Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phân tích chiến lược kinh doanh của clvinmart...

Tài liệu Phân tích chiến lược kinh doanh của clvinmart

.DOCX
42
1253
113

Mô tả:

MỤC LỤC Phầần 1: Giới thiệu vềầ siều thị Vinmart.......................................................................................................3 Phầần 2: Tầầm nhìn, sứ mệnh, mục tều chiềến l ược. .....................................................................................4 Phầần 3: Phần tch môi trường kinh doanh.................................................................................................5 3.1. Môi trường vĩ mô............................................................................................................................5 3.1.1. Yềếu tôế kinh tềế...........................................................................................................................5 3.1.2.Yềếu tôế chính trị, pháp luật.........................................................................................................7 3.1.3. Yềếu tôế văn hóa, xã hội..............................................................................................................8 3.1.4. Yềếu tôế công nghệ......................................................................................................................9 3.2. Môi trường ngành...........................................................................................................................9 3.2.1. Áp lực từ đôếi thủ cạnh tranh hiện t ại.......................................................................................9 3.2.2. Áp lực từ đôếi thủ cạnh tranh tềầm ẩn.....................................................................................12 3.2.3. Áp lực từ phía nhà cung cầếp...................................................................................................13 3.2.4. Áp lực từ phía khách hàng......................................................................................................14 3.2.5. Áp lực từ sản phẩm thay thềế..................................................................................................17 Phầần 4. PHÂN TÍCH NỘI BỘ DOANH NGHI ỆP...........................................................................................21 4.1.Lĩnh vực marketng.........................................................................................................................21 4.1.1. Hệ thôếng marketng...............................................................................................................21 4.1.2. Hiệu quả marketng...............................................................................................................26 4.1.3. Quản trị môếi quan hệ khách hàng..........................................................................................26 4.2. Tài chính........................................................................................................................................26 Vinmart là doanh nghiệp thuộc Vingroup. Đầy là t ập đoàn kinh tềế hàng đầầu Vi ệt Nam v ới giá tr ị vôến hóa thị trường gầần 4 tỉ USD.................................................................................................................26 4.3.Nhần sự..........................................................................................................................................27 4.3.1. Năng lực các cầếp quản lý........................................................................................................27 4.3.2. Khả năng thu hút và giữ chần nhần s ự. ..................................................................................28 4.3.3. Chính sách nhần sự................................................................................................................28 4.3.4. Thù lao...................................................................................................................................30 4.4. Sản xuầết.........................................................................................................................................30 4.4.1. Máy móc thiềết bị....................................................................................................................30 4.4.2. Chầết luợng sản xuầết................................................................................................................31 4.5. Nghiền cứu và phát triển...............................................................................................................33 PHÂẦN 5: PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN CHIẾẾN LƯỢC....................................................................................33 5.1. Phần tch định hướng chiềến lược băầng ma tr ận SWOT. ................................................................33 5.2. Chiềến lược cầếp doanh nghiệp của Vinmart ...................................................................................36 5.2.1. Chiềến lược tăng trưởng tập trung..........................................................................................36 5.2.2. Chiềến lược tăng trưởng băầng hội nhập..................................................................................38 5.2.3. Chiềến lược đa dạng hóa hoạt động của doanh nghi ệp ...........................................................40 Phần 1: Giới thiệu về siêu thị Vinmart. VinMart là thương hiệu chuỗi bán lẻ thuộc tập đoàn Vingroup, tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu ở Việt Nam và trong khu vực. Ra mắt thị trường vào tháng 11/2014. Tính đến tháng 2/2016, toàn hệ thống bán lẻ tiêu dùng của Vingroup đã đạt đến 550 cơ sở, bao gồm 50 Vinmart và 500 Vinmart+. Trong đó có khoảng 23 siêu thị Vinmart có diện tích trên 2000m2. Trên tinh thần phát triển bền vững, chuyên nghiệp, với phương châm “Vì chất lượng cuộc sống của mọi nhà”, hệ thống VinMart mang đến cho người tiêu dùng sự lựa chọn đa dạng về hàng hoá và dịch vụ, tính tiện ích, đáp ứng nhu cầu mua sắm từ bình dân đến cao cấp của khách hàng. Đặc biệt, khi mua sắm tại hệ thống VinMart khách hàng còn nhận được nhiều giá trị vượt trội thông qua các hình thức khuyến mại, ưu đãi hấp dẫn. Các cửa hàng VinMart nằm ở các khu vực đông dân cư, giao thông thuận lợi; có diện tích lớn; cung cấp nhiều ngành hàng đa dạng. Có hơn 40 ngàn mặt hàng thuộc thực phẩm, hóa mỹ phẩm, đồ dùng gia đình, điện máy gia dụng, thời trang, đồ chơi,… đáp ứng nhu cầu của khách hàng địa phương và du khách. Phần 2: Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu chiến lược. - Tầm nhìn :phát triển bền vững hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi, mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm mua sắm thú vị với nhiều lựa chọn về sản phẩm, VinMart sẽ phủ rộng khắp Việt Nam với 100 siêu thị VinMart - Sứ mệnh: Là nơi an tâm mua sắm cho mọi nhà, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng; mang đến sự thuận tiện, an toàn tuyệt đối khi sử dụng sản phẩm; gia tăng các giá trị; nâng cao đời sống của người tiêu dùng trong bối cảnh thị trường hiện đại; mở rộng và phát triển ngành bán lẻ rộng khắp tại Việt Nam. Ngoài ra, VinMart còn chú trọng xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và nhân văn; tạo điều kiện và cơ hội phát triển công bằng cho tất cả nhân viên; coi trọng người lao động như là tài sản quý giá nhất; đồng thời tích cực đóng góp vào các hoạt động xã hội, hướng về cộng đồng với những thông điệp mang tính nhân văn. - Mục tiêu chiến lược: Đến cuối năm 2020 Vinmart trở thành hệ thống siêu thị đứng thứ 3 về doanh thu và quy mô, số lượng hệ thống siêu thị trên thị trường Việt Nam. Phần 3: Phân tích môi trường kinh doanh. 3.1. Môi trường vĩ mô. 3.1.1. Yếu tố kinh tế. - Trình độ phát triển của kinh tế: Khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người tăng sẽ dẫn đến sự bùng nổ về chi tiêu của người dân. Với lượng khách hàng lớn như vậy thì sức ép cạnh tranh đối với doanh nghiệp cũng giảm dần, doanh nghiệp có cơ hội để phát triển các hoạt động tiêu thụ hàng hóa và thu được lợi nhuận cao. Ngược lại khi nền kinh tế suy thoái, người dân với tình hình tài chính khó khăn sẽ thắt chặt chi tiêu, do đó mức tiêu thụ hàng hóa sẽ giảm dần dẫn đến tăng sức ép cạnh tranh cho doanh nghiệp. Việt Nam là một thị trường có quy mô còn nhỏ nhưng có tốc độ phát triển rất nhanh, tiềm năng lớn có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài. Không những vậy, Việt Nam liên tục được xếp thứ hạng cao về chỉ số phát triển kinh doanh bán lẻ (GRDI). Theo xếp hạng trong Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu do Tập đoàn Tư vấn Thị trường AT Kearney ( Mỹ ) công bố hàng năm, Việt Nam liên tục nằm trong top 30 thị trường bán lẻ mới nổi hấp dẫn nhất thế giới cho đầu tư nước ngoài thừ năm 2008 đến nay. Cụ thể, giai đoạn 2011 - 2015, tổng doanh thu bán lẻ và tiêu dùng của Việt Nam luôn tăng trưởng dương. Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê. Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Thương mại Bộ Công thương, giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng thương mại bán lẻ của Việt Nam sẽ đạt 11,9%/năm, quy mô thị trưởng khoảng 179 tỷ USD vào năm 2020 từ mức 102 tỷ USD năm 2015. - Phân phối thu nhập và sức mua : Thu nhập của người dân Việt Nam trong thời điểm hiện tại đã tăng hơn trước, nhu cầu về các sản phẩm chất lượng, mẫu mã đa dạng... ngày càng khắt khe, sức mua của người dân cũng tăng cao trong khi đó các loại sản phẩm được bày bán ở chợ đa số kém chất lượng hơn so với siêu thị, đây là cơ hội mở rộng phát triển của ngành kinh doanh bán lẻ, Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ khá nhanh, thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao. Vì thế thói quen mua sắm của người dân cũng thay đổi dần.Các điểm bán lẻ truyền thống như chợ, các cửa hàng tạp hóa hay các đại lý dần thu hẹp phạm vi ảnh hưởng, thay vào đó là sự phát triển của hệ thống bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại. - Tỷ lệ tiết kiệm : Theo nghiên cứu của TNS Vietnam, những người có thu nhập cao đang chi tiêu nhiều hơn, những người có thu nhập trung bình và thấp lại chi tiêu ít hơn, nhưng xét về tổng thể chi tiêu thì tiêu dùng vẫn tăng. Tỷ lệ tiết kiệm tiếp tục giảm xuống cho thấy sự tự tin trong tiêu dùng của Việt Nam nói chung. Các thương hiệu mới tiếp tục được đưa ra thị trường, đồng thời các nhà sản xuất tin rằng 75% động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cho đến năm 2017 là nhờ vào các thương hiệu mới. - Lạm phát : Lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền, sự lạm phát sẽ làm thay đổi mức và cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng. Khi có lạm phát, tốc độ tiêu thụ hàng hóa giảm càng nhiều ở những mặt hàng mà tính thiết yếu đối với cuộc sống ngày càng thấp. Lạm phát cơ bản theo thước đo CPI (sau khi loại trừ lương thực - thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 6/2016 tăng 0,13% so với tháng trước, tăng 1,88% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 6 tháng đầu năm 2016 so cùng kỳ năm 2015 tăng 1,8%.Như vậy, bình quân 6 tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng lạm phát cơ bản (+1,8%) tương đối sát so với tốc độ tăng của lạm phát chung (+1,72%), qua đó cho thấy, chính sách tiền tệ vẫn đang được điều hành ổn định, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này góp phần tạo điều kiện thuận lợi tới hoạt động tiêu thụ hàng hóa của VinMart. 3.1.2.Yếu tố chính trị, pháp luật. Chính trị liên quan mật thiết tới sự phát triển của ngành. Sự ổn định chính trị cúa nước ta tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà bán lẻ, đặc biệt thu hút rất nhiều các nhà lớn trên thế giới đầu tư vào Việt Nam. hệ thống luật nước ta ban hành nhiều luật về kinh doanh như luật thương mại, luật lao động, luật thuế nhập khẩu, xuất khẩu... đặc biệt nước ta có chính sách mở cửa đối với các nhà đầu tư bán lẻ nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Việc mở của thị trường phân phối Việt Nam đã thực hiện ngay say khi trở thành thành viên chính thức của WTO (1/2007). Nhưng từ 1/1/2009, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hoạt động trong lính vực phân phối dưới hình thức 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Ngược lại với các nhà bán lẻ trong nước, bước vào thị trường Việt Nam, các nhà bán lẻ nước ngoài có sẵn những lợi thế mà các nhà bán lẻ trong nước khó “địch nổi”, thể hiện ở những điểm như: nguồn vốn lớn: nguồn hàng phong phú, đa dạng; trình độ quản lý, kĩ năng tiếp thị, quảng cáo, chiến lược kinh doanh, lợi thế về chi phái và giá bán. Việt Nam là một thị trường tiềm năng nhưng các doanh nghiệp nước ngoài vẫn còn e ngại vì chúng ta vẫn còn bảo hộ, vẫn dùng thuế để điều tiết thị trường. Để bảo hộ các doanh nghiệp trong nước, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục áp dụng quy định mà WTO cho phép. Theo đó, nhà đầu tư 100% vốn nước ngoài có quyền mở siêu thị ở Việt Nam nhưng đến cái thứ hai thì phải xin phép và địa phương có quyền từ chối. Chính phủ Việt Nam đã ban hành điều khoản về”Thẩm định nhu cầu kinh tế” ( Economics Needs Test – ENT). ENT là những chỉ tiêu đưa ra để quyết định cấp phép cho nhà đầu tư nước ngoài, là rào cản được dựng lên nhằm bảo hộ thị trường bán lẻ nội địa trước sự thâm nhập của các nhà bán lẻ quốc tế. 3.1.3. Yếu tố văn hóa, xã hội. - Dân số và tỷ lệ phát triển : Dân số Việt Nam đông và là dân số trẻ, số dân trong độ tuổi lao động chiếm đa số, hiện nay dân số Việt Nam vẫn đang tăng do đó nhu cầu tiêu dùng cũng tăng cao đặc biệt là các mặt hàng về lương thực, đồ dùng gia đình, thời trang. - Tốc độ đô thị hóa : Các đô thị của nước ta đang ngày càng phát triển về quy mô cũng như hạ tầng vật chất, là yếu tố thuận lợi cho việc phát triến các siêu thị, trung tâm mua sắm. Môi trường văn hóa xã hội có những ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và hành vi tiêu dùng của con người. Trong nững năm gần đây, sự phát triển của nền kinh tế và sự hội nhập sâu của Việt Nam với thị trường thế giới đã tạo ra cho văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam nhiều nét đổi mới, hiện đại hơn, tiếp cận gần hơn với văn minh tiêu dùng. Nhưng năm trước đây do kinh tế chưa phát triển, đời sống nhân dân chưa cao, người Việt Nam chỉ quen sử dụng kênh mua bán truyền thống tại các chợ, cửa hàng hay đại lý gần nhà... Ngày nay, kinh tế phát triển kéo theo thu nhập bình quân tăng, người dân đã chú ý hơn tới kênh mua sắm hiện đại, thói quen tiêu dùng cũng dần thay đổi. Thay vì đi mua sắm ở các khu chợ, họ đã có thói quen dạo qua các siêu thị để mua đồ từ hàng thực phẩm đến quần áo, giày dép, đồ gia dụng, mỹ phẩm...Văn hóa tiêu dùng ngày càng hội nhập với văn hóa tiêu dùng hiện đại của văn minh thương mại thế giới, chính là cơ hội cho phát triển loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại như siêu thị, TTTM. Do vậy, VinMart đã và đang tiếp tục không ngừng mở rộng khả năng cung ứng sản phẩm của mình thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. 3.1.4. Yếu tố công nghệ Công nghệ ảnh hưởng tới mọi ngành kinh doanh, sự phát triển của công nghệ giúp cho cơ sở của ngành phát triển vượt bậc giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường. Ngày càng nhiều sản phẩm hiện đại được tạo ra, các ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cũng như quy trình đưa hàng tới tay người tiêu dùng giúp cho doanh nghiệp thu hút được khách hàng. Các doanh nghiệp hiện nay đầu tư chú trọng mạnh tới công tác phát triển công nghệ trong hoạt động kinh doanh của mình. Sự phát triển của khoa học công nghệ trong những năm gần đấy đã tạo điều kiện cho việc áp dụng những khoa học hiện đại vào phục vụ cho công tác bán hàng nâng cao hiệu suất và hiệu quả công việc như : các sản phẩm điện tử điện lạnh, máy điều hòa, máy hút ẩm, tủ lạnh, máy tính, mạng internet, máy bán hàng tự động, máy scancer. Trong thời đại của thương mại điện tử, VinMart cũng như các doanh nghiệp khác đều xây dựng cho mình một website riêng để quảng bá, giới thiệu thông tin về bản thân doanh nghiệp, về các chính sách, sản phẩm và dịch vụ. 3.2. Môi trường ngành 3.2.1. Áp lực từ đối thủ cạnh tranh hiện tại VinMart là thương hiệu bán lẻ của tập đoàn Vingroup được phát triển trên giá trị trọng tâm mang tới cho người tiêu dùng những trải nghiệm và giá trị vượt trội khi mua sắm. Thời điểm hiện tại, thị trường bán lẻ Việt Nam được nhận xét không còn sôi động như vài năm trước đây, song vẫn được đánh giá là hấp dẫn xét trên toàn cục thế giới. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước đều đánh giá cao về Việt Nam với dân số đông; trong đó, đa số là người tiêu dùng trẻ tuổi nên sức mua trên thị trường cũng được cải thiện… Đánh giá về triển vọng của thị trường bán lẻ Việt Nam, nhiều công ty nghiên cứu thị trường và chuyên gia trong ngành cho biết thị trường bán lẻ Việt Nam có rất nhiều triển vọng phát triển và đạt tăng trưởng cao trong thời gian tới. Dự báo, động lực thúc đẩy thị trường bán lẻ Việt Nam là quy mô tiêu dùng hơn 91,7 triệu người với cơ cấu dân số vàng cho tiêu dùng cao. Cả nước có gần 9.000 chợ các loại, 830 siêu thị, 150 trung tâm thương mại. Hoạt động bán lẻ chủ yếu dựa vào hai kênh phân phối lớn là các cơ sở truyền thống và hiện đại, trong đó loại hình bán lẻ hiện đại đã chiếm 25-30% tổng mức bán lẻ và vẫn đang có xu hướng gia tăng qua thời gian. Đặc biệt, đến nay, thị trường bán lẻ có sự tham gia của cả giới đầu tư trong nước và nước ngoài; trong đó nhà đầu tư nước ngoài có lợi thế, tiềm năng về vốn, công nghệ quản lý và trở thành đối thủ đáng gờm đối với doanh nghiệp nội địa.Theo các chuyên gia, khi thực hiện cam kết theo TPP và EVFTA, các dòng thuế sẽ từng bước được xóa bỏ; trong đó, 65% số dòng thuế nhập khẩu sẽ giảm về 0% ngay khi hai Hiệp định này có hiệu lực. Như vậy, nguồn cung sẽ rất đa dạng, dồi dào và thúc đẩy hoạt động bán lẻ tiếp tục gia tăng, cũng như tạo điều kiện thuận lợi, có lợi hơn đối với người tiêu dùng. Vì vậy cường độ cạnh tranh trong ngành bán lẻ hiện tại rất mạnh mẽ. Thị trường bán lẻ tại Việt Nam là rất tiềm năng, tuy nhiên thách thức đặt ra với Vingroup là không nhỏ. Bởi dù Ocean Mart đã khá thành công khi thu hút thị trường trong giai đoạn mới gia nhập, nhưng đến thời điểm này, toàn bộ thị trường bán lẻ trong nước đã và đang được bao vây bởi đầy đủ các 'anh tài' đến từ châu Á, cũng như nhiều tên tuổi mạnh trong nước như Saigon CO.OP, Maximark, Citimart, Satramart... Có thể kể đến những tên tuổi lớn trong ngành bán lẻ Việt Nam hiện có: Bản đồ nhóm chiến lược ngành Rộng SJC, Viễn Thông A | | Big C, Metro BJC (Thái Lan), Lotte (HQ), AEON Mall Wal-Mart, Parkson(Malaysia) Amazone | Phạm| vi | sản | phẩm| | Trần Anh, Nguyễn Hẹp | Kim, Lan Chi, T mart _________________________________________________________ Quốc gia Phạm vi địa lý Toàn cầu Ma trận hình ảnh cạnh tranh STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tiêu chí Sốố lượng Quy mố Dịch vụ tện ích đi kèm Vị trí Mức độ đa dạng hàng hóa Mức dịch vụ khách hàng Giá cả Chấốt lượng Thương hiệu Điểm sốố Đốối thủ cạnh tranh chính Trọng sốố Vinmart BigC Lotte Metro CO.OPMART 0,05 2 4 2 2 5 0,1 3 5 2 4 5 0,05 5 3 4 4 4 0,2 5 4 3 3 5 0,05 3 5 2 5 5 0,1 4 5 3 4 5 0,15 3 5 3 5 5 0,2 5 4 4 4 4 0,1 2 5 3 4 5 3,85 4,45 3,05 3,9 4,75 Đối thủ trực tiếp hiện tại của VinMart là Co.opmart, Big C, Lotte và Metro, nhìn vào ma trận hình ảnh cạnh tranh trên, có thể thấy rằng VinMart đáp ứng rất tốt các tiêu chí để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, tuy nhiên vẫn chưa lọt được top 3 nhà bán lẻ tốt nhất. Vì vậy, để nâng cao vị thế của mình, VinMart cần tiếp tục thực hiện những chính sách ưu đãi về chiết khấu, về quảng cáo và tiếp tục mở rộng quy mô của mình trong thời gian tới. 3.2.2. Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Các thương hiệu bán lẻ đến từ nước ngoài có tiềm lực tài chính sau khi Việt Nam gia nhập WTO và kí hiệp định TPP. Các thương hiệu bán lẻ nhỏ trong nước có khả năng sáp nhập hoặc bị một tập đoàn lớn mua lại và phát triển nó thành một hệ thống bán lẻ mới có quy mô. - Rào cản gia nhập ngành Sự trung thành của khách hàng đối với các hãng bán lẻ hiện có. Thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay đã có sự hiện diện của các hãng bán lẻ lớn lâu năm, có uy tín với quy mô, tiềm lực và dịch vụ đãi ngộ đối với người tiêu dung rất tốt. Chính vì vậy, các hãng đã có được sự tín nhiệm và sự trung thành của khách hang. Bởi vậy đây là một trong những rào cản cho các hãng bán lẻ mới khi muốn gia nhập thị trường này. - Tính kinh tế nhờ quy mô. Thị trường bán lẻ gần như đã bị thâu tóm bởi các hãng có quy mô lớn và có tiềm lực, đòi hỏi các hãng mới muốn gia nhập ngành cũng phải có quy mô mới mong mang lại được lợi nhuận. - Chi phí chuyển đổi để gia nhập ngành bán lẻ bao gồm rất nhiều loại : Chi phí thuê mặt bằng (chi phí này cần lớn để thuê được mặt bằng ở những khu có vị trí đẹp và thuận lợi, hơn nữa việc tìm được một mặt bằng đủ rộng để tiến hành hoạt động bán lẻ tại những khu trung tâm không phải là một chuyện dễ dàng ), chi phí cho đầu vào, cơ sở vật chất, tiếp thị, quảng cáo, chi phí dịch vụ khách hàng… - Các quy định của pháp luật Việt Nam có Luật thương mại có những điều khoản chặt chẽ quy định đối với ngành thương mại. Chính phủ Việt Nam đã ban hành điều khoản về”Thẩm định nhu cầu kinh tế” ( Economics Needs Test – ENT) . ENT là những chỉ tiêu đưa ra để quyết định cấp phép cho nhà đầu tư nước ngoài, là rào cản được dựng lên nhằm bảo hột hị trường bán lẻ nội địa trước sự thâm nhập của các nhà bán lẻ quốc tế. - Sự phản ứng của các doanh nghiệp trong ngành. Như đã nói, các hãng bán lẻ hiện tại có quy mô và tiềm lực rất lớn, nếu các hãng có phản ứng trước sự gia nhập mới, chắc chắn hãng muốn gia nhập vào ngành sẽ gặp phải khó khăn. 3.2.3. Áp lực từ phía nhà cung cấp. Sản phẩm của các hãng bán lẻ chính là dịch vụ phân phối các sản phẩm tới người tiêu dung một cách thuận tiện nhất. Chính vì vậy nguồn cung đầu vào của VinMart chính là các sản phẩm hàng hóa thiết yếu cho đời sống hằng ngày như lương thực, thực phẩm, đồ dùng gia dụng. Sức mạnh từ phía các nhà cung cấp. VinMart chịu áp lực không lớn lắm từ phía các nhà cung cấp do chính sách mà Vingroup áp dụng cho hệ thống siêu thị của mình đó là chính sách chiết khấu thương mại ưu đãi mạnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam tiêu thụ hàng qua hệ thống bán lẻ của tập đoàn. Riêng các mặt hàng tươi sống sạch sẽ được phân phối với mức giá bằng đúng giá bán của nhà cung cấp (chiết khấu 0%) trong vòng một năm. Thông qua VinMart và VinEco, tập đoàn này khẳng định sẽ bao tiêu trọn gói, tổ chức hệ thống phân phối và kiểm soát chất lượng nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm sạch, an toàn và đa dạng với giá tốt nhất cho người tiêu dùng. Ngoài ra, Vingroup sẽ dành nguồn lực để phục hồi, xây dựng lại hệ thống đặc sản Việt Nam. Bên cạnh việc hỗ trợ các doanh nghiệp khác, tập đoàn này cũng cho biết sẽ trực tiếp tham gia vào lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng ở các mũi nhọn, bao gồm sản xuất thực phẩm, đồ uống và sản phẩm gia dụng, nội thất. Chính sách chiết khấu mới của các đơn vị bán lẻ thuộc Vingroup hoàn toàn trái ngược với động thái của Big C ngay sau khi ông lớn bán lẻ ngoại này thay chủ. Trước đó, trong công văn gửi hệ thống siêu thị Big C vào cuối tháng 4, Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết chuỗi siêu thị này đã đòi hỏi mức chiết khấu rất cao cho đợt ký kết hợp đồng mới, trung bình từ 17-25%, vượt ngưỡng có thể tồn tại của doanh nghiệp. Do vậy, các nhà cung cấp sẽ ưu tiên lựa chọn VinMart là đối tác của mình hơn các hãng bán lẻ khác. 3.2.4. Áp lực từ phía khách hàng. Giá cả tại VinMart được niêm yết sẵn nên quyền thương lượng từ phía khách hàng giảm đáng kể. Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng kĩ tính hơn khi lựa chọn mua hàng. Khách hàng có nhiều cơ hội để lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ với mức giá và chất lượng khác nhau. Ma trận sản phẩm – thị trường/khách hàng Sản phẩm Hiện tại Mới Thị trường Hiện tại -Khách hàng là VinMart là hệ người tiêu dung trong thống siêu thị phân phối nước ở tất cả các độ tuổi độc quyền sản phẩm khác nhau. rau sạch từ VinEco, đáp _Cung cấp những sản ứng nhu cầu tiêu dùng phẩm hàng hóa cần thiết ngày càng cao của cho đời sống hàng ngày. người tiêu dung : thực phẩm sạch, đảm bảo sức khỏe khi sử dụng. _ Tập đoàn Vingroup sẽ trực tiếp tham gia vào lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng ở các mũi nhọn, bao gồm sản xuất thực phẩm, đồ uống và sản phẩm gia dụng, nội thất và VinMart sẽ là hệ thống phân phối các sản phẩm mới này. Mới _ Tiếp tục mở rộng hệ thống siêu thị lực _ Dựa vào tiềm của tập đoàn VinMart tại các tỉnh Vingroup, trong tương thành trên cả nước, tăng lai, không chỉ mở rộng độ phủ sóng của thương hệ thống siêu thị trên hiệu, đưa thương hiệu tới phạm vi cả nước mà có gần hơn đối với người thể tiếp tục phát triển, tiêu dùng trên cả nước, đặt các chi nhánh tại tăng thị phần trên thị nước ngoài, thâm nhập trường nội địa. vào thị trường mới. _ Nếu tiếp tục sử dụng chính sách ưu đãi với mức chiết khấu thấp, VinMart còn có thể phân phối các sản phẩm tại nước sở tại, đối tượng khách hàng ngày càng được mở rộng hơn đối với VinMart =>Nâng cao vị thế doanh nghiệp cũng như của tập đoàn Vingroup Khách hàng của VinMart là tất cả những người tiêu dùng trong nước và có thể của cả nước ngoài. Với tiềm lực lớn mạnh của mình, Vingroup sở hữu những doanh nghiệp sản xuất được các sản phẩm tiêu dung thiết yếu, được kiểm tra cẩn thận, được đảm bảo về độ an toàn là nguồn cung cho hệ thống VinMart. Như vậy, người tiêu dùng cũng có thể nắm rõ được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, yên tâm tiêu dùng và có xu hướng yêu thích hệ thống siêu thị VinMart hơn. 3.2.5. Áp lực từ sản phẩm thay thế. Sản phẩm, dịch vụ thay thế của siêu thị. - Mạng lưới chợ truyền thống, các cửa hiệu nhỏ của từng địa phương, - Kênh truyền hình chuyên biệt về bán hàng TVShopping với phương thức mua sắm phổ biến trên thế giới bằng cách gọi điện, nhắn tin, fax, truy cập internet, tiết kiệm chi phí và thời gian. Áp lực của SP/DV thay thế gây ra cho VinMart ở khía cạnh về tập quán mua sắm của người dân, chưa quen với loại hình kinh doanh hiện đại như siêu thị nên tỉ trọng lợi nhuận cưa ngành siêu thị tại Hà Nội trên tổng doanh thu còn khá khiêm tốn. Ngoài ra, hình thức mua sắm qua truyền hình mới xuất hiện gây áp lực đối với doanh nghiệp về mức độ tiện lợi, sự tiết kiệm về chi phí đi lại, thời gian cũng như công sức phải bỏ ra khi đi mua hàng. Bảng tổng hợp môi trường ngành Nhân tố Kinh tế Việt Nam phát triển Độ quan trọng 0.1 Xếp loại 4 Điểm quan trọng 0.4 Giải thích Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2016 ước tính tăng 5,46% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,72%, đóng góp 2,33 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung; khu vực dịch vụ tăng 6,13%, đóng góp 2,48 điểm phần trăm; riêng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 1,23%, làm giảm 0,16 điểm phần trăm mức tăng trưởng chung. Tăng trưởng quý I năm nay cao hơn mức tăng của quý I các năm 2012-2014, nhưng có dấu hiệu chững lại so với mức tăng 6,12% của cùng kỳ năm 2015. Số liệu trên cho thấy, khu vực dịch vụ đóng góp nhiều nhất vào mức tăng trưởng chung. Một số ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực dịch vụ có mức tăng khá so với cùng kỳ năm trước: Bán buôn, bán lẻ tăng 7,52%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 5,99%; vận tải, kho bãi tăng 5,56%; thông tin và truyền thông tăng 8,21%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 4,75%; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 3,43%, là mức tăng cao nhất trong 5 năm gần đây Dân cư đông đúc 0.1 3 0.3 Thu nhập của người dân tăng 0.2 3 0.6 Thị trường bán lẻ phát triển 0.1 4 0.4 Dân số Việt Nam sắp chạm mốc 92 triệu người trong đó dân số ở thành thị chiếm 32,3%, đây là nguồn khách hàng đông đảo cho các loại hàng hóa tiêu dùng thiết yếu hằng ngày Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2016 ước tính là 2.200 USD (xấp xỉ 50 triệu đồng), cao hơn thu nhập bình quân đầu người 2.109 USD ( xấp xỉ 45.7 triệu đồng) năm 2015. Mức sống và nhận thức của người dân ngày càng cao nên xu hướng mua sắm tại siêu thị tăng lên Thị trường bán lẻ Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hệ thống siêu thị tổng hợp,các trung tâm mua sắm và các cửa hàng bách hóa có các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu và các sản phẩm trung – cao cấp với những phát triển mới sẽ đáp ứng đa dạng nhu cầu người tiêu dùng. Đặc biệt quy mô mở rộng thị trường bán lẻ tới vùng nông thôn ngày càng tăng Sự phát triển khoa học công nghệ 0.05 2 0.1 Kí kết hai hiệp định TPP và EVFTA 0.1 3 0.3 Môi trường chính trị ổn định 0.05 2 0.1 Cạnh tranh ngày càng gay gắt 0.1 4 0.4 Đe dọa từ các sản phẩm thay thế 0.05 2 0.1 cao Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, các siêu thị tại Việt Nam nhận thức rõ tầm quan trọng và đầu tư lớn cho việc tiếp cận, ứng dụng các công nghệ hiện đại vào hoạt động của mình Khi thực hiện cam kết theo TPP và EVFTA, các dòng thuế sẽ từng bước được xóa bỏ; trong đó, 65% số dòng thuế nhập khẩu sẽ giảm về 0% ngay khi hai Hiệp định này có hiệu lực. Như vậy, nguồn cung sẽ rất đa dạng, dồi dào và thúc đẩy hoạt động bán lẻ tiếp tục gia tăng, cũng như tạo điều kiện thuận lợi, có lợi hơn đối với người tiêu dùng. Môi trường chính trị ổn định tạo điều kiện cho các nhà bán lẻ yên tâm kinh doanh, mở rộng quy mô, đặc biệt Việt Nam có chính sách mở cửa thị trường bán lẻ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Trên thị trường hiện nay có rất nhiều siêu thị trong và ngoài nước mọc lên. Các doanh nghiệp đã và đang tập trung rầm rộ, tăng cường chủng loại hàng hóa, giảm giá sản phẩm dịch vụ và mở rộng các chương trình khuyến mại, tri ân khách hàng, cạnh tranh về giá Các sản phẩm, dịch vụ thay thế có thể chính là mạng lưới chợ truyền thống, các cửa hiệu nhỏ của từng địa phương, các cửa hàng giới thiệu các sản phẩm của các nhà sản xuất lớn, do bởi ảnh hưởng của tập quán mua sắm của người dân chưa quen đến loại hình kinh doanh hiện đại – siêu thị nên tỉ trọng lợi nhuận của ngành siêu thị tại Hà Nội trên tổng doanh thu còn khá khiêm tốn. Ngoài ra còn xuất hiện kênh truyền hình chuyên biệt về bán hàng TVShopping với phương thức mua sắm phổ biến trên thế giới bằng cách gọi điện, nhắn tin, fax, truy cập internet, tiết kiệm chi Nguồn hàng hóa 0.1 2 0.2 Lạm phát 0.05 3 0.15 Tổng 1 3.05 phí và thời gian Hiện nay nhu cầu về thực phẩm sạch và an toàn của người tiêu dùng tăng lên rất cao, đòi hỏi các siêu thị tìm kiếm được nguồn hàng hóa đầu vào đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Giá của thực phẩm như vậy khó cho các siêu thị có thể giữ được mức giá rẻ khi bán cho khách hàng bình quân 6 tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng lạm phát cơ bản (+1,8%) tương đối sát so với tốc độ tăng của lạm phát chung (+1,72%), qua đó cho thấy, chính sách tiền tệ vẫn đang được điều hành ổn định, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này góp phần tạo điều kiện thuận lợi tới hoạt động tiêu thụ hàng hóa của VinMart. Kết luận: Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng khá tốt tới hoạt động kinh doanh của VinMart
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan