Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sôn...

Tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long

.PDF
90
20
72

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ˜²™ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ Giáo viên hướng dẫn: TRẦN QUẾ ANH Sinh viên thực hiện: LÊ NGUYỄN NGỌC BÍCH MSSV: 4077522 Lớp: Kinh tế nông nghiệp – K33 Cần Thơ, 11/2010 LỜI CAM ĐOAN ˜²™ Em cam đoan rằng đề tài này là do chính em thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2010 Sinh viên thực hiện Lê Nguyễn Ngọc Bích i LỜI CẢM TẠ ˜²™ Trong suốt thời gian học tập dưới mái trường Đại Học Cần Thơ, đã để lại trong em rất nhiều kỷ niệm đẹp của thời sinh viên. Đặc biệt là đối với Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh, dưới sự nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ của quý thầy cô đã cho em một hành trang để bước vào đời. Để đề tài được hoàn thành, trước tiên, em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh đã hết lòng truyền đạt kiến thức cho em trong suốt khoảng thời gian em học tập tại trường. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long- Chi nhánh Cần Thơ đã đồng ý cho em thực tập tại Ngân hàng. Đặc biệt, là các anh chị tại Phòng Kinh Doanh đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em trong suốt 2 tháng em thực tập tại đây. Trân trọng gởi lời cảm ơn đến cô Trần Quế Anh, giáo viên hướng dẫn trực tiếp cho em thực hiện luận văn. Trong quá trình tìm tài liệu và các số liệu có liên quan rồi phân tích, đối với em đó là một quá trình khó khăn, nhưng cô đã dành thời gian quý báu của mình để góp ý, nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong việc thu thập, xử lý và cách phân tích số liệu, cách trình bày, hướng phân tích nào là đúng, hợp lý nhất. Lời cuối em xin kính chúc cô và các anh chị được nhiều sức khỏe, thành công !!! Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2010 Sinh viên thực hiện Lê Nguyễn Ngọc Bích ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ˜²™ ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Cần Thơ, ngày …. tháng…. năm 2010 Thủ trưởng đơn vị (ký tên và đóng dấu) iii BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ˜²™ · Họ và tên người hướng dẫn: TRẦN QUẾ ANH · Học vị: · Chuyên ngành: · Cơ quan công tác: Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại Học Cần Thơ. · Tên sinh viên: LÊ NGUYỄN NGỌC BÍCH · Mã số sinh viên: 4077522 · Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp – Khóa 33 · Tên đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long - Chi nhánh Cần Thơ NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ................................................. ......................................................................................................................................... 2. Về hình thức:............................................................................................................. 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: .......................................... ......................................................................................................................................... 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:................................................ 5. Nội dung và các kết quả đạt được:............................................................................ ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... 6. Các nhận xét khác: .................................................................................................... ......................................................................................................................................... 7. Kết luận: .................................................................................................................... Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2010 Người nhận xét iv MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1........................................................................................................... 1 GIỚI THIỆU......................................................................................................... 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung............................................................................................. 2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .............................................................................. 2 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3 1.4.1 Không gian............................................................................................ 3 1.4.2 Thời gian ............................................................................................... 3 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 3 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................... 3 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................... 5 CHƯƠNG 2........................................................................................................... 5 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 5 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN............................................................................. 5 2.1.1 Khái niệm tín dụng ............................................................................... 5 2.1.2 Phân loại tín dụng .................................................................................. 5 2.1.3 Chức năng và vai trò của tín dụng ......................................................... 6 2.1.4 Một số khái niệm về hoạt động tín dụng ............................................... 7 2.1.5 Các hình thức của tín dụng ngắn hạn .................................................... 9 2.1.6 Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ................................ 11 2.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................. 12 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 12 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu............................................................. 12 CHƯƠNG 3......................................................................................................... 14 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - CHI NHÁNH CẦN THƠ................................. 14 3.1. KHÁI QUÁT VỀ MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ ...................................... 14 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của MHB.......................................... 14 3.1.2 Khái quát về MHB chi nhánh Cần Thơ .............................................. 15 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ TỪNG PHÒNG BAN .............................................................................................................................. 16 3.2.1 Cơ cấu tổ chức ..................................................................................... 16 3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban tại MHB Cần Thơ ............. 17 v 3.3 QUY TRÌNH CHO VAY CỦA MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ ................ 20 3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA MHB TRONG THỜI GIAN QUA . 21 3.4.1 Thuận lợi ............................................................................................. 21 3.4.2 Khó khăn............................................................................................. 22 3.5 KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ..................................................................................... 22 3.6 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ..................................................................................... 24 CHƯƠNG 4......................................................................................................... 26 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI.......................... 26 4.1 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN................ 26 4.1.1. Đánh giá chung về quy mô vốn huy động .......................................... 26 4.1.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động ................................................................ 30 4.2 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ............................................................................................. 34 4.2.1 Doanh số cho vay................................................................................ 36 4.2.2 Doanh số thu nợ .................................................................................. 37 4.2.3 Dư nợ .................................................................................................. 38 4.2.4 Nợ quá hạn........................................................................................... 38 4.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI MHB - CHI NHÁNH CẦN THƠ............................................................................................. 39 4.3.1 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn theo thành phần kinh tế ......... 39 4.3.2 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn theo ngành nghề ................... 49 4.4 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN .................................................................................... 63 4.4.1 Vòng quay vốn tín dụng.................................................................... 64 4.4.2 Hệ số thu nợ ...................................................................................... 65 4.4.3 Hệ số dư nợ ngắn hạn / Tổng vốn huy động..................................... 66 4.4.4 Hệ số nợ quá hạn ( Nợ quá hạn ngắn hạn/ Dư nợ ngắn hạn)............ 67 CHƯƠNG 5......................................................................................................... 69 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ ............................................................ 69 5.1 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ TRONG THỜI GIAN QUA ..................................................................................................................... 69 5.1.1 Tồn tại ................................................................................................ 69 vi 5.1.2 Nguyên nhân ...................................................................................... 69 5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TRONG THỜI GIAN TỚI ......................................................................... 70 5.2.1 Giải pháp nâng cao về huy động vốn.................................................. 70 5.2.2 Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn trong thời gian tới. 71 CHƯƠNG 6......................................................................................................... 76 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 76 6.1 KÊT LUẬN ................................................................................................... 76 6.2 KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 76 6.2.1 Đối với UBND Thành phố Cần Thơ................................................... 76 6.2.2 Đối với Ngân hàng Hội sở ................................................................. 76 6.2.3 Đối với MHB Chi nhánh Cần Thơ...................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 78 vii DANH MỤC BẢNG ˜²™ Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ....................................... 23 Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN KINH DOANH ................................... 27 Bảng 3: CƠ CẤU NGUỒN VỐN ..................................................................... 28 Bảng 4: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN NĂM 2007 – 2009 ........................ 31 Bảng 5: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN ........................................................ 32 Bảng 6: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2007- 2009) ............................................................ 35 Bảng 7: TÌNH HÌNH TÍN DỤNG .................................................................... 36 Bảng 8: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN ............................................... 39 Bảng 9: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN ...... 41 Bảng 10: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM (2007-2009) ........................................................................... 42 Bảng 11: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2009 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010 THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ ............ 44 Bảng 12: TÌNH HÌNH DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN ......... 45 Bảng 13: TÌNH HÌNH DƯ NỢ NGẮN HẠN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2009 .. 46 Bảng 14: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM (2007-2009) ............................................................... 47 Bảng 15: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2009 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010 THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ ... 48 Bảng 16: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO NGÀNH NGHỀ QUA 3 NĂM (2007 - 2009) ............................................................................... 50 Bảng 17: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO NGÀNH NGHỀ .... 52 Bảng 18: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH NGHỀ ....... 55 Bảng 19: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH NGHỀ ....... 56 Bảng 20: TÌNH HÌNH DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH NGHỀ ......... 59 Bảng 21: TÌNH HÌNH DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH NGHỀ ......... 60 Bảng 22: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN THEO NGÀNH NGHỀ QUA 3 NĂM (2007-2009) ................................................................................. 61 Bảng 23: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN THEO NGÀNH NGHỀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2009 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010 ....................... 62 Bảng 24 : KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN .................... 63 Bảng 25: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN ..................... 64 viii DANH MỤC HÌNH ˜²™ Hình 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY TÍN DỤNG TẠI HỘI SỞ . 15 Hình 2: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC .............................................................. 16 Hình 3: QUY TRÌNH CHO VAY .................................................................... 20 Hình 4: BIỂU ĐỒ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM (2007 – 2009) ...................................................................................................... 23 Hình 5: BIỂU ĐỒ CƠ CẤU NGUỒN VỐN .................................................... 27 Hình 6: CƠ CẤU SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM (2007 – 2009) ............................................................................................ 43 Hình 7: CƠ CẤU TÌNH HÌNH DƯ NỢ NGẮN HẠN 3 NĂM (2007-2009) THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ ................................................................... 46 Hình 8: CƠ CẤU TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM (2007 – 2009) ............................................................. 48 Hình 9: CƠ CẤU DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN .............................. 51 Hình 10: CƠ CẤU DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN ............................... 56 Hình 11: CƠ CẤU TÌNH HÌNH DƯ NỢ NGẮN HẠN ................................. 59 Hình 12: CƠ CẤU TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN ..................... 61 Hình 13: VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG QUA 3 NĂM (2007 – 2009) ...... 65 Hình 14: HỆ SỐ THU NỢ QUA 3 NĂM (2007 – 2009) ................................. 66 Hình 15: HỆ SỐ DƯ NỢ NGẮN HẠN/TỔNG VỐN HUY ĐỘNG QUA 3 NĂM (2007 – 2009) ............................................................................................ 67 Hình 16: HỆ SỐ NỢ QUÁ HẠN NGẮN HẠN/DƯ NỢ NGẮN HẠN QUA 3 NĂM (2007 – 2009) ............................................................................................ 68 ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ˜²™ ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long MHB Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long NHTM Ngân hàng Thương mại HĐQT Hội đồng Quản trị UB Ủy ban GĐ Giám đốc BGĐ Ban Giám Đốc UBTD Ủy ban Tín dụng P.HC Phòng Hành chính QL Quản lý DN Doanh nghiệp KD Kinh doanh CN Công nghiệp DSCV Doanh số cho vay DSTN Doanh số thu nợ NQH Nợ quá hạn ĐVT Đơn vị tính TP Thành Phố UBND Ủy Ban Nhân Dân x Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế thời đại, và diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, biểu hiện xu hướng tất yếu khách quan của nền kinh tế . Để bắt kịp với xu thế đó, vào cuối năm 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức WTO, đánh dấu một bước ngoặc cho sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Trong vài năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến nhất định trong việc khẳng định vị trí của mình trên thương trường quốc tế với sự trưởng thành và phát triển trên nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau. Trong các lĩnh vực ấy không thể không chú ý đến sự đóng góp của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là ngân hàng bởi lẽ ngân hàng chính là hạt nhân của sự phát triển kinh tế là mạch máu nuôi dưỡng nền kinh tế, góp phần to lớn trong việc điều tiết nền kinh tế đồng thời là cầu nối giúp cho nền kinh tế vận hành liên tục, không gián đoạn. Chính vì ngân hàng có vai trò và vị trí quan trọng như thế nên nền kinh tế muốn đi lên thì ngân hàng phải là tổ chức đạt được sự phát triển tiên phong. Nhìn lại trong thời gian qua, chính phủ nước ta đã có nhiều chính sách cải cách tạo điều kiện cho các tổ chức ngân hàng phát triển, điển hình là sự thay đổi to lớn từ hệ thống ngân hàng một cấp trong thời kỳ bao cấp đã được nhà nước ta chuyển sang mô hình ngân hàng hai cấp, có sự phân biệt rõ ràng chức năng quản lý nhà nước của ngân hàng trung ương và chức năng kinh doanh tiền tệ của các tổ chức tín dụng. Các thể chế chính sách về tiền tệ và hoạt động của ngân hàng không ngừng thay đổi để phù hợp với từng thời kỳ phát triển. Hiện nay, mạng lưới của các ngân hàng đang phát triển rộng khắp, người ta có thể thấy các trụ sở, các chi nhánh, các phòng giao dịch của các ngân hàng ở mọi nơi từ thành thị đến các vùng nông thôn còn ở xa thành phố, khái niệm về ngân hàng đã không còn xa lạ đối với người dân. Hòa nhịp cùng với sự phát triển của cả nước, Cần Thơ, một thành phố vừa được công nhận là thành phố loại một, cũng đã không ngừng đổi mới để tạo ưu thế cho mình trong nhiều ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phát triển sản phẩm dịch vụ, công nghiệp, y tế, giáo dục…. Trong số đó, lĩnh vực tín dụng trong ngân hàng cũng được các ngân hàng trong thành phố chú GVHD: Trần Quế Anh 1 SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Bích Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn trọng đặc biệt nhằm để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình đối với các ngân hàng khác. Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm, chứa đựng nhiều rủi ro, việc sử dụng nguồn vốn huy động được để phân phối cho các thành phần trong nền kinh tế một cách hiệu quả nhất quả là không phải bất kì một ngân hàng nào cũng có thể làm tốt. Chính vì những lý do trên, thấy được sự quan trọng của hoạt động tín dụng trong ngân hàng nên em xin chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long, chi nhánh Cần Thơ” để làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. Trong quá trình thực hiện, do hạn chế về kiến thức và thời gian nên đề tài không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long, chi nhánh Cần Thơ trong giai đoạn từ 2007- 2009 đến 6 tháng đầu năm 2010, từ đó nhằm tìm ra các giải pháp thích hợp để giúp thúc đẩy hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Cần Thơ ngày càng tốt hơn trong thời gian sắp đến. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích khái quát về tình hình huy động vốn của Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (sau đây xin gọi là MHB) - Chi nhánh Cần Thơ. - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng trong thông qua việc phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn. - Phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại MHB chi nhánh Cần Thơ - Đưa ra các giải pháp nhằm giúp đẩy mạnh hoạt động tín dụng ngắn hạn tại MHB chi nhánh Cần Thơ. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của MHB qua 3 năm 2007-2009 như thế nào? GVHD: Trần Quế Anh 2 SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Bích Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn - Tình hình tín dụng của MHB qua 3 năm 2007-2009 và 6 tháng đầu năm 2010 ra sao? - Những thuận lợi và khó khăn mà MHB gặp phải trong thời gian qua là gì? - Tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn thực tế tại MHB trong 3 năm 2007-2009 và 6 tháng đầu năm 2010 là như thế nào? - Giải pháp nào MHB cần áp dụng để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại MHB trong thời gian sắp tới? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian Hoạt động nghiên cứu được thực hiện tại MHB chi nhánh Cần Thơ, số 5, Phan Đình Phùng , Quận Ninh Kiều , Thành Phố Cần Thơ. 1.4.2 Thời gian Đề tài nghiên cứu sử dụng và phân tích các số liệu trong 3 năm 2007, 2008, 2009 và 6 tháng đầu năm 2010, đề tài được thực hiện từ ngày 9 tháng 9 năm 2010 đến ngày 15 tháng 11 năm 2010. 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động tín dụng ngắn hạn ở MHB Chi nhánh Cần Thơ. 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Để đề tài được hoàn thành, ngoài việc thu thập, xử lý và phân tích các số liệu trực tiếp tại MHB chi nhánh Cần Thơ, đề tài của em còn được dựa trên việc tham khảo và thừa kế kiến thức một số Luận văn tốt nghiệp sau: Nguyễn Khánh Dương (2008), Lớp Tài chính tín dụng K30, Luận văn tốt nghiệp “Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Huyện Kế Sách, Tỉnh Sóc Trăng”, Trường Đại Học Cần Thơ. Nội dung chính của đề tài là: - Phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, huyện Kế Sách giai đoạn 2005 -2007 - Phân tích sơ lược tình hình huy động vốn, doanh số cho vay, dư nợ, nợ quá hạn từ năm 2005-2007. GVHD: Trần Quế Anh 3 SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Bích Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn - Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Nhâm Quốc Tùng (2009) , Luận văn tốt nghiệp “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh An Giang- Phòng giao dịch Châu Phú” , Trường Đại Học Cần Thơ. Nội dung chính của đề tài: - Thứ nhất: Phân tích khái quát tình hình huy động vốn của Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB) Chi nhánh An Giang – Phòng Giao Dịch (PGD) Châu Phú qua 3 năm 2006 – 2008. - Thứ hai: Phân tích chi tiết tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại MHB Chi nhánh An Giang – PGD Châu Phú qua 3 năm 2006 – 2008. - Thứ ba: Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại MHB Chi nhánh An Giang – PGD Châu Phú qua 3 năm 2006 – 2008 thông qua các chỉ số tài chính. - Thứ tư: Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngắn hạn của MHB Chi nhánh An Giang – PGD Châu Phú qua 3 năm 2006 – 2008. - Thứ năm: Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại MHB Chi nhánh An giang – PGD Châu Phú. Trong đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long – Chi nhánh Cần Thơ” do em thực hiện sẽ có một số điểm mới là sẽ sử dụng các số liệu mới hơn, cụ thể là em sẽ chia ra 2 giai đoạn để phân tích : từ năm 2007-2009, 6 tháng đầu năm 2009 với 6 tháng đầu năm 2010 và không gian của đề tài cũng khác so với đề tài trên. Trong đề tài của mình, em sẽ tập trung đi sâu vào phân tích mảng tín dụng ngắn hạn, đánh giá chi tiết hơn về tín dụng ngắn hạn. GVHD: Trần Quế Anh 4 SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Bích Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm tín dụng Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế xã hội. Vì thế khái niệm về tín dụng có thể được định nghĩa bằng nhiều khái niệm khác nhau, cụ thể có thể định nghĩa tín dụng bằng một số khái niệm sau : - Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. - Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa. - Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (trái chủ người cho vay) - cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán…dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia (thụ trái - người đi vay). Như vậy, “tín dụng” có nhiều cách khác nhau để diễn đạt khái niệm về tín dụng. Nhưng nội dung cơ bản của những định nghĩa này là thống nhất: Đều phản ánh một bên là người cho vay, còn bên kia là người đi vay. Quan hệ giữa hai bên được ràng buộc bởi cơ chế tín dụng và pháp luật hiện tại. 2.1.2 Phân loại tín dụng a) Căn cứ vào thời hạn tín dụng -Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm thường được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của các doanh nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu sinh họat cá nhân. - Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm dùng để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. GVHD: Trần Quế Anh 5 SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Bích Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn b) Căn cứ vào đối tượng tín dụng - Tín dụng vốn lưu động: là loại vốn cho vay được sử dụng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sản xuất. - Tín dụng vốn cố định: là loại cho vay được sử dụng để hình thành tài sản cố định. c) Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại cấp phát tín dụng cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa. - Tín dụng tiêu dùng: là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân. - Tín dụng học tập: là hình thức cấp phát tín dụng để phục vụ việc học của sinh viên. d) Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng - Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. - Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các doanh nghiệp và cá nhân. - Tín dụng Nhà nước: là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà nước biểu hiện là người đi vay. e) Căn cứ vào đối tượng trả nợ - Tín dụng trực tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay cũng là người trực tiếp trả nợ. - Tín dụng gián tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay và người trả nợ là hai đối tượng khác nhau. 2.1.3 Chức năng và vai trò của tín dụng 2.1.3.1 Chức năng của tín dụng a) Chức năng tập trung và phân phối lại tài nguyên GVHD: Trần Quế Anh 6 SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Bích Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn Tín dụng là sự chuyển nhượng vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Thông qua sự chuyển nhượng này tín dụng góp phần phân phối lại nguồn tài nguyên thể hiện ở chỗ: - Người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến thông qua tín dụng, số tài nguyên đó được phân phối lại cho người đi vay. - Ngược lại người đi vay cũng thông qua quan hệ tín dụng nhận được phần tài nguyên được phân phối lại. b) Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất Điều này thể hiện ở chỗ: - Tín dụng tạo ra nguồn vốn hỗ trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh được thực hiện bình thường, liên tục và phát triển. - Tín dụng tạo nguồn vốn để đầu tư mở rộng phạm vi và quy mô sản xuất. - Tín dụng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh toán góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa bằng việc tạo ra tín tệ và bút tệ. 2.1.3.2 Vai trò của tín dụng - Tín dụng góp phần phát triển nền kinh tế - Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ và bình ổn giá cả - Tín dụng góp phần mở rộng mối quan hệ kinh tế trong và ngoài nước 2.1.4 Một số khái niệm về hoạt động tín dụng 2.1.4.1 Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay trong khoảng thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi lại. 2.1.4.2 Doanh số thu nợ: Là tất cả các khoản thu nợ mà ngân hàng đã thu về không phân biệt thời điểm cho vay 2.1.4.3 Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay tại một thời điểm xác định mà ngân hàng chưa thu hồi lại. Để xác định được dư nợ, ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ. 2.1.4.4 Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng và không có lý do chính GVHD: Trần Quế Anh 7 SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Bích Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn đáng. Khi đó Ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ quá hạn. a) Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) - Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại. - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo qui định (khoản 2 điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN). b) Nhóm 2 (nợ cần chú ý) - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày. - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu). - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo qui định (khoản 2 điều sáu QĐ 18/2007/QĐ-NHNN). c) Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) - Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại và nhóm 2 theo qui định. - Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo qui định (khoản 2 điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN). d) Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) - Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. GVHD: Trần Quế Anh 8 SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Bích Luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo qui định (khoản 2 điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN). e) Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý. - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo qui định (khoản 3 điều 6 QĐ 18/2007/QĐ-NHNN). w Nợ xấu Nợ xấu là những khoản tín dụng bao gồm cả lãi và gốc, hoặc gốc hoặc lãi không thu được khi đến hạn. Chỉ tiêu nợ xấu cho thấy một số nhận xét về chất lượng đầu tư tín dụng của ngân hàng. Ở Việt Nam nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 theo quyết định 493/2005/NHNN. 2.1.5 Các hình thức của tín dụng ngắn hạn 2.1.5.1 Cho vay từng lần theo món Hình thức cho vay từng lần theo món là phương thức mà mỗi lần vay vốn khách hàng và NHTM phải làm thủ tục cần thiết và kí hợp đồng tín dụng. Hình thức cho vay từng lần theo món áp dụng đối với những khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên hoặc vay vốn theo thời vụ, bù đắp cho những khoản thiếu hụt vốn tạm thời trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hình thức này rất đơn giản đối với Ngân hàng và cả khách hàng. Tuy nhiên, do mỗi lần vay Ngân hàng và khách hàng đều phải làm thủ tục nên rất tốn thời gian và chi phí 2.1.5.2 Cho vay theo hạn mức tín dụng Là phương thức cho vay mà NHTM và khách hàng thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. GVHD: Trần Quế Anh 9 SVTH: Lê Nguyễn Ngọc Bích
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan