Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phân tích hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi gà thịt công nghiệp tại huyện châu thàn...

Tài liệu Phân tích hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi gà thịt công nghiệp tại huyện châu thành, tỉnh bến tre

.PDF
73
92
113

Mô tả:

Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi gà…. MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU........................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu .......................................................................................1 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu .............................................................................1 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn ....................................................................2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................3 1.2.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................3 1.3. Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu ........................................ 3 1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định ....................................................................3 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................3 1.4. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3 1.4.1. Không gian.................................................................................................3 1.4.2. Thời gian....................................................................................................4 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................4 1.5. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu...................................... 4 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....6 2.1. Phương pháp luận ..............................................................................................6 2.1.1. Lý thuyết về nông hộ .................................................................................6 2.1.2. Khái niệm gà công nghiệp .........................................................................8 2.1.3. Lý thuyết về hiệu quả sản xuất ..................................................................9 2.1.4. Một số chỉ tiêu kinh tế .............................................................................10 2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chăn nuôi gà thịt .........................................11 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................13 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu .......................................................13 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................13 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu.................................................................14 GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Đặng 7 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Điệp Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi gà…. Chương 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.................................17 3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre .................18 3.1.1. Vị trí địa lí................................................................................................18 3.1.2. Địa hình ...................................................................................................18 3.1.3. Đất đai......................................................................................................18 3.1.4. Khí hậu, thủy văn.....................................................................................18 3.2. Tình hình kinh tế xã hội của huyện Châu Thành.............................................19 3.2.1. Một số lĩnh vực về xã hội và cơ sở hạ tầng .............................................19 3.2.2. Tình hình kinh tế của địa phương............................................................20 Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE..............................24 4.1. Tình hình chung của các hộ nuôi gà thịt công nghiệp .....................................24 4.1.1. Tổng quát về mẫu điều tra.......................................................................24 4.1.2. Tình hình chung của các hộ nuôi gà thịt công nghiệp ............................24 4.2. Phân tích hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi gà thịt công nghiệp .......................30 4.2.1. Phân tích chi phí nuôi gà.........................................................................30 4.2.2. Phân tích các chỉ tiêu kinh tế ..................................................................34 4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi...............................36 4.3.1. Phân tích hàm thu nhập ...........................................................................36 4.3.2. Phân tích ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đến hiệu quả chăn nuôi .....39 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI...42 5.1. Những tồn tại, khó khăn ..................................................................................42 5.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi................................................42 5.2.1. Con giống ................................................................................................43 5.2.2. Thức ăn....................................................................................................43 5.2.3. Kĩ thuật nuôi............................................................................................44 5.2.4. Công tác thú y .........................................................................................44 5.2.5. Vốn..........................................................................................................45 5.2.6. Thi trường tiêu thụ ..................................................................................45 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................46 GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Đặng 8 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Điệp Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi gà…. 6.1. Kết luận............................................................................................................46 6.2. Kiến nghị .........................................................................................................47 GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Đặng 9 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Điệp Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi gà…. DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Châu Thành......................................................17 Hình 2: Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp ..............................................................21 Hình 3: Cơ cấu thu nhập của hộ năm 2006 ............................................................29 Hình 4: Giá bán gà thịt từ năm 2005 – 2007 ..........................................................30 Hình 5: Tỷ trọng các chi phí trong chăn nuôi gà ………………………………...33 GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Đặng 10 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Điệp Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi gà…. DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1: Tình hình chăn nuôi tại Huyện Châu Thành .............................................22 Bảng 2: Số năm tham gia ngành .............................................................................24 Bảng 3: Tình hình cơ bản của các hộ nuôi gà.........................................................25 Bảng 4: Trình độ học vấn của hộ chăn nuôi ...........................................................25 Bảng 5: Lí do chọn nuôi gà.....................................................................................25 Bảng 6: Tình hình chăn nuôi gà năm 2006.............................................................26 Bảng 7: Tỉ lệ tập trung của hộ nuôi gà ...................................................................27 Bảng 8 : Chi phí nuôi gà lứa cuối năm 2006 ..........................................................31 Bảng 9 : Tỷ trọng chi phí nuôi gà lứa cuối năm 2006 ............................................32 Bảng 10: Chi phí nuôi gà lứa cuối năm 2006 .........................................................34 Bảng 11: Các chỉ tiêu kinh tế lứa cuối năm 2006...................................................35 Bảng 12: Kết quả mô hình hàm thu nhập ...............................................................37 Bảng 13: Các chỉ tiêu kinh tế khi có dịch cúm.......................................................40 GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Đặng 11 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Điệp Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi gà…. TÓM TẮT Chương 1: Trình bày về sự cần thiết nghiên cứu, căn cứ khoa học và thưc tiễn của ngành gà công nghiệp ở nước ta, xác định mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đồng thời lược khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Chương 2: Trình bày lý thuyết về nông hộ, lý thuyết về hiệu quả sản xuất, một số chỉ tiêu kinh tế đánh giá hiệu quả chăn nuôi, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi. Đồng thời trình bày phương pháp thu thập số liệu từ các nông hộ chăn nuôi gà công nghiệp, các cơ quan ban ngành liên quan; trình bày phương pháp phân tích để làm rõ các mục tiêu nghiên cứu. Chương 3: Trình bày tổng quan về địa bàn nghiên cứu, bao gồm khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Chương 4: Phân tích tình chung của các hộ chăn nuôi gà thịt công nghiệp trên địa bàn, phân tích chi phí nuôi gà, phân tích các chỉ tiêu kinh tế phản ánh hiệu quả chăn nuôi, đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ nuôi gà, phân tích ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đến hiệu quả chăn nuôi. Chương 5: Trình bày những tồn tại, khó khăn của các nông hộ nuôi gà công nghiệp trên địa bàn, trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Chương 6: Trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu và một số kiến nghị liên quan đến việc thực hiện các giải pháp phát triển ngành chăn nuôi gà công nghiệp tại huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre. GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Đặng 12 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Điệp Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi gà…. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Việt Nam là một quốc gia phát triển từ nền kinh tế nông nghiệp. Trong những năm qua, chăn nuôi đã trở thành một trong hai ngành sản xuất chính của nông nghiệp. Trong chăn nuôi thì chăn nuôi gà là nghề truyền thống của nhân dân ta. Nhiều thập kỉ trước đây nghề này chưa mang tính chất hàng hoá, người nông dân nuôi gà để giải quyết nguồn lao động phụ, những người già yếu,… tận dụng sản phẩm thừa, rơi vãi của trồng trọt đồng thời có thêm nguồn thực phẩm cải thiện bữa ăn hàng ngày. Thịt gà là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thơm ngon và dễ chế biến, nên so với các lọai thịt khác thì thịt gà được ưa chuộng hơn. Trứng gà cũng là thực phẩm được nhiều người ưa thích. Chất thải của gà dùng làm phân bón, thức ăn nuôi cá. Nghề nuôi gà có ưu điểm không cần nhiều vốn để đầu tư giống và thức ăn, song thu hồi vốn nhanh. Nghề chăn nuôi gà từng bước được mở rộng từ mô hình sản xuất giản đơn ban đầu. Trên cơ sở nghiên cứu và phát triển của khoa học kĩ thuật ngày càng có nhiều giống gà nuôi theo nhiều hình thức khác nhau. Cùng với những tiến bộ trong lĩnh vực di truyền, hóa sinh, dinh dưỡng… đã góp phần phát triển chăn nuôi gà mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm gần đây, cúm gia cầm bùng phát và trở thành đại dịch có tác động tiêu cực đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong nước, khu vực và thế giới. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, bà con nông dân đang gặp rất nhiều khó khăn về đời sống do gia cầm và thủy cầm không tiêu thụ được, do bị tiêu hủy không phù hợp gây tác động xấu đến tình hình kinh tế xã hội và môi trường; nhiều nông dân bị mất trắng và lâm vào cùng cực. Trong khi đó chính quyền địa phương và các nhà hoạch định chính sách chưa đưa ra được giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục hậu quả do dịch cúm gia cầm gây ra vì thiếu luận cứ khoa học kinh tế. Điều đó làm ảnh hưởng đến tâm lí của các hộ nuôi gia cầm, thủy cầm không dám mở rộng qui mô sản xuất, thậm chí còn thu hẹp qui mô sản xuất hay chuyển đổi mô hình sản xuất. Vậy dịch GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Đặng 13 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Điệp Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi gà…. cúm gia cầm đã ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi của nông hộ nuôi gia cầm như thế nào? Đây là lí do em chọn đề tài “Phân tích hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi gà thịt công nghiệp tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre”. 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn Ngành chăn nuôi gà ở nước ta có từ xa xưa, và cho đến ngày nay vẫn còn mang tính cá thể, với qui mô đa số là sản xuất nhỏ trong các hộ gia đình để đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong gia đình và tăng thu nhập. Phương thức chăn nuôi chủ yếu, đặc biệt ở vùng nông thôn vẫn là chăn nuôi thả để tận dụng thức ăn sẵn có trong thiên nhiên, thực phẩm dư thừa trong sinh hoạt, cùng những kinh nghiệm chăn nuôi cổ truyền với mức đầu tư thấp. Vì vậy, sản lượng thịt trứng gà sản xuất hàng năm tính bình quân trên đầu người vẫn còn thấp. Từ giữa thế kỉ 20 trở lại đây, nhờ có những thành tựu khoa học phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực như di truyền, hóa sinh, dinh dưỡng, phòng bệnh, quản lí…đã được ứng dụng có hiệu quả vào thực tế ngành chăn nuôi gà ở nước ta. Trước năm 1975, ở một số lớn thành phố lớn chỉ mới hình thành những xí nghiệp nhỏ và áp dụng phương pháp chăn nuôi theo lối công nghiệp. Những sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ cho tiêu thụ nội địa và một phần rất nhỏ cho xuất khẩu. Ngành chăn nuôi gà thực sự phát triển với qui mô vừa và tương đối lớn trong những năm gần đây, bằng việc hợp tác với những công ty gia cầm lớn trong khu vực để đẩy mạnh sản xuất, phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Bên cạnh đó chúng ta cũng tiếp thu những phương pháp chăn nuôi tiến bộ, sử dụng các loại thức ăn công nghiệp, thức ăn bổ sung, và nhiều biện pháp phòng ngừa dịch bệnh,…đã góp phần mở rộng sản xuất, làm cho năng suất sản phẩm ngày càng tăng cao, sản phẩm an toàn. Các hộ gia đình chăn nuôi gà tăng thêm nguồn thu nhập. Phát triển chăn nuôi gà còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nhất là những người lao động ở những nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển. Ở Việt Nam, nhìn lại quá khứ và hiện tại, nghề nuôi gà đã phát triển rất nhanh, cùng với nhiều chính sách khuyến khích của nhà nước như cho vay vốn, cung cấp giống, thức ăn, thuốc thú y và tiêu thụ sản phẩm, nghề nuôi gà đã phát triển trên cả 3 lĩnh vực quốc doanh, tập thể và hộ gia đình. Và kết quả là đã sản xuất được một GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Đặng 14 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Điệp Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi gà…. khối lượng sản phẩm lớn. Điều đáng nói hơn là nhiều hộ nông dân nhờ chăn nuôi gà mà đời sống khá hơn, ổn định hơn. Đây chính là xu hướng xóa đói giảm nghèo mà Đảng và Nhà nước ta đang cố gắng thực hiện và có thành công bước đầu. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi gà thịt công nghiệp tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre để tìm ra giải pháp hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình chung của các hộ nuôi gà thịt công nghiệp. - Phân tích hiệu quả chăn nuôi của các hộ nuôi gà thịt công nghiệp - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi gà thịt công nghiệp. 1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định Giả sử các loại chi phí như chi phí chuồng trại, giống, thức ăn, máy móc dụng cụ, thuốc thú y, lao động nhà, điện nước ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu - Tình hình chăn nuôi của các hộ nuôi gà thịt công nghiệp như thế nào? - Hiệu quả chăn nuôi của các hộ nuôi gà thịt công nghiêp ra sao? - Cúm gia cầm và các nhân tố khác ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả chăn nuôi của các hộ nuôi gà thịt công nghiệp trong huyện? - Địa phương có các biện pháp gì để nâng cao hiệu quả chăn nuôi? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Không gian Luận văn được thực hiện trên cơ sở điều tra số liệu tại huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre và hoàn thành tại Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ. GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Đặng 15 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Điệp Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi gà…. 1.4.2. Thời gian -Thông tin số liệu được sử dụng cho luận văn là từ năm 2004 – 2006 và 2 tháng đầu năm 2007. -Luận văn này được thực hiện trong thời gian từ tuần thứ 4 (05/03/2007) đến tuần thứ 18 (11/06/2007). 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các nông hộ nuôi gà thịt công nghiệp tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU - Mai Van Nam, 2003; “Economic inefficiency and its determinants in the pig industry in south Vietnam”, UPLB, the Philipines; phương pháp hàm lợi nhuận chuẩn hóa (normalized profit function), và hàm probit được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố thể chế và chính sách có tác động đến hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ngành hàng heo thịt ở Việt Nam (Đông và Tây Nam Bộ). - Luu Thanh Duc Hai, 2003; “The organization of the liberalized rice market in Vietnam”, RUG, the Netherlands; phương pháp phân tích SCP và kênh thi trường (marketing channels) được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy tự do hóa thi trường và tư thương đóng vai trò tích cực trong tiêu thụ sản phẩm lúa gạo ở đồng bằng Sông Cửu Long. - Piyaluk Chutubtim, 2001; “Guidelines for conducting ẽtnded cost-benefit ânlysis ò Damprojects in Thailan”, EEPSEA, Chương trình kinh tế môi trường Đông Nam Á; phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA) được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách trợ giá đầu vào như điện, thủy lợi phí,…, có tác động tích cực đến nông dân, đặc biệt nông dân có thu nhập thấp, nhưng có tác động xấu đến xây dựng và hoạt động của hệ thống thủy nông trong vùng nghiên cứu. - Mai Văn Nam, 2004; “Thị trường nông sản và các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa ở đồng bằng Sông Cửu Long: Trường hợp sản phẩm heo ở Cần Thơ”, VNRP, chương trình nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan; phương pháp phân tích SCP và mô hình Probit được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Đặng 16 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Điệp Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi gà…. cứu cho thấy chăn nuôi heo ở qui mô nhỏ hộ gia đình có hiệu quả thấp hơn qui mô lớn tập trung và các yếu tố đầu vào như con giống, thức ăn, chế biến sản phẩm và các thể chế chính sách có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. - Nguyễn Trung Cang, 2004; “Giải pháp đưa kinh tế hộ trồng lúa Đồng Tháp Mười vươn lên giàu có”, VNRP, chương trình nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan; phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) và so sánh kinh tế hộ theo qui mô diện tích được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy thể chế cính sách đóng vai trò tích cực trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và tăng hiệu quả sản xuất, đặc biệt đối với trang trại và kinh tế hộ có qui mô diện tích lớn . - Nguyễn Thanh Phương, Lê Xuân Sinh, Nguyễn Thanh Toàn, 2004; “Nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở vùng nông thôn – ngập lũ đồng bằng Sông Cửu Long nhằm cải thiện đời sống nông hộ và tăng cường sự hợp tác của nông dân”; phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA) và so sánh mô hình sản xuất được sử dụng trong nghiên cứu cho thấy mô hình lúa - cá có hiệu quả và phù hợp trong điều kiện ngập lũ ở đông bằng Sông Cửu Long. - Phước Minh Hiệp và nhóm nghiên cứu, 2005; “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tín dụng và xác định nhu cầu vốn của nông hộ trong quá trinh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn tỉnh Trà Vinh”; phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA), mô hình probit và so sánh mô hình sản xuất được sử dụng dụng và yếu tố thể chế chính sách ảnh hương chủ yếu đến quá trình chuyển dịch trong nghiên cứu. GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Đặng 17 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Điệp Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi gà…. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Lý thuyết về nông hộ 2.1.1.1. Khái niệm nông hộ Nông hộ là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và dịch vụ....... hoặc làm kết hợp nhiều ngành nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh. Nông hộ tiến hành sản xuất nông-lâmngư nghiệp để phục vụ cuộc sống và được gọi là kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất có hiệu quả nhất về kinh tế xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài và có vị trí quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế hộ gia đình phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng, có giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân, cải thiện mọi mặt đời sống, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu. Đồng thời, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiên ngay từ kinh tế nông hộ. Kinh tế nông hộ luôn gắn liền và chịu tác động mạnh mẽ của những yếu tố và điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội... của mỗi địa phương, mỗi vùng lãnh thổ. Sự khác nhau về đất đai, khí hậu, môi trường sinh thái cũng như về dân cư dân tộc, trình độ sản xuất và tập quán sinh sống giữa các vùng vừa tạo ra tính đa dạng trong kinh tế nông hộ đồng thời cũng tạo ra những nét khác biệt và đặc thù về cả qui mô, cấu trúc lẫn phương thức và trình độ phát triển. Trong điều kiện sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường, sự phát triển kinh tế nông hộ giữa các vùng kinh tế - sinh thái có sự tương tác và giao thoa lẫn nhau. Song, việc tăng cường khai thác các tiềm năng, thế mạnh và điều kiện đặc thù của mỗi vùng kinh tế nông hộ được Nhà nước khuyến khích và phát triển. GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Đặng 18 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Điệp Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi gà…. 2.1.1.2. Đặc trưng của nông hộ Nông hộ là một đơn vị kinh tế xã hội khá đặc biệt. Có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lí, sử dụng các yếu tố sản xuất; có sự thống nhất giữa các quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng. Về mặt sở hữu của nông hộ: đó là sở hữu chung, trong đó các thành viên có sự bình đẳng trong việc sở hữu quản lí và sử dụng tài sản. Nông hộ dựa trên một cơ sở kinh tế chung là mỗi thành viên đều có nghĩa vụ và trách nhiệm, đều có ý thức đóng góp làm tăng quỹ thu nhập của hộ đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mỗi thành viên. Nông hộ là một đơn vị kinh tế vừa sản xuất vừa tiêu dùng. Đơn vị tiêu dùng của hộ xét cả khía cạnh tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho cá nhân của hộ, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của hộ và của xã hội nói chung. Xem xét cơ cấu sản xuất của nông hộ cũng như các yếu tố bên trong của nông hộ như đất đai, lao động, vốn, công cụ sản xuất,....để thấy được đặc trưng kinh tế của nông hộ trong nông thôn nước ta. a. Đất đai: Đặc trưng nổi bật của các nông hộ của nước ta hiện nay là có qui mô canh tác nhỏ bé. Qui mô đất canh tác bình quân của một nông hộ ở miền Bắc là 0,48 ha, Duyên hải miền Trung là 0,40 ha đến 0,60 ha và ở Đồng bằng sông Cửu Long là 0,60 ha đến 1,00 ha. Điều đáng quan tâm là qui mô đất canh tác của nông hộ có xu hướng giảm dần do tác động của các nhân tố: số dân nông thôn tăng lên; quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, với việc phát triển các ngành giao thông, thương mại, dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp khác đã lấy đi đất nông nghiệp. Về sở hữu đất đai: Nông hộ không có quyền sở hữu đất đai mà chỉ có quyền sử dụng, quyền chuyển nhượng, quyền thừa kế và quyền thế chấp quyền sử dụng đất đai. b. Lao động: Nông hộ là đơn vị tự tổ chức lao động, sử dụng lao động của gia đình là chính. Lao động của nông hộ chủ yếu là tự đào tạo và truyền nghề. Tùy theo qui mô và hình thức sản xuất mà các nông hộ có thuê mướn thêm lao động. GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Đặng 19 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Điệp Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi gà…. c. Nguồn vốn sản xuất Nguồn vốn tích lũy của các nông hộ chủ yếu là từ trồng trọt và chăn nuôi. Nguồn vốn sản xuất của đại bộ phận nông hộ là thấp. Phần lớn các nông hộ sản xuất trong tình trạng thiếu vốn. Để khắc phục tình trạng thiếu vốn của các nông hộ, Nhà Nước ta có chính sách cho vay vốn. Hệ thống tín dụng trong những năm gần đây đã có sự tiến bộ đáng kể nhưng tình trạng thiếu vốn vẫn diễn ra do các nông hộ còn gặp nhiều khó khăn về thủ tục, thời gian và lãi suất. d. Công cụ sản xuất Công cụ sản xuất được xem như là một trong những nguồn vốn cố định của nông hộ. Măc khác, nó phản ánh trình độ trang bị kĩ thuật, những phương tiện sản xuất như là thước đo lường trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. e. Cơ cấu sản xuất Có hộ nặng về cây lương thực chủ yếu là cây lúa. Có hộ ngoài cây lúa còn trồng thêm các loại cây rau màu, cây công nhiệp...Có hộ vừa trồng trọt, chăn nuôi vừa có ngành nghề. Nhìn chung, cơ cấu sản xuất của hộ mang tính chất đặc trưng, đa dạng. 2.1.2. Khái niệm gà công nghiệp Các giống gà công nghiệp là những giống đã dược cải tiến, chọn lọc thành những giống, những dòng thuần theo hướng chuyên dụng có năng suất cao. Từ một số giống gà ban đầu, ngày nay trên thế giới có thêm nhiều giống, nhiều dòng khác nhau về đặc điểm ngoại hình, năng suất và tên gọi. Các giống gà công nghiệp hiện có trong nước: gà Hybro và BE (chuyên thịt), gà Arbor Acres (chuyên thịt), gà Avian (chuyên thịt), gà ISA vedette (chuyên thịt ),gà Lương Phượng (chuyên thịt)…. GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Đặng 20 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Điệp Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi gà…. 2.1.3. Lí thuyết về hiệu quả sản xuất Nhà sản xuất kinh doanh thường phải đối mặt với các giới hạn trong việc sử dụng nguồn lực sản xuất. Do đó, họ cần phải xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các hoạt động cần thực hiện dựa vào các nguồn lực đó sao cho đạt kết quả cao nhất. Để có hiệu quả thì phải biết cách sử dụng 3 yếu tố; (1) không sử dụng nguồn lực lãng phí, (2) sản xuất với chi phí thấp nhất và (3) sản xuất để đáp ứng nhu cầu con người. Trong bất kỳ quá trình sản xuất nào khi tính đến hiệu quả sản xuất thì người sản xuất thường đề cập đến các yếu tố đó là: hiệu quả kinh tế, hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân phối. 2.1.3.1. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế được dùng như một tiêu chuẩn để xem các tài nguyên được thị trường phân phối như thế nào [theo từ điển thuật ngữ kinh tế học, trang 224 – NXB, từ điển Bách Khoa Hà Nội 2001]. Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị, có nghĩa là khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại sẽ không hiệu quả. 2.1.3.2. Hiệu quả kĩ thuật Hiệu quả kĩ thuật đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Thực ra, hiệu quả kĩ thuật được xem chỉ là một thành phần của hiệu quả kinh tế. Bởi vì, để đạt được hiệu quả kinh tế thì trước hết họ phải có hiệu quả kĩ thuật. Cụ thể trong trường hợp tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất mức sản lượng tối đa tương ứng với nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả kĩ thuật dùng để chỉ sự kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất định. 2.1.3.3. Hiệu quả phân phối Thể hiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Nhà sản xuất phải cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mà người tiêu dùng cần nhất, hay nói cách khác các nguồn lực phải được phân phối sao cho lợi ích của người sử dụng nó đạt được cao nhất. GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Đặng 21 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Điệp Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi gà…. 2.1.4. Một số chỉ tiêu kinh tế 2.1.4.1. Khái niệm a. Chi phí Chi phí chăn nuôi gà là tất cả những chi phí bỏ ra để thu được những sản phẩm từ gà.. Đối với gà thịt bao gồm các chi phí sau: chi phí con giống, chi phí thức ăn, chi phí tiền điện nước, chi phí thuốc thú y, chi phí chuồng trại, chi phí máy móc, thiết bị và dụng cụ, chi phí lao động nhà quy ra tiền và các khoản chi phí khác. Chi phí chăn nuôi gà được chia ra thành hai loại đó là định phí và biến phí: + Biến phí là loại chi phí khi căn cứ ứng xử của nó biến động thì tính theo tổng số tiền nó thay đổi theo, còn tính theo một căn cứ ứng xử nó lại không thay đổi. Biến phí chăn nuôi gà bao gồm chi phí con giống, chi phí thức ăn, chi phí thuốc thú y, chi phí tiền điện nước, chi phí lao động nhà và các khoản chi phí khác. + Định phí là loại chi phí mà khi căn cứ ứng xử của nó biến động thì tính theo tổng số tiền nó không thay đổi, còn tính theo một căn cứ ứng xử thì nó sẽ thay đổi. Định phí chăn nuôi gà thịt bao gồm: chi phí chuồng trại, chi phí máy móc, thiết bị và dụng cụ và các khoản chi phí khác. b. Doanh thu Doanh thu là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, tức là tổng số tiền mà các hộ chăn nuôi gà thịt nhận được khi bán gà. c. Thu nhập Là số tiền mà người chăn nuôi nhận được khi bán gà đã trừ đi các khoản chi phí nhưng không tính công lao động nhà. Thu nhập = Tổng doanh thu - Tổng chi phí chưa tính lao động nhà. d. Lợi nhuận Là số tiền mà người chăn nuôi nhận được khi bán gà đã trừ đi các khoản chi phí có tính lao động nhà. Lợi nhuận = Tổng doanh thu Tổng – Tổng chi phí tính công lao động nhà. GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Đặng 22 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Điệp Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi gà…. 2.1.4.2. Một số chỉ tiêu kinh tế Để đánh giá phản ánh hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi, trong đề tài sử dụng một số chỉ tiêu sau: - Tỷ số giữa thu nhập và chi phí lao động nhà quy ra tiền. Tỷ số này cho ta biết được thu nhập có bù đắp được chi phí lao động nhà hay không. - Tỷ số giữa thu nhập và chi phí chưa tính công lao động nhà. Tỷ số này cho biết một đồng chi phí chưa tính lao động nhà bỏ ra đầu tư chăn nuôi thì hộ sẽ nhận được bao nhiêu đồng thu nhập. - Tỷ số giữa thu nhập và doanh thu thể hiện trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng thu nhập, nó phản ảnh mức thu nhập so với doanh thu. - Tỷ số giữa lợi nhuận và chi phí công lao động nhà quy ra tiền, cho biết một đồng chi phí lao động nhà sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Tỷ số giữa lợi nhuận và tổng chi phí đã tính công lao động nhà, cho biết một đồng chi phí có tính lao động nhà bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Tỷ số giữa lợi nhuận và thu nhập, cho ta biết trong một đồng thu nhập sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận. 2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chăn nuôi gà thịt 2.1.5.1. Giống Phẩm chất con giống mang tính chất quyết định đến tốc độ tăng trưởng, trọng lượng xuất chồng, phẩm chất thịt và thời gian nuôi,…Do vậy, người chăn nuôi phải lựa chọn con giống thật kĩ lưỡng: con giống sạch bệnh, chất lượng thịt phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng,..có như thế mới thõa mãn nhu cầu về mặt kinh tế. 2.1.5.2. Thức ăn Sau phẩm chất con giống, thức ăn là yếu tố quyết định thành công trong chăn nuôi. Trong ngành gà công nghiệp, thức ăn được đặc biệt chú ý vì những lí do sau: - Gà công nghiệp nhốt trong chuồng không thể tự kiếm ăn, mà hoàn toàn phụ thuộc vào tác động của người chăn nuôi. - Kết quả chăn nuôi gà tốt hay xấu, giá thành cao hay thấp đều do thức ăn quyết định. Chi phí thức ăn thường chiếm 70% giá thành sản phẩm gà. GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Đặng 23 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Điệp Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi gà…. - Nếu cho gà ăn đủ chất, đủ lượng, phù hợp theo con giống, theo lứa tuổi và tính năng sản xuất gà sẽ mau lớn, khỏe mạnh, cho nhiều sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, cho gà ăn đói, thiếu chất hay ăn quá nhiều, thừa chất đều hạn chế kết quả nuôi dưỡng, thậm chí bị thiệt hại do bệnh tật, chết chóc. - Tùy theo từng giai đoạn phát triển của đàn gà mà nhu cầu về dinh dưỡng sẽ khác nhau. Thức ăn phải đảm bảo đầy đủ và cân đối giữa các chất đạm, khoáng, thô, sơ. Do vậy, người chăn nuôi phải biết tính toán, tận dụng mọi khả năng, mọi phương pháp sử dụng thức ăn có hiệu quả nhất để phấn đấu hạ giá thành 2.1.5.3. Nước uống Nước uống cần thiết cho cuộc sống và quá trình trao đổi chất của gà. Do vậy nước uống phải sạch, không chứa vi khuẩn gây bệnh, mát vào mùa nóng và ấm vào mùa lạnh, phải được thay mới thường xuyên, không để gà uống nước dơ, chua. 2.1.5.4. Thuốc thú y Là một trong những nhân tố giúp giảm tỉ lệ hao hụt của đàn gà, giúp gà tăng sức đề kháng, phòng ngừa bệnh. 2.1.5.5. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm Ánh sáng cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà. Chiếu sáng có ý nghĩa quan trọng đối với gà con, giai đoạn 2 tuần đầu duy trì chiếu sáng 24/24 để gà sinh trưởng nhanh. Gà con rất nhạy cảm với nhiệt độ. Nếu thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm cho gà giảm sức đề kháng, dễ chết. Độ ẩm và nhiệt độ trong chuồng gà thường có liên quan với nhau và ảnh hưởng đến sức khỏe gà. 2.1.5.6. Chuồng trại Chuồng trại không những ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà mà còn giúp người chăn nuôi phân đàn và đảm bảo nuôi có kĩ thuật. Do vậy chuồng phải thông thoáng tự nhiên, mái chuồng nên làm bằng những vật liệu cách nhiệt tốt để chống nóng. Nền chuồng cao ráo dễ vệ sinh và thoát nước, chất độn chuồng phải khô, sạch, dễ hút ẩm như trấu, dăm bào, rơm khô. Đảm bảo chuồng tránh mưa tạt gió lùa. Trước khi nhập gà về phải vệ sinh và sát trùng chuồng sạch sẽ. GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Đặng 24 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Điệp Luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi gà…. 2.1.5.7. Cách thức chăm sóc Để hạn chế dịch bệnh cũng như giảm tỉ lệ hao hụt, người chăn nuôi phải thường xuyên theo dõi và tiêm phòng vacxin đúng ngày, đúng liều lượng, đúng qui cách, vệ sinh chuồng trại, phun thuốc sát trùng, hàng ngày phải rửa máng ăn uống, tùy theo từng giai đoạn phát triển của gà mà có cách chăm sóc cho phù hợp. 2.1.5.8. Các dịch bệnh Dịch bệnh là một trong những mối đe dọa của người chăn nuôi gà. Để phòng bệnh và hạn chế dịch bệnh thì người chăn nuôi phải lựa chọn nguồn thức ăn đảm bảo chất lượng, lựa chọn con giống tốt, thuốc thú y tốt, xây dựng chuồng trại hợp lý, cách chăm sóc nuôi dưỡng, môi trường xung quanh… Các bệnh thường gặp trong chăn nuôi gà là Gumboro, Newcastle, tụ huyết trùng, CRD(viêm đường hô hấp mãn tính)… 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu Châu Thành là huyện có phong trào nuôi gà công nghiệp mạnh nhất tỉnh Bến Tre và cũng là huyện có số hộ chăn nuôi gà chịu ảnh hưởng nặng nề của các đợt cúm gia cầm vừa qua. Vì vậy đề tài này chọn Châu Thành làm vùng nghiên cứu. 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu sơ cấp: được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 30 hộ nuôi gà công nghiệp tại huyện Châu Thành. Các hộ được chọn phỏng vấn theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng. Cụ thể, trong huyện Châu Thành chọn ra 2 xã là Quới Sơn và An Khánh, vì 2 xã này có số hộ nuôi gà công nghiệp nhiều nên số liệu mang tính đại diện cao. Trong đó, Quới Sơn có số hộ nuôi rất nhiều nên chọn 26 mẫu (chiếm 86,67%), 4 mẫu còn lại là ở xã An Khánh (chiếm 13,33%). Nội dung phỏng vấn: ƒ Tình hình chung về các hộ nuôi gà: số lượng nuôi, kĩ thuật nuôi, tỉ lệ hao hụt, trọng lượng xuất chuồng, thời gian nuôi, nguồn vốn chăn nuôi. ƒ Các chi phí trong chăn nuôi bao gồm: chi phí chuồng trại, công cụ dụng cụ, giống, thức ăn, thuốc thú y, điện, lao động… GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Đặng 25 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Điệp Luận văn tốt nghiệp ƒ Phân tích hiệu quả chăn nuôi của hộ nuôi gà…. Tình hình tiêu thụ sản phẩm gà thịt: giá bán, thương lái, phương thức thanh toán, thuận lợi và khó khăn trong tiêu thụ ƒ Một số đề xuất của nông hộ Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các báo cáo kinh tế của phòng kinh tế, niên giám thống kê – phòng thống kê huyện Châu Thành, và các thông tin từ sách, báo, internet… 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả Thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu nhằm mô tả tình hình chung của các hộ nuôi gà thịt. - Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và thông tin được thu nhập trong điều kiện không chắc chắn. - Bước đầu tiên để mô tả là tìm hiểu về đặc tính phân phối của một số liệu thô và lập bảng phân phối tần số. - Tần số là số lần xuất hiện của một quan sát, tần số của một tổ là số quan sát rơi vào giới hạn của tổ đó. - Cách tính cột tần số tích luỹ: Tần số tích lũy của tổ thứ nhất chính là tần số của nó, tần số của tổ thứ hai bao gồm tần số của tổ thứ nhất và cả tần số của tổ thứ hai, tần số của tổ thứ ba là tần số của tổ thứ hai và thứ ba hoặc là tần số của chính nó và tần số của cả hai tổ thứ nhất và thứ hai: - Bảng thống kê: là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả nghiên cứu, nhờ đó mà các nhà quản trị có thể nhận xét tổng quan về vấn đề nghiên cứu. 2.2.3.2. Hàm thu nhập Việc thiết lập hàm thu nhập được lập trên cơ sở của hàm hồi quy tuyến tính. Mục đích của hàm thu nhập là nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của người chăn nuôi. Từ đó biết được các nhân tố nào làm tăng hay giảm thu nhập để có thể phát huy những yếu tố tích cực sao cho nuôi gà có hiệu quả hơn. GVHD: Th.S. Nguyễn Hữu Đặng 26 SVTH: Nguyễn Thị Hồng Điệp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan