Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích các nhân tố tác động và dự báo giá vàng việt nam, kiểm định tính hiệu ...

Tài liệu Phân tích các nhân tố tác động và dự báo giá vàng việt nam, kiểm định tính hiệu quả của yếu tố

.PDF
65
830
112

Mô tả:

Phân tích các nhân tố tác động và dự báo giá vàng việt nam, kiểm định tính hiệu quả của yếu tố
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2009” TÊN CÔNG TRÌNH: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ DỰ BÁO GIÁ VÀNG VIỆT NAM, KIỂM ĐỊNH TÍNH HIỆU QUẢ CỦA YẾU TỐ THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG VÀNG TIẾP CẬN BẰNG MÔ HÌNH VỞI PHƯƠNG PHÁP HỒI QUY HAI BƯỚC VÀ CÁC DẠNG MÔ HÌNH ARCH-GARCH THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ MỤC LỤC Đặt vấn đề .................................................................................................Trang 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................Trang 1 2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................Trang 1 3. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................Trang 1 4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................Trang 2 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................Trang 2 6. Kết cấu chính của đề tài........................................................................Trang 2 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................Trang 3 1.1 Lý thuyết cung cầu thị trường.............................................................Trang 3 1.1.1 Lý thuyết đường cầu thị trường....................................................Trang 3 1.1.2 Lý thuyết đường cung thị trường..................................................Trang 4 1.2 Lý thuyết mô hình tự hồi quy............................................................Trang 4 1.3 Lý thuyết mô hình hồi quy hai bước...................................................Trang 5 1.4 Lý thuyết mô hình ARCH/GARCH....................................................Trang 6 1.4.1 Lý thuyết mô hình ARCH.............................................................Trang 6 1.4.2 Lý thuyết mô hình GARCH..........................................................Trang 8 1.4.3 Lý thuyết mô hình TGARCH.......................................................Trang 9 1.4.4 Lý thuyết mô hình GARCH-M.....................................................Trang 10 1.5 Các nghiên cứu trước đây...................................................................Trang 11 1.5 Khung phân tích..................................................................................Trang 12 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ DỰ BÁO GIÁ VÀNG BẰNG MÔ HÌNH HỒI QUY 2 BƯỚC.............................Trang 16 2.1 Nhân định các nhân tố tác động tới giá vàng .....................................Trang 16 2.1.1 Giá vàng thế giới...........................................................................Trang 16 2.1.2 Chỉ số giá tiêu dùng......................................................................Trang 17 2.1.3 Tỷ giá hối đoái..............................................................................Trang 19 2.1.4 Thị trường chứng khoán...............................................................Trang 20 2.1.5 Giá dầu thô thế giới......................................................................Trang 21 2.1.6 Giá vàng trong quá khứ................................................................Trang 23 2.1.7 Những nhân tố khác......................................................................Trang 23 2.2 Thống kê mô tả và Kỳ vọng về dấu các nhân tố tác động tới giá vàng.............................Trang 25 2.3 Kết quả hồi quy..................................................................................Trang 26 2.3.1 Mô hình hồi quy phụ.....................................................................Trang 27 2.3.2 Mô hình hồi quy chính thức..........................................................Trang 28 2.3.3 Kiểm định các giả thuyết của mô hình..........................................Trang 28 2.3.4 Ý nghĩa các hệ số hồi quy trong mô hình......................................Trang 29 2.4 Dự báo giá vàng trong tháng 6 và tháng 7..........................................Trang 30 2.4.1 Dự báo các nhân tố tác động tới giá vàng ....................................Trang 30 2.4.2 Đánh giá mô hình dự báo..............................................................Trang 31 2.4.3 Kết quả dự báo..............................................................................Trang 31 CHƯƠNG 3 DỰ BÁO GIÁ VÀNG VIỆT NAM BẰNG CÁC DẠNG MÔ HÌNH ARCH/GARCH......................................................................Trang 33 3.1 Xây dựng mô hình ARIMA................................................................Trang 33 3.1.1 Xác định tính dừng của chuỗi số liệu giá vàng.............................Trang 33 3.1.2 Kiểm định tính dừng của chuỗi số liệu.........................................Trang 34 3.1.3 Ước lượng mô hình ARIMA.........................................................Trang 36 3.2 Xây dựng mô hình ARCH..................................................................Trang 37 3.2.1 Kiểm định tính ARCH trong mô hinh ARIMA.............................Trang 38 3.2.2 Kết quả ước lượng mô hình ARCH..............................................Trang 39 3.3 Xây dựng mô hình GRACH, GARCH-M, TGARCH.........................Trang 40 3.3.1 Xây dựng mô hình GARCH.........................................................Trang 40 3.3.2 Xây dựng mô hình GARCH-M.....................................................Trang 41 3.3.3 Xây dựng mô hình TGARCH.......................................................Trang 42 3.3.4 Kết hợp giữa mô hình mô hình TGARCH và GARCH-M............Trang 42 3.4 Lựa chọn mô hình dự báo và kết quả dự báo......................................Trang 43 3.4.1 Lựa chọn mô hình dự báo.............................................................Trang 43 3.4.2 Kết quả dự báo..............................................................................Trang 44 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM ỔN ĐỊNH GIÁ VÀNG............................................................................Trang 46 4.1 Kết luận.............................................................................................Trang 46 4.2 Những kiến nghị đề xuất để bình ổn giá vàng trong nước.................Trang 46 4.3 Những hạn chế của đề tài...................................................................Trang 48 Tài liệu tham khảo....................................................................................Trang 49 Phụ lục......................................................................................................Trang 51 Phụ lục 1..................................................................................................Trang 51 Phụ lục 2..................................................................................................Trang 52 Phụ lục 3..................................................................................................Trang 54 BẢNG VIẾT TẮT AR: Autogressive ARIMA: Autoregressive Integrated Moving Average ARCH : Autogressive Conditional Heteroskedasticity CPI : Consumer Price Index : chỉ số giá tiêu dùng csg : chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam. csgmy : chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ. dautho : giá dầu thô thế giới GARCH: Generalised Autogressive Conditional Heteroskedasticity. GARCH-M:Generalised Autogressive Conditional Heteroskedasticity in the Mean gvtg : giá vàng thế giới. gv t-1 giá vàng của 1 tháng trước MA: Moving Average SJC: Công ty vàng bạc đá quý Sài Sòn tg: tỷ giá hối đoái VND/USD. tg(t-1): tỷ giá hối đoái VND/USD quá khứ. Vn: chỉ số VN-inex. 2SLS : Two Stage Least Squares MỤC LỤC CÁC HÌNH TRONG BÀI NGHIÊN CỨU Hình 1.1 Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố tới giá vàng........Trang 13 Hình 1.2 Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc................Trang 14 Hình 2.1 Biểu đồ giá vàng của Việt Nam và giá vàng thế giới...................Trang 17 Hình 2.2 Biểu đồ giá vàng việt Nam và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Mỹ …Trang 18 Hình 2.3 Biểu đồ giá vàng Việt Nam và tỷ giá hối đoái VND/USD...........Trang 19 Hình 2.4 Biểu đồ giá vàng Việt Nam và chỉ số chứng khoán VN index.....Trang 20 Hình 2.5 Biểu đồ giá vàng Việt Nam và giá dầu thô thế giới.....................Trang 22 Hình 2.6 Thống kê mô tả các nhân tố tác động tới giá vàng của Việt Nam Trang 25 Hình 2.7 Kỳ vọng về dấu của các nhân tố tác động tới giá vàng...............Trang 26 Hình 2.8 Bảng kết quả hồi quy giá vàng theo chỉ số giá của Việt Nam và Mỹ..................................................................................Trang 27 Hình 2.9 Kết quả mô hình hồi quy giá vàng Việt Nam theo các nhân tố tác động...........................................................................Trang 28 Hình 2.10 Bảng dự báo các nhân tố tác động tới giá vàng trong tháng 6 và tháng 7 năm 2009 ................................................................................Trang 30 Hình 2.11Kết quả dự báo giá vàng trong tháng 6 và tháng 7 năm 2009….Trang 31 Hình 3.1 Giá vàng của Việt Nam trong giai đoạn (01/2008 – 06/2009)…..Trang 33 Hình 3.2 Đồ thị phân phối dạng ACF và PACF của chuỗi số liệu giá vàng .........................................................................Trang 34 Hình 3.3 Kiểm định tính dừng của chuỗi số liệu .......................................Trang 34 Hình 3.4 Biểu đồ chuỗi số liệu giá vàng khi lấy sai phân bậc 1..................Trang 35 Hình 3.5 Giản đồ phân phối dạng ACF và PACF sau khi lấy sai phân bậc 1...........................................................................Trang 36 Hình 3.6 Kiểm định tính dừng của chuỗi số liệu sau khi lấy sai phân bậc 1 ..........................................................................Trang 36 Hình 3.7 Kết quả ước lượng mô hình ARIMA...........................................Trang 37 Hình 3.8 Kiểm định tính ARCH(1) trong mô hình ARIMA.......................Trang 38 Hình 3.9 Kiểm định tính ARCH(2) trong mô hình ARIMA.......................Trang 39 Hình 3.10 Kết quả ước lượng mô hình ARCH(1).......................................Trang 39 Hình 3.11 Kết quả ước lượng mô hình GARCH (1,1)................................Trang 40 Hình 3.12 Kết quả ước lượng mô hình GARCH-M(2,1)............................Trang 41 Hình 3.13 Kết quả ước lượng mô hình TGARCH(1;1) .............................Trang 42 Hình 2.14 Kết quả ước lượng mô hình TGARCH (2,1) và GARCH-M (2,1)..........................................................Trang 43 Hình 2.15 Kết quả dự báo ..........................................................................Trang 44 Hình 2.16 Đồ thị giá vàng thực tế và giá vàng dự báo................................Trang 44 Phụ lục 1: Kết quả ước lượng và các kiểm định trong mô hình hồi quy phụ.........................................................................Trang 51 Phụ lục 2: Kết quả ước lượng và các kiểm định trong mô hình hồi quy chính thức...............................................................Trang 52 Phụ lục 3 Các sai số thống kê trong mô hình dự báo..................................Trang 54 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi nền kinh tế trong nước chuyển đổi sang cơ chế thị trường, bên cạnh những kênh đầu tư truyền thống thì đã xuất hiện thêm nhiều kênh đầu tư mới tạo cho nhà đầu tư những lựa chọn phong phú và phù hợp với tình hình tài chính của mình. Trong xu hướng toàn cầu hoá mở cửa và hội nhập đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới thì cơ hội đầu tư ngày càng mở rộng không chỉ trong nước mà còn hướng tới thị trường thế giới. Vàng được coi là một trong những kênh đầu tư truyền thống. Tuy nhiên trong thời kì kinh tế mở cửa như hiện nay thì vàng vẫn là một kênh đầu tư quan trọng. Do đặc tính của vàng không chỉ là một công cụ kinh doanh mà nó còn là phương tiện cất giữ và bảo toàn giá trị khi nền kinh tế xảy ra những biến động. Đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thì thị trường vàng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Nắm bắt được xu hướng vận động và dự báo được giá vàng là chìa khoá để trở thành nhà đầu tư thành công. Tuy nhiên thị trường vàng không chỉ ảnh hưởng bởi các yếu tố nội tại mà nó còn chịu ảnh hưởng bởi sự biến động của các kênh đầu tư khác. Vì vậy việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới giá vàng là rất cần thiết. Đó là lý do chúng tôi thực hiện đề tài này. 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu trong giai đoạn hiện nay giá vàng chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố nào qua đó chính phủ và các cơ quan chức năng có biện pháp nhằm bình ổn giá vàng. - Vàng cũng là kênh đầu tư của nền kinh tế do vậy việc phân tích và dự báo giá vàng rất quan trọng. Nó giúp cho nhà đầu tư hiểu rõ và nắm bắt được xu hướng biến động của giá vàng để tìm kiếm lợi nhuận trong kinh doanh và giảm thiểu rủi ro trong việc kinh doanh vàng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giá vàng và các nhân tố ảnh hưởng tới giá vàng. Chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu giá vàng được giao dịch tại thị trường chính thức ở Việt Nam và chỉ phân tích các yếu tố ảnh hưởng thực sự tới giá vàng có ý nghĩa thực tế cao. 4. Phương pháp nghiên cứu Để phù hợp với nội dung yêu cầu và mục đích của đề tài, chúng tôi sử dụng cả phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Sử dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới giá vàng và sử dụng mô hình ARCH/GARCH để dự báo giá vàng. Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo những tài liệu trên mạng internet và trên một số tờ báo đáng tin cậy. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Qua việc nghiên cứu giúp ta có một cái nhìn mới và toàn diện hơn về các nhân tố ảnh hưởng tới giá vàng và là tài liệu tham khảo cho các nhóm nghiên cứu khác. - Xây dựng được một mô hình nghiên cứu có tính chính xác cao, là tài liệu tham khảo hữu ích cho nhà đầu tư muốn tham gia đầu tư vào thị trường vàng. - Cung cấp cho nhà hoạch định chính sách thấy được mối liên hệ giữa thị trường vàng và các thị trường khác để việc quản lý và điều tiết thị trường hiệu quả hơn. 6. Kết cấu chính của đề tài Đặt Vấn Đề. Chương 1: Cơ Sở Lý Thuyết. Chương 2: Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Và Dự Báo Giá Vàng Bằng Mô Hình Hồi Quy Hai Bước. Chương 3: Dự Báo Giá Vàng Việt Nam Bằng Các Dạng Mô Hình ARCH/GARCH. Chương 4: Kết Luận Và Các Kiến Nghị Nhằm Ổn Định Giá Vàng. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Lý thuyết cung cầu thị trường 1.1.1 Lý thuyết đường cầu thị trường Cầu thị trường: cầu thị trường mô tả số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng sẽ mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian cụ thể và trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Chúng ta cần lưu ý rằng đường cầu thị trường sẽ dịch chuyển lên trên khi có nhiều người tiêu dùng hơn tham gia vào thị trường và những yếu tố nào ảnh hưởng tới nhiều người tiêu dùng thì cũng ảnh hưởng tới cầu thị trường. Các yếu tố quyết định lượng cầu của một cá nhân bao gồm: - Thu nhập Nếu bạn mất việc, nhu cầu về kem của bạn sẽ thay đổi như thế nào? Mức thu nhập thấp hơn hàm ý bạn có tổng mức chi tiêu thấp hơn vì vậy bạn chi tiêu ít hơn để mua một số hàng hóa và có lẽ hầu hết các hàng hóa. Nếu nhu cầu về một hàng hóa giảm khi thu nhập giảm thì hàng hóa này là hàng hóa thông thường. Không phải mọi hàng hóa đều là hàng hóa thông thường. nếu nhu cầu về một hàng hóa tăng khi thu nhập giảm, thì hàng hóa này gọi là hàng hóa cấp thấp. - Giá các hàng hóa liên quan Hai hàng hóa được gọi là hàng hóa thay thế nếu như việc tăng (giảm) giá mặt hàng này dẫn đến sự tăng (giảm) lượng cầu mặt hàng kia. Hai hàng hóa được gọi là hàng hóa bổ sung nếu như việc tăng (giảm) giá mặt hàng này làm giảm (tăng) lượng cầu mặt hàng kia. - Thị hiếu Yếu tố rõ ràng nhất quyết định nhu cầu của bạn là thị hiếu của bạn. Nếu thích kem bạn sẽ mua nó nhiều hơn. Các nhà kinh tế thường không tìm cách lý giải thị hiếu con người vì nó dược hình thành từ các yếu tố lịch sử và tâm lý (nằm ngoài lĩnh vực kinh tế). Song họ quan tâm tìm hiểu xem điều gì xảy ra khi thị hiếu thay đổi. - Quy mô tiêu thụ của thị trường Nếu như số lượng người mua trên thị trường tăng thì cầu về hàng hóa đó sẽ tăng. - Kỳ vọng Kỳ vọng của bạn về tương lai có thể tác động tới nhu cầu hiện tại của bạn về hàng hóa và dịch vụ nào đó. Chẳng hạn, nếu dự kiến kiếm được nhiều tiền trong tương lai bạn có thể sẵn sàng hơn trong việc chi tiêu một phần tiết kiệm hiện tại để mua kem hoặc nếu dự kiến giá kem ngày mai giảm bạn có thể không sẵn sàng mua kem với giá hiện tại. 1.1.2 Lý thuyết đường cung thị trường Cung thị trường mô tả những số lượng một loại hàng hóa hay dịch vụ người sản xuất sẽ cung ứng ở các mức giá khác nhau trong một thời gian cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Một số yếu tố có thể làm thay đổi đường cung hay sự dịch chuyển đường cung là : - Chi phí các yếu tố sản xuất được sử dụng - Tình trạng kỹ thuật được áp dụng trong ngành - Các chính sách của chính phủ - Cấu trúc thị trường Như vậy theo lý thuyết cung cầu thì giá cả hàng hóa phụ thuộc vào các yếu tố như thu nhập; giá hàng hóa liên quan, thị hiếu, quy mô thị trường, kỳ vọng, chi phí sản xuất, tình trạng kỹ thuật, chính sách, số hãng trong một ngành. Tuy nhiên trong bài nghiên cứu này vì một số nhân tố không thế đo lường được hoặc không đủ số liệu nên tác giả chỉ sử dụng một vài nhân tố như: giá cả hàng hóa liên quan; kỳ vọng ; chính sách của chính phủ, cấu trúc thị trường … 1.2 Lý thuyết mô hình tự hồi quy Mô hình tự hồi quy: Là mô hình trong đó có ít nhất một biến giải thích là giá trị trễ của biến phụ thuộc. VD: Yt = a1 +a2Xt + a3Y t-1 + ut Theo ví dụ trên thì giá trị của Y trong giai đoạn t phụ thuộc vào những biến giải thích trong giai đoạn t , phụ thuộc giá trị của của chính nó trong giai đoạn t-1 và 1 yếu tố ngẫu nhiên ut Như vậy khái quát hóa của lý thuyết này cho rằng giá trị của biến phụ thuộc ở trong giai đoạn t không những phụ thuộc vào những biến giải thích ở trong giai đoạn t mà còn phụ thuộc vào giá trị của chính nó trong các giai đoạn ở trong quá khứ và yếu tố ngẫu nhiên ut. Yt = a0 +a1X1t +b1Yt-1 + b2Yt-2 +...+ bkYt-k + ut Yt = Biến phản ứng (phụ thuộc) tại thời điểm t Yt-1, Yt-2, … Biến phản ứng tại các độ trễ t-1, t-2,.. X1t : Biến độc lập a0 ; a1 ; b1 ; b2 ; ... ; bk Các hệ số ước lượng của mô hình ut : Phần sai số tại thời điểm t thể hiện ảnh hưởng của các biến không được giải thích trong mô hình. 1. 3 Lý thuyết mô hình hồi quy hai bước Trong mô hình có nhiều phương trình giữa các biến số và giữa các biến này có thể có mối quan hệ qua lại. Do vậy có thể tồn tại tương quan giữa các biến giải thích với sai số ngẫu nhiên. Khi đó mô hình ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất không còn chính xác nữa. Các ước lượng sẽ bị chệch và không vững. Trong trường hợp này ta cần dùng đến các phương pháp ước lượng khác tuy nhiên ta cần xem xét vấn đề định dạng để có phương pháp ước lượng tương ứng. - Định dạng Biến nội sinh là biến mà giá trị của nó được xác định từ mô hình. Biến ngoại sinh: Các giá trị của nó được xác định ngoài mô hình bao gồm cả biến trễ của biến nội sinh, biến ngoại sinh. Phương trình rút gọn là phương trình được rút ra từ phương trình hành vi ( phương trình mà vế phải có chứa của những biến ngoại sinh) trong đó biến nội sinh = f (biến ngoại sinh; sai số), trong trường hợp này có nhiều phương pháp giải quyết tuy nhiên trong bài nghiên cứu này thì tác giả sử dụng mô hình hồi quy 2 bước được đề xuất bởi hai tác giả Henri Theil và Robert Basmann. - Phương pháp bình phương bé nhất 2 giai đoạn ( 2SLS) gồm 2 bước sau. Bước 1: Ước lượng các phương trình rút gọn ta có được Bước 2: Ước lượng các phương trình ban đầu, trong đó các biến Y i ở vế phải được thay bằng các ước lượng của nó. 1. 4 Lý thuyết mô hình ARCH/GARCH 1.4.1 Lý thuyết mô hình ARCH Mô hình ARCH do Engle phát triển năm 1982 mô hình này cho rằng phương sai của hạng nhiễu tại thời điểm t phụ thuộc vào các hạng nhiễu bình phương ở các giai đoạn trước. Engle cho rằng tốt nhất chúng ta nên mô hình hoá đồng thời giá trị trung bình và phương sai chuỗi số liệu khi nghi ngờ rằng giá trị phương sai thay đổi theo thời gian. Mô hình đơn giản như sau: Yt = B1 + B2Xt + ut (1.1) Trong đó Xt là một vectơ k x 1 các biến giải thích và B 2 là một vectơ k x 1 các hệ số. Thông thường ut được giả định có phân phối chuẩn với trung bình bằng 0 và phương sai không đổi là . Giả định này được viết như sau: ut ˜ N(0, ht) (1.2) Ý tưởng cùa Engle bắt đầu từ sự thật ông cho phép phương sai của các hạng nhiễu phụ thuộc vào các giá trị quá khứ, hay phương sai thay đổi theo thời gian. Một cách để mô hình hoá ý tưởng này là cho phương sai phụ thuộc vào các biến trễ của các hạng nhiễu bình phương. Điều này có thể được minh hoạ như sau: ht = γ0 + γ1u2 t-1 (1.3) Phương trình (1.3) được gọi là qui trình ARCH (1) và ý tưởng này cũng tương tự như ý tưởng mô hình ARIMA. - Mô hình ARCH (1) Mô hình ARCH (1) sẽ mô hình hoá đồng thời giá trị trung bình và phương sai của một chuỗi thời gian như cách được xác định sau đây: Yt = B1 + B2Xt + ut (1.4) ut ~ N (0, ht) ht = γ0 + u2 t-j (1.5) Ở đây phương trình (1.4) được gọi là phương trình ước lượng giá trị trung bình và phương trình (1.5) được gọi là phương trình ước lượng phương sai. Để đơn giản cho việc thể hiện công thức của phương trình phương sai ta thể hiện ký hiệu h t thay cho Mô hình ARCH (1) cho rằng khi có một cú sốc lớn ở giai đoạn t-1 thì giá trị u t cũng sẽ lớn hơn. Nghĩa là khi Hệ số ước lượng lớn/ nhỏ thì phương sai của ut cũng sẽ lớn/ nhỏ. phải có dấu dương vì phương sai luôn dương. - Mô hình ARCH (q) Thực tế phương sai có điều kiện có thể phụ thuộc không chỉ một độ trễ mà còn nhiều độ trễ trước nó nữa, vì mỗi trường hợp có thể tạo ra một quy trình ARCH khác nhau. Ví dụ ARCH (2) sẽ được thể hiện như sau: Yt = B1 + B2Xt + ut ut ~ N (0, ht) ht= + + và mô hình ARCH (3) sẽ là: Yt = B1 + B2Xt + ut ut ~ N (0, ht) ht= + + + và trường hợp tổng quát sẽ là ARCH (q) được thể hiện như sau: Yt = B1 + B2Xt + ut ut ~ N (0, ht) ht = γ0 + u2 t-j Mô hình ARCH (q) sẽ mô hình hoá đồng thời giá trị trung bình và phương sai của một chuỗi các hệ số ước lượng phải có dấu dương vì phương sai luôn dương. - Kiểm định tính ARCH Trước khi ước lượng các mô hình ARCH (q), điều quan trọng là chúng ta cần kiểm tra xem có tồn tại các ảnh hưởng ARCH hay không để biết các mô hình nào cần ước lượng theo phương pháp ARCH thay vì theo phương pháp ước lượng OLS. Kiềm định ảnh hưởng ARCH sẽ được thực hiện theo qui trình như sau: Bước 1: Ước lượng phương trình trung bình theo phương pháp OLS Yt = B1 + B2Xt + et Lưu ý, các biến giải thích có thể bao gồm các biến trễ của biến phụ thuộc và các biến giải thích khác có ảnh hưởng đến Y t. Ngoài ra, khi thực hiện với dữ liệu mẫu, thì hạng nhiễu ut trong mô hình (15.11), được đổi thành phần dư et. Bước 2: Ước lượng phương trình hồi qui phụ sau đây: e2t = γ0 + γ1e2 t-1 + γ2e2 t-2 + γ3e2 t-3 +….+ γqe2 t-q + wt Xác định hệ số xác định của mô hình hồi qui phụ, đặt tên là R2. Bước 3: Xác định giả thiết H0 như sau: H0 : γ0 = γ1 = γ2 = ….= γq Từ kết quả hồi qui phụ ta tính R2*T, với T là số quan sát của chuỗi dữ liệu đang được xem xét. Thống kê này sẽ theo phân phối χ2 với số bậc tự do là số độ trễ q (do trong phương trình hồi quy là một tổng của q thành phần lấy bình phương). Nếu giá trị thống kê χ2 tính toán (R2 *T) lớn hơn giá trị χ2 phê phán ( theo hàm CHIINV ( ,d.f.)), thì chúng ta bác bỏ giả thiết H 0, và ngược lại. Nếu bác bỏ giả thiết H0, thì ta có thể kết luận rằng chuỗi dữ liệu đang xét có ảnh hưởng ARCH. 1.4.2 Lý thuyết mô hình GARCH Theo Engle (1995) một trong những hạn chế của mô hình ARCH là nó có hình vẽ giống dạng mô hình trung bình di động hơn là mô hình tự hồi quy. Một ý tưởng mới là chúng ta nên đưa thêm các biến trễ của phương sai có điều kiện vào phương trình của phương sai theo dạng tự hồi quy. Ngoài ra nếu các ảnh hưởng ARCH có quá nhiều độ trễ sẽ ảnh hưởng tới kết quả ước lượng do giảm đáng kể số bậc tự do trong mô hình. Chính vì vậy mô hình GARCH có xu hướng được sử dụng phổ biến hơn. - Mô hình GARCH (p, q ) Mô hình GARCH ( p, q) có dạng sau đây Yt = B1 +B2Xt + ut (2.1) ut ~ N(0, ht) ht = γ0 + h + i t-i j u2 t-j (2.2) Phương trình ( 2.2) nói lên rằng phương sai h t bây giờ phụ thuộc vào cả giá trị quá khứ của những cú sốc đại diện bởi những biến trễ của hạng nhiễu bình phương, và các giá trị quá khứ của bản thân h t đại diện bởi các biến ht-i. Nếu p = 0 thì mô hình GARCH (0, q) đơn giản là mô hình ARCH (q). Dạng đơn giản nhất của mô hình GARCH là mô hình GARCH (1, 1). Phương trình phương sai của mô hình GARCH (1, 1) được thể hiện như sau: ht = γ0 + δ1h t-1 + γ1u2 t-1 (2.3) Mô hình GARCH (1, 1) như quy trình ARCH (q) vô tận Để nhận thấy mô hình GARCH (1, 1) là một cách biểu diễn thu gọn của mô hình ARCH (q), với q kéo dài vô tận. Chúng ta cần một vài biến đổi. Phương trình (2.2) có thể được viết lại như sau: ht = γ0 + δ1h t-1 + γ1u2 t-1 = γ0 + δ(γ0 + δh t-2 + γ1u2 t-2 ) + γ1u2 t-1 = γ0 + γ1u2 t-1 + δγ0 + δ2h t-2 + δγ1u2 t-2 … = γ0 + δγ0 + δ2γ0 +….+ γ1u2 t-1 + δγ1u2 t-2 + δ2 γ1ut2 t-3 + …. A= γ0 + δγ0 + δ2γ0 + …+ δ∞γ0 (2.4) (2.5) nhân hai vế của phương trình (2.5) cho ta sẽ có : δA= δγ0 + δ2γ0 + δ3γ0 + …+ δ∞γ0 (2.6) Lấy (2.5) trừ (2.6) rồi sắp xếp lại ta sẽ có công thức A thu gọn như sau: A= γ0/( 1+ δ (2.7) Thế công thức (2.7) vào phương trình (2.4) ta sẽ có: ht = + γ1 j-1 2 u t-j (2.8) Như vậy phương trình (2.8) cho thấy mô hình GARCH (1,1) tương đương với mô hình ARCH bậc vô cùng với các hệ số có xu hướng giảm dần. Vì lý do này chúng ta nên sử dụng mô hình GARCH (1,1) thay cho mô hình ARCH bậc cao bởi vì với mô hình GARCH (1,1) chúng ta sẽ cần ít số hệ số cần ước lượng hơn và vì thế sẽ giúp hạn chế khả năng mất đi vô số bậc tự do trong mô hình. 1.4.3 Lý thuyết mô hình TGARCH Hạn chế lớn nhất trong các mô hình ARCH và GARCH là chúng được giả định có tính chất đối xứng. Điều này có nghĩa các mô hình này chỉ quan tâm tới giá trị tuyệt đối của các cú sốc chứ không quan tâm tới dấu của chúng ( bởi vì hạng nhiễu/ phần dư được xử lý dưới dạng bình phương). Vì thế trong các mô hình ARCH/ GARCH một cú sốc mạnh có giá trị dương có ảnh hưởng lên sự dao động của chuỗi số liệu hoàn toàn giống với cú sốc mạnh có giá trị âm. Tuy nhiên kinh nghiệm cho thấy các cú sốc có giá trị âm trên thị trường thường có tác dụng mạnh và dai dẳng hơn các cú sốc có giá trị dương. Chính vì vậy người ta cố gắng mô hình hoá sự khác biệt trong ảnh hưởng này. Ví vậy mô hình TGARCH đã được phát triển. Mục đích chính xác của mô hình là nhằm xem xét tính bất cân xứng giữa các cú sốc âm và cú sốc dương. Để làm được như vậy các học giả đề xuất đưa vào phương trình phương sai một biến giả tương tác giữa hạng nhiễu bình phương và biến giả dt. Trong đó dt có giá trị bằng một nếu u t < 0 và bằng 0 nếu u t > 0. Nếu hệ của biến tương tác này không có ý nghĩa thống kê chứng tỏ có sự khác biệt trong các cú sốc khác nhau. Từ ý tưởng này phương trình phương sai trong mô hình TGARCH (1, 1) sẽ có dạng như sau: Nếu hệ số ht = γ0 + δ1h t-1 + γ1u2 t-1 + υ1 u2 t-1d t-1 (3.1) có ý nghĩa thống kê thì các tin tức tốt và các tin tức xấu sẽ có ảnh hưởng khác nhau lên phương sai. Cụ thể tin tức tốt chỉ có ảnh hưởng tin tức xấu ảnh hưởng ( + ) Nếu trong khi > 0 thì chúng ta có thể nói có sự bất cân xứng trong tác động giữa tin tức tốt và tin tức xấu. Ngược lại nếu = 0 thì tác động của tin tức có tính chất cân xứng. TGARCH bậc cao có thể được thực hiện như sau: ht = γ0 + i h t-1 + (γ1+ υ1 jd t-j ) u2 t-j (3.2) 1.4.4 Lý thuyết mô hình GARCH-M Các mô hình GARCH-M cho phép tính giá trị trung bình có điều kiện phụ thuộc vào phương sai có điều kiện của chính nó. Ví dụ khi xem xét các hành vi của nhà đầu tư thuộc dạng sợ rủi ro vì thế họ đòi hỏi thêm một mức phí thưởng rủi ro như là một phần đền bù để nắm giữ một tài sản có tính rủi ro. Như vậy phí thưởng rủi ro là một hàm đồng biến với rủi ro. Tức là khi rủi ro càng cao thì mức thưởng rủi ro càng lớn. Nếu như rủi ro được đo lường là những mức dao động hay bằng phương sai có điều kiện thì phương sai có điều kiện là một phần quan trọng trong phương trình trung bình của biến. Theo như cách này thì mô hình GARCH– M(p,q) có dạng như sau: Yt = B1 + B2Xt + ht +ut ut ~ N (0, ht) ht = γ0 + i γju2 t-j h t-i + Một dạng khác của mô hình GARCH( p,q) là thay vì sử dụng chuỗi phương sai trong phương trình người ta sử dụng độ lệch chuẩn của chuỗi phương sai. Mô hình GARCH-M có dạng như sau Yt = B1 + B2Xt + θ t + ut ut ~ N (0, ht) ht = γ0 + ih t-i + γju2 t-j 1.5 Các nghiên cứu trước đây Giá vàng và các nhân tố tác động tới giá vàng ở trong các giai đoạn trước cũng có một số tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này. Trong đó phải kể tới đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Dự báo giá vàng Việt Nam bằng mô hình ARIMA” của tác giả Nguyễn Trọng Hoài (2005) . Bài luận văn thạc sĩ kinh tế “ Các giải pháp phát triển kinh doanh vàng tại Việt Nam” của tác giả Đặng Thị Tường Vân (2008). Trong bài nghiên cứu “Dự báo giá vàng Việt Nam bằng mô hình ARIMA” của tác giả Nguyễn Trọng Hoài đã sử dụng mô hình kinh tế lượng để kiểm định các nhân tố tác động tới giá vàng. Qua phân tích thì tác giả đã tác giả đã rút ra được kết luận sau: Các nhân tố ảnh hưởng tới giá vàng SJC của Việt Nam bao gồm: giá vàng thế giới có tương quan thuận với giá vàng của Việt Nam; tỷ giá hối đoái USD/EUR có tương quan thuận với giá vàng (tức là khi giá USD mất giá so với đồng EUR thì giá vàng Việt Nam sẽ tăng giá và ngược lại); yếu tố mùa vụ. Trong bài luận văn thạc sĩ kinh tế “ Các giải pháp phát triển kinh doanh vàng tại Việt Nam” của tác giả Đặng Thị Tường Vân. Trong bài luận văn tác giả đa số đều sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích các nhân tố tác động tới giá vàng, kết quả phân tích cho thấy giá vàng chịu tác động của các yếu tố như cung cầu; giá dầu; tình hình chính trị; lạm phát; chính sách tiền tệ ... 1.6 Khung phân tích Những số liệu cần thiết mà nhóm sử dụng trong đề tài - Giá vàng Việt Nam (1000đ /chỉ) - Giá vàng thế giới ( USD/ounce) - Tỷ giá hối đoái ( VND/USD ) - Chỉ số giá tiêu dùng Mỹ điều chỉnh lấy tháng 12/2000 làm gốc. - Chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam lấy tháng 12/2000 làm gốc. - Chỉ số chứng khoán VN-index ( điểm) - Giá dầu thô thế giới ( USD/thùng ) Cách thức thu thập số liệu Các số liệu trên thu thập và tổng hợp từ mạng internet Khung khái niệm Theo lý thuyết cung cầu thị trường thì một hàng hóa phụ thuộc vào những yếu tố giá cả hàng hóa liên quan; kỳ vọng của người tiêu dùng; cấu trúc thị trường. Theo như phân tích của tác giả Nguyễn Trọng Hoài trong bài nghiên cứu “Dự báo giá vàng Việt Nam bằng mô hình ARIMA” thì tỷ giá USD/EUR đại diện cho giá hàng hóa thay thế vàng; giá vàng thế giới đại diện cho cấu trúc thị trường và kỳ vọng của người tiêu dùng”. Tuy nhiên trong bài nghiên cứu này theo tác giả thì biến đại diện cho giá cả hàng hóa thay thế gồm: tỷ giá VND/USD và chỉ số VN-index. Bởi vì vàng là hàng hóa vừa có tính năng tích trữ khi có những biến động về kinh tế vừa là hàng hóa đầu tư kinh doanh nhằm kiếm lợi nhuận. Nhân tố đại diện cho cấu trúc thị trường là giá vàng trên thế giới; nhân tố đại diện cho yếu tố kỳ vọng của người tiêu dùng bao gồm: giá vàng trên thế giới; tình hình kinh tế thế giới đại diện ở đây là kinh tế Mỹ thể hiện bằng chỉ số giá tiêu dùng; chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam; giá dầu thô trên thế giới; giá vàng trong thời điểm quá khứ và những nhân tố khác như tình hình chính trị- xã hội, hiện tượng đầu cơ của nhà đầu tư vàng, biến động thị trường bất động sản, chính sách của chính phủ…Từ những nhận định như vậy thì tác giả đã khái quát hóa thành biểu đồ hình 1.1 dưới đây và tác giả sẽ phân tích rõ những nhận định này ở phần tiếp theo. Hình 1.1 Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố tới giá vàng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan