Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại phòng khám đa khoa khu vực an thạnh thàn...

Tài liệu Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại phòng khám đa khoa khu vực an thạnh thành phố thuận an, tỉnh bình dương năm 2019

.PDF
69
1
99

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI PHAN THỊ NGHĨA BÌNH PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC ĐÃ ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA KHU VỰC AN THẠNH THÀNH PHỐ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2019 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI - 2020 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI PHAN THỊ NGHĨA BÌNH PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC ĐÃ ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA KHU VỰC AN THẠNH THÀNH PHỐ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2019 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức Quản lý dược MÃ SỐ: CK 60 72 04 12 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thanh Bình Thời gian thực hiện: Từ 07/2020 đến 11/2020 HÀ NỘI - 2020 LỜI CẢM ƠN Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gởi lời cảm ơn chân thành tới GS.TS. Nguyễn Thanh Bình, Hiệu trưởng Trường Đại Học Dược Hà Nội, dù bận rất nhiều công việc nhưng đã luôn tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong quá trình thực hiện luận văn. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học, các thầy cô trong Trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình giảng dạy, chỉ đạo và tạo mọi điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp tai Phòng khám đa khoa khu vực An Thạnh, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương đã hết sức tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho em thu thập số liệu để hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả các người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Đặc biệt là cha mẹ đã luôn sát cánh giúp đỡ, chia sẽ những lúc khó khăn và luôn tạo mọi điều kiện cho con học tập và hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2020 Học viên Phan Thị Nghĩa Bình MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 3 1.1. KHÁI NIỆM DANH MỤC THUỐC VÀ XÂY DỰNG DANH MỤC THUỐC BỆNH VIỆN....................................................................................... 3 1.1.1. Khái niệm Danh mục thuốc ................................................................ 3 1.1.2. Các bước xây dựng Danh mục thuốc .................................................. 3 1.2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC ............... 6 1.2.1. Phương pháp phân tích nhóm điều trị ................................................. 6 1.2.2. Phân tích ABC..................................................................................... 8 1.3. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM ............................................................................................ 9 1.3.1. Trên thế giới ....................................................................................... 9 1.3.2. Tại Việt Nam ..................................................................................... 11 1.4. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM ... 13 1.4.1. Trên thế giới ...................................................................................... 13 1.4.2. Ở Việt Nam ....................................................................................... 14 1.5. GIỚI THIỆU MỘT VÀI NÉT VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA KHU VỰC AN THẠNH, THÀNH PHỐ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG ..... 18 1.5.1. Chức năng, nhiệm vụ ........................................................................ 18 1.5.2. Khoa dược ......................................................................................... 18 1.6. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................... 21 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 22 2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ...................... 22 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 22 2.2.1. Biến số nghiên cứu ............................................................................ 22 2.2.2. Thiết kế nghiên cứu........................................................................... 24 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................... 24 2.2.4. Mẫu nghiên cứu................................................................................. 25 2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu ................................................................. 25 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 28 3.1. MÔ TẢ CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA KHU VỰC AN THẠNH, THÀNH PHỐ THUẬN AN, TỈNH BINH DƯƠNG NĂM 2019 .......................................... 29 3.1.1. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc thuốc tân dược, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu ...................................................................................................... 29 3.1.2. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo tác dụng dược lý ................... 29 3.1.3. Các nhóm thuốc trong nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn ................................................................................................ 33 3.1.4. Cơ cấu danh mục thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ ............................. 33 3.1.5. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng đơn thành phần, đa thành phần .... 34 3.1.6. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo tên thuốc biệt dược gốc, thuốc generic ......................................................................................................... 35 3.1.7. Cơ cấu danh mục thuốc theo dạng bào chế....................................... 35 3.1.8. Cơ cấu danh mục thuốc có số lượng trúng thầu nhưng không có nhu cầu sử dụng.................................................................................................. 36 3.2. PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA KHU VỰC AN THẠNH, THÀNH PHỐ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2019, THEO PHƯƠNG PHÁP ABC VÀ VEN.. 37 3.2.1. Cơ cấu danh mục thuốc theo phương pháp ABC ............................. 37 3.2.2. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng nhóm A theo tác dụng dược lý ..... 38 3.2.3. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp VEN................ 39 3.2.4. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp ABC/VEN ...... 39 3.2.5. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nhóm AN .............................. 41 Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 42 4.1. MÔ TẢ CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA KHU VỰC AN THẠNH, THÀNH PHỐ THUẬN AN, TỈNH BINH DƯƠNG NĂM 2019 .......................................... 42 4.1.1. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng phân loại theo thuốc hóa dược/thuốc thành phẩm đông y ...................................................................................... 42 4.1.2. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo tác dụng dược lý ................... 43 4.1.3. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng đơn thành phần, đa thành phần .... 46 4.1.4. Cơ cấu danh mục thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ ............................. 46 4.1.5. Cơ cấu danh mục thuốc theo dạng bào chế....................................... 47 4.2. PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA KHU VỰC AN THẠNH, THÀNH PHỐ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2019, THEO PHƯƠNG PHÁP ABC VÀ VEN 48 4.2.1. Cơ cấu danh mục thuốc theo phương pháp ABC ............................ 48 4.2.2. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng nhóm A theo tác dụng dược lý ..... 49 4.2.3. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp VEN................ 50 4.2.4. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp ABC/VEN ...... 51 4.2.5. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nhóm AN .............................. 52 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ABC Phân tích ABC ADR Phản ứng có hại của thuốc BHYT Bảo hiểm y tế BV Bệnh viện BYT Bộ Y tế DMT Danh mục thuốc GTSD Giá trị sử dụng HĐT Hội đồng thuốc HĐT&ĐT Hội đồng thuốc và điều trị KCB Khám chữa bệnh PKĐK Phòng khám đa khoa SKM Số khoản mục SL Số lượng SYT Sở Y tế VEN Phân tích tối cần thiết, cần thiết, không cần thiết VNĐ Việt Nam đồng WHO Tổ chức Y tế thế giới YHCT Y học cổ truyền DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Biến số nghiên cứu ......................................................................... 22 Bảng 3.1. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc thuốc hóa dược, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu ................................................................................... 29 Bảng 3.2. Danh mục thuốc sử dụng theo tác dụng dược lý ............................ 30 Bảng 3.3. Cơ cấu danh mục thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn .... 33 Bảng 3.4. Danh mục thuốc phân loại theo nguồn gốc, xuất xứ ...................... 33 Bảng 3.5. Danh mục thuốc sử dụng đơn thành phần/ đa thành phần ............. 34 Bảng 3.6. Tỷ lệ thuốc biệt dược gốc, thuốc generic ....................................... 35 Bảng 3.7. Danh mục thuốc phân loại theo dạng bào chế ................................ 35 Bảng 3. 8. Số lượng các mặt hàng có cơ số nhưng không có nhu cầu sử dụng .... 36 Bảng 3.9. Danh mục thuốc sử dụng phân tích theo phương pháp ABC ......... 37 Bảng 3.10. Danh mục thuốc sử dụng nhóm A phân loại theo tác dụng dược lý .. 38 Bảng 3.11. Danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp VEN ....................... 39 Bảng 3.12. Danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp ABC/VEN ............. 39 Bảng 3.13. Danh mục thuốc sử dụng theo nhóm AN ..................................... 41 ĐẶT VẤN ĐỀ Cung ứng thuốc trong phòng khám cần đảm bảo được nhu cầu khám và điều trị bệnh nội ngoại trú, đáp ứng chất lượng với giá hợp lý. Hoạt động cung ứng là đưa thuốc từ nơi sản xuất đến người sử dụng. Hoạt động này được thực hiện theo một chu trình, bao gồm các hoạt động lựa chọn mua sắm, tồn trữ cấp phát và sử dụng. Sử dụng thuốc là căn cứ để lựa chọn thuốc và cả chu trình tiếp theo. Việc phân tích danh mục thuốc công việc có ý nghĩa quan trọng, dựa vào kết quả này để lựa chọn, dự trù kinh phí mua thuốc cho năm sau. Trong thời gian qua, việc thực hiện chính sách quốc gia của Việt Nam với hai mục tiêu cung ứng đủ thuốc có chất lượng đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả đã đạt được những kết quả quan trọng. Hiện nay, nước ta đang ưu tiên sản xuất, sử dụng thuốc trong nước góp phần phong phú nguồn thuốc cả về số lượng và chất lượng. Về cơ bản không còn tình trạng thiếu thuốc phục vụ nhu cầu điều trị. Hiện nay, các phòng khám đang xây dựng danh mục thuốc phù hợp với nhu cầu điều trị, đảm bảo an toàn cho người bệnh, khả năng thanh toán của người dân kể cả người có thẻ BHYT. Phòng khám đa khoa khu vực An Thạnh, thành phố Thuận An, là Phòng khám đa khoa khu vực hạng III. Phòng khám phục vụ cho toàn thành phố. Với mô hình bệnh tật tương đối phức tạp hàng năm Phòng khám sử dụng một lượng kinh phí khá lớn để mua thuốc phục vụ công tác khám chữa bệnh. Vấn đề phân tích và đánh giá DMT tại Phòng khám đa khoa khu vực An Thạnh là cần thiết để có nhìn nhận khái quát về thực trạng sử dụng thuốc tại Phòng khám, từ đó có các biện pháp điều chỉnh danh mục thuốc trong những năm tiếp theo để nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc cho người bệnh và tiết kiệm chi phí trong công tác khám chữa bệnh. Mặt khác giúp việc sử dụng thuốc an toàn, 1 hợp lý, hiệu quả, giúp giải quyết nhiều bất cập từ khi đấu thầu đến khi sử dụng phát sinh như thiếu thừa thuốc liên tục diễn ra. Tại Phòng khám, hội đồng thuốc và điều trị có nhiệm vụ tư vấn cho giám đốc lựa chọn thuốc sử dụng tại Phòng khám. Các nghiên cứu tổng quát về tình hình sử dụng thuốc như phân tích ABC, phân tích VEN sẽ giúp ích cho hội đồng thuốc và điều trị cũng như các nhà quản lý xác định những vấn đề về sử dụng thuốc, làm nền tảng cho các hoạt động can thiệp tiếp theo. Tuy nhiên từ trước đến nay tại Phòng khám chưa có đề tài nào đánh giá danh mục thuốc được thực hiện do vậy việc tiến hành nghiên cứu là hết sức cần thiết. Với mong muốn tìm hiểu thực trạng danh mục thuốc được sử dụng hiện nay tại Phòng khám là như thế nào; các thuốc trong nhóm A được sử dụng có hợp lý hay không. Do đó, nhóm chúng tôi tiến hành đề tài: “Phân tích danh mục thuốc đã được sử dụng tại Phòng khám đa khoa khu vực An Thạnh, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương năm 2019”. Với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả cơ cấu danh mục thuốc được sử dụng tại Phòng khám đa khoa khu vực An Thạnh, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương năm 2019; 2. Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại Phòng khám đa khoa khu vực An Thạnh, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương năm 2019, theo phương pháp ABC và VEN. Từ kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng danh mục thuốc hợp lý, hiệu quả nhằm phục vụ tốt cho bệnh nhân tại Phòng khám đa khoa khu vực An Thạnh cho nhu cầu năm tiếp theo. 2 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. KHÁI NIỆM DANH MỤC THUỐC VÀ XÂY DỰNG DANH MỤC THUỐC BỆNH VIỆN 1.1.1. Khái niệm Danh mục thuốc Danh mục thuốc (DMT) là một danh sách các thuốc được sử dụng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe và bác sĩ sẽ kê đơn các thuốc trong danh mục này. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “DMT bệnh viện là một danh sách các thuốc đã được lựa chọn và phê duyệt để sử dụng trong bệnh viện” [3]. DMT bệnh viện được xây dựng tốt sẽ mang lại những lợi ích sau [3]: Loại bỏ được các thuốc không an toàn và kém hiệu quả, từ đó có thể giảm được số ngày nằm viện đồng thời giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong. Giảm số lượng và chi phí mua thuốc; sử dụng chi phí tiết kiệm được để mua các thuốc chất lượng tốt hơn, an toàn và hiệu quả hơn. Mỗi bệnh viện có DMT khác nhau, được xây dựng hàng năm theo nhu cầu điều trị hợp lý của các khoa lâm sàng. Xây dựng danh mục phù hợp sẽ góp phần rất lớn trong công tác điều trị, quản lý của bệnh viện. Một danh mục thuốc có quá nhiều thuốc không cần thiết sẽ dẫn đến sử dụng lãng phí nguồn kinh phí của nhà nước cũng như của bệnh nhân. 1.1.2. Các bước xây dựng Danh mục thuốc Việc xây dựng danh mục thuốc trong bệnh viện phải đảm bảo nguyên tắc sau: bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí thuốc dùng trong bệnh viện; phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật; căn cứ vào hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và áp dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đáp ứng được với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị, phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện, thống nhất với DMT thiết yếu, DMT chủ yếu do Bộ Y Tế ban hành. 3 Khoa Dược (KD) sẽ xây dựng DMT bệnh viện và thông qua Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) góp ý chỉnh sửa, sau khi HĐT&ĐT thống nhất, khoa Dược tổng hợp thành danh mục dự thảo và trình lên Giám đốc phòng khám xem xét và ký duyệt ban hành danh mục chính thức. Việc lựa chọn danh mục thuốc trong phòng khám phải căn cứ vào các yếu tố sau: - Mô hình bệnh tật (MHBT) của địa phương và cơ cấu bệnh tật do phòng khám thống kê hàng năm; - Trình độ cán bộ và theo danh mục kỹ thuật mà phòng khám được thực hiện; - Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh do Bộ Y Tế (BYT) ban hành; - Khả năng kinh phí của phòng khám: ngân sách Nhà nước, thu một phần viện phí và Bảo Hiểm y tế (BHYT); - Xem xét một số tiêu chí như an toàn, hiệu quả điều trị, hiệu quả - chi phí hoặc nguồn cung ứng tại chỗ. DMT phòng khám phải được rà soát, bổ sung, hiệu chỉnh hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tế điều trị. Mô hình bệnh tật Phác đồ điều trị Danh mục thuốc thiết yếu Trình độ chuyên môn, kỹ thuật Danh mục thuốc chủ yếu K/n chi trả của BN, quỹ BHYT, kinh phí Hội đồng thuốc và điều trị DANH MỤC THUỐC Hình 1.1. Các yếu tố làm căn cứ để xây dựng danh mục thuốc 4 Việc thống nhất một cách rõ ràng các tiêu chí chọn lựa khi xây dựng DMTBV là rất quan trọng và cần phải được thực hiện một cách bài bản nhằm tạo dựng giá trị cũng như sự tin tưởng của thầy thuốc khi sử dụng. Tổ chức Y tế thế giới đã xây dựng một quy trình để xây dựng DMT trong phòng khám bao gồm 4 giai đoạn cụ thể như sau: Giai đoạn 1: Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) thu thập một số thông tin để giúp Ban giám đốc phòng khám thấy rõ hiệu quả của việc quản lý tốt DMT từ đó thuyết phục các nhà quản lý ra quyết định về DMT và xem đây là quy định của phòng khám [3]. Bước tiếp theo của HĐT&ĐT là xây dựng hoặc lựa chọn các nhóm thuốc cho DMTBV. Trước khi xây dựng danh mục, cần thu thập những dữ liệu cần thiết để phân tích các mô hình sử dụng thuốc hiện có. Các thông tin cần thu thập trước khi xây dựng DMTBV: Tổng giá trị tiền thuốc đã sử dụng trong năm trước, tỷ lệ giá trị tiền thuốc so với tổng chi phí của phòng khám, số lượng các thuốc, các nhóm thuốc đang sử dụng tại phòng khám, giá trị của thuốc bị huỷ trong năm, tên của thuốc sử dụng nhiều nhất, các phản ứng có hại của thuốc đã được thu thập, số lượng các ca tử vong do thuốc, các thuốc bị cấm sử dụng, thuốc giả, thuốc kém chất lượng đã được thông tin [3]. Trong giai đoạn tiếp theo, HĐT&ĐT cần xây dựng một cuốn Cẩm nang DMT. Thông tin trong cuốn cẩm nang nhằm giúp cán bộ Y tế trong phòng khám, đặc biệt là bác sỹ hiểu được hệ thống DMT và chức năng của HĐT&ĐT [3]. Giai đoạn cuối cùng trong quá trình xây dựng DMTBV là duy trì DMT. Việc sử dụng thuốc không hợp lý vẫn xảy ra ngay cả khi có một DMT lý tưởng. Vì vậy để tăng cường kê đơn hợp lý cần có hướng dẫn điều trị chuẩn hay phác đồ điều trị [3]. Để xây dựng danh mục thuốc phòng khám, bước đầu tiên cần phải thu thập, phân tích tình hình sử dụng thuốc năm trước sau đó đánh giá các thuốc đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ từ các khoa lâm sàng một cách khách quan [3]. 5 1.2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC Theo tổ chức Y tế thế giới, có 3 phương pháp chính để làm rõ các vấn đề sử dụng thuốc tại phòng khám mà HĐT&ĐT nên thường xuyên sử dụng [5], đó là: - Thu thập thông tin ở mức độ cá thể: những dữ liệu này được thu thập từ người không kê đơn để có thể xác định được những vấn đề xung quanh liên quan đến sử dụng thuốc. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là thường không có đủ thông tin để có thể điều chỉnh thuốc sử dụng phù hợp với chẩn đoán. - Các phương pháp định tính: như tập trung thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu vấn đề và bộ câu hỏi sẽ là những công cụ hữu ích để xác định nguyên nhân của vấn đề sử dụng thuốc. - Các phương pháp tổng hợp dữ liệu: phương pháp này liên quan đến các dữ liệu tổng hợp mà không phải trên từng cá thể, và dữ liệu có thể thu thập dễ dàng. Phương pháp xác định liều DDD, phân tích ABC và phân tích VEN…Những phương pháp này sẽ được sử dụng để xác định các vấn đề lớn liên quan đến sử dụng thuốc. Trong số các phương pháp trên, phân tích DMT gồm phân tích ABC và phân tích VEN là giải pháp hữu ích và cần được áp dụng để xác định các vấn đề lớn liên quan đến sử dụng thuốc. Phương pháp phân tích này sẽ trở thành công cụ cho HĐT&ĐT quản lý DMT. Để phân tích DMT được sử dụng tại phòng khám thường sử dụng các phương pháp sau: 1.2.1. Phương pháp phân tích nhóm điều trị 1.2.1.1. Khái niệm: là phương pháp phân tích việc sử dụng thuốc dựa vào đánh giá số lượng sử dụng và giá trị tiền thuốc của các nhóm điều trị. 1.2.1.2. Vai trò và ý nghĩa + Giúp xác định các nhóm điều trị có lượng tiêu thụ, chi phí cao nhất. + Trên cơ sở thông tin về MHBT, xác định những vấn đề sử dụng thuốc bất hợp lý, xác định những thuốc bị lạm dụng hoặc mức tiêu thụ không mang tính đại diện. 6 + Giúp HĐT&ĐT lựa chọn các thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất trong các nhóm điều trị và lựa chọn thuốc cho các liệu pháp điều trị thay thế. 1.2.1.3. Các bước thực hiện - Sử dụng dữ liệu thống kê chi phí sử dụng, % chi phí của từng thuốc sử dụng trên tổng chi phí sử dụng thuốc toàn viện. - Phân loại nhóm điều trị cho từng thuốc: phân loại này có thể dựa vào phân loại trong DMT thiết yếu của Tổ chức Y tế thế giới hoặc theo các tài liệu tham khảo khác như hệ thống phân loại Dược lý - Điều trị của hiệp hội Dược thư bệnh viện của Mỹ (AHFS) hoặc hệ thống phân loại Giải phẫu - Điều trị Hóa học (ATC) của Tổ chức Y tế thế giới … Trong đề tài này chúng tôi phân tích nhóm điều trị theo Thông tư 31/2011/TT-BYT Ban hành và hướng dẫn về thực hiện DMT chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán ngày 11/7/ 2011. - Tổng hợp chi phí, phần trăm chi phí các thuốc trong mỗi nhóm thuốc, từ đó xác định tình hình kê đơn thuốc thực tế đang tập trung vào những nhóm thuốc nào thông qua việc xác định nhóm điều trị nào chiếm chi phí lớn nhất. - Đối chiếu với mô hình bệnh tật, từ đó phân tích đánh giá tính hợp lý của mối tương quan giữa các nhóm thuốc sử dụng trong điều trị và mô hình bệnh tật thực tế tại phòng khám. Ý nghĩa: Phương pháp phân tích nhóm điều trị giúp xác định những nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất và chi phí nhiều nhất. Trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề sử dụng thuốc bất hợp lý. Xác định những thuốc đã bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu thụ không mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể ví dụ sốt rét và sốt xuất huyết. Hội đồng thuốc và điều trị lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất trong các nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều trị thay thế. 7 1.2.2. Phân tích ABC 1.2.2.1. Khái niệm phân tích ABC Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí dành cho thuốc của phòng khám. 1.2.2.2. Các bước thực hiện Theo thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 8/8/2013 hướng dẫn hoạt động của HĐT&ĐT, phân tích ABC được tiến hành theo các bước sau: Bước 1. Liệt kê các sản phẩm thuốc. Bước 2. Điền các thông tin sau mỗi sản phẩm thuốc: - Đơn giá của sản phẩm (sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu sản phẩm có giá thay đổi theo thời gian); - Số lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc tại phòng khám. Bước 3. Tính tổng tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm. Tổng số tiền sẽ bằng tổng tiền của mỗi sản phẩm. Bước 4. Tính % giá trị của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi sản phẩm thuốc chia cho tổng số tiền. Bước 5. Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần. Bước 6. Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm bắt đầu với sản phẩm thứ nhất, sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách. Bước 7. Phân nhóm như sau: - Nhóm A: Gồm những sản phẩm chiếm 75 - 80 % tổng giá trị tiền; - Nhóm B: Gồm những sản phẩm chiếm 15 - 20 % tổng giá trị tiền; - Nhóm C: Gồm những sản phẩm chiếm 5 - 10 % tổng giá trị tiền. Về số lượng, nhóm A chiếm 10 – 20% tổng số sản phẩm, nhóm B chiếm 10 – 20% và còn lại là nhóm C chiếm 60 -80%. 8 1.2.2.3. Vai trò và ý nghĩa của phân tích ABC Từ phân tích ABC có thể chỉ ra các thuốc được sử dụng nhiều mà thuốc thay thế có giá thấp hơn sẵn có trong danh mục hoặc trên thị trường, có thể lựa chọn các thuốc thay thế có chỉ số chi phí - hiệu quả tốt hơn, hoặc xác định các liệu pháp điều trị thay thế, tiếp đến có thể đàm phán với các đơn vị cung cấp với mức giá thấp hơn. Áp dụng phương pháp này giúp đo lường mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng, vì vậy có thể xác định được việc sử dụng thuốc chưa hợp lý dựa vào lượng thuốc tiêu thụ và mô hình bệnh tật. Bên cạnh đó phân tích ABC có thể xác định việc mua sắm các thuốc không nằm trong DMT thiết yếu của phòng khám, ví dụ các thuốc không nằm trong DMT bảo hiểm. Tóm lại, phân tích ABC có ưu điểm là có thể xác định được những thuốc nào chiếm phần lớn chi phí dành cho thuốc, nhưng nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là không cung cấp được các thông tin để có thể so sánh các thuốc về sự khác biệt hiệu quả điều trị. 1.3. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1.3.1. Trên thế giới Phân tích ABC hiện được tiến hanh nhiều ở các BV trên thế giới do có quy trình cụ thể, các bược dể thực hiện, có nhiều phần mềm hỗ trợ phân tích. Phương pháp này được áp dụng ở nhiều nước Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh [37] và một số nước khác. Trong một nghiên cứu năm 2003 phân tích ma trận ABC/VEN đã được áp dụng thành công tại một BV ở Nga. Tác giả nhận thấy rằng nếu chỉ xem xét phân tích ABC, thì có thể kiểm soát hiệu quả trên 23 nhóm A nhưng những thuốc sống còn (V) ở trong nhóm B và C không được xem xét đến. Nhưng nếu thực hiện phân tích VEN thì xây đây được xem là công cụ kiểm soát lý tưởng 9 để có thể xác định nhóm thuốc V và E. Từ đó khuyến cáo, các thuốc này có thể được mua 1 năm/ lần, đảm bảo tính sẵn có trong và tránh hết hàng, chi phí dự trữ thấp. Nhóm AN chỉ có 7 thuốc nhưng chiếm tới 11% ngân sách, do đó việc đặt đơn hàng các thuốc này có thể điều chỉnh và đảm bảo hợp lý với các thuốc khác [44]. Phương pháp phân tích VEN được áp dụng nhiều quốc gia trên thế giới. Khác với phân tích ABC muốn phân tích VEN phải thành lập một hội đồng chuyên gia yêu cầu sự đồng thuận trong quan điểm phân loại thuốc rất cáo. Đối với các BV đa khoa đây là một vấn đề rất khó khăn, vì với cùng một thuốc nhưng đối với các chuyên khoa khác nhau thì mức độ cấp thiết là khác nhau. Áp dụng phân tích VEN về thuốc được sử dụng tại một BV ở Ấn Độ các thuốc nhóm V, E, N chiếm 17,1%; 72,45; 10,5% ngân sách tương ứng 12,1%; 59,4%; 28,5% số khoản mục. Từ kết quả đó BV có cở sở để tối ưu hóa nguồn lực tại khoa dược, sử dụng ngân sách hiệu quả hơn [44]. Tại Uganda, bằng cách sử dụng phân tích VEN đã đưa ra danh mục thuốc, vật tư thiết yếu để mua sắm cho quốc gia [42]. Kết hợp phân tích ABC và phân tích Ven được ma trận ABC/VEN có thể mang lại hiệu quả trong việc kiểm soát lựa chọn và mua thuốc. Một nghiên cứu được thực hiện 10 BV điều trị nhiễm khuẩn ruột, sử dụng phân tích ABC/VEN theo hướng dẫn của MSH (Management Sciences for Health - Tổ chức quản lý khoa học về sức khỏe của Hoa Kỳ) [39], kết quả phân tích Ven cho thấy các bệnh viên nhiễm khuẩn đường ruột sử dụng 49,5% nhóm thuốc V, 41,2% nhóm E và 9,3% nhóm N. Theo kết quả này, rõ ràng là nên xem xét lại cấu trúc của các loại thuốc mua theo định hướng gia tăng ngân sách theo hướng tăng tỷ trọng của các loại thuốc tối cần và thiết yếu [45]. 10 1.3.2. Tại Việt Nam Tại Việt Nam việc phân tích ABC đã được quy định tại Thông tư số 21/2013/TT-BYT, là một trong những phương pháp phân tích để phát hiện vấn đề sử dụng thuốc, cung cấp dữ liệu quan trọng để HĐT&ĐT xây dựng DMT của Phòng khám. Phân tích BC được sử dụng rộng rãi hơn phân tích Ven ít được sử dụng do mất nhiều thời gian, khó thực hiện hơn ABC trong việc xếp loại các thuốc vào các nhóm V, E, N vì hiện tại ở Việt Nam mới chỉ đưa ra định nghĩa thế nào là thuốc V, E, N chứ chưa có tiêu chí để xếp loại chính xác. Hơn nữa việc phân loại này phải cần có sự nhất trí cao của các thành viên trong HĐt&ĐT. Nghiên cứu danh mục thuốc tại 07 BV tuyến trung ưng cho kết quả số khoản mục thuốc chiếm khoảng 70% tổng giá trị sử dụng (nhóm A) nằm trong khoảng từ 11,2 đến 12,7% tổng số khoản mục thuốc. Số khoản mục thuốc nhóm A chiếm 16,0-17,4% và số khoản mục thuốc nhóm C chiếm khoảng 69,2-72,8% tổng số khoản mục [23] Nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận thì thuốc nhóm A được sử dụng tại Bệnh viện đa khoa khu vực La Gi tỉnh Bình Thuận gồm 70 thuốc chiếm 19,07% tổng danh mục thuốc được sử dụng tại Bệnh viện, có giá trị sử dụng cao nhất 18.660 triệu VNĐ (78,94%). Nghiên cứu tại Trung tâm Y tế huyện Phú Tân tỉnh An Giang thì nhóm thuốc hạng A được sử dụng 109 thuốc chiếm 24,6%, tổng giá trị tiền thuốc đã sử dụng của hạng A (tương ứng 22.003.026.944 VNĐ) chiếm 79,97%. 15,01% tổng giá trị tiền thuốc đã sử dụng tại đơn vị của hạng B (tương ứng 4.130.358.312 VNĐ) gồm 129 KM tương ứng 29,1% KM. 5,02% tổng giá trị tiền thuốc đã sử dụng của hạng C (tương ứng 1.379.459.358.312 VNĐ) của 205 KM với tỷ lệ 46,3% KM [16]. Để đánh giá sự đa dạng và tính sẵn có của DMT bệnh viện, một số nghiên cứu đã phân tích tỷ lệ số khoản mục/số hoạt chất. Một hoạt chất có nhiều khoản 11 mục sẽ giúp bệnh viện chủ động hơn trong khâu cung ứng nhưng đồng thời cũng gây khó khăn cho việc quản lý DMT và làm tăng nguy cơ nhầm lẫn khi kê đơn thuốc. Kết quả tại bệnh viện 108 cho thấy trung bình mỗi hoạt chất có 2,0 khoản mục thuốc, trong đó nhóm thuốc kháng sinh có tỷ lệ cao nhất là 2,9 [15]. Điều đó thể hiện tương ứng với mỗi hoạt chất bệnh viện lựa chọn nhiều loại thuốc khác nhau để cùng sử dụng đồng thời. Vũ Thị Thu Hương (2012) đã sử dụng phân tích ABC để chỉ ra các nhóm thuốc đắt tiền trong bệnh viện, kết quả cho thấy các bệnh viện đã sử dụng 70% tổng kinh phí để mua sắm 11,2% - 13,1% số khoản mục thuốc [17]. Trong khi đó, tại bệnh viện Nội tiết Trung Ương các thuốc hạng A chiếm khoảng 15% tổng số các mặt hàng và khoảng 75% giá trị tiền thuốc sử dụng [12,22]. Tại bệnh viện Nhân dân 115, tác giả Huỳnh Hiền Trung [31] đã sử dụng phân tích ABC/VEN để đánh giá sự cải thiện trong can thiệp cải thiện chất lượng DMT. Kết quả sau can thiệp là số lượng khoản mục nhóm thuốc đắt tiền hoặc tối cần đã giảm từ 14,8% trước can thiệp xuống còn 10% sau can thiệp. Nhóm thuốc sử dụng kinh phí tương đối lớn và cần thiết cho điều trị đã giảm từ tỷ lệ 57,3% trước can thiệp xuống 45,5%. Đặc biệt 30,9% (tương ứng 167 hoạt chất) đã được HĐT&ĐT loại khỏi DMT bệnh viện. Tại bệnh viện 108, Nguyễn Trung Hà [15] cũng đã sử dụng phân tích ABC/VEN để đánh giá hiệu quả các giải pháp can thiệp, kết quả phân tích sử dụng thuốc sau can thiệp cho thấy: thuốc bổ trợ, vitamin đã được kiểm soát rõ rệt với tỷ lệ chi phí từ 19,1% xuống còn 7,2% năm 2012. Đặc biệt, giữa các nhóm đã có sự chuyển đổi lẫn nhau theo hướng các thuốc sử dụng kinh phí cao, nhóm không thiết yếu (AN, BN, CN) chuyển dịch sang thành các thuốc có sử dụng kinh phí trung bình nhưng thiết yếu (BV, BE). 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất