Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của du khách khi đến tham qua...

Tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của du khách khi đến tham quan du lịch tại thành phố châu đốc tỉnh an giang

.PDF
75
1237
104

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ HOÀNG MAI PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU DU LỊCH CỦA DU KHÁCH KHI ĐẾN THAM QUAN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ HOÀNG MAI PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU DU LỊCH CỦA DU KHÁCH KHI ĐẾN THAM QUAN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG Chuyên ngành: Chính sách công Mã ngành: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRƯƠNG ĐĂNG THỤY TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của du khách khi đến tham quan du lịch tại thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang” do chính tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn của TS. Trương Đăng Thụy, các dữ liệu thu thập và tổng hợp, phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu nào khác. Châu Đốc, ngày 20 tháng 05 năm 2015 Tác giả luận văn Lê Hoàng Mai LỜI CẢM ƠN Để thực hiện hoàn chỉnh đề tài, tôi xin chân thành cảm ơn quí thầy cô trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quí báo trong thời gian qua. Đặc biệt, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến TS. Trương Đăng Thụy đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gởi lời cảm ơn đến quí cơ quan ,ban, ngành và hai phường Châu Phú A và phường Núi Sam thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang đã tận tình giúp đỡ,cung cấp thông tin có liên quan đến đề tài trong cuộc phỏng vấn thu thập dữ liệu; đồng thời, tôi xin gởi lời cảm ơn đến các anh chị em đồng nghiệp tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Châu Đốc, ngày 20 tháng 05 năm 2015 Tác giả luận văn Lê Hoàng Mai DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Mô tả về các biến ......................................................................................17 Bảng 4.1. Phân loại giới tính của du khách ...............................................................26 Bảng 4.2. Trình độ học vấn của du khách .................................................................27 Bảng 4.3. Độ tuổi của du khách ................................................................................27 Bảng 4.4. Nghề nghiệp của khách du lịch................................................................28 Bảng 4.5. Mức thu nhập của khách du lịch ...............................................................29 Bảng 4.6. Mục đích chuyến đi ..................................................................................30 Bảng 4.7. Phương tiện sử dụng .................................................................................30 Bảng 4.8. Thời gian tham quan của du khách ...........................................................31 Bảng 4.9. Kênh thông tin về du lịch .........................................................................31 Bảng 4.10. Các điểm tham quan ...............................................................................32 Bảng 4.11. Số ngày lưu trú của du khách .................................................................32 Bảng 4.12. Kết quả của hàm hồi quy nhu cầu du lịch...............................................34 Bảng 4.13. Mức độ hài lòng của du khách ................................................................38 Bảng 4.14. Mức độ hài lòng của du khách ................................................................41 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LÒI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Chương I. GIỚI THIỆU 1 1.1. Đặt vấn đề ...........................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................4 1.2.1. Mục tiêu tổng quát .....................................................................................4 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................4 1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................4 1.3.1.Địa bàn nghiên cứu .....................................................................................4 1.3.2. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................4 Chương II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5 2.1. Lược khảo lý thuyết ...........................................................................................5 2.1.1. Các khái niệm chủ yếu ...............................................................................5 2.1.1.1. Du lịch ................................................................................................5 2.1.1.2. Khách du lịch .....................................................................................5 2.1.1.3. Sản phẩm du lịch................................................................................6 2.1.2.1. Động lực du lịch.................................................................................8 2.1.2.2. Phân loại động lực du lịch .................................................................8 Các động cơ chính cho sự lựa chọn du lịch và lữ hành: ................................8 2.1.3. Mô hình hành vi người mua .......................................................................9 2.1.4. Sự hài lòng ...............................................................................................10 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách ...............................10 2.1.6.1.Chi phí du hành theo vùng (ZTCM) ..................................................11 2.1.6.2. Chi phí du hành cá nhân (ITCM).....................................................11 2.2. Lược khảo nghiên cứu thực nghiệm liên quan ..............................................12 2.2.1. Về giải pháp cho du lịch...........................................................................12 2.2.2. Về thực trạng du lịch ................................................................................13 2.2.3. Về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của du khách ................................14 Chương III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 3.1. Khung phân tích ...............................................................................................16 3.2. Mô hình phân tích ............................................................................................16 3.2.1.Hàm cầu du lịch ........................................................................................16 3.3. Trình bày dữ liệu ..............................................................................................19 3.3.1. Giới thiệu bảng câu hỏi ............................................................................19 3.3.2. Đối tượng khảo sát, thời điểm khảo sát, cách chọn mẫu .........................20 Chương IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21 4.1. Thực trạng ngành du lịch của Châu Đốc .......................................................21 4.1.1. Điều kiện và tài nguyên du lịch tự nhiên .................................................21 4.1.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................21 4.1.1.2. Diện tích tự nhiên.............................................................................21 4.1.1.3. Dân số ..............................................................................................22 4.1.1.4. Khí hậu .............................................................................................22 4.1.1.5. Thủy văn ...........................................................................................22 4.1.1.6. Tài nguyên rừng ...............................................................................23 4.1.2. Tiềm năng phát triển du lịch ....................................................................23 4.2. Mô tả thống kê ..................................................................................................26 4.2.1. Mô tả sơ lược về khách du lịch ................................................................26 4.2.1.1. Giới tính ...........................................................................................26 4.2.1.2. Trình độ học vấn ..............................................................................26 4.2.1.3. Độ tuổi .............................................................................................27 4.2.1.4. Nghề nghiệp .....................................................................................27 4.2.1.5. Thu nhập ..........................................................................................28 4.2.2. Mô tả hành vi của du khách .....................................................................29 4.2.2.1. Mục đích chuyến đi du lịch ..............................................................29 4.2.2.2. Phương tiện đã sử dụng cho chuyến đi ............................................30 4.2.2.3. Khoảng thời gian được lựa chọn để đến tham quan .......................30 4.2.2.4. Thông tin mà du khách biết đến du lịch tại Châu Đốc ....................31 4.2.2.5. Các điểm tham quan được du khách lựa chọn ................................31 4.2.2.6. Số lần đến Châu Đốc trong 3 năm qua ............................................32 4.2.2.7. Số ngày lưu trú lại tại Châu Đốc .....................................................32 4.2.3. Mô tả chi phí của du khách sử dụng khi đến tham quan tại Châu Đốc ...32 4.3. Kết quả ước lượng hàm cầu du lịch cá nhân .................................................33 4.3.1.Chi phí du lịch ...........................................................................................34 4.3.2. Thu nhập...................................................................................................34 4.3.3. Giới tính ...................................................................................................34 4.3.5. Nghề nghiệp .............................................................................................35 4.3.6.Tuổi ...........................................................................................................35 4.4. Đánh giá sự hài lòng của du khách về các dịch vụ du lịch tại Châu Đốc....36 4.4.1. Mức độ hài lòng của du khách thể hiện qua các yếu tố tại Miếu Bà Chúa Xứ ..............................................................................................................................36 4.4.2. Mức độ hài lòng của du khách thể hiện qua các yếu tố tại chợ Châu Đốc ...................................................................................................................................38 Chương V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42 5.1. Kết luận .............................................................................................................42 5.2. Kiến nghị ...........................................................................................................43 5.3 Hạn chế của đề tài .............................................................................................45 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 Chương I. GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Khi cuộc sống ngày càng phát triển, bản thân mỗi con người hiện đại lại càng bắt nhịp theo xu thế mới thì lại càng có nhu cầu nâng cao hơn nữa đời sống tinh thần. Nhu cầu giao tiếp về mặt xã hội và thiên nhiên là một trong những giải pháp giúp con người giải phóng nhiều áp lực từ cuộc sống, công việc nên đã làm cho du lịch trở thành một nhu cầu cần thiết và đại chúng. Hiện nay, du lịch là một hình thức khá phổ biến trong cuộc sống của mỗi người vì du lịch giúp thư giãn, khám phá thiên nhiên hùng vĩ và mang lại những kiến thức về văn hóa hay giúp ta trải lòng với các di tích lịch sử hào hùng của dân tộc. Ngoài ra, đối với một số địa điểm du lịch về tâm linh còn giúp cho con người càng tin tưởng hơn vào cuộc sống. Đối với một quốc gia, du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn mang lại nhiều lợi ích quan trọng góp phần phát triển bền vững kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường cho quốc gia đó, dựa vào thế mạnh và tiềm năng vốn có của du lịch. Sự phát triển của du lịch sẽ góp phần cải thiện tình hình kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập và góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân và du lịch còn thúc đẩy các ngành khác phát triển, đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và du lịch phát triển sẽ tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích và nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư giữ gìn, phát triển di sản văn hoá. An Giang nằm ở phía Tây Nam tổ quốc nơi đầu nguồn sông Mê Kông với hai con sông Tiền và sông Hậu đi qua tạo nên mùa nước nổi vào khoảng tháng 7, 8 và 9 (âm lịch) hàng năm và phía Tây Bắc giáp Campuchia với 97km đường biên giới. Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên cùng với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, hấp dẫn về vẻ đẹp sinh thái với Núi Cấm, Núi Két, Núi Tô, Núi Sam, rất phù hợp để phát triển du lịch về tham quan, mua sắm tại các trung tâm thương mại ở các cửa khẩu quốc tế; tham quan du ngoạn trên các làng bè, nền văn hoá đa dạng và truyền thống lịch sử lâu đời. Ngoài ra, sự phong phú về di sản văn hoá, các làng nghề và các lễ hội truyền thống gắn với các nhóm dân tộc cũng là một nét văn hóa 2 đặc sắc mà du lịch có thể khai thác. Hoạt động du lịch đã phát huy tổng hợp các nguồn lực xây dựng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các đơn vị làm du lịch trong nước và quốc tế, phát triển các tuyến du lịch nội tỉnh: Long Xuyên - Chợ Mới - Phú Tân - Tân Châu - An Phú; Long Xuyên - Châu Thành - Châu Phú - Châu Đốc - Tịnh Biên - Tri Tôn - Thoại Sơn; các tuyến du lịch ngoại tỉnh và nước ngoài. Phát triển đa dạng các loại hình du lịch như: du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, gắn du lịch với mua sắm sản phẩm lưu niệm thủ công mỹ nghệ và ẩm thực; bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống gắn với du lịch và bảo vệ môi trường trong hoạt động thương mại và du lịch. Từ những yếu tố trên cho thấy việc phát triển du lịch sẽ mang nhiều lợi ích to lớn và còn nhiều tiềm năng phát triển nhưng chưa được khai thác hết, đây là một vấn đề còn yếu kém của du lịch tỉnh An Giang nói chung và của thành phố Châu Đốc nói riêng. Thành phố Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, là trung tâm du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh và nhiều khu di tích văn hóa cấp quốc gia của tỉnh An Giang được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến với nhiều phong cảnh, chùa chiền đậm dấu ấn văn hóa - lịch sử cách mạng. Bên cạnh đó, thành phố Châu Đốc có chiều dài lịch sử gắn liền với những câu chuyện ly kỳ về Bà Chúa Xứ Núi Sam, cũng như những sự kiện trong công cuộc gìn giữ đất nước như huy động sức dân đào kênh thủy lợi, quân sự Vĩnh Tế; chiến đấu trong các thời kỳ Pháp, Mỹ, chiến tranh biên giới Tây Nam. Châu Đốc còn là nơi có thể tìm hiểu về văn hóa, dân tộc Chăm và Khmer cùng với các thánh đường Hồi giáo phục vụ cộng đồng dân cư người Chăm. Thành phố Châu Đốc là đô thị ảnh hưởng phát triển các trục hành lang kinh tế - quốc phòng dọc biên giới của tỉnh An Giang và của vùng, đồng thời cũng là đô thị trong vùng phát triển du lịch, liên kết các tuyến, điểm du lịch trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, thành phố Châu Đốc đã tận dụng tốt điều kiện tự nhiên, như các hồ nước, các danh lam thắng cảnh để tạo nên bản sắc đô thị du lịch đặc trưng vùng. 3 Với đặc thù của một thành phố trẻ có non xanh nước biếc với những danh lam thắng cảnh cùng với truyền thống năng động, phóng khoáng, hiếu khách, người dân Châu Đốc đang tham gia các hoạt động du lịch nhằm vực dậy các tiềm năng từ lợi thế tài nguyên thiên nhiên về du lịch từ các hoạt động văn hóa, lễ hội. Du lịch Châu Đốc trong những năm gần đây phát triển khá mạnh mẽ, là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố được xác định rõ trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố qua các lần Đại hội. Phần lớn khách đến Châu Đốc đều đến tham quan và cúng lễ Miếu Bà Chúa Xứ, chiếm khoảng 95% tổng lượt khách đến với Châu Đốc. Theo Ban Quản Trị Lăng Miếu Núi Sam, bình quân hàng ngày Miếu Bà đón gần 10.000 người, nếu tính riêng những ngày cuối tuần lượng khách bình quân mỗi ngày khoảng 12.000 – 15.000 người. Tháng cao điểm diễn ra lễ hội, Núi Sam đón trên dưới 1 triệu lượt du khách. Có thể nói, đây là một ngành du lịch nội địa hành hương đồng thời cũng là điều kiện, là động lực phát triển kinh tế của địa phương nói chung và của ngành du lịch Châu Đốc nói riêng. Theo phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam TP.HCM tại hội thảo khoa học “quản lý, tổ chức lễ hội cổ truyền ở các tỉnh phía Nam, nghiên cứu lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam” (5/2012), điều đáng quan tâm là chỉ số khách đáo lệ quay lại với Châu Đốc khá cao (đa số khách là người ngoài tỉnh An Giang) nhưng phần lớn khách đến và đi về trong ngày. Vì vậy, Châu Đốc chưa khai thác được nhiều dịch vụ từ khách du lịch nhất là vui chơi, giải trí và mua sắm trên mức chi tiêu bình quân của khách.Thời gian qua, ngành du lịch của thành phố Châu Đốc có những bước phát triển nhưng so với lợi thế thì mức độ khai thác và phát triển chưa cao do công tác quản lý còn nhiều bất cập, nội dung chương trình du lịch chưa phong phú, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chất lượng phục vụ và khả năng cạnh tranh chưa cao, nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn thấp nên chưa giữ chân được khách du lịch và du lịch vẫn chưa nhận được quan tâm đúng mức để nó có thể phát triển đúng với tiềm năng sẵn có của địa phương. Từ những vấn đề trên cho thấy việc nghiên cứu đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của du khách khi đến tham quan du lịch tại thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang” nhằm đánh giá được chi phí du hành cá 4 nhân của du khách để thu hút và giữ chân du khách khi đến với du lịch của vùng đất này đồng thời phát triển kinh tế xã hội và bền vững nền kinh tế của địa phương. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đề tài nhằm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch tại Châu Đốc, từ đó đề ra các chính sách nhằm thu hút và giữ chân du khách đến tham quan tại Châu Đốc. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch tại Châu Đốc; - Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với các dịch vụ du lịch tại Châu Đốc. 1.3. Phạm vi nghiên cứu 1.3.1.Địa bàn nghiên cứu Tại thành phố Châu Đốc, chủ yếu tập trung vào hai phường trung tâm có khách du lịch đến tham quan tại các địa điểm du lịch chủ yếu. Cụ thể phường Châu phú A và phường Núi Sam. 1.3.2. Đối tượng nghiên cứu Du khách đến Châu Đốc hiện nay chủ yếu là khách hành hương và đây là nhóm du khách có tác động trực tiếp đến nhu cầu du lịch của Châu Đốc. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu chính là du khách đến tham quan du lịch tại Châu Đốc. Tập trung đối với khách lẻ, cá nhân. 5 Chương II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Lược khảo lý thuyết 2.1.1. Các khái niệm chủ yếu 2.1.1.1. Du lịch Thuật ngữ du lịch ngày nay tuy được sử dụng phổ biến trên thế giới, nhưng lại có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo I.I Pirojnik (1985), Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian nhàn rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức - văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa. Hội nghị lần thứ 27 (1993) của tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đã đưa ra khái niệm du lịch thay thế cho khái niệm năm 1963: Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên (usual environmant) của con người và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1 năm. Trong Luật Du lịch (2005) - Điều 4, chương I có định nghĩa: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. 2.1.1.2. Khách du lịch Khách du lịch là đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình du lịch, là đối tượng của các đơn vị phục vụ và kinh doanh du lịch. Ở nước ta, theo Luật Du lịch (2005) tại điều 4, chương I thì Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Tại Điều 34, chương V quy định: Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. 6 2.1.1.3. Sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách dựa trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng. Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Như vậy, sản phẩm du lịch bao gồm hai bộ phận là dịch vụ du lịch (dịch vụ lữ hành, vận chuyển lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, mua sắm) và tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn). Điểm chung nhất mà sản phẩm du lịch mang lại cho du khách chính là sự hài lòng. Nhưng đó không phải là sự hài lòng như khi ta mua sắm một hàng hóa vật chất, mà ở đây sự hài lòng do được trải qua một khoảng thời gian thú vị, tồn tại trong ký ức của du khách khi kết thúc chuyến du lịch. 2.1.1.4. Vai trò của du lịch đối với kinh tế - xã hội và môi trường Theo Tuệ.N.M, Thông.L, (2012), “Địa lý dịch vụ”, Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm * Đối với kinh tế: Góp phần tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân (sản xuất đồ lưu niệm, chế biến thực phẩm, xây dựng các cơ sở vật chất - kỹ thuật), làm tăng thêm tổng sản phẩm quốc nội. Góp phần tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập giữa các vùng. Nói cách khác, du lịch tác động tích cực vào việc làm cân đối cơ cấu của thu nhập và chi tiêu của nhân dân theo các vùng (các vùng có tiềm năng du lịch thường là những vùng có trình độ sản xuất kém dẫn đến thu nhập của người dân rất thấp). Du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cơ cấu nền kinh tế thế giới nói chung và từng quốc gia nói riêng đang có sự chuyển dịch ngày càng trở nên hợp lý hơn. Đó là sự tăng dần tỷ trọng ở khu vực dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế, trong đó có du lịch. Có thể khẳng định rằng du lịch là một lĩnh vực kinh doanh đầy hấp dẫn so với nhiều ngành kinh tế khác. Du lịch đem lại tỷ suất lợi nhuận cao 7 vì vốn đầu tư ít (so với ngành công nghiệp nặng, giao thông, vận tải, xây dựng), thời gian thu hồi vốn nhanh kỹ thuật không phức tạp. * Đối với xã hội Du lịch góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Đây là ngành tạo ra rất nhiều việc làm. Số lao động trong ngành du lịch và các lĩnh vực liên quan chiếm 10,7% tổng số lao động toàn thế giới. Cứ 2,5 giây du lịch tạo thêm một việc làm mới và hiện nay cứ 8 lao động thì có 1 người là trong ngành du lịch. Du lịch góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế của các vùng có hoạt động du lịch. Thông thường, tài nguyên du lịch tự nhiên thường hay tập trung ở các vùng xa xôi, vùng ven biển. Việc khai thác nguồn tài nguyên này đòi hỏi phải đầu tư về mọi mặt: giao thông, bưu điện, kinh tế, văn hóa, xã hội. Do vậy mà việc phát triển du lịch đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội ở những vùng đó, giảm thiểu sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng trong cả nước, đồng thời góp phần làm giảm sự tập trung dân cư quá mức ở những đô thị lớn. Du lịch là phương tiện tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả cho nước đón khách mà không phải trả tiền. Du khách được làm quen tại chỗ với những mặt hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Một số sản phẩm làm cho du khách hài lòng, từ đó họ sẽ tuyên truyền cho bạn bè, người thân. Bên cạnh đó, du lịch còn là phương tiện tuyên truyền quảng cáo hữu ích về các thành tựu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giới thiệu về con người, phong tục tập quán của các quốc gia. Du lịch còn là phương tiện giáo dục lòng yêu nước, giữ gìn nâng cao truyền thống dân tộc. Thông qua các chuyến đi tham quan, nghỉ mát, hành hương, khách du lịch có điều kiện làm quen với cảnh đẹp, với lịch sử và văn hóa dân tộc, qua đó thêm yêu đất nước mình. Ngoài ra, sự phát triển du lịch còn góp phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc, thúc đẩy sự phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, góp phần bảo vệ và phát triển môi trường thiên nhiên, xã hội. * Đối với môi trường, sinh thái: 8 Du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ và khôi phục môi trường thiên nhiên bao quanh, bởi vì chính môi trường này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và các hoạt động của con người. Mặt khác, việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ tập trung khách vào những vùng nhất định đòi hỏi phải tối ưu hóa quá trình sử dụng tự nhiên với mục đích du lịch. Đến lượt mình, quá trình này kích thích việc tìm kiếm các hình thức bảo vệ tự nhiên và đảm bảo điều kiện sử dụng chúng một cách hợp lý. Nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch của đông đảo quần chúng đòi hỏi phải hình thành các kiểu cảnh quan được bảo vệ giống như các công viên quốc gia. Từ đó hàng loạt công viên thiên nhiên quốc gia (vườn quốc gia) đã được thành lập vừa để bảo vệ các cảnh quan thiên nhiên có giá trị, vừa tổ chức các hoạt động giải trí du lịch. Giữa xã hội và môi trường trong lĩnh vực du lịch có mối quan hệ chặt chẽ. Một mặt xã hội đảm bảo sự phát triển tối ưu của du lịch, nhưng mặt khác phải bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi tác động xâm hại của các dòng khách du lịch cũng như việc xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật phục vụ du lịch. Như vậy giữa du lịch và bảo vệ môi trường có mối quan hệ qua lại với nhau. 2.1.2. Hành vi của khách hàng và hành vi mua hàng du lịch Xu hướng đi du lịch lý giải mức độ nhu cầu nảy sinh trong những quốc gia khác nhau, nhưng chúng không giải thích được việc lựa chọn những sản phẩm đặc biệt của những kiểu khách hàng khác nhau. Trong hoàn cảnh bị quyết định bởi những yếu tố rộng lớn bên ngoài, chúng ta cần phải hiểu biết những quy trình tâm lý bên trong có ảnh hưởng đặc biệt như thế nào đến việc lựa chọn giữa điểm đến du lịch và các sản phẩm du lịch khác nhau. 2.1.2.1. Động lực du lịch Hành vi chịu ảnh hưởng bởi quá trình tâm lý: Các ảnh hưởng tâm lý hoặc nội bộ tác động đến sự lựa chọn của cá nhân, thường được gọi là động lực (motivation). 2.1.2.2. Phân loại động lực du lịch Các động cơ chính cho sự lựa chọn du lịch và lữ hành: . Động cơ liên quan đến kinh doanh/ công việc 9 . Động cơ vật lý/ sinh lý . Động cơ văn hóa/ tâm lý/ giáo dục cá nhân . Động cơ xã hội/ đạo đức và tương tác cá nhân . Động cơ giải trí/ niềm vui/ trò tiêu khiển . Động cơ tôn giáo Phân loại tổng thể về mục đích đi du lịch được phát triển bởi WTO để sử dụng trong các cuộc điều tra quốc tế của ngành du lịch và lữ hành. 2.1.3. Mô hình hành vi người mua Trong hàng thế kỷ, du lịch được gắn liền với sự mở rộng nhận thức và tự phát triển bản thân thông qua kiến thức và tiếp xúc với những nền văn hóa và hoàn cảnh của con người khác. Kỳ nghỉ, gắn với nghỉ ngơi giải trí, đã luôn có tác dụng kích thích trí con người, và rõ ràng gắn liền với tự phát triển. Những căng thẳng của cuộc sống thường gắn liền với khao khát thoát khỏi hiện thực trong một khoảng thời gian, dưới hình thức tự đam mê cũng như tự phát triển, thường với gia đình hoặc bạn đồng hành, những người có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các mục tiêu cá nhân. Nhiều cá nhân luôn đặt sự hài lòng của người khác lên trên trước, xem đây là mục tiêu của họ. Đặc điểm kinh tế xã hội và nhân khẩu học: đây là những đặc điểm định lượng một cách dễ dàng như tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, khu vực cư trú, hộ gia đình và tầng lớp xã hội. Các thuộc tính tâm lý: còn được gọi là đặc điểm tâm lý, chỉ ra những loại cá nhân và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các loại sản phẩm đã mua. Những thuộc tính cũng xác định các loại quảng cáo và thông điệp truyền thông khác mà người mua đáp ứng. Thái độ: tất cả mọi người có thái độ có ý thức và vô thức đối với các ý tưởng, cộng đồng và những điều ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Một thái độ được xác định bởi Allport là “Một trạng thái tinh thần có sự sẵn sàng, tổ chức thông qua kinh nghiệm, thể hiện một tác động có định hướng của đáp ứng cá nhân đến tất cả các đối tượng và tình huống mà nó có liên quan” (Allport, 1935). Thái độ mở rộng niềm 10 tin và kiến thức về sản phẩm cũng như về con người và các sự kiện. Thái độ này cũng bao gồm những cảm xúc, chẳng hạn như thích và không thích, và một tình trạng có hành động hay không vì niềm tin và cảm xúc như vậy. Cần nhấn mạnh rằng không có gì là nhất thiết đúng hay sai hoặc hợp lý về thái độ, và cũng có người không cần phải có kinh nghiệm trực tiếp của các sản phẩm để tạo thành một thái độ. Đối với một số người hành trình bằng tàu thủy là một hình thức của kỳ nghỉ lý tưởng, trong khi những người khác thích đi bộ hoặc câu cá ở những khu vực nông thôn xa xôi. 2.1.4. Sự hài lòng Sự hài lòng là cảm giác vui thích hoặc thất vọng của một người bắt nguồn từ sự so sánh cảm nhận với mong đợi về một sản phẩm (Kotler, 2000, dẫn theo Lin, 2003). Sự hài lòng của khách hàng được định nghĩa như là kết quả của sự cảm nhận và nhận thức, ở đó vài tiêu chuẩn được so sánh với sự thực hiện cảm nhận được. Nếu cảm nhận về sự thực hiện một dịch vụ thấp hơn mong đợi, khách hàng không hài lòng. Ngược lại, nếu cảm nhận vượt quá mong đợi, khách hàng sẽ hài lòng. Sự phán đoán hài lòng có liên quan đến tất cả kinh nghiệm về sản phẩm, quá trình bán hàng và dịch vụ hậu mãi của doanh nghiệp (Lin, 2003). Hài lòng là hàm số của mong đợi, cảm nhận cùng với khoảng cách giữa cảm nhận và mong đợi (Oliver, 1980, dẫn theo King, 2000). 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách Tribe va Snaith (1998), đưa ra mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách như sau: (1)- Tài nguyên thiên nhiên và điều kiện vật chất. (2)- Các dịch vụ ăn uống, tham quan, giải trí, mua sắm. (3)- Di sản và văn hoá (4)- Chỗ ở (5)- Môi trường (6)- Điều kiện vật chất. 11 2.1.6. Nhu cầu du lịch và phương pháp chi phí du hành Mỗi cá nhân đến du lịch tại một điểm nào đó phải chịu một chi phí nhất định. Các cá nhân khác nhau du lịch đến một địa điểm phải chịu những chi phí du lịch khác nhau. Phương pháp Chi phí du hành ước lượng giá trị của một điểm du lịch dựa trên phản hồi của khách du lịch với những chi phí khác nhau. Có 2 mô hình sử dụng cho chi phí du hành là chi phí du hành theo vùng và chi phí du hành cá nhân. 2.1.6.1.Chi phí du hành theo vùng (ZTCM) Sử dụng ZTCM ước lượng một hàm cầu bằng cách sử dụng dữ liệu từ mỗi vùng. Dưới dạng toán học thì đường cầu cho chuyến đi đến khu vực giải trí từ vùng i được xác định như sau: Vi/Pi = f(Ci,Xi) Trong đó: Vi: là tổng số chuyến đi của các cá nhân từ vùng i tới điểm vui chơi giải trí. Pi: là số dân vùng i. Ci: là chi phí du hành từ vùng i tới điểm vui chơi giải trí. Xi: thể hiện các đặc điểm kinh tế xã hội của vùng i như: thu nhập, chi tiêu, giới tính, tuổi tác. 2.1.6.2. Chi phí du hành cá nhân (ITCM) Đường cầu trong mô hình thể hiện mối quan hệ giữa số lần tham quan hàng năm của cá nhân với chi phí của chuyến đi. Vi = f(TCi,Xi) Trong đó: Vi: là số lần tham quan trong một khoảng thời gian nhất định. TCi: là chi phí chuyến đi của mỗi cá nhân đến điểm du lịch. Xi: là tất cả các yếu tố khác quyết định số lần tham quan của mỗi cá nhân i (thu nhập, thời gian, các điều kiện về kinh tế xã hội). Trong hai mô hình của chi phí du hành thì đề tài này áp dụng chi phí du hành cá nhân để ước lượng nhu cầu đối với du lịch tại Châu Đốc. 12 2.2. Lược khảo nghiên cứu thực nghiệm liên quan 2.2.1.Về giải pháp cho du lịch Theo Quảng Văn Tú (2010), đề tài “Giải pháp marketing cho khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư” thì cho rằng du lịch An Giang vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển và được nhiều du khách biết đến trong đó có lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam tại thành phố Châu Đốc. Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định tính thông qua các số liệu thứ cấp và phương pháp phân tích định lượng bằng việc phỏng vấn 50 quan sát mẫu. Qua phân tích đề tài đã nêu lên một số nhân tố khách quan và chủ quan có tác động đến hoạt động marketing bao gồm kinh tế, chính trị - pháp luật, tự nhiên, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng. Tác giả cũng rút ra được những cơ hội cho ngành du lịch hiện nay như nhu cầu du lịch nội địa ngày càng tăng, các tour du lịch về đồng bằng sông Cửu Long ngày càng đa dạng và phong phú, sự quan tâm của chính quyền địa phương đến việc phát triển du lịch. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã nêu lên những thách thức chính như sự thương mại hóa của các lễ hội du lịch, môi trường sinh thái dễ bị phá hủy. Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng nếu có sự kết hợp tốt giữa khu du lịch rừng tràm Trà Sư cùng du lịch Châu Đốc nói chung và lễ hội Vía Bà nói riêng sẽ ngày càng thu hút thêm nhiều lượt du khách đến tham quan và lưu trú. Phan Xuân Hòa (2011), đề tài “Các giải pháp phát triển ngành du lịch Khánh Hòa đến năm 2020” đã sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả để tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng của ngành du lịch Khánh Hòa qua các năm qua đó đề ra các giải pháp về liên kết vùng, sản phẩm du lịch, đào tạo nguồn nhân lực và thu hút vốn phát triển du lịch. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch bao gồm: các yếu tố bên ngoài (tình hình kinh tế - chính trị, tình hình phát triển kinh tế, nhu cầu của du khách và tài nguyên du lịch) và các yếu tố bên trong (quản lý ngành, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, công tác xúc tiến, đầu tư phát triển du lịch, hoạt động liên kết trong ngành và vùng). Nguồn số liệu của đề tài được thu thập từ Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Kế
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan