chuyên về hoạt động kinh doanh, mà không thực hiện khâu sản xuất sản phẩm. Chính vì vậy hoạt động chính của công ty được trọn gói trong nhiệm vụ xuất khẩu trực tiếp. - Trong nghiệp vụ này công ty là nhà cung cấp và liên hệ trực tiếp với người mua (bằng cách gặp mặt, qua thư từ, hoặc điện tín) để cùng nhau thỏa thuận về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch khác. Như vậy, để có hàng hóa xuất khẩu trực tiếp thì công ty phải mua, đặt hàng với các xưởng, cơ sở sản xuất gốm ở Vĩnh Long, Bình Dương... 2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty 2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức Bộ máy tổ chức của Công Ty ROSA PLANTERS Việt Nam được tổ chức theo sơ đồ sau SVTH: Trang 14 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của công ty] Giám đốc Phòng kinh doanh và Marketing Phòng Kế toán Phòng Xuất khẩu Phòng mua hàng Bộ phận kho Bộ phận kiểm tra chất lượng hàng (Nguồn: Công ty Rosa Planters Việt Nam) Nhìn chung công ty Rosa Planters Việt Nam có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, đơn giản, mọi hoạt động trong công ty chịu sự giám sát trực tiếp của Giám đốc. Tổng số cán bộ nhân viên trong công ty là 15 người. 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban Đứng đầu là Giám đốc công ty, Giám đốc chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước pháp luật. Giám đốc là người đứng đầu trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh đồng thời cũng là người trực tiếp điều hành, giám sát mọi hoạt động của công ty. Bộ phận kinh doanh và Marketing (gồm 2 người) SVTH: Trang 15 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: - Triển khai công tác tìm kiếm khách hàng và xúc tiến thương mại. - Triển khai thực hiện cam kết thỏa thuận trong hợp đồng với khách hàng đồng thời theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng. - Tổ chức thực hiện trao đổi thư từ điện tín với các công ty nhập khẩu để tiến hành các thủ tục xuất khẩu. - Quản lý thực hiện và triển khai mẫu mã. - Xây dựng Catologue cho hàng hoá, xây dựng chương trình quảng bá thương hiệu của công ty. - Tổ chức tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế. Phòng tài chính kế toán (gồm 3 người) 2 nhân viên làm việc ở văn phòng công ty và đảm nhận các công việc sau - Thực hiện công tác tài chính đối với hoạt động kinh doanh của công ty. - Xây dựng kế hoạch tài chính để chủ động cân đối vốn phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của công ty. - Kiểm soát tính hợp lệ, hợp lý của các chứng từ kế toán. - Lập sổ kế toán tài chính. - Lập báo cáo tài chính và bào cáo thuế chính xác, hợp lý. 1 người làm việc ở kho có nhiệm vụ sau: - Phụ trách xuất nhập tồn kho hàng hóa. SVTH: Trang 16 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: - Phụ trách nguyên phụ liệu. Phòng Xuất Khẩu (gồm 4 người) nhiệm vụ chính - Lên kế hoạch xuất hàng. - Quản lý dữ liệu và tính giá bán sản phẩm. - Làm chứng từ hải quan và các thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hoá. Bộ phận kho: Dưới quyền phòng xuất khẩu có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau để báo cáo lại với phòng xuất khẩu - Phụ trách xuất – nhập hàng ở kho. - Theo dõi hàng tồn kho. Phòng mua hàng (gồm 5 người) - Liên hệ với nhà sản xuất để triển khai sản xuất đơn đặt hàng của khách. - Bàn bạc với nhà sản xuất thiết kế sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. - Theo dõi tiến độ giao hàng của đơn hàng. Bộ phận kiểm tra chất lượng hàng hóa - Kiểm tra quá trình sản xuất hàng của nhà sản xuất. SVTH: Trang 17 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: - Sản phẩm được kiểm tra dựa trên căn cứ mẫu mã của khách hàng và chi tiết về kỹ thuật, chất liệu, kích thước, màu sắc, chất lượng về sản phẩm. - Mỗi sản phẩm đều được kiểm tra qua 3 giai đoạn + Kiểm tra chi tiết bán thành phẩm. + Kiểm tra thành phẩm được giao. + Kiểm tra tổng quát trước khi đóng gói. Toàn thể cán bộ, nhân viên của công ty đều được qua đào tạo và đào tạo lại, thông thạo về nghiệp vụ ngoại thương-kinh doanh xuất nhập khẩu, sử dụng thành thạo máy vi tính và thiết bị văn phòng, có bằng Cao đẳng, Đại học hoặc trên Đại học. 2.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 2.2.1.Tình hình hoạt động xuất khẩu gốm sứ của công ty từ 2006 đến 2009 2.2.1.1. Tình hình hoạt động kinh doanh chung của công ty trong những năm gần đây Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2006 đến năm 2009 (Đơn vị: Triệu đồng) Năm Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh SVTH: 2006 25.61 2007 27.81 8 3 2008 2009 37.87 37.073 7 Trang 18 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Doanh thu thuần 25.61 27.81 37.87 37.073 Giá vốn hàng bán 8 14.53 3 16.05 7 21.68 17.272 Lợi nhuận gộp 2 11.72 3 11.11 0 9.088 8 9 226 350 264 2.270 8.763 335 400 2.267 9.396 5.967 6.311 2.937 2.00 - 1.629 2.748 2.768 11.40 12.957 271 252 19 9.415 1 25 37 277 25 1.718 11.42 12.718 1.318 8.097 6 1.113 1.018 10.31 11.700 9.678 Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính Trong đó chi phí lãi vay Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế Chi phí thuế TNDN Lợi nhuận sau thuế TNDN 271 180 20 9.013 1.215 9.723 3 (Nguồn: Công ty TNHH Rosa Planters Việt Nam) Do năm đầu bước vào hoạt động nên nhìn chung thu nhập năm 2006 ở mức không cao. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh xuất khẩu tăng ổn định trong 3 năm gần đây, năm 2007 là 27 tỷ 813 triệu đồng sau đó tăng đột biến lên 37 tỷ 877 triệu đồng năm 2008 và giảm nhẹ còn 37 tỷ 073 triệu đồng trong năm 2009. Con SVTH: Trang 19 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: số thay đổi rõ rệt giữa năm 2007 và 2008 chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng, mặt hàng kinh doanh phong phú hơn, số lượng hàng hoá nhiều hơn. Lợi nhuận sau thuế của công ty liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước nhưng tổng doanh thu năm 2009 lại nhỏ hơn năm 2008. Kết quả như vậy là do năm 2009 doanh nghiệp phải chi phí lớn cho chi phí bán hàng và chi phí quản lý trong khi năm 2007 và 2008 công ty chưa thực sự đẩy mạnh hoạt động giới thiệu sản phẩm và quy mô công ty chưa được mở rộng. Chi phí bán hàng 1tỷ 629 triệu đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp 2 tỷ 768 triệu đồng một con số quả là không nhỏ đối với một doanh nghiệp có tổng doanh thu là 37 tỷ 073 triệu đồng Năm 2008 là năm đặc biệt với các doanh nghiệp Việt Nam, việc Việt Nam gia nhập WTO đã mang đến cho doanh nghiệp cả nước nói chung và các công ty xuất khẩu nói riêng trong đó có cả Công ty TNHH Rosa Planters Việt Nam nhiều cơ hội mới đẩy mạnh xuất khẩu và tạo thêm quan hệ với nhiều đối tác mới. Thị trường chủ đạo của công ty là Tây Ban Nha tuy tăng trưởng kinh tế nhưng nhu cầu về các mặt hàng gốm thủ công mỹ nghệ của người dân sụt giảm, dẫn tới sụt giảm các đơn hàng từ các doanh nghiệp Tây Ban Nha khiến kim ngạch xuất khẩu của công ty tại thị trường này bị giảm theo. Tuy nhiên, công ty lại đạt được nhiều đơn hàng từ các nước châu Âu khác như Pháp, Ý, Bỉ, Áo…Do đó, giá vốn hàng bán của công ty tăng lên 21 tỷ 680 triệu đồng SVTH: Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan