Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích bộ phận tản nhiệt của máy phát analog NEC PCU-1520SSPQN/1...

Tài liệu Phân tích bộ phận tản nhiệt của máy phát analog NEC PCU-1520SSPQN/1

.PDF
52
40
103

Mô tả:

Phân tích bộ phận tản nhiệt của máy phát analog NEC PCU-1520SSPQN/1
LỜI CẢM ƠN Đồ án tốt nghiệp này đƣợc thực hiện tại Đại học Hàng Hải Việt Nam. Trƣớc hết em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Điện- Điện Tử nói chung và các thầy cô trong Bộ môn Điện Tử Viễn Thông nói riêng đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình học tập ở trƣờng và khi thực hiện đồ án tốt nghiệp . Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Trần Xuân Việt đã giành nhiều thời gian tâm huyết, trực tiếp tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Sinh viên Nguyễn Thị Thoa LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan các kết quả nghiên cứu đƣa ra trong đồ án này dựa trên các kết quả thu đƣợc trong quá trình nghiên cứu của riêng em, không sao chép bất kỳ kết quả nghiên cứu nào của các tác giả khác. Nội dung trong luận án có tham khảo và sử dụng một số thông tin, tài liệu từ các nguồn sách, tạp chí đƣợc liệt kê trong danh mục tham khảo Sinh viên NguyễnThị Thoa MỤC LỤC MỤC LỤC .......................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ iii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ........................................................................... iv LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................... v CHƢƠNG I: HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH....................................................... 1 1.1. Khái niệm về truyền hình ............................................................................ 1 1.2. Các loại truyền hình cơ bản ......................................................................... 1 1.2.1. Truyền hình tương tự ................................................................................ 1 1.2.2.Truyền hình số ........................................................................................... 4 1.3. Đặc điểm hệ thống truyền hình tại Việt Nam hiện nay................................. 7 1.3.1. Hệ thống truyền hình cả nước................................................................... 7 1.3.2. Truyền hình tại Hải Phòng ....................................................................... 8 1.3.3. Xu hướng phát triển .................................................................................. 8 1.4. Máy phát vô tuyến điện ............................................................................... 9 1.4.1. Chức năng nhiệm vụ của máy phát vô tuyến điện ..................................... 9 1.4.2. Yêu cầu với máy phát vô tuyến điện .......................................................... 9 1.4.3. Tiêu chuẩn kỹ thuật của máy phát vô tuyến điện ....................................... 9 1.4.4. Phân loại máy phát vô tuyến điện ........................................................... 11 CHƢƠNG II: MÁY PHÁT SÓNG ANALOG PCU-1520SSPQN/1 ................. 13 2.1. Giới thiệu chung về máy phát ................................................................... 13 2.1.1.Thương hiệu NEC .................................................................................... 13 2.1.2. Một số nét đặc trưng của máy phát PCU-1520 ....................................... 13 2.1.3. Các công nghệ phát thanh truyền hình kỹ thuật số mới nhất ................... 14 2.2. Cấu hình của PCU-1520 Series.................................................................. 18 2.2.1. Cấu hình ................................................................................................. 18 2.2.2. Thông số kỹ thuật ................................................................................... 20 2.3. Nguyên lý hoạt động ................................................................................. 23 2.3.1. Sơ đồ khối ............................................................................................... 23 i 2.3.2. Khối nguồn ............................................................................................. 24 2.3.3. Khối kích thích Exciter ........................................................................... 24 2.3.4. Khối công suất ........................................................................................ 25 2.3.5. Khối điều hưởng ..................................................................................... 25 2.4. Đánh giá ƣu nhƣợc điểm của máy ............................................................. 26 2.4.1. So sánh với các máy phát khác ............................................................... 26 2.4.2. Ưu điểm .................................................................................................. 27 2.4.3. Nhược điểm ............................................................................................ 27 CHƢƠNG III:BỘ PHẬN TẢN NHIỆT CỦA MÁY PHÁT PCU- 1520SSPQN/1 ......................................................................................................................... 29 3.1. Giới thiệu về bộ phận tản nhiệt .................................................................. 29 3.1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................. 29 3.1.2. Vai trò chức năng bộ phận tản nhiệt ....................................................... 30 3.2. Hệ thống tản nhiệt PCU-1520 .................................................................... 30 3.2.1. Đặc điểm của hệ thống tản nhiệt PCU- 1520 .......................................... 30 3.2.2. Điểm khác biệt của mạch lai tuần hoàn khép kín .................................... 31 3.2.3. Hệ thống tản nhiệt sử dụng một van ba chiều ......................................... 33 3.2.4. Chất làm mát .......................................................................................... 35 3.2.5. Điều khiển hệ thống tản nhiệt ................................................................. 36 3.3. Tính năng và thông số kỹ thuật .................................................................. 37 3.3.1. Tính năng ............................................................................................... 37 3.3.2. Thông số kỹ thuật ................................................................................... 38 3.4. Nguyên lý hoạt động ................................................................................. 38 3.4.1. Sơ đồ khối ............................................................................................... 38 3.4.2. Nguyên lý hoạt động ............................................................................... 39 3.4.3. Những vấn đề thường gặp của hệ thống làm tản nhiệt ............................ 40 3.4.5. So sánh với các hệ thống tản nhiệt khác ................................................. 41 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 43 ii DANH MỤC CÁC BẢNG Số hình Bảng 1 Bảng 2 Tên hình Lộ trình chuyển đổi đến năm 2020 Tóm tắt đặc điểm của 3 kiểu mạch iii Trang 9 32 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hình Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5 Hình 6 Hình 7 Hình 8 Hình 9 Hình 10 Hình 11 Hình 12 Hình 13 Hình 14 Hình 15 Hình 16 Tên hình Khối công suất Power Amplifier (PA) Khối Exciter DM-3000B Màn hình màu LCD Bộ điều khiển TX tích hợp một máy chủ web và SNMP agent Sơ đồ hệ thống làm mát Cấu hình của PCU- 1520 Sơ đồ khối máy phát NEC PCU- 1520SSPQN/1 Hình ảnh thực tế của máy phát Sơ đồ khối mạch mở và mạch đóng Sơ đồ khối mạch lai tuần hoàn khép kin Sơ đồ khối hệ thống làm mát trộn sử dụng van ba chiều Sơ đồ mô tả sự kiểm soát nhiệt của van ba chiều Đặc điểm đóng băng của Ethylene Glycol Sơ đồ hệ thống làm mát thông thƣờng Sơ đồ hệ thống làm mát Common Cooling System Sơ đồ nguyên lý hệ thống làm mát iv Trang 15 16 17 18 19 19 23 24 31 31 34 35 36 37 38 38 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế giới thông tin, vấn đềtrao đổi thông tin giữa con ngƣời với con ngƣời ngày càng trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn nhờ vào các công nghệ thông tin phát triển. Hệ thốngthông tin vô tuyến này thực sự lợi ích vì nó có thể gắn kết mọi nơi trên thế giới để vƣợt xa khái niệm về không gian và thời gian. Đặc biệt trong đợt đi thực tập vừa rồi của mình ở đài truyền hình Hải Phòng em đã đƣợc tiếp cận thực tế với máy phát truyền hình.Qua quá trình thực tập ở đó em hiểu hơn về hoạt động của máy phát truyền hình.Nhƣng em thấy rằng một hệ thống máy phát công suất lớn nhƣ thế hàng chục KW hoạt động 24/24 giờ tất nhiên là nó sẽ sinh ra một lƣợng nhiệt khổng lồ. Vậy máy làm mát bằng cách nào, lƣợng nhiệt ấy đi đâu hay nằm ngay trong máy, nếu không đƣợc làm mát thì máy sẽ ra sao? là câu hỏi rất thu hút em. Chính vì vậy để trả lời cho câu hỏi trên em đã thực hiện đề tài “Phân tích bộ phận tản nhiệt của máy phát analog NEC PCU-1520SSPQN/1” với nội dung gồm 3 phần: Chương I: Hệ thống truyền hình Chương II: Máy phát truyền hình analog PCU-1520SSPQN/1 Chương III: Bộ phận làm mát máy phát Với thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên chắc chắn đồ án này còn nhiều thiếu sót, vì vậy em mong muốn nhận đƣợc sự đóng góp của các thầy cô và các bạn! Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo đã và đang tham gia giảng dạy và công tác tại trƣờng nói chung và trong khoa “Điện-Điện tử tàu biển” nói riêng đã giúp đỡ em trong suốt thời gian em học tập tại trƣờng. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáoPGS. Trần Xuân Việt đãgiúp đỡ, hƣớng dẫn em tận tình trong suốt quá trình thực hiện đồ án này. Em xin chân thành cảm ơn ! v CHƢƠNG I: HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH 1.1. Khái niệm về truyền hình Khái niệm truyền hình: Truyền hình không có một khái niệm cụ thể. Truyền hình có thể hiểu làmột loại báo, là một loại phƣơng tiện truyền thông đại chúng hiện đại, phát triển mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu.Và loại hình báo chí này truyền tải nội dung chủ yếu bằng hình ảnh sống động và các phƣơng tiện biểu đạt khác nhƣ lời, chữ, ảnh, âm thanh... Từ khi xuất hiệnvào đầu thế kỉ thứ XX với tốc độphát triển nhanh chóng nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Vì thế ngày naytruyền hình là phƣơng tiện không thể thiếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Truyền hình đã trở thành công cụ sắc bén trên mặt trận tƣ tƣởng văn hóa cũng nhƣ các lĩnh vực kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Xét theo góc độ kỹ thuật truyền tải thì có:  Truyền hình sóng (wireless TV)  Truyền hình cáp (CATV) Xét dƣới góc độ thƣơng mại có:  Truyền hình công cộng (public TV)  Truyền hình thƣơng mại (Commereial TV) Xét theo tiêu chí mục đích nội dung, ngƣời ta chia truyền hình thành  Truyền hình giáo dục  Truyền hình giải trí Xét theo góc độ kỹ thuật có  Truyền hình tƣơng tự (Analog TV)  Truyền hình số (Digital TV) 1.2. Các loại truyền hình cơ bản 1.2.1. Truyền hình tương tự 1.2.1.1. Truyền hình đen trắng 1 Truyền hình đen trắng là bƣớc mở đầu cho việc truyền đi các hình ảnh xa. Nó đƣợc nghiên cứu và chế tạo vào những năm 60 với những ống thu hình Vidicon. Truyền hình đen trắng đã đƣợc sử dụng ở hầu hết các Quốc gia trên thế giới, cùng với sự phát triển nhanh chóng của đèn điện tử thì các thiết bị của truyền hình đen trắng có độ ổn định cao, chất lƣợng tốt. Nhƣng truyền hình đen trắng lại có nhƣợc điểm là không có khả năng truyền đi các hình ảnh có màu sắc trong thực tế. 1.2.2.2. Truyền hình màu Truyền hình màu đã tận dụng các nguyên tắc trong truyền hình đen trắng. Hay có nghĩa là, truyền hình màu sẽ bao gồm tất cả các công việc phải làm ở truyền hình đen trắng. Điểm khác nhau giữa truyền hình màu với truyền hình đen trắng là ở chỗ, thay vì chỉ quan tâm đến cƣờng độ sáng tối của từng điểm trên ảnh thì bây giờ truyền hình màu quan tâm đến cả tính chất màu sắc của từng điểm. Các màu cơ bản trong truyền hình màu là R(đỏ), G(lục), B(Lam). Đó là các màu thực sự có thể tạo ra bằng cách bắn phá các chất huỳnh quang khác nhau bằng tia điện tử. Các màu thực đó thƣờng là không thuần khiết, khác với các màu cơ bản đƣợc tổ chức CIE chọn dùng trong hệ thống đo màu. Việc chọn màu cơ bản RGB phải thỏa mãn điều kiện là màu tạo lại phía bên thu phải gồm hầu hết các màu có trong thiên nhiên với độ bão hòa cao. Điều đó có nghĩa là diện tích tam giác màu RGB phải chiếm gần hết diện tích, chứ trong đƣờng cong hình móng ngựa S. Muốn vậy các màu cơ bản cần thuần khiết. Tuy nhiên, việc chế tạo các chất huỳnh quang bức xạ ra mà thuần khiết với hiệu suất bức xạ quang cao là việc chƣa thực hiện đƣợc. Vì vậy đến nay hệ thống truyền hình màu đều lấy ra các màu cơ bản là RGB. Thực ra quan niệm về sự trung thực màu hay giống màu là một ý niệm rất khó xác định vì màu sắc là cảm giác chủ quan của mỗi ngƣời. Việc kiểm tra có trung thực màu hay không trong truyền hình màu thực ra chỉ là kiểm tra các điện áp ngõ vào và ngõ ra của 2 mạchma trận, xem chúng có nằm trong giới hạn sai số cho phép để đƣợc các màu vừa mắt hay không mà thôi. Có 3 hệ màu là: - Hệ màu NTSC (National Television System Commttee), - Hệ màu SECAM (Sequential colour a Memory) - Hệ màu PAL (Phase Alternative Line) Trong đó, Việt Nam theo tiêu chuẩn hệ màu SECAM. 1.2.2.3. Nguyên tắc truyền hình và hệ thống truyền hình tổng quát Truyền hình là thiết bị đảm bảo quá trình thu phát, dùng vào nhiều mục đích khác nhau. Tùy theo mục đích mà xác định chỉ tiêu kỹ thuật của hệ thống phù hợp. Nhƣng mục đích chính vẫn là phải đảm bảo ảnh truyền đi phải trung thực. Chất lƣợng càng cao thì thiết bị của hệ thống càng phức tạp và tuân thủ theo nguyên tắc sau: Ảnh của vật cần truyền đi sẽ qua hệ thống quang học của máy quay hội tụ trên Katot quang điện của bộ chuyển đổi tín hiệu.Bộ chuyển đổ này sẽ giúp biến đổi ảnh quang thành tín hiệu điện hay nghĩa là chuyển đổi năng lƣợng ánh sáng thành năng lƣợng điện. Hình ảnh là tin tức cần truyền đi, tín hiệu điện mang tin tức về hìnhảnh đƣợc gọi là tín hiệu hình hay tín hiệu Video. Quá trình chuyển đổi ảnhquang thành tín hiệu điện là quá trình phân tích ảnh. Dụng cụ chủ yếu để thựchiện sự phân tích này là phần tử biến đổi quang điện hay ống phát hình. Tín hiệu hình đƣợc khuyếch đại, gia công đƣợc truyền đi theo kênhthông tin sang phía thu. Ở phía thu, tín hiệu hình đƣợc khuyếch đại lên đếnmức cần thiết rồi đƣa đến bộ chuyển đổi tín hiệu→ảnh. Bộ chuyển đổi này cótác dụng ngƣợc lại với bộ chuyển đổi ở phía phát, nó chuyển đổi tín hiệu hìnhnhận đƣợc thành ảnh quang. Quá trình chuyển đổi hình thành ảnh quang làquá trình tổng hợp ảnh, hay khôi phục ảnh. Dụng cụ để tín hiệu thực hiện sựchuyển đổi này là phần tử biến đổi điện quang hay còn gọi là ống thu hình. Quá trình biến đổi tín hiệu→ ảnh phải hoàn toàn đồng bộ và đồng pha 3 với quá trình chuyển đổi ảnh tín hiệu thì mới khôi phục đƣợc ảnh quang đã truyền đi xa. Để thực hiện đƣợc sự đồng bộ và đồng pha trong hệ thốngtruyền hình phải dùng một bộ tạo xung đồng bộ, xung đồng bộ đƣợc đƣa đếnbộ chuyển đổi ảnh→ tín hiệu để khống chế quá trình phân tích ảnh, đồng thờiđƣa đến bộ khuyếch đại và gia công tín hiệu hình để cộng với tín hiệu hình rồitruyền sang phía thu, tín hiệu hình đƣợc cộng thêm xung đồng bộ đƣợc gọi làtín hiệu truyền hình. Ở phía thu, xung đồng bộ đƣợc tách ra khỏi tín hiệu truyền hình vàdùng để khống chế quá trình tổng hợp ảnh hay quá trình khôi phục ảnh. Trong truyền hình để truyền đƣợc ảnh động, từng ảnh đƣợc phân tích bằngquá trình quét thành các dòng theo chiều ngang. Có 2 phƣơng pháp quét:  Quét lần lƣợt  Quét xen kẽ Với các hệ truyền hình khác nhau sẽ cho lựa chọn các tiêu chuẩn truyền hình khác nhau. Ở Việt Nam theo tiêu chuẩn OIRT: lấy N= 625 dòng (N là số dòng quét ), tần số quét mành fV= 50Hz, tần số quét mành fH= 15625 dòng. 1.2.2.Truyền hình số Do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ điện tử với sự ra đời của các vi mạch cỡ lớn, các bộ vi xử lý tốc độ cao, các bộ nhớ với dung lƣợng lớn và nhất là sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong những năm gần đây, video số,…Truyền hình số đã hoàn toàn mang tính khả thi và từng bƣớc trở thành hiện thực. Số hóa tín hiệu video thực tế là sự biến đổi tín hiệu video tƣơng tự (Analog) sang dạng số (Digital). Công nghệ truyền hình số đã và đang bộc lộ thế mạnh tuyệt đối so với công nghệ truyền hình tƣơng tự trên nhiều lĩnh vực. 1.2.2.1. Đặc điểm của thiết bị truyền hình số Thiết bị truyền hình số dùng trong truyền chƣơng trình truyền hình là thiết bị nhiều kênh. Ngoài tín hiệu truyền hình, còn có các thông tin kèm theo gồm 4 các kênh âm thanh và các thông tin phụ, nhƣ các tín hiệu điện báo, thời gian chuẩn, tần số kiểm tra, hình ảnh tĩnh. Tất cả các tín hiệu này đƣợc ghép vào các khoảng trống của đƣờng truyền nhờ bộ ghép kênh. Truyền tín hiệu truyền hình số đƣợc thực hiện khi có sự tƣơng quan giữa các kênh tín hiệu, thông tin đồng bộ sẽ đƣợc truyền đi để đồng bộ tín hiệu đó. Tuy nhiên việc chuyển đổi tín hiệu video từ tƣơng tự sang số cũng có nhiều vấn đề cần xem xét nghiên cứu. Tín hiệu video, theo tiêu chuẩn OIRT có tần số ≤ 6 MHz vì vậy theo theo tiêu chuẩn Nyquist để đảm bảo chất lƣợng, tần số lấy mẫu phải lớn hơn 12 MHz. Với số hóa 8 bít, để truyền tải đầy đủ thông tin một tín hiệu video thành phần có đọ phân giải tiêu chuẩn, tốc độ phải lớn hơn 200Mbit/s. Đối với truyền hình độ phân giải cao, tốc độ lớn hơn 1 Gbit/s. Dung lƣợng này quá lớn, các kênh truyền hình thôn thƣờng không có khả năng truyền tải. Quá trình số tín hiệu video cần xem xét các vấn đề:  Tần số lấy mẫu  Phƣơng thức lấy mẫu  Tỷ lệ giữa tần số lấy mẫu tín hiệu chói và tín hiệu màu (trong trƣờng hợp số hóa tín hiệu thành phần)  Nén tín hiệu video để có thể truyền tín hiệu truyền hình số trên các kênh truyền hình thông thông thƣờng trong khi vẫn đảm bảo chất lƣợng tín hiệu theo từng mục đích sử dụng. 1.2.2.2.Ưu điểm của truyền hình số so với truyền hình tương tự 1. Có thể tiến hành rất nhiều quá trình xử lý trong Studio (trung tâm truyền hình) mà tỷ số S/N không giảm. Trong truyền hình tƣơng tự thì việc này gây méo tích lũy (mỗi khâu xử lý đều gây méo). 2. Thuận lợi cho quá trình ghi, đọc: có thể ghi đọc vô hạn lần mà chất lƣợng không giảm. 3. Dễ sử dụng thiết bị tự động kiểm tra và điều khiển nhờ máy tính. 4. Có khả năng lƣu tín hiệu số trong các bộ nhớ có cấu trúc đơn giản và sau đó đọc nó với tốc độ tùy ý. 5 5. Khả năng truyền trên cự ly lớn, tính chống nhiễu cao (do việc cài mã sửa lỗi, chống lỗi, bảo vệ…). 6. Dễ tạo dạng lấy mẫu tín hiệu, do đó dễ thực hiện việc chuyển đổi hệ truyền hình, đồng bộ từ nhiều nguồn khác nhau, dễ thực hiện những kỹ xảo truyền hình. 7. Các thiết bị số làm việc ổn định, vận hành dễ dàng và không cần điều chỉnh các thiết bị trong khi khai thác. 8. Có khả năng xử lý nhiều lần đồng thời một số tín hiệu (nhờ ghép kênh phân chia theo thời gian). 9. Có khả năng thu tốt trong truyền sóng đa đƣờng. Hiện tƣợng bóng ma thƣờng xảy xa trong hệ thống trình truyền hình tƣơng tự do tín hiệu truyền đến máy thu theo nhiều đƣờng. Việc tránh nhiễu đồng kênh trong hệ thống thông tin số cũng làm giảm đi hiện tƣợng này trong truyền hình quảng bá. 10. Tiết kiệm đƣợc phổ tần nhờ sử dụng các kỹ thuật nến băng tần, tỉ lệ nén có thể lên đến 40 lần mà hầu nhƣ ngƣời xem không nhận biết đƣợc sự suy giảm chất lƣợng. Từ đó có thể thấy đƣợc nhiều chƣơng trình trên một kênh sóng, trong khi truyền hình tƣơng tự mỗi chƣơng trình phải dùng một kênh sóng riêng. 11. Có khả năng truyền hình đa phƣơng tiện, tạo ra loại hình thông tin hai chiều, dịch vụ tƣơng tác, thông tin giao dịch giữa điểm với điểm. Do sự phát triển của công nghệ truyền hình số, các dịch vụ tƣơng tác này ngày càng phong phú đa dạng và mở rộng. Trong đó có sự kết hợp giữa máy thu hình và hệ thống máy tính. Truyền hình từ phƣơng tiện thông tiện thông tin đại chúng trở thành thông tin cá nhân. 1.2.2.3.Nhược điểm của truyền hình số Tuy nhiên, truyền hình số cũng có những nhƣợc điểm: 1. Dải thông của tín hiệu chƣa nén tăng do đó độ rộng băng tần của thiết bị và hệ thống truyền lớn hơn nhiều so với tín hiệu tƣơng tự 6 2. Việc kiểm tra chất lƣợng tín hiệu số ở mỗi điểm của kênh truyền thƣờng phức tạp hơn (phải dùng mạch chuyển đổi số - tƣơng tự). 1.3. Đặc điểm hệ thống truyền hình tại Việt Nam hiện nay 1.3.1. Hệ thống truyền hình cả nước 1.3.1.1. Mô hình tổ chức Hiện nay, nƣớc ta có 67 Đài Phát thanh, Truyền hình ở trung ƣơng và địa phƣơng, trong đó: - 03 Đài phủ sóng toàn quốc: Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC. - 64 Đài Phát thanh, Truyền hình địa phƣơng gồm 63 Đài Phát thanh, Truyền hình của các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ƣơng (riêng Thành phố Hồ Chí Minh có 02 đài là Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh). - Cả nƣớc có 47 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền phục vụ cho trên 2,5 triệu thuê bao. 1.3.1.2. Các kênh chương trình phát thanh, truyền hình - Đài truyền hình quốc gia: sử dụng phƣơng thức phát sóng mặt đất tƣơng tự trên 90% diện tích lãnh thổ và phủ sóng trực tiếp qua vệ tinh DTH 100% diện tích. - Đài Phát thanh, Truyền hình địa phƣơng: tiếp, phát sóng các chƣơng trình phát thanh truyền hình quốc gia và các chƣơng trình do địa phƣơng sản xuất; các đài đều đƣợc cấp một kênh tần số để phát sóng truyền hình analog. - Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC: đã số hóa tín hiệu và khai thác hệ thống truyền hình số rất hiệu quả. Mạng truyền hình số đã phủ sóng trên 40 tỉnh, thành phố với trên 80 điểm phát sóng. - Đài Tiếng nói Việt Nam: 05 kênh quảng bá và 01 kênh phát thanh có hình. 7 1.3.2. Truyền hình tại Hải Phòng Các loại truyền hình có tại Hải Phòng: - Truyền hình quảng bá: Đài phát thanh và truyền hình Hải Phòng (THP) - Truyền hình kỹ thuật số VTC, AVG, K+,…. - Truyền hình cáp VTVCab,… - Ngoài ra còn rất nhiều loại hình truyền truyền hình khác. Nhƣng trong đó Đài phát thanh và truyền hình Hải Phòng (THP)chiếm vị trí chủ đạo có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nƣớc, khẳng định vị thế của mình trong làng báo toàn quốc. Quy mô ngày càng mở rộng và phát triển không chỉ đóng vai trò tham gia phát triển sự nghiệp phát thanh, truyền hình trên địa bàn TP. Hải Phòng mà còn phối hợp với Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam sản xuất các chƣơng trình phát thanh, truyền hình phát sóng trên Đài quốc gia. Và thêm nữa Đài cũng đƣợc nhiều trang thiệ bị hiện đại chuẩn bị cho kế hoạch số hóa truyền hình theo kế hoạch của cả nƣớc. 1.3.3. Xu hướng phát triển Xã hội hóa công đoạn truyền dẫn, phát sóng trong lộ trình số hóa truyền hình là xu thế chung trên toàn thế giới thực hiện .Số hoá truyền hình đang đƣợc mở rộng quy mô trên toàn cầu. Còn tại Việt Nam cũng đang chứng kiến sự xâm thực của làn sóng này. Và để hòa cùng với làn sóng này,để thực hiện nghị quyết của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU),Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 22/2009/QĐ-TTngày 16/12/2009 về việc Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh truyền hình đến năm 2020. Lộ trình tắt sóng Analog đến năm 2020. Bảng 1: Lộ trình chuyển đổi đến năm 2020 Giai đoạn Thời điểm Phạm vi tắt sóng 1 2015 5 Thành phố trực thuộc trung ƣơng (Hải Phòng 8 thuộc giao đoạn này) 2 2016 26 Tỉnh tiếp theo 3 2018 18 Tỉnh tiếp theo 4 2020 15 Tỉnh còn lại 1.4. Máy phát vô tuyến điện 1.4.1. Chức năng nhiệm vụ của máy phát vô tuyến điện Một hệ thống thông tin vô tuyến điện bao gồm thiết bị phát và thiết bị thu và môi trƣờng truyền sóng. Trong đó thiết bị phát là một yếu tố rất quan trọng trong hệ thống thông tin. Máy phát VTĐ (vô tuyến điện) là một thiết bị có nhiệm vụ phát đi các tin tức dƣới dạng sóng cao tần nhằm đảm bảo thông tin vẫn có thể truyền đi xa. Trong đó, tín hiệu cao tần (sóng mang) làm nhiệm vụ truyền tải thông tin cần phát tới điểm thu. Các nguồn tin này đƣợc tổng hợp, gắn vào sóng mang bằng phƣơng pháp điều chế thích hợp thực hiện khuếch đại công suất cao tần, chuyển bức xạ thành dạng sóng điện từ ra ngoài không gian qua hệ thống anten phát. 1.4.2. Yêu cầu với máy phát vô tuyến điện 1. Đảm bảo cự ly thông tin (chuyển tải tin tức). 2. Đảm bảo dải tần công tác (tần số phát). 3. Không sinh hài gây nhiễu ( nhiễu tần số lân cận). 1.4.3. Tiêu chuẩn kỹ thuật của máy phát vô tuyến điện Tiêu chuẩn kỹ thuật của máy phát vô tuyến điện là các tham số về điện hoặc phi điện, dùng để so sánh đánh giá chất lƣợng tính năng hoạt động của máy phát vô tuyến điện. 1.4.3.1. Các chỉ chuẩn về điện - Công suất (CS) phát của máy phát vô tuyến điện Làcông suất của máy phát đƣa ra anten để bức xạ ra không gian.công suất này sẽ quyết định đến cự ly thông tin của máy phát vô tuyến điện. Và đƣợc gọi 9 là công suất có ích Pt hay công suất đƣa ra tải. Còn công suất tổn hao ký hiệu là Pa . - Hiệu suất của máy phát Máy phát ngày nay hiệu suất có thể lên đến 80-90% - Dải tần công tác Là khả năng làm việc của máy phát hay khả năng bức xạ của máy phát trong một dải tần số hoặc một đoạn tần số nhất định nào đó. - Độ ổn định tần số phát Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất của máy phát vô tuyến điện. Nó đảm bảo quá trình thông tin liên lạc nhanh chóng và dễ dàng , thu hẹp đƣợc độ rộng dải tần của một kênh thông tin, không gây nhiễu cho các đài phát khác. Và nó phụ thuộc vào tần số dao động chủ. - Độ chính xác của tần số Là sự sai lệch tần số giữa bộ chỉ thị tần số phát với tần số bức xạ từ anten máy phát ra không gian. Tham số này phụ thộc vào cơ cấu chỉ thị trong máy phát. - Sóng hài Là các tần số dài dƣợc bức xạ ra không gian cùng với thành phần cơ bản. máy phat nào cũng tồn tại sóng hài, vì thế biện pháp lọc hài tất quan trọng. - Các chỉ tiêu về điều chế 1. Dải tần điều chế: Dải tần số thực hiện điều chế tin tức 2. Độ sâu điều chế: Áp dụng cho các máy phát điều biên (tƣơng tự) 3. Đặc tuyến tần số điều chế: Là đƣờng cong biểu diễn sự phụ thuộc của hệ thống điều chế theo tần số 4. Méo phi tuyến: Do tính chất phi tuyến của các phần tử khuếch đại tạo ra 5. Méo tuyến tính (méo biên độ): Do các phần tử tuyến tính trong máy gây nên, khả năng khuếch đại của tín hiệu không đồng đều ở các tần số khác nhau. 1.4.3.2. Các chỉ tiêu về kỹ thuật kết cấu 10 - Trọng lƣợng, thể tích - Khả năng chịu va đập chấn động cơ học - Khả năng chịu đựng nhiệt độ và độ ẩm - Tính thuận lợi cho việc thao tác sử dụng sửa chữa bảo quản - Hệ thống an toàn của thiết bị… 1.4.4. Phân loại máy phát vô tuyến điện Có rất nhiều cách phân loại máy phát vô tuyến điện tùy theo mục đích sử dụng, mức công suất ra, phƣơng thức điều chế. Mỗi phƣơng pháp phân loại đều có ƣu nhƣợc điểm riêng cho tƣng lĩnh vực sử dụng. Do đó ta có thể căn cứ theo yêu cầu để đƣa ra phƣơng pháp phân loại tối ƣu nhất. 1.4.4.1. Phân loại theo nhóm công tác - Nhóm công tác liên tục: sóng cao tần luôn luôn đƣợc bức xạ ra anten - Nhóm công tác mạch xung: sóng cao tần bức xạ ra anten theo dạng xung không liên tục 1.4.4.2. Phân loại theo tần số phát Tùy theo tần số hoạt động của máy phát đang hoạt động - Máy phát sóng dài (30KHz÷300KHz) - Máy phát sóng trung (300KHz÷3000KHz) - Máy phát sóng nhắn (3MHz÷30MHz) - Máy phát sóng cực ngắn (30MHz÷300MHz) 1.4.4.3. Phân loại theo công suất phát - Máy phát sóng công suất cực lớn: Pra ≥ 100KW - Máy phát công suất lớn: 10KW ≤ Pra ≤ 100KW - Máy phát công suất vừa: 10W ≤ Pra ≤ 10KW - Máy phát công suất nhỏ: Pra< 10W 1.4.4.4. Phân loại theo công suất điều chế - Máy phát điều biên AM (Amplitude Modulation) - Máy phát đơn biên SSB (Single Sideband Modulation) - Máy phát điều tần FM (Frequency Modulation) 11 - Máy phát thanh nổi FM stereo - Máy phát điều chế số - Máy phát TLX 12 CHƢƠNG II: MÁY PHÁT SÓNG ANALOG PCU-1520SSPQN/1 2.1. Giới thiệu chung về máy phát 2.1.1.Thương hiệu NEC Công ty Nippon Electric Company có tên giao dịch tiếng Anh là NEC. Đây là một công ty đa quốc gia tại Nhật Bản có trụ sở tại Tokyo. Nippon Electric Company chuyên cung cấp sản phẩm công nghệ thông tin, và giải pháp mạng, cung cấp dịch vụ viễn thông, và các sản phẩm điện tử viễn thông. Hãng máy phát NEC nổi tiếng khắp thế giới cung cấp máy phát cho độ tin cậy cao và bảo trì tối thiểu yêu cầu. Loạt PCU mới là kết quả của kinh nghiệm rộng lớn của NEC trong việc cung cấp hàng ngàn máy phát vòng quanh thế giới, áp dụng chuyên môn phức tạp tập đoàn NEC đã thiết kế những sản phẩm để thiết lập giờ, bằng cách sử dụng một Exciter mới, loạt PCU-1520 cho phép chuyển đổi dễ dàng sang kỹ thuật phát số TX. 2.1.2. Một số nét đặc trưng của máy phát PCU-1520 2.1.2.1. Dễ dàng chuyển đổi sang kỹ thuật số TX Sau một thời gian cùng lúc phát tƣơng tự - số, truyền hình tƣơng tự sẽ đƣợc tạm ngƣng. Máy phát TV Analog sau đó sẽ đƣợc chuyển sang kỹ thuật số và sử dụng nhƣ máy phát phụ trợ hoặc máy phát chính, để tăng số lƣợng các MUXs (ghép kênh) và sử dụng nguồn lực có nhiều hiệu quả hơn. Với điều này trong tâm trí, NEC đã đƣa ra một số hóa Exciter mới cho phép dễ dàng chuyển đổi từ analog sang kỹ thuật số thông qua việc thay thế các phần mềm trong máy phát mới nhất. Bằng cách sử dụng một Exciter mới, loạt PCU-1520 cho phép chuyển đổi dễ dàng sang kỹ thuật số TX. 2.1.2.2. Giải pháp về băng thông Phát thanh viên đƣợc yêu cầu phải sử dụng các đơn vị truyền băng thông rộng tƣơng thích trong các tình huống đòi hỏi thay đổi kênh cho các đơn vị phụ tùng phổ biến hoặc chuyển đổi kỹ thuật số. Loạt PCU-1520 của NEC cung cấpgiải pháp tối ƣu cho yêu cầu này. Tính năng exciter của nó điều chế trực tiếp 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan