Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích công ty cổ phần dược hậu giang...

Tài liệu Phân tích công ty cổ phần dược hậu giang

.PDF
69
1
69

Mô tả:

Mục lụ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ……………… KHOA ………………….  ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ……………… TP. HỒ CHÍ MINH 2020 i c LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1 Phần 1: Phân tích Ngành Dược Việt Nam..........................................................................2 I. Tổng quan về Ngành Dược Việt Nam......................................................................2 1. Giới thiệu về Ngành Dược Việt Nam...................................................................2 2. Lịch sử hình thành và phát triển Ngành Dược Việt Nam......................................2 3. Thị trường dược tại Việt Nam hiện nay và triển vọng tương lai...........................4 II. Đặc điểm Ngành Dược Việt Nam..........................................................................11 1. Đặc điểm về sản phẩm........................................................................................11 2. Đặc điểm về sản xuất..........................................................................................13 3. Đặc điểm về hệ thống phân phối.........................................................................16 III. Các yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi của Ngành Dược Việt Nam.................18 1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp....................................................................19 2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp.....................................................................23 IV. Mức độ cạnh tranh ngành.......................................................................................23 1. Sự cạnh tranh từ các đối thủ hiện hữu.................................................................23 2. Sự đe dọa đến từ những đối thủ tiềm năng..........................................................24 3. Áp lực từ sản phẩm thay thế...............................................................................25 4. Quyền thương lượng của khách hàng.................................................................25 5. Quyền thương lượng của nhà cung cấp...............................................................25 V. Khả năng sinh lợi ngành.........................................................................................26 Phần 2: Phân tích Công ty cổ phần Dược Hậu Giang.......................................................30 I. Phân tích tổng quan công ty...................................................................................30 i 1. Giới thiệu chung về công ty................................................................................30 2. Lịch sử hình thành và phát triển..........................................................................30 3. Ngành nghề kinh doanh......................................................................................32 4. Rủi ro..................................................................................................................36 5. Lợi thế kinh tế của công ty..................................................................................37 II. Phân tích tình hình tài chính qua các nhóm tỷ số tài chính cơ bản.........................43 KẾT LUẬN................................................................................................................... 82 Tài liệu tham khảo............................................................................................................ 83 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt ASEAN BMI Nghĩa tiếng Việt Hiệp hội các quốc gia Đông Nam The Association of Southeast Á Công ty nghiên cứu thị trường Asian Nations BCTC quốc tế Báo cáo tài chính Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm CAGR (Mô tả sự tăng trưởng qua một CTCP DAV DHG EU EBIT ETC FDA thời kỳ của một số yếu tố) Công ty Cổ phần Cục quản lý Dược Việt Nam Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang Liên minh Châu Âu Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Kênh phân phối thuốc thông qua đấu thầu tại sở và bệnh viện Cục quản lý thực phẩm và dược FDI GDP phẩm Hoa Kỳ Đầu tư trực tiếp nước ngoài Tổng sản phẩm trong nước Chứng nhận Thực hành tốt phân GDP-WHO phối thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới GDVC Tổng cục Hải quan Việt Nam Chứng nhận Thực hành tốt phòng GLP-WHO Nghĩa tiếng Anh kiểm nghiệm thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới Chứng nhận Thực hành tốt sản Business Monitor International Compounded Annual Growth rate Joint Stock Company Drug Administration of Vietnam DHG Pharmaceutical Joint Stock Company European Union Earnings Before Interest and Tax Ethical Drugs Food and Drug Administration Foreign Direct Investment Gross Domestic Product Good Distribution Practices – World Health Organization General Department of Vietnam Customs Good Laboratory Practice – World Health Organization Good Manufacturing Practices – GMP-ASEAN xuất thuốc của Hiệp hội các nước Association of Southeast Asian GMP-WHO Đông Nam Á. Chứng nhận Thực hành tốt sản Nations. Good Manufacturing Practices – iii Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt xuất thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới. Chứng nhận Thực hành tốt quản GPP - WHO lý nhà thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới Chứng nhận Thực hành tốt bảo GSP - WHO HĐKD Hiệp định CPTPP HOSE IQVIA KPI M&A L/C OTC R&D ROA ROE SSI Research TNDN VIRAC WTO quản thuốc của Tổ chức Y tế Thế Nghĩa tiếng Anh World Health Organization Good Pharmacy Practices – World Health Organization Good Storage Practices – World Health Organization giới Hoạt động kinh doanh Hiệp định Đối tác Toàn diện và Comprehensive and Progressive Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Agreement for Trans-Pacific Partnership Sở Giao Dịch Chứng Khoán Ho Chi Minh Stock Exchange Thành Phố Hồ Chí Minh Công ty đa quốc gia của Mỹ phục vụ các ngành công nghiệp kết hợp công nghệ thông tin y tế và nghiên cứu lâm sàng Chỉ số đánh giá hiệu quả công việc Mua bán & sáp nhập Thư tín dụng Kênh bán lẻ thuốc không cần kê đơn của các nhà thuốc Nghiên cứu và phát triển Tỷ suất sinh lợi trên Tổng tài sản Tỷ suất sinh lợi trên Vốn cổ phần Trung tâm phân tích Công ty Cổ phần chứng khoán SSI Thu nhập doanh nghiệp Công ty cổ phẩn nghiên cứu ngành và tư vấn Việt Nam Tổ chức Thương mại Thế giới IQVIA Holdings, Inc. Key Performance Indicator Merger & Acquisition Letter of Credit Over The Counter Research and Development Return on Asset Return on Equity SSI Research Viet Nam Industry Research and Consultant Joint Stock Company World Trade Organization iv v DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG Danh mục hình Hình Hình 1.1 Tên hình Chi tiêu tiền thuốc Việt Nam dự báo đến năm 2024 Hình 1.2 Sản lượng tiêu thụ dược phẩm của Việt Nam dự báo đến năm 2023 6 Hình 1.3 Tổng chi phí nhập khẩu thuốc vào Việt Nam qua các năm 9 Hình 1.4 Tỷ trọng sản lượng các nước nhập khẩu thuốc vào Việt Nam 9 Hình 1.5 Giá trị nhập khẩu nguyên liệu dược phẩm và Tốc độ tăng trưởng 14 Hình 1.6 2015-2019 Tỷ trọng giá trị nhập khẩu nguyên liệu dược phẩm 2019 15 Hình 1.7 Dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2020 20 Hình 1.8 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter 23 Hình 1.9 Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE) các công ty Ngành Dược 27 trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 Hình 1.10 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) các công ty Ngành Dược 28 Trang 5 Hình 2.1 trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 Doanh thu thuần các công ty Ngành Dược Việt Nam năm 2019 39 Hình 2.2 Lãi trước thuế các công ty Ngành Dược Việt Nam năm 2019 40 Hình 2.3 Doanh thu xuất khẩu DHG qua các năm 42 Hình 2.4 Tổng tài sản và tỷ lệ VCSH/TTS của DHG và TRA so với trung 44 Hình 2.5 bình ngành Vốn luân chuyển của DHG trong giai đoạn 2015 – 2019 46 Hình 2.6 Cấu trúc vốn DHG, TRA giai đoạn 2015 - 2019 52 Hình 2.7 Tỷ suất sinh lợi trung bình của DHG, TRA và ngành giai đoạn 53 Hình 2.8 2015-2019 Biến động giá cổ phiếu các công ty Ngành Dược 55 Hình 2.9 Biến động của các dòng tiền của DHG trong giai đoạn 2015-2019 56 Hình 2.10 Các thành phần chính trong dòng tiền HĐKD của DHG tính trung 57 bình trong 5 năm từ 2015 đến 2019 vi Hình Tên hình Hình 2.11 Dòng tiền thô của DHG trong giai đọan 2015 – 2019 Trang 57 Hình 2.12 So sánh lợi nhuận và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của DHG 59 trong giai đoạn 2015 – 2019 Hình 2.13 Các thành phần chính trong dòng tiền đầu tư của DHG tính trung 60 bình trong 5 năm từ 2015 đến 2019 Hình 2.14 Các thành phần chính trong dòng tiền tài trợ của DHG tính trung 61 bình trong 5 năm từ 2015 đến 2019 Hình 2.15 Doanh thu thuần các công ty Ngành Dược Việt Nam 65 Hình 2.16 Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần của DHG và Ngành Dược giai 78 đoạn 2015-2019 Hình 2.17 Tỷ lệ biên lợi nhuận của DHG giai đoạn 2015-2019 81 Hình 2.18 Biên lợi nhuận của Ngành Dược giai đoạn 2015-2019 81 vii Danh mục bảng Bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1 Kim ngạch các thị trường xuất khẩu dược của Việt Nam năm 2015 6 Bảng 1.2 Sản phẩm chính của một số công ty sản xuất dược trong nước 7 Bảng 1.3 Tỷ trọng nguồn nhân lực Ngành Dược giai đoạn 2015 - 2017 15 Bảng 1.4 So sánh hai kênh phân phối thuốc ETC và OTC 18 Bảng 2.1 Các yếu tố rủi ro của DHG Tổng quan tình hình tài sản, nguồn vốn và tình hình kinh doanh 37 Bảng 2.2 45 Bảng 2.3 DHG, TRA Tỷ số đánh giả khả năng thanh toán ngắn hạn Bảng 2.4 Các tỷ số đo lường hiệu suất sử dụng tài sản 48 Bảng 2.5 Các tỷ số về cấu trúc vốn 51 Bảng 2.6 Các tỷ số khả năng sinh lợi 53 Bảng 2.7 Các tỷ số giá thị trường 54 Bảng 2.8 Tỷ số tái đầu tư tiền mặt DHG qua các năm Nhóm tỷ số đánh giá khả năng thanh khoản và khả năng thanh 63 Bảng 2.9 toán Bảng 2.10 Cơ cấu doanh thu thuần DHG theo chức năng qua các năm Tỷ trọng cơ cấu doanh thu thuần DHG các lĩnh vực kinh doanh Bảng 2.11 qua các năm Tỷ trọng cơ cấu giá vốn hàng bán DHG các lĩnh vực kinh doanh Bảng 2.12 qua các năm Mối quan hệ giữa doanh thu thuần, khoản phải thu và hàng tồn Bảng 2.13 kho Bảng 2.14 Lợi nhuận gộp DHG qua các năm 47 64 66 67 67 68 69 Bảng 2.15 Cơ cấu chi phí DHG qua các năm 70 Bảng 2.16 Cơ cấu chi phí một số công ty Ngành Dược 70 Bảng 2.17 Khả năng thanh toán lãi vay DHG và TRA qua các năm 72 Bảng 2.18 Thông tin từ Báo cáo tài chính DHG 74 Bảng 2.19 Các tỷ số tính dự báo kiệt quệ tài chính theo mô hình Z-Score của 75 viii Bảng Tên bảng Trang DHG Bảng 2.20 Dự phóng tăng trưởng doanh thu thuần 80 Bảng 2.21 Dự phóng biên lợi nhuận gộp 82 ix DANH SÁCH MỘT SỐ CÔNG TY TRONG NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM Tên đầy đủ Tên viết tắt CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG DHG CÔNG TY CỔ PHẦN PYMERPHARCO PME CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO TRA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ DOMESCO DMC CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM IMEXPHARM IMP CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH DBD CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA – DƯỢC PHẨM MEKOPHAR MKP CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPC OPC CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM BẾN TRE DBT CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM CỬU LONG DCL CÔNG TY CỔ PHẦN SPM SPM CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM DƯỢC LIỆU PHARMEDCI PMC CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC LÂM ĐỒNG LDP CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HÀ TÂY DHT x Phân tích Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang Nhóm 6 – CH K29 LỜI MỞ ĐẦU Dược phẩm là không chỉ là mặt hàng kinh doanh đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn là sản phẩm thiết yếu góp phần cải thiện và nâng cao sức khỏe, thể chất, tinh thần cho mọi người. Ngành Dược phẩm ngoài sản xuất, cung cấp phân phối những dược phẩm thiết yếu nhằm bảo vệ sức khỏe con người, mà nó còn cung cấp số lượng lớn việc làm cho người lao động. Nhu cầu về dược phẩm trong những năm gần đây có sự gia tăng đáng kể, đến từ nhiều yếu tố. Ví dụ như sự phát triển kinh tế xã hội làm gia tăng những yếu tố gây hại tới môi trường làm sản sinh những tác nhân gây bệnh, mức sống tăng cao cùng với sự gia tăng thu nhập làm tăng không chỉ nhu cầu chăm sóc sức khỏe cơ bản mà còn nhu cầu về tăng cường dinh dưỡng, sức đề kháng, làm đẹp, … Việc mở cửa hội nhập tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành, được tiếp cận những tiêu chuẩn chung thế giới, được chuyển giao các dây chuyển sản xuất hiện đại, tiếp cận các dòng vốn đầu tư mới đa dạng. Song song với đó là những thách thức đến từ các nhà đối thủ sản xuất nước ngoài khi tham gia vào thị trường Việt Nam. Ngành Dược được nhận định là ngành còn nhiều tiềm năng để khai thác và phát triển. Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang được thành lập từ năm 1974. Trong nhiều năm liền, Dược Hậu Giang nắm vị thế dẫn đầu Ngành Dược. Để tìm hiểu điều gì mang lại thành công cho Công ty, nhóm thực hiện đề tài Phân tích Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang. Nhóm thực hiện phân tích đánh giá khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như tình hình tài chính của công ty, qua đó nhận định những thành công cốt lõi, rủi ro cũng như triển vọng tương lai. Kết quả phân tích sẽ hữu dụng cho những quyết định đầu tư cả trong và ngoài doanh nghiệp. 1 Phân tích Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang Nhóm 6 – CH K29 Phần 1: Phân tích Ngành Dược Việt Nam I. Tổng quan về Ngành Dược Việt Nam 1. Giới thiệu về Ngành Dược Việt Nam Ngành Dược là một lĩnh vực liên quan đến nghiên cứu sản xuất và phân phối dược phẩm (hay còn gọi là thuốc). Ngành Dược được chia thành nhiều mảng nhỏ như: nghiên cứu thuốc, sản xuất thuốc, quản lý thuốc, kiểm nghiệm thuốc, phân phối thuốc, kinh doanh thuốc… Tại Việt Nam, Ngành Dược cũng đã hình thành và phát triển từ rất sớm. Sau khi Việt Nam ra nhập WTO năm 2007, các chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy Ngành Dược ngày càng phát triển hơn. Sản phẩm của Ngành Dược rất phong phú và đa dạng về chủng loại, bao gồm các loại thuốc đông dược, tân dược với chức năng phòng tránh, điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. Trong cuộc sống hiện nay, mọi người đều cần sử dụng các sản phẩm thuốc ở mức độ khác nhau, từ thuốc bổ thông thường, thực phẩm chức năng, nâng cao sức đề kháng, thuốc trị bệnh cảm sốt, đến những loại thuốc đặc biệt để trị các chứng bệnh nan y. Do đó, Ngành Dược đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của con người. 2. Lịch sử hình thành và phát triển Ngành Dược Việt Nam Từ thời phong kiến Ngành Dược đã luôn được chú trọng và quan tâm phát triển. Thời điểm đó, y học cổ truyền với các bài thuốc bắc, thuốc nam được sử dụng phổ biến. Đến năm 1858, trong thời kỳ Pháp thuộc, người Pháp đưa Tây y vào chữa bệnh. Đến năm 1902, họ bắt đầu mở trường đào tạo dược sĩ Hà Nội, tổ chức một số bệnh viện, bệnh xá ở các tỉnh, thành phố, phủ, huyện. Tuy nhiên, dưới sức ép của Pháp, nhiều dược sĩ không được phép mở cửa hiệu, viện nghiên cứu khai thác dược liệu trong nước cũng bị chèn ép, mảng y học cổ truyền bị kìm hãm phát triển. Bước vào giai đoạn 1946 – 1954, là thời kỳ Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp, Ngành Dược vừa thiếu dược sĩ, công nhân, trang thiết bị, vật tư, vừa thiếu kinh nghiệm và tổ chức quản lý. Do đó, trong giai đoạn này, Ngành Dược chủ yếu phát triển 2 Phân tích Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang Nhóm 6 – CH K29 theo hướng tự lực cánh sinh, tận dụng mọi nguyên liệu sẵn có từ cây thuốc trong nước. Các sản phẩm thuốc, ống tiêm, kìm kẹp máu, dao mổ, kim khâu… bắt đầu được sản xuất. Các lớp trung cấp đào tạo dược được mở tại tỉnh Thanh Hóa. Ở chiến khu Việt Bắc mở viện đại học dược cùng nhiều lớp dược tá ở các liên khu. Giai đoạn 1954 – 1975, miền Bắc nước ta đang trong quá trình cải tạo Ngành Dược tự doanh, xây dựng phát triển Ngành Dược quốc doanh. Năm 1965, nhu cầu sử dụng thuốc tăng nhanh, nên hầu hết các xã đều có phong trào trồng và sử dụng cây thuốc nam. Từ đó hình thành một mạng lưới sản xuất dược hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương để có thể sản xuất thuốc men theo từng vùng theo hướng tự cung tự cấp. Giai đoạn 1975 – 1990, Ngành Dược trong thời kỳ này vẫn chỉ dựa vào khả năng sản xuất của các doanh nghiệp Dược nhà nước. Nhìn chung, các loại thuốc và dược phẩm hầu hết đều chưa quá chất lượng, chưa đạt chuẩn và giá còn khá đắt đỏ. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi nước ta mới trải qua các cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ rất ác liệt, giai đoạn này chủ yếu phục hồi sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Giai đoạn 1990 – 2005, Ngành Dược Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Số lượng các công ty sản xuất dược phẩm và các nhà thuốc tăng đáng kể. Đặc biệt, quá trình tư nhân hóa Ngành Dược trong thời gian này diễn ra rất mạnh. Giai đoạn 2006 – 2007, Việt Nam gia nhập WTO mang lại những thuận lợi cũng như khó khăn cho Ngành Dược. Bên cạnh những thuận lợi về việc đón một lượng vốn đầu tư lớn, được tiếp cận công nghệ mới, có cơ hội lựa chọn nguồn nguyên liệu đa dạng với chi phí hợp lý, … Ngành Dược phải đối đầu với không ít khó khăn như: năng lực cạnh tranh yếu, thiếu hiểu biết các quy định về sở hữu trí tuệ; thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ; đối mặt với các doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài trên một sân chơi bình đẳng khi chính phủ cam kết giảm thuế suất thuế nhập khẩu; nới lỏng chính sách với các doanh nghiệp nước ngoài. Đây cũng là giai đoạn mà các công ty dược phẩm đã đạt được chứng nhận GMP-ASEAN đẩy mạnh đầu tư GMP-WHO. Từ sau năm 2008, Việt Nam tiến hành công cuộc “đổi mới”, chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá - tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 3 Phân tích Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang Nhóm 6 – CH K29 ngày càng sâu, rộng. Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ cạnh tranh theo các nguyên tắc thị trường. Sau hơn 20 năm phát triển trong môi trường cạnh tranh, có thể khẳng định thị trường dược Việt Nam đã cơ bản vận hành theo cơ chế thị trường với các đặc thù riêng của một ngành kinh doanh đặc biệt. Điều này cũng có nghĩa là các nguyên tắc và quy luật cạnh tranh đã từng bước phát huy tác dụng và ngày càng đóng vai trò chi phối Ngành Dược. Qua phân tích các giai đoạn phát triển nêu trên, có thể thấy Ngành Dược Việt Nam đang bước vào giai đoạn tăng trưởng nên có nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong ngành. Người tiêu dùng đã nhận biết các sản phẩm, nhu cầu sử dụng gia tăng. Các doanh nghiệp tận dụng các lợi thế về quy mô để gia tăng sản xuất, phân phối trên diện rộng. Các chương trình hội nhập mang đến cơ hội dòng đầu tư từ vốn tới công nghệ nước ngoài, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước tăng khả năng cạnh tranh với thế giới, nếu doanh nghiệp biết đón đầu, tận dụng linh hoạt. Dựa trên các cơ sở vật chất có sẵn để cải tiến hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng những khó khăn khi hấp thụ các dòng đầu tư mà chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ gây ra phản tác dụng. Các doanh nghiệp Ngành Dược phải cân nhắc tính toán để tận dụng đà phát triển của Ngành để mang lại giá trị cho bản thân doanh nghiệp. 3. Thị trường dược tại Việt Nam hiện nay và triển vọng tương lai Cung và cầu Ngành Dược Việt Nam Năm 2019, dân số Việt Nam hiện nay khoảng 96,48 triệu người, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 4,2 triệu đồng/người/tháng1. Kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi và phát triển, kỳ vọng thu nhập tăng trong tương lai cùng với chính sách phát triển Ngành Dược được Thủ tướng Chính phủ ký theo Quyết định số 68/QĐ-TTg và quyết định Quy hoạch ngành số 81/2009/QĐ-TTg làm cho nhu cầu dược phẩm tăng đáng kể. Theo BMI tỷ lệ người cao tuổi trên 65 tuổi là 8,3% (năm 2019) tương đương với 7,99 triệu người, dự kiến năm 2050 đạt 21%. Dân số Việt Nam đang bước vào giai đoạn già, mức sống của người dân càng được nâng cao, tình trạng sức khỏe cũng được quan tâm 1 Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2019 – Tổng cục Thống kê 4 Phân tích Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang Nhóm 6 – CH K29 nhiều hơn. Đây là một trong những điều kiện để phát triển Ngành Dược Việt Nam. Theo BMI, chi phí chăm sóc sức khỏe của người Việt Nam ước tính đạt khoảng 16,1 tỷ USD trong năm 2017, chiếm 7,5% GDP2. BMI dự báo chi tiêu cho y tế sẽ tăng lên 22,7 tỷ USD vào năm 2021, ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) khoảng 12,5% cho đến năm 2021. Cầu về dược phẩm ở Việt Nam là rất lớn, lại là sản phẩm thiết yếu nên ít co giãn về giá, mặc dù giá có tăng, người tiêu dùng vẫn mua mặt hàng đó do nhu cầu sử dụng sản phẩm cần thiết để chữa bệnh. Chi tiêu tiền thuốc trung bình khoảng 75USD/người, tương đương 7 tỷ USD/96,48 triệu người dân Việt Nam trong năm 2019 và tăng qua các năm, theo biểu đồ dưới đây: Chi tiêu tiền thuốc tại thị trường Việt Nam 25 250 210 20 180 135 15 Tỷ USD 10 5 0 28 32 35 39 43 48 50 61 75 80 90 Tổng tiền thuốc SX trong nước 150 108 100 USD 50 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 Tổng tiền thuốc tiêu thụ 200 0 Chi tiêu bình quân đầu người Hình 1.1 Chi tiêu tiền thuốc Việt Nam dự báo đến năm 2024 Nguồn: BMI Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu ẩm ướt nhất là thời điểm chuyển mùa, số người dễ bị bệnh, nhiễm bệnh tăng. Cụ thể năm 2019, có khoảng 409.000 người bị bệnh cúm, gần 200.000 người bị bệnh sốt xuất huyết, gần 200 bệnh nhân mắc bệnh viêm màng não do thời tiết nắng nóng kéo dài3. Nhu cầu sử dụng dược phẩm ở Việt Nam cao, được BMI dự báo tăng đều qua các năm. 2 3 GDP 2017 khoảng 214 tỷ USD - Tổng cục thống kê Việt Nam 2017 Nguồn: Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế Việt Nam-Thông cáo báo chí 5 Phân tích Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang Nhóm 6 – CH K29 Dự báo sản lượng tiêu thụ dược phẩm tại Việt Nam 12 10 11% 12% 12% 12% 14% 11% 11% 11% 10% 12% 10% 8 Tỷ USD 10% 8% 6 6% 4 4% 2 2% 0 0% 2015 2016 2017 2018 2019 Sản lượng tiêu thụ dược phẩm 2020 2021 2022 2023 Tốc độ tăng trưởng Hình 1.2 Sản lượng tiêu thụ dược phẩm của Việt Nam dự báo đến năm 2023 Nguồn: BMI, SSI Research Kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi và phát triển, mức sống của người dân càng được nâng cao, tình trạng sức khỏe cũng được quan tâm nhiều hơn. Vì vậy, nhu cầu sử dụng thuốc để chăm sóc sức khỏe cũng tăng lên. Đây là một trong những tiềm năng triển vọng để phát triển ngành Dược Việt Nam. Ngoài nhu cầu dược phẩm trong nước, Việt Nam còn xuất khẩu các sản phẩm ra nước ngoài. Với hình thức xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu sản phẩm gia công cho khách hàng. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam bao gồm các nước như Đức, Nga, các nước khối ASEAN, Nhật, một số nước châu Phi. Nguồn cung dược phẩm ra thị trường thế giới của Việt Nam đạt tỷ trọng chưa cao, giá trị xuất khẩu còn khiêm tốn và các sản phẩm xuất khẩu chỉ là vitamin tổng hợp, kháng sinh, các sản phẩm đặt hàng theo đối tác. Bảng 1.1 Kim ngạch các thị trường xuất khẩu dược của Việt Nam năm 2015 STT 1 2 3 4 5 6 7 Thị trường Liên minh Châu Âu Nga Myanmar Campuchia Philippines Cộng Hòa-Síp Nhật Bản Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 33,05 17,41 13,50 13,27 8,21 7,08 5,24 6 Phân tích Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang STT 8 9 Thị trường Malaysia Nigeria Nhóm 6 – CH K29 Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 5,01 4,84 Nguồn: Phòng Thương mại và Thị trường Việt Nam EU là thị trường xuất khẩu dược phẩm lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, việc nhập khẩu chủ yếu dưới hình thức khách hàng EU cung cấp dược liệu, thuê nhà máy Việt Nam gia công, và nhập khẩu lại thành phẩm. Như vậy, với thị trường này, Việt Nam xuất khẩu trong tình trạng bị động, phụ thuộc vào các đơn hàng gia công từ khách hàng EU. Tuy Ngành Dược trong nước đã phát triển mạnh mẽ, nhưng Việt Nam chưa phát triển được công nghệ hóa dược hiện đại nên hiện nay công nghiệp dược Việt Nam chỉ mới đáp ứng được khoảng 52,5% nhu cầu sử dụng thuốc tân dược, còn lại phải nhập khẩu. Một số công ty sản xuất dược phẩm lớn tại thị trường Việt Nam được kể đến như là Công ty cổ phần Traphaco, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà, Công ty Cổ phần dược phẩm Hà Tây, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế DOMESCO, Công ty cổ phần Dược Vật tư y tế Hải Dương, Công ty Cổ phần Dược Phẩm OPC, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm, Công ty Cổ phần Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định,… Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý Dược Việt Nam tính đến 16/05/2019, Việt Nam có khoảng 180 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm và 224 cơ sở sản xuất nhà máy trong nước đạt tiêu chuẩn GMP – WHO. Bảng 1.2 Sản phẩm chính của một số công ty sản xuất dược trong nước STT CÔNG TY SẢN PHẨM 1 Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang Kháng sinh, Giảm đau, Hạ sốt Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y 2 Kháng sinh, Giảm đau, Hạ sốt, Hô hấp tế DOMESCO Công ty Cổ phần Dược phẩm 3 Kháng sinh tiêm/uống, Giảm đau, Hạ sốt Imexpharm Kháng sinh, Giảm đau, Kháng viêm, Hạ 4 Công ty Cổ phần Pymepharco sốt Công ty Cổ phần Dược - Trang 5 Thuốc ung thư, Kháng sinh, thiết bị Y tế Bình Định Công ty Cổ phần Hóa – Dược Kháng sinh, Giảm đau, Kháng viêm, Hạ 6 phẩm Mekophar sốt 7 Phân tích Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang Nhóm 6 – CH K29 Nguồn: Nhóm tự tổng hợp Các nhà máy dược phẩm trong nước hiện đã có khả năng sản xuất hầu như tất cả các dạng bào chế, từ dạng truyền thống như viên nén, viên nang, thuốc dạng lỏng, đến những hình thức mới như thuốc tiêm đông khô, thuốc giải phóng chậm... Tuy nhiên, do ít đầu tư vào các hoạt động R&D, sản phẩm được sản xuất nhiều nhất ở các công ty này là thuốc đã được cấp bản quyền sản xuất đại trà, nhưng không phải là các thế hệ đầu tiên hoặc có giá trị cao, mà có thể trùng lặp lẫn nhau. Chúng chủ yếu được sử dụng cho các bệnh thông thường và tập trung vào một số ít chức năng điều trị như kháng sinh, giảm đau, chống viêm…, trong khi các thuốc đặc trị khác thường là thương hiệu nước ngoài. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, nhà đầu tư thường đánh giá cao hơn những doanh nghiệp chú trọng nâng cấp công nghệ sản xuất, chất lượng và đưa ra các thuốc mới. Sự không đa dạng của các loại dược phẩm và không có nhiều sản phẩm điều trị chuyên biệt cho một số bệnh đặc thù gây ra khó khăn của các doanh nghiệp Ngành Dược Việt Nam nói chung, khi mà người tiêu dùng có ít sự lựa chọn sản phẩm đối với sản phẩm nội địa, họ sẽ chuyển sang tìm hiểu và mua các sản phẩm nhập khẩu để sử dụng. Theo báo cáo của Tổng cục Hải Quan Việt Nam năm 2018, chi nhập khẩu dược phẩm của nước ta đạt 2,79 tỉ USD; tính đến tháng 10/2019, kim ngạch nhập khẩu thuốc của Việt Nam là 3,07 tỉ USD, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2018. Thuốc được nhập khẩu từ một số quốc gia như Pháp, Ấn Độ, Đức, Mỹ,… 8 Phân tích Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang Nhóm 6 – CH K29 Tổng chi phí nhập khẩu thuốc 3.5 3 2.5 2 Tỷ USD 1.5 1 0.5 0 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng chi phí nhập khẩu thuốc Hình 1.3 Tổng chi phí nhập khẩu thuốc của Việt Nam qua các năm Nguồn: Tổng cục Hải quan, SSI Research, IQVIA 11% Ấn Độ Pháp Đức Hàn Quốc Ý Anh Mỹ Switzerland Các nước khác 34% 13% 12% 6% 5% 7% 5% 7% Hình 1.4 Tỷ trọng sản lượng các nước nhập khẩu thuốc vào Việt Nam Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam Các loại thuốc dinh dưỡng, chuyển hóa, hỗ trợ… dành cho người béo phì, suy dinh dưỡng, thức uống vitamin có nhu cầu ngày càng cao. Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, mặt hàng này hiện đang phải nhập khẩu chiếm khoảng 43% nhu cầu trong nước (1,3 tỷ USD năm 2019), trong đó tại Hà Nội chiếm khoảng 69% (1 tỷ USD năm 2019) còn Thành phố Hồ Chí Minh chỉ chiếm 42% (0,6 tỷ USD năm 2019). Việc nhập khẩu các sản 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan