Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích, bình luận, đánh giá các quy định về nhóm công ty trong luật doanh ngh...

Tài liệu Phân tích, bình luận, đánh giá các quy định về nhóm công ty trong luật doanh nghiệp 2020

.PDF
18
1
53

Mô tả:

BÀI TẬP HỌC PHẦN NÂNG CAO MÔN LUẬT DOANH NGHIỆP Đề tài: PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN, ĐÁNH GIÁ CÁC QUY ĐỊNH VỀ NHÓM CÔNG TY TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP 2020 Giảng viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Thị Phương Thảo Tên sinh viên: Lê Ngọc Kim Ngân MSSV: K195022051 Lớp: K19502T Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 3 năm 2021 MỤC LỤC I. Giới thiệu chung:..............................................................................................3 1 II. Bình luận về một số đặc điểm của nhóm công ty theo như quy định của Luật Doanh nghiệp 2020:........................................................................................3 1. Những quy định về nhóm công ty trong Luật Doanh nghiệp 2020:..........3 1.1. Quy định về khái niệm và những quy định về tập đoàn kinh tế, tổng công ty:..............................................................................................................3 1.2. 2. Quy định về công ty mẹ và công ty con:.................................................4 Những bất cập trong quy định về nhóm công ty trong Luật Doanh nghiệp 2020:..........................................................................................................7 2.1. Các khái niệm được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020:..............7 2.2. Quy định về căn cứ xác định sự chi phối của công ty mẹ đối với công ty con………......................................................................................................8 2.3. 3. Quy định về trách nhiệm ràng buộc giữa công ty mẹ và công ty con:. . .9 Quy định của pháp luật các nước về nhóm công ty:.................................12 III. Một số đề xuất, góp ý để hoàn thiện các điều luật về nhóm công ty trong Luật Doanh nghiệp 2020:............................................................................14 IV. Kết luận:........................................................................................................15 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................16 2 I. Giới thiệu chung: Sự phát triển về kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam ta ngày càng mạnh mẽ dẫn đến nhiều chủ thể kinh tế mới cũng xuất hiện theo. Một trong số đó “nhóm công ty”, nhóm công ty được xem như là một hình thức liên kết của các doanh nghiệp khác nhau và được quy định tại Chương VIII Luật Doanh nghiệp 2020. Tuy nhiên, dù gọi chung quy định tại Chương VIII Luật Doanh nghiệp 2020 là quy định về “nhóm công ty” nhưng luật không trực tiếp đưa ra một khái niệm cụ thể cho “nhóm công ty” là gì, mà chỉ đưa ra hai khái niệm nhằm phân loại nhóm công ty thành tập đoàn kinh tế, tổng công ty (tại Điều 194). “Nhìn chung, có thể thấy rằng, về bản chất, nhóm công ty không phải là một chủ thể pháp lý độc lập mà là tập hợp các doanh nghiệp có tư cách pháp lý độc lập” 1 . Do vậy trong quy định tại khoản 2 Điều 194 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng nêu rõ: “Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này”. Từ đó, ta có thể thấy rằng nhóm công ty giống như một mối liên kết giữa các công ty bên trong nó, đó có thể là một mối liên kết về công nghệ, về thị trường hay về nhiều vấn đề khác nữa mà lợi ích của chúng có thể lớn mạnh và nhiều tiềm năng hơn.2 II. Bình luận về một số đặc điểm của nhóm công ty theo như quy định của Luật Doanh nghiệp 2020: 1. 1.1. Những quy định về nhóm công ty trong Luật Doanh nghiệp 2020: Quy định về khái niệm và những quy định về tập đoàn kinh tế, tổng công ty: 1 ThS Trần Minh Anh (2019), “Quy định về nhóm công ty trong pháp luật một số quốc gia và những nội dung tham khảo cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 13 (389), tháng 7/2019, xem thêm tại 2 ThS Trần Minh Anh (2019), “Quy định về nhóm công ty trong pháp luật một số quốc gia và những nội dung tham khảo cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 13 (389), tháng 7/2019, xem thêm tại 3 Theo như quy định tại Điều 194 Luật Doanh nghiệp 2020: “Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác” 3. Đây là “một cách tiếp cận mang tính mở, chưa rõ ràng và việc đưa ra định nghĩa cho các khái niệm này không trực tiếp chi phối” đến “việc tạo cơ sở cho các quy định điều chỉnh nhóm công ty nói chung và giao dịch giữa các công ty trong nhóm công ty nói riêng” 4. Nếu như trong Luật Doanh nghiệp 2005 từng có quy định về nhóm công ty như sau: “1. Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. 2. Nhóm công ty bao gồm các hình thức sau đây: a) Công ty mẹ - công ty con; b) Tập đoàn kinh tế; c) Các hình thức khác.” 5 Luật Doanh nghiệp 2005 đưa ra một khái niệm rõ ràng, cụ thể cho quy định về nhóm công ty “là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác.” Tuy nhiên, dường như nhận thấy những điểm không phù hợp trong việc quy định cụ thể như vậy như các “mối quan hệ giữa các công ty thuộc nhóm công ty” hay “sự liên kết giữa các công ty” đã có những điểm khác biệt so với quy định nêu trên nên sang đến Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Doanh nghiệp 2020, không còn quy định một khái niệm cụ thể về “nhóm công ty” mà thay vào đó là khái niệm về “tập đoàn kinh tế, tổng công ty”. Tuy nhiên, điều này vô hình trung dẫn đến việc quy định tại Điều 194 này trở nên khá mơ hồ và chưa làm rõ mối quan hệ giữa các công ty trong nhóm công ty, 3 Xem thêm tại Khoản 1 Điều 194 Luật Doanh nghiệp 2020. Hà Thị Thanh Bình (2017), “Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh giao dịch giữa các công ty trong nhóm công ty mẹ - công ty con”, Tạp chí Khoa học pháp lý số 03 (106)/2017, tr. 37, 5 Xem thêm tại Điều 146 Luật Doanh nghiệp 2005, ban hành ngày 29/11/2005. 4 4 dẫn vđến những khó khăn nhất định cho việc quản lý cũng như thực hiện giao dịch giữa các công ty. 1.2. Quy định về công ty mẹ và công ty con: 1.2.1. Công ty mẹ và công ty con: Những quy định về công ty mẹ và công ty con được pháp luật nêu rõ tại Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể: “Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó; b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó; c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.” 6 Để được coi là một công ty mẹ của một công ty khác thì công ty đó phải đáp ứng một trong các điều kiện nêu trên. Những điều kiện trên cũng phần nào nói lên được mối quan hệ ràng buộc giữa công ty mẹ và công ty con. Việc trở thành công ty mẹ của một công ty đòi hỏi công ty đó phải nắm gần như hơn một nửa số cổ phần, các quyền trực tiếp, gián tiếp quyết định các vấn đề trong công ty con. Hay nói khác hơn, công ty mẹ là một thực thể pháp lý chi phối gần như đa số các quyết định quan trọng về cơ cấu hay công việc của công ty con với các tư cách khác nhau tùy thuộc vào phần vốn góp, hoặc với tư cách chủ sở hữu hay cổ đông theo quy định của luật. Tuy nhiên, một công ty mẹ có thể có nhiều công ty con trực thuộc, vậy những công ty con dưới trướng của công ty mẹ sẽ có những nghĩa vụ gì đối với công ty mẹ của mình. Điều này cũng được pháp luật quy định cụ thể tại khoản 2 và khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020: 6 Xem thêm tại khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020 5 “2. Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau. 3. Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc để thành lập doanh nghiệp mới theo quy định của Luật này.” Một cách dễ hiểu, những quy định trên mang một hàm ý rằng những công ty con thì không được thực hiện những việc như “mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ hay để sở hữu chéo lẫn nhau” giữa các công ty con. Việc “mua cổ phần hay góp vốn” như vậy có thể dẫn đến những sự rối rắm, bất cập trong việc quản lý của công ty mẹ hay những trách nhiệm pháp lý giữa các công ty với nhau khi có phát sinh vấn đề, và hơn thế nữa là những hậu quả pháp lý rắc rối có thể vướng phải trong quá trình giải quyết. Những điều trên đòi hỏi pháp luật phải quy định cụ thể những việc mà các công ty con với nhau không được phép làm để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, đầy đủ cho các bên liên quan. Một điểm khác biệt nho nhỏ trong quy định tại khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020 so với khoản 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2014 như sau: Luật Doanh nghiệp 2014 chỉ quy định về việc “các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật này.” 7 trong khi Luật Doanh nghiệp 2020 đã bổ sung thêm việc các công ty trên “không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác” 8. Rõ ràng, Luật Doanh nghiệp 2020 đã có những quy định sát sao hơn trong vấn đề “góp vốn, mua cổ phần của các công ty con”. Không chỉ đơn thuần là “góp vốn hay mua cổ phần để thành lập một doanh nghiệp mới” mà cũng không được “cùng nhau góp vốn, mua cổ phần của một doanh nghiệp khác”. Quy định này góp phần giảm bớt những vấn đề pháp lý có thể phát sinh trong quá trình “góp vốn, mua cổ phần” của các công ty con trong nhóm công ty, đảm bảo đầy đủ hơn về quyền lợi của các bên liên quan. 7 8 Xem thêm khoản 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2014 Xem thêm khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020 6 1.2.2. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của công ty mẹ đối với công ty con: Điều 196 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định rõ những quyền, nghĩa vụ của công ty mẹ đối với công ty con cũng như các trách nhiệm pháp lý ràng buộc giữa công ty mẹ và công ty con. Có thể thấy rằng, công ty mẹ và công ty còn xét về mặt pháp lý là độc lập với nhau nhưng với những quy định như tại Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty mẹ dường như có khả năng chi phối các quyết định của công ty con một cách rõ ràng, có thể dưới dạng trực tiếp hay gián tiếp như: “quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty” hay “quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty” 9. Vì vậy, pháp luật cho rằng, với những “quyền chi phối đó của công ty mẹ đối với công ty con”, thì công ty mẹ cũng phải bị ràng buộc về trách nhiệm pháp lý về những hành vi của mình đối với công ty con. Những quy định trên cũng phần nào đảm bảo được quyền lợi hợp pháp và miễn trừ những trách nhiệm pháp lý không phải do công ty con gây ra. Ví dụ như quy định tại khoản 3 Điều 196 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định: “Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó” 10. Quy định trên có nói rõ về việc “công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền vào hoạt động kinh doanh của công ty con” mà “gây ra thiệt hại thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về việc bồi thường thiệt hại” đó. Cuối cùng là quy định về nghĩa vụ báo cáo tài chính của công ty con đối với công ty mẹ khi được yêu cầu, quy định tại Điều 197 Luật Doanh nghiệp 2020. Do khả năng chi phối của công ty mẹ với các hoạt động của công ty con nên pháp luật 9 Tham khảo tại khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020 Xem thêm khoản 3 Điều 196 Luật Doanh nghiệp 2020. 10 7 cũng cho phép công ty mẹ được yêu cầu công ty con báo cáo tài chính nhằm hiểu rõ các hoạt động trong năm của công ty con. 2. Những bất cập trong quy định về nhóm công ty trong Luật Doanh nghiệp 2020: 2.1. Các khái niệm được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020: Những khái niệm như nhóm công ty, tập đoàn kinh tế hay tổng công ty được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020 như đã đề cập ở trên đã gây ra những khó khăn nhất định cho việc áp dụng và xử lý những trường hợp liên quan. Nguyên nhân chính có lẽ là do tính mơ hồ, thiếu rõ ràng trong quy định của pháp luật đối với các thuật ngữ trên. Như “cụm từ “tổng công ty” không phù hợp để chỉ nhóm công ty vì thực chất đây là thuật ngữ được dùng để chỉ công ty mẹ trong tổng công ty nhà nước trước đây. Việc sử dụng thuật ngữ này rất dễ gây nhầm lẫn vì nó không thể hiện một tổ hợp hoặc một nhóm. “Tập đoàn kinh tế” tuy là thuật ngữ chỉ sự liên kết của các công ty nhưng lại mang tính kinh tế - xã hội hơn là khái niệm pháp lý ” 11 . Tuy nhiên thực tế cũng chỉ ra rõ việc quy định khái niệm về tập đoàn kinh tế hay tổng công ty khá là thừa thải, trong khi bản chất chính của hai khái niệm trên cũng có thể quy ra từ “mối quan hệ ràng buộc giữa công ty mẹ với công ty con”. Do đó, việc quy định như trên phần nào khiến cho pháp luật trở nên rườm rà, rắc rối và khó áp dụng hơn trong thực tiễn xét xử. 2.2. Quy định về căn cứ xác định sự chi phối của công ty mẹ đối với công ty con: 12 Một công ty được xem như là công ty mẹ của một công ty khác phải đáp ứng những tiêu chí được quy định tại Điều 196 Luật Doanh nghiệp 2020. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, những quy định tại Điều luật này cũng có điểm bất cập, chưa hợp lý; cụ thể là sự thiếu thống nhất của luật trong căn cứ xác định sự chi phối của công ty mẹ đối với công ty con. 11 Hà Thị Thanh Bình (2017), “Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh giao dịch giữa các công ty trong nhóm công ty mẹ - công ty con”, Tạp chí Khoa học pháp lý số 03 (106)/2017, tr. 37, 12 Tham khảo thêm tại bài viết của ThS Trần Minh Anh (2019), “Quy định về nhóm công ty trong pháp luật một số quốc gia và những nội dung tham khảo cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 13 (389), tháng 7/2019, xem thêm tại 8 Theo đó, pháp luật có quy định nếu một công ty “sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó” 13 thì được xem như là công ty mẹ và sẽ có những sự chi phối nhất định trong công ty con trực thuộc. Thế nhưng cũng trong cùng một văn bản, tại Điều 59 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020, lại có những điểm khá mâu thuẫn, thiếu thống nhất với nhau. Cụ thể, theo quy định tại Điều 59 và Điều 148 về quyền quyết định và thông qua các nghị quyết của Hội đồng thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên và việc thông qua nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần; thì phải (i) “Được các thành viên dự họp sở hữu từ 75% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành đối với nghị quyết, quyết định bán tài sản có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty.” 14 đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên và (ii) “Nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 6 Điều này; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định: (a) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại; (b) Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh; (c) Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty; (d) Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác; (đ) Tổ chức lại, giải thể công ty; (e) Vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định.” 15 đối với công ty cổ phần. Nói cách khác, quy định tại Điều 196 về nhóm công ty cho rằng “công ty mẹ là công ty sở hữu trên 50% vốn điều lệ hay tổng số cổ phần của công ty con” 16 thì sẽ có được những quyền lợi chi phối các quyết định hệ trọng trong hoạt động của công ty con. Thế nhưng trong những quy định khác của Luật doanh nghiệp 2020, 13 Xem thêm tại điểm a khoản 1 Điều 196 Luật Doanh nghiệp 2020. Xem thêm tại điểm b khoản 3 Điều 59 Luật Doanh nghiệp 2020 15 Xem thêm tại khoản 1 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020 16 Xem thêm tại điểm a khoản 1 Điều 196 Luật Doanh nghiệp 2020 14 9 thì để một nghị quyết mang tính chất quan trọng với công ty được thông qua thì phải đáp ứng đủ các điều kiện liên quan đến tỷ lệ biểu quyết lại có điểm khác biệt, thiếu sự thống nhất, như yêu cầu “thành viên dự họp sở hữu từ 75% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành đối với nghị quyết”(công ty trách nhiệm hữu hạn) hay “được số cổ đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông dự họp tán thành” (công ty cổ phần). 2.3. Quy định về trách nhiệm ràng buộc giữa công ty mẹ và công ty con: Những vấn đề cụ thể đã được quy định tại Điều 197 Luật Doanh nghiệp 2020 tuy nhiên quy định này đâu đó vẫn còn tồn tại một số điểm bất cập như: Thứ nhất, pháp luật chưa quy định cụ thể về nghĩa vụ, trách nhiệm của người đại diện cho công ty mẹ trong bộ máy hoạt động của công ty con như là thành viên của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông hay Hội đồng quản trị mà “trong mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con thì vấn đề người đại diện của công ty mẹ ở công ty con là vấn đề trung tâm” 17. Do tính chất chi phối của công ty mẹ đối với công ty con nên việc công ty mẹ tác động đến hoạt động của công ty con thông qua cơ chế người đại diện là việc hợp pháp. Tuy nhiên, trong pháp luật quy định về nhóm công ty chưa có những điều khoản ràng buộc về nghĩa vụ cũng như trách nhiệm pháp lý của người đại diện này, nhằm tránh xảy ra những vấn đề pháp lý liên quan sau này. Thứ hai, việc công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại cho công ty con nếu rơi vào trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 196 Luật Doanh nghiệp 2020: “Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.” 18. Ta thấy được từ quy định trên rằng công ty mẹ sẽ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại của công ty con nếu đáp 17 Nguyển Thị Mai Phương (2006), “Quy định pháp luật về người đại diện của công ty mẹ ở công ty con”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật, T.XXII, số 4, 2006, tr. 46, truy cập tại 18 Trích khoản 3 Điều 196 Luật Doanh nghiệp 2020. 10 ứng đủ hai điều kiện sau: (i) “công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của mình” và (ii) “buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý, gây thiệt hại cho công ty con”19. Cần phải đáp ứng cả hai điều kiện cần và đủ nêu trên thì công ty mẹ mới tiến hành bồi thường các thiệt hại cho công ty con, nhưng “sự khó khăn trong việc chứng minh thế nào là hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh, việc chứng minh thế nào là can thiệp ngoài thẩm quyền cũng là một điều không đơn giản vì nhân sự quản lý của công ty con phần lớn là những người do công ty mẹ bổ nhiệm, đặc biệt là đối với các công ty con mà công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ” 20. Vì vậy, việc áp dụng điều luật này trong thực tiễn trong một số trường hợp sẽ mất đi tính khả thi do việc thu thập đủ hai điều kiện nêu trên là xuất phát từ yêu cầu bên phía công ty con, nếu như nhân sự bên công ty con là do công ty mẹ bổ nhiệm, thì liệu cá nhân đó có đặt lợi ích của bản thân lên trên lợi ích của công ty con hay không cũng là một vấn đề khó nói. 21 Hay một vấn đề khác cũng khá nhức nhối trong việc chịu trách nhiệm của công ty mẹ đối với các bên thứ ba liên quan 22. Có trường hợp rằng sự chi phối của công ty mẹ đối với công ty con có thể dẫn đến những hệ quả pháp lý như “công ty mẹ buộc công ty con phải thực hiện những hành vi trái với hoạt động kinh doanh bình thường” không những “gây ra tổn thất cho công ty con mà còn cho một bên thứ ba có liên quan” 23 nữa. Nhưng trong luật chỉ quy định một cách khá chung chung rằng nếu thiệt hại đó là do hành vi của công ty mẹ gây ra thiệt hại, thì công ty 19 Xem thêm khoản 3 Điều 196 Luật Doanh nghiệp 2020 Hà Thị Thanh Bình (2017), “Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh giao dịch giữa các công ty trong nhóm công ty mẹ - công ty con”, Tạp chí Khoa học pháp lý số 03 (106)/2017, tr. 39, 21 Tham khảo bài viết của Hà Thị Thanh Bình (2017), “Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh giao dịch giữa các công ty trong nhóm công ty mẹ - công ty con”, Tạp chí Khoa học pháp lý số 03 (106)/2017, tr. 39, 22 Tham khảo bài viết của Hà Thị Thanh Bình (2017), “Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh giao dịch giữa các công ty trong nhóm công ty mẹ - công ty con”, Tạp chí Khoa học pháp lý số 03 (106)/2017, tr.40, 23 Xem thêm khoản 3 Điều 196 Luật Doanh nghiệp 2020 20 11 mẹ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó. Vậy việc chịu trách nhiệm của công ty mẹ có bao gồm cả việc phải chịu trách nhiệm cho thiệt hại của bên thứ ba liên quan hay không, hay chỉ chịu trách nhiệm với công ty con và trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba sẽ do công ty con chịu? Xét về tính hợp lý và logic thì hành vi của công ty mẹ gây tổn thất cho công ty con và bên thứ ba có quyền và lợi ích liên quan thì công ty mẹ cũng phải chịu phần trách nhiệm này, nhưng trong luật thì lại không có quy định. Nói tóm lại, trên đây là một số bất cập của quy định về “nhóm công ty” trong Luật Doanh nghiệp 2020. Để khắc phục được những bất cập đó, pháp luật Việt Nam cũng nên tham khảo pháp luật các nước khác hoặc có những giải pháp khắc phục cho riêng mình để đảm bảo đầy đủ các quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên liên quan. 3. Quy định của pháp luật các nước về nhóm công ty: Đầu tiên, là về định nghĩa nhóm công ty. Pháp luật ở một số nước phát triển như Anh, Mỹ hay Nhật Bản cũng tương tự như Việt Nam, không đưa ra hẳn một định nghĩa chính xác về nhóm công ty, nhưng các nước này lại có những điểm giống nhau về bản chất, “nhóm công ty bao gồm công ty mẹ và các công ty con, trong đó mỗi công ty là một thực thể pháp lý độc lập nhưng công ty mẹ giữ vai trò kiểm soát các công ty con.” 24. Nói khác hơn, “nhóm công ty được xem là một hình thức tổ chức kinh tế dựa trên sự kết hợp giữa các công ty có quyền và nghĩa vụ riêng biệt nhưng trong đó, công ty mẹ có quyền tác động đến hoạt động của các công ty con.” 25. Những nét chung này của các nước phát triển nhằm hướng đến mục đích tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi nhất cho các nhóm công ty phát triển và đảm bảo được lợi ích chung cho các nhóm công ty. Thứ hai, là những quy định về khả năng chi phối của công ty mẹ đối với công ty con trực thuộc. Cũng như Việt Nam, các nước khác trên thế giới cũng cho 24 ThS Trần Minh Anh (2019), “Quy định về nhóm công ty trong pháp luật một số quốc gia và những nội dung tham khảo cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 13 (389), tháng 7/2019, 25 ThS Trần Minh Anh (2019), “Quy định về nhóm công ty trong pháp luật một số quốc gia và những nội dung tham khảo cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 13 (389), tháng 7/2019, 12 phép công ty mẹ có những quyền được chi phối những hoạt động của công ty con. Trong đó có một số ví dụ như: (i) Ở Nhât Bản, theo Điều 3 Chương II, Quy định Thực thi Đạo luật Công ty có nêu ra những quy định về việc công ty mẹ nắm giữ phần lớn cổ phần của công ty con thì sẽ có quyền biểu quyết các công việc cũng như hoạt động của công ty con 26; (ii) hay “ở Hoa Kỳ, một công ty nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của một công ty khác thì được xem là công ty mẹ của công ty khác đó”. 27 Như vậy có thể thấy, Việt Nam và đa số các nước khác trên thế giới khi quy định về cách xác định sự chi phối của công ty mẹ đối với công ty con đều dựa trên phần trăm số vốn góp mà công ty đó ở hữu trong công ty con để xác định công ty đó có phải là công ty mẹ hay không. Cuối cùng, là quy định về trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con. Đến đây, ta đã thấy sẽ có sự khác biệt trong cách quy định của các nước khác so với Việt Nam. Đơn cử như trong luật Úc, cụ thể “để bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan, học thuyết “Phá hạn trách nhiệm” (lifting the corporate veil) được Tòa án nước này áp dụng. Theo đó, thành viên công ty con có quyền khởi kiện khi người được công ty mẹ cử làm thành viên Hội đồng quản trị ở công ty con vì lợi ích riêng của mình hoặc của công ty mẹ mà gây thiệt hại cho các cổ đông khác của công ty con” 28. Điều này có nghĩa là “khi được áp dụng, học thuyết này cho phép tòa án không coi công ty là một chủ thể độc lập để tuyên bố một chủ sở hữu/ một cổ đông phải chịu trách nhiệm cho hành vi được thực hiện nhân danh công ty nhưng thực chất là hành vi (vì lợi ích riêng) của chủ sở hữu/ cổ đông đó” 29. Ngoài ra cũng có thể tham khảo thêm “án lệ Smith Stone & Knight Ltd v Birminghan 26 Tham khảo tại “Regulation for Enforcement of the Companies Act of Japan No.12 of 2006”, Translation Japanese Law, truy cập tại 27 ThS Trần Minh Anh (2019), “Quy định về nhóm công ty trong pháp luật một số quốc gia và những nội dung tham khảo cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 13 (389), tháng 7/2019, 28 ThS Trần Minh Anh (2019), “Quy định về nhóm công ty trong pháp luật một số quốc gia và những nội dung tham khảo cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 13 (389), tháng 7/2019, 29 Tham khảo bài viết của Hà Thị Thanh Bình (2017), “Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh giao dịch giữa các công ty trong nhóm công ty mẹ - công ty con”, Tạp chí Khoa học pháp lý số 03 (106)/2017, tr.40, 13 Corp [1939] 4 All E.R. 529; án lệ Briggs v James Hardie &Co Pty Ltd. (1989) 7 ACLC 841 Court of Appeal”30 để hiểu rõ hơn về học thuyết trên. Nếu như trong Luật Doanh nghiệp của Việt Nam không có quy định cụ thể về việc ai sẽ có trách nhiệm khởi kiện hay tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của công ty mẹ đối với các công ty và gây ra thiệt hại thì luật pháp Úc lại đưa ra thêm một học thuyết để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên liên quan, tránh được sự lợi dụng quyền hạn vì lợi ích cá nhân của các thành viên công ty con do công ty mẹ bổ nhiệm hay một số thành viên công ty khác trong công ty. Tóm lại, việc pháp luật của Úc, Mỹ hay Nhật Bản có một số quy định có phần chặt chẽ hơn, logic cũng được xem là một điểm sáng để Việt Nam có thể học hỏi và góp phần nâng cao tính chặt chẽ, thống nhất hơn cho các đạo luật của nước mình, mà cụ thể hơn là Luật Doanh nghiệp, một đạo luật rất cần thiết và quan trọng hiện nay. III. Một số đề xuất, góp ý để hoàn thiện các điều luật về nhóm công ty trong Luật Doanh nghiệp 2020: Từ việc nêu ra những điểm hạn chế và bất cập trong Luật Doanh nghiệp 2020 trong quy định về nhóm công ty, cũng như đưa ra một số điểm so sánh luật Việt Nam với các nước khác trên thế giới thì, Việt Nam ta nên bổ sung những điểm sau đây để hoàn thiện các đạo luật của mình: (i) Đưa ra các khái niệm và những giải thích cụ thể các thuật ngữ như “nhóm công ty”, “tập đoàn kinh tế”, “tổng công ty”; hoặc nếu không đưa ra cụ thể một khái niệm như đã từng làm trong Luật Doanh nghiệp 2005 thì cũng có thể đưa ra tinh thần, hay bản chất chung của khái niệm “nhóm công ty” trong quy định chung về nhóm công ty để người dân khi đọc luật, hay những vị thẩm phán trong quá trình xét xử có thể có cái nhìn toàn diện và bao quát hơn về khái niệm này và từ đó giúp cho việc áp dụng pháp luật dễ dàng hơn. 30 Tham khảo bài viết của Hà Thị Thanh Bình (2017), “Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh giao dịch giữa các công ty trong nhóm công ty mẹ - công ty con”, Tạp chí Khoa học pháp lý số 03 (106)/2017, tr.40, 14 (ii) Bổ sung thêm một số quy định về trách nhiệm giữa công ty mẹ đối với công ty con và đặc biệt là các điều luật ràng buộc về trách nhiệm của công ty mẹ với bên thứ ba liên quan. Pháp luật cần phải nêu rõ tinh thần muốn bảo vệ lợi ích của tất cả các bên liên quan trong trường hợp công ty mẹ vì hành vi của mình mà gây ra những điều bất lợi hay thậm chí là gây tổn thất cho các bên để đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của họ. (iii) Bên cạnh đó, quy định về trách nhiệm liên đới của “người quản lý công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh” 31 cần có nhiều điều khoản ràng buộc hơn để đảm bảo rằng người quản lý do công ty mẹ bổ nhiệm không vì lợi ích của cá nhân mà không thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình đối với việc xác định trách nhiệm bồi thường của công ty mẹ đối với công ty con hay các nghĩa vụ bắt buộc khác trong quá trình tìm hiểu, xác minh để tránh những hậu quả pháp lý kéo theo như không có được bằng chứng cụ thể hay bằng chứng bị làm giả v.v.. (iv) Cũng từ hạn chế đã nêu ở điểm (iii) như trên, pháp luật Việt Nam có thể học hỏi các quy định như ở các nước phát triển, học thuyết “phá hạn trách nhiệm” 32. Học thuyết trên cho phép chính các thành viên trong công ty con được quyền khởi kiện hay khiếu nại trong trường hợp công ty mẹ có những hành vi không phù hợp dẫn đến gây thiệt hại cho công ty con mà không cần phải thông qua người đại diện của công ty mẹ trong công ty con, tránh những bất cập đã nêu như ở mục (iii) trên. IV. Kết luận: Sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thị trường kéo theo những thành phần, tổ hợp kinh tế mới xuất hiện và một trong số đó là “nhóm công ty”. Với sự xu thế phát triển mạnh mẽ đó mà luật của chúng ta lại có quá ít quy định cho nhóm công ty sẽ dẫn đến những khó khăn, bất cập trong quá trình áp dụng. Chưa kể đến thực tiễn ngày càng có nhiều điểm mới và nhiều điểm cần phải khắc phục hơn đòi hỏi 31 Xem thêm khoản 4 Điều 196 Luật Doanh nghiệp 2020 ThS Trần Minh Anh (2019), “Quy định về nhóm công ty trong pháp luật một số quốc gia và những nội dung tham khảo cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 13 (389), tháng 7/2019, http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210349 32 15 các nhà làm luật phải nhanh chóng hoàn thiện các điều luật quy định về nhóm công ty, để tránh được những rắc rối trong quá trình xét xử, xử lý các tranh chấp và sẽ đảm bảo được đầy đủ quyền lợi của các bên có liên quan. Ngoài ra, Việt Nam cũng nên học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác và biến những kinh nghiệm đó thành những điều luật phù hợp với bối cảnh của nước mình. Trên hết, vẫn là ưu tiên hoàn thiện các điều luật để hệ thống pháp luật của chúng ta trở nên chặt chẽ, thống nhất hơn; tạo thêm nhiều yếu tố thuận lợi về mặt pháp lý góp phần phát triển mạnh mẽ hơn nền kinh tế của Việt Nam. 16 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Doanh nghiệp 2020 ban hành ngày 17/6/2020 2. Luật Doanh nghiệp 2014 ban hành ngày 26/11/2014 3. Luật Doanh nghiệp 2005 ban hành ngày 29/11/2005 4. ThS Trần Minh Anh (2019), “Quy định về nhóm công ty trong pháp luật một số quốc gia và những nội dung tham khảo cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 13 (389), tháng 7/2019, xem thêm tại 5. Hà Thị Thanh Bình (2017), “Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh giao dịch giữa các công ty trong nhóm công ty mẹ - công ty con”, Tạp chí Khoa học pháp lý số 03 (106)/2017, tr.40, xem thêm tại 6. Nguyển Thị Mai Phương (2006), “Quy định pháp luật về người đại diện của công ty mẹ ở công ty con”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật, T.XXII, số 4, 2006, tr. 46, truy cập tại 7. Tham khảo “Regulation for Enforcement of the Companies Act of Japan No.12 of 2006”, Japanese Law Translation, truy cập tại 8. Ls. Trần Cao Phú, Chuyên đề: “Những điểm mới Luật doanh nghiệp 2020 Khái niệm chung và thành lập doanh nghiệp”, truy cập tại 17 9. Richard Squire (2011), Strategic Libility in the Corporate Group, The University of Chicago Law Review Vol. 78, No. 2 (Spring 2011), pp. 605-669 (65 pages), Published by: The University of Chicago Law Review at 10. Virginia Harper Ho (2012), Theories of Corporate Groups: Corporate Identity Reconceived, Seton Hall Law Review [Vol. 42:879], pages 880-944. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan