Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phân tích biến động sử dụng đất tại huyện cẩm mỹ, tỉnh đồng nai giai đoạn 2010 ...

Tài liệu Phân tích biến động sử dụng đất tại huyện cẩm mỹ, tỉnh đồng nai giai đoạn 2010 2014.

.PDF
40
123
117

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN CẨM MỸ, TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 Họ và tên sinh viên: LÊ ANH KIỆT Ngành: Hệ thống Thông tin Địa lý Niên khóa: 2013 – 2017 Tháng 6/2017 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TẠI HUYỆN CẨM MỸ, TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 Tác giả LÊ ANH KIỆT Tiểu luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kĩ sư ngành Hệ thống Thông tin Địa lý Giáo viên hướng dẫn: KS. Nguyễn Duy Liêm Tháng 6 năm 2017 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cám ơn thầy PGS.TS. Nguyễn Kim Lợi, trưởng Bộ môn Tài nguyên và GIS, Khoa Môi trường và Tài nguyên, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành bài tiểu luận tốt nghiệp này. Tôi cũng xin cảm ơn thầy Nguyễn Duy Liêm đã hỗ trợ, cung cấp nhiều kiến thức, giải đáp mọi thắc mắc trong quá trình học tập và thực hiện tiểu luận. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn của tập thể lớp DH13GI, bạn bè, anh chị đã đồng hành, động viên tôi trong suốt thời gian qua. Cuối cùng, con xin nói lời cám ơn sâu sắc đến với cha mẹ đã chăm sóc, nuôi dạy, tạo điều kiện tốt nhất và luôn động viên tinh thần cho con để con yên tâm học tập. Lê Anh Kiệt Khoa Môi trường và Tài nguyên Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Số điện thoại: 0976601592 Email: [email protected] i TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Phân tích biến động sử dụng đất tại huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010 – 2014” đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 3/2017 đến tháng 5/2017. Mục tiêu của đề tài bao gồm: (1) Phân tích quy mô, vị trí thay đổi sử dụng đất, (2) Phân tích tốc độ thay đổi mục đích sử dụng đất của khu vực nghiên cứu, (3) Thành lập bản đồ biến động sử dụng đất 2010 - 2014. Phương pháp tiếp cận của đề tài là thu thập dữ liệu bản đồ sử dụng đất ở 2 thời điểm 2010, 2014; xử lý dữ liệu sau đó dùng thuật toán Intersect để chồng lớp 2 bản đồ; sau đó biên tập bản đồ biến động sử dụng đất và thành lập ma trận biến động sử dụng đất. Từ đó, nhận xét vị trí, sự phân bố các loại hình sử dụng đất theo quy mô, tốc độ thay đổi sử dụng đất cho giai đoạn 2010 – 2014. Kết quả cho thấy trong giai đoạn 2010 - 2014 đất chuyên dùng (CDG) tăng nhiều nhất, diện tích tăng lên là 503,79 ha so với năm 2010, tỷ lệ tăng lên là 1,08%. Diện tích đất chuyên dùng (CDG) chuyển đi tập trung nhiều ở các xã Long Giao, Thừa Đức; diện tích nhận lại tập trung nhiều ở các xã Xuân Quế, Sông Nhạn; diện tích đất giữ lại tập trung xã Long Giao, Xuân Đường, Sông Nhạn. Đất sản xuất nông nghiệp (SXN) giảm đi 823,79 ha, tỷ lệ giảm là 1,76%, đây là loại hình giảm nhiều nhất so với các loại sử dụng đất còn lại. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp (SXN) chuyển đi tập trung nhiều ở các xã Xuân Bảo, Bảo Bình, trong khi diện tích nhận lại tập trung nhiều ở các xã Xuân Đông, Sông Ray, diện tích đất giữ lại phân bố đều trên toàn huyện. SXN (đất sản xuất nông nghiệp), MNC (đất có mặt nước chuyên dùng) có tốc độ chuyển đổi nhanh lần lượt là 95,15%, 94,48%. NKH (đất nông nghiệp khác), NTS (đất nuôi trồng thuỷ sản) có tốc độ chuyển đổi chậm lần lượt là 36,11%, 24,94%. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ i TÓM TẮT.............................................................................................................................ii MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii DANH MỤC VIẾT TẮT...................................................................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................. vi DANH MỤC HÌNH ẢNH ..................................................................................................vii CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 2 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 3 2.1. Tổng quan biến động SDĐ ............................................................................................ 3 2.1.1. SDĐ ........................................................................................................................ 3 2.1.2. Biến động SDĐ ...................................................................................................... 3 2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu ..................................................................................... 4 2.2.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................. 4 2.2.2. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................. 5 2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................... 7 2.3. Tình hình nghiên cứu biến động SDĐ tại Việt Nam ..................................................... 9 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................ 11 3.1. Dữ liệu ......................................................................................................................... 11 3.2. Phương pháp ................................................................................................................ 11 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ, THẢO LUẬN ........................................................................... 13 4.1. HTSDĐ huyện Cẩm Mỹ năm 2010 ............................................................................. 13 4.2. HTSDĐ huyện Cẩm Mỹ năm 2014 ............................................................................. 15 4.3. Bản đồ và ma trận biến động SDĐ giai đoạn 2010 – 2014 ......................................... 17 iii 4.3.1. Quy mô, vị trí biến động ...................................................................................... 17 4.3.2. Tốc độ chuyển đổi ................................................................................................ 26 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ........................................................................... 29 5.1. Kết luận........................................................................................................................ 29 5.2. Kiến nghị ..................................................................................................................... 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 30 iv DANH MỤC VIẾT TẮT FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc) GIS Geographic Information System (Hệ thống thông tin địa lý) HTSDĐ Hiện trạng sử dụng đất MLD Mã loại đất SDĐ Sử dụng đất UBND Ủy ban nhân dân v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Giá trị sản xuất các ngành huyện Cẩm Mỹ trong giai đoạn 2010 - 2014 (đơn vị: tỷ đồng) ................................................................................................................................. 7 Bảng 2.2 Dân số và lao động huyện Cẩm Mỹ trong giai đoạn 2010 - 2014 ........................ 8 Bảng 3.1 Mô tả dữ liệu đầu vào phục vụ nghiên cứu ......................................................... 11 Bảng 4.1 Diện tích và tỷ lệ các loại hình SDĐ huyện Cẩm Mỹ năm 2010 ........................ 14 Bảng 4.2 Diện tích và tỷ lệ các loại hình SDĐ huyện Cẩm Mỹ năm 2014 ........................ 16 Bảng 4.3 Thống kê diện tích các loại hình SDĐ giai đoạn 2010 - 2014 ............................ 18 Bảng 4.4 Ma trận diện tích chuyển đổi của các loại hình SDĐ giai đoạn 2010 – 2014 (đơn vị: ha) .................................................................................................................................. 27 Bảng 4.5 Ma trận tỷ lệ chuyển đổi của các loại hình SDĐ giai đoạn 2010 – 2014 (đơn vi: %)........................................................................................................................................ 28 vi DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Bản đồ ranh giới hành chính huyện Cẩm Mỹ - tỉnh Đồng Nai ............................ 4 Hình 3.1: Sơ đồ phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 12 Hình 4.1: Bản đồ HTSDĐ huyện Cẩm Mỹ năm 2010 ....................................................... 15 Hình 4.2: Bản đồ HTSDĐ huyện Cẩm Mỹ năm 2014 ....................................................... 17 Hình 4.3: Bản đồ biến động đất sản xuất nông nghiệp huyện Cẩm Mỹ 2010 – 2014........ 19 Hình 4.4: Bản đồ biến động đất lâm nghiệp huyện Cẩm Mỹ 2010 – 2014 ........................ 20 Hình 4.5: Bản đồ biến động đất nuôi trồng thủy sản huyện Cẩm Mỹ 2010 – 2014 ........... 21 Hình 4.6: Bản đồ biến động đất nông nghiệp khác huyện Cẩm Mỹ 2010 – 2014 ............. 22 Hình 4.7: Bản đồ biến động đất ở huyện Cẩm Mỹ 2010 – 2014 ........................................ 23 Hình 4.8: Bản đồ biến động đất chuyên dùng huyện Cẩm Mỹ 2010 – 2014 ..................... 24 Hình 4.9: Bản đồ biến động đất có mặt nước chuyên dùng huyện Cẩm Mỹ 2010 – 2014 25 vii CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Biến động SDĐ là sự thay đổi trạng thái tự nhiên của lớp phủ bề mặt đất gây ra bởi hành động của con người, là một hiện tượng phổ biến liên quan đến tăng trưởng dân số, phát triển thị trường, đổi mới công nghệ, kỹ thuật và sự thay đổi thể chế, chính sách. Biến động sử dụng đất có thể gây hậu quả khác nhau đối với tài nguyên thiên nhiên như sự thay đổi thảm thực vật, biến đổi trong đặc tính vật lý của đất, trong quần thể động, thực vật và tác động đến các yếu tố hình thành khí hậu (Muller, 2003). Huyện Cẩm Mỹ nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai, với diện tích tự nhiên toàn huyện 46.855,8 ha. Diện tích đất nông nghiệp khu vực nghiên cứu năm 2014 là 41.286,1 ha, diện tích đất phi nông nghiệp là 5.556,5 ha, diện tích đất chưa sử dụng là 2,3 ha. Trong giai đoạn 2010 – 2014 diện tích đất nông nghiệp giảm 45,7 ha, diện tích đất phi nông nghiệp tăng 46,1 ha (UBND huyện Cẩm Mỹ, 2016). Diễn biế n SDĐ nông nghiê ̣p trên địa bàn huyện qua 4 năm (2010 - 2014) là đúng hướng, mục đích sử dụng đất chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp nhưng với tốc độ chậm lại do đã khá ổn định về các cơ sở hạ tầng kỹ thuật cơ bản, đáp ứng yêu cầ u chuyể n dich ̣ cơ cấ u phát triể n kinh tế của huyện theo chủ trương gia tăng tỷ tro ̣ng khu vực công nghiê ̣p và dich ̣ vu ̣. Đồ ng thời cũng chuyể n đấ t cây hàng năm kém hiê ̣u quả sang trồ ng cây lâu năm. Ngoài ra, tài nguyên đấ t ở huyện Cẩm Mỹ ngày càng đươ ̣c khai thác gần đế n mức tố i đa (năm 2014 chỉ còn 2,3 ha đất chưa sử dụng). Tuy nhiên, tình hình SDĐ còn lan ̃ g phí: đố i với đấ t nông nghiê ̣p cần tăng vu ̣ cho cây hoa màu và hoàn thiện cơ sở ha ̣ tầ ng xây dựng mô hình khuyế n nông khuyế n ngư một cách tốt hơn. Ngày nay, có rất nhiều phương pháp được sử dụng để nghiên cứu biến động SDĐ. Trong đó công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ GIS được ứng dụng rộng rãi với nhiều nghiên cứu đã được thực hiện như Bùi Thị Hoa (2010) tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên; Trần Văn Bình (2011) tại thành phố Vĩnh Yên; Phương Thị Thu (2014) tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang; Nguyễn Thị Thu Hiền (2015) tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. 1 Xuất phát từ các lý do trên, đề tài “Phân tích biến động SDĐ tại huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010 – 2014” đã được thực hiện. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Phân tích biến động SDĐ tại huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2010 – 2014. Mục tiêu cụ thể bao gồm:  Phân tích quy mô, vị trí thay đổi SDĐ của khu vực nghiên cứu,  Phân tích tốc độ thay đổi mục đích SDĐ của khu vực nghiên cứu,  Thành lập bản đồ biến động SDĐ giai đoạn 2010 - 2014. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: biến động SDĐ. Phạm vi nghiên cứu: huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. 2 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan biến động SDĐ 2.1.1. SDĐ SDĐ được xác định bằng cách sắp xếp, các hoạt động và các đầu vào mà con người thực hiện trong một loại che phủ đất nhất định để sản xuất, thay đổi hoặc duy trì nó (FAO, 1997). SDĐ được thực hiện bởi con người bao gồm các hoạt động cải tiến môi trường tự nhiên hoặc những vùng hoang vu vào sản xuất như đồng ruộng, đồng cỏ hoặc xây dựng các khu dân cư. Thực chất SDĐ là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ giữa con người với đất đai. Bản đồ HTSDĐ là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất theo quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích SDĐ tại thời điểm kiểm kê đất đai và được lập theo đơn vị hành chính các cấp, vùng địa lý tự nhiên- kinh tế và cả nước. Bản đồ HTSDĐ phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, trung thực HTSDĐ tại thời điểm thành lập bản đồ (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2007). Quy hoạch SDĐ là việc phân bố và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế- xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định (Quốc Hội, 2013). 2.1.2. Biến động SDĐ Biến động SDĐ là sự thay đổi trạng thái tự nhiên của lớp phủ bề mặt đất gây ra bởi hành động của con người, là một hiện tượng phổ biến liên quan đến tăng trưởng dân số, phát triển thị trường, đổi mới công nghệ, kỹ thuật và sự thay đổi thể chế, chính sách. Biến động SDĐ có thể gây hậu quả khác nhau đối với tài nguyên thiên nhiên như sự thay đổi thảm thực vật, biến đổi trong đặc tính vật lý của đất, trong quần thể động, thực vật và tác động đến các yếu tố hình thành khí hậu (Muller, 2003). Biến động SDĐ thành 2 nhóm: nhóm thứ nhất là sự thay đổi từ loại hình SDĐ hiện tại sang loại hình SDĐ khác; nhóm thứ hai là sự thay đổi về cường độ SDĐ trong cùng một loại hình SDĐ (Muller, 2004). 3 2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.2.1. Vị trí địa lý Huyện Cẩm Mỹ nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai. Ranh giới huyện tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:  Phía Bắc, giáp thị xã Long Khánh và huyện Xuân Lộc.  Phía Nam, giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.  Phía Đông, giáp huyện Xuân Lộc.  Phía Tây, giáp huyện Thống Nhất và huyện Long Thành. Diện tích tự nhiên toàn huyện 46.855 ha, được chia thành 13 xã (Long Giao, Xuân Mỹ, Nhân Nghĩa, Sông Nhạn, Thừa Đức, Xuân Quế, Xuân Đường, Sông Ray, Bảo Bình, Xuân Đông, Lâm San, Xuân Bảo, Xuân Tây) (UBND huyện Cẩm Mỹ, 2014). Hình 2.1: Bản đồ ranh giới hành chính huyện Cẩm Mỹ - tỉnh Đồng Nai 4 2.2.2. Điều kiện tự nhiên 2.2.2.1. Địa hình Huyện Cẩm Mỹ có 03 dạng địa hình chính là: địa hình đồi núi, đồi thoải lượn sóng và các dải đất tương đối bằng phẳng ven sông (UBND huyện Cẩm Mỹ, 2014).  Địa hình đồi núi: Phân bố rải rác thành các ngọn núi độc lập có độ dốc lớn (núi Hàng Gòn và núi Cam Tiêm ở xã Long Giao) diện tích chỉ chiếm khoảng 2% tổng diện tích toàn huyện, không thích hợp với sản xuất nông nghiệp chỉ thích hợp cho trồng rừng.  Địa hình đồi thoải lượn sóng: Đây là dạng địa hình chính, chiếm 45 - 50% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Độ dốc phổ biến từ 3- 8°, khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với các loại hình cây lâu năm.  Địa hình bằng phẳng ven sông: Phân bố thành các dải dọc ven Sông Ray, chỉ chiếm 8 - 10% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Độ dốc chủ yếu từ 0- 3°, gần nguồn nước mặt, có mực nước ngầm nông, một số khu vực đất thấp thường bị ngập vào các tháng mưa lớn. Hầu hết diện tích trên dạng địa hình này được sử dụng cho việc trồng lúa và các loại cây hàng năm. 2.2.2.2. Khí hậu Huyện Cẩm Mỹ nằm trong vùng có khí hậu cận xích đạo, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau (UBND huyện Cẩm Mỹ, 2014).  Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí cao đều trong năm, trung bình 25 - 26°C. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 (trung bình 27 - 28,6°C, cao nhất tuyệt đối là 34 35°C). Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 (trung bình 24 - 25,7°C, thấp nhất tuyệt đối là 19 - 20°C). Yếu tố nhiệt độ rất thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.  Bức xạ nhiệt: Năng lượng bức xạ dồi dào (trung bình 154 - 158 Kcal/cm²/năm) do có số giờ nắng nhiều (trung bình từ 5,7 - 6,0 giờ/ngày) và tổng tích ôn lớn (trung bình 9.271°C/năm) thuận lợi cho quá trình quang hợp, sinh trưởng của cây trồng.  Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.956 - 2.139 mm, có xu thế giảm dần theo hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Mùa mưa thường bắt đầu vào 5 tháng 5 kết thúc vào cuối tháng 11. Lượng mưa tập trung cao vào các tháng 7, 8, 9, 10 có thể gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp ở một số vùng.  Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình 85%, mùa khô là 75 - 80%.  Chế độ gió: Trong năm có 2 hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc trùng với mùa khô và gió mùa Tây Nam trùng với mùa mưa, tốc độ trung bình 2 - 3 m/s. Huyện Cẩm Mỹ ít có thiên tai như: bão, lũ lụt, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhưng đôi khi cũng có những cơn giông, lốc xoáy. Nhìn chung, đặc điểm khí hậu thời tiết trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ có nhiều thuận lợi, cho phép bố trí đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, đặc biệt thích hợp với các loại cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao, nhất là cây công nghiệp và cây ăn quả. 2.2.2.3. Thủy văn a) Nguồn nước mặt Trong địa bàn huyện, có sông Ray và các hệ thống suối thuộc lưu vực sông Thị Vải (UBND huyện Cẩm Mỹ, 2016).  Sông Ray có đoạn chảy qua huyện Cẩm Mỹ dài 25 km, lưu lượng trung bình 10,6 m³/s, dòng sông chính có nước quanh năm, song đại bộ phận các nhánh suối đều cạn kiệt vào cuối mùa khô dẫn đến khó khăn trong việc cung cấp nước tưới cho nông nghiệp vào mùa khô. Trên dòng chính sông Ray đã xây dựng các hồ chứa nước nhỏ như: Hồ Suối Vọng, Hồ Suối Rang, Hồ Suối Thề, có tác dụng tốt trong việc cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, nhưng do lượng nước tích được trong hồ không lớn, địa hình vùng tưới lại bị chia cắt, nên phạm vi tưới thường hẹp và chi phí cho tưới tiêu khá cao. Các đập đã được xây dựng là: đập Suối Sấu (Sông Nhạn), đập Suối Trong (Xuân Bảo), đập Giao Thông (Lâm San), đập Cù Nhí (Sông Ray) và đập suối Nhác.  Các nhánh suối thuộc lưu vực sông Thị Vải: các nhánh suối này đều bị thiếu nước vào mùa khô, nên ý nghĩa cấp nước cho tưới tiêu và sinh hoạt rất hạn chế. Nhìn chung, nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ còn thiếu rất nhiều so với nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trong cả giai đoạn trước mắt và lâu dài. Phần lớn các sông suối trên địa phận huyện Cẩm Mỹ thường ngắn và dốc lại không có nguồn sinh thủy, nên khả năng giữ nước rất kém, nghèo kiệt vào mùa khô. Việc xây dựng các hồ chứa kết hợp 6 với chuyển tải nước từ ngoài vùng vào là rất cần thiết cho phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung. b) Nguồn nước ngầm Theo bản đồ địa chất - thủy văn tỉnh Đồng Nai tỷ lệ 1/100.000 thì huyện Cẩm Mỹ nằm trong khu vực nghèo nước ngầm. Trên đất đỏ đã phong hóa từ đá bazan nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 25 – 30 m. Các khu vực khác nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 80 – 120 m, lưu lượng trung bình từ 0,5 đến 1,2 l/s, chất lượng tốt, nhưng trữ nước rất hạn chế. Hiện nay, nguồn nước ngầm này đang được khai thác cho sinh hoạt và tưới tiêu cho cây trồng (UBND huyện Cẩm Mỹ, 2016). 2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.2.3.1. Tình hình phát triển kinh tế Trong những năm qua huyện Cẩm Mỹ phát triển khá ổn định với tốc độ tăng trưởng khá cao. Xét về tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện, dựa theo Bảng 2.1, tăng 1,85 lần từ năm 2010 đến năm 2014. Cơ cấu kinh tế huyện chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Nếu như năm 2010 cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Cẩm Mỹ với phần lớn tỷ trọng nghiêng về khu vực nông lâm ngư nghiệp (50,84%) thì đến năm 2014, tỷ trọng các khu vực kinh tế huyện Cẩm Mỹ khá cân bằng với cơ cấu: nông lâm ngư nghiệp 39,07%, dịch vụ 34,67%, công nghiệp - xây dựng 26,26%. Bảng 2.1 Giá trị sản xuất các ngành huyện Cẩm Mỹ trong giai đoạn 2010 - 2014 (đơn vị: tỷ đồng) Hạng mục Năm 2010 Năm 2014 Giá trị sản xuất 4.863,46 8.991,44 1 Nông lâm ngư nghiệp 2.472,65 3.513,00 2 Công nghiệp - xây dựng 1.036,70 2.361,39 3 Dịch vụ 1.354,11 3.117,05 STT (Chi cục Thống kê huyện Cẩm Mỹ, 2015) 2.2.3.2. Điều kiện xã hội a) Dân số 7 Dân số trung bình huyện Cẩm Mỹ tăng từ 142.172 người năm 2010 lên 153.916 người năm 2014. Điều này cho thấy có sự gia tăng dân số cơ học trong những năm gần đây. Mật độ dân số tăng từ 303,43 người/km² năm 2010 lên 328,5 người/km² năm 2014. Cẩm Mỹ là một trong những huyện có mật độ dân số thấp hơn mức trung bình toàn tỉnh Đồng Nai (460,59 người/km²). Bảng 2.2 Dân số và lao động huyện Cẩm Mỹ trong giai đoạn 2010 - 2014 HẠNG MỤC Đơn vi ̣tính Năm 2010 Năm 2014 Dân số trung bình Người 142.172,00 153.916,00 - Nông thôn Người 142.172,00 153.916,00 Số người trong độ tuổi lao động Người 81.615,00 88.965,00 - Tỷ lệ lao động trong tổng dân số % 57,41 57,80 73.896,00 80.125,00 90,54 90,06 Người 56.118,00 57.567,00 + Công nghiệp - xây dựng Người 3.924,00 6.187,00 + Dịch vụ Người 13.854,00 16.371,00 STT 1 2 3 Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế Người - Tỷ lệ so với số người trong độ tuổi lao động % - Trong đó: + Nông lâm nghiệp - Thủy sản (Chi cục Thống kê huyện Cẩm Mỹ, 2015) b) Lao động Đến năm 2014, dựa theo Bảng 2.2, số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn huyện là 88.965 người (chiếm 57,8% dân số), trong đó có 90,06% đang làm việc trong các ngành kinh tế. Cơ cấu lao động chuyển dịch từ ngành nông lâm nghiệp - thủy sản sang ngành dịch vụ và công nghiệp xây dựng, song tốc độ chuyển dịch còn khá chậm. Tỷ lệ lao động nông lâm nghiệp - thủy sản trên địa bàn huyện năm 2014 vẫn khá lớn (71,85% tổng số người đang làm việc trong các ngành kinh tế), giảm 4,1% so với năm 2010. 8 Tỷ lệ lao động nông lâm nghiệp - thủy sản giảm để chuyển dịch sang các ngành dịch vụ và công nghiệp là đúng hướng với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện. Tuy nhiên, phần lớn số lao động chuyển dịch sang ngành khác là lao động trẻ và được đào tạo do đó vấn đề già hóa nguồn nhân lực cũng như chất lượng lao động thấp là vấn đề cần giải quyết, trong chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm. 2.3. Tình hình nghiên cứu biến động SDĐ tại Việt Nam Hiện nay có nhiều nghiên cứu biến động SDĐ tại Việt Nam được nghiên cứu như sau:  Bùi Thị Thu Hoa (2010) “Nghiên cứu biến động SDĐ của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 – 2009” với mục tiêu đánh giá tình hình biến động, nguyên nhân sự thay đổi SDĐ, mô hình SDĐ cho huyện Đồng Hỷ là mô hình nông lâm kết hợp và kết hợp đưa ra các giải pháp. Tác giả ứng dụng phương pháp phân tích số liệu thống kê và phương pháp thực địa, ứng dụng GIS phần mềm Mapinfo để xây dựng các bản đồ trong đánh giá biến SDĐ. Kết quả nhận xét về những ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và nhân tố kinh tế - xã hội đến SDĐ, tổng hợp tình hình SDĐ huyện Đồng Hỷ tại 3 thời điểm 2000, 2005 và 2009 theo cơ cấu sử dụng của từng loại đất và của từng địa phương, xây dựng mô hình SDĐ bền vững.  Trần Văn Bình (2011) “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong nghiên cứu biến động SDĐ tại thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2000 – 2010”. Mục tiêu phân tích những đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố, phân tích đánh giá chất lượng tài liệu và bản đồ đã thu thập được, xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ hiện trạng năm 2000, 2005, 2010 và cơ sở dữ liệu tương ứng của nó, thống kê diện tích và đánh giá biến động đất đai, so sánh giữa 2 giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005 và từ năm 2005 đến 2010. Nghiên cứu ứng dụng phần mềm Microstation, Mapinfo cùng với chương trình chuyển file tọa độ từ hệ HN72 sang VN2000, chương trình xử lý số liệu ngoại nghiệp trên Excel, tiến hành số hóa các lớp thông tin cần thiết và quản lý cơ sở dữ liệu bản đồ. Kết quả thống kê được diện tích của tất cả các loại hình SDĐ theo mục đích sử dụng tại 3 năm 2000, 2005, 2010 và được chia làm 2 9 giai đoạn so sánh để thấy được biến động SDĐ, đưa ra được một số giải pháp hiệu quả về quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất.  Phương Thị Thu (2014) “Đánh giá biến động HTSDĐ của huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang 2005 – 2011” với mục tiêu đánh giá biến động HTSDĐ (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp) của huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005 2011. Nghiên cứu ứng dụng phần mềm Mapinfo xây dựng bản đồ biến đô ̣ng HTSDĐ giai đoa ̣n 2005 – 2010, phân tích biến động tài nguyên đất giai đoạn 2005 2011. Kết quả đánh giá biến động tài nguyên đất và bản đồ biến động hiện trạng SDĐ theo thời gian, tìm hiểu đươ ̣c các điề u kiê ̣n tự nhiên - kinh tế xã hô ̣i của tỉnh ảnh hưởng đến sự biến động HTSDĐ của huyện, đề xuất sử dụng hợp lí để tài nguyên đất của huyện phát triển bền vững.  Nguyễn Thị Thu Hiền (2015) “Nghiên cứu biến động và đề xuất các giải pháp quản lý SDĐ hợp lý huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh”. Mục tiêu đánh giá biến động SDĐ và xác định ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến động SDĐ, đề xuất các giải pháp quản lý SDĐ hợp lý trên địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Nghiên cứu đã sử dụng GIS thành lập bản đồ SDĐ. Qua nghiên cứu, tác giả đã thành lập bản đồ biến động SDĐ tại huyện Tiên Yên giai đoạn 2000 2005 và giai đoạn 2005 - 2010, xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến biến động SDĐ như các yếu tố kinh tế và xã hội và đề xuất một số giải pháp quản lý, hợp lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. 10 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Dữ liệu Dữ liệu được thu thập để phục vụ cho đề tài được thể hiện trong Bảng 3.1. Bảng 3.1 Mô tả dữ liệu đầu vào phục vụ nghiên cứu STT Tên dữ liệu 1 Bản đồ HTSDĐ huyện Cẩm Mỹ 2010 Mô tả Hệ tọa độ: VN – 2000 Tỷ lệ: 1:25.000 Nguồn Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp Miền Nam Định dang: Geodatabase 2 Bản đồ HTSDĐ huyện Cẩm Mỹ 2014 Hệ tọa độ: VN – 2000 Tỷ lệ: 1:25.000 Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp Miền Nam Định dạng: Geodatabase 3.2. Phương pháp Tiến trình thực hiện của đề tài được thực hiện theo Hình 3.1 với các bước thực hiện như sau:  Bước 1: Thu thập dữ liệu các loại hình SDĐ thời điểm 2010, 2014.  Bước 2: Xử lý dữ liệu bao gồm kiểm tra, sửa lỗi dữ liệu không gian, thuộc tính. Gán mã loại đất và tên loại đất cho từng thửa dựa vào mã màu. Phân loại lại MLĐ theo cấp độ 2 theo hệ thống phân loại SDĐ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.  Bước 3: Sử dụng thuật toán Intersect để chồng lớp 2 bản đồ. Bản đồ chồng xếp sẽ chứa dữ liệu của 2 bản đồ hiện trạng năm 2010 và 2014.  Bước 4: Biên tập bản đồ biến động SDĐ.  Bước 5: Thành lập ma trận biến động SDĐ giai đoạn 2010 – 2014.  Bước 6: Nhận xét vị trí, sự phân bố các loại hình SDĐ cũng như quy mô, tốc độ thay đổi SDĐ cho giai đoạn 2010 – 2014. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan