Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phân tích các hoạt động kinh doanh của công ty tnhh kim sơn...

Tài liệu Phân tích các hoạt động kinh doanh của công ty tnhh kim sơn

.PDF
54
625
113

Mô tả:

MỤC LỤC 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty .............................5 1.1.1 Tên , địa chỉ và quy mô của doanh nghiệp...............................5 1.1.2 Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển.........................5 1.2 Chức năng , nhiệm vụ cà các sản phẩm dịch vụ.............................6 1.2.1 Các chức năng nhiệm vụ của công ty.......................................6 1.2.2 Các hàng hóa kinh doanh hiện tại của công ty.........................6 1.3 Quy trình công nghệ , tổ chức sản xuất và đặc điểm v ề tiêu thụ sản phẩm.....................................................................................................7 1.3.1. Quy trình công nghệ sản xuất..................................................7 1.4 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất...........................10 1.4.1 Hình thức tổ chức sản xuất của công ty.................................10 1.4.2 Kết cấu quy trình sản xuất của Công ty ...............................10 1.5 Cơ cấu tổ chức của công ty...........................................................11 1.5.1 Sơ đồ của cơ cấu tổ chức.......................................................11 1.5.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban...............................12 PHẦN 2 : CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI KIM SƠN..................................................................15 2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing ......15 2.1.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong những năm g ần đây.........15 2.1.2 Chính sách sản phẩm – thị trường.........................................19 2.1.3 Chính sách giá........................................................................19 2.1.4 Xúc tiến bán hàng...................................................................20 2.1.5 Phương thức phân phối..........................................................21 2.1.6 Vị trí của Công ty so với các doanh nghiệp khác cùng ngành 22 2.2 Phân tích công tác lao động tiền lương.........................................23 2.2.1 Cơ cấu lao động......................................................................23 2.2.2 Định mức lao động.................................................................24 2.2.3 Tình hình sử dụng thời gian lao động.....................................25 2.2.4. Năng suất lao động...............................................................26 2.2.5 Công tác đào tạo....................................................................28 2.2.6 Đơn giá tiền lương và tổng quỹ lương.....................................29 Công ty TNHH Kim Sơn áp dụng theo đúng nghị định c ủa Chính phủ số 122/2015/NĐ-CP về lương tối thiểu vùng 2016 quy đ ịnh v ề mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở Công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại,... Công ty Công ty TNHH Kim Sơn hoạt động trên địa bàn thị xã Tứ hiêp , Thanh trì Hà Nội thuộc vùng II. Vì vậy, theo điều 2 của nghị định thì mức lương t ối thiểu của Công ty TNHH Kim Sơn là 2.350.000đồng/tháng. ...........29 2.2.7 Các hình thức trả lương..........................................................29 2.2.8 Nhận xét công tác lao động tiền lương...................................30 2.3 Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định.........................33 2.3.1 Các loại nguyên vật liệu dùng cho sản xuất của Công ty.......33 2.3.2 Phương pháp xây dựng định mức vật tư................................33 2.3.3 Tình hình sử dụng, dự trữ và bảo quản vật tư........................34 2.3.4 Cơ cấu và tình hình hao mòn tài sản cố định.........................35 2.3.5 Nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định..........36 2.4 Phân tích chi phí và giá thành sản phẩm của công ty...................37 2.4.1 Các loại chi phí ở Công ty TNHH Kim Sơn ...........................37 2.4.2 Hệ thống sổ kế toán và hình thức kế toán của Công ty. .......39 2.4.3 Công tác xây dựng giá thành kế hoạch..................................42 2.4.4 Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành th ực t ế.........42 2.4.5. Nhận xét về công tác quản lý chi phí và giá thành c ủa doanh nghiệp..............................................................................................44 2.5 Phân tích tình hình tài chính tại công ty........................................45 2.5.1 Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh c ủa công ty .........................................................................................................45 2.5.2 Phân tích tình hình tài chính, hiệu qu ả ho ạt đ ộng c ủa công ty .........................................................................................................46 Đơn vị Tính :nghìn đ........................................................................46 PHẦN 3 : ĐÁNH GIÁ CHUNG & ĐỊNH HƯỚNG ....................................51 ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP.............................................................................51 3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ Công ty TNHH Kim Sơn ........................51 3.1.1. Các ưu điểm ........................................................................51 3.1.2. Những hạn chế.....................................................................52 3.2. Định hướng đề tài tốt nghiệp........................................................53 LỜI MỞ ĐẦU Với xu thế phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam, ngoài việc cạnh tranh với các sản phẩm trong nước còn phải đối đầu với các sản phẩm nước ngoài và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Chính vì vậy để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mỗi doanh nghiệp phải tự nâng cao trình độ quản lý kinh tế, kỹ thuật nhằm tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, cắt giảm chi phí không hợp lý nhằm giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Đây là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp và là vấn đề bao trùm xuyên xuốt thể hiện chất lượng của toàn bộ công tác quản lý. Đã trực tiếp làm việc tại Công ty TNHH Kim Sơn, nên em chọn Công ty TNHH Kim Sơn là nơi thực tập. Đây là một Xí nghiệp trực thuộc Tổng cục Công nghiệp - Bộ Quốc phòng có vốn điều lệ 15 tỷ đồng, với tổng số lao động gần 225 người, doanh thu gần 63 tỷ, nghành nghề chính là chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm cơ khí... vật tư đầu vào chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài. Em xác định đây là một cơ hội tốt cho em được tìm hiểu và vận dụng những kiến thức đã học để tiến hành phân tích, đánh giá các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, từ đó hy vọng sẽ đưa ra được một số đề xuất có ích cho Ban lãnh đạo Xí nghiệp. Qua báo cáo thực tập này cho em gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới Ban lãnh đạo, các anh chị em trong Công ty TNHH Kim Sơn đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Lời cảm ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn đã chỉ bảo tận tình, giúp em hoàn thành bản báo cáo này. Kết cấu báo cáo gồm 3 phần chính: Phần 1 : Tìm hiểu giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Kim Sơn. Phần 2 : Phân tích các hoạt động kinh doanh của Công ty. Phần 3: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp. Mặc dù đã rất cố gắng trong suốt quá trình thực tập, nhưng với trình độ có hạn, nên bản báo cáo thực tập của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Để báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn nữa, em rất mong sự đóng góp chỉ bảo của các Thầy, Cô giáo, các độc giả đọc báo cáo thực tập này. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng ... năm 2016 Sinh viên thực tập PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1.1.1 Tên , địa chỉ và quy mô của doanh nghiệp CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI KIM SƠN Số ĐKKD: 0105931373 Trụ sở: Số 9 Ngõ 204 Trần Duy Hưng - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội Văn Phòng: 183 Lĩnh Nam - Vĩnh Hưng - Hoàng Mai - Hà Nội Điện thoại: 04.62 840 056 - 046 253597 - Fax : 04.62 840 085 Email: [email protected] Website: http://kimsonitc.com/ Facebook:https://www.facebook.com/kimson.congty?fref=ts Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=Y1c5nWIDQkI Vốn điều lệ: 20.000.000.000 đồng 1.1.2 Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển Công ty TNHH Kim Sơn là một doanh nghiệp nhà nước được chính thức thành lập ngày 15/3/1971. Trong 40 năm hình thành, tồn tại và phát triển, cán bộ công nhân viên CT đã không ngừng nỗ lực vươn lên vượt mọi khó khăn gian khổ để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và không ngừng cố gắng để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho toàn thể công nhân viên trong CT. Công ty TNHH Kim Sơn cũng như những XN khác trực thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng được thành lập nhằm đảm bảo một nhiệm vụ nhất định theo yêu cầu của công nghiệp quốc phòng. Công ty TNHH Kim Sơn được thành lập với nhiệm vụ chính là sản xuất các loại phụ tùng thay thế cho xe cơ giới quân sự, phục vụ cho chiến tranh giải phóng miền Nam. Hiện nay, nước ta đang trong nền kinh tế thị trường CT phải đảm bảo đời sống cho công nhân viên nên CT đã mạnh dạn mở rộng thị trường sang cả phục vụ cho nền kinh tế quốc dân chứ không chỉ đơn thuần sản xuất hàng quốc phòng. Sản phẩm của doanh nghiệp đã hướng tới phục vụ cho nhu cầu thị trường. Trước tình hình đó từ những năm 2000 trở lại đây CT tập trung đầu tư vào nguồn lực con người và bố trí tổ chức lại sản xuất, xác định lại thị trường và mặt hàng sản xuất. Bên cạnh việc trẻ hoá đội ngũ cán bộ, CT còn tiến hành bố trí, sắp xếp lại nhân sự cho phù hợp với trình độ, năng lực của từng cán bộ công nhân viên cũng như tiến hành đào tạo nâng cao tay nghề công nhân để đáp ứng nhu cầu của thị trường. CT tiến hành bố trí một số cán bộ trẻ vào các phòng ban và tuyển mới gần 100 cán bộ công nhân viên được đào tạo cơ bản về cơ khí từ bậc 3 đến đại học. Ngoài ra, CT còn tiến hành nghiên cứu mở rộng thị trường ngoài các mặt hàng truyền thống CT còn mở rộng sang các mặt hàng đáp ứng nhu cầu của thị trường như phụ tùng phục vụ các nhà máy xi măng, cán kéo thép, ngành dệt, dầu khí, công nghiệp tàu thuỷ. Những nỗ lực của CT đã được đền đáp: doanh thu ngày càng tăng nhanh, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được đảm bảo, CT dần dần thoát khỏi tình trạng khó khăn, CT đã trả hết nợ các năm trước và bắt đầu có lãi và CT đã dần khẳng định vị trí của mình trên thị trường. 1.2 Chức năng , nhiệm vụ cà các sản phẩm dịch vụ 1.2.1 Các chức năng nhiệm vụ của công ty Công ty TNHH Kim Sơn là một CT cơ khí chuyên kinh doanh các sản phẩm cơ khí. Sản phẩm của CT có tính chất nhỏ, lẻ, đơn chiếc và tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng cũng như yêu cầu của khách hàng. Khi có đơn đặt hàng thì CT tiến hành sản xuất từ khâu đầu đến khi thành SP hoàn chỉnh, ngoài việc chế tạo sản phẩm thì CT cũng sản xuất cả các dụng cụ để chế tạo sản phẩm trừ một số máy móc chuyên dùng phải nhập từ Liên Xô, Đức ... 1.2.2 Các hàng hóa kinh doanh hiện tại của công ty Các sản phẩm của CT bao gồm: Mặt hàng côn xoắn, mặt hàng phụ tùng ô tô, máy xúc, phụ tùng máy đóng tàu, các hàng khác. Ví dụ: Bánh răng côn xoắn ben la, bánh răng chữ V, trục răng, phay răng, gá của rãnh, hộp số, trục con lăn, trục ác, bulong, ống nối trục, lắp cụm vi sai.... 1.3 Quy trình công nghệ , tổ chức sản xuất và đặc điểm về tiêu thụ sản phẩm 1.3.1. Quy trình công nghệ sản xuất Công ty TNHH Kim Sơn chuyên sản xuất các mặt hàng cơ khí từ khâu tạo phôi đến xử lí bề mặt hoàn chỉnh sản phẩm, do vậy quá trình sản xuất sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn liên tục và phức tạp. CT còn sản xuất nhiều sản phẩm và mỗi loại sản phẩm lại có đặc điểm riêng và có một quy trình cụ thể riêng, tuy nhiên nhìn chung các sản phẩm sản xuất ra đều theo một QTCN nhất định bao gồm các giai đoạn sau: - Lập kế hoạch cho các sản phẩm theo hợp đồng sản xuất, hay các đơn đặt hàng - Công tác chuẩn bị: Sử dụng cát, đất sét, gỗ dùng để làm khuôn, tạo phôi đúc; chuẩn bị NVL đầu vào cần thiết. - Giai đoạn tạo phôi: Tạo phôi bằng hai phương pháp đúc hoặc rèn Đối với phương pháp đúc: • NVL được nung chảy rồi rót vào khuôn • Phá khuôn để lấy phôi ra và làm sạch sẽ và cắt gọt Đối với phương pháp rèn: Phôi được cắt ra từ thép cây và được rèn để định hình - Giai đoạn gia công cơ khí: Cắt, gọt kim loại tạo chi tiết bằng các phương pháp: • Nguội, lấy dấu, tạo hình • Các phôi được xử lí qua máy tiện, máy khoan, máy phay, máy bào để được chi tiết theo yêu cầu - Gia công nhiệt luyện: giai đoạn này nhằm nâng cao cơ tính và chỉ sử dụng đối với các chi tiết cần độ rắn và độ cứng. - Giai đoạn xử lí bề mặt sau khi gia công: mạ, phủ bề mặt - Giai đoạn lắp ráp: Lắp ráp các chi tiết tạo công cụ, phụ tùng, thiết bị. - Giai đoạn kiểm tra chất lượng sản phẩm. - Bảo quản chi tiết, sản phẩm bằng các phương pháp: luộc trong dầu, mỡ, hoặc bọc sản phẩm bằng giấy, vải đặc biệt dùng để bảo quản. - Giai đoạn đóng trong hộp gỗ hoặc hộp giấy nhập kho hoặc xuất tiêu thụ cho khách hàng. 1.3.2. Tổ chức sản xuất Đứng đầu phụ trách sản xuất là PGĐ phụ trách kĩ thuật sản xuất. Thông qua PGĐ mà lệnh sản xuất được phổ biến xuống các phân xưởng. Đồng thời PGĐ kĩ thuật cũng chịu trách nhiệm chỉ đạo sản xuất ở các phân xưởng, xử lí các tình huống xảy ra; kiểm tra tiến độ và quá trình làm việc của các phân xuởng; định mức sản xuất; làm việc với bộ phận kho để xuất NVL, nhập kho thành phẩm. Ở dưới các phân xưởng có bố trí các nhân viên quản lí trực tiếp tại phân xưởng như: quản đốc, đội trưởng, tổ trưởng, thống kê chịu trách nhiệm báo cáo với các bộ phận liên quan cũng như cấp trên. Việc sử dụng máy móc là do công nhân trực tiếp đảm nhận dưới sự giám sát của các nhân viên giám sát tại phân xưởng, theo nội quy của CT. Tuy mỗi phân xưởng có nhiệm vụ khác nhau song giữa các phân xưởng có quan hệ với nhau: phân xưởng gia công nóng làm nhiệm vụ tạo phôi sau đó chuyển cho 3 phân xưởng còn lại, tại các phân xưởng này phôi sẽ được chế biến thành các chi tiết theo yêu cầu thông qua việc cắt gọt kim loại bằng các máy phay, máy tiện, máy bào, máy khoan. Các chi tiết sau khi hoàn thành ở các phân xưởng này thì sẽ được chuyển trở lại cho phân xưởng gia công nóng để tiến hành nhiệt luyện và xử lí bề mặt. Ngoài ra trong quá trình sản xuất các PX còn có mối quan hệ với nhau đó là sự hợp tác, trao đổi để cùng nhau hoàn thành được nhiệm vụ. Phân xưởng dụng cụ cơ điện ngoài việc gia công cơ khí còn sản xuất và sửa chữa các dụng cụ: dao, gá lắp ... phục vụ cho các PX còn lại. 1.4 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất 1.4.1 Hình thức tổ chức sản xuất của công ty Công ty tổ chức hoạt động kinh doanh theo hình thức chuyên môn hoá công nghệ. Tức là, mỗi phòng, mỗi bộ phận trong công ty đảm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau nhưng có sự phối hợp với nhau để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cũng như chiến lược của công ty. Cụ thể đó là: Phòng Kinh doanh có chức năng tìm kiếm khách hàng, bán hàng và phối hợp với Phòng Marketing trong quá trình nghiên cứu thị trường để phát triển thị trường cũng như đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh. Phòng Maketing tổ chức nghiên cứu thị trường, phát triển trị trường, chăm sóc khách hàng. Bộ phận này sẽ trực tiếp tổ chức thực hiện nghiên cứu đề xuất các vấn đề nhằm giúp Công ty tiến hành kinh doanh có hiệu quả hơn. Phòng Tài chính phụ trách toàn bộ công tác kế toán, thống kê tài chính. Kho phụ trách việc bảo quản hàng hóa và thực hiện công tác xuất kho, nhập kho đúng quy định. Đặc điểm của hình thức tổ chức này giúp cho doanh nghiệp có tính chuyên môn hóa cao, nâng cao tính chuyên nghiệp từ đó đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh. 1.4.2 Kết cấu quy trình sản xuất của Công ty * Sơ đồ tổ chức sản xuất Phó Giám Đốc Quản Đốc 1 Quản đốc 2 Quản Đốc 3 Phân xưởng 1 Phân xưởng 2 Phân xưởng 3 Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức sản xuất. * Giải thích sơ đồ - Phó giám đốc nhận ủy quyền của Giám đốc , quản lý hoạt động điều hành nhà máy sản xuất; nhận báo cáo của Quản đốc phân xưởng. - Các Quản đốc theo dõi tình hình hoạt động của phân xưởng và theo dõi tình hình đi làm, ốm đau của công nhân trong phân xưởng rồi báo cáo với nhân viên kinh tế phân xưởng thực hiện chấm công cho công nhân. Báo cáo tình hình của phân xưởng cho Phó giám đốc trong cuộc họp. - Các phân xưởng hoạt động theo dây chuyền sản xuất, liên tiếp nhau. Mỗi phân xưởng đảm nhiệm từng khâu trong dây chuyền sản xuất ra thành phẩm. 1.5 Cơ cấu tổ chức của công ty 1.5.1 Sơ đồ của cơ cấu tổ chức Bất kì một tổ chức nào muốn tồn tại thì phải có một bộ máy quản lí làm việc một cách có hiệu quả đảm bảo thực hiện đầy đủ, toàn diện chức năng quản lí, phát huy được quyền làm chủ và năng lực của cá nhân, và phù hợp với quy mô sản xuất. CT cơ khí 79 cũng đã thiết kế được một bộ máy quản lí nhỏ gọn, tinh giản phù hợp với đặc điểm kinh doanh và quy mô vừa của mình. Mô hình quản lí tại CT là mô hình trực tuyến và được tổ chức theo cơ cấu một cấp. Quyết định quản lí được đưa từ Ban Giám đốc xuống các bộ phận cấp dưới, các bộ phận có trách nhiệm triển khai, thực hiện. Bộ máy quản lí của CT tương đối hoàn chỉnh có Đảng uỷ, Ban Giám đốc, công đoàn và các phòng ban chức năng rất năng động điều đó giúp cho CT luôn hoàn thành kế hoạch. Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí Công ty TNHH Đầu tư thương mại Kim Sơn GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC P. CÔNG ĐOÀN P. KINH DOANH P. KẾ TOÁN P. QL NHÂN SỰ 1.5.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Bộ máy quản lí bao gồm: - Ban GĐ: gồm GĐ và ba PGĐ là PGĐ kĩ thuật sản xuất, PGĐ kinh doanh và PGĐ chính trị hành chính - Các phòng ban gồm có: • Phòng Tổ chức hành chính • Phòng Kế hoạch vật tư • Phòng Kĩ thuật cơ điện • Phòng Chính trị • Phòng Tài chính • Ban Kiểm tra chất lượng sản phẩm. - Các phân xưởng • Phân xưởng Cơ khí • Phân xưởng Dụng cụ cơ điện • Phân xưởng Gia công cấu tiện • Phân xưởng Gia công nóng Trong đó GĐ là người quyết định cao nhất của CT, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh doanh của CT. GĐ là người đề ra phương hướng sản xuất, các chiến lược phát triển trong tương lai, đề ra các kế hoạch, mục tiêu cụ thể trong ngắn hạn cũng như dài hạn, là người hoạch định và đưa ra chính sách, đường lối phát triển của CT. PGĐ kĩ thuật sản xuất phụ trách về hoạt động kĩ thuật, quy trình công nghệ sản xuất, nâng cao tay nghề của công nhân. PGĐ là người giúp GĐ các mặt nghiên cứu, ứng dụng kĩ thuật khoa học công nghệ, quản lí chất lượng sản phẩm. PGĐ kinh doanh có nhiệm vụ xây dựng và phân bổ kế hoạch, chỉ tiêu cho SXKD, có nhiệm vụ theo dõi việc tiêu thụ sản phẩm, thiết kế, kí kết theo dõi các hợp đồng đã kí, quản lí thành phẩm xuất nhập kho, tổ chức thực hiện và xây dựng phương hướng kinh doanh, chiến lược sản phẩm. PGĐ chính trị hành chính: có nhiệm vụ giúp GĐ tổ chức vị trí công tác, phân quyền hạn các cán bộ, sắp xếp cán bộ và trực tiếp điều hành phòng tổ chức hành chính và đồng thời chịu trách nhiệm chăm lo đời sống tinh thần, văn hoá tư tưởng cho công nhân viên trong CT. Phòng Tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ giúp GĐ tổ chức và thực hiện mọi hoạt động hành chính, quản trị và lao động trong CT, giúp GĐ ra các quyết định, quy chế, nội quy, thủ tục về tổ chức nhân sự, lao động tiền lương, giải quyết các vấn đề liên quan đến chính sách xã hội. Phòng Kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ lập kế hoạch, tổ chức tác nghiệp sản xuất và bán hàng; quản lí, dự trữ và cung ứng vật liệu, TSCĐ cho bộ phận sản xuất, soạn thảo đơn hàng và tìm nhà cung cấp, lập định mức dự trữ phù hợp, lập định mức tiền lương cho từng công đoạn cũng như tổng thể của từng loại sản phẩm. Phòng Kĩ thuật cơ điện: Chịu trách nhiệm về hoạt động kĩ thuật, xác định thông số kĩ thuật, lập định mức tiêu hao vật tư, lao động cho sản phẩm; điều tra nghiên cứu áp dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật vào sản xuất Phòng Chính trị: Chịu trách nhiệm về công tác Đảng, đời sống chính trị tư tưởng, tinh thần cho công nhân viên. Phòng Tài chính: Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán, thống kê phản ánh đầy đủ kịp thời, chính xác trung thực các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong CT lên chứng từ và sổ sách liên quan, cung cấp thông tin kịp thời cho việc ra các quyết định quản lí; tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành, kiểm tra phân tích hoạt động kinh tế để đưa ra các biện pháp hạ giá thành nâng cao hiệu quả hoạt động của CT Ban Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Chịu trách nhiệm kiểm tra và thử nghiệm chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, kiểm tra sản phẩm cuối cùng trước khi giao sản phẩm cho khách hàng; tham gia xây dựng chính sách chất lượng sản phẩm. Phân xưởng Cơ khí: cắt gọt, gia công chi tiết từ phôi ra sản phẩm, sản xuất các mặ hàng cơ khí. Phân xưởng Dụng cụ cơ điện: cũng có chức năng sản xuất cơ khí, ngoài ra còn có thêm nhiệm vụ sản xuất các dụng cụ cắt gọt (dao ...), gá lắp phục vụ cho công nghệ chế tạo và trang thiết bị công nghệ. Phân xưởng Gia công cấu tiện: Ngoài chức năng sản xuất cơ khí còn có thêm chức năng sản xuất hàng siêu trường, siêu trọng. không định hình Phân xưỏng Gia công nóng: có nhiệm vụ tạo phôi, đúc phôi cung cấp phôi cho ba phân xưởng trên, sau đó nhận lại các sản phẩm của ba phân xưởng trên và tiến hành nhiệt luyện và xử lí bề mặt; tạo mẫu đúc và đúc các chi tiết các bộ phận. Mối quan hệ các bộ phận trong việc quản lý hoạt động SXKD tại CT là cùng phối hợp để thực hiện nhiệm vụ quản lí, phân chia rõ quyền hạn, trách nhiệm các phòng ban. PHẦN 2 : CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI KIM SƠN 2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và công tác marketing 2.1.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây Doanh thu của công ty trong 3 năm theo các nhóm sản phẩm STT Sản phẩm hàng hóa 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Bánh răng côn xoắn các loại Phụ tùng xe Ôtô máy xúc Hộp số máy cáy MK6-96-97 Phụ tùng Xi măng Phụ tùng đóng tầu Phụ tùng kết cấu xây dựng Hàng phụ tùng ngành dầu khí Máy cưa ARG 130 Hàng cơ khí khác Cộng Doanh thu thuần năm 2013 5,050,560 4,965,250, 3,568,540, 6,865,245 5,045,560, 0 3,426,152 4,789,456, 5,245,621 3,890,934 42,847,318 Đơn vị Tính :1000 đ Doanh thu thuần năm 2014 6,060,672 5,958,300 4,282,248 8,238,294 6,054,672 4,111,382, 5,747,347 6,294,745 3,871,038 50,618,700 Doanh thu thuần năm 2015 7,515,233 7,388,292 5,309,987 10,215,484 7,507,793 5,098,114 7,126,710, 7,805,484 5,069,416 63,036,516 Qua bảng số liệu trên có thể thấy tỷ lệ doanh thu của các mặt hàng trên tổng doanh thu qua các năm như sau: Doanh thu bán hàng theo địa phương STT Khu vực 1 Bắc Ninh 2 Hà Giang 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Hà Nội Bắc Cạn Lào Cai Thanh Hóa Quảng Ninh Sơn La Lai Châu Tuyên Quang Cao Bằng Doanh thu thuần năm 2013 2,570,839 2,570,839 13,282,66 9 1,285,420 2,999,312 2,142,366 4,713,205 2,570,839 6,427,098 2,142,366 2,142,366 42,847,31 8 Tỷ lệ % 6 6 31 3 7 5 11 6 15 5 5 100 Doanh thu thuần năm 2014 2,530,935 3,543,309 17,716,54 5 1,518,561 3,543,309 2,530,935 3,543,309 3,037,122 5,568,057 3,543,309 3,543,309 50,618,70 0 Tỷ lệ % 5 7 35 3 7 5 7 6 11 7 7 100 Doanh thu thuần năm 2015 2,521,461 5,042,921 17,650,22 4 3,782,191 3,151,826 4,412,556 6,934,017 5,042,921 8,194,747 2,521,461 3,782,191 63,036,51 6 Tỷ lệ % 4 8 28 6 5 7 11 8 13 4 6 100 Từ bảng doanh thu theo khu vực ta có thể thấy − Năm 2013, doanh thu bán hàng tại Hà Nội cao nhất nếu tính theo khu vực tiếp đến là Quảng Ninh và Lai Châu, các tỉnh còn lại có mức bán hàng xấp xỉ nhau. − Năm 2014, Hà Nội vẫn chiếm tỷ lệ cao trong doanh số bán hàng theo khu vực, ngoại trừ Lai Châu vẫn có mức doanh số bán hàng cao thứ 2 trong các khu vực thì các khu vực còn lại có mức doanh số bán hàng chiếm tỷ lệ từ 5 – 7%, ngoại trừ Bắc Cạn có doanh số bán hàng thấp nhất chỉ chiếm tỷ lệ 3%. − Năm 2015, Hà Nội vẫn dẫn đầu về doanh số bán hàng, nhưng tỷ lệ trong tổng doanh thu có giảm hơn so với năm 2013 và 2014, Quảng Ninh và Lai Châu trở lại với mức doanh số bán hàng cao (tương ứng với tỷ lệ 11 và 13%), các khu vực khác vẫn giữ nguyên tỷ lệ doanh thu vào khoảng 5 – 8%, ngoại trừ Bắc Ninh tụt lại phía sau với tỷ lệ 4%. 2.1.2 Chính sách sản phẩm – thị trường Các sản phẩm của CT bao gồm: Mặt hàng côn xoắn, mặt hàng phụ tùng ô tô, máy xúc, phụ tùng máy đóng tàu, các hàng khác. Có thể nói đây là các sản phẩm cơ khí chính xác đặc thù nên chính sách sản phẩm của công ty phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của khách hàng và tình hình kinh tế trong nước. Các khách hàng của công ty là các công ty chuyên lắp ráp và bán các loại máy, xu thế chung của khách hàng luôn đòi hỏi các sản phẩm có chất lượng cao, độ chính xác tuyệt đối. Do vậy, mục tiêu và định hướng về sản phẩm của công ty là luôn đáp ứng tối đa các yêu cầu về độ chính xác và chất lượng của khách hàng. Để đảm bảo uy tín của công ty, đối với các sản phẩm lỗi và không đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng, công ty sẵn sang thu hồi và đổi sản phẩm. Ngoài ra, công ty còn có một hệ thống kiểm tra, kiểm định chất lượng sản phẩm rất khắt khe để bảo đảm được chất lượng tuyệt đối khi xuất xưởng đối với các sản phẩm. Thị trường của công ty chủ yếu vẫn là các tỉnh miền bắc, đặc biệt là Hà Nội thường xuyên chiếm tỷ lệ xấp xỉ 30% trong cơ cấu doanh thu vùng miền. Trong tương lai, định hướng của công ty là mở rộng thị trường sang các tỉnh miền trung và miền Nam. Ngoài ra, Công ty còn thực hiện tìm kiếm khách hàng qua thông tin của các ngành, mạng Internet và sự giới thiệu của các bạn hàng trong và ngoài nước. Việc quảng bá thương hiệu được thực hiện qua giao tiếp ở các kỳ hội chợ trong nước, qua các catalogue… 2.1.3 Chính sách giá Giá cả sản phẩm là yếu tố đặc biệt quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Do ảnh hưởng chí phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao trong giá thành và giá thường xuyên biến động, chiến lược chào giá bán hàng cũng thay đổi theo từng thời kỳ, từng khách hàng và từng vùng miền (do lien quan đến chi phí vận chuyển, bán hàng…). Để thực hiện việc kinh doanh sản phẩm có hiệu quả, Công ty đã chủ động phấn đấu giảm giá thành bằng biện pháp tăng năng xuất sản xuất để tiết kiệm các chi phí cố định, tăng tính cạnh tranh,giữ chữ “tín” trong kinh doanh, bảo đảm giữ được khách hàng, mở rộng thị trường và kinh doanh có hiệu quả. Bảng giá sản phẩm STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 Sản phẩm hàng hóa Bánh răng côn xoắn Ø 20 Bánh răng côn xoắn Ø 25 Bánh răng côn xoắn Ø 30 Bánh răng côn xoắn Ø 35 Bánh răng côn xoắn Ø 40 Bánh răng côn xoắn Ø 45 Phụ tùng xe Ôtô máy xúc AM348 Phụ tùng xe Ôtô máy xúc ZT032 Phụ tùng xe Ôtô máy xúc AT256 Hộp số máy cáy MK6-96-97 Hộp số máy cáy MK6-96-87 Hộp số máy cáy MK5-89-23 Hộp số máy cáy MK5-89-03 Hộp số máy cáy MK7 Phụ tùng Xi măng Phụ tùng đóng tầu Phụ tùng kết cấu xây dựng Hàng phụ tùng ngành dầu khí Máy cưa ARG 130 Hà Nội Sơn La 157,000 163,000 178,000 185,000 198,000 217,000 2,365,000 1,157,000 3,112,000 613,000 516,000 413,000 456,000 985,000 1,265,000 5,045,000 3,426,000 4,789,000 3,245,621 165,000 181,000 196,000 202,000 213,000 234,000 2,658,000 1,311,000 3,364,000 698,000 541,000 437,000 507,000 997,000 1,438,000 6,054,000 4,111,000 5,747,000 3,394,745 Thanh Hóa 171,000 193,000 212,000 223,000 234,000 246,000 2,988,292 1,522,000 3,721,000 733,000 578,000 451,000 523,000 1,023,000 1,615,484 7,507,000 5,098,000 7,126,000 3,805,484 2.1.4 Xúc tiến bán hàng Vấn đề xúc tiến thương mại đối với Công ty luôn được xác định là công việc thường xuyên. Nhiều năm qua, Công ty đã liên tục đầu tư để nâng cao trình độ công nghệ thông tin liên lạc phục vụ cho công tác tìm kiếm khách hàng và xúc tiến thương mại. Cho đến nay, hệ thống thông tin liên lạc của Công ty đã phục vụ có hiệu quả cho công tác này. Ngoài ra, Công ty còn chú trọng đến công tác gặp gỡ giao lưu với nhiều
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan