Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thép tây đô...

Tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thép tây đô

.PDF
69
111
143

Mô tả:

MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU......................................................................................1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................................1 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu .........................................................................1 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn ................................................................2 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................2 U 1.2.1. Mục tiêu chung:.....................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể:.....................................................................................2 1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ..3 U 1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định ................................................................3 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................3 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU...........................................................................3 U 1.4.1. Không gian: ...........................................................................................3 1.4.2. Thời gian: ..............................................................................................3 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................3 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .............................................................................................................................4 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..5 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN .............................................................................5 2.1.1. Khái quát về phân tích hoạt động kinh doanh.......................................5 2.1.1.1. Khái niệm........................................................................................5 2.1.1.2. Đối tượng và nội dung ....................................................................5 2.1.1.3. Nhiệm vụ ........................................................................................5 2.1.1.4. Phương pháp phân tích ...................................................................5 2.1.2. Khái quát về doanh thu, chi phí, lợi nhuận ...........................................8 2.1.2.1. Doanh thu........................................................................................8 2.1.2.2. Chi phí ............................................................................................9 2.1.2.3. Lợi nhuận........................................................................................9 2.1.3. Phân tích tình hình lợi nhuận ................................................................9 2.1.3.1. Phương pháp phân tích ...................................................................9 2.1.3.2. Công thức tính lợi nhuận ..............................................................10 2.1.3.3. Đối tượng phân tích ......................................................................10 2.1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng .................................................................10 2.1.4. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính .....................................................11 2.1.4.1. Các chỉ tiêu thanh toán .................................................................11 2.1.4.2. Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động....................................................12 2.1.4.3. Các chỉ tiêu về lợi nhuận ..............................................................13 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................13 U 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................13 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................14 Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TY THÉP TÂY ĐÔ ........15 3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY THÉP TÂY ĐÔ .........................15 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển..........................................................15 3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ.......................................................................15 3.1.3. Cơ cấu tổ chức.....................................................................................16 3.1.4. Qui trình sản xuất ................................................................................21 3.1.5. Thuận lợi và khó khăn của công ty trong thời gian qua......................22 3.1.5.1. Thuận lợi.......................................................................................22 3.1.5.2. Khó khăn.......................................................................................22 3.1.6. Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới...................23 3.1.7. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2005 đến 2007 ....23 3.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY ....................26 3.2.1. Tình hình doanh thu ............................................................................26 3.2.1.1. Tình hình doanh thu theo cơ cấu mặt hàng ..................................26 3.2.1.2. Tình hình doanh thu theo thành phần ...........................................29 3.2.1.3. Phân tích doanh thu cơ cấu thị trường..........................................31 3.2.2. Tình hình chi phí hoạt động kinh doanh .............................................32 3.2.2.1. Giá vốn hàng bán ..........................................................................33 3.2.2.2. Chi phí bán hàng...........................................................................33 3.2.2.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp.......................................................35 3.2.3. Tình hình lợi nhuận .............................................................................37 3.2.3.1. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh..............................................38 3.2.3.2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính..................................................39 3.2.3.3. Lợi nhuận từ hoạt động khác ........................................................40 3.3. PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH .......................................41 3.3.1. Các chỉ tiêu thanh toán ........................................................................41 3.3.1.1. Hệ số thanh toán ngắn hạn............................................................41 3.3.1.2. Hệ số thanh toán nhanh ................................................................41 3.3.2. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn ......................................................42 3.3.2.1. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho......................................................42 3.3.2.2. Kỳ thu tiền bình quân ...................................................................43 3.3.2.3.Vòng quay tài sản cố định .............................................................43 3.3.2.4. Vòng quay tổng tài sản .................................................................43 3.3.3. Các chỉ tiêu về lợi nhuận .....................................................................43 3.3.3.1. Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) .................................44 3.3.3.2. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)..............................44 3.3.3.3. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) ........................44 Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY THÉP TÂY ĐÔ............................................46 4.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ .............46 4.1.1. Các nhân tố chủ quan ..........................................................................46 4.1.1.1. Tình hình cung ứng.......................................................................46 4.1.1.2. Giá bán..........................................................................................47 4.1.2. Các nhân tố khách quan.......................................................................47 4.1.2.1. Nhân tố thuộc về chính sách nhà nước.........................................47 4.1.2.2. Nhân tố thuộc về xã hội................................................................48 4.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG DOANH THU BÁN HÀNG ................48 4.2.1. Doanh thu bán hàng năm 2006 so với năm 2005 ................................49 4.2.2. Doanh thu bán hàng năm 2007 so với năm 2006 ................................49 4.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN .........50 4.3.1. Lợi nhuận năm 2006 so với năm 2005:...............................................52 4.3.2. Lợi nhuận năm 2007 so với năm 2006:...............................................54 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH....................................................................................................57 5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN...............................................................57 5.2. GIẢI PHÁP ................................................................................................57 5.2.1. Biện pháp làm tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm......................57 5.2.2. Điều chỉnh giá bán phù hợp ................................................................58 5.2.3. Tiết kiệm chi phí..................................................................................58 5.2.3.1. Kiểm soát giá vốn hàng bán .........................................................58 5.2.3.2. Kiểm soát chi phí bán hàng ..........................................................59 5.2.3.3. Kiểm soát chi phí quản lý doanh nghiệp ......................................60 5.2.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ...........................................60 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................61 6.1. KẾT LUẬN................................................................................................61 6.2. KIẾN NGHỊ ...............................................................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................63 DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm ..................... 24 Bảng 2: Tình hình doanh thu theo cơ cấu mặt hàng ........................................... 27 Bảng 3: Tình hình doanh thu theo thành phần.................................................... 29 Bảng 4: Tình hình doanh thu theo cơ cấu thị trường.......................................... 31 Bảng 5: Cơ cấu các khoản mục chi phí hoạt động kinh doanh........................... 33 Bảng 6: Chi tiết từng khoản mục chi phí bán hàng ............................................ 34 Bảng 7: Chi tiết từng khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp ........................ 36 Bảng 8: Các chỉ tiêu thanh toán.......................................................................... 41 Bảng 9: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn ........................................................ 42 Bảng 10: Các chỉ tiêu về lợi nhuận..................................................................... 44 Bảng 11: Sản lượng tiêu thụ và giá bán bình quân............................................. 48 Bảng 12: Tình hình kinh doanh của công ty qua các năm.................................. 51 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1: Sơ đồ tổ chức của Công ty thép Tây Đô................................................ 17 Hình 2: Quy trình sản xuất thép.......................................................................... 21 Hình 3: Biểu đồ biểu diễn tình hình doanh thu của công ty theo cơ cấu mặt hàng............................................................................................. 27 Hình 4: Biểu đồ biểu diễn tổng doanh thu của công ty qua các năm ................. 30 Hình 5: Biểu đồ biểu diễn lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm ............ 38 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty thép Tây Đô Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế vì vậy môi trường kinh doanh ở Việt Nam ngày càng trở nên sôi động và cạnh tranh gay gắt. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải nỗ lực không ngừng. Có thể nói việc định hướng phát triển cho doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Một quyết định đúng đắn và kịp thời sẽ tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp đứng vững và phát triển trên thương trường đầy chông gai hiện nay. Còn ngược lại, một quyết định sai lầm hoặc chậm trễ, không đáp ứng kịp thời yêu cầu trong giai đoạn cần thiết sẽ là một nguyên nhân lớn đẩy doanh nghiệp đến bờ vực phá sản. Điều này thể hiện tầm quan trọng của công tác phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà quản trị doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh nghĩa là doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến kết quả hoạt động kinh doanh của mình, tìm ra những mặt mạnh để phát huy và những mặt còn yếu kém để khắc phục, tìm ra những biện pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, phân tích hoạt động kinh doanh còn là những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, các nhà quản trị sẽ đưa ra những quyết định về chiến lược kinh doanh có hiệu quả hơn. Nhận thức được tầm quan trọng đó, nên khi thực tập tại Công ty thép Tây Đô em đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty thép Tây Đô” để nghiên cứu trong thời gian thực tập tốt nghiệp của mình tại công ty. Quá trình nghiên cứu sẽ giúp em có cái nhìn hệ thống hơn về hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp và đồng thời cũng để mở rộng kiến thức nhất định về nội dung, phương pháp phân tích. Điều đó sẽ hỗ trợ cho việc học tập và tích lũy kiến thức cho công việc tương lai. 1 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty thép Tây Đô 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một căn cứ để các nhà quản trị ra quyết định, các nhà đầu tư hay các nhà cho vay xem xét có nên đầu tư hay cho vay không? Để đạt được hiệu quả cao nhất trong sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định đúng phương hướng đầu tư, biện pháp sử dụng các nguồn lực sẵn có. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả hoạt động kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện trên cơ sở của phân tích hoạt động kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh là thước đo chất lượng, phản ánh thực trạng tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Để đánh giá một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không người ta dựa vào lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được vào cuối kỳ kinh doanh. Ta có: Lợi nhuận = Doanh thu – chi phí. Người ta dùng phương pháp so sánh để so sánh lợi nhuận thực hiện năm nay so với năm trước nhằm biết được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của công ty, hay nói cách khác là xem xét công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả không? Mặt khác, để đánh giá doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, người ta còn xem xét một số chỉ tiêu về tài chính, đặc biệt là chỉ tiêu về khả năng sinh lợi. Các tỷ số về khả năng sinh lợi được các nhà quản trị, các nhà đầu tư, các nhà phân phối tài chính quan tâm. Chúng là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2005 đến 2007 để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: - Khái quát tình hình hoạt động của công ty, cụ thể là tình hình tiêu thụ, chi phí, lợi nhuận - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty - Phân tích các chỉ tiêu tài chính để thấy hiệu quả hoạt động của công ty 2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty thép Tây Đô - Đề ra phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. 1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định - Hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả - Giá bán tăng thì hiệu quả hoạt động tăng - Khối lượng hàng hóa tiêu thụ tăng thì hiệu quả hoạt động tăng - Chi phí thấp thì hiệu quả hoạt động tăng. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu - Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty như thế nào? - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty? - Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Không gian: Luận văn được thực hiện tại công ty thép Tây Đô, Cần Thơ. 1.4.2. Thời gian: - Luận văn được thực hiện trong thời gian 11/02/2008 đến 25/04/2008. - Số liệu sử dụng trong luận văn là từ năm 2005 đến 2007. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu Phân tích hiệu quả kinh doanh có phạm vi rất rộng và rất phức tạp vì nó liên quan đến rất nhiều vấn đề kinh tế và kinh doanh trên thương trường nhưng đối với bản thân thì thời gian thực tập tại công ty không nhiều và kiến thức thực tiễn cũng còn có hạn nên trong khuôn khổ luận văn này em chỉ tập trung những nội dung chính sau: - Nghiên cứu những lý luận có liên quan đến phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh - Phân tích thực trạng của Công ty thép Tây Đô thông qua phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 3 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty thép Tây Đô - Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh đã có những kết quả nghiên cứu cụ thể như sau: - Nguyễn Như Anh (2007), Luận văn tốt nghiệp “Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Nông Lâm sản Kiên Giang”. Bài viết phân tích tình hình tiêu thụ, chi phí, lợi nhuận của công ty từ năm 2004 đến 2006 trong đó đi sâu phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận. - Nguyễn Thị Thanh Mai (2006), Luận văn tốt nghiệp “Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Xí Nghiệp Thức Ăn Chăn Nuôi FEEDMILL – CATACO”. Bài viết phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty từ năm 2003 đến 2005. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có tác giả và công trình nghiên cứu nào nghiên cứu cụ thể hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty đến năm 2007. Vì vậy trên cơ sở nghiên cứu đã có kết hợp với các thông tin mới, em tiến hành thực hiện đề tài này. 4 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty thép Tây Đô Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Khái quát về phân tích hoạt động kinh doanh 2.1.1.1. Khái niệm Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.1.2. Đối tượng và nội dung Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là kết quả và quá trình hoạt động kinh doanh có kế hoạch của đơn vị kinh tế, những nhân tố phát sinh bên trong hoặc bên ngoài đơn vị kinh tế, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh bao gồm: - Phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh như: sản lượng, doanh thu, lợi nhuận… - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động. 2.1.1.3. Nhiệm vụ - Kiểm tra, đánh giá giữa kết quả thực hiện được so với kế hoạch hoặc so với tình hình thực hiện kỳ trước, các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành hoặc chỉ tiêu bình quân nội ngành và các thông số thị trường - Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích - Khai thác và động viên mọi khả năng tiềm tàng để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, nâng cao hiệu quả kinh doanh. 2.1.1.4. Phương pháp phân tích a) Nguyên tắc chung: 5 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty thép Tây Đô Dựa vào nguyên lý của phép biện chứng duy vật làm cơ sở, nền tảng và phương pháp luận cho phân tích: - Xem xét các sự kiện trong trạng thái vận động và phát triển - Phải khách quan và có quan điểm lịch sử cụ thể - Phát hiện, phân loại mâu thuẫn và đề ra biện pháp giải quyết phù hợp b) Phân tích cụ thể Phương pháp so sánh ™ Khái niệm Đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định xem chỉ tiêu phân tích biến động như thế nào? Tốc độ tăng hay giảm như thế nào để có hướng khắc phục. ™ Điều kiện so sánh Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian; cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán; quy mô và điều kiện kinh doanh ™ Phương pháp so sánh - So sánh bằng số tuyệt đối: Dùng hiệu số của 2 chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc (chỉ tiêu cơ sở). Chẳng hạn so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này với thực hiện kỳ trước. Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Mức chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch = Mức chênh lệch giữa = năm sau và năm trước Số thực tế - Số kế hoạch Số năm sau - Số năm trước - So sánh bằng số tương đối: Dùng tỷ lệ phần trăm % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. 6 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty thép Tây Đô Số thực tế Số kế hoạch Số tương đối hoàn thành = kế hoạch Tỷ lệ năm sau so với = năm trước x 100% Số năm sau - Số năm trước Số năm trước x 100% Phương pháp thay thế liên hoàn: ™ Khái niệm Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế. ™ Đặc điểm - Muốn xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó thì chỉ có nhân tố đó được biến đổi, còn các nhân tố khác được cố định lại - Các nhân tố phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định, nhân tố số lượng sắp trước, nhân tố chất lượng sắp sau. Xác định ảnh hưởng của nhân tố số lượng trước, chất lượng sau - Lần lượt đem số thực tế vào thay cho số kế hoạch của từng nhân tố, lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước sẽ được mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa biến đổi, các lần thay thế hình thành một mối quan hệ liên hoàn. Tổng đại số mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đúng đối tượng phân tích. Giả sử một chỉ tiêu kinh tế Q bao gồm có 4 nhân tố ảnh hưởng là a, b, c. Các nhân tố này hình thành chỉ tiêu bằng 1 phương trình kinh tế như sau: Q=axbcxd Đặt Q1: kết quả kỳ phân tích, Q1 = a1 x b1 x c1 Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0 x b0 x c0 Ö Q1 – Q0 = UQ: mức chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch, là đối tượng phân tích UQ = Q1 – Q0 = a1b1c1 – a0b0c0 Thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn: ● Thay thế bước 1 (cho nhân tố a): a0b0c0 được thay thế bằng a1b0c0 7 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty thép Tây Đô Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a” sẽ là: Ua = a1b0c0 – a0bc0 ● Thay thế bước 2 (cho nhân tố b): a1b0c0 được thay thế bằng a1b1c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b” sẽ là: Ub = a1b1c0 – a1b0c0 ● Thay thế bước 3 (cho nhân tố c): a1b1c0 được thay thế bằng a1b1c1 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c” sẽ là: Uc = a1b1c0 – a1b1c0 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có: Ua + Ub + Uc = (a1b0c0 – a0bc0) + (a1b1c0 – a1b0c0) + (a1b1c0 – a1b1c0) = a1b1c1 – a0b0c0 = UQ: đối tượng phân tích Trong đó: Nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho các bước thay thế sau. 2.1.2. Khái quát về doanh thu, chi phí, lợi nhuận 2.1.2.1. Doanh thu Kết thúc quá trình kinh doanh, doanh nghiệp thu được một khoản tiền nhất định, đó là doanh thu của doanh nghiệp. Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được nhờ đầu tư kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. - Doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng là tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ. - Doanh thu bán hàng thuần: Doanh thu bán hàng thuần bằng doanh thu bán hàng trừ các khoản giảm trừ, các khoản thuế, chỉ tiêu này phản ánh thuần giá trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. - Doanh thu khác như thu về nhượng bán vật tư ứ đọng, các khoản được bồi thường, các khoản nợ vắng chủ hay nợ không ai đòi… Doanh thu của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Nó là nguồn quan trọng để đảm bảo trang trải các khoản chi phí sản xuất kinh doanh, đảm bảo thực hiện quá trình tái sản xuất giản đơn cũng như tái sản xuất mở rộng, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, đối với khách hàng, đối với các cổ đông tham gia các hoạt động liên doanh…Do đó, mọi doanh nghiệp cần phải phấn đấu để tăng doanh thu của mình. 8 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty thép Tây Đô 2.1.2.2. Chi phí Thực hiện các mục tiêu của kinh doanh, doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của các yếu tố phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bao gồm chi phí cho việc sản xuất sản phẩm, chi phí tổ chức tiêu thụ sản phẩm và những khoản tiền thuế gián thu nộp cho nhà nước theo luật thuế quy định… Tuy nhiên, các doanh nghiệp thuộc các nghành kinh tế kỹ thuật khác nhau thì nội dung cơ cấu chi phí sẽ không giống nhau. Điều quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp là phải luôn quan tâm đến tiết kiệm chi phí vì nếu chi phí không hợp lý, không đúng với thực tế của nó đều gây ra những trở ngại trong quản lý và đều giảm lợi nhuận của doanh nghiệp 2.1.2.3. Lợi nhuận Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng từ hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại. Nội dung lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ các hoạt động khác như hoạt động liên doanh, liên kết, các hoạt động thuộc các dịch vụ tài chính… Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không, điều quyết định là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận không. Lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng, đồng thời còn là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận còn là nguồn tích lũy cơ bản để mở rộng tái sản xuất xã hội. 2.1.3. Phân tích tình hình lợi nhuận 2.1.3.1. Phương pháp phân tích - Sử dụng phương pháp so sánh: So sánh lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kế hoạch để xem xét tình hình hoành thành kế hoạch, so sánh lợi nhuận 9 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty thép Tây Đô năm nay so với lợi nhuận năm trước để xem xét tốc độ tăng trưởng tình hình lợi nhuận. - Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận. 2.1.3.2. Công thức tính lợi nhuận L = n ∑ Qi ( Pi - Zi - CBH i - CQL i ) i =1 n: số sản phẩm L: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh Qi: Khối lượng tiêu thụ sản phẩm i Pi: Giá bán đơn vị sản phẩm i Zi: Giá vốn đơn vị sản phẩm i CBH i : Chi phí bán hàng đơn vị sản phẩm i CQL i : Chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phẩm i 2.1.3.3. Đối tượng phân tích UL = L1 – L0 L1: lợi nhuận năm nay (kỳ phân tích). L0: lợi nhuận năm trước (kỳ gốc). 1: kỳ phân tích 0: kỳ gốc 2.1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng a. Ảnh hưởng bởi nhân tố khối lượng sản phẩm UQ = L0 x Q1 x P0 Q0 x P0 - L0 b. Ảnh hưởng bởi nhân tố kết cấu khối lượng sản phẩm UK = n ∑ ( Q1i – Q0i ) ( P0i – Z0i – CBH 0i – CQL 0i ) - UQ i =1 c. Ảnh hưởng bởi nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm UP = n ∑ Q1i ( P1i – P0i ) i =1 10 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty thép Tây Đô d. Ảnh hưởng bởi nhân tố giá vốn đơn vị sản phẩm UZ = n ∑ Q1i ( Z1i – Z0i ) i =1 e. Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí bán hàng đơn vị sản phẩm UCBH = n ∑ Q1i ( CBH 1i – CBH 0i ) i =1 f. Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phẩm UCQL = n ∑ QQL 1i ( CQL 1i – CQL 0i ) i =1 2.1.4. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính 2.1.4.1. Các chỉ tiêu thanh toán Các chỉ tiêu thanh toán đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng các tài sản lưu động. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm: Hệ số thanh toán ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh. Số liệu sử dụng để tính hai hệ số này được lấy ra từ bảng cân đối kế toán. Hệ số thanh toán có ý nghĩa quan trọng đối với các tổ chức tín dụng vì nó giúp các tổ chức này đánh giá được khả năng thanh toán các khoản tín dụng ngắn hạn của công ty. a. Hệ số thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Các khoản nợ ngắn hạn (lần) Hệ số thanh toán ngắn hạn được xác định dựa trên các số liệu được trình bày trong bảng cân đối kế toán. Trong công thức trên, tài sản lưu động bao gồm: tiền mặt, các khoản phải thu, đầu tư chứng khoán ngắn hạn, hàng tồn kho. Nợ ngắn hạn bao gồm: phải trả người bán, nợ ngắn hạn ngân hàng, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả thuế và các khoản chi phí phải trả ngắn hạn khác. Hệ số thanh toán ngắn hạn là công cụ đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số này tăng lên có thể tình hình tài chính được cải thiện tốt hơn, hoặc có thể là do hàng tồn kho ứ đọng… b. Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản lưu động – Giá trị hàng tồn kho Các khoản nợ ngắn hạn 11 (lần) Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty thép Tây Đô Hệ số thanh toán nhanh là hệ số đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng giá trị các loại tài sản lưu động có tính thanh khoản cao. Do hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp so với các loại tài sản lưu động khác nên giá trị của nó không được tính vào giá trị tài sản lưu động khi tính hệ số thanh toán nhanh. 2.1.4.2. Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động đo lường hiệu quả quản lý các loại tài sản của công ty. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm: tỷ số vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, vòng quay tài sản cố định và vòng quay tổng tài sản. a. Vòng quay hàng tồn kho Tỷ số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân (lần) Tỷ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của một công ty. Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao bởi vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho công ty giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho. b. Kỳ thu tiền bình quân(DSO) Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu bình quân Doanh thu bình quân một ngày (ngày) Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu (các khoản bán chịu) của một công ty. Tỷ số này cho biết bình quân phải mất bao nhiêu ngày để thu hồi một khoản phải thu. c. Vòng quay tài sản cố định Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần Tổng giá trị tài sản cố định ròng bình quân (lần) Vòng quay tài sản cố định đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Tỷ số này cho biết bình quân trong năm một đồng giá trị tài sản cố định ròng tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Tỷ số này càng lớn điều đó có nghĩa là hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao. d. Vòng quay tổng tài sản Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng giá trị tài sản bình quân 12 (lần) Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty thép Tây Đô Tương tự như tỷ số vòng quay tài sản cố định, tỷ số vòng quay tổng tài sản đo lường hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản trong công ty. 2.1.4.3. Các chỉ tiêu về lợi nhuận Đối với các doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất cứ một đối tượng nào muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp cũng đều quan tâm. a. Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) Lợi nhuận ròng (%) Doanh thu thuần Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ ROS = sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Nói một cách khác, tỷ số này cho chúng ta biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. b) Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) ROA = Lợi nhuận ròng Tổng tài sản bình quân (%) Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. c) Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) ROE = Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu bình quân (%) Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Đây là tỷ số rất quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư của họ. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu sơ cấp từ việc phỏng vấn các anh chị, cô chú trong phòng kinh doanh, kỹ thuật 13 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty thép Tây Đô Thu thập số liệu thứ cấp từ các bảng báo cáo của công ty bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ phòng kế toán; bảng cơ cấu thị trường xuất khẩu từ phòng kế hoạch – kinh doanh Đồng thời, thu thập một số thông tin từ tạp chí, từ nguồn internet để phục vụ thêm cho việc phân tích. 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu Đề tài đã sử dụng 2 phương pháp: phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn. - Phương pháp so sánh: là phương pháp được áp dụng một cách rộng rãi trong tất cả các công đoạn của phân tích kinh doanh - Phương pháp thay thế liên hoàn: phương pháp này có thể tính được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan