Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích ảnh hưởng của đô thị hoá đến giá đất vùng ven đô thị xã vị thanh, tỉnh...

Tài liệu Phân tích ảnh hưởng của đô thị hoá đến giá đất vùng ven đô thị xã vị thanh, tỉnh hậu giang

.PDF
66
1
78

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH -----o0o----- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HOÁ GIÁ VÙNG ĐÔtậpTHỊ Xà cứu Trung tâm ĐẾN Học liệu ĐH ĐẤT Cần Thơ @ TàiVEN liệu học và nghiên VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. LÊ KHƯƠNG NINH NGUYỄN MINH QUÂN Mã số SV: 4054233 Lớp: Kinh Tế Tài Nguyên & Môi Trường khoá 31 Cần Thơ – 2009 LỜI CẢM TẠ ---o0o--Sau bốn năm trên giảng đường Đại học, tôi đã được tiếp thu rất nhiều kiến thức mới và rất bổ ích. Đó là nhờ vào công lao dạy dỗ tận tình của các Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ nói chung và các Thầy, Cô khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh nói riêng. Đến nay, tôi đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp Đại học của mình. Để có thể hoàn thành Luận văn tốt nghiệp của mình, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người. Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Cha, Mẹ, Anh, Chị và những người thân trong gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian tôi đi học và trong lúc tôi làm Luận văn. Kế đến, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Lê Khương Ninh – Giáo viên hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn, cung cấp tài liệu, chỉnh sửa những sai sót và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi làm Luận văn. Tôi Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh và trường Đại học Cần Thơ đã truyền thụ những kiến thức rất bổ ích trong suốt thời gian tôi học tại trường cũng như trong lúc tôi làm Luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các Bạn thân của tôi đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tại trường và đã trao đổi tài liệu, thảo luận nhóm, đóng góp ý kiến để tôi có thể hoàn thành Luận văn của mình được tốt hơn. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người. Chúc những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với mọi người! Ngày 01 tháng 05 năm 2009 Sinh viên thực hiện Nguyễn Minh Quân i LỜI CAM ĐOAN ---o0o--Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kì đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày 01 tháng 05 năm 2009 Sinh viên thực hiện Nguyễn Minh Quân Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu ii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN -----o0o----- ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Ngày …… tháng …… năm 2009 Giáo viên hướng dẫn TS. Lê Khương Ninh iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN -----o0o----- ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Ngày …… tháng …… năm 2009 Giáo viên phản biện iv MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.....................................................................................1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.........................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung.....................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể.....................................................................................2 1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH .....................................................3 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...........................................................................3 1.4.1. Không gian ...........................................................................................3 1.4.2. Thời gian ..............................................................................................3 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................3 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....................................................................................................................4 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....6 Trung tâm2.1. Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu PHƯƠNG PHÁP LUẬN .............................................................................6 2.1.1. Định nghĩa đô thị hoá...........................................................................6 2.1.2. Tổng quan về vùng ven đô...................................................................7 2.1.3. Xu hướng tác động của đô thị hoá hiện nay ......................................10 2.1.4. Cơ sở lí luận về các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất vùng ven đô thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ..................................................................16 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................17 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu..................................................17 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................18 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ...........................................................18 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH VÀ THỰC TẾ ĐÔ THỊ HOÁ Ở THỊ Xà VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG ...........................................20 3.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ Xà VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG .................20 3.1.1. Lịch sử hình thành..............................................................................20 3.1.2. Vị trí địa lí kinh tế ..............................................................................20 3.1.3. Các yếu tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên...................................23 v 3.1.4. Đánh giá nguồn nhân lực ...................................................................25 3.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường và xã hội ..................................................................................25 3.2. ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH VÀ THỰC TẾ ĐÔ THỊ HOÁ Ở THỊ Xà VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG..................................................................27 3.2.1. Đánh giá chính sách đô thị hoá ở thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang..27 3.2.2. Thực tế đô thị hoá ở thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ......................32 3.3. THỰC TRẠNG GIÁ ĐẤT VÙNG VEN ĐÔ THỊ Xà VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG ............................................................................................34 3.3.1. Mô tả đối tượng nghiên cứu...............................................................34 3.3.2. Thực trạng quy hoạch ........................................................................37 3.3.3. Thực trạng giá đất ..............................................................................37 3.4. ĐÁNH GIÁ XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG GIÁ ĐẤT VÙNG VEN ĐÔ THỊ Xà VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG ......................................................38 3.4.1. Tình hình biến động đất đai thị xã Vị Thanh .....................................38 3.4.2. Đánh giá xu hướng biến động giá đất vùng ven đô thị xã Vị Thanh .38 Trung tâm Học liệu ĐHTÍCH CầnẢNH ThơHƯỞNG @ TàiCỦA liệu ĐÔ họcTHỊ tập vàĐẾN nghiên cứu CHƯƠNG 4: PHÂN HOÁ GIÁ ĐẤT VÙNG VEN ĐÔ THỊ Xà VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG.......40 4.1. KẾT QUẢ XỬ LÍ.......................................................................................40 4.2. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HOÁ ĐẾN GIÁ ĐẤT VÙNG VEN ĐÔ THỊ Xà VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG ...............................42 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐỊNH GIÁ, ĐIỀU TIẾT VÀ QUẢN LÍ GIÁ ĐẤT VÙNG VEN ĐÔ THỊ Xà VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG..................................................................................45 5.1. YẾU KÉM VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC ĐỊNH GIÁ ĐẤT CHƯA HỢP LÍ VÙNG VEN ĐÔ THỊ Xà VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG .....45 5.1.1. Yếu kém của việc định giá đất chưa hợp lí vùng ven đô thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang .......................................................................45 5.1.2. Nguyên nhân của việc định giá đất chưa hợp lí vùng ven đô thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang .......................................................................45 5.2. ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG THỨC ĐỊNH GIÁ, ĐIỀU TIẾT VÀ QUẢN LÍ GIÁ ĐẤT VÙNG VEN ĐÔ THỊ Xà VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG..46 vi CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................49 6.1. KẾT LUẬN................................................................................................49 6.2. KIẾN NGHỊ ...............................................................................................50 6.2.1. Đối với công tác định giá, điều tiết và quản lí giá đất .......................50 6.2.2. Đối với hệ thống cơ chế chính sách ...................................................50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................51 PHỤ LỤC ........................................................................................................52 DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 3.1: Các đơn vị hành chính thị xã Vị Thanh năm 2007 ..............................22 Bảng 3.2: So sánh một số tiêu chí đô thị thị xã Vị Thanh với quy chuẩn đô thị loại III năm 2007 .................................................................................33 Bảng 3.3: Tuổi và thu nhập của đối tượng nghiên cứu.........................................35 Bảng 3.4: Thực trạng giá đất và kì vọng giá tăng ở vùng ven đô thị xã Vị Thanh Trung tâm Học năm liệu2007 ĐH.............................................................................................37 Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Bảng 4.1: Thống kê mô tả số liệu .........................................................................40 Bảng 4.2: Kiểm định White ..................................................................................41 Bảng 4.3: Kiểm định BG ......................................................................................41 Bảng 4.4: Ma trận tương quan ..............................................................................41 Bảng 4.5: Các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất vùng ven đô thị xã Vị Thanh.........42 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1: Bản đồ hành chính thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ...........................21 Hình 3.2: Bản đồ quy hoạch đất đai thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ................29 Hình 3.3: Giới tính của đối tượng nghiên cứu......................................................35 Hình 3.4: Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu................................................36 Hình 3.5: Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu.........................................36 vii TÓM TẮT ---o0o--Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá đối với nền kinh tế của một quốc gia nên cần phải được phân bổ một cách hết sức hợp lí. Đề tài “Phân tích ảnh hưởng của đô thị hoá đến giá đất vùng ven đô thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang” được thực hiện với các mục tiêu cụ thể: (i) Đánh giá chính sách và thực tế đô thị hoá ở TX. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang; (ii) Phân tích và đánh giá xu hướng biến động giá đất vùng ven đô TX. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang; (iii) Phân tích ảnh hưởng của đô thị hoá đến giá đất vùng ven đô TX. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang; và (iv) Đề xuất các phương thức định giá, điều tiết và quản lí giá đất vùng ven đô TX. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang để khai thác tốt nguồn tài nguyên này. Với các mục tiêu của đề tài như trên, ngoài Chương 1 là chương Giới thiệu và Chương 2 là chương Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, chương trong phần nội dung sẽ giải quyết các mục tiêu của đề tài. Cụ thể, Trung tâmcácHọc liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Chương 3 sẽ giải quyết mục tiêu thứ nhất và thứ hai là Đánh giá chính sách và thực tế đô thị hoá ở TX. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Trong chương này sẽ có phần Phân tích và đánh giá xu hướng biến động giá đất vùng ven đô TX. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Tiếp theo, chương trọng tâm của đề tài là Chương 4 sẽ Phân tích ảnh hưởng của đô thị hoá đến giá đất vùng ven đô TX. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang nhằm giải quyết mục tiêu thứ ba của đề tài. Mục tiêu thứ tư của đề tài sẽ được giải quyết trong Chương 5 là Đề xuất các phương thức định giá, điều tiết và quản lí giá đất vùng ven đô TX. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Trong chương này cũng nêu ra những yếu kém của các chính sách định giá đất chưa hợp lí và tìm ra nguyên nhân của nó. Phần cuối cùng là Kết luận và kiến nghị sẽ được trình bày trong Chương 6 của đề tài. Trong phần này sẽ rút ra kết luận chung từ việc phân tích các nội dung của đề tài. Đồng thời, nêu lên một số kiến nghị nhằm giúp cho việc định giá, điều tiết và quản lí giá đất vùng ven đô TX. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang được tốt hơn trong thời gian tới. viii Luận văn tốt nghiệp Kinh Tế Tài Nguyên & Môi Trường khoá 31 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội chúng ta cũng cần phải chú trọng đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí. Đất đai là một trong những nguồn tài nguyên quý giá đối với nền kinh tế của một quốc gia, hay nói cách khác, nó là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng đối với các hoạt động kinh tế như nông lâm nghiệp, nhà ở, thương mại, công nghiệp, … Do đó, việc phân bổ nguồn tài nguyên này cho mục đích sử dụng có hiệu quả nhất là vấn đề hết sức quan trọng. Để làm được điều này, chúng ta cần phải xác định giá đất một cách hợp lí là rất cần thiết. Thị xã Vị Thanh có vị trí đặc biệt quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang, vì là đô thị trung tâm của tỉnh và là giao điểm thông thương giữa thành phố Cần Thơ với các tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Trung tâm liệutriển ĐHcủaCần Thơ Tàiđặcliệu vàlàm nghiên Mau.Học Sự phát thị xã có ý@ nghĩa biệthọc quantập trọng, đầu tàu cứu trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh [2, tr.1]. Vùng ven đô TX. Vị Thanh là nơi tập trung sản xuất nông nghiệp nên phần lớn đất ở đây là đất nông nghiệp. Theo các nhà kinh tế, giá đất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của ít nhất ba yếu tố là: (i) khả năng chuyển đổi thành đất đô thị, (ii) thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, và (iii) rủi ro đi kèm với việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ sản xuất nông nghiệp thành đất đô thị (Livanis, Moss, Breneman và Nehring, 2006; Cavailhes và Wavresky, 2003, ...) Cả ba yếu tố này đến lượt nó lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của đô thị hoá, mà đô thị hoá lại đang diễn ra rất mạnh mẽ ở TX. Vị Thanh hiện nay. Ở những địa phương có tốc độ đô thị hoá nhanh với chính sách đô thị hoá phù hợp và đáng tin cậy, khả năng chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất đô thị là cao nên giá trị đất nông nghiệp ở các địa phương này sẽ tăng nhanh. Đồng thời, ở các địa phương này do sự mở rộng của đô thị nên cơ cấu sản xuất nông nghiệp sẽ chuyển từ sản xuất các loại sản phẩm truyền thống sang các loại sản phẩm có thể tiếp cận nhanh với người dân đô thị và vì vậy có giá trị cao hơn, làm tăng thu GVHD: TS. Lê Khương Ninh Trang 1 SVTH: Nguyễn Minh Quân Luận văn tốt nghiệp Kinh Tế Tài Nguyên & Môi Trường khoá 31 nhập cho người sản xuất đồng thời cũng làm cho giá trị đất nông nghiệp tăng lên. Ngoài ra, ở các địa phương này rủi ro đi cùng với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất đô thị thấp nên cũng làm tăng giá trị đất nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu giá đất nông nghiệp tăng quá nhanh và quá cao thì sẽ hạn chế tốc độ đô thị hoá do chi phí xã hội cho công tác này sẽ tăng lên. Ngược lại, TX. Vị Thanh hầu như không có các ưu điểm trên nên giá đất sẽ rất xáo trộn và biến động lớn, dẫn đến hiện tượng đầu cơ đất đai của những người giàu có và sự mất đất của những hộ nông dân nghèo. Đây là hiện tượng đã từng xuất hiện ở các thành phố lớn của nước ta. Tất cả những điều này cũng làm ảnh hưởng xấu đến công tác quản lí nguồn tài nguyên quý giá này nói riêng và công tác quản lí kinh tế - xã hội nói chung. Như vậy, TX. Vị Thanh nên duy trì tốc độ và thực thi chính sách đô thị hoá thế nào có lợi nhất là một vấn đề quan trọng cần phải có câu trả lời. Để trả lời được câu hỏi trên thì việc nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hoá đến giá đất vùng ven đô (cụ thể là giá đất nông nghiệp) TX. Vị Thanh là hết sức cấp thiết để giúp cho thị xã có chính sách điều tiết giá đất phù hợp với giá trị thực Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu và có thể tận dụng tối đa nguồn tài nguyên quý giá này trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của thị xã trong thời gian tới. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu tổng quát của đề tài này là phân tích ảnh hưởng của đô thị hoá đến giá đất vùng ven đô thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, đề tài bao gồm các mục tiêu cụ thể sau: i. Đánh giá chính sách và thực tế đô thị hoá ở TX. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. ii. Phân tích và đánh giá xu hướng biến động giá đất vùng ven đô TX. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. GVHD: TS. Lê Khương Ninh Trang 2 SVTH: Nguyễn Minh Quân Luận văn tốt nghiệp Kinh Tế Tài Nguyên & Môi Trường khoá 31 iii. Phân tích ảnh hưởng của đô thị hoá đến giá đất vùng ven đô TX. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. iv. Đề xuất các phương thức định giá, điều tiết và quản lí giá đất vùng ven đô TX. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang để khai thác tốt nguồn tài nguyên này. 1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH i. Thu nhập từ đất nông nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến giá đất nông nghiệp. ii. Đất nằm ở khu vực tiếp giáp với đô thị sẽ có giá cao hơn đất ở khu vực không tiếp giáp đô thị. iii. Đất không biết chắc có quy hoạch hay không có mức giá cao hơn đất đang được quy hoạch thành khu đô thị. iv. Khoảng cách đến trung tâm thị xã càng gần thì giá đất càng cao. v. Chiều rộng mặt tiền đường càng lớn thì giá đất càng cao. vi. Tình hình an ninh càng tốt thì giá đất càng cao. vii. Tự thương lượng mua đất thì giá đất sẽ thấp hơn khi mua đất thông qua Trung tâm Học trungliệu gian.ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu viii. Kì vọng giá đất sẽ tăng trong một năm sau đó của người mua càng lớn thì giá đất càng cao. 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Không gian Không gian nghiên cứu của đề tài này là thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. 1.4.2. Thời gian  Đề tài này được thực hiện từ tháng 02/2009 đến tháng 05/2009.  Số liệu thứ cấp được sử dụng chủ yếu trong năm 2007.  Số liệu sơ cấp được thu thập trong tháng 12/2008. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài này tập trung phân tích ảnh hưởng của đô thị hoá đến giá đất vùng ven đô thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Còn một số yếu tố khác ảnh hưởng đến giá đất vùng ven đô thị thì đề tài này không đi sâu nghiên cứu. GVHD: TS. Lê Khương Ninh Trang 3 SVTH: Nguyễn Minh Quân Luận văn tốt nghiệp Kinh Tế Tài Nguyên & Môi Trường khoá 31 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này ở các nước trên thế giới. Từ các nghiên cứu đó, chính phủ ở các quốc gia đã thực thi một chính sách đô thị hoá rất phù hợp nhưng không làm xáo trộn, biến động xấu của giá đất ở các vùng ven đô thị, từ đó làm tăng thu nhập cho người dân sống ở đây. Tiêu biểu, Levanis, Moss, Breneman và Nehring (2006) cho thấy cả ba yếu tố có liên quan đến đô thị hoá, đó là khả năng chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất đô thị, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và rủi ro trong việc chuyển đổi thành đất đô thị, có ảnh hưởng rất lớn đến giá đất nông nghiệp vùng ven đô thị ở Mỹ. Cụ thể hơn, nghiên cứu của Cavailhes và Wavresky (2003) cho thấy giá đất nông nghiệp ở vùng cận các đô thị lớn thường có xu hướng tăng nhanh chóng do kì vọng của người chủ sở hữu về khả năng chuyển đổi thành đất đô thị. Ở Việt Nam cũng có những nghiên cứu liên quan đến vấn đề đô thị hoá và vùng ven đô thị, chẳng hạn: PGS.TS. Hồng Thục. ép của quátập trìnhvà đônghiên thị hoá ởcứu Việt Trung tâm Học liệuNguyễn ĐH Cần Thơ @“Sức Tài liệu học Nam”. [1] Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả đã tìm ra quá trình đô thị hoá ở Việt Nam là nghịch lí đảo ngược, tức là ở Việt Nam, quá trình đô thị hoá lại xảy ra nhiều năm trước quá trình công nghiệp hoá, khiến cho mô hình và tư duy đô thị gặp nhiều khủng hoảng. Đồng thời, tác giả còn nêu lên sức ép của đô thị hoá hiện nay là vấn đề về dân số, từ đó kéo theo các vấn đề khác như nhà ở, việc làm, trường học, bệnh viện, cấp nước, thoát nước, xử lí rác thải rắn, … Bên cạnh đó, quá trình đô thị hoá còn tạo nên sự đứt gãy, phá vỡ lớn trong cảnh quan khu vực ven đô, vốn có cấu trúc rất đẹp, tạo dựng nên từ sự phối kết hợp hài hòa của không gian kiến trúc nông thôn truyền thống. Tình trạng bê - tông hoá ven lộ, ven đê, ven đường cao tốc và trong các làng bộc lộ rõ sự không theo kịp của việc quy hoạch nông thôn hiện nay. Tuy nhiên, tác giả chỉ nêu lên được sức ép của đô thị hoá hiện nay và ảnh hưởng của nó đến cảnh quan khu vực ven đô thị. Trong đề tài này, chúng tôi sẽ GVHD: TS. Lê Khương Ninh Trang 4 SVTH: Nguyễn Minh Quân Luận văn tốt nghiệp Kinh Tế Tài Nguyên & Môi Trường khoá 31 phân tích ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá hiện nay và sẽ đi sâu phân tích ảnh hưởng của đô thị hoá đến giá đất vùng ven đô thị. Th.S. Dư Phước Tân. “Đô thị hoá Thành phố Hồ Chí Minh – 30 năm nhìn lại”. [10] Trong bài viết tác giả đã nêu lên được ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến quỹ đất khu vực ven đô TP. Hồ Chí Minh hiện nay, vốn là khu vực có chức năng dự trữ đất đai, dành cho sự phát triển, mở rộng nội thành - dần dần cũng trở nên “quá tải”. Việc bố trí các khu công nghiệp ngay trên địa bàn các quận ven đô - trên một khu đất vùng ven của trung tâm nội thành đã dần dần lộ rõ sự bất hợp lí do các khu dân cư đô thị đã phát triển quá nhanh, đan xen với các khu công nghiệp quan trọng này. Điều này cho thấy sự mở rộng nhanh của ranh giới đô thị, đã vượt ra khỏi địa phận vốn có của các quận trung tâm. Cũng chính từ tốc độ đô thị hoá khá nhanh của các quận ven đô, đất đai trở nên chật chội, dẫn đến việc hình thành các quận mới, vốn là các huyện ngoại thành trước đây. Tác giả chỉ phân tích ảnh hưởng của đô thị hoá đến quỹ đất vùng ven đô thị TP. Hồ Chíliệu Minh, cònCần các thành khác liệu của vùng thìnghiên tác giả chưa đề Trung tâm Học ĐH Thơphần @ Tài họcven tậpđôvà cứu cập đến. Trong phạm vi đề tài của mình, chúng tôi sẽ tập trung phân tích ảnh hưởng của đô thị hoá đến giá đất vùng ven đô thị. GVHD: TS. Lê Khương Ninh Trang 5 SVTH: Nguyễn Minh Quân Luận văn tốt nghiệp Kinh Tế Tài Nguyên & Môi Trường khoá 31 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Định nghĩa đô thị hoá Như chúng ta đã biết, đô thị hoá là một biểu hiện của phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia hay mỗi miền đất nước. Theo nghĩa hẹp, đô thị hoá được hiểu như một quá trình dịch cư từ lĩnh vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp với biểu hiện bên ngoài là sự tăng trưởng tỉ lệ dân số đô thị, sự nâng cao mức độ trang bị kĩ thuật đô thị. Khái quát một cách toàn diện hơn thì đô thị hoá là một quá trình biến chuyển kinh tế - xã hội - văn hoá và không gian lãnh thổ, gắn liền với những tiến bộ về khoa học kĩ thuật của xã hội loài người, trong đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự chuyển đổi lối sống, sự mở rộng không gian thành hệ thống song song với việc tổ chức bộ máy hành chính chính trị - quân sự. Ở những nước có trình độ phát triển kinh tế - xã hội càng cao thì cóHọc tỉ lệ đô thị ĐH hoá càng Trung tâm liệu Cầncao. Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Một định nghĩa khác: Đô thị hoá là một quá trình tập trung dân cư đô thị. Đồng thời đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp giảm, sản xuất phi nông nghiệp tăng. Bộ mặt đô thị ngày càng hiện đại, không gian đô thị mở rộng. Đô thị hoá cũng có thể được định nghĩa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hoá; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hoá. Theo khái niệm của ngành địa lí, đô thị hoá đồng nghĩa với sự gia tăng không gian hoặc mật độ dân cư hoặc thương mại hoặc các hoạt động khác trong khu vực theo thời gian. GVHD: TS. Lê Khương Ninh Trang 6 SVTH: Nguyễn Minh Quân Luận văn tốt nghiệp Kinh Tế Tài Nguyên & Môi Trường khoá 31 2.1.2. Tổng quan về vùng ven đô Vùng ven đô: Phần đất đai và dân cư nằm sát phía ngoài các đô thị, có thể coi nó như một bộ phận quan trọng của đô thị, nó ngày càng thể hiện rõ sự ảnh hưởng lớn tới việc phát triển cơ thể sống của đô thị, đặc biệt là trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Sự định hướng phát triển vùng ven đô tốt, sẽ tạo điều kiện tốt cho sự phát triển đô thị trong tương lai và ngược lại. Vậy, chúng ta cần nắm rõ vấn đề nổi cộm hiện nay, để có hướng giải quyết tốt việc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn của vùng này. Trong tiến trình phát triển của các đô thị, vùng ven đô là khu vực dự trữ tiềm năng cho đô thị phát triển không gian về mặt lượng, chuẩn bị cơ sở cho đô thị phát triển không gian về mặt chất và đồng thời cùng đập nhịp hơi thở với thực tại phát triển đô thị. Với tốc độ đô thị hoá ngày càng mạnh, vùng ven đô càng có sự biến đổi nhanh chóng. Sự biến đổi này thể hiện ở mật độ dân số và xây dựng tăng lên, hình thái sản xuất và không gian kiến trúc thay đổi, nhiều dự án xây dựng kết cấu hạ tầng xã liệu hội vàĐH công nghiệp hình đã đòihọc hỏi sự hệ thống hạ Trung tâm Học Cần Thơ @thành, Tài liệu tậpmởvàmang nghiên cứu tầng kĩ thuật ngày càng lớn, thị trường đất đai ngày càng sôi động và kéo theo nhiều vấn đề phức tạp khác. Với sự biến đổi như vậy, rõ ràng rằng nếu không có sự quan tâm đúng mức trong sự phát triển các vùng ven đô, sẽ để lại các hậu quả không tốt cho phát triển đô thị trong tương lai gần cũng như tương lai xa. Thực tế trong thời gian vừa qua sự quan tâm của chúng ta đến khu vực này chưa đúng với tầm quan trọng của nó trong phát triển đô thị. Theo cấu trúc lãnh thổ hành chính đô thị, hầu hết các đô thị được cấu tạo bởi 2 phần không gian cơ bản: nội thị phường, quận và ngoại thị xã, huyện, hay nói một cách chung nhất là các đô thị đều có 2 mảng không gian cơ bản: không gian dân cư đô thị và không gian dân cư nông thôn. Vùng ven đô được hiểu một cách thông thường nhất là vùng ven khu vực nội thị. Đối với thị trấn nó là vùng ven khu vực đô thị; đối với thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, nó là các xã thuộc vùng ven khu vực nội thị; còn đối với thành phố trực thuộc trung ương, đó là các xã, huyện vùng ven khu vực nội thị. Như vậy, vùng ven đô là một khái niệm GVHD: TS. Lê Khương Ninh Trang 7 SVTH: Nguyễn Minh Quân Luận văn tốt nghiệp Kinh Tế Tài Nguyên & Môi Trường khoá 31 mang tính đa dạng, mềm dẻo, tuỳ thuộc vào cấp, loại đô thị và tốc độ phát triển của đô thị. Trong quy hoạch xây dựng, so với thực tại phát triển đô thị, vùng ven đô có thể được coi là khu vực mở rộng đô thị trong giai đoạn quy hoạch. Trong thực tại phát triển đô thị, khái niệm vùng ven đô còn mang tính mềm dẻo hơn nữa, nó gắn liền với quá trình đô thị hoá các làng xã vùng ven. Nó có sự đan xen giữa khu vực mới trở thành nội thị và vùng ven nội thị. Quá trình đô thị hoá làm biến đổi không gian do mở rộng các khu đô thị mới ra vùng đồng ruộng ven đô, đồng thời cũng ôm gọn trong lòng đô thị nhiều làng xã nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống tồn tại khá lâu đời. Như vậy, đối tượng quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn vùng ven đô là các khu vực nông thôn thuộc lãnh thổ hành chính xã, huyện nằm liền kề khu vực nội thị và thuộc khu vực mở rộng đô thị theo các giai đoạn quy hoạch ngắn và dài hạn. Ngoài ra các làng nghề truyền thống vừa mới chuyển vào khu vực nội thị cũng là đối tượng cần quan tâm để có sự phát triển hợp lí trong môi trường phátliệu triểnĐH chung củaThơ đô thị, trước gia tập nhập và khunghiên vực nội thị nó Trung tâm Học Cần @bởiTài liệukhihọc cứu cũng chưa được chuẩn bị đầy đủ để phát triển bền vững trong môi trường đô thị. Ở giai đoạn trước, khi các vùng ven đô đã có tốc độ phát triển đô thị hoá rõ rệt, đặc biệt ở một số thành phố lớn. Thực tại phát triển các điểm dân cư nông thôn vùng ven đô đã phát sinh những vấn đề nổi cộm như:  Sự phát triển đất đai xây dựng các điểm dân cư khá tuỳ tiện ảnh hưởng đến các cơn sốt của thị trường đất đai đô thị.  Các công trình xây dựng trong các điểm dân cư phát triển một cách tự phát và nhanh chóng, gây sự mất cân bằng về mặt môi trường sinh thái khu dân cư. Điều bất cập là ở chỗ công trình kiến trúc được phát triển theo kiểu xây dựng đô thị trên cơ sở hạ tầng kĩ thuật của làng xóm nông thôn, nó không những gây ra sự quá tải cho mạng lưới cơ sở hạ tầng kĩ thuật hiện có, mà còn bất cập hơn là sự phức tạp trong cải tạo điểm dân cư sau này. Sự phát triển xây dựng điểm dân cư nặng về tính hiệu ích kinh tế trong sử dụng đất đai và coi nhẹ việc tạo môi trường sống tốt. GVHD: TS. Lê Khương Ninh Trang 8 SVTH: Nguyễn Minh Quân Luận văn tốt nghiệp Kinh Tế Tài Nguyên & Môi Trường khoá 31  Các điểm dân cư nông thôn vùng ven đô phát triển còn thiếu tính định hướng cho hiện tại và tương lai. Chưa thấy rõ mối quan hệ tác động qua lại giữa các điểm dân cư với các dự án xây dựng ở vùng ven đô đô thị mới, khu công nghiệp, … và chưa thấy rõ lộ trình phát triển đô thị. Và đương nhiên các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật cho phát triển loại hình điểm dân cư này cũng chưa được định hình. Không thể áp dụng các chỉ tiêu cho phát triển điểm dân cư nông thôn chung vào vùng ven đô. Giai đoạn hiện nay, trong bối cảnh tốc độ đô thị hoá ngày càng cao và đặc biệt trong xu thế phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, việc phát triển mở rộng xây dựng ra vùng ven đô ngày càng lớn và với tốc độ khá nhanh. Nhiều dự án khu đô thị, khu dịch vụ và khu công nghiệp được hình thành ở vùng ven đô. Việc quản lí đất đai trong phát triển điểm dân cư nông thôn có đi vào quy củ hơn, nhưng các vấn đề nổi cộm trong giai đoạn trước đây hầu như vẫn còn tồn tại trong giai đoạn hiện nay. Vẫn chưa có sự định hướng và lộ trình phát triển một cách rõ ràng. Hầu hết vấn đề giải quyết đối với nó đều mang tính thời sự và khi nhập vào hàng ngũ các “đơn vị không gian” nội thị, nó Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu vẫn là đơn vị khó cải tạo và có bộ mặt không gian kiến trúc không tốt trong không gian kiến trúc đô thị. Có sự bất cập này vì trong công tác quy hoạch chúng ta đụng chạm đến nó còn ít quá. Chúng ta phải quan tâm đến nó trong điều kiện nhiều khu vực nội thị còn chưa được phủ quy hoạch chi tiết, nhiều vấn đề quy hoạch nóng bỏng hơn chưa được giải quyết, vì vậy sự hiểu biết của chúng ta về nó còn hạn chế và chủ yếu chỉ bằng bề nổi, bằng hiện tượng. Trong đồ án quy hoạch chung đô thị, các điểm dân cư loại này chủ yếu được khoanh lại và nếu có định hướng phát triển không gian cho nó thì ở một dạng rất chung chung. Trong khi đó hầu như chưa có đồ án quy hoạch chi tiết cho loại hình điểm dân cư này được triển khai và tất nhiên không có các dự án phát triển về nó. Một số đô thị lớn, sau khi quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết sử dụng đất huyện ven đô thực chất cũng là một dạng quy hoạch chung được duyệt, có triển khai quy hoạch xây dựng xã theo cách làm quy hoạch xã nói chung. Và thực tế các chỉ tiêu định hướng phát triển không gian chi tiết cho loại hình điểm dân cư nông thôn vùng ven đô vẫn không được xác định rõ. Chỉ đến khi gia nhập khu vực nội thị, các điểm dân cư này mới được quy GVHD: TS. Lê Khương Ninh Trang 9 SVTH: Nguyễn Minh Quân Luận văn tốt nghiệp Kinh Tế Tài Nguyên & Môi Trường khoá 31 hoạch cụ thể, thông qua các quy hoạch chi tiết phường. Đến lúc đó thì đã quá muộn để có giải pháp tốt cho sự phát triển không gian các loại hình điểm dân cư này trong phát triển không gian chung của đô thị. Trong xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, với tốc độ đô thị hoá ngày càng cao tại các khu vực ven đô, chúng ta cần có định hướng phát triển tốt các điểm dân cư nông thôn vùng ven đô, trên cơ sở đảm bảo sự phát triển hài hoà giữa nhu cầu hiện tại và nhu cầu phát triển tương lai của các điểm dân cư này tại các khu vực nội thị. Sự phát triển các điểm dân cư này cần đảm bảo không gian quy hoạch, kiến trúc hợp lí, đẹp, hài hoà với không gian quy hoạch, kiến trúc chung của thành phố, tránh sự phức tạp, lãng phí trong việc đầu tư mở mang cơ sở hạ tầng. 2.1.3. Xu hướng tác động của đô thị hoá hiện nay Tốc độ đô thị hoá trong thời gian tới còn diễn ra nhanh hơn nữa. Đô thị hoá đã, đang và sẽ mang lại các mặt tích cực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội rõ rệt như đô thị là thị trường có sức mua lớn, thu hút vốn đầu tư lớn, tạo nhiều việc làm cho người động, … Đồng nó cũng sinhtập những tiêu cực như Trung tâm Học liệulaoĐH Cần Thơ thời, @ Tài liệunảy học và mặt nghiên cứu thu hẹp đất đai canh tác nông nghiệp, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường, trật tự xã hội, việc làm, nhà ở, ... 2.1.3.1. Những tác động tích cực của đô thị hoá hiện nay Đô thị hoá nông thôn thúc đẩy phát triển xã hội. Quá trình đô thị hoá nông thôn ở Việt Nam trong những năm gần đây diễn ra với tốc độ khá nhanh, làm biến đổi bộ mặt kinh tế, văn hoá, xã hội và kiến trúc trên cả nước. Năm 1999, cả nước có khoảng 400 thị trấn, nay tăng lên khoảng 651 thị trấn. Cuối những năm 90 của thế kỉ XX, dân số của thị trấn từ 2.000 đến 30.000 người, nay khoảng dao động này từ 2.000 - 50.000 người. Tỉ lệ dân số phi nông nghiệp của thị trấn phổ biến ở mức 30-40% vào cuối những năm 90, nay đã lên mức 50-60%. Năm 1998 có khoảng 60 đô thị loại 4, nay tăng lên 84 đô thị. Một nghìn năm chế độ phong kiến đã nhào luyện, tinh chế nên một sản phẩm cư dân đặc trưng, đó là làng Việt. Năm mươi năm qua, cuộc Cách mạng Dân chủ Nhân dân và Công cuộc xây dựng Xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là thời kì đổi mới hiện nay đã làm cho thôn quê biến đổi mạnh mẽ từ trong ra và từ ngoài GVHD: TS. Lê Khương Ninh Trang 10 SVTH: Nguyễn Minh Quân Luận văn tốt nghiệp Kinh Tế Tài Nguyên & Môi Trường khoá 31 vào. Quá trình đô thị hoá, thôi thúc sự phát triển kinh tế chưa từng thấy, bắt đầu thực sự can thiệp, tác động đến cơ sở xóm làng. Về phương diện kiến trúc, rõ ràng nông thôn đang ít dần những căn nhà hai mái thấp lè tè, vươn lên xây nhà hai đến ba tầng hoặc hơn thế nữa. Việc ăn, ở, sinh hoạt tiến dần tới kiểu đô thị. Dưới chế độ phong kiến, giữa nông thôn và thành thị là một khoảng cách quá xa. Thời gian gần đây, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta thấy nông thôn đang xích lại gần hơn với thành thị. Quá trình đô thị hoá nông thôn đã biến nền sản xuất nông nghiệp độc canh trở thành nền sản xuất hàng hoá đa ngành nghề. Lối sống thành phố du nhập vào nông thôn rất nhanh, tác động lớn tới cuộc sống, phong tục tập quán thôn quê Việt Nam và những giá trị văn hoá truyền thống lâu đời. Nếu như ở nông thôn trước kia còn nhiều hủ tục, mê tín dị đoan thì nay đã bớt đi nhiều. Quá trình đô thị hoá nông thôn đã đem lại rất nhiều thành tựu cho đất nước, cái được là rất lớn. Những gì tốt đẹp mà đời sống vật chất đem lại cho con người đã nảy sinh dần dần trong nông thôn. Đời sống được nâng cao đã khiến cho người ta xây dựng lại nhà cửa đẹp, khang trang hơn. Đường sá nông Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu thôn được trải nhựa, bê - tông sạch sẽ, đi lại thuận tiện. Người nông dân trước kia chỉ quanh quẩn trong thôn làng, giờ mở rộng quan hệ ra bên ngoài. 2.1.3.2. Những tác động tiêu cực của đô thị hoá hiện nay Đô thị hoá là xu hướng tất yếu của một xã hội phát triển. Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá lại có một số tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên như làm nhiệt độ trung bình ở thành phố tăng hơn nhiệt độ các vùng lân cận từ 1-60C; độ ẩm của đất giảm và lượng khí thải carbon dioxide tăng cao; ... Đô thị hoá có các tác động không nhỏ đến sinh thái và kinh tế khu vực. Đô thị học sinh thái cũng quan sát thấy dưới tác động đô thị hoá, tâm lí và lối sống của người dân thay đổi. Sự gia tăng quá mức của không gian đô thị so với thông thường được gọi là “sự bành trướng đô thị” (urban sprawl), thông thường để chỉ những khu đô thị rộng lớn mật độ thấp phát triển xung quanh thậm chí vượt ngoài ranh giới đô thị. Những người chống đối xu thế đô thị hoá cho rằng nó làm gia tăng khoảng cách giao thông, tăng chi phí đầu tư hạ tầng kĩ thuật và có tác GVHD: TS. Lê Khương Ninh Trang 11 SVTH: Nguyễn Minh Quân
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất