Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích diễn ngôn do trẻ em viết trong chuyên mục cười vui của báo nhi đồng g...

Tài liệu Phân tích diễn ngôn do trẻ em viết trong chuyên mục cười vui của báo nhi đồng giai đoạn 1998 200

.PDF
178
216
142

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------ĐẶNG CHINH NGỌC PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN DO TRẺ EM VIẾT TRONG CHUYÊN MỤC “CƢỜI VUI” CỦA BÁO NHI ĐỒNG GIAI ĐOẠN 1998 - 2008 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------ĐẶNG CHINH NGỌC PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN DO TRẺ EM VIẾT TRONG CHUYÊN MỤC “CƢỜI VUI” CỦA BÁO NHI ĐỒNG GIAI ĐOẠN 1998 - 2008 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 02 40 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Việt Thanh Hà Nội-2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố ở công trình khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Đặng Chinh Ngọc LỜI CẢM ƠN Với tất cả sự kính trọng của mình, cho phép em đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn Thị Việt Thanh – ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn em trong quá trình triển khai, thực hiện và hoàn thành luận văn. Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn tới quý thầy cô trong Hội đồng bảo vệ luận văn, cùng các quý thầy cô đã và đang giảng dạy, công tác tại Khoa Ngôn ngữ học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Thầy cô đã trang bị, cung cấp những kiến thức quý báu trong suốt thời gian em học tập tại Khoa, cũng nhƣ chỉ bảo nhiệt tình và đóng góp ý kiến giúp em hoàn thành luận văn này. Qua đây, em xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn quan tâm, động viên, khích lệ và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Một lần nữa, em xin trân trọng cảm ơn! Học viên Đặng Chinh Ngọc MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 3 1. Lí do chọn đề tài................................................................................ 3 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ................................................. 4 3. Phạm vi nghiên cứu của luận văn ..................................................... 4 4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................. 5 5. Kết cấu .............................................................................................. 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ....................................................................... 6 1.1.Khái niệm diễn ngôn ....................................................................... 6 1.2. Khái niệm “phân tích diễn ngôn”................................................. 10 1.3 Đặc thù của diễn ngôn truyện kể................................................... 13 1.3.1. Sơ lƣợc về truyện kể .............................................................. 13 1.3.2 Các yếu tố cần xem xét trong diễn ngôn truyện kể ................ 13 1.4 Đặc thù của chuyên mục Cƣời Vui trên Báo Nhi Đồng ............... 16 1.4.1 Một vài nét về Báo Nhi Đồng................................................. 16 1.4.2 Đặc thù của chuyên mục Cƣời Vui ........................................ 16 1.5. Mô hình giao tiếp của diễn ngôn ................................................. 17 1.6 Mô hình giao tiếp của diễn ngôn do trẻ em viết trong chuyên mục “Cƣời Vui” của Báo Nhi Đồng giai đoạn 1998 - 2008 ............................... 20 1.7. Khái niệm mạch lạc ................................................................. 25 1.8 Khái niệm liên kết ..................................................................... 26 CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC TỔNG THỂ CỦA DIỄN NGÔN DO TRẺ EM VIẾT TRONG CHUYÊN MỤC “CƢỜI VUI”……………..28 2.1. Cấu trúc tổng thể của các kiểu loại văn bản ................................ 28 2.2. Cấu trúc tổng thể của các diễn ngôn do trẻ em viết trong chuyên mục Cƣời Vui của báo Nhi Đồng giai đoạn 1998 – 2008. ......................... 29 2. 2.1. Phân tích đặc điểm của tiêu đề ........................................... 33 2.2.1.1 Các đặc điểm về nội dung của các tiêu đề ..................... 33 2.2.1.2. Kết cấu cú pháp của tiêu đề ........................................... 37 2.2.2. Đặc điểm cấu trúc phần mở đầu ........................................... 41 2.2.2.1 Một số đặc điểm về nội dung của phần mở đầu ............. 41 2.2.2.2. Một số đặc điểm về mặt hình thức của phần mở đầu .... 43 1 2.2.3. Đặc điểm cấu trúc phần triển khai ....................................... 46 2.2.3.1. Mô hình của phần triển khai .......................................... 46 2.2.3.2. Đặc điểm của các loại tình huống trong phần triển khai 51 2.2.4. Đặc điểm cấu trúc phần kết .................................................. 54 2.3. Tiểu kết ........................................................................................ 57 CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG DIỄN NGÔN DO TRẺ EM VIẾT TRONG CHUYÊN MỤC CƢỜI VUI CỦA BÁO NHI ĐỒNG ............................................................................................................. 60 3. 1. Mạch lạc thời gian và không gian trong diễn ngôn do trẻ em viết trong chuyên mục Cƣời Vui của Báo Nhi Đồng. ........................................ 60 3.1.1. Sự thể hiện của mạch lạc thời gian và không gian ............... 60 3.1.1.1. Sự thể hiện của mạch lạc thời gian ................................ 60 3.1.1.2. Sự thể hiện của mạch lạc không gian ............................ 71 3.1.2. Mối quan hệ giữa thời gian và không gian ........................... 75 3.2. Liên kết trong diễn ngôn do trẻ em viết trong chuyên mục Cƣời Vui của Báo Nhi Đồng. ............................................................................... 76 3.2.1 Phép nối ................................................................................. 77 3.2.2. Phép thế đồng nghĩa ............................................................. 81 3.3. Tiểu kết ........................................................................................ 84 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 89 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 92 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong những năm vừa qua, việc nghiên cứu một số loại hình văn bản tiếp cận từ góc độ phân tích diễn ngôn (PTDN) đã đƣợc thực hiện và đạt đƣợc những thành công. Ngoài các công trình nghiên cứu về lí luận phân tích diễn ngôn, đã có khá nhiều các công trình khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án áp dụng đƣờng hƣớng của phân tích diễn ngôn vào các tƣ liệu cụ thể để phân tích, nghiên cứu. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu nhƣ: Đối chiếu ngôn ngữ phóng sự trong báo in bằng tiếng Anh và tiếng Việt – Nguyễn Thị Thanh Hƣơng, luận án tiến sĩ ngữ văn, năm 2003; Trật tự câu trong vai trò liên kết và tạo mạch lạc cho văn bản – Nguyễn Thị Hồng Thúy, luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, năm 2004;Mạch lạc theo quan hệ nguyên nhân và quan hệ thời gian trong một số truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan – Hạp Thu Hà, Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, năm 2006; Bƣớc đầu khảo sát một số đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa của diễn ngôn “Lời kêu gọi” của Hồ Chí Minh – Phạm Thị Nhàn, khóa luận tốt nghiệp đại học, năm 2009; Ngôn ngữ truyền thông xã hội qua phân tích diễn ngôn các ca từ trong bài hát kháng chiến – Lê Thị Phƣợng, luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, năm 2012; Khảo sát đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa của diễn ngôn có mục đích kêu gọi (Lời kêu gọi) - Vũ Thị Oanh, luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học, năm 2012… Những công trình nghiên cứu đó đạt đƣợc những thành công nhất định, góp phần làm sáng rõ lí thuyết, lí luận phân tích diễn ngôn, cũng nhƣ một số đặc điểm nổi bật về cấu trúc, ngữ nghĩa, mạch lạc, liên kết… của một số thể loại diễn ngôn. Về cơ bản, sự khác biệt đầu tiên của các công trình này là thể loại diễn ngôn đƣợc chọn để phân tích. Đó có thể là những diễn ngôn thuộc phong cách nghị luận, phong cách báo chí, phong cách văn học nghệ thuật… với những đặc trƣng riêng về ngƣời viết và đối tƣợng tiếp nhận. Tuy nhiên, việc phân tích những diễn ngôn do trẻ em viết vẫn còn là một đề tài hoàn toàn mới, chƣa đƣợc công trình nào trƣớc đây chọn làm đối tƣợng nghiên cứu. Đó 3 là lí do vì sao chúng tôi chọn cho mình đề tài phân tích diễn ngôn trong chuyên mục “Cƣời Vui” của báo Nhi Đồng giai đoạn 1998 – 2008. Đặc trƣng nổi bật nhất của các diễn ngôn thuộc chuyên mục này là do trẻ em từ 6 đến 16 tuổi viết và hƣớng tới độc giả cũng là trẻ em thuộc cùng lứa tuổi. Vì vậy, chắc chắn các diễn ngôn này sẽ chứa đựng nhiều điểm khác biệt so với các loại diễn ngôn khác. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn là tìm hiểu một số đặc điểm nổi bật về cấu trúc và đặc điểm ngôn ngữ trong các diễn ngôn do trẻ em viết trong chuyên mục “Cƣời Vui” của báo Nhi Đồng giai đoạn 1998 – 2008. Để đạt đƣợc mục đích trên, chúng tôi đã lựa chọn và tiến hành khảo sát 100 văn bản diễn ngôn trong chuyên mục Cƣời Vui trên báo Nhi Đồng từ tháng 4/1998 (khi chuyên mục Cƣời Vui lần đầu tiên ra đời) đến tháng 12/2008. Căn cứ vào mục đích này, chúng tôi xác định nhiệm vụ của luận văn cần thực hiện là: Phân tích đặc điểm của các diễn ngôn do trẻ em viết trong chuyên mục “Cƣời Vui”, từ đó, tìm ra khuôn cấu trúc tổng thể của các diễn ngôn do trẻ em viết, thông qua việc khảo sát cụ thể cấu trúc của từng thành phần tạo nên khuôn cấu trúc tổng thể và đặc điểm sử dụng ngôn ngữ tiêu biểu từ góc độ tiếp cận của phân tích diễn ngôn. 3. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Lí thuyết về phân tích diễn ngôn rất đồ sộ, vì vậy, trong luận văn chúng tôi không có tham vọng bao quát hết các mặt của mọi vấn đề. Chúng tôi chỉ đi sâu vào những khía cạnh làm nổi bật cấu trúc tổng thể và đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong các diễn ngôn do trẻ em viết. Trong nhiệm vụ làm nổi bật cấu trúc tổng thể của diễn ngôn, chúng tôi tập trung phân tích các thành phần cấu tạo nên diễn ngôn. Trong nhiệm vụ phân tích những đặc điểm về mặt sử dụng ngôn ngữ, chúng tôi chỉ tập trung phân tích mạch lạc và liên kết để tìm ra những biểu hiện của mạch lạc và liên kết đƣợc thể hiện rõ nét nhất, đặc thù nhất trong các diễn ngôn. Thông qua việc phân tích những biểu hiện này, 4 chúng tôi nhận thấy những đặc điểm nổi bật nhất là mạch lạc thời gian, mạch lạc không gian, phép nối, phép thế, nên trong Luận văn sẽ chỉ tập trung phân tích vào những đặc điểm này. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi đã sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp phân tích diễn ngôn - Phƣơng pháp miêu tả và phân tích: Căn cứ vào nguồn tƣ liệu thu thập đƣợc, luận văn đi theo hƣớng miêu tả cấu trúc – ngữ nghĩa chung của các diễn ngôn đƣợc lựa chọn khảo sát. Từ đó, đi vào miêu tả chi tiết các đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa của từng thành phần, đặc điểm sử dụng ngôn ngữ, một số đặc điểm nổi bật về mạch lạc, liên kết của diễn ngôn do trẻ em viết. - Phƣơng pháp thống kê: Luận văn sẽ thống kê để đƣa ra bộ số liệu khách quan về tần suất sử dụng các khuôn cấu trúc, các loại và các dạng thể hiện. 5. Kết cấu Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1 : Cơ sở lí luận. Chƣơng 2 : Đặc điểm cấu trúc của diễn ngôn do trẻ em viết trong chuyên mục “Cƣời Vui” của Báo Nhi Đồng. Chƣơng 3 : Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong diễn ngôn do trẻ em viết trong chuyên mục “Cƣời Vui” của Báo Nhi Đồng. 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.Khái niệm diễn ngôn Hiện nay, có rất nhiều cách định nghĩa về khái niệm diễn ngôn. Ngƣời đầu tiên đề xƣớng khái niệm diễn ngôn là Z.Harris (1952) – một nhà ngôn ngữ học thuộc trƣờng phái miêu tả luận Mĩ. Trong công trình “Discourse Analysis” (Phân tích diễn ngôn), ông đã đƣa ra tên gọi “diễn ngôn” với cách hiểu là văn bản liên kết, ở bậc cao hơn câu. Đồng thời, đƣa ra hai kết luận nổi bật về phân tích diễn ngôn là: “tiếp tục ngôn ngữ học miêu tả vƣợt ra ngoài các giới hạn của câu đơn một thời” và “làm cho ngôn ngữ và văn hóa liên thông với nhau”.: Đánh giá về công trình này, nhà nghiên cứu Cook cho rằng công lao của Harris rất lớn, và những kết luận của ông trong công trình “Phân tích diễn ngôn” cực kỳ đáng chú ý. Năm 1970, Barthes cũng đƣa ra một định nghĩa về “diễn ngôn”. Theo ông, diễn ngôn là “một đoạn lời nói hữu tận bất kì, tạo thành một thể thống nhất xét từ quan điểm đến nội dung, đƣợc truyền đạt cùng với những mục đích giao tiếp thứ cấp, và có một tổ chức nội tại phù hợp với mục đích này, vả lại (đoạn lời này) gắn bó với những nhân tố văn hóa khác nữa, ngoài những nhân tố có quan hệ đến bản thân ngôn ngữ” [dẫn theo 1, tr.151]. Trong định nghĩa này, bên cạnh việc nhắc đến cấu tạo, nội dung, mục đích của diễn ngôn, Barthes cũng nhấn mạnh về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa thể hiện trong diễn ngôn. Định nghĩa về “diễn ngôn” còn đƣợc các tác giả đề cập thông qua thế đối sánh với thuật ngữ “văn bản”. Trên thực tế, để phân định rạch ròi hai khái niệm này không hề đơn giản. Có khi chúng đƣợc các nhà nghiên cứu coi là hai khái niệm có cấu trúc xác định tách biệt hoàn toàn, thuộc hai quá trình; có khi khái niệm này là sự biểu hiện cụ thể, là bộ phận của khái niệm kia; cũng có khi chúng đƣợc dùng thay thế cho nhau nhƣ hai khái niệm đồng nghĩa 6 hoàn toàn. So sánh cách hiểu về “văn bản” và “diễn ngôn” của mỗi tác giả sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về diễn ngôn. Trong cuốn “Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản”, tác giả Diệp Quang Ban đã đƣa ra tổng quan về các giai đoạn trong việc dùng thuật ngữ “văn bản” và “diễn ngôn” : “Giai đoạn đầu, tên gọi văn bản đƣợc dùng để chỉ chung những sự kiện nói bằng chữ viết và sự kiện nói miệng có mạch lạc và liên kết. Giai đoạn thứ hai có xu hƣớng dùng văn bản để chỉ sự kiện nói bằng chữ viết (lời chữ), còn diễn ngôn chỉ sự kiện nói miệng (lời âm). (Cùng với xu hƣớng này là cố gắng phân biệt ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói). Giai đoạn hiện nay, diễn ngôn đƣợc dùng nhƣ văn bản ở giai đoạn đầu, tức là dùng để chỉ chung cả sự kiện nói miệng lẫn sự kiện nói bằng chữ viết.” [1, tr.212] Trong khuynh hƣớng tách biệt 2 thuật ngữ “diễn ngôn” và “văn bản” có thể kể đến hai tác giả Brown và Jule trong cuốn “Discoure Analysis” (phân tích diễn ngôn). Hai tác giả quan niệm rằng “văn bản nhƣ là một thuật ngữ khoa học để chỉ dữ liệu ngôn từ của một hành vi giao tiếp” hay “văn bản là sự biểu hiện của diễn ngôn” và phân biệt “văn bản” – là “sản phẩm” (text – as - process) còn “diễn ngôn” – là – “quá trình” (discourse - process) [17, tr.22] Sau đó, David Nunan cũng có khuynh hƣớng phân biệt rạch ròi hai khái niệm này. Ông quan niệm thuật ngữ “văn bản” đƣợc dùng để chỉ bất kì cái gì ghi bằng chữ viết của một sự kiện giao tiếp; sự kiện đó tự nó có thể liên quan đến ngôn ngữ nói (một cuộc thoại, một bài thuyết giáo) hoặc ngôn ngữ viết (một bài thơ, một mẩu chuyện). Còn về thuật ngữ “diễn ngôn”, ông cho rằng nó đƣợc dùng để giải thuyết sự kiện giao tiếp trong ngữ cảnh. [dẫn theo 4, tr.18] Trong xu hƣớng không tách biệt hoàn toàn hai khái niệm, tác giả Crystal (1992) cho rằng: “Văn bản là một sản phẩm diễn ngôn xuất hiện một cách tự nhiên dƣới dạng nói, viết, hoặc một diễn ngôn bằng kí hiệu, đƣợc nhận dạng vì những mục đích phân tích. Nó thƣờng là một chỉnh thể ngôn 7 ngữ với một chức năng giao tiếp có thể xác định đƣợc, ví dụ nhƣ một cuộc thoại, một tờ áp phích”. “Diễn ngôn là một chuỗi nối tiếp của ngôn ngữ (đặc biệt là ngôn ngữ nói) lớn hơn một câu, thƣờng cấu thành một chỉnh thể có tính mạch lạc, kiểu nhƣ một bài thuyết giáo, lời tranh luận, truyện vui hoặc truyện kể” [dẫn theo 1, tr.200]. Nhƣ vậy, ở đây mặc dù tác giả không đồng nhất hai khái niệm trên song dƣờng nhƣ cũng không có sự phân định rành mạch ranh giới giữa chúng. Những ví dụ về văn bản là một cuộc thoại, một tờ áp phích, còn ví dụ về diễn ngôn là bài thuyết giáo, lời tranh luận, truyện vui, truyện kể, khiến cho nhận định về ranh giới của “văn bản” và “diễn ngôn” của Crystal trở nên mơ hồ, không định rõ. Ở Việt Nam, cũng có rất nhiều tác giả quan tâm đến vấn đề này và tất nhiên cũng tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Tiêu biểu nhƣ các nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm, Nguyễn Đức Dân, Đỗ Hữu Châu, Hoàng Phê, Nguyễn Thiện Giáp, Diệp Quang Ban, Nguyễn Hòa... Đỗ Hữu Châu quan niệm mỗi diễn ngôn có thể do một hoặc một số hành vi ngôn ngữ tạo ra. Diễn ngôn có nội dung thông tin và nội dung liên cá nhân, hai nội dung này thống nhất với nhau thể hiện các chức năng khác nhau của giao tiếp trong diễn ngôn. Một diễn ngôn gồm nhiều phát ngôn, các phát ngôn này gắn bó với nhau, lệ thuộc nhau ở mức độ nhất định về nội dung và hình thức. Tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong công trình “Giáo trình ngôn ngữ học” xuất bản năm 2008 quan niệm rằng: “Diễn ngôn là bất cứ một ngôn phẩm nói hoặc viết nào. Mỗi diễn ngôn có thể đƣợc một ngƣời nói hoặc ngƣời viết riêng biệt tạo ra, cũng có thể đƣợc hai hoặc hơn hai ngƣời tham gia hội thoại hoặc trao đổi viết với nhau tạo ra. Thuật ngữ “diễn ngôn” đƣợc các nhà khoa học sử dụng không hoàn toàn giống nhau, nhƣng giữa chúng vẫn có một điểm chung, đó là đều chỉ các ngôn phẩm, viết hoặc nói, dài hay ngắn, tạo nên một tổng thể hợp nhất, có chức năng giao tiếp xác định. Thuật ngữ “văn bản” thƣờng đƣợc dùng với nghĩa nhƣ diễn ngôn, nghĩa là đƣợc dùng để chỉ tất cả 8 những đơn vị ngôn ngữ, bất kể nói hay viết, có mạch lạc và liên kết với chức năng giao tiếp xác định. Một số nhà khoa học nói về diễn ngôn nói và diễn ngôn viết, số khác lại nói về văn bản nói và văn bản viết. Hai thuật ngữ này coi nhƣ đồng nghĩa, có thể thay thế cho nhau" [21, tr.433]. Nhƣ vậy, Nguyễn Thiện Giáp đồng nhất văn bản và diễn ngôn. Một trong số các tác giả khác ở Việt Nam cũng dành nhiều sự quan tâm cho vấn đề này là Nguyễn Hoà. Quan điểm của ông đƣợc khái quát lại trong công trình “Phân tích diễn ngôn: Một số vấn đề lí luận và phƣơng pháp”. Trong đó, ông tỏ ra nhấn mạnh sự phân biệt hai khái niệm “diễn ngôn” và “văn bản”. Theo ông, văn bản nhƣ là sản phẩm ngôn ngữ ghi nhận lại quá trình giao tiếp hay sự kiện giao tiếp nói và viết trong một hoàn cảnh giao tiếp xã hội cụ thể, trong khi đó diễn ngôn nhƣ là sự kiện hay quá trình giao tiếp hoàn chỉnh thống nhất có mục đích không giới hạn đƣợc sử dụng trong các hoàn cảnh giao tiếp xã hội cụ thể. Mặc dù đã đƣa ra sự phân biệt đó cũng chỉ mang tính tƣơng đối so với thực tế. Vì theo cách hiểu đó, ở văn bản sẽ xuất hiện một vài đặc trƣng của diễn ngôn và ngƣợc lại, ở diễn ngôn nhiều khi cũng tồn tại các thuộc tính của văn bản. Nguyễn Hoà cho rằng đây không phải hai thực thể độc lập, hoàn toàn tách biệt nhau mà chỉ là một thực thể biểu hiện của ngôn ngữ hành chức trong bối cảnh giao tiếp cụ thể. Nói cách khác, tuỳ theo quan điểm của ngƣời nghiên cứu mà ngôn ngữ sẽ đƣợc coi là “văn bản” khi xem xét dƣới góc độ hình thức và đƣợc coi là “diễn ngôn” khi xem xét dƣới góc độ hành chức [22, tr.32-33]. Tổng kết lại, có thể thấy Đỗ Hữu Châu dùng diễn ngôn để chỉ ngôn ngữ đang hoạt động, ngôn ngữ trong sử dụng, ngôn ngữ trong ngữ cảnh. Nguyễn Thiệp Giáp và Nguyễn Hòa, Diệp Quang Ban đều đồng nhất khái niệm diễn ngôn và văn bản, hoặc coi chúng không phải là hai thực thể tách biệt. Tuy mỗi tác giả có một quan điểm và cách kiến giải khác nhau, nhƣng khó có thể nói quan điểm nào đúng hay sai hoàn toàn. Mỗi quan điểm lại có một điểm mạnh riêng trong phân tích diễn ngôn. Đúng nhƣ tác giả Schiffrin (1994) đã nhận 9 xét: “Mặc dù phân tích diễn ngôn là một lĩnh vực ngày càng trở nên quan trọng và đƣợc nhiều ngƣời quan tâm bởi cả hai – bởi chính bản thân nó và bởi nó có thể cung cấp cho chúng ta rất nhiều nội dung về ngôn ngữ xã hội, văn hóa và tƣ tƣởng – song phân tích diễn ngôn vẫn còn là một tiểu lĩnh vực rộng mênh mông và ít nhiều còn mơ hồ của ngôn ngữ học” [dẫn theo 22, tr.17] Tham khảo và tiếp thu ý kiến của các nhà nghiên cứu, trong Luận văn này, chúng tôi cũng đƣa ra một quan điểm có tính chất làm việc cho rằng: Diễn ngôn và văn bản là hai khái niệm đồng nhất với nhau, có thể dùng thay thế cho nhau. Đây là một định nghĩa mang tính chất làm việc chứ không phải theo để phủ nhận các quan điểm khác, vì ngay trong bản thân mỗi tác giả trong các luận điểm của mình cũng đều có sự dung hoà tƣơng đối với các quan điểm khác. 1.2. Khái niệm “phân tích diễn ngôn” Từ những quan niệm “diễn ngôn” khác nhau nên mỗi tác giả lại có một cách hiểu về “phân tích diễn ngôn” khác nhau. Ngƣời đầu tiên khởi xƣớng tên gọi “Phân tích diễn ngôn” - Harris vẫn coi PTDN giống nhƣ phân tích câu trong văn bản, sử dụng các phƣơng pháp cũng nhƣ các công cụ lí thuyết của nghiên cứu câu vào việc nghiên cứu diễn ngôn. Tuy nhiên, với việc đề ra khái niệm này, Harris đã góp phần quan trọng giúp ngôn ngữ học văn bản còn non trẻ xác định đƣợc nền móng phát triển của mình là hƣớng vào nghiên cứu chức năng của ngôn ngữ, “làm cho văn hóa và ngôn ngữ liên thông với nhau”. Khác với Harris, Mitchell (1957) chú ý PTDN thiên về phía các chức năng xã hội và sử dụng các mẫu diễn ngôn tự nhiên trong xã hội. Cách nghiên cứu này đã chú ý đến các yếu tố của ngôn ngữ học xã hội, của dân tộc học giao tiếp. Vì thế nhiều ngƣời cũng coi Mitchell là ngƣời đặt nền móng cho PTDN. Với việc xác định “diễn ngôn nhƣ là một tiến trình”, Brown và Yule trong công trình của mình đã khẳng định rằng nhà phân tích diễn ngôn cần 10 quan tâm đến chức năng hay mục đích của một mẩu dữ liệu ngôn ngữ và cách thức dữ liệu đƣợc ngƣời phát cũng nhƣ ngƣời nhận xử lí. Các tác giả khảo sát quá trình con ngƣời sử dụng ngôn ngữ giao tiếp nhƣ thế nào, mà cụ thể là ngƣời phát đã tạo ra các thông điệp ngôn ngữ nhƣ thế nào cho ngƣời nhận và ngƣời nhận đã xử lí thông điệp ngôn ngữ nhƣ thế nào để hiểu đƣợc chúng (sử dụng phƣơng pháp ngôn ngữ học để phân tích diễn ngôn). Tóm lại, nhà phân tích diễn ngôn xử lí dữ liệu của mình nhƣ là dữ kiện (văn bản) của một quá trình động, trong đó ngôn ngữ đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ giao tiếp trong ngữ cảnh mà qua đó ngƣời viết/ ngƣời nói thể hiện nghĩa và đạt đƣợc ý định (diễn ngôn). Từ dữ kiện này, nhà phân tích tìm cách mô tả các quy tắc trong ngôn ngữ đƣợc mọi ngƣời sử dụng để giao tiếp ý nghĩa và ý định. Một tác giả khác – David Nunan với việc xác định hai khái niệm “diễn ngôn” và “văn bản” nhƣ đã trình bày ở trên, cũng đồng thời xác nhận phân tích diễn ngôn liên quan đến việc nghiên cứu ngôn ngữ trong quá trình sử dụng (ngôn ngữ hành chính). Biện luận sâu thêm, tác giả cho rằng, cũng giống nhƣ các nhà ngữ âm học, ngữ pháp học, nhà phân tích diễn ngôn cũng quan tâm đến việc nhận diện những cái đều đặn và những cái khuôn mẫu trong ngôn ngữ. Tuy nhiên, không chỉ có vậy, nhà phân tích diễn ngôn còn phải thực hiện một nhiệm vụ quan trọng hơn cả là đạt đến mục đích cuối cùng của công việc phân tích : vừa chỉ ra, vừa giải thuyết mối quan hệ giữa những cái đều đặn đó với những ý nghĩa và những mục đích đƣợc diễn đạt qua diễn ngôn. Tác giả Đỗ Hữu Châu, một ngƣời nghiên cứu khá nhiều về dụng học, thì cho rằng: phân tích diễn ngôn là phân tích cả các yếu tố hình thức của diễn ngôn, bao gồm các yếu tố ngôn ngữ, các đơn vị từ vựng, các quy tắc kết học, các hành vi ngôn ngữ tạo nên diễn ngôn. Các yếu tố kèm lời, phi lời, theo tác giả, cũng đƣợc xem là các yếu tố thuộc hình thức của phát ngôn. Về nội dung, tác giả cho rằng diễn ngôn bao gồm nội dung thông tin và nội dung miêu tả. Hai thành tố nội dung này có thể hiện diện tƣờng minh qua các yếu tố ngôn 11 ngữ hình thức của diễn ngôn, hoặc tồn tại khiếm diện trong đích giao tiếp của đối phƣơng. Nhƣ vậy, phân tích diễn ngôn một cách đầy đủ, toàn diện cần xét đến cả hai mặt hình thức và nội dung của diễn ngôn. Nguyễn Thiện Giáp cũng đƣa ra quan điểm của mình về phân tích diễn ngôn. Với ông, "phân tích diễn ngôn là một cách tiếp cận việc nghiên cứu diễn ngôn dựa trên những khái niệm và thuật ngữ của ngữ pháp truyền thống. Phân tích diễn ngôn có nhiệm vụ phân tích bằng một bộ phức hợp khái niệm và thuật ngữ ngữ pháp quen thuộc với bất cứ nhà nghiên cứu ngữ pháp nào và cố gắng nhận ra xem những khái niệm đó cần thiết trong sự cấu trúc diễn ngôn nhƣ thế nào. Phân tích diễn ngôn cố gắng mở rộng sự phân tích cấu trúc câu đến đơn vị lớn hơn câu, nó thƣờng bắt đầu bằng sự cố gắng nhận diện những đơn vị tối thiểu của ngôn ngữ, sau đó, tìm kiếm những quy luật chi phối những đơn vị tối thiểu đó cùng nhau kết hợp thành chuỗi để tạo nên diễn ngôn nhƣ thế nào" . [21, tr.441- 442] Còn tác giả Diệp Quang Ban đƣa ra quan điểm về PTDN “là đƣờng hƣớng tiếp cận tài liệu ngôn ngữ nói và viết bậc trên câu (diễn ngôn / văn bản) từ tính đa diện hiện thực của nó, bao gồm các mặt ngôn từ và ngữ cảnh tình huống, với các mặt hữu quan thể hiện trong khái niệm ngôn ngữ (register) mà nội dung hết sức phong phú và đa dạng (gồm các hiện tƣợng thuộc thể loại và phong cách chức năng, phong cách cá nhân, cho đến các hiện tƣợng xã hội, văn hóa, dân tộc).” [1, tr.158] Trong cuốn “Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo văn bản”, Diệp Quang Ban đƣa ra nhận xét: “Trên đại thể, cho đến nay các nhà nghiên cứu nhận ra hai giai đoạn trong quá trình nghiên cứu diễn ngôn. Ở giai đoạn đầu, ngƣời ta thƣờng dùng thuật ngữ „văn bản‟ và hiểu văn bản cũng nhƣ câu, chỉ có điều là lớn hơn câu, nên sử dụng cách tiếp cận và các công cụ lí thuyết của việc nghiên cứu câu theo quan điểm cấu trúc hình thức vào việc nghiên cứu văn bản; cũng do vậy mà nó đƣợc gọi là giai đoạn của „các ngữ pháp văn bản‟ („Text Grammars‟). Ở giai đoạn thứ hai, văn bản đƣợc hiểu là đơn vị của 12 nghĩa, không phải của ngữ pháp, nên tên gọi „diễn ngôn‟ đƣợc chuộng hơn, nó cũng đƣợc nghiên cứu bằng cách tiếp cận riêng; từ đó cái tên „phân tích diễn ngôn‟ đƣợc chọn làm ứng cử viên thay cho „ngữ pháp văn bản‟”. [1, tr.148] 1.3 Đặc thù của diễn ngôn truyện kể 1.3.1. Sơ lược về truyện kể Để có cái nhìn sơ lƣợc về truyện kể, chúng tôi xin đƣợc dẫn ra một số quan điểm của tác giả Diệp Quang Ban về loại hình diễn ngôn này. [1, tr.479 483]: Truyện kể là loại văn bản thƣờng đƣợc nhắc đến đầu tiên khi bàn về các loại văn bản. Hiểu nhƣ một văn bản, truyện kể đƣợc coi là một sản phẩm, và ngƣời ta tìm đặc trƣng của sản phẩm ấy để hình thành các định nghĩa. Điểm chung nhất trong việc xác định truyện kể gồm các yếu tố: đề tài, thời gian, các câu (vị từ ) chuyển đổi, và lợi ích của con ngƣời (hay tính chất luân lí).” Các bƣớc của một truyện kể (hay một chuỗi câu thuộc loại truyện kể) gồm có: - Tình huống ban đầu với chức năng định hƣớng. - Phần các sự kiện gồm các hành động và các hành động phản hồi, với chức năng tạo sự định giá (qua đó mà bình giá về luân lí). - Tình huống kết thúc. - Từ phần các sự kiện, một cách hiển ngôn hoặc hàm ẩn rút ra nhận định về luân lí. Tóm lại, hiểu một cách chung hơn, với tƣ cách là một văn bản, truyện kể là chuỗi các sự kiện nối tiếp trong thời gian (đƣợc tích hợp trong một hành động tổng thể gồm có phần bắt đầu, phần giữa và phần kết thúc), có đề tài, đƣợc diễn đạt bằng các câu (các vị từ) chuyển đổi, và qua đó mà rút ra nhận định về luân lí. 1.3.2 Các yếu tố cần xem xét trong diễn ngôn truyện kể Một số yếu tố không thể bỏ qua khi phân tích diễn ngôn truyện kể là: 13 - Chuỗi các sự kiện. - Một chủ đề (ít ra là phải có một chủ thể là ngƣời hành động (có thể là ngƣời hoặc không phải ngƣời)). - Các câu (vị từ) chuyển đổi. - Một quá trình hợp nhất các sự kiện thành một hành động tổng thể. - Quan hệ nhân quả giữa các sự kiện. - Sự đánh giá kết thúc (hiển ngôn hoặc hàm ẩn). a. Chuỗi các sự kiện Chuỗi các sự kiện là sự nối tiếp nhau của nhiều sự kiện, và chính sự nối tiếp của các sự kiện cho thấy hay đòi hỏi tính thời gian trong truyện. Mỗi sự kiện đều chiếm một khoảng thời gian nhất định, thời gian trải ra có điểm bắt đầu và điểm kết thúc; các sự kiện trong một truyện kể có thể xảy ra nối tiếp hoặc đồng thời. Cho nên không có sự kiện thì không có truyện kể. b. Một đề tài Một sự kiện không thể không có đề tài, đề tài ít ra là một chủ thể làm thực thể hành động. Chủ thể đó là ngƣời, động vật hay không phải là ngƣời, động vật đều đƣợc cả. Nếu không có chủ thể hành động thì không thể có yếu tố thời gian, vì thời gian gắn với hành động; và nếu không có chủ thể thì không thể có các vị từ (các câu) chuyển đổi để nêu những đặc trƣng khác nhau của chủ thể. c. Các câu (các vị từ) chuyển đổi Để trình bày những sự kiện diễn ra đặc trƣng cho chủ thể trong những thời điểm từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc thì phải dùng các vị từ (các vị từ trong một trình tự nào đó, hoặc chúng làm thành các câu). Cách giản đơn nhất là dùng các vị từ chỉ sự tồn tại, chỉ sự sở hữu hay chỉ việc làm để xác định chủ thể của trạng thái nào đó tại thời điểm đầu và thời điểm cuối của chuỗi sự kiện. Phức tạp hơn là trƣờng hợp đảo các sự kiện: sự kiện xấu hơn đến sự kiện tốt hơn hay sự kiện tốt hơn đến sự kiện xấu hơn. d. Một quá trình hợp nhất các sự kiện thành một hành động thống nhất 14 Một câu chuyện gồm có nhiều sự kiện, các sự kiện này không xuất hiện một cách ngẫu nhiên, lộn xộn. Cho nên kể chuyện là quá trình hợp nhất (tích hợp) các sự kiện lại thành một hành động thống nhất để tạo ra một tổng thể. Nói cách khác, các sự kiện của một truyện kể, dù cho của một hay của nhiều nhân vật, đều phải đƣợc trình bày khớp vào nhau nhƣ một bộ máy vận hành một cách suôn sẻ từ đầu đến cuối. e. Quan hệ nguyên nhân giữa các sự kiện Sự phân tích các truyện kể cho thấy rằng, trong truyện kể có nhiều sự kiện và cái này là nguyên nhân của cái kia, kể cả trƣờng hợp hệ quả của cái trƣớc là nguyên nhân của cái tiếp theo, và cứ nhƣ thế tạo thành mạng quan hệ nguyên nhân. Mạng quan hệ nguyên nhân giúp nhận ra những sự kiện làm thành bộ phận chủ yếu của truyện, những sự kiện không tham gia vào mạng quan hệ đó là những “ngõ cụt”. Tuy nhiên, truyện kể phải cùng một lúc vừa nêu rõ và phối hợp những cái mà truyện muốn vẽ lại, lại vừa phải thay thế các trật tự nguyên nhân thành một chuỗi nối tiếp (trƣớc - sau) trong thời gian, không làm lộ rõ quan hệ nguyên nhân ra bên ngoài. Cách chuyển quan hệ nguyên nhân thành chuỗi nối tiếp trong thời gian đƣợc hình dung nhƣ sau : trong truyện kể cái gì đi sau thì đƣợc đọc theo kiểu là hệ quả của (cái đã nói trƣớc). Nói giản dị, khi cần chỉ ra hai sự kiện có quan hệ nhân – quả đối với nhau, truyện kể chỉ cần nêu sự kiện là nguyên nhân trƣớc và sự kiện là hệ quả sau mà không cần phải đánh dấu chúng theo kiểu vì… cho nên…, và cũng không cần thiết thay đổi trật tự thành hệ quả - nguyên nhân với những quan hệ từ đánh dấu kiểu B là vì A. f. Sự đánh giá kết thúc (hiển ngôn hoặc hàm ẩn) Yếu tố này của truyện kể là một trong những yếu tố chìa khóa giúp nhận ra nét riêng của truyện kể. Truyện kể không bao giờ là những câu chuyện “tự nó” và “vì nó”, mà bao giờ cũng vì một nguyên tắc luân lí nào đó. Việc khảo sát truyện ngụ ngôn, truyện cƣời dân gian, truyện kể các kiểu xác nhận điều vừa nêu. Sự đánh giá kết thúc của chúng bao giờ cũng là một “bài 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan