Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng và huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nô...

Tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng và huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện mỏ cày

.PDF
71
142
135

Mô tả:

MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU......................................................................... 1 1.1. Sự cần thiết nghiên cứu ................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................... 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................2 1.4. Lược khảo tài liệu liên quan đến đề tài.............................................2 1.5. Căn cứ khoa học và thực tiễn………………………………………..3 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................................................................4 2.1.Phương pháp luận ...................................................................................4 2.1.1. Tổng quan về tín dụng ................................................................4 2.1.2. Các qui định cụ thể về hoạt động tín dụng và huy động vốn tại chi nhánh NHNo & PTNN huyện Mỏ Cày.....................................4 2.1.2.1. Nguyên tắc cho vay............................................................4 2.1.2.2. Điều kiện vay vốn ..............................................................5 2.1.2.3. Lãi suất cho vay .................................................................5 2.1.2.4. Mức cho vay.......................................................................5 2.1.2.5. Thời hạn cho vay................................................................6 2.1.2.6. Phương thức cho vay..........................................................6 2.1.3. Một số khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng và huy động vốn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày tỉnh Bến tre 7 2.1.3.1. Một số khái niệm ...............................................................7 2.1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng và huy động vốn tại. chi nhánh NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày tỉnh Bến Tre....................8 2.2. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................................................102. 7 2.1. Phương pháp thu thâp số liệu ..........................................................................................................................102. 2.2. Phương pháp phân tích số liệu..................................................................11 Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHNN & PTNT HUYỆN MỎ CÀY TỈNH BẾN TRE........................................................................12 3.1. Quá trình hình thành và phát triển .........................................................12 3.1.1. Quá trình hình thành ............................................................................12 3.1.2. Quá trình phát triển.....................................................................12 3.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ từng bộ phận............................12 3.2.1. Cơ cấu tổ chức ............................................................................13 3.2.2. Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận............................................13 3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày qua 3 năm 2004-2006 ......................................................................16 3.3.1. Doanh thu....................................................................................16 3.3.2.Chi phí .........................................................................................17 3.3.3. Lợi nhuận sau thuế......................................................................17 Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÌN DỤNG VÀ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN MỎ CÀY TỈNH BẾN TRE......................................................................................................19 4.1. Phân tích tình hình huy động vốn...........................................................19 4.1.1. Nguồn vốn ..................................................................................19 4.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn...............................................20 4.2. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng ...................................................23 4.2.1. Tình hình chung hoạt động tín dụng...........................................23 4.2.1.1. Doanh số cho vay………………………………………….24 4.2.1.2. Doanh số thu nợ……………………………………………25 4.2.1.3. Dư nợ……………………………………………………....25 4.2.1.4. Nợ quá hạn…………………………………………………26 4.2.2. Doanh số cho vay........................................................................27 4.2.2.1. Doanh số cho vay theo thời hạn.........................................27 4.2.2.2. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế ........................29 4.2.2.3. Doanh số cho vay theo đối tượng ......................................31 8 4.2.3. Doanh số thu nợ..........................................................................33 4.2.3.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn ...........................................33 4.2.3.2. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế...........................35 4.2.3.3. Doanh số thu nợ theo đối tượng.........................................37 4.2.4. Dư nợ ..........................................................................................39 4.2.4.1. Dư nợ theo thời hạn............................................................39 4.2.4.2. Dư nợ theo thành phần kinh tế ...........................................40 4.2.4.3. Dư nợ theo đối tượng .........................................................42 4.2.5. Nợ quá hạn..................................................................................44 4.2.5.1. Nợ quá hạn theo thời hạn ...................................................44 4.2.5.2. Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế...................................46 4.2.5.3. Nguyên nhân gây ra nợ quá hạn.........................................47 4.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng và huy động vốn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày Tỉnh Bến Tre.............................49 4.3.1. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn .......................49 4.3.1.1. Vốn huy động / Tổng nguồn vốn .......................................49 4.3.1.2. Vốn huy động / Dư nợ cho vay ..........................................50 4.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng................50 4.3.2.1. Dư nợ /Tổng nguồn vốn .....................................................51 4.3.2.2. Doanh số dư nợ / Doanh số cho vay ..................................52 4.3.2.3. Vòng quay vốn tín dụng.....................................................52 4.3.2.4. Nợ quá hạn /Tổng dư nợ ....................................................52 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN MỎ CÀY TỈNH BẾN TRE .............54 5.1. Những kết quả đã đạt được trong hoạt động tín dụng và huy động vốn54 5.2. Những tồn tại Ngân hàng đang gặp phải trong hoạt động tín dụng và huy động vốn và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó .............................55 5.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ...............................56 5.3.1. Tạo sự tín nhiệm đối với khách hàng .........................................56 5.3.2. Chính sách lãi suất ......................................................................56 5.3.3. Khách hàng .................................................................................56 9 5.3.4. Đa dạng hoá loại hình huy động vốn..........................................57 5.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng .......................57 5.4.1. Nâng cao năng lực chuyên môn và trình độ quản lí cán bộ tín dụng ....57 5.4.2. Nâng cao năng lực thu hút khách hàng.......................................57 5.4.3. Một số giải pháp khác................................................................. Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................59 6.1. Kết luận ..................................................................................................59 6.2. Kiến nghị................................................................................................59 6.2.1. Đối với chính quyền địa phương ........................................................59 6.2.2. Đối với Ngân hàng ..............................................................................60 10 DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2004-2006 ...................15 Bảng 2: Tổng hợp nguồn vốn Ngân hàng qua 3 năm 2004-2006................19 Bảng 3 Tình hình huy động vốn Ngân hàng qua 3 năm 2004-2006............22 Bảng 4: Tình hình chung hoạt động tín dụng Ngân hàng qua 3 năm 2004-2006…………………………………………………………………24 Bảng 5: Doanh số cho vay theo thời hạn .....................................................27 Bảng 6: Doanh số cho vay theo thành phần knh tế .....................................29 Bảng 7:Doanh số cho vay theo đối tượng....................................................31 Bảng 8: Doanh số thu nợ theo thời hạn .......................................................33 Bảng 9: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế.......................................35 Bảng 10: Doanh số thu nợ theo đối tượng...................................................37 Bảng 11: Dư nợ theo thời hạn......................................................................39 Bảng 12: Dư nợ theo thành phần kinh tế .....................................................40 Bảng 13: Dư nợ theo đối tượng ...................................................................42 Bảng 14: Nợ quá hạn theo thời hạn .............................................................44 Bảng 15: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế.............................................46 Bảng 16: Đánh giá tình hình huy động vốn tại Ngân hàng .........................49 Bảng 17: Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng.........................................51 11 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1: Cơ cấu tổ chức ................................................................................13 Hình 2: Tổng hợp nguồn vốn ngân hàng qua 3 năm 2004-2006 .................20 Hình 3: Doanh số cho vay theo thời hạn .....................................................28 Hình 4: Doanh số cho vay theo đối tượng ...................................................33 Hình 5: Doanh số thu nợ theo thời hạn........................................................35 Hình 6: Doanh số thu nợ theo đối tượng .....................................................38 Hình 7: Dư nợ theo thời hạn ........................................................................40 Hình 8: Nợ quá hạn theo thời hạn................................................................45 12 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHNo & PTNT: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn DNTN: Doanh nghiệp tư nhân HSXKD: Hộ sản xuất kinh doanh NN: Nông nghiệp TM & DV: Thương mại và dịch vụ DSCV: Doanh số cho vay DSTN: Doanh số thu nợ DN: Dư nợ 13 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Việt Nam là một nước có tỷ lệ dân số sống dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, từ một nước kinh tế lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước không chỉ đủ ăn mà còn xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Đó là kết quả của sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự đóng góp công sức của nhiều ngành, nhiều cơ quan, đơn vị. Trong đó, có sự đóng góp to lớn của Ngân hàng, đặc biệt là Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, đây là một đơn vị có phạm vi hoạt động gắn liền với nông nghiệp và nông thôn, việc huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi để cung cấp cho các thành phần tổ chức kinh tế thiếu vốn là vô cùng cần thiết vì nó trực tiếp tham gia vào sản xuất kinh doanh, vốn đầu tư được mở rộng, giảm thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người dân; dưới sự hoạt động của Ngân hàng, đất nước ta không ngừng được đổi mới, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện rõ rệt, kết cấu hạ tầng và giao thông nông thôn được phát triển mạnh mẽ. Đất nước ta hiện nay, trong xu thế cạnh tranh và hội nhập tạo nên thời cơ và thách thức mới đối với hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam. Để góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao đời sống của người dân đồng thời thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn do Đảng và Nhà nước đề ra, cần phải có sự tài trợ về vốn, hỗ trợ về kỹ thuật, có sự đột phá vững mạnh, đổi mới công nghiệp, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong đó vốn là yếu tố quan trọng nhất không thể thiếu đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. NHNo & PTNT đóng vai trò trung gian trong việc lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế, điều tiết khối lượng tiền tệ trong lưu thông, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, ổn định giá cả, thực hiện chức năng “Đi vay và cho vay” đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho nền kinh tế địa phương trên cơ sở đảm bảo an toàn và hiệu quả. Trong hoạt động của Ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động tạo ra thu nhập cho Ngân hàng. Hoạt động tín dụng là nghiệp 14 vụ chủ yếu của hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam, đặc biệt là NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày đã mang lại 80-90% thu nhập của Ngân hàng. NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày là Ngân hàng có những đóng góp tích cực vào việc đầu tư và phát triển nông thôn, mang lại hiệu quả trong kinh doanh đã đem lại niềm tin đối với khách hàng và xã hội địa phương. Trong đó hoạt động tín dụng là quan trọng nhất, luôn được quan tâm vì nó đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân và các tổ chức kinh tế. Chính vì lý do trên nên em chọn đề tài ”Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng và huy động vốn tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Mỏ Cày ” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: + Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng. +Đánh giá khả năng đáp ứng vốn của Ngân hàng đối với những đối tượng có nhu cầu sử dụng vốn vay tại Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày. + Phân tích hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thông qua các chỉ tiêu đánh giá. + Nêu ra những tồn tại mà Ngân hàng đang gặp phải trong hoạt động tín dụng và huy động vốn; nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó. + Trên cơ sở những tồn tại mà Ngân hàng đang gặp phải từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và huy động vốn tại Ngân hàng. 1.3 Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình hoạt động tín dụng và huy động vốn tại Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày trong 3 năm 2004-2006. 1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài Qua quá trình làm bài em có tham khảo luận văn tốt nghiệp:” Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện 15 Mỏ Cày- tỉnh Bến Tre” (Nguyễn Phước Hậu, KTNN K28) Đề tài tập trung nghiên cứu về: Tình hình huy động vốn và cho vay vốn của Ngân hàng, thực trạng tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp, khả năng đáp ứng vốn của Ngân hàng và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thông qua các chỉ tiêu đánh giá và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp. 1.5. Căn cứ khoa học và thực tiễn Dựa vào một số kiến thức đã học được từ các Thầy Cô trong thời gian qua. Trong đó kiến thức quan trọng nhất là môn nghiệp vụ Ngân hàng thương mại và môn quản trị tài chính. Thêm vào đó là một số tài liệu và kinh nghiệm thu thập được trong quá trình thực tập tại chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Mỏ Cày đã giúp em hoàn thành nên đề tài này. Thông qua đề tài này nó có thể giúp cho Ngân hàng biết được kết quả đạt được cũng như tồn tại của tình hình hoạt động tín dụng và huy động vốn để từ đó Ngân hàng biết cách vận dụng thích hợp để đưa hoạt động của mình ngày một đi lên. 16 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp luận 2.1.1. Tổng quan về tín dụng 2.1.1.1. Khái niệm Tín dụng là hình thức vận động của vốn cho vay, nó phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu và chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh trên nguyên tắc hoàn trả có kỳ hạn cả gốc lẫn lợi tức. 2.1.1.2. Các hình thức tín dụng Tín dụng Ngân hàng là tín dụng do Ngân hàng làm trung gian vừa đại diện cho người gởi tiền, vừa đại diện cho người gởi tiền để đem cho vay sao cho có hiệu quả. Có như vậy mới đảm bảo hoàn trả vốn lãi cho người gởi tiền. Tín dụng Ngân hàng linh hoạt hơn, quy mô rộng hơn phong phú hơn vì nguồn vốn không chỉ là tư bản tạm thời nhàn rỗi mà gồm cả thu nhập của người lao động, tuy nhỏ nhoi không phải là tư bản, nhưng tập trung lại thành nguồn tư bản lớn. Nó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong xã hội vì biến vốn tạm thời nhàn rỗi, biến tiền để dành thành tư bản hoạt động. Ngân hàng thương mại với tính tạo tiền có thể nhân nguồn vốn tiền gởi lên theo số nhân tạo tiền kể cả tạo ngoại tệ khi tập trung được tiền gởi ngoại tệ. 2.1.2. Các quy định cụ thể về hoạt động tín dụng và huy động vốn tại chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Mỏ Cày 2.1.2.1. Nguyên tắc cho vay Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo các nguyên tắc sau: + Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng + Phải hoàn trả cả gốc tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng + Việc bảo đảm tiền vay phải thực hiện quy định của chính phủ và của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước 17 2.1.2.2. Điều kiện vay vốn Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ điều kiện sau: - Có năng lực dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, cụ thể là: + Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự + Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự + Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi. - Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ và hướng dẫn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. 2.1.2.3. Lãi suất cho vay - Mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất cho vay tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng. Tổ chức tín dụng có trách nhiệm công bố các mức lãi suất cho khách hàng biết. - Lãi suất cho vay ưu đãi được áp dụng đối với khách hàng được ưu đãi về lãi suất theo quy định của chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. - Trường hợp khoản vay bị chuyển sang nợ quá hạn, phải áp dụng lãi suất nợ quá hạn theo mức quy định của thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng. 2.1.2.4. Mức cho vay - Tổ chức tín dụng căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, quy định của chính phủ tại nghị định số 178/1999/ NĐ-CP về mức cho vay với giá trị tài sản làm bảo đảm, khả năng trả nợ của khách hàng vay và khả năng nguồn vốn 18 của mình để quyết định mức cho vay. - Tổng dư nợ cho vay đối với 1 khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoảng vay từ các nguồn vốn ủy thác của chính phủ, của các tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng. - Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng quy định tại điều 21 quy chế này không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng 2.1.2.5. Thời hạn cho vay Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận về thời hạn cho vay theo hai loại: - Cho vay ngắn hạn: Tối đa đến 12 tháng, được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng - Cho vay trung dài hạn: Thời hạn cho vay đựoc xác định phù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng tính chất nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng + Thời hạn cho vay trung hạn: Từ trên 12 tháng đến 60 tháng + Thời hạn cho vay dài hạn: Từ trên 60 tháng trở lên nhưng không quá thời hạn còn lại theo quyết định thành lập hoặc cấp giấy phép thành lập đối với pháp nhân và không quá 15 năm đối với cho vay các dự án đầu tư phục vụ đời sống. 2.1.2.6. Phương thức cho vay Chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Mỏ Cày áp dụng các phương thức cho vay sau: - Cho vay từng lần - Cho vay theo dự án đầu tư - Cho vay trả góp - Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng - Cho vay theo các phương thức khác Tùy theo nhu cầu của khách hàng và thực tế phát sinh, Chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Mỏ Cày sẽ xem xét cho vay theo các phương thức khác phù hợp với đặc điểm hoạt động trong từng thời kỳ và không trái quy định của pháp luật 19 2.1.3. Một số khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng và huy động vốn tại chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Mỏ Cày 2.1.3.1. Khái niệm. a. Doanh số cho vay. Doanh số cho vay là tổng số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một khoảng thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện qui mô tăng trưởng của công tác tín dụng. Nếu Ngân hàng có nguồn vốn mạnh thì doanh số cho vay có thể cao hơn nhiều lần so với các Ngân hàng có nguồn vốn nhỏ. Do bản chất của hoạt động tín dụng Ngân hàng là “Đi vay để cho vay”. Vì thế với nguồn vốn huy động được trong mỗi năm Ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn. b. Doanh số thu nợ Là toàn bộ các món nợ mà Ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của Ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước. Doanh số cho vay chỉ phản ánh số lượng và qui mô tín dụng của Ngân hàng chứ chưa phản ảnh được hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng cũng như đơn vị vay vốn, vì hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở việc trả nợ vay của khách hàng. Nếu khách hàng luôn trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng thì chứng tỏ Ngân hàng đã sử dụng vốn vay của mình một cách có hiệu quả, có thể luân chuyển được nguồn vốn một cách dễ dàng. Một trong những nguyên tắc trong hoạt động tín dụng là vốn vay phải được thu hồi cả vốn gốc và lãi theo đúng hạn định đã thỏa thuận. Như vậy doanh số thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác tín dụng trong từng thời kỳ. c. Dư nợ Dư nợ chịu tác động bởi doanh số cho vay và doanh số thu nợ; nói cách khác, các chỉ tiêu này có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau.Được thể hiện qua công thức DN Năm X = DN Năm X-1 + DSCV Năm X - DSTN Năm X 20 DN: Dư nợ. DSCV: Doanh số cho vay. DSTN: Doanh số thu nợ. Như vậy, chỉ tiêu dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà Ngân hàng chưa thu hồi về. Dư nợ cho vay là chỉ tiêu xác thực để đánh giá về qui mô hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ. Đây là một chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên việc phân tích dư nợ kết hợp với nợ quá hạn sẽ cho phép ta phản ánh chính xác hơn về hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nhìn chung, các Ngân hàng có mức dư nợ cao thường là các Ngân hàng có qui mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng. d. Nợ quá hạn. Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được cho Ngân hàng, không có nguyên nhân chính đáng thì Ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng. Nợ quá hạn là những khoản nợ đã đến kỳ hạn trả nhưng chưa được thanh toán và Ngân hàng đã làm thủ tục chuyển sang nợ quá hạn. Một Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ cao sẽ rất khó khăn trong việc duy trì và mở rộng qui mô tín dụng. Cùng với doanh số thu nợ, nợ quá hạn cũng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng tín dụng của Ngân hàng. 2.1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng và huy động vốn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày a. Vốn huy động /Tổng nguồn vốn (%) Vốn huy động /Tổng nguồn vốn = Vốn huy động Tổng nguồn vốn x100 Chỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn vốn có bao nhiêu phần trăm là vốn huy động tại địa phương, thể hiện tính ổn định vững chắc của Ngân hàng tại một tổ chức tín dụng và đánh giá khả năng huy động vốn của Ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì nguồn vốn huy động càng ổn định. 21 b. Vốn huy động / Dư nợ cho vay (%). Vốn huy động Vốn huy động / Dư nợ cho vay = x100 Dư nợ cho vay Chỉ tiêu này giúp ta đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng vốn huy động. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt, nếu chỉ tiêu này lớn thì chứng tỏ công tác huy động vốn của Ngân hàng không hiệu quả. c. Hệ số thu nợ (%). Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = x 100 Tổng doanh số cho vay Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của Ngân hàng hay khả năng trả nợ vay của khách hàng, cho biết số tiền mà Ngân hàng thu được trong một thời kỳ kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Hệ số thu nợ càng lớn thì càng được đánh giá tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của Ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại. d. Vòng quay vốn tín dụng (vòng). Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đồng vốn tín dụng thông qua tính luân chuyển của nó, đồng vốn được quay vòng càng nhanh thì càng hiệu quả và đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. e. Tổng dư nợ /Tổng vốn huy động (%). Dư nợ Tỷ lệ dư nợ /Tổng vốn huy động = x 100 Vốn huy động Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn. Thông thường khi nguồn vốn huy động ở Ngân hànhg chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy động. Nếu Ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì 22 không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động được. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, bởi vì nếu chỉ tiêu này quá lớn thì cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ cho thấy Ngân hàng đã sử dụng vốn huy động ngày càng không hiệu quả. Do vậy, tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động Ngân hàng, khi đó Ngân hàng sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động được. f. Tổng dư nợ /Tổng nguồn vốn (%). Tổng dư nợ Tỷ lệ dư nợ /Tổng nguồn vốn = x 100 Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay của Ngân hàng so với tổng nguồn vốn, hay là dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn sử dụng của Ngân hàng. Đây là chỉ số tính toán hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản. Tỷ lệ này quá cao hoặc quá thấp đều không tốt mà nó phải tương ứng với tỷ lệ của Ngân hàng. Nếu quá cao, Ngân hàng gặp rủi ro thì ảnh hưởng đến doanh thu, còn khi quá thấp thì Ngân hàng chưa thể hiện tốt vai trò của mình. Ngoài ra chỉ số này còn giúp xác định quy mô hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. g. Nợ quá hạn /Tổng dư nợ (%) Nợ quá hạn Nợ quá hạn /Tổng dư nợ = x 100 Tổng dư nợ Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng nói chung và đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng nói riêng. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy tín dụng của Ngân hàng càng kém và ngược lại. Mức giới hạn cho phép của mức độ rủi ro do NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày qui định là 1% và do NHNo & PTNT Việt Nam qui định là 5%. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu + Thu thập số liệu thứ cấp tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày + Tiếp thu những kinh nghiệm hướng dẫn của cán bộ tín dụng 23 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp đánh giá các số liệu được cung cấp từ các báo cáo hoạt động tín dụng để từ đó thấy được hiệu quả hoạt động tín dụng và huy động vốn của Ngân hàng thông qua các chỉ tiêu đánh giá. - Dùng phương pháp so sánh số tương đối, tuyệt đối để thấy được sự biến động của hoạt động tín dụng và huy động vốn từ đó giải quyết tình hình hoạt động tín dụng và huy động vốn tại Ngân hàng. - Dùng phương pháp tỷ số để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng và huy động vốn để từ đó Ngân hàng thấy được hiệu quả hoạt động của mình. 24 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN MỎ CÀY TỈNH BẾN TRE 3.1. Quá trình hình thành và phát triển 3.1.1. Quá trình hình thành Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Mỏ Cày được thành lập 1988 và cũng trong thời gian đó chính thức đi vào hoạt động. Trong suốt thời gian đó đã trải qua biết bao thăng trầm và biến đổi về kinh tế, xã hội, phần nào ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến tình hình hoạt động và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế khác. 3.1.2. Quá trình phát triển - Mỏ Cày là huyện nằm trong khu vực cù lao Minh, có diện tích tự nhiên khoảng 35.159 ha. Mỏ Cày có 26 xã và 1 thị trấn, 213 ấp với dân số trên 280.000 người. - Do đặc điểm huyện Mỏ Cày có 70% dân số sống ở nông thôn, thị trường hoạt động của NHNo & PTNT huyện Mỏ Cày cũng không nằm ngoài địa điểm nêu trên, để tránh phiền hà trong giao dịch và điều kiện đi lại mất thời gian của khách hàng. Một hệ thống gồm 2 chi nhánh liên xã ra đời với 16 điểm giao dịch. Doanh số năm sau tăng hơn năm trước, đồng vốn Ngân hàng cho vay trực tiếp đến dân cư và các doanh nghiệp đã và đang phá vỡ kết cấu nền kinh tế tự túc tự cấp, chuyển sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá với phương thức kinh doanh có tính toán lãi lỗ trong đầu tư vốn và sử dụng vốn. - Thực tế trong nhiều năm qua nhiều doanh nghiệp cá nhân ở Mỏ Cày đã làm ăn có hiệu quả tạo của cải vật chất cho xã hội góp phần nâng cao đời sống tạo của ăn của để, phần lớn chính nhờ đồng vốn của Ngân hàng. 25 3.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ từng bộ phận 3.2.1. Cơ cấu tổ chức Giám đốc Phó GĐ2 Phó GĐ1 Tín dụng TC_HC Chi nhánh liên xã 1 KT_NQ Chi nhánh liên xã 2 Hình 1: Cơ cấu tổ chức Phụ chú: KT_NQ: Kế toán Ngân quỹ TC_HC: Tổ chức hành chánh 3.2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận zBan giám đốc: gồm một giám đốc và hai phó giám đốc. - Giám đốc: + Điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ theo quy định của NHNO Việt Nam và sự ủy quyền của NHNO tỉnh. + Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong Ban giám đốc và lãnh đạo các bộ phận trực thuộc. + Thực hiện quyền quyết định cho vay theo sự phân cấp quyền phán quyết cho vay khách hàng của Hội đồng quản trị NHNO Việt Nam. + Đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hoặc nâng lương đối với cán bộ nhân viên của chi nhánh. - Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc và được phân công phụ trách trực tiếp một số bộ phận tác nghiệp trong đơn vị. z Phòng Tín dụng: 26
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan