Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của sinh viên tại trường đại...

Tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của sinh viên tại trường đại học bà rịa vũng tàu

.PDF
82
1
149

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU  TRẦN THỊ THẢO PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU TÍN DỤNG CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 834.01.01 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Vân Anh Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 02-2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU  TRẦN THỊ THẢO PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU TÍN DỤNG CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 834.01.01 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Vân Anh Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 02-2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của sinh viên tại Trường Đại học Bà Rịa -Vũng tàu” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng đẫn của TS. Nguyễn Vân Anh. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người thực hiện Luận văn Trần Thị Thảo i LỜI CÁM ƠN Tác giả chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu đã tận tình hỗ trợ tác giả hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn. Tác giả dành sự tri ân sâu sắc đến TS Nguyễn Vân Anh, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tác giả hoàn thành luận văn của mình. Ngoài ra, tác giả xin cảm ơn các quý đồng nghiệp đã hỗ trợ nhiệt tình trong quá trình thực hiện khảo sát. Cuối cùng, tác giả vô cùng biết ơn gia đình của mình vì đã luôn động viên, giúp đỡ về mặt tinh thẫn lẫn vật chất cho tác giả trong thời gian thực hiện đề tài của mình. Người thực hiện luận văn Trần Thị Thảo ii TÓM TẮT Luận văn “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của sinh viên Trường Đại học Bà Rịa -Vũng tàu” được thực hiện nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến nhu cầu vay vốn của sinh viên tại trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đã xác định được 6 yếu tố bao gồm (1) Chi phí học tập, (2) Chi phí sinh hoạt, (3) Thu nhập của sinh viên, (4) Số lượng thành viên trong gia đình đang đi học, (5) Đối tượng hộ gia đình của sinh viên, (6) Chỗ ở của sinh viên. Sau quá trình khảo sát, thống kê đã lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, có 6 biến đưa vào mô hình thì cả 6 biến đều có ý nghiã thống kê. Trong đó có 1 biến nghịch chiều và 5 biến thuận chiều với nhu cầu vay vốn của sinh viên. Phương trình hồi quy có dạng: NCVAY = 0.77 + 0.239CPHT + 1.274CPSH - 0.31TNSV + 0.172SLTV + 0.253DTGD + 0.022NOSV Chi phí học tập (β1 = 0.239), khi các yếu tố khác không đổi, chi phí học tập tăng lên 1 triệu đồng thì nhu cầu vay vốn của sinh viên tăng lên 239.000 đ/tháng. Chi phí sinh hoạt (β2 = 1.274), khi các yếu tố khác không đổi, chi phí sinh hoạt tăng lên 1 triệu đồng thì nhu cầu vay vốn của sinh viên tăng lên 1.274.000 đ/tháng. Thu nhập sinh viên (β3 = -0.31), khi các yếu tố khác không đổi, thu nhập sinh viên tăng lên 1 triệu đồng thì nhu cầu vay vốn của sinh viên giảm 310.000 đ/tháng. Số lượng thành viên (β4 = 0.172), khi các yếu tố khác không đổi, số lượng thành viên trong gia đình tăng thêm 1 người đi học thì nhu cầu vay vốn của sinh viên tăng thêm 272.000 đ/tháng. Đối tượng gia đình (β5 = 0.253), khi các yếu tố khác không đổi, đối tượng gia đình là hộ nghèo, cận nghèo sẽ có nhu cầu vay vốn cao hơn các đối tượng khác là 253.000 đồng/tháng. Nơi ở sinh viên (β6 = 0.022), khi các yếu tố khác không đổi, nơi ở sinh viên ở nhà trọ sẽ có nhu cầu vay vốn cao hơn đối với sinh viên ở KTX hoặc người thân là 22.000 iii đồng/tháng. Mức độ giải thích của các nhân tố ảnh hướng đến nhu cầu vay của sinh viên BVU là 75,05%. Vì vậy, P>|t| p-value, giá trị này bé hơn 5% (0.05) mối quan hệ giữa biến độc lập này và biến phụ thuộc có ý nghĩa thống kê. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số hàm ý quản trị giúp sinh viên Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn, hạn chế sinh viên bỏ học hàng năm. Đồng thời các tổ chức tín dụng nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay. Ngoài ra nghiên cứu củng đưa ra các hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai. iv CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 28 tháng 02 năm 2021 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Trần Thị Thảo Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 20/11/1983 Nơi sinh: Đắc Lắc Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: I- Tên đề tài: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của sinh viên Trường Đại học Bà Rịa -Vũng tàu. II- Nhiệm vụ và nội dung: Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của sinh viên. Từ đó tiến hành khảo sát điều tra, xử lý số liệu để lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến nhu cầu tín dụng của sinh viên Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu. Qua đó, nghiên cứu đề xuất hàm ý quản trị với mục tiêu giúp sinh viên tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn. Đồng thời giúp các tổ chức tín dụng nâng cao hiệu quả cho vay. III- Ngày giao nhiệm vụ: IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Vân Anh CÁN BỘ HƯỚNG DẪN VIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................i LỜI CÁM ƠN...........................................................................................................ii TÓM TẮT ............................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................x DANH MỤC BIỀU ĐỒ...........................................................................................ii DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... iii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI ................................................................5 1.1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................5 1.2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................5 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................. 5 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 6 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................6 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................6 1.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................6 1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu ....................................................................................7 1.7. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................7 TÓM TẮT CHƯƠNG 01 ................................................................................ 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................9 2.1 Một số vấn đề liên quan đến tín dụng ...............................................................9 2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến tín dụng .............................................. 9 2.1.2 Đặc trưng của tín dụng ......................................................................... 11 2.2. Vai trò của tín dụng và tín dụng sinh viên .....................................................12 2.2.1. Vai trò của tín dụng ............................................................................. 12 2.2.2. Vai trò của tín dụng sinh viên ............................................................. 12 2.3. Các hình thức và tổ chức tín dụng ..................................................................14 2.3.1. Các hình thức tín dụng và tín dụng sinh viên ...................................... 14 vi 2.3.2. Các tổ chức tín dụng ............................................................................ 15 2.3.3. Đặc điểm của tín dụng sinh viên ......................................................... 16 2.3.4. So sánh tín dụng ngân hàng và tín dụng sinh viên. ............................. 18 2.3.5. Các chương trình tín dụng sinh viên hiện nay. .................................... 19 2.3.5. Quy trình tín dụng sinh viên ................................................................ 27 2.4. Nhu cầu chi cho quá trình học tập của sinh viên ...........................................28 2.4.1. Chi phí sinh hoạt .................................................................................. 28 2.4.2. Học phí ................................................................................................ 29 2.4.3. Nhu cầu khác ...................................................................................... 30 2.5. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ..................................................................31 2.5.1. Giới thiệu về Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu ................................ 31 2.5.2. Các kết quả nghiên cứu liên quan ....................................................... 34 2.6. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................39 2.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn sinh viên ...................................40 TÓM TẮT CHƯƠNG 02 ......................................................................................43 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU...........................................................44 3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................44 3.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................45 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính...................................................... 45 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng .................................................. 45 3.2.3 Phương pháp chọn mẫu phân tầng ....................................................... 46 3.2.4. Tiêu chí chọn mẫu ............................................................................... 46 3.2.5. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 46 3.2.6. Quy trình xử lý dữ liệu ........................................................................ 47 3.2.7. Phân tích hồi quy ................................................................................. 47 vii 3.2.8. Kiểm định mô hình .............................................................................. 48 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................52 4.1. Thông tin về mẫu khảo sát ..............................................................................52 4.2. Giới tính ...........................................................................................................52 4.3. Năm đang học ..................................................................................................52 4.4 Thống kê mô tả .................................................................................................53 4.5. Kết quả kiểm định mô hình : ..........................................................................55 4.5.1. Kết quả hồi quy ................................................................................... 55 4.5.2. Hiện tượng đa cộng tuyến ................................................................... 58 4.5.3. Phương sai số ....................................................................................... 58 4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu..........................................................................59 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN & HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................61 5.1 Hàm ý quản trị ..................................................................................................61 5.1.1. Tăng hạn mức cho vay ........................................................................ 61 5.1.2. Tăng số lần giải ngân........................................................................... 61 5.1.3 Ổn đình nguồn vốn vay ........................................................................ 61 5.2. Kiến nghị..........................................................................................................62 5.2.1 Về phía Nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội. ............................... 62 5.2.2. Về phía chính quyền địa phương ......................................................... 62 5.2.3 Về phía nhà trường ............................................................................... 62 5.2.4 Về phía sinh viên và gia đình ............................................................... 63 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo........................................63 5.3.1 Tác giả nhận thấy đề tài còn những hạn chế sau .................................. 63 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo: ................................................................ 63 5.4. Kết Luận...........................................................................................................64 viii TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................66 PHỤ LỤC 01: BẢNG KHẢO SÁT ......................................................................68 PHỤ LỤC 02: KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU ......................................................70 ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BRVT: Bà Rịa – Vũng Tàu CPHT: Chi phí học tập BVU:Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu CPSH: Chi phí sinh hoạt HSSV: Học sinh, sinh viên TNSV: Thu nhập sinh viên NHCSXH: Ngân hàng Chính sách xã hội SLTV: Số lượng thành viên TDSV:Tín dụng sinh viên DTGD: Đối tượng gia đình P. QLCSVC: Phòng quản lý cơ sở vật chất NOSV: Nơi ở sinh viên HĐ: Hợp đồng x DANH MỤC BIỀU ĐỒ Hình Nội dung Trang Biểu đồ 2.1 Thống số lượng sinh viên vay vốn qua các năm 2017->2019 51 Biểu đồ 4.1 Cơ cấu giới tính trong mẫu nghiên cứu 74 Biểu đồ 4.2 Cơ cấu năm sinh viên đang theo học trong mẫu nghiên cứu 75 Biểu đồ 4.3 Tình hình số lượng thành viên đi học trong hộ gia đình 79 ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội dung Trang Bảng 2.1 Số tiền giải ngân hàng tháng cho sinh viên từ năm 2007- 2019 34 Bảng 2.2 Quy trình cho vay tín dụng sinh viên thông qua hộ gia đình 44 Bảng 2.3 Thống kê số lượng sinh viên vay vốn từ 2017-2019 52 Bảng 2.4 Tóm tắt một số nghiên cứu có liên quan 56 Bảng 2.5 Diễn giải các biến độc lập trong mô hình nhu cầu vay vốn. 62 Bảng 3.1 Mô hình hiện tượng đa cộng tuyến 71 Bảng 4.1 Mô tả số liệu về tình hình chi phí và thu nhập của sinh viên 75 Bảng 4.2 Tổng hợp đặc điểm từ 201 sinh viên khảo sát 76 Bảng 4.3 Số lượng sinh viên vay vốn theo phiếu điều tra 77 Bảng 4.4 Kết quả hồi quy 78 Bảng 4.5 Mô hình đa cộng tuyến 80 Bảng 4.6 So sánh kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thanh Nhã, 2015 iii 83-84 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Nội dung Trang Hình 2.1 Quy trình vay vốn tín dụng sinh viên Ngân hàng Chính sách Xã Hội 45 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 64 iv CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài Với sứ mệnh Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu là trường đại học định hướng ứng dụng, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, đa ngành, đa lĩnh vực, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và cả nước. Để có được nguồn nhân lực này cần có sự chung tay góp sức không chỉ nhà nhà trường, phụ huynh, học sinh sinh viên còn có cả sự hỗ trợ từ phía tổ chức khác như các ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính...trong việc thực hiện chương trình cho vay vốn sinh viên. Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu tổ chức giảng dạy 3 học kỳ trong 1 năm học, tạo áp lực không nhỏ về học phí, chi phí sinh hoạt của sinh viên khi không có nhiều thời gian để làm thêm nhất là đối với sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Để trang trải chi phí; học tập, sinh viên phải vừa đi học vừa đi làm, từ đó ảnh hưởng đến kết quả học tập, kéo dài thời gian học, thậm chí bỏ học. Hàng năm số lượng sinh viên bị buộc thôi học chiếm tỷ lệ hơn 10% so sinh viên toàn trường. Một trong các nguyên nhân là sinh viên không có điều kiện theo học do hoàn cảnh gia đình khó khăn. Chương trình “tín dụng cho sinh viên” đã hỗ trợ và tạo cơ hội cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Tuy nhiên chương trình tín dụng sinh viên vẫn còn giới hạn bởi đối tượng cho vay do khả năng đáp ứng của các ngân hàng và khả năng hoàn trả vốn vay. Vì vậy xuất phát từ vấn đề trên tôi chọn đề tài: “PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU VAY VỐN CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU” qua đó giúp sinh viên Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn, giảm bớt sinh viên bỏ học hàng năm. Đồng thời giúp các tổ chức tín dụng nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Xác định các yếu tố ảnh hưởng nhu cầu vay vốn của sinh viên BVU. Từ kết quả nghiên cứu, nghiên cứu đề ra hàm ý quản trị nhằm nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu này. 5 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Với các mục tiêu chung đã đề cập ở trên để thực hiện, đề tài nghiên cứu này cần giải quyết những mục tiêu cụ thể sau đây: Thứ nhất, Hiểu được các yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của sinh viên Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu . Thứ hai, Nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng nhu cầu vay vốn tín dụng của sinh viên. BVU. Thứ ba, Đề xuất các mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của sinh viên Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để giải quyết mục tiêu cụ thể trên, nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của sinh viên BVU? Câu hỏi 2: Có mối quan hệ nào giữa các yếu tố trong mô hình về sự gắn kết của người lao động như (1) Chi phí sinh hoạt,(2) Chi phí sinh hoạt,(3) Thu nhập sinh viên,(4) Số lượng thành viên theo học,(5) Đối tượng gia đình,(6) Nơi ở sinh viên. Câu hỏi 3: Những yếu tố này ảnh hưởng như thế nào đến nhu cầu cho vay tín dụng của Sinh viên Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng sinh viên Phạm vi nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Bà rịa Vũng tàu Thời gian nghiên cứu: từ tháng 02/2020 đến tháng 11/2020. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính thực hiện thông qua thảo luận nhóm nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn sinh viên. 6 Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong mô hình nghiên cứu này là bình phương thấp nhất (Ordinary leasf square) viết tắt OLS. 1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu Về mặt lý thuyết: -Hệ thống các các cơ sở lý thuyết và thực tiễn, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của sinh viên. Về mặt thực tiễn: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua mỹ phẩm thuần chay của người tiêu dùng tại tỉnh BRVT. Đề xuất hàm ý giúp sinh viên tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng, giảm bớt số lượng sinh viên bỏ học hàng năm. Đồng thời giúp các tổ chức tín dụng nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay. Làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu tiếp theo. 1.7. Cấu trúc của luận văn Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu đã trình bày ở những mục trên, luận văn được tổ chức thành 05 chương, đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn, bao gổm: Chương 1: Giới thiệu về đề tài. Xuất phát từ nhu cầu vay vốn sinh viên trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu. Tác giả đã đưa ra chủ đề nghiên cứu. Từ đó xác định mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và giới thiệu cấu trúc của luận văn. Chương 01 sẽ là tiền đề cho việc nghiên cứu sâu hơn về các cơ sở lý thuyết liên quan trong chương nghiên cứu tiếp theo Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Trình bày cơ sở lý thuyết và thực tiễn có liên quan đến đề tài nghiên cứu; lược khảo các học thuyết và các mô hình đã nghiên cứu trước đây của các tác giả khác trên thế giới và Việt Nam làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất của mình và phát triển các giả thuyết nghiên cứu. Chương 3: Thiết kế nghiên cứu 7 Tác giả trình bày quy trình nghiên cứu về các vấn đề cần nghiên cứu. Bên cạnh đó giới thiệu chi tiết các phương pháp nghiên cứu, thiết kế bảng câu hỏi, nhằm phục vụ xử lý số liệu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Tác giả trình bày diễn giải các kết quả phân tích số liệu đã thu được từ cuộc khảo sát: Kết quả kiểm định các biến trong mô hình hồi quy đa biến. Căn cứ vào kết quả phân tích trên để đưa ra kết luận và hàm ý quản trị. Chương 5: Kết luận và đề xuất hàm ý quản trị Kết quả kiểm định hồi quy đa biết nghiên cứu đề xuất hàm ý quản trị, kết luận nghiên cứu đã làm rõ vấn đề gì, đưa ra những hạn chế trong nghiên cứu để tìm ra hướng tốt hơn cho những nghiên cứu tiếp theo. TÓM TẮT CHƯƠNG 01 Xuất phát từ nhu cầu vay vốn sinh viên trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu. Tác giả đã đưa ra chủ đề nghiên cứu. Từ đó xác định mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và giới thiệu cấu trúc của luận văn. Chương 01 sẽ là tiền đề cho việc nghiên cứu sâu hơn về các cơ sở lý thuyết liên quan trong chương nghiên cứu tiếp theo. 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Một số vấn đề liên quan đến tín dụng 2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến tín dụng 2.1.1.1 Tín dụng Từ “tín dụng” có nguồn gốc từ từ “credo” trong tiếng Latinh có nghĩa là “Tôi tin tưởng”, có nghĩa là sự tin tưởng hoặc 9han tin được đặt vào người khác. Trong kinh tế học, nó được hiểu theo nghĩa tương tự, là tin tưởng vào khả năng thanh toán của một người hoặc trả tiền cho một người để nhận lại sau một thời gian hoặc cho vay tiền và nhận tiền gửi. Nói cách khác, ý nghĩa của tín dụng có thể được giải thích là: Một thỏa thuận hợp đồng, trong đó người đi vay nhận được một thứ gì đó có giá trị ngay bây giờ và đồng ý trả lại cho người cho vay vào một ngày nào đó. Theo Hồ Diệu, Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, 2001, tr20 [1]. Một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Giao dịch đó gọi là Tín dụng. 2.1.1.2 Tín dụng sinh viên Tín dụng dành cho sinh viên được gọi tắt là Tín dụng sinh viên (TDSV). Trên thế giới chính sách TDSV được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới và được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Theo quan điểm của Tilak (1992) [3]: Chính sách này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng đầu tư vào chi phí giáo dục đại học từ thế hệ hiện tại cho một thế hệ tương lai và sinh viên vay vốn được ủng hộ trên cơ sở: tiềm năng tài nguyên, tính công bằng trong việc chia sẻ chi phí giáo dục đại học và hiệu quả bằng cách làm cho sinh viên cảm thấy quan trọng hơn đối với giáo dục và nghề nghiệp của mình. TDSV thực chất là các khoản vay dành cho sinh viên nhằm để trang trải chi phí trong quá trình tham gia học ở trường như là học phí, các chi phí nghiên cứu và sinh hoạt phí (Jackson, 2002) [4]. Bên cạnh đó, Chung, Y. P (2003) [5] cho rằng chính sách vay vốn TDSV là hỗ trợ về mặt tài chính được phân bổ dựa trên nhu cầu và sự hỗ trợ tài chính này là giúp sinh viên có khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất