Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích ảnh hưởng của sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán việt nam với chuẩn m...

Tài liệu Phân tích ảnh hưởng của sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán việt nam với chuẩn mực kế toán quốc tế đến quyết định của nhà đầu tư

.PDF
104
184
136

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. Lý thuyết về quyết định đầu tư 5 1.1 Khái quát về lý thuyết ra quyết định 5 1.1.1 Định nghĩa về ra quyết định 5 1.1.2 Quá trình ra quyết định 6 1.1.3 Các loại quyết định 7 1.2 Khái quát chung về hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) 8 1.2.1 Định nghĩa kế toán và chuẩn mực kế toán 8 1.2.2 Chuẩn mực kế toán quốc tế 9 1.2.3 Chuẩn mực kế toán Việt Nam 10 1.2.4 Những khác biệt giữa hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế 1.3 Phương pháp phân tích trong đầu tư 11 14 1.3.1 Báo cáo tài chính 15 1.3.2 Các chỉ tiêu tài chính thường được các nhà đầu tư sử dụng khi phân tích 17 CHƯƠNG 2. Phân tích sự khác biệt của một số khoản mục trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam so với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế có ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư 2.1 Sự khác biệt của phương pháp đánh giá các chỉ tiêu 21 21 2.1.1 Kế toán hàng tồn kho 21 2.1.2 Kế toán tài sản cố định hữu hình 22 2.1.3 Kế toán các khoản đầu tư 23 2.1.4 Kế toán bất động sản đầu tư 25 2.2 26 Sự khác biệt của việc trình bày báo cáo tài chính 2.2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 26 2.2.1.1 Cổ tức trả bằng cổ phiếu 26 2.2.1.2 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 27 2.2.1.3 Lãi từ hoạt động kinh doanh 29 2.2.2 Bảng cân đối kế toán 31 2.2.2.1 Vốn chủ sở hữu 31 2.2.2.2 Cổ tức phải trả 31 2.2.2.3 Khoản phải thu, phải trả 31 2.2.2.4 Lợi thế thương mại 33 2.2.2.5 Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán 33 2.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 34 2.2.4 Báo cáo tình hình thay đổi vốn chủ sở hữu 35 CHƯƠNG 3 Minh họa sự sai lệch của một số các khoản mục giữa hai hệ thống kế toán trong báo cáo tài chính của một số doanh nghiệp Việt Nam và các khuyến nghị đối với các nhà đầu tư 37 3.1. 37 Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) 3.1.1 Thông tin chung của doanh nghiệp 37 3.1.2 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chuẩn mực kế toán quốc tế 38 3.1.2.1Phân tích về lãi cơ bản trên cổ phiếu 39 3.1.2.2Phân tích về chỉ tiêu chỉ số giá thu nhập 40 3.1.2.3Phân tích về doanh thu hoạt động kinh doanh và doanh thu hoạt động tài chính: 41 3.1.2.4Phân tích về vốn chủ sở hữu và các chỉ tiêu liên quan đến VCSH 43 3.2. Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT 47 3.2.1 Thông tin chung của doanh nghiệp 3.2.2 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và 47 Chuẩn mực kế toán quốc tế 47 3.2.2.1Phân tích về lãi cơ bản trên cổ phiếu 48 3.2.2.2Phân tích về chỉ tiêu chỉ số giá thu nhập 49 3.2.2.3Phân tích về doanh thu hoạt động kinh doanh và doanh thu hoạt động tài chính: 50 3.2.2.4 Phân tích về vốn chủ sở hữu và các chỉ tiêu liên quan đến VCSH 3.3 Một số khuyến nghị đối với nhà đầu tư 55 3.4 Một số kiến nghị đối với Bộ Tài chính 56 Kết luận 58 52 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT IAS: International Accounting Standards Chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS: International Financial Reporting Standards Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IASC: International Accounting Standard Committee Ủy Ban Chuẩn mực kế toán quốc tế IASB: International Accounting Standard Board Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế SAC: Standing Advisory Committee Hội đồng cố vấn chuẩn mực VAS: Vietnamese Accounting Standard Chuẩn mực kế toán Việt Nam VNM: Công ty Cổ phẩn sữa Việt Nam FPT: Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1 Các chỉ tiêu tài chính được nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất ....................... 17 Bảng 3.1 Bảng phân tích về lãi cơ bản trên cổ phiếu của VNM ................................. 39 Bảng 3.2 Bảng phân tích về chỉ số giá thu nhập của VNM......................................... 40 Bảng 3.3 Bảng phân tích về doanh thu của VNM theo VAS ...................................... 41 Bảng 3.4 Bảng phân tích về doanh thu của VNM theo IAS........................................ 42 Bảng 3.5 Bảng nguồn vốn của VNM theo VAS ......................................................... 43 Bảng 3.6 Bảng nguồn vốn của VNM theo IAS ........................................................... 44 Bảng 3.7 Bảng phân tích chỉ tiêu ROE & ROA của VNM theo VAS và IAS ............ 45 Bảng 3.8 Bảng tóm tắt các chỉ tiêu phân tích của VNM ............................................. 46 Bảng 3.9 Bảng phân tích về lãi cơ bản trên cổ phiếu của FPT .................................... 48 Bảng 3.10. Bảng phân tích về chỉ số giá thu nhập của FPT ........................................... 49 Bảng 3.11 Bảng phân tích về doanh thu của FPT theo VAS ........................................ 50 Bảng 3.12 Bảng phân tích về doanh thu của FPT theo IAS .......................................... 51 Bảng 3.13 Bảng nguồn vốn của FPT theo VAS ............................................................ 52 Bảng 3.14 Bảng nguồn vốn của FPT theo IAS ............................................................. 53 Bảng 3.15 Bảng phân tích chỉ tiêu ROE & ROA của FPT theo VAS và IAS .............. 54 Bảng 3.16 Bảng tóm tắt các chỉ tiêu phân tích của FPT................................................ 55 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Quá trình ra quyết định ................................................................................... 6 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. So sánh giữa chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam Phụ lục 2 Tình hình sử dụng Chuẩn mực kế toán Quốc tế tại các quốc gia trên thế giới Phụ lục 3 Trích Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Phụ lục 4 Trích Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT Phụ lục 5 Bảng chuyển đổi bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp A 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình toàn cầu hóa cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường vốn quốc tế đòi hỏi thông tin tài chính phải nâng cao chất lượng và phải so sánh được với nhau; để so sánh được với nhau các thông tin tài chính phải được ghi nhận trên cùng hệ thống chuẩn mực kế toán chung, là tiền đề để hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) được hình thành. Trên thực tế, các quốc gia có thể áp dụng các chuẩn mực kế toán khác nhau để lập các báo cáo tài chính và các chuẩn mực kế toán có thể có sự khác biệt. Sự khác biệt của hệ thống các chuẩn mực kế toán xuất phát từ sự khác nhau về văn hóa, hệ thống pháp lý, chính trị, quá trình hình thành và phát triển của các hiệp hội nghề nghiệp. Và các báo cáo tài chính của cùng một doanh nghiệp được lập trên các hệ thống chuẩn mực khác nhau có thể có sự khác biệt. Chuẩn mực kế toán quốc tế đang dần được áp dụng chung trên hơn 100 quốc gia trên thế giới và tại các quốc gia chưa áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế cũng đang diễn ra quá trình hòa hợp giữa hệ thống chuẩn mực kế toán của quốc gia đó với chuẩn mực kế toán quốc tế. Ví dụ điển hình, Mỹ đã ký hiệp ước Norwalk năm 2002 nhằm thúc đẩy quá trình hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán quốc tế và Hệ thống các nguyên tắc kế toán đã được chấp nhận của Mỹ (US GAAP - Generally Accepted Accounting Principles); căn cứ vào hiệp ước này, Ủy Ban chuẩn mực kế toán quốc tế sẽ chỉnh sửa một số điểm trong chuẩn mực kế toán quốc tế và đến năm 2011 Mỹ sẽ chuyển qua sử dụng chuẩn mực kế toán quốc tế. Một ví dụ khác vào tháng 1 năm 2006, Ủy Ban chuẩn mực kế toán Canada cũng đã thông qua kế hoạch 5 năm hội tụ giữa Hệ thống các nguyên tắc kế toán đã được chấp nhận của Canada (GAAP Canada) với chuẩn mực kế toán quốc tế. Các nghiên cứu gần đây trên thế giới đã khẳng định rằng chuẩn mực kế toán quốc tế là một chuẩn mực chuẩn các quốc gia cần sử dụng để tham chiếu và thực hiện. Nghiên 2 cứu của Mary E.Barth của Stanford Graduate School of Business, Wayne R.Landsman của University of North Carolina at Chapel Hill – Accounting Area và Mark H.Lang của University of North Carolina at Chapel Hill, ngày 1 tháng 9 năm 2007, đã tiến hành nghiên cứu trên 21 quốc gia trên thế giới và nhận thấy khi sử dụng chuẩn mực kế toán quốc tế, chất lượng kế toán đã được cải thiện hơn và đưa ra khẳng định chuẩn mực kế toán quốc tế là một chuẩn mực kế toán gắn liền với chất lượng kế toán cao. Mingyi Hung và K.R.Subramabyam (2007), nghiên cứu ảnh hưởng của báo cáo tài chính được lập trong giai đoạn từ 1998 đến 2002, chỉ ra rằng thông tin về tổng tài sản và giá trị sổ sách của tài sản cũng như việc thay đổi của giá trị sổ sách và thu nhập đáng tin cậy hơn khi áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế so với trường hợp áp dụng chuẩn mực kế toán chung của Đức. Có thể nói rằng, chuẩn mực kế toán quốc tế là hệ thống chuẩn mực chuẩn để các quốc gia tham chiếu khi xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán của mình. Và có ba cách tiếp cận phổ biến (1) chấp nhận chuẩn mực kế toán quốc tế là chuẩn mực của quốc gia; (2) dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế để hình thành chuẩn mực kế toán quốc gia; (3) tự phát triển các chuẩn mực quốc gia và điều chỉnh dần khoảng cách với chuẩn mực quốc tế. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, với các chuẩn mực kế toán đầu tiên được ban hành vào ngày 31/12/2000, việc xây dựng các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) dựa trên việc kế thừa và điều chỉnh các chuẩn mực kế toán quốc tế cho phù hợp với đặc điểm và tình hình của Việt Nam. Tuy nhiên, việc xây dựng có điều chỉnh đó lại làm cho các chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay có sự khác biệt so với các chuẩn mực kế toán quốc tế. Việc yêu cầu các thông tin trên báo cáo tài chính phải trung thực, hợp lý và đáng tin cậy là một yêu cầu chính đáng, dựa vào đó nhà đầu tư phân tích và đánh 3 giá ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, sự khác biệt trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam so với chuẩn mực kế toán quốc tế có thể sẽ dẫn đến các khác biệt về các thông tin trong báo cáo tài chính ảnh hưởng không chính xác đến quá trình phân tích và so sánh để ra các quyết định của nhà đầu tư. Với tình hình chung như vậy đề tài “Phân tích ảnh hưởng của sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế đến quyết định của nhà đầu tư” hy vọng sẽ cung cấp cho nhà đầu tư một cái nhìn toàn diện hơn khi ra các quyết định đầu tư. 2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích sự khác biệt của một số khoản mục giữa hai hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế có ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư; Ví dụ minh họa và khuyến nghị. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những khác biệt của một số khoản mục giữa hai hệ thống chuẩn mực kế toán có ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư; Phạm vi nghiên cứu chỉ nghiên cứu ở các khác biệt của hệ thống hai chuẩn mực ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư mà không đi sâu phân tích sự khác biệt của từng chuẩn mực kế toán. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, tổng hợp, so sánh, đối chiếu… và phương pháp chuyên gia. Dữ liệu sử dụng: đa nguồn. 4 Các dữ liệu sơ cấp đã được thu thập thông qua việc phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán tài chính. Các dữ liệu thứ cấp đã được thu thập thông qua tìm hiểu các nghiên cứu về chuẩn mực kế toán quốc tế, nghiên cứu sâu vào các chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế. Bên cạnh đó, nghiên cứu tìm hiểu các phân tích về sự khác biệt của chuẩn mực kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế ảnh hưởng đến báo cáo tài chính và các nghiên cứu về tình hình sử dụng thông tin kế toán trong đầu tư cũng được quan tâm xem xét. Các dữ liệu về các thông tin tài chính được thu thập tại các Báo cáo tài chính tại các Báo cáo thường niên đã được công bố. Riêng báo cáo tài chính của Công ty A đã được sự cho phép của Giám đốc tài chính của công ty, vì không phải là công ty niêm yết và theo yêu cầu của công ty nên sẽ không nêu tên công ty trong nghiên cứu này. Hầu hết các dữ liệu được thu thập từ internet, các trang web của chính phủ và các trang web học thuật chẳng hạn như www.fpts.com.vn, www.iasplus.com. 5. Kết cấu luận văn Nội dung luận văn bao gồm: Lời mở đầu. Chương 1: Khái quát về lý thuyết ra quyết định đầu tư. Khái quát chung về hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế. 5 Chương 2: Phân tích sự khác biệt của một số khoản mục trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam so với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế có ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư. Chương 3: Minh họa sự khác biệt của một số khoản mục giữa hai hệ thống kế toán trong báo cáo tài chính của một số doanh nghiệp Việt Nam và các khuyến nghị đối với nhà đầu tư. Kết luận. CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT VỀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ. Nghiên cứu này sẽ hệ thống hóa các lý thuyết nền tảng có thể ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư: lý thuyết ra quyết định nhằm tìm hiểu quá trình ra quyết định của nhà đầu tư, nhà đầu tư sử dụng thông tin tài chính như thế nào, và lựa chọn giải pháp tối ưu nhất để ra quyết định; các phương pháp phân tích nào được nhà đầu tư sử dụng khi ra quyết định đầu tư. 1.1 Khái quát về lý thuyết ra quyết định 1.1.1 Định nghĩa về ra quyết định Có nhiều định nghĩa về ra quyết định, trong nghiên cứu này đề cập đến định nghĩa của Robert Harris, 2008. Việc ra quyết định chính là việc xác nhận và lựa chọn các vấn đề dựa trên giá trị của vấn đề và sự yêu thích của người ra quyết định. Quá trình ra quyết định được ngụ ý rằng có nhiều sự lựa chọn được cân nhắc và trong mỗi trường hợp như vậy chúng ta không chỉ nhận dạng ra nhiều giải pháp thay thế nhau mà còn phải chọn ra giải pháp đạt được đáp ứng được hai mục tiêu sau (1) có khả năng thành công hoặc 6 hiệu quả nhất và (2) đó là giải pháp đạt được mục tiêu, mong muốn, sở thích của chúng ta… Một định nghĩa khác của Robert Harris, 2008 nói rằng ra quyết định chính là quá trình nhằm làm giảm đi một cách đáng kể các sự kiện không chắc chắn và các nghi ngờ giữa các lựa chọn để cho phép chọn ra vấn đề chắc chắn nhất. Định nghĩa này nhấn mạnh đến chức năng liên kết thông tin trong quá trình ra quyết định. 1.1.2 Quá trình ra quyết định Nhìn chung, có sáu bước cơ bản trong quá trình ra quyết định: Hình 1. Quá trình ra quyết định Xác định vấn đề cần phải ra quyết định: câu hỏi đầu tiên khi ra quyết định là cần phải biết chúng ta đang giải quyết vấn đề gì. Chúng ta thường hành động và 7 bị chi phối của những hiện tượng bề nổi mà quên đi cái gốc mà chúng ta cần phải giải quyết là gì, để rồi đầu tư vào những hiện tượng bề nổi mà quên đi vấn đề cốt lõi hoặc đầu tư vào những điểm không cần thiết dẫn đến lãng phí thời gian và công sức. Xây dựng tiêu chí sơ bộ ra quyết định và giải quyết vấn đề: mọi quyết định khi đưa ra đều phải có những tiêu chí rõ ràng để đạt được những quyết định hiệu quả, tiêu chí càng rõ ràng bao nhiêu thì chúng ta càng có cơ hội ra quyết định chuẩn xác bấy nhiêu. Các tiêu chí được lựa chọn phải căn cứ vào mục đích của vấn đề và kết quả mà chúng ta hướng tới. Nếu việc đưa ra quyết định không dựa trên các tiêu chí rõ ràng hoặc dựa trên cảm tính của người quyết định sẽ dẫn đến các sai lầm. Thu thập thông tin: trong bước này đòi hỏi người ra quyết định phải xác định được các loại thông tin cần thu thập, xác định được nguồn thông tin có thể thu thập, đề ra các phương pháp thu thập thông tin và các phương pháp xử lý thông tin và các thông tin này phải phù hợp với các tiêu chí đưa ra. Đánh giá và lựa chọn các giải pháp/phương án: căn cứ vào các thông tin đã thu thập được, các tiêu chí đã lựa chọn và các phương pháp phân tích cụ thể để đưa ra các giải pháp/ phương án phù hợp có thể xảy ra. Đánh giá các giải pháp/phương án: việc xác định chi phí bỏ ra và lợi ích thu được của từng giải pháp/phương án đạt được sẽ cho phép người ra quyết định lựa chọn được giải pháp tối ưu, giải pháp tối ưu là giải pháp mà chúng ta vẫn có thể đạt được mục tiêu của mình mà vẫn đảm bảo các nguyên tắc nhưng vẫn có thể tiết kiệm được các nguồn lực tốt nhất dựa trên kinh nghiệm và thực nghiệm của người đưa ra quyết định. 8 Xác định môi trường ra quyết định và ra quyết định cuối cùng: sau khi đánh giá các phương án và đề ra các phương án tối ưu nhất; người ra quyết định cần xem xét môi trường để ra quyết định và đưa đến quyết định cuối cùng. 1.1.3 Các loại quyết định Trong cuộc sống, có rất nhiều vấn đề đòi hỏi chúng ta phải đưa ra quyết định, quyết định đầu tư cũng là một loại quyết định mà chúng ta cần phải thực hiện. Các quyết định đầu tư thường được phân loại như sau: Nếu quyết định đầu tư chủ yếu được phân loại theo thời gian đầu tư thì có quyết định đầu tư ngắn hạn và quyết định đầu tư dài hạn (hay còn gọi là quyết định đầu tư chiến lược), Nếu phân loại theo khả năng và trình độ chuyên môn thì có quyết định đầu tư chuyên nghiệp và quyết định đầu tư không chuyên nghiệp, Nếu phân loại theo đối tượng ra quyết định thì có quyết định của nhà đầu tư trong nước và quyết định của nhà đầu tư nước ngoài. Mỗi loại hình quyết định đầu tư khác nhau sẽ có một chiến lược cụ thể để ra quyết định trong đầu tư khác nhau. Đối với quyết định đầu tư ngắn hạn và không chuyên nghiệp thì thông thường nhà đầu tư sẽ sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật, tài chính hành vi và kinh nghiệm để ra các quyết định đầu tư của mình. Ngược lại các quyết định đầu tư dài hạn thường sử dụng các phân tích cơ bản cho quá trình ra quyết định đầu tư. Quá trình phân tích cơ bản sẽ tập trung vào việc phân tích các thông tin về nội tại của doanh nghiệp nhằm xác định giá trị cơ bản của doanh nghiệp. 9 Trong nghiên cứu này sẽ tập trung vào quá trình ra quyết định của các nhà đầu tư dài hạn thông qua việc sử dụng phương pháp phân tích cơ bản trong đầu tư. 1.2 Khái quát chung về hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) 1.2.1 Định nghĩa về kế toán và chuẩn mực kế toán Kế toán là một hoạt động mang tính chuyên môn cao có chức năng cung cấp các thông tin trung thực, hợp lý về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho người sử dụng có thể đưa ra các quyết định. Kế toán phải làm cho người sử dụng hiểu được, tin cậy và phải giúp so sánh được các thông tin tài chính. Muốn vậy, cần phải có các quy định làm khuôn mẫu giúp đánh giá, ghi nhận và trình bày thông tin tài chính, đó chính là những chuẩn mực kế toán. Vậy chuẩn mực kế toán là những quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, nội dung, phương pháp và thủ tục kế toán cơ bản, chung nhất, làm cơ sở ghi chép kế toán và lập Báo cáo tài chính nhằm đạt được sự đánh giá trung thực, hợp lý, khách quan về thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2 Chuẩn mực kế toán quốc tế Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế là hệ thống chuẩn mực đề cập đến những vấn đề mang tính nền tảng, khuôn mẫu, những nguyên tắc, phương pháp có tính chất cơ bản được chấp thuận rộng rãi trên toàn thế giới. Cơ quan đầu tiên xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế chính là Ủy Ban chuẩn mực kế toán quốc tế (“IASC”). Đây là một tổ chức độc lập thành lập vào năm 1973, bao gồm đại diện của 13 nước thành viên trực thuộc Liên đoàn kế toán quốc tế (“IFAC”), đại diện của 03 tập đoàn kinh tế lớn và một số quan sát viên độc lập đến từ Ủy Ban Châu Âu, Trung Quốc, Ủy Ban chứng khoán quốc tế (IOSCO), Ủy Ban chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ. 10 Đến năm 12/1999, IASC đã chỉ định ủy ban lựa chọn và thành lập Hội đồng thành viên (“Trustees”) gồm 22 thành viên đến từ các khu vực địa lý, lĩnh vực và chuyên môn khác nhau. Để thực hiện chức năng của mình, vào tháng 02/2001, Hội đồng thành viên Trustees đã thiết lập nên Ủy Ban sáng lập chuẩn mực kế toán quốc tế gồm ba tổ chức chính là Ủy Ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), Hội đồng cố vấn chuẩn mực (SAC) và Ủy Ban hướng dẫn các chuẩn mực báo cáo tài chính (IFRIC). Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế được ban hành và quản lý bởi Ủy Ban sáng lập chuẩn mực kế toán quốc tế. Các chuẩn mực kế toán quốc tế (IASs) vẫn được kế thừa các chuẩn mực kế toán quốc tế do IASC ban hành trước đây và Ủy Ban sáng lập chuẩn mực kế toán quốc tế tiếp tục xây dựng, ban hành và phát triển các chuẩn mực kế toán mới với tên gọi là chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRSs. Cho đến 01/01/2009, IASC và IASB đã ban hành được 30 chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và 08 chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Hiện nay, đang có sự dịch chuyển dần từ IAS sang IFRS bằng việc ban hành thêm IFRS. Trong đó, IAS đứng trên khía cạnh nào đó mang nguyên tắc giá gốc nhiều hơn cùng với sự chuyển đổi qua IFRS nguyên tắc giá trị hợp lý được đề cập nhiều hơn. IFRS đề cập nhiều hơn đến việc trình bày thông tin tài chính như thế nào để đảm bảo lợi ích cao hơn cho các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính được lập ra từ kết quả của công việc kế toán, Mai Hương (2008). 1.2.3 Chuẩn mực kế toán Việt Nam Với mục tiêu đáp ứng cho nhu cầu hội nhập, từ năm 1996 Việt Nam đã nghiên cứu toàn bộ hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam được nghiên cứu và xây dựng dựa trên cơ sở các IAS và IFRS được cập nhật mới nhất, nên thuận lợi là chuẩn mực kế toán Việt Nam đã được vận dụng sát với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế. 11 Tại Việt Nam, Bộ Tài chính là cơ quan có thẩm quyền ban hành các chuẩn mực kế toán. Các chuẩn mực kế toán này được nghiên cứu và soạn thảo bởi Ban chỉ đạo nghiên cứu, soạn thảo chuẩn mực kế toán Việt Nam gồm 13 thành viên, bao gồm các thành viên đến từ các cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính và các thành viên đến từ các trường đại học và Hội kế toán Việt Nam. Vụ chế độ kế toán là đơn vị thường trực của các Ban chỉ đạo và các Tổ soạn thảo chuẩn mực, có nhiệm vụ tổ chức triển khai việc soạn thảo, tiếp thu ý kiến và hoàn chỉnh trình Bộ ký ban hành. Việt Nam đã ban hành được 26 chuẩn mực kế toán sau 5 đợt ban hành. Các chuẩn mực kế toán của Việt Nam cũng đã dịch ra tiếng Anh nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài trong việc tìm hiểu hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam so với chuẩn mực kế toán quốc tế đã có sự tương đối phù hợp về nội dung, về cơ sở đánh giá, ghi nhận và trình bày trên BCTC mà còn cả về hình thức trình bày. 1.2.4 Những khác biệt giữa hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế Với xu hướng toàn cầu hóa về hợp tác và phát triển kinh tế, sự hình thành hàng loạt các công ty đa quốc gia, thị trường tài chính quốc tế và các hoạt động thương mại quốc tế, nhà đầu tư không chỉ hoạt động trong phạm vi khu vực mà còn mở rộng hoạt động ra toàn thế giới. Các báo cáo tài chính phải nói cùng một ngôn ngữ, nhằm nâng cao tính khách quan, tính có thể tin cậy được, tính có thể so sánh được là một nhu cầu khách quan và tất yếu. Một ví dụ điển hình ảnh hưởng đến việc so sánh của các nhà đầu tư do sự khác biệt của chuẩn mực kế toán của công ty Daimler Benz năm 1993, công ty sản xuất hàng đầu của Đức và là công ty đầu tiên của nước này niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán NewYork, đã buộc phải chấp nhận các yêu cầu công bố thông tin theo chuẩn mực kế toán Mỹ. Theo đó, Công ty Daimler Benz đã phải công bố quỹ dự trữ vào khoảng 4 tỷ DM (tương đương 2 tỷ đô la Mỹ) trên thị trường New York mà theo luật của Đức thì công ty 12 không cần phải công bố khoảng quỹ dự trữ này. Luật kế toán của Đức theo khuynh hướng chống rủi ro -risk-averse trong đầu tư, trong khi đó hệ thống kế toán Mỹ theo khuynh hướng risk-friendly và báo cáo tài chính được thiết kế nhằm cung cấp thông tin cho các cổ đông tiềm năng (Geoffrey Mazullo, 1999). Sự khác biệt này đem lại sự phẫn nộ của các cổ đông của Công ty Daimler Benz ở Đức mà nguyên nhân xuất phát từ sự khác biệt trong chuẩn mực kế toán. Có thể nói rằng, việc ban hành và áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế tại thị trường vốn trên thế giới là một yêu cầu cấp bách và chính đáng nhằm hài hòa các sự khác biệt của hệ thống các nguyên tắc kế toán chung được chấp nhận và cung cấp cho nhà đầu tư một cái nhìn chung khi so sánh các báo cáo tài chính với nhau. Nhìn về tổng thể chuẩn mực kế toán Việt Nam có một vài sự khác biệt so với chuẩn mực kế toán quốc tế như sau: So với số lượng của chuẩn mực kế toán quốc tế đã ban hành thì chuẩn mực kế toán Việt Nam ít hơn. Hiện nay, Bộ Tài chính đang lên kế hoạch để tiếp tục ban hành các chuẩn mực kế toán khác cho phù hợp với tình hình phát triển tại Việt Nam. Đối với các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã được ban hành thì một số nội dung của chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng có điểm khác biệt với chuẩn mực kế toán quốc tế. Một số điểm của chuẩn mực này trình bày cụ thể hơn chuẩn mực kia và ngược lại, hoặc còn một vài khác biệt về thuật ngữ, hoặc về các phương pháp được áp dụng, phạm vi trình bày (Đoàn Xuân Tiên, 2008). Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam ra đời và đưa ra được những nguyên tắc cơ bản trong việc xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và trình bày các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài chính. Nhưng do đặc thù của Việt Nam, hệ thống kế toán của Việt Nam vẫn có sự khác biệt so với chuẩn mực kế toán quốc tế, thể hiện ở các điểm sau: 13 Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng: Hệ thống tài khoản kế toán là một phần quan trọng trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế. - Theo thông lệ quốc tế, hệ thống tài khoản sẽ do doanh nghiệp tự xây dựng phù hợp với đặc điểm và tình hình kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp. - Tại Việt Nam, hệ thống tài khoản do Bộ Tài chính ban hành. Hệ thống tài khoản trước đây được ban hành theo Quyết định 1141TC/QĐ/CĐKT đã được thay thế bởi hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 cho chế độ kế toán doanh nghiệp và Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quyết định 15/2006/QĐ-BTC được ban hành là một bước tiến giúp doanh nghiệp có thể đơn giản hóa công tác nghiên cứu và tuân thủ chế độ kế toán, nhất thể hóa công tác kế toán tiến tới nâng cao tính minh bạch trong kế toán tài chính, đảm bảo tính có thể so sánh được về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam với nhau. - Theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, khi xây dựng hệ thống tài khoản, doanh nghiệp sẽ tuân thủ đúng với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản cấp 1 và cấp 2; doanh nghiệp chỉ có thể xây dựng hệ thống tài khoản cấp 3 trở đi cho phù hợp với tình hình quản lý của doanh nghiệp. Vì sự ràng buộc chặt chẽ nói trên nên việc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của các doanh nghiệp Việt Nam cũng bị nhiều hạn chế. - Trên thực tế, hệ thống tài khoản của các doanh nghiệp thường lập ra nhằm cho mục đích báo cáo thuế là chính nên cũng ảnh hưởng đến khả 14 năng xây dựng một hệ thống tài khoản phục vụ cho mục đích kế toán quản trị của doanh nghiệp. Hệ thống báo cáo tài chính: Tương tự như hệ thống tài khoản của doanh nghiệp, hệ thống Báo cáo tài chính của Việt Nam phải xây dựng tuân theo mẫu do Bộ Tài chính đưa ra. Trong khi đó, IAS 01 – Trình bày báo cáo tài chính chỉ yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày đầy đủ các chỉ tiêu tài chính cần thiết trong từng loại báo cáo. Hệ thống phương pháp đánh giá tài sản: Đối với phương pháp đánh giá các tài sản, giống như chuẩn mực kế toán Việt Nam thì chuẩn mực kế toán quốc tế cũng có phương pháp khấu hao ngoài ra còn có các phương pháp đánh giá tài sản khác là đánh giá lại và tổn thất. - Nguyên nhân của sự khác biệt này là do Việt Nam chủ yếu đo lường giá trị tài sản theo phương pháp “giá gốc” hay “giá lịch sử” (historical/ original cost) mà ít sử dụng phương pháp “giá trị hợp lý” (fair value). Nguyên tắc giá gốc làm cho báo cáo tài chính của doanh nghiệp Việt Nam mang tính bảo thủ cao, không phản ảnh được một cách chính xác giá trị hiện tại của các tài sản khi được đánh giá lại. (Bùi Công Khánh, 2007). - Tuy nhiên, việc đánh giá lại của tài sản đòi hỏi phải có thị trường hoạt động, thị trường hoạt động là thị trường có đặc điểm sau: các giao dịch trên thị trường là đồng nhất, thường có thể tìm thấy những người muốn mua và bán, và có sẵn giá cả công khai. Vì ở thị trường Việt Nam, thị trường hoạt động chưa xây dựng được mức giá chuẩn của một số tài sản nên cũng ảnh hưởng đến việc đánh giá lại giá trị của một số tài sản. Do đặc thù tại Việt Nam, công tác kế toán đôi khi lại phụ thuộc vào các thông tư hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực kế toán. Các nhân viên thực thi công tác kế toán tại các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại không xem
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan