Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân nhóm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành xây dựng tại tp. hcm và mộ...

Tài liệu Phân nhóm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành xây dựng tại tp. hcm và một số hàm ý quản lý

.PDF
127
1
86

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HUỲNH TẤN KHƯƠNG PHÂN NHÓM CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG NGÀNH XÂY DỰNG TẠI TP.HCM VÀ MỘT SỐ HÀM Ý QUẢN LÝ Chuyên ngành: Quản lý Công nghiệp Mã số: LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HUỲNH TẤN KHƯƠNG PHÂN NHÓM CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG NGÀNH XÂY DỰNG TẠI TP.HCM VÀ MỘT SỐ HÀM Ý QUẢN LÝ Chuyên ngành: Quản lý Công nghiệp Mã số: LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2015 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa –ĐHQG-HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Thị Thu Hằng……………… (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Cán bộ chấm nhận xét 1 : .......................................................................... (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Cán bộ chấm nhận xét 2 : .......................................................................... (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM ngày 18 tháng 12 năm 2014 Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ) 1. PGS.TS. Phạm Ngọc Thúy – Chủ tịch hội đồng 2. TS. Trương Minh Chương – Thư ký hội đồng 3. TS. Nguyễn Thiên Phú – Phản biện 1 4. TS. Nguyễn Mạnh Tuân – Phản biện 2 5. TS. Nguyễn Thị Thu Hằng – Ủy viên Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có). CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP i ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Huỳnh Tấn Khương MSHV: 12170906 Ngày, tháng, năm sinh: 06/05/1986 Nơi sinh: TP.HCM Chuyên ngành: Quản lý Công nghiệp Mã số : I. TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN NHÓM CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG NGÀNH XÂY DỰNG TẠI TP.HCM VÀ MỘT SỐ HÀM Ý QUẢN LÝ NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: Phân nhóm các doanh nghiệp trong ngành xây dựng tại TP.HCM bằng phương pháp phân tích cluster. Đề xuất một số hàm ý quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động của nhóm. II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 26/05/2014 III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 24/10/2014 IV. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ THU HẰNG Tp.HCM, ngày ...........tháng...........năm............. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ tên) CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO (Ký và ghi rõ họ tên) TRƯỞNG KHOA (Ký và ghi rõ họ tên) ii LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin gởi lời cám ơn chân thành đến tất cả Thầy, Cô khoa Quản Lý Công Nghiệp – Trường Đại Học Bách Khoa, những người đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Cám ơn nhóm sinh viên của trường đại học Kinh tế đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu. Đặc biệt để có thể hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng tri ân đến Cô Nguy ễn Thị Thu Hằng đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Tôi xin cám ơn gia đình đã quan tâm lo lắng và tạo mọi điều kiện cho việc học tập của tôi. Cám ơn tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian thực tập, nghiên cứu. TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng 01 năm 2015 Học viên Huỳnh Tấn Khương iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện để phân nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nhiều lĩnh vực khác nhau như nghiên cứu của các tác giả Birley và Westhead (1994), Cunningham và Maloney (2001), Mc Mahon (2011), Pasenen (2003), Léger và cộng sự (2005), Meena Sharma và Pawan Wadhawan (2009)... Trên thực tế, rất nhiều quốc gia đã thực hiện việc phân nhóm này để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển và đạt được nhiều thành công như Mỹ, Nhật, Ấn Độ, … Mặt khác, việc phân nhóm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với đặc điểm riêng của từng nhóm là cơ sở để đề xuất các chính sách hỗ trợ tập trung một cách phù hợp nhất, từ đó tạo đòn bẩy giúp các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh hiệu quả hơn. Trong khi đó, ngành xây dựng được xem là ngành kinh tế quan trọng, có vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân, là ngành có nguồn doanh thu lớn và sử dụng nhiều lao động. Đây cũng là ngành có mối quan hệ mật thiết với nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng khác của một quốc gia như tín dụng, bất động sản, thu hút đầu tư nước ngoài, ổn định an sinh xã hội... Trong nỗ lực tìm kiếm những đặc điểm riêng của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng nhằm góp phần hỗ trợ cho sự phát triển của ngành và làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo tác giả tiến hành phân nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh, vì tầm quan trọng của ngành cũng như tầm quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân nhóm các doanh nghiệp trong ngành xây dựng tại TP.HCM bằng phương pháp phân tích Cluster và một số hàm ý quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành thông qua các biến về đặc điểm doanh nghiệp và động lực doanh nghiệp. Tuy nhiên, TP.HCM là đô thị năng động, là trung tâm kinh tế của cả nước nên có nhiều đặc điểm khác biệt với những khu vực khác, trong khi nghiên cứu chỉ thực hiện trong khu vực TP.HCM nên khi đề xuất các hàm ý quản lý có thể chưa thực sự iv phù hợp với tình hình xây dựng ở những khu vực khác của đất nước. Nếu có điều kiện nghiên cứu toàn diện hơn ở nhiều khu vực khác thì độ tin cậy của nghiên cứu và tính hiệu quả của các hàm ý quản lý sẽ cao hơn. v ABSTRACT The world has a lot of research is done to group small and medium enterprises in many different fields, such as research by the author Birley and Westhead (1994), Cunningham and Maloney (2001), Mc Mahon (2011), Pasenen (2003), Léger et al (2005), Meena Sharma and Pawan Wadhawan (2009) ... in fact, many countries have implemented these groupings to assist businesses in developed countries and achieved much success as the US, Japan, India, ... on the other hand, the subgroup for small and medium businesses with specific characteristics of each group as a basis for proposing policies that supported the the most appropriate medium, thereby creating leverage to help local businesses compete more effectively. Meanwhile, the construction industry is considered an important economic sector, with a large role in the national economy, the industry has huge untapped resource and labor use. This is also the sector with close ties to many important economic sectors of a country other as credit, real estate, attracting foreign investment, stable social security .. In an effort to search for specific characteristics of enterprises in the construction industry to contribute to the development of the sector and the premise for the next study authors conducted subgroup of small and medium businesses in the construction sector in Ho Chi Minh City, as the importance of the industry as well as the importance of small and medium enterprises. The objective of the study was to categorize businesses in the construction sector in Vietnam by the cluster analysis method and some management implications to improve the operational efficiency of the sector through the processing of enterprise characteristics and business dynamics. However, the dynamic urban HCMC, is the economic center of the country, there are many characteristics different from other regions, while research done in the area just to the proposed City management implications can not really fit with the vi built in other areas of the country. If conditions permit a more comprehensive research in many other areas, the reliability of the study and the effectiveness of the management implications will be higher. vii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: (i) Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi, (ii) Số liệu trong luận văn được điều tra trung thực, (iii) Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Huỳnh Tấn Khương viii MỤC LỤC Đề mục Trang Nhiệm vụ luận văn....................................................................................................................i Lời cảm ơn .............................................................................................................................. ii Tóm tắt luận văn .................................................................................................................... iii Lời cam đoan......................................................................................................................... vii Mục lục ................................................................................................................................. viii Danh sách bảng biểu.............................................................................................................. xi Danh sách hình vẽ……...…………………………………………………….. ........xii CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ........................................................................ 1 1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI .................................................................................. 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 3 1.3. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 3 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 4 1.5. BỐ CỤC LUẬN VĂN ...................................................................................................... 4 CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN NGÀNH XÂY DỰNG ................................ 5 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG ...................................................................................................... 5 2.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÀNH ........................................ 6 2.2.1.Nhân tố xã hội ........................................................................................................................ 6 2.2.2.Nhân tố kinh tế ....................................................................................................................... 7 2.2.3.Nhân tố công nghệ ................................................................................................................ 8 2.3. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH ....................................................... 8 2.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH TRONG NĂM 2014 ................. 9 2.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................. 10 ix CHƯƠNG 3 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ... 11 3.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN .............................................................................. 11 3.1.1.Khái niệm về Clusters và industrial clusters.......................................................... 11 3.1.2.Hệ thống SIC và NAIC .................................................................................................... 12 3.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CÓ TRƯỚC .................................................................. 13 3.2.1.Các nghiên cứu áp dụng phân tích Cluster ............................................................. 13 3.2.2.Các nghiên cứu áp dụng phân tích khác .................................................................. 19 3.2.3.Mô hình nghiên cứu: ......................................................................................................... 28 3.3. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................. 31 CHƯƠNG 4 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................... 32 4.1. QUY TRÌNH THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU............................................................. 32 4.2. NHU CẦU THÔNG TIN VÀ NGUỒN THÔNG TIN.................................... 33 4.2.1.Thông tin thứ cấp ................................................................................................................ 33 4.2.2.Thông tin sơ cấp .................................................................................................................. 33 4.3. QUY TRÌNH THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI ....................................................... 35 4.3.1.Thiết kế bộ thang đo .......................................................................................................... 36 4.3.2.Hiệu chỉnh thang đo ........................................................................................................... 40 4.3.3.Bảng câu hỏi hoàn chỉnh ( Phụ lục 3) ....................................................................... 40 4.4. THIẾT KẾ MẪU ............................................................................................................... 41 4.5. THU THẬP DỮ LIỆU ĐỊNH LƯỢNG.................................................................. 42 4.5.1.Phương pháp.......................................................................................................................... 42 4.5.2.Nguồn thu thập dữ liệu ..................................................................................................... 43 4.5.3.Đối tượng khảo sát ............................................................................................................. 43 4.5.4.Phân nhóm thứ bậc ............................................................................................................. 44 4.5.5.Phân nhóm không thứ bậc (Non-hierarchical clustering) .............................. 46 4.5.6.Phân nhóm hai bước (Two-step clustering) ........................................................... 47 4.5.7.Đánh giá độ tin cậy của kết quả phân tích .............................................................. 48 4.6. TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ................................................................................................. 49 CHƯƠNG 5 : PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ..................................................... 50 5.1. LÀM SẠCH DỮ LIỆU ................................................................................................... 50 5.2. MÔ TẢ MẪU ...................................................................................................................... 51 5.2.1.Các biến định tính ............................................................................................................... 51 5.2.2.Biến định lượng ................................................................................................................... 57 5.3. PHÂN NHÓM DOANH NGHIỆP ............................................................................ 58 5.3.1.Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ............................................................................ 58 x 5.3.2.Phân tích cluster................................................................................................................... 58 5.4. TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ................................................................................................. 70 CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý QUẢN LÝ ............... 72 6.1. Kết luận .................................................................................................................................. 72 6.2. MỘT SỐ HÀM Ý QUẢN LÝ ..................................................................................... 73 6.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO.................................. 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 82 PHỤ LỤC ........................................................................................................................................... 87 PHẦN LÝ LỊCH TRÍCH NGANG...................................................................................... 111 xi DANH SÁCH BẢNG BIỀU Bảng 3.1: Tổng hợp các nghiên cứu có trước .................................................................. 22 Bảng 4.1: Loại thông tin cần tìm ............................................................................................. 34 Bảng 4.2: Các biến khảo sát. .................................................................................................... 36 Bảng 5.1: Thống kê số lượng nhân sự trung bình của mẫu ........................................ 52 Bảng 5.2: Phân loại mẫu theo loại hình doanh nghiệp ................................................. 53 Bảng 5.3: Phân loại mẫu theo vốn điều lệ ........................................................................... 54 Bảng 5.4: Phân loại mẫu theo lĩnh vực hoạt động .......................................................... 55 Bảng 5.5: Phân loại mẫu theo số năm hoạt động .............................................. 56 Bảng 5.6: Thống kê mô tả các biến định lượng .............................................................. 57 Bảng 5.7: Kết quả cluster bằng phương pháp Two-step ............................................. 59 Bảng 5.8 : Kết quả phân nhóm theo biến định danh ..................................................... 59 Bảng 5.9 : Tổng hợp trị trung bình của nhóm theo từng nhân tố ........................... 62 Bảng 5.10: kết quả cluster theo 3 phương pháp .............................................................. 70 xii DANH SÁCH HÌNH VẼ Hình 2.1 Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm từ 2006 đến nay .......................... 6 Hình 2.2 : Cơ cấu GDP theo nhóm ngành ......................................................... 6 Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu .......................................................................... 30 Hình 4.1 : Quy trình nghiên cứu, dựa theo quy trình của Nguyễn Đình Thọ và Cộng sự (2003) ................................................................................................................................ 32 Bảng 4.1: Loại thông tin cần tìm ............................................................................................. 34 Hình 4.2: Quy trình thiết kế bảng câu hỏi ........................................................................... 35 Hình 4.3 : Phương pháp phân tích dữ liệu ......................................................................... 44 Hình 6.1 : Quy trình nâng cao năng lực cạnh tranh của DNVVN trong ngành .................................................................................................................................................................. 74 Hình 6.2: Ví dụ về quy trình đấu thầu ................................................................................. 76 1 CHƯƠNG 1 : 1.1. GIỚI THIỆU LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI Trên thế giới, ngành xây dựng được xem là ngành kinh tế quan trọng, có vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân, có nguồn doanh thu lớn và sử dụng nhiều lao động. Đây cũng là ngành có mối quan hệ mật thiết với nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng khác của một quốc gia như tín dụng, bất động sản, thu hút đầu tư nước ngoài, ổn định an sinh xã hội... Ở Việt Nam, ngành xây dựng còn đóng vai trò quan trọng hơn khi đất nước đang trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2013 là 5,42% (nguồn: https://gso.gov.vn/) so với năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2014 khoảng 5,18% (Nguồn: http://baodientu.chinhphu.vn) so với cùng kỳ năm 2013, do đó Việt Nam được xem là nền kinh tế năng động bậc nhất châu Á, tuy nhiên mức độ đô thị hóa vẫn còn thấp (khoảng 35%, nguồn: http://vi.wikipedia.org/), cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế như cơ sở hạ tầng giao thông, nhà ở thu nhập thấp, ký túc xá, bệnh viện, trường học và các công trình công cộng...do đó, ngành xây dựng ở Việt Nam đứng trước cơ hội phát triển đầy tiềm năng. Bên cạnh đó, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, việc thúc đẩy phát triển công nghiệp đã và đang trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của TP.HCM nhằm mục tiêu phát triển kinh tế. Đi cùng với sự phát triển kinh tế là sự phát triển về cơ sở hạ tầng. Theo đó, mở ra cơ hội lớn cho ngành xây dựng trong nước phát triển. Tuy nhiên, thị phần xây dựng Việt Nam được kiểm soát chủ yếu bởi các doanh nghiệp nhà nước như Vinaconex, Cofico, Sông Đà hoặc các công ty cổ phần lớn như Contecons, Unicons, Cofico, Hòa Bình…đồng thời chính sách mở cửa khi Việt Nam gia nhập WTO dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Sino Pacific, SGS, Pum Yang, công ty Raffle (Singapore), Bachy Soletanche… gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp nội địa, đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ. Trong đó, các DNVVN khu vực TP.HCM là những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rõ nhất vì khu 2 vực này được xem là đầu tàu phát triển kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng của cả nước, là nơi mà các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp nước ngoài quan tâm trước tiên khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Trong khi DNVVN có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng số doanh nghiệp. Ở Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký thì tỷ lệ này là trên 95% (Nguồn: http://vi.wikipedia.org/) Vì thế, đóng góp của chúng vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể. Ngoài ra, những doanh nghiệp này còn giữ vai trò ổn định nền kinh tế vì các DNVVN là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm khó khăn cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế, DNVVN được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế. Những doanh nghiệp này có bộ máy gọn nhẹ nên dễ dàng điều chỉnh hoạt động giúp nền kinh tế năng động hơn khi có biến đổi vĩ mô. Chúng cũng tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng do những DNVVN trong ngành xây dựng thường chuyên môn hóa vào một vài khâu, cung cấp một vài dịch vụ để hoàn thành công trình, dự án. Ngoài ra, những doanh nghiệp này được xem là trụ cột của kinh tế địa phương vì nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì DNVVN lại có mặt ở khắp các địa phương và là nguồn đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương. Phân nhóm công nghiệp là một công cụ giúp hiểu rõ hơn lĩnh vực kinh tế cần nghiên cứu. Mục đích của phân tích nhóm là để xác định những đặc tính của ngành và đặc tính riêng của từng nhóm trong ngành để có thể áp dụng những biện pháp hỗ trợ hiệu quả giúp cải thiện hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành. Trên thực tế, rất nhiều quốc gia đã thực hiện việc phân nhóm này để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển và đạt được nhiều thành công như Mỹ, Nhật, Ấn Độ, … Mặt khác, việc phân nhóm các DNVVN với đặc điểm riêng của từng nhóm là cơ sở để đề xuất các chính sách hỗ trợ tập trung một cách phù hợp nhất, từ đó tạo đòn bẩy giúp các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh hiệu quả hơn. Theo Porter 3 (1998) việc phân loại, hình thành và hỗ trợ cho các DNVVN là một yêu cầu tất yếu nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho ngành nói riêng và của một quốc gia nói chung. Từ thực tại trên, đề tài “Phân nhóm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành xây dựng tại Tp.HCM và một số hàm ý quản lý” được hình thành nhằm mục tiêu góp phần hỗ trợ cho các DNVVN trong ngành xây dựng ở TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện tại, khi đất nước bắt đầu có dấu hiệu hồi phục sau khi bị ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, việc hỗ trợ các DNVVN kịp thời sẽ giúp duy trì, phát triển đà tăng trưởng. Riêng đối với ngành xây dựng, việc hỗ trợ các doanh nghiệp này phát triển không chỉ đem lại sự phát triển chung cho ngành mà còn gián tiếp hỗ trợ giải quyết vấn đề nhà ở cho dân, góp phần cải tạo mỹ quan cho thành phố. Không những thế, sự phát triển của ngành xây dựng còn góp phần giải quyết công ăn, việc làm, xóa đói, giảm nghèo, ổn định an sinh xã hội trên địa bàn thành phố. 1.2. - MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Phân nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành xây dựng tại TP.HCM bằng phương pháp phân tích cluster. - Đề xuất một số hàm ý quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động của nhóm. 1.3. - Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU Nghiên cứu phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ theo phương pháp cluster đã được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong khi đó ở Việt Nam vẫn chưa được phổ biến nên nghiên cứu có thể xem là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo ở những lĩnh vực khác của nền kinh tế, hoặc ở những khu vực khác của đất nước. - Nghiên cứu giúp các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, nhà tư vấn và các cơ quan chính quyền nắm rõ đặc điểm của từng nhóm trong các DNVVN của ngành xây dựng để có những chính sách hỗ trợ kịp thời, hợp lý, hiệu quả hơn. 4 1.4. - PHẠM VI NGHIÊN CỨU Do hạn chế về nguồn lực và thời gian (trong khoảng 5 tháng từ ngày 26/05/2014-27/10/2014) nên nghiên cứu chỉ tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành xây dựng tại khu vực TP.HCM. 1.5. BỐ CỤC LUẬN VĂN Báo cáo dự kiến chia làm 6 chương: Chương 1: Giới thiệu về lý do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, ý nghĩa của việc nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu. Chương 2 : Tổng quan về ngành xây dựng của Việt Nam. Chương 3: Trình bày cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu, gồm các mục như: các khái niệm, các nghiên cứu trước có liên quan ở một số quốc gia trên thế giới và mô hình áp dụng ở Việt Nam. Chương 4: Trình bày phương pháp nghiên cứu bao gồm: thiết kế nghiên cứu, nền tảng đánh giá thang đo, quy trình nghiên cứu, mẫu và thang đo dự kiến. Chương 5: Trình bày kết quả nghiên cứu bằng việc sử dụng phương pháp phân tích cluster thông qua phần mềm SPSS. Chương 6: Kiến nghị, kết luận, đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan