Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiết kiệm điện của các doanh nghiệp du...

Tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiết kiệm điện của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh khánh hòa

.PDF
100
349
115

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG CAO THÀNH TUẤN PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH TIẾT KIỆM ĐIỆN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA – 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG CAO THÀNH TUẤN PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH TIẾT KIỆM ĐIỆN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60310105 Quyết định giao đề tài: 674/QĐ-ĐHNT ngày 29/8/2016 Quyết định thành lập HĐ: Ngày bảo vệ: Người hướng dẫn khoa học: GS. TS NGUYỄN TRỌNG HOÀI Chủ tịch Hội đồng: Khoa sau đại học: KHÁNH HÒA - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiết kiệm điện của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Nha Trang, Ngày tháng 12 năm 2016 Tác giả luận văn Cao Thành Tuấn LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất của quý khoa Sau Đại học, quý khoa Kinh tế trường Đại học Nha Trang. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của Giáo sư -Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hoài đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến sự giúp đỡ này. Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến các quý Thầy, quý Cô trường Đại Đại học Nha Trang đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt hai năm học vừa qua. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Nha Trang, ngày tháng 12 năm 2016 Tác giả luận văn Cao Thành Tuấn MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU: .............................................. iv DANH MỤC BẢNG:............................................................................................................ v DANH MỤC HÌNH ẢNH : ................................................................................................ vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN: ............................................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 2 4. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................ 3 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 3 5.1 Nghiên cứu định tính ................................................................................................ 3 5.2 Nghiên cứu định lượng ............................................................................................ 3 5.3 Phương pháp thu thập số liệu .................................................................................. 3 6. Ý nghĩa của nghiên cứu .................................................................................................. 4 6.1 Ý nghĩa khoa học .................................................................................................... 4 6.2 Ý nghĩa kinh tế ........................................................................................................ 4 6.3 Ý nghĩa xã hội ......................................................................................................... 4 7. Kết cấu của luận văn ...................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................................. 6 1.1 Giới thiệu ........................................................................................................................ 6 1.2 Hành vi người tiêu dùng ............................................................................................... 6 1.3 Hành vi tiêu dùng của doanh nghiệp.............................................................................. 8 1.4 Hành vi tiết kiệm điện của người tiêu dùng ................................................................... 9 1.5 Tiết kiệm năng lượng tích cực (Active Energy Efficiency)........................................ 11 1.6 Thay đổi hành vi ......................................................................................................... 12 1.7 Các mô hình nghiên cứu về ý định, hành vi tiêu dùng ................................................ 13 1.7.1 Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior) ....................................... 13 1.7.2 Mô hình hoạt động tiêu chuẩn (The norm activation model) .............................. 15 1.7.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu .................................. 16 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 25 i 2.1 Giới thiệu ..................................................................................................................... 25 2.2 Thiết kế nghiên cứu..................................................................................................... 25 2.3 Xây dựng thang đo ..................................................................................................... 26 2.4 Bảng câu hỏi điều tra .................................................................................................. 30 2.4.1 Thiết kế mẫu............................................................................................................. 30 2.4.2 Phân tích dữ liệu................................................................................................ 31 2.4.3 Đánh giá độ tin cậy thang đo ............................................................................. 32 2.4.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA ..................................................................... 33 2.4.5 Phân tích hồi quy đa biến .................................................................................. 34 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 37 3.1 Giới thiệu .................................................................................................................... 37 3.2 Mô tả mẫu nghiên cứu .............................................................................................. 37 3.3 Phân tích độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha ...................... 38 3.3.1 Thái độ ................................................................................................................ 38 3.3.2 Áp lực để kiểm soát hành vi ................................................................................ 39 3.3.3 Nhận thức hậu quả .............................................................................................. 39 3.3.4 Yếu tố tác động ................................................................................................... 40 3.3.5 Chuẩn mực đạo đức doanh nghiệp ....................................................................... 40 3.3.6 Nhận thức trách nhiệm ........................................................................................ 41 3.3.7 Ý định tiết kiệm điện ........................................................................................... 42 3.4 Phân tích nhân tố khám phá – EFA ............................................................................ 42 3.4.1 Phân tích nhân tố đối với các biến độc lập .......................................................... 43 3.4.2 Phân tích nhân tố đối với biến phụ thuộc ............................................................. 48 3.4.3 Khẳng định mô hình nghiên cứu .......................................................................... 50 3.5 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh: ................................................................................. 50 3.6 Kiểm định mô hình nghiên cứu................................................................................... 51 3.6.1 Kiểm định hệ số tương quan Pearson.................................................................. 51 3.6.2 Kiểm định giả thuyết .......................................................................................... 52 3.6.3 Thảo luận kết quả hồi quy ................................................................................... 54 3.7 Kiểm định Anova ......................................................................................................... 55 3.7.1 Phân tích sự khác biệt theo độ tuổi ...................................................................... 56 3.7.2 Phân tích sự khác biệt theo giới tính ................................................................... 57 3.7.3 Phân tích sự khác biệt theo trình độ học vấn ........................................................ 57 ii 4.1 Kết luận ....................................................................................................................... 59 4.2 Hàm ý quản trị và chính sách ...................................................................................... 60 4.2.1 Các hàm ý quản trị tiết kiệm điện từ phía doanh nghiệp ..................................... 60 4.2.2 Các hàm ý chính sách từ các nhà hoạch định (địa phương) ủng hộ ý định tiết kiệm điện của doanh nghiệp: ....................................................................................................... 61 4.2.3 Hạn chế của nghiên cứu ..................................................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO: ................................................................................................. 65 PHỤ LỤC iii DANH MỤC VIẾT CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU BVMT: Bảo vệ môi trường CEO: Chief Executive Officer, Giám đốc điều hành CM: Chuẩn mực đạo đức doanh nghiệp CSR: Corporate Social Responsibility, Trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp EFA: Exploratory Factor Analysis, Phân tích nhân tố khám phá EVN: Tập đoàn Điện lực Việt Nam KDDV: Kinh doanh dịch vụ KHPC: Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa KMO: Kaiser – Meyer – Olkin , Chỉ số xem xét sự thích hợp của EFA KS: Áp lực để kiểm soát hành vi NAM: The norm activation model, Mô hình hoạt động tiêu chuẩn NT: Nhận thức hậu quả SDNLHQ: Sử dụng năng lượng hiệu quả SPSS: Statistical Package for the Social Sciences, Phần mềm phân tích thống kê cho các ngành khoa học xã hội TD: Thái độ TKD: Ý định tiết kiệm điện TN: Nhận thức trách nhiệm TPB: Theory of Planned Behavior, Thuyết hành vi dự định TRA: Theory of Reasoned Action, Thuyết hành động hợp lý TTTN: Cơ chế thỏa thuận tự nguyện VIF: Variance inflation factor, Hệ số phóng đại phương sai YT: Yếu tố tác động iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Khái quát các mô hình ........................................................................................ 16 Bảng 2.1: Hai bước thực hiện trong thiết kế nghiên cứu ................................................... 26 Bảng 2.2: Thang đo thái độ ................................................................................................ 27 Bảng 2.3: Thang đo Áp lực để kiểm soát hành vi .............................................................. 27 Bảng 2.4: Thang đo Nhận thức về hậu quả ......................................................................... 28 Bảng 2.5: Thang đo Yếu tố tác động .................................................................................. 28 Bảng 2.6: Thang đo Chuẩn mực đạo đức doanh nghiệp ..................................................... 29 Bảng 2.7: Thang đo Nhận thức trách nhiệm ....................................................................... 29 Bảng 2.8: Thang đo Ý định tiết kiệm điện .......................................................................... 30 Bảng 2.9: Chuẩn bị dữ liệu cho việc phân tích .................................................................. 31 Bảng 2.10: Các bước phân tích nhân tố EFA ................................................................... 33 Bảng 2.11: Mô tả các biến trong phương trình hồi quy đa biến ........................................ 35 Bảng 3.1: Phân bố mẫu theo một số thuộc tính của người phỏng vấn .............................. 37 Bảng 3.2: Độ tin cậy thang đo “Thái độ” lần 1................................................................. 38 Bảng 3.3: Độ tin cậy thang đo “Thái độ” lần 2................................................................. 38 Bảng 3.4: Độ tin cậy thang đo “Áp lực để kiểm soát hành vi” ......................................... 39 Bảng 3.5: Độ tin cậy thang đo “Nhận thức hậu quả” ........................................................ 39 Bảng 3.6: Độ tin cậy thang đo “Yếu tố tác động” ........................................................... 40 Bảng 3.7: Độ tin cậy thang đo “Chuẩn mực đạo đức doanh nghiệp” .............................. 40 Bảng 3.8.1: Độ tin cậy thang đo “Nhận thức trách nhiệm” lần 1 ..................................... 41 Bảng 3.8.2: Độ tin cậy thang đo “Nhận thức trách nhiệm” lần 2 ..................................... 41 Bảng 3.9: Độ tin cậy thang đo “Ý định tiết kiệm điện” .................................................... 42 Bảng 3.10: Các biến quan sát độc lập được sử dụng trong phân tích nhân tố EFA đối với các biến độc lập............................................................................................................. 43 Bảng 3.11: Kiểm định KMO và Barlett’s ......................................................................... 45 Bảng 3.12: Bảng eigenvalues và phương sai trích ............................................................ 46 Bảng 3.13: Ma trận nhân tố với phương pháp xoay Principal Varimax ........................... 47 Bảng 3.14: Các biến quan sát phụ thuộc được sử dụng trong phân tích nhân tố EFA ..... 48 Bảng 3.15: Kiểm định KMO và Barlett’s đối với biến phụ thuộc .................................... 48 Bảng 3.16: Bảng eigenvalues và phương sai trích đối với biến phụ thuộc....................... 49 Bảng 3.17: Ma trận nhân tố ............................................................................................... 49 Bảng 3.18: Mô hình điều chỉnh qua kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân v tố khám phá ........................................................................................................................ 50 Bảng 3.19: Ma trận tương quan giữa các biến ................................................................... 51 Bảng 3.20: Bảng tóm tắt các hệ số hồi quy........................................................................ 52 Bảng 3.21: Tóm lược mô hình ........................................................................................... 52 Bảng 3.22: Kiểm định phương sai – ANOVA .................................................................. 53 Bảng 3.23: Bảng kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình ...................................... 53 Bảng 3.24: Tỷ lệ % đóng góp ảnh hưởng đến Ý định tiết kiệm điện ............................... 55 Bảng 3.25: Kiểm định phương sai giữa các độ tuổi.......................................................... 56 Bảng 3.26: Kiểm định phương sai - ANOVA độ tuổi .................................................... 56 Bảng 3.27: Kiểm định phương sai theo giới tính .............................................................. 56 Bảng 3.28: Kiểm định phương sai - ANOVA giới tính .................................................. 57 Bảng 3.29: Kiểm định phương sai giữa các nhóm trình độ học vấn................................. 57 Bảng 3.30: Kiểm định phương sai - ANOVA trình độ học vấn ..................................... 57 vi DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua ................................................................ 7 Hình 1.2: Mô hình hành động hợp lý –TRA ....................................................................... 14 Hình 1.3: Thuyết hành vi dự định ....................................................................................... 14 Hình 1.4: Mô hình hoạt động tiêu chuẩn ............................................................................ 15 Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................... 17 Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 25 Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh .......................................................................... 50 vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường trầm trọng; nguồn cung cấp điện thiếu hụt, mất cân đối, chưa đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước. Trong khi đó tại tỉnh Khánh Hòa, kinh tế du lịch tăng trưởng mạnh mẽ, điện năng tiêu thụ cho mục đích kinh doanh dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trên tổng sản lượng điện thương phẩm, và còn rất nhiều tiềm năng để tiết kiệm điện. Với nhận thức đó, đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiết kiệm điện của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” sẽ đưa ra một số giải pháp, nhằm định hướng việc sử dụng điện tiết kiệm và có hiệu quả hơn trong trong các doanh nghiệp du lịch tỉnh Khánh Hòa. Trên cơ sở các công trình nghiên cứu trước về ý định, hành vi tiêu dùng; tiết kiệm trong tiêu dùng, tiết kiệm điện năng tiêu thụ, tác giả đã thực hiện khảo sát, nghiên cứu theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện trên 250 doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, với đối tượng là các giám đốc, chủ doanh nghiệp. Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 để xác định vị trí ảnh hưởng của các nhóm nhân tố. Kết quả thu được trong nghiên cứu cho thấy rằng ý định tiết kiệm điện của doanh nghiệp du lịch được giải thích mạnh mẽ bởi các nhóm nhân tố: yếu tố môi trường tác động, áp lực để kiểm soát hành vi, nhận thức trách nhiệm, thái độ, chuẩn mực đạo đức doanh nghiệp và nhận thức hậu quả; mở ra nhiều khả năng cho việc tiết kiệm, sử dụng hiệu quả năng lượng điện trong doanh nghiệp du lịch tỉnh Khánh Hòa. Từ đó, tác giả gợi ý một số hàm ý quản trị tiết kiệm điện đối với doanh nghiệp như kiểm toán năng lượng, quản lý năng lượng, đầu tư thiết bị công nghệ mới, tham gia hiệp hội, phối hợp với cơ quan ban ngành địa phương, Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa; một số hàm ý chính sách đối với các nhà hoạch định (địa phương) ủng hộ ý định tiết kiệm điện của doanh nghiệp như hỗ trợ, có chính sách ưu đãi, xây dựng thể chế, cải thiện cơ sở hạ tầng, xây dựng hiệp hội, tuyên truyền quảng bá… Tuy nhiên do hạn chế của bản thân và giới hạn của nguồn lực, quy mô khảo sát so với tổng thể các doanh nghiệp còn nhỏ bé, đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót mà các nghiên cứu sau cần khắc phục. Từ khóa: ý định, tiết kiệm điện, doanh nghiệp du lịch viii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tiết kiệm điện luôn là vấn đề thiết thực đối với mỗi quốc gia, mỗi địa phương, mỗi doanh nghiệp và ngày càng trở nên quan trọng. Tiết kiệm điện vừa có tác dụng giảm chi phí, đồng thời góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên trong điều kiện nguồn năng lượng chỉ có hạn, môi trường ngày càng ô nhiễm nặng nề. “ Kết quả phân tích cho thấy, tỷ lệ sử dụng năng lượng hóa thạch so với tổng năng lượng sử dụng tăng nhanh từ mức 29,57% vào năm 1985 và đạt 71,05% trong năm 2011. Trong khi đó lượng khí CO2 thải ra cũng có diễn biến tương tự, từ mức 0,3595 tấn/người trong năm 1985 và đạt 1,7281 tấn/người vào năm 2010. Trung bình trong giai đoạn này mỗi người dân thải ra 0,74 tấn CO2 ” ( Phạm Hồng Mạnh, 2014). Việt Nam là nước đặc biệt chịu tác động của nguy cơ môi trường, liên quan tới thay đổi khí hậu. Tình trạng nước biển dâng cao có thể gây ngập cho 8,5% diện tích của Việt Nam, và khiến 1/5 dân số phải di chuyển chỗ ở, tức khoảng 20 triệu dân. Kết quả đánh giá sơ bộ bước tiến đến tăng trưởng xanh của Việt Nam cho thấy, Việt Nam đang gặp nhiều thách thức lớn trong việc xanh hóa nền kinh tế: năng suất phát thải CO2 và năng suất sử dụng điện giảm đáng kể, thể hiện một phần tính thiếu hiệu quả, lãng phí và công nghệ lạc hậu của nền kinh tế; tài nguyên nước sạch, rừng, và đất đai đang suy giảm và bị đe dọa nghiêm trọng; ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng ( Nguyễn Trọng Hoài, 2013). Trong khi đó, kinh tế Việt Nam trong bối cảnh mất cân đối của mạng lưới điện và sự tăng trưởng không ngừng nhu cầu, đặc biệt là nhu cầu về điện cho sản xuất và kinh doanh dịch vụ ngày càng tăng. Dự báo nhu cầu năng lượng của cả nền kinh tế và các ngành sản xuất, dịch vụ sẽ tăng khoảng 22 ÷ 25%/năm. Mặc dù đã triển khai nhiều dự án lớn nhằm xây dựng các nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện, song Chính phủ vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc đối phó với tình trạng thiếu điện như hiện nay. Theo thống kê của Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, trong 6 tháng đầu năm 2016, doanh thu du lịch toàn tỉnh ước đạt 3.599 tỷ đồng, đạt 46,7% kế hoạch năm và tăng 22,7% so với cùng kỳ. Doanh thu này đến từ các hoạt động như cho thuê phòng ngủ, dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển khách, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ ăn uống, bán hàng hóa và các dịch vụ khác. Cũng trong 6 tháng, toàn tỉnh đã đón tổng số hơn 2 triệu lượt khách lưu trú (tăng 15,1% so với cùng kỳ), trong đó lượt khách quốc tế đạt 5,22 triệu lượt (tăng 28,2% 1 so với cùng kỳ). Tổng lượt khách đến Nha Trang – Khánh Hòa tham quan đạt 8,4 triệu lượt. Điện năng sử dụng cho mục đích kinh doanh dịch vụ tại trung tâm thành phố Nha Trang là 112,08 triệu kWh/ 335,58 triệu kWh điện thương phẩm ( chiếm 33,4% ). Điện năng sử dụng cho mục đích kinh doanh dịch vụ tại tỉnh Khánh Hòa là 264,12 triệu kWh / 1.772,6 triệu kWh điện thương phẩm ( chiếm 14,9% ), tăng 14,9% so với năm 2014 ( Báo cáo SXKD KHPC, 2015). Chính vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề sử dụng và tiết kiệm điện trong các doanh nghiệp du lịch tại tỉnh Khánh Hòa hiện nay, nguyên nhân và kết quả của nó là hết sức cấp thiết, để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm định hướng việc sử dụng điện tiết kiệm và có hiệu quả hơn trong trong các doanh nghiệp du lịch tỉnh Khánh Hòa. Vậy thì yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định tiết kiệm điện của các doanh nghiệp du lịch tỉnh Khánh Hòa? Đó là lý do đã chọn đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiết kiệm điện của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” làm đề tài luận văn nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiết kiệm điện của các doanh nghiệp du lịch tỉnh Khánh Hòa, mức độ tác động của các yếu tố đến ý định tiết kiệm điện. Từ đó đưa ra các gợi ý hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch tỉnh Khánh Hòa sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả; Chính quyền địa phương, Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa thực hiện các biện pháp phối hợp, giúp đỡ hiệu quả. Nhằm đạt được mục tiêu tổng quát kể trên, các mục tiêu của nghiên cứu được xác định như sau: 1) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiết kiệm điện các doanh nghiệp du lịch tỉnh Khánh Hòa; 2) Gợi ý các chính sách tác động đến ý định tiết kiệm điện của các doanh nghiệp du lịch tỉnh Khánh Hòa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến ý định tiết kiệm điện tại các doanh nghiệp du lịch tỉnh Khánh Hòa. Đối tượng khảo sát là các chủ doanh nghiệp ( Giám đốc, CEO). Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thực hiện điều tra, khảo sát các doanh nghiệp du lịch tỉnh Khánh Hòa. Thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 07/2016 đến tháng 08/2016. 2 4. Câu hỏi nghiên cứu Với mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã trình bày, bài viết sẽ trả lời 3 câu hỏi nghiên cứu như sau: 1) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định tiết kiệm điện của các doanh nghiệp du lịch tỉnh Khánh Hòa hiện nay? 2) Mức độ tác động của các yếu tố này đến ý định tiết kiệm điện của các doanh nghiệp du lịch tỉnh Khánh Hòa? 3) Các giải pháp nào để khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp du lịch tỉnh Khánh Hòa sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả? 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Nghiên cứu định tính Sử dụng phương pháp thống kê mô tả; tham khảo các số liệu khách du lịch, cơ sở lưu trú của tỉnh Khánh Hòa; nguồn, lưới điện, tiêu thụ điện, tổn thất điện, giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa (KHPC); tham khảo các đề tài và nghiên cứu trước. Nghiên cứu này để khám phá, điều chỉnh và xây dựng bảng câu hỏi cũng như mô hình nghiên cứu dựa trên mô hình lý thuyết và bảng câu hỏi. Từ đó giúp xây dựng và xác định thang đo phù hợp. 5.2 Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu này được thực hiện thông qua phương pháp thăm dò trực tiếp ý kiến của khách hàng sử dụng điện là các chủ doanh nghiệp du lịch tỉnh Khánh Hòa. Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện. Để phục vụ cho công tác nghiên cứu định lượng thì luận văn có sử dụng một số phương pháp phân tích cụ thể:  Phương pháp phân tích độ tin cậy thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha;  Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis);  Phương pháp phân tích hồi quy đa biến và kiểm định các giả thuyết trong mô hình. 5.3 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua quá trình phỏng vấn trực tiếp các chủ doanh nghiệp du lịch bằng bảng câu hỏi; 3 Số liệu thứ cấp thu thập từ ngành điện Khánh Hòa trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến hết năm 2015. 6. Ý nghĩa của nghiên cứu 6.1 Ý nghĩa khoa học  Xây dựng được cơ sở dữ liệu tương đối chính xác và đầy đủ về hiện trạng sử dụng điện trong các doanh nghiệp du lịch tỉnh Khánh Hòa;  Giúp định hướng các giải pháp tiết kiệm điện trong các doanh nghiệp du lịch tỉnh Khánh Hòa;  Đề tài mang tính khả thi, thiết thực có thể áp dụng trên thực tế. 6.2 Ý nghĩa kinh tế  Cung cấp giải pháp tiết kiệm điện, tăng hiệu suất sử dụng điện;  Cung cấp phương pháp sử dụng điện hiệu quả mang lại lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp cũng như xã hội;  Tăng cường bình ổn kinh tế, xã hội, phát triển bền vững. 6.3 Ý nghĩa xã hội  Giúp cung cấp cho cộng đồng một lối sống mới an toàn, hợp lý, tăng cường về sức khỏe;  Giúp bảo vệ môi trường và duy trì bền vững nguồn tài nguyên. 7. Kết cấu của luận văn Phần mở đầu: Nội dung chương này sẽ trình bày các nội dung về lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp và kết cấu của luận văn. Chương 1: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Nội dung của chương này trình bày một số nghiên cứu, đề tài và bài báo nghiên cứu về ý định tiết kiệm điện và hành vi sử dụng điện của quốc tế làm cơ sở xây dựng bảng thang đo cho phù hợp. Bên cạnh đó, chương này sẽ trình bày các lý thuyết về mô hình hành vi dự định, mô hình về hoạt động tiêu chuẩn và ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định tiết kiệm điện của doanh nghiệp. Cuối cùng là đề xuất mô hình nghiên cứu và một số giả thuyết để kiểm định mô hình. 4 Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Nội dung chương này trình bày về phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng thang đo, cách đánh giá các thang đo về các khái niệm và cách kiểm định mô hình nghiên cứu cũng như các giả thuyết kèm theo. Chương 3 gồm bốn phần chính: (1) thiết kế nghiên cứu, (2) xây dựng thang đo sơ bộ cho các khái niệm trong mô hình nghiên cứu, (3) thực hiện nghiên cứu định tính (thực hiện trong bước nghiên cứu sơ bộ), (4) tiến hành nghiên cứu định lượng (thực hiện trong bước nghiên cứu chính thức). Chương 3: Kết quả nghiên cứu Nội dung của chương này gồm ba phần chính: Trước tiên, là phần mô tả mẫu khảo sát, kế đến là kết quả kiểm định thang đo thông qua phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA. Cuối cùng là kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu. Chương 4: Kết luận và hàm ý chính sách Nội dung chương này khẳng định các yếu tố tác động đến ý định tiết kiệm điện của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, gợi ý hàm ý quản trị và chính sách cho doanh nghiệp, địa phương và ngành điện Khánh Hòa trong việc thúc đẩy sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả trong các doanh nghiệp du lịch. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Giới thiệu Chương này sẽ trình bày tổng quan các lý thuyết về hành vi người tiêu dùng, hành vi tiêu dùng của doanh nghiệp, hành vi tiết kiệm điện của doanh nghiệp, tiết kiệm điện tích cực, thay đổi hành vi; các mô hình nghiên cứu về thuyết hành vi dự định, mô hình hành động hợp lý, mô hình hoạt động tiêu chuẩn. Từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết các yếu tố tác động tích cực đến ý định tiết kiệm điện của doanh nghiệp như thái độ, áp lực để kiểm soát, nhận thức hậu quả, yếu tố môi trường tác động, chuẩn mực đạo đức, nhận thức trách nhiệm. 1.2 Hành vi người tiêu dùng Hành vi người tiêu dùng chính là sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của con người, mà qua sự tương tác đó con người thay đổi cuộc sống của họ. Hay nói một cách khác, hành vi của người tiêu dùng bao gồm những suy nghĩ và cảm nhận mà con người có được, và những hành động mà họ thực hiện trong quá trình tiêu dùng. Những yếu tố như ý kiến của người tiêu dùng khác, quảng cáo, thông tin về giá cả, khuyến nghị…đều có thể tác động đến cảm nhận, suy nghĩ và hành vi của người tiêu dùng. Theo Kotler (1999), hành vi của người tiêu dùng là những hành vi cụ thể của một cá nhân, khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ dịch vụ. Hành vi người tiêu dùng có thể hiểu là những phản ứng có thể có của người tiêu dùng, trong quá trình lựa chọn, ra quyết định mua hàng hóa dịch vụ. Biết được hành vi của người tiêu dùng sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những sản phẩm, chiến lược kinh doanh phù hợp. Ngày nay các doanh nghiệp nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng với mục đích nhận biết nhu cầu, sở thích, thói quen… của họ. Cụ thể là xem họ muốn mua gì, tại sao họ mua sản phẩn và dịch vụ đó, họ mua như thế nào, mua ở đâu, mức độ ra sao để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp. Có thể tóm tắt phạm vi nghiên cứu hành vi người tiêu dùng qua hình 1.1. Quan điểm cơ bản về hành vi tiêu dùng của con người: Hành vi tiêu dùng của con người được hình thành từ nhiều yếu tố, hoàn cảnh khác nhau và cũng bị chi phối bởi rất nhiều những yếu tố khác. Con người có thể hành động theo lý tính (dựa vào kinh nghiệm và cần có tư duy, suy nghĩ ) và cũng có thể hành động theo cảm tính, hoàn toàn không theo quy luật và nguyên tắc nào cả. Vậy để giải quyết vấn 6 đề này, cần có các giả thuyết về con người trong nghiên cứu hành vi của họ. Paul Pellemans đưa ra các giả thuyết về con người dưới đây:  Con người theo đuổi lợi ích kinh tế;  Hành vi có điều kiện của con người;  Con người ý thức và vô thức;  Con người xã hội;  Con người được định hướng bởi sự lựa chọn có suy nghĩ;  Con người được xem xét trên các đặc tính cá nhân;  Tiêu dùng là quá trình mang tính biểu tượng; Các yếu tố bên ngoài Gia đình Tình huống Nhóm tham khảo Văn hóa Giai tầng xã hội NGƯỜI TIÊU DÙNG (lựa chọn, mua, tiêu dùng, loại bỏ sản phẩm) Động cơ Lĩnh hội Nhận thức Lối sống Thái độ Các yếu tố bên trong Hình 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua Nguồn: Nguyễn Ngọc Quang (2008) Herbert Simon (1957) đề xuất lý thuyết “bị chặn hợp lý” như một sự thay thế cho các mô hình toán học của việc ra quyết định. Ông xác định rằng “tính hợp lý trong quyết định của các cá nhân bị hạn chế bởi những thông tin mà họ có, nhận thức hạn chế của tâm trí họ và số lượng thời gian họ phải đưa ra quyết định hữu hạn”. Mô hình ra quyết định tiêu dùng đầu tiên được phát triển dựa trên niềm tin rằng, mọi người cố gắng tối đa hoá lợi ích của họ với một ngân sách hạn chế. Hansen (2007) khẳng định rằng “Người tiêu dùng trong thị trường phải có chủ quyền, và điều kiện tiên quyết đối với chủ quyền của người tiêu dùng là tự do tiêu dùng, trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Người tiêu dùng có quyền quyết định hàng hóa họ muốn mua, ở mức giá phù hợp với nhu cầu của mình” (Hansen và cộng sự, 2007). Đặc biệt là tâm lý tiêu dùng 7 (hành vi cá nhân và thói quen) quyết định những gì sẽ được tiêu thụ mà không bị giới hạn bởi ngân sách. 1.3 Hành vi tiêu dùng của doanh nghiệp Doanh nghiệp là tổ chức, tập thể. Quyết định, quyết sách thường được đưa ra sau khi đã bàn bạc kỹ lưỡng của số đông hoặc của cá nhân có năng lực chuyên môn cao. Trung tâm mua sắm bao gồm tất cả những thành viên của tổ chức, có giữ bất kỳ một vai trò nào trong sáu vai trò, thuộc quá trình thông qua quyết định mua hàng: Người sử dụng là những người sẽ sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đó. Trong nhiều trường hợp, người sử dụng đề xuất việc mua hàng và giúp xác định các quy cách kỹ thuật của sản phẩm; Người ảnh hưởng là những người có ảnh hưởng đến quyết định mua sắm. Họ thường giúp xác định quy cách kỹ thuật và cũng cung cấp thông tin để đánh giá các phương án. Các nhân viên kỹ thuật thường là những người ảnh hưởng quan trọng; Người quyết định là những người quyết định những yêu cầu về sản phẩm và về những người cung ứng; Người phê duyệt là những người phê chuẩn những đề nghị của người quyết định hay người mua; Người mua là những người chính thức được quyền lựa chọn người cung ứng và thương lượng những điều kiện mua hàng. Người mua có thể giúp hình thành những yêu cầu về quy cách sản phẩm, nhưng họ vẫn giữ vai trò chủ yếu trong việc lựa chọn người bán và thương lượng. Trong những trường hợp mua bán tương đối phức tạp, người mua có thể bao gồm cả những nhà quản trị cấp cao tham gia thương lượng; Người canh cổng là những người có quyền chặn không cho những người bán hay thông tin tiếp cận những thành viên của trung tâm mua sắm. Ví dụ các nhân viên cung ứng, nhân viên tiếp tân, và nhân viên tổng đài điện thoại có thể ngăn chặn không để nhân viên bán hàng tiếp xúc với những người sử dụng hay người quyết định. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định mua hàng của doanh nghiệp, bao gồm: Các yếu tố môi trường: Những người mua tư liệu sản xuất chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố trong môi trường kinh tế hiện tại và sắp tới, như mức cầu chủ yếu, quan điểm kinh tế, và giá trị của đồng tiền. Trong một nền kinh tế suy thoái, những người mua tư liệu sản xuất giảm bớt việc đầu tư vào nhà máy , thiết bị và dự trữ. Những người mua tư liệu sản xuất cũng chịu tác động trong môi trường của những sự phát triển về công nghệ, chính trị và cạnh tranh. Người hoạt động trên thị trường các doanh nghiệp phải theo dõi tất cả những lực lượng này, xác định xem chúng tác động như thế nào đến người mua và cố gắng biến những vấn đề thách thức thành những cơ hội. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất