Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các nông hộ trồng cam tại huyện ...

Tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các nông hộ trồng cam tại huyện yên thành, tỉnh nghệ an

.PDF
98
76
151

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG PHAN THẾ KHẢI PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA CÁC NÔNG HỘ TRỒNG CAM TẠI HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG PHAN THẾ KHẢI PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA CÁC NÔNG HỘ TRỒNG CAM TẠI HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 8310105 Quyết định giao đề tài: 410/QĐ-ĐHNT ngày 28/4/2017 Quyết định thành lập hội đồng: 1419/QĐ-ĐHNT ngày 28/11/2018 Ngày bảo vệ: 12/12/2018 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN NGỌC ThS. ĐẶNG HOÀNG XUÂN HUY Chủ tịch Hội Đồng: TS. PHẠM HỒNG MẠNH Phòng Đào tạo Sau Đại học: KHÁNH HÒA - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng cam trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Khánh Hòa, ngày 22 tháng 12 năm 2018 Tác giả Phan Thế Khải iii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng ban, quý thầy cô Khoa Kinh tế, Khoa Sau Đại học Trường Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành đề tài. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn của tôi, thầy TS. Nguyễn Văn Ngọc và ThS. Đặng Hoàng Xuân Huy, sự hướng dẫn tận tình của thầy đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến UBND huyện, Phòng Thống kê Yên Thành; UBND và Phòng nông nghiệp các xã: Đồng Thành, Minh Thành, Lý Thành, Mã Thành, Xuân Thành và Quý hộ nông dân thuộc huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thu thập thông tin, tài liệu phục vụ nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Khánh Hòa, ngày 22 tháng 12 năm 2018 Tác giả Phan Thế Khải iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv MỤC LỤC .......................................................................................................................v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................xi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..........................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................1 1.3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2 1.5. Ý nghĩa của đề tài .....................................................................................................2 1.6. Kết cấu của luận văn.................................................................................................3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ TRỒNG CAM............................................................................................4 2.1. Hộ gia đình và thu nhập của hộ gia đình ..................................................................4 2.1.1. Khái niệm về hộ gia đình và nông hộ....................................................................4 2.1.2. Kinh tế hộ gia đình ...............................................................................................5 2.1.3. Thu nhập của nông hộ ...........................................................................................7 2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ ......................................................8 2.2. Nghề trồng cam ......................................................................................................11 2.2.1. Đặc điểm của cây cam .........................................................................................11 2.2.2. Kỹ thuật trồng cam ..............................................................................................12 2.2.3. Hiệu quả kinh tế của cây cam..............................................................................13 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng cam ...............................15 2.3.1. Các yếu tố tự nhiên thuộc hệ sinh thái và môi trường.........................................15 2.3.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội .............................................................................16 2.3.3. Nhóm nhân tố kỹ thuật ..........................................................................................18 2.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu ....................................................................19 v 2.5. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nghề trồng cam.................................. 24 2.5.1. Kinh nghiệm từ tỉnh Hưng Yên........................................................................... 24 2.5.2. Kinh nghiệm từ huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An................................................. 25 2.5.3. Kinh nghiệm từ huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An ................................................. 25 2.6. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu ......................................................................... 27 2.6.1. Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 27 2.6.2. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................ 29 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 30 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 31 3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 31 3.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................... 31 3.1.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 31 3.1.3. Đời sống dân sinh................................................................................................ 33 3.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 33 3.2.1 Quy trình nghiên cứu............................................................................................ 33 3.2.2. Cách tiếp cận nghiên cứu .................................................................................... 34 3.3. Phương pháp chọn mẫu .......................................................................................... 36 3.4. Dữ liệu thu thập ...................................................................................................... 36 3.4.1. Loại dữ liệu ......................................................................................................... 36 3.4.2. Thu thập dữ liệu .................................................................................................. 36 3.5. Các phương pháp phân tích dữ liệu........................................................................ 37 3.5.1. Phương pháp thống kê mô tả............................................................................... 37 3.5.2. Phương pháp hồi quy tuyến tính bội ................................................................... 37 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 39 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................. 41 4.1. Thực trạng hoạt động trồng cam tại huyện Yên Thành, Nghệ An ......................... 41 4.1.1. Diện tích, sản lượng và thị trường....................................................................... 41 4.1.2. Hiệu quả của nghề trồng cam.............................................................................. 41 4.2. Kết quả phân tích từ số liệu sơ cấp ........................................................................ 43 4.2.1. Thống kê mô tả.................................................................................................... 43 4.2.2. Nguồn vốn hộ đang vay ...................................................................................... 47 4.2.3. Tình hình thu nhập của các nông hộ ................................................................... 48 vi 4.2.4. Thuận lợi, khó khăn của nghề trồng cam ............................................................49 4.2.5. Phân tích những yếu tố tác động đến thu nhập trồng cam của nông hộ..............50 4.2.6. Kiểm định các giả thuyết của mô hình ................................................................55 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ................................................................................................56 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............................................57 5.1. Bàn luận kết quả nghiên cứu ..................................................................................57 5.1.1. Mô hình đo lường ................................................................................................57 5.1.2. Mô hình lý thuyết ................................................................................................57 5.2. So sánh kết quả với một số nghiên cứu trước ........................................................58 5.3. Gợi ý một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập của nông hộ trồng cam tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An...................................................................................59 5.3.1. Quản lý đất đai.....................................................................................................59 5.3.2. Có biện pháp chia sẻ kinh nghiệm đến hộ trồng cam..........................................60 5.3.3. Nâng cao trình độ học vấn...................................................................................60 5.3.4. Tạo nguồn vốn cho các nông hộ vay để phục vụ cho hoạt động sản xuất ..........61 5.3.5. Tăng cường công tác tập huấn khuyến nông cho các nông hộ............................62 5.4. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo........................................63 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ................................................................................................63 KẾT LUẬN ...................................................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................65 PHỤ LỤC vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DIENTICH: Diện tích đất trồng cam HOCVAN: Trình độ học vấn của chủ hộ KINHNGHIEM: Kinh nghiệm trồng cam của chủ hộ KHUYENNONG: Tham gia tập huấn khuyến nông SOLAODONG: Số lao động tham gia trực tiếp trồng cam của chủ hộ UBND: Ủy ban nhân dân VONVAY: Khả năng tiếp cận vốn vay ưu đãi viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Phân hạng thích nghi đất cho cây cam..........................................................15 Bảng 2.2. Các yếu tố tác động đến thu nhập qua các kết quả nghiên cứu ....................23 Bảng 2.3. Định nghĩa các biến được đưa vào mô hình .................................................30 Bảng 4.1. Tổng hợp danh sách các xã trồng Cam tại huyện Yên Thành ......................41 Bảng 4.2. Diện tích, sản lượng cam trên địa bàn huyện Yên Thành.............................41 Bảng 4.3. Hiệu quả kinh tế từ việc trồng cam của huyện Yên Thành...........................42 Bảng 4.4. Kết quả mô tả nơi sinh sống của hộ ..............................................................43 Bảng 4.5. Kết quả mô tả giới tính chủ hộ trồng cam.....................................................43 Bảng 4.6. Kết quả thống kê mô tả theo nhóm tuổi chủ hộ trồng cam ...........................44 Bảng 4.7. Kết quả mô tả số người trong hộ...................................................................44 Bảng 4.8. Kết quả số lao động tạo ra thu nhập trong hộ ...............................................45 Bảng 4.9. Kết quả thống kê mô tả số lao động trực tiếp tham gia trồng cam ...............45 Bảng 4.10. Kết quả thống kê mô tả tỷ lệ được tập huấn ...............................................46 Bảng 4.11. Kết quả thống kê mô số lần tham gia tập huấn khuyến nông .....................46 Bảng 4.12. Đơn vị tập huấn khuyến nông cho các hộ trồng cam..................................46 Bảng 4.13. Diện tích trồng cam của các hộ...................................................................47 Bảng 4.14. Kết quả thống kê mô tả tỷ lệ được hỗ trợ từ Nhà nước ..............................47 Bảng 4.15. Kết quả thống kê mô tả tỷ lệ vay vốn để sản xuất ......................................47 Bảng 4.16. Kết quả thống kê mô tả nguồn vốn vay của các hộ trồng cam ...................48 Bảng 4.17. Kết quả thống kê mô tả tỷ lệ đáp ứng nguồn vốn vay cho sản xuất của các hộ trồng cam ..................................................................................................................48 Bảng 4.18. Thu nhập bình quân đầu người cả nông hộ/năm.........................................49 Bảng 4.19. Nguyên nhân khiến thu nhập của hộ trồng cam gặp khó khăn ...................49 Bảng 4.20. Thống kê giá trị các biến độc lập định lượng .............................................50 Bảng 4.21. Các hệ số hồi quy ........................................................................................51 Bảng 4.22. Kết quả phân tích ANOVA.........................................................................51 Bảng 4.23. Tóm tắt mô hình ..........................................................................................53 Bảng 4.24. Kết quả kiểm định các giả thuyết của nghiên cứu ......................................56 Bảng 5.1. Vị trí quan trọng của các nhân tố ..................................................................58 ix DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất..........................................................................29 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu.....................................................................................34 Hình 4.1. Đồ thị phân phối phần dư của mô hình hồi quy ............................................52 Hình 4.2. Biểu đồ Scatterplot phần dư của mô hình hồi quy ........................................53 x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Nghiên cứu này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng cam trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Nghiên cứu này nhằm mục đích nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng cam tại huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An, trên cơ sở đó đề xuất các hàm ý chính sách để nâng cao thu nhập cho nông hộ trồng cam trên địa bàn. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp dựa trên số liệu điều tra từ bảng câu hỏi phát ra cho 88 nông hộ (thu về hợp lệ được 85 phiếu đạt yêu cầu) tại huyện Yên Thành từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2018 và phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến với mô hinh hồi quy gồm biến phụ thuộc là biến thu nhập nông hộ và 6 biến độc lập bao gồm: trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất trồng cam, khả năng tiếp cận vốn vay ưu đãi, kinh nghiệm trồng cam của chủ hộ, số lao động trực tiếp tham gia trồng cam và tham gia tập huấn khuyến nông. Kết quả phân tích cho thấy yếu tố diện tích trồng cam có vị trí quan trọng nhất trong các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng cam tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An; tiếp theo là kinh nghiệm, học vấn của chủ hộ, vốn vay, số lao động trực tiếp tham gia trồng cam và khuyến nông. Từ cơ sở lý thuyết và tổng quan những nghiên cứu có liên quan tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng cam tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Các biến được đưa vào mô hình là Trình độ học vấn của chủ hộ, Kinh nghiệm trồng cam của chủ hộ, Số lao động tham gia trực tiếp trồng cam trong hộ, Diện tích đất trồng cam, Khả năng tiếp cận vốn ưu đãi và Tham dự tập huấn khuyến nông. Chương này cũng đã biện luận mối quan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu để tiến hành xây dựng các giả thuyết nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi đặt ra. Nghiên cứu đã xây dựng quy trình nghiên cứu; trình bày phương pháp nghiên cứu gồm nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm và phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua hình thức phát bản hỏi với bảng hỏi chi tiết đã được chuẩn bị sẵn, với số lượng mẫu được đưa vào nghiên cứu chính thức là 85 mẫu. Tác giả đã tiến hành ước lượng mô hình hồi quy với các biến độc lập là diện tích đất trồng cam, trình độ học vấn của chủ hộ, kinh nghiệm trồng cam của chủ hộ, số xi lao động trực tiếp tham gia trồng cam, số lần tham dự tập huấn khuyến nông và khả năng tiếp cận vốn vay ưu đãi của nông hộ. Nghiên cứu cũng đã tiến hành kiểm định các giả thuyết nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra. Kết quả trên là những cơ sở để đưa ra các gợi ý chính sách nâng cao thu nhập cho nông hộ trồng cam tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Dựa trên những kết quả nghiên cứu đó, đề tài đã đề xuất một số gợi ý chính sách để cải thiện thu nhập, mức sống cho nông hộ trồng cam tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, bao gồm: chính sách về giáo dục và đào tạo, chính sách đất đai, giải quyết sinh kế, tạo việc làm cho người dân, chính sách về vốn và một số chính sách khác như đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện xen canh, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi,... Từ khóa: Nhân tố ảnh hưởng, thu nhập, nông hộ trồng cam, Yên Thành, Nghệ An. xii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới là chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước; Góp phần quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa của chính quyền tỉnh Nghệ An nói chung và huyên Yên Thành nói riêng. Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Thành đã đạt được những kết quả quan trọng: Năng suất, sản lượng lương thực ổn định, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên, đời sống nhân dân được cải thiện. Tuy nhiên, cùng với biến đổi khí hậu toàn cầu và tập quán canh tác hiện nay của nông dân, sản xuất nông nghiệp đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức. Năm 2007, huyện Yên Thành bắt đầu đưa cây cam vào trồng thử nghiệm trên địa bàn huyện, ban đầu tập trung phát triển ở 4 hộ với quy mô diện tích 4 ha tập trung ở xã Đồng Thành, năm 2008 huyện tiếp tục chỉ đạo mở rộng 5 ha (UBND huyện Yên Thành 2017). Qua kết quả trồng thử, nhận thấy cam là cây có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương; huyện tiếp tục chỉ đạo mở rộng diện tích bằng việc quy hoạch vùng sản xuất, chuyển đổi diện tích trồng màu, trồng sắn, đất rừng kém hiệu quả chuyển sang trồng cam; đồng thời ban hành các chính sách để khuyến khích các hộ dân tham gia trồng cam. Đến nay, toàn huyện đã có gần 180 ha quy mô tập trung với 88 hộ dân tham gia sản xuất, tập trung ở các xã Đồng Thành, Minh Thành, Lý Thành, Mã Thành, Xuân Thành; đồng thời đã thành lập được HTX sản xuất cam trên địa bàn huyện nhằm liên kết các hộ sản xuất cam lại với nhau. Về giá trị thu nhập từ trồng cam cao hơn nhiều lần so với trồng các cây trồng khác. Năng suất bước đầu thu được 40 tấn/ha, giá trị thu nhập đạt mức khá cao, mang lại cuộc sống khá ổn định cho các nông hộ. Nhận thấy tầm quan trọng của việc nâng cao thu nhập trong việc trồng cam của các hộ dân tại huyện Yên Thành, tôi đã lựa chọn đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng cam trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An” làm luận văn thạc sĩ của mình. Đề tài này nhằm giúp các nông hộ đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập trong sản xuất cam để nâng cao đời sống, đem lại thu nhập cao cho người dân. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng cam trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ tại địa phương. 1 Mục tiêu cụ thể Thứ nhất, xác định những nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của các nông hộ trồng cam. Thứ hai, phân tích tác động của những nhân tố đó ảnh hưởng đến thu nhập của các nông hộ trồng cam. Thứ ba, đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập cho các nông hộ trồng cam trên địa bàn nghiên cứu. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Những nhân tố chủ yếu nào ảnh hưởng đến thu nhập của các nông hộ trồng cam? - Các nhân tố đó tác động như thế nào đến thu nhập của các nông hộ trồng cam? - Các hàm ý chính sách nào cần xây dựng nhằm nâng cao thu nhập cho các nông hộ trồng cam? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Thu nhập và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng cam trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: đề tài tập trung khảo sát trên địa bàn 5 xã trồng cam tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An gồm Đồng Thành, Minh Thành, Lý Thành, Mã Thành, và xã Xuân Thành. - Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn như: Chi cục thống huyện Yên Thành, Cục thống kê tỉnh Nghệ An, báo cáo tình hình kinh tế-xã hội của huyện Yên Thành,… Số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 4 đến tháng 8/2018. 1.5. Ý nghĩa của đề tài Về mặt khoa học Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến thu nhập của nông hộ trồng cây ăn quả lâu năm, đặc biệt là trong lĩnh vực trồng cam trên địa bàn của vùng đất nửa trung du miền núi, nửa đồng bằng như huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Về mặt thực tiễn Luận văn xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố như thế nào đến thu nhập các nông hộ trồng cam, làm luận cứ khoa học giúp các nhà quản lý đề ra những chính sách phù hợp nhằm nâng cao thu nhập cho các nông hộ 2 trồng cam tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các nông hộ trồng cam tại các vùng địa lý khác. 1.6. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần như: Trích yếu luận văn, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,... Luận văn được chia thành 5 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu Chương này nhằm xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu và cấu trúc của luận văn. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về thu nhập của nông hộ trồng cam Nội dung của chương này tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Từ đó, tác giả đưa ra các khái niệm liên quan về nông hộ, kinh tế hộ gia đình, thu nhập nông hộ. Trên cơ sở lý thuyết và các công trình nghiên cứu có liên quan, tác giả sẽ đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương này tập trung vào quy trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu sẽ được sử dụng trong nghiên cứu. Ngoài ra, chương trình bày các dữ liệu và phương pháp phân tích dữ liệu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Nội dung chính của chương là tiến hành nghiên cứu, phân tích và đưa ra những kết quả cụ thể liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập. Từ đó, có những thảo luận về kết quả của nghiên cứu và so sánh với kết quả của các nghiên cứu trước đó. Chương 5: Bàn luận kết quả và hàm ý chính sách Dựa trên những kết quả đã đạt được ở chương 4, chương cuối này sẽ đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao thu nhập nông hộ. Đồng thời, những thiếu sót và hạn chế của đề tài cũng được đề cập trong chương này. 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ TRỒNG CAM 2.1. Hộ gia đình và thu nhập của hộ gia đình 2.1.1. Khái niệm về hộ gia đình và nông hộ 2.1.1.1. Hộ gia đình Theo John McGee (1989), hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc, hay không cùng chung huyết tộc, ở chung trong một mái nhà, ăn chung một mâm cơm và có chung một ngân quỹ. Trong khi đó Alan Charles Raul (1989) cho rằng, hộ là một tập hợp những người cùng chung huyết tộc, có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra vật phẩm để bảo tồn chính bản thân họ và cộng đồng. Hộ có những đặc điểm sau: có chung hay không chung huyết tộc và quan hệ hôn nhân, cùng sống chung hoặc không cùng sống chung dưới một mái nhà, có chung ngân quỹ, cùng ăn chung, cùng tiến hành sản xuất chung. Về khái niệm gia đình, Phạm Thị Hương Dịu (2009) lập luận rằng gia đình là nhóm người cùng huyết tộc và hôn nhân. Gia đình hạt nhân: 1 vợ, 1 chồng và các con là đơn vị cơ bản của xã hội. Gia đình mở rộng gồm nhiều thế hệ khác nhau sống dưới một mái nhà. Một gia đình có thể bao gồm nhiều hộ. Gia đình có trách nhiệm và nghĩa vụ đảm bảo đời sống cho các thành viên của nhóm. Gia đình là cơ sở của hộ vì chứa đựng các yếu tố để hình thành các loại hộ khác nhau. Tác giả Hương Dịu đã phân biệt hộ và gia đình như sau: (a) Gia đình: có mối tương quan về mặt xã hội như khía cạnh sinh học truyền thống, hôn nhân; (b) Hộ: là một đơn vị kinh tế nhỏ nằm trong một nền kinh tế nói chung; (c) Hộ được coi là Gia đình khi các thành viên có quan hệ huyết thống và hôn nhân; (d) Gia đình được coi là Hộ khi các thành viên có chung cơ sở kinh tế. Vương Thị Vân (2009) thì đưa ra 3 tiêu thức chính thường được nói đến khi định nghĩa khái niệm hộ gia đình: có quan hệ huyết thống và hôn nhân; cùng cư trú; có cơ sở kinh tế chung. Tác giả cũng cho rằng, đại đa số các hộ ở Việt Nam đều gồm những người có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống. Vì vậy, khái niệm hộ thường được hiểu đồng nghĩa với gia đình, nhiều khi được gộp thành khái niệm chung là hộ gia đình. Trong khi đó, Võ Thành Nhân (2011) lại cho rằng hộ gia đình là một hoặc một nhóm người ăn chung, ở chung trong một chỗ ở từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng qua và có chung quỹ thu chi. 4 2.1.1.2. Nông hộ Trần Xuân Long (2009): Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn, vì tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện qua sự hoạt động của hộ nông dân. Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả nghề rừng, nghề cá, và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn. Trong các hoạt động phi nông nghiệp khó phân biệt các hoạt động có liên quan đến nông nghiệp và không có liên quan đến nông nghiệp. Gần đây có một khái niệm rộng hơn là hộ nông thôn, tuy vậy giới hạn giữa nông thôn và thành thị cũng là một vấn đề còn đang tranh luận. Khái niệm hộ nông dân gần đây được định nghĩa như sau: “Nông dân là các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao” (Frank Ellis 1988). Hộ nông dân có những đặc điểm sau: Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng. Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ tự cấp, tự túc, trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân và thị trường. Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau khiến khó giới hạn thế nào là một hộ nông dân. FAO (2014) định nghĩa nông hộ là những hộ có các hoạt động trong nghề trồng trọt, nghề rừng, nghề cá, nghề chăn nuôi và nghề nuôi trồng thủy sản. Các sản phẩm nông nghiệp được hình thành thông qua quá trình quản lý và tổ chức sản xuất bởi các thành viên trong gia đình và phần lớn chủ yếu dựa vào lao động nhà, bao gồm cả nam lẫn nữa. 2.1.2. Kinh tế hộ gia đình 2.1.2.1. Khái niệm Trên thế giới, có nhiều khái niệm về kinh tế hộ, nhưng khái niệm được nhiều người đồng thuận và biết đến là của Frank Ellis (1988), tác giả lập luận rằng kinh tế hộ nông dân là các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ đất, sử dụng sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn 5 nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường, hoạt động với một trình độ không hoàn chỉnh (Vương Thị Vân 2009). Ở Việt Nam, kể từ khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 10/NQ-TW ngày 05/4/1988 về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, với mục đích giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn, chuyển giao đất đai và các tư liệu sản xuất khác cho hộ nông dân quản lý và sử dụng lâu dài, thì các hộ nông dân đã trở thành những đơn vị tự chủ trong sản xuất nông nghiệp, tức là thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế cơ sở (gọi là kinh tế hộ gia đình). Từ đó, các hộ gia đình được tự chủ trong sản xuất kinh doanh, được toàn quyền trong điều hành sản xuất, sử dụng lao động, mua sắm vật tư kỹ thuật, hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do họ làm ra. Như vậy, có thể hiểu kinh tế hộ gia đình là một tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu của hộ gia đình, trong đó các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định (Mai Thị Thanh Xuân & Đặng Thị Thu Hiền 2013). Trong tiến trình xây dựng Nông thôn mới, khái niệm kinh tế hộ gia đình được hiểu rằng đây là một lực lượng sản xuất quan trọng ở nông thôn Việt Nam. Hộ gia đình nông thôn thường sản xuất, kinh doanh đa dạng, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh ngành nghề phụ (Đỗ Văn Quân 2014). 2.1.2.2. Đặc điểm của kinh tế hộ gia đình Theo Đinh Văn Quảng (2006) đã nêu lên đặc điểm nổi bật của kinh tế hộ gia đình là có một trong các thành viên của kinh tế hộ gia đình đồng thời là chủ hộ. Trong hoạt động kinh tế, gia đình có thể tiến hành tất cả các khâu của quá trình sản xuất và tái sản xuất. Chủ hộ điều hành toàn bộ mọi quá trình sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động của mình. Ở nước ta, kinh tế hộ gia đình phát triển chủ yếu ở nông thông, thường gọi là kinh tế hộ gia đình nông dân, còn ở thành thị gọi là các hộ tiểu thủ công nghiệp. Để phân biệt kinh tế hộ nông dân với các hình thức kinh tế khác thì Vương Thị Vân (2009) đã đưa ra 3 đặc điểm chính như sau: tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai; lao động sản xuất chủ yếu là các thành viên trong hộ tự đảm nhận và sức lao động của các thành viên trong hộ không được xem là lao động dưới hình thái hàng hóa, họ không có khái niệm tiền công, tiền lương và cuối cùng là tiền vốn chủ yếu do họ tự tạo ra từ sức lao động của họ. 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất