Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngâ...

Tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh biên hoà

.PDF
122
286
64

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BIÊN HÒA ĐOÀN THỊ HỒNG DUNG Đồng Nai, tháng 06/2012 -----M CL C Danh mục từ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục biểu đồ Danh mục sơ đồ HƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài.................................................................................... Trang 1 1.2 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu đề tài ...........................................................2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................3 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................4 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................4 1.6 Tính mới của đề tài ............................................................................................4 1.7 Kết cấu của đề tài...............................................................................................5 TÓM TẮT HƢƠNG 1 ..........................................................................................6 HƢƠNG 2: Ơ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP V HÀNG THƢƠNG CHO VAY CỦA NGÂN ẠI 2.1 Tổng quan về nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thƣơng mại.......................7 2.1.1 Tổng quan về tín dụng ngân hàng ...............................................................7 2.1.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng .......................................................7 2.1.1.2 Bản chất và chức năng của tín dụng....................................................7 2.1.1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng ...........................................................8 2.1.1.4 Các hình thức tín dụng ngân hàng.......................................................9 2.1.2 Tổng quan về nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại ..............................................................................................................12 2.1.2.1 Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân ............................................12 2.1.2.2 Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân .............................................12 2.1.2.3 Phân biệt cho vay khách hàng cá nhân với hình thức cho vay các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế .................................................................................13 2.1.2.4 Các loại hình cho vay khách hàng cá nhân .......................................14 2.1.2.5 Các quy định về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại......................................................................................................15 2.2 Rủi ro trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ..................................21 2.2.1 Khái niệm rủi ro từ hoạt động cho vay cá nhân ........................................21 2.2.2 Các loại rủi ro cho vay ..............................................................................22 2.2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro ......................................................................23 2.2.3.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng cá nhân ........................................23 2.2.3.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng........................................................23 2.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại ..........................................................................................24 2.4 Mô hình hồi quy tuyến tính bội......................................................................25 2.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại ..........................................................................................................................26 2.5.1 Tỷ lệ doanh số cho vay trên vốn huy động ...............................................26 2.5.2 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động ..................................................................27 2.5.3 Hệ số thu nợ ..............................................................................................27 2.5.4 Vòng quay vốn tín dụng ............................................................................27 2.5.5 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ..............................................................28 2.5.6 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ .....................................................................28 2.5.7 Tỷ lệ nợ mất khả năng thanh toán trên tổng dư nợ ...................................28 TÓM TẮT HƢƠNG 2 ........................................................................................29 HƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN ỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................30 3.2 Thu thập dữ liệu ..............................................................................................31 3.2.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp ...........................................................................31 3.2.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp .............................................................................32 3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................32 3.3.1 Nghiên cứu định tính .................................................................................32 3.3.2 Nghiên cứu định lượng..............................................................................32 3.3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ định lượng ............................................................32 3.3.2.2 Nghiên cứu chính thức ......................................................................32 3.3.2.3 Xác định mẫu nghiên cứu .................................................................32 3.3.2.4 Phương pháp phân tích dữ liệu .........................................................33 3.4 Thiết kế mô hình..............................................................................................34 3.4.1 Mô hình nghiên cứu đề nghị .....................................................................34 3.4.2 Một số giả thuyết đặt ra cho mô hình nghiên cứu.....................................35 3.4.3 Xây dựng thang đo ....................................................................................35 TÓM TẮT HƢƠNG 3 ........................................................................................37 HƢƠNG 4: PHÂN TÍ H Á NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BIÊN HOÀ 4.1 Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Biên Hoà .....................38 4.2 Tổng quan về NHNo&PTNT .........................................................................39 4.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển NHNo&PTNT Việt Nam ......................39 4.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà ......40 4.3 Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà ..........................................................................................................................41 4.3.1 Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT Biên Hoà ..............................42 4.3.2 Tình hình dư nợ cho vay tại NHNo&PTNT Biên Hoà .............................43 4.3.3 Tình hình hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà .......................................................................................................45 4.3.3.1 Tình hình dư nợ cho vay cá nhân theo kỳ hạn ...................................45 4.3.3.2 Tình hình dư nợ cho vay cá nhân theo sản phẩm...............................45 4.3.3.3 Tình hình nợ xấu trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà ........................................................................47 4.3.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà ...................................................................49 4.3.4 Tình hình lợi nhuận của NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà...................50 4.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hòa ...............................................................................................51 4.4.1 Chính sách tín dụng ...................................................................................51 4.4.2 Sản phẩm tín dụng cá nhân .......................................................................54 4.4.3 Trình độ cán bộ tín dụng ...........................................................................54 4.4.4 Nhân tố từ phía khách hang ......................................................................55 4.5 Kết quả nghiên cứu khảo sát thực tế .............................................................55 4.5.1 Đánh giá sơ bộ kết quả khảo sát thực tế....................................................56 4.5.1.1 Về nghề nghiệp của khách hàng .......................................................56 4.5.1.2 Về mục đích sử dụng vốn vay ...........................................................56 4.5.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà ..........................................................57 4.5.2.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha ....................57 4.5.2.2 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) ............60 4.5.2.3 Hiệu chỉnh lại mô hình nghiên cứu ...................................................64 4.5.2.4 Xây dựng phương trình hồi quy bội ..................................................65 4.6 Đánh giá chung về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân hiện nay tại NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà .....................................................................72 4.6.1 Những thành tựu đạt được.........................................................................72 4.6.2 Những mặt còn tồn tại hạn chế .................................................................73 TÓM TẮT HƢƠNG 4 ........................................................................................75 HƢƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BIÊN HOÀ 5.1 Phƣơng hƣớng phát triển hoạt động cho vay cá nhân của NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà .....................................................................................................76 5.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà .....................................................................77 5.2.1 Hoàn thiện chính sách tín dụng .................................................................78 5.2.2 Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của CBTD .........................78 5.2.3 Xây dựng quy trình cho vay hợp lý...........................................................79 5.2.4 Nâng cao công tác quản lý thu hồi nợ .......................................................79 5.2.5 Đa dạng hoá sản phẩm tín dụng ................................................................80 5.2.6 Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin ...................................................80 5.2.7 Đẩy mạnh hoạt động Marketing................................................................81 5.3 Một số kiến nghị đối với NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà.....................81 TÓM TẮT HƢƠNG 5 ........................................................................................83 KẾT LUẬN CHUNG ...........................................................................................84 DANH M C CÁC TỪ VIẾT TẮT ---------Agribank : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam CBTD : Cán bộ tín dụng GTCG : Giấy tờ có giá HĐDV : Hoạt động dịch vụ HĐKD : Hoạt động kinh doanh HĐKDNH : Hoạt động kinh doanh ngoại hối KHCN : Khách hàng cá nhân KHDN : Khách hàng doanh nghiệp KHKD : Kế hoạch kinh doanh NHNN : Ngân hàng nhà nước NHNo&PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn NHTM : Ngân hàng thương mại SXKD : Sản xuất kinh doanh TCTD : Tổ chức tín dụng DANH M C BẢNG BIỂU ---------Bảng 3.1: Xây dựng thang đo ...................................................................... Trang 36 Bảng 4.1: Cơ cấu dư nợ cho vay cá nhân theo kỳ hạn ............................................45 Bảng 4.2: Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Biên Hoà phân theo nhóm ................................................................................................................48 Bảng 4.3: Tình hình nợ xấu.....................................................................................48 Bảng 4.4: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động hiệu quả cho vay KHCN tại NHNo&PTNT Biên Hoà .........................................................................................49 Bảng 4.5: Tình hình lợi nhuận ................................................................................51 Bảng 4.6: Hệ số Cronbach alpha của các thành phần thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.................................................58 Bảng 4.7: Hệ số Cronbach alpha của thành phần thang đo hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ............................................................................................................60 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett lần 1 .............................................61 Bảng 4.9: Bảng phân tích nhân tố lần 2 tương ứng với biến quan sát ....................62 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett ....................................................64 Bảng 4.11: Bảng phân tích nhân tố tương ứng với biến quan sát ...........................64 Bảng 4.12: Ma trận hệ số tương quan .....................................................................67 Bảng 4.13: Thống kê phân tích các hệ số hồi quy ..................................................68 Bảng 4.14: Thống kê phân tích các hệ số hồi quy ..................................................68 Bảng 4.15: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội .............................................69 Bảng 4.16: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết..........................................70 Bảng 5.1: Tình hình kế hoạch kinh doanh năm 2012 .............................................76 Bảng 5.2: Tình hình kế hoạch dư nợ sản xuất và cá nhân năm 2012......................77 DANH M C BIỂU ĐỒ ---------Biểu đồ 4.1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Biên Hoà ........... Trang 42 Biểu đồ 4.2: Tình hình huy động vốn theo đối tượng .............................................42 Biểu đồ 4.3: Tình hình dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế .....................44 Biểu đồ 4.4: Cơ cấu dư nợ cho vay theo sản phẩm năm 2009 ................................46 Biểu đồ 4.5: Cơ cấu dư nợ cho vay theo sản phẩm năm 2010 ................................46 Biểu đồ 4.6: Cơ cấu dư nợ cho vay theo sản phẩm năm 2011 ................................46 Biểu đồ 4.7: Nghề nghiệp của khách hàng..............................................................56 Biểu đồ 4.8: Mục đích sử dụng vốn của khách hàng ..............................................57 DANH M SƠ ĐỒ ---------Sơ đồ 2.1: Sơ đồ mô tả quy trình tín dụng ................................................... Trang 19 Sơ đồ 2.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại .............................................................................................25 Sơ đồ 3.1: uy t nh nghiên cứu ..............................................................................31 Sơ đồ 3.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN ........................34 Sơ đồ 4.1: Sơ đồ tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà .........................41 Sơ đồ 4.2: Quy trình cho vay cá nhân tại NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hòa ......53 Sơ đồ 4.3: Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN – mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh .........................................................................................................65 Sơ đồ 4.4: Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà ........................................................................72 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài: Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Sự thay đổi, sự tăng trưởng trên nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Việt Nam cho thấy WTO thực sự có tác động rất lớn đến nền kinh tế của Việt Nam nói chung và của thị trường tài chính nói riêng. Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội để Việt Nam vươn lên trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 theo Nghị quyết Trung ương Đảng đã đề ra nhằm đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trong khu vực và trên toàn thế giới. [16] Để làm được điều này đòi hỏi mọi cấp, mọi ngành từ Trung ương đến địa phương cùng chung tay xây dựng đất nước phồn vinh và giàu đẹp. Trong đó, hoạt động của ngành ngân hàng góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển của đất nước, các tổ chức kinh tế xã hội nói chung và cá nhân nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội ngày càng cao của đất nước. Thực vậy, hoạt động ngân hàng đóng một vai trò hết sức to lớn trong việc khai thông nguồn vốn cho nền kinh tế. Thông qua hoạt động ngân hàng mà mọi nguồn vốn được tích tụ, tập trung và phân phối lại cho các đối tượng có nhu cầu vốn, từ đó thúc đẩy kinh tế ngày một phát triển. Các hoạt động của NHTM không ngừng được mở rộng và phát triển cả về chất và lượng. Trong các hoạt động đó có thể nói hoạt động cho vay là hoạt động truyền thống và quan trọng bậc nhất của các NHTM.[16] Trong thực tế hoạt động của các NHTM ở Việt Nam, nhóm KHCN thường chiếm tỷ trọng nhỏ hơn về doanh số giao dịch so với KHDN, việc phân tích và thẩm định đối với KHCN cũng tương đối đơn giản, vì vậy các NHTM thường đặt nặng vấn đề quản trị hiệu quả tín dụng đối với nghiệp vụ dành cho KHDN nhiều hơn. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu giao dịch với ngân hàng của các KHCN ngày càng gia tăng thì việc quan tâm đúng mức hiệu quả cho vay đối với đối tượng KHCN là yêu cầu tất yếu trong chiến lược cạnh tranh của các NHTM.[14] 2 Trong các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng nói chung và nghiệp vụ ngân hàng đối với KHCN nói riêng, hoạt động cho vay luôn nhận được sự chú ý quan tâm đặc biệt của các nhà quản trị NHTM. Sở dĩ như vậy vì hoạt động cho vay luôn là hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn nhất cho NHTM và đồng thời cũng là hoạt động gánh chịu nhiều rủi ro tiềm ẩn nhất. Nhìn vào tình hình hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên cũng còn nhiều mặt tồn tại cần giải quyết và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của công tác này. Trên cơ sở lý luận học được tại trường và kinh nghiệm thực thực tiễn thu được trong quá trình thực tập tại NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà, em mạnh dạn đi vào nghiên cứu và tìm hiểu về đề tài “PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BIÊN HOÀ” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. 1.2 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu đề tài: Hoạt động cho vay của ngân hàng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, hoạt động cho vay còn là nghiệp vụ then chốt quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Vì vậy, những đề tài nghiên cứu về hoạt động cho vay của ngân hàng không những thu hút đông đảo sinh viên ở các trường đại học tham gia nghiên cứu mà tự bản thân mỗi ngân hàng cũng tự nghiên cứu về vấn đề này, có những công trình nghiên cứu mang tính thực tiễn cao và được ứng dụng rộng rãi. Các đề tài nghiên cứu ở lĩnh vực này khá phổ biến, tại trường Đại học Lạc Hồng cũng khá nhiều sinh viên viết về lĩnh vực này, tiêu biểu:  Nguyễn Thuỵ Mai Trinh, Báo cáo nghiên cứu khoa học (2010), “Vận dụng mô hình hồi quy Binary Logistic để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định cho vay của ngân hàng thƣơng mại cổ phần ngoại thƣơng Việt Nam chi nhánh Đồng Nai”. Ở nghiên cứu này, tác giả đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay ở ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đồng Nai. Vận dụng mô hình hồi quy Binary logistic để xây dựng mô hình 3 các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đồng Nai. Từ đó phân tích xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đồng Nai.  Phạm Nguyễn Anh Khoa, Báo cáo nghiên cứu khoa học (2011), “Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Techcombank Đồng Nai”. Trên cơ sở so sánh nhận định nhu cầu và tâm lý khách hàng với một số sản phẩm thông dụng hiện có ở ngân hàng đánh giá hiệu quả và sự đa dạng các sản phẩm cho vay KHCN ở chi nhánh. Từ đó đề ra giải pháp mở rộng thị trường cho vay KHCN của Techcombank.  Bùi Văn Thuỵ, Báo cáo nghiên cứu khoa học (năm 2011), “Kiểm định các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Huyện Vĩnh Cửu”. Từ số liệu và khảo sát thực tế tác giả tìm ra các yếu tố tác động tới hoạt động tín dụng, đưa ra mô hình của các nhân tố tác động tới hoạt động tín dụng của ngân hàng, Từ mô hình trên, dự báo sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động tới hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Mỗi bài viết trên đều có cách đánh giá, nhìn nhận sâu sắc, giải quyết vấn đề phù hợp với bối cảnh kinh tế tại thời điểm nghiên cứu và đã được đánh giá cao. Trong bài nghiên cứu này, tác giả có hướng nghiên cứu riêng, cụ thể: Qua quá trình nghiên cứu định tính, tác giả tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà, đồng thời xây dựng thang đo các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà. Trên cơ sở đó, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN và xem xét mức ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu : 4  Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà.  Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà. 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:  Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hoà. Đối tượng khảo sát: Khách hàng đã và đang vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hoà.  Phạm vi nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: năm 2009, năm 2010, năm 2011. Không gian nghiên cứu: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hoà. 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.  Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận tay đôi, phương pháp chuyên gia nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng và thang đo của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà.  Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp nhằm thu thập thông tin từ khách hàng đã và đang vay vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà. Thông tin thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Thang đo sau khi được đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy bội được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu. 1.6 Tính mới của đề tài: 5 Qua quá trình nghiên cứu định tính, tác giả tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà, đồng thời xây dựng thang đo các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà. Trên cơ sở đó, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay KHCN và xem xét mức ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà. 1.7 Kết cấu của đề tài: Báo cáo nghiên cứu khoa học gồm 5 chương: - Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu. - Chương 2: Cơ sở lý luận về nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại. - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. - Chương 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà. - Chương 5: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khách hàng cá nhân tại NHNo&PTNT chi nhánh Biên Hoà. Ngoài ra, báo cáo nghiên cứu còn có danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu, danh mục biểu đồ, danh mục sơ đồ, danh mục từ viết tắt và phụ lục đính kèm. 6 TÓM TẮT CHƢƠNG 1 Thông qua chương 1 tác giả đã nêu lý do chọn đề tài, tổng quan về lịch sử nghiên cứu của đề tài, xác định mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài, phương pháp nghiên cứu đồng thời tác giả đưa ra tính mới của đề tài. Từ đó làm tiền đề để nghiên cứu chương 2: Cơ sở lý luận về nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại. 7 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Chương 1 đã trình bày về lý do chọn đề tài, tổng quan về lịch sử nghiên cứu đề tài, mục tiêu, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và tính mới của đề tài. Chương 2 nhằm hệ thống cơ sở lý thuyết về nghiệp vụ cho vay của NHTM. 2.1 Tổng quan về nghiệp vụ cho vay của NHTM 2.1.1 Tổng quan về tín dụng ngân hàng 2.1.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng: [2] Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các chủ thể khác trong nền kinh tế. Ngân hàng đóng vai trò là một định chế tài chính trung gian, vì vậy trong quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp và cá nhân ngân hàng vừa là người đi vay vừa là người cho vay. 2.1.1.2 Bản chất và chức năng của tín dụng: [2] a) Bản chất của tín dụng Được thể hiện trong quá trình hoạt động tín dụng và mối quan hệ của nó với quá trình phát triển xã hội, được thể hiện qua 3 giai đoạn: - Giai đoạn phân phối vốn tín dụng dưới hình thức cho vay: vốn tiền tệ hoặc vật tư, hàng hoá được chuyển nhượng từ người cho vay đến người đi vay thông qua hợp đồng được ký kết. - Giai đoạn sử dụng vốn tín dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh: vốn vay có thể được sử dụng trực tiếp hoặc để mua vật tư hàng hoá thoả mãn nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người đi vay. - Giai đoạn hoàn trả vốn tín dụng là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của vốn tín dụng, đồng thời cũng là giai đoạn hoàn thành một chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh để trở về trạng thái tiền tệ vốn tín dụng ban đầu của nó mà người đi 8 vay hoàn trả cho người vay. Hơn nữa sự hoàn trả tín dụng là quá trình trở về với tư cách là lượng giá trị vốn tín dụng được vận động. Do đó sự hoàn trả phải bảo toàn về mặt giá trị có phần tăng thêm dưới hình thức lãi suất. b) Chức năng của tín dụng  Chức năng phân phối lại vốn tiền tệ trong nền kinh tế: - Là sự vận động của vốn từ chủ thể kinh tế này sang chủ thể kinh tế khác, hay cụ thể hơn là sự vận động vốn từ các doanh nghiệp có vốn tạm thời thừa sang các doanh nghiệp đang tạm thời thiếu vốn. Đây là chức năng cơ bản nhất, nhờ chức năng này mà các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được điều hoà từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn. Vì vậy hiệu quả sử dụng vốn trong xã hội tăng, thúc đẩy kinh tế phát triển.  Chức năng tạo công cụ lưu thông tín dụng, tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội: - Tín dụng ngân hàng đã tạo ra các công cụ lưu thông tín dụng như: thương phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu…đặc biệt là việc mở tài khoản và giao dịch thanh toán thông qua ngân hàng với các hình thức chuyển khoản, bù trừ. Các công cụ này có thể thay thế một khối lượng lớn tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội. Ngoài ra tín dụng còn kích thích các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội được huy động để sử dụng cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh, từ đó giúp vòng luân chuyển vốn tăng tốc trong toàn xã hội. 2.1.1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng: [4]  Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội: - Tín dụng ngân hàng giúp điều hoà vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ đó góp phần duy trì, thúc đẩy quá trình mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh được thường xuyên, liên tục với một chi phí hợp lý. - Tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, từ đó kích thích quá trình tiết kiệm và gia tăng vốn đầu tư phát triển cho xã hội.  Tín dụng ngân hàng là kênh truyền tải tác động của Nhà nước đến các mục tiêu vĩ mô: 9 - Ngày nay, Nhà nước thường sử dụng tín dụng của hệ thống Ngân hàng để điều tiết quá trình kinh tế thông qua chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương. - Chính sách tín dụng của Nhà nước cho phép hệ thống Ngân hàng thắt chặt hay mở rộng tín dụng để đạt được một tốc độ phát triển kinh tế như ý muốn. Với chính sách tín dụng, Nhà nước có thể hình thành cơ cấu nền kinh tế theo sự hoạch định trước. - Ngày nay, việc thực hiện các chính sách xã hội bằng ngân sách luôn được giảm thiểu, mà thay vào đó là các công cụ tín dụng như tín dụng đối với người nghèo, tín dụng đối với sinh viên… các chính sách phát triển kinh tế nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, phát triển các thành phần kinh tế v.v… đều được thực hiện thông qua chính sách tín dụng.  Tín dụng ngân hàng góp phần thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước: - Thông qua việc nới lỏng các điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, cũng như ưu đãi về mặt lãi suất, thời hạn tín dụng cho các đối tượng cần hưởng chính sách xã hội, Nhà nước có thể nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện các chính sách của mình.  Tạo điều kiện mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại: - Thông qua việc cung cấp tín dụng tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút nguồn vốn tín dụng nước ngoài…tín dụng ngân hàng đã thúc đẩy việc mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 2.1.1.4 Các hình thức tín dụng ngân hàng: [3] a) Căn cứ vào thời hạn tín dụng:  Tín dụng ngắn hạn: là khoản vay có thời hạn dưới một năm, thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các doanh nghiệp, phục vụ sinh hoạt cá nhân.  Tín dụng trung hạn: là khoản vay có thời hạn từ một năm đến năm năm, thường được cho vay để cung cấp vốn, mua tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan