Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân lập Tetrodotoxin từ phủ tạng cá nóc...

Tài liệu Phân lập Tetrodotoxin từ phủ tạng cá nóc

.PDF
52
620
99

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI --------- NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG PHÂN LẬP TETRODOTOXIN TỪ PHỦ TẠNG CÁ NÓC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SỸ HÀ NỘI-2014 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG PHÂN LẬP TETRODOTOXIN TỪ PHỦ TẠNG CÁ NÓC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SỸ Người hướng dẫn: 1. TS. Đào Thị Thanh Hiền 2. ThS. Phùng Minh Dũng Nơi thực hiện: 1. Bộ môn Dược cổ truyền 2. Công ty CPDP Mediplantex 3. Viện Kiểm Nghiệm Thuốc Trung Ương HÀ NỘI-2014 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS.Đào Thị Thanh Hiền giảng viên bộ môn Dược học cổ truyền, ThS.Phùng Minh Dũng tổng giám đốc công ty cổ phần dược phẩm Mediplantex đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn TS.Trần Việt Hùng phó giám đốc Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, thầy giáo TS.Bùi Hồng Cường và các thầy cô trong bộ môn Dược học cổ truyền, DS.Dương Minh Tân và các anh chị trong Viện kiểm nghiệm đã góp ý, tận tình giúp đỡ mọi mặt để tôi hoàn thành khóa luận này. Xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè những người thường xuyên động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, để tôi đạt được kết quả như ngày hôm nay. Chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Phương Dung LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................... 2 1.1. CÁ NÓC .................................................................................................. 2 1.1.1. Vị trí, phân loại ............................................................................... 2 1.1.2. Đặc trưng hình thái ......................................................................... 3 1.1.3. Tập tính sống- phân bố ................................................................... 3 1.1.4. Thành phần độc tố ........................................................................... 4 1.1.5. Độc tính............................................................................................ 5 1.2. TETRODOTOXIN.................................................................................. 6 1.2.1. Tính chất, cấu trúc ........................................................................... 7 1.2.2. Tác dụng dược lý- độc tính .............................................................. 9 1.2.3. Ứng dụng điều trị của TTX .......................................................... 11 1.3 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT TTX ..................................... 12 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 14 2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ ........................................................ 14 2.1.1. Nguyên liệu .................................................................................... 14 2.1.2 Thiết bị, dụng cụ, hóa chất: ............................................................ 14 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 15 2.2.1 Chiết xuất độc tố toàn phần ............................................................ 15 2.2.2. Phân lập TTX ................................................................................. 15 2.2.3. Định tính TTX ............................................................................... 15 2.2.4. Định lượng TTX ............................................................................ 15 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................... 15 2.3.1. Phương pháp chiết xuất ................................................................. 15 2.3.2. Phương pháp phân lập TTX........................................................... 17 2.3.3. Định tính TTX ............................................................................... 19 2.3.4 Định lượng TTX bằng phương pháp LC-MS/MS .......................... 20 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................... 22 3.1. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ ............................................................... 22 3.1.1. Chiết xuất ....................................................................................... 22 3.1.2 Phân lập: ......................................................................................... 28 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 33 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 36 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu, chữ viết tắt Nội dung CE Collision energy-năng lượng bắn phá dc- Decarbamoyl- Dd Dung dịch ESI Electron spray ionization-ion hóa tia điện GTX Gonyautoxin HPLC Sắc kí lỏng hiệu năng cao LC-MS/MS MLD NMR Sắc kí lỏng khối phổ Mean lethal dose-liều gây chết trung bình Nuclear Magnetic Resonance-cộng hưởng từ hạt nhân PL Phụ lục PSP Paralytic Shellfish Poisoning-độc tố gây liệt TTX Tetrodotoxin STX Saxitoxin SRM Select reaction monitoring DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Kết quả chiết xuất ............................................................................ 25 Bảng 3.2: Kết quả khảo sát nồng độ dung môi chiết ........................................ 26 Bảng 3.3: Kết quả khảo sát pH ......................................................................... 27 Bảng 3.4: Kết quả phân lập .............................................................................. 30 Bảng 3.5: Kết quả định lượng .......................................................................... 30 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Các họ cá nóc trong bộ cá nóc Tetraodontiformes ............................. 3 Hình 1.2: Công thức TTX và các analog (TTXs)............................................... 5 Hình 1.3: Công thức của nhóm chất độc PSP (saxitoxin và các dẫn xuất) ........ 5 Hình 1.4: Cấu trúc phân tử TTX (A) cấu trúc phẳng, (B) cấu trúc 3-D ............. 7 Hình 1.5: Cơ chế sự epime hóa nhóm OH-C4 của TTX .................................... 9 Hình 1.6: TTX chẹn kênh vận chuyển natri làm tê liệt thần kinh .................... 10 Hình 2.1:Sơ đồ chiết xuất TTX từ phủ tạng cá nóc.......................................... 16 Hình 2.2: Sơ đồ phân lập theo phương pháp của Maoquing Zhou .................. 18 Hình 3.1: (A) dịch chiết qua giấy lọc 5µm, (B) dịch chiết qua giấy lọc 0,45µm .............................................................................................................. 24 Hình 3.2: Sắc ký lớp mỏng (Rf=0,2) ................................................................ 24 Hình 3.3: Đồ thị khảo sát ảnh hưởng của nồng độ dung môi chiết đến kết quả chiết xuất .......................................................................................................... 26 Hình 3.4: Đồ thị khảo sát ảnh hưởng của pH chạy cột đến kết quả chiết xuất 27 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có vùng tài nguyên biển dồi dào và tiềm năng khai thác biển rất lớn. Trong những năm gần đây, công tác điều tra nguồn lợi biển đã được đẩy mạnh nhằm đánh giá hiện trạng nguồn lợi hải sản và xu hướng biến động của chúng, cá nóc cũng là một trong những đối tượng được quan tâm nghiên cứu [2]. Cá nóc được coi là loài độc thứ hai trong thế giới động vật có xương sống, chỉ đứng sau cóc độc vàng. Độc chất chiết từ cá nóc là hỗn hợp của hơn 10 analog, chủ yếu trong số này là tetrodotoxin thuộc nhóm độc tố thần kinh cực kỳ nguy hiểm, có tính bền nhiệt lớn và khả năng gây tử vong cao [10]. TTX có triển vọng thay thế morphin để giảm đau trong ung thư và cai nghiện [3], [13] nhưng TTX có hàm lượng rất thấp trong cá nóc. Có vài nghiên cứu về chiết xuất TTX nhưng không được công bố hoặc công bố không đầy đủ [4], [6], [20], [21]. Với mục đích nghiên cứu TTX trong cá nóc, tôi thực hiện đề tài: “ Phân lập tetrodotoxin từ phủ tạng cá nóc” được tiến hành ở quy mô phòng thí nghiệm. Mục tiêu của đề tài: 1. Nghiên cứu chiết xuất độc tố toàn phần từ phủ tạng cá nóc ở quy mô phòng thí nghiệm 2. Nghiên cứu phân lập tetrodotoxin từ độc tố toàn phần ở quy mô phòng thí nghiệm. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. CÁ NÓC 1.1.1. Vị trí, phân loại [10] Phân ngành có sọ Craniata Lớp cá xương Osteichthyes Phân lớp cá vây tia Actinopterygii Liên bộ cá vược Percomorpha Bộ cá nóc Tetraodontiformes + Phân bộ cá nóc hòm Ostracioidei 1. Họ cá nóc hòm Ostraciidae Họ phụ cá nóc hòm lục lăng Aracaninae Họ phụ cá nóc hòm Ostraciinae + Phân bộ cá nóc Tetraodontoidei 2. Họ cá nóc ba răng Triodontidae 3. Họ cá nóc Tetraodontidae Họ phụ cá nóc dẹt Canthigasterinae Họ phụ cá nóc tròn Tetraodontinae 4. Họ cá nóc nhím Diodontidae Về tổng thể, bộ Tetraodontiformes chứa 10 họ còn sinh tồn với khoảng 430 loài và khoảng 9 họ đã tuyệt chủng [15]. Kết quả nghiên cứu năm 2013 của Betancur-R và cộng sự cho rằng bộ Cá nóc có quan hệ họ hàng gần với nhánh chứa bộ Lophiiformes và họ Caproidae [17]. Người ta cũng ước tính rằng bộ này là hậu duệ của các loài sinh sống ven san hô, đã xuất hiện khoảng 95 triệu năm trước [15]. 3 1.1.2. Đặc trưng hình thái [10] Hình 1.1: Các họ cá nóc trong bộ cá nóc Tetraodontiformes Đặc điểm quan trọng để nhận biết và phân biệt với các loài cá khác là cá nóc không có vây bụng và các vây đều không có gai cứng. Vây lưng và vây hậu môn nằm đối diện hoặc gần đối diện với nhau và chúng nằm cách xa vây ngực, gần với vây đuôi. Vây đuôi thường tròn hoặc bằng hoặc lõm nông (trừ cá nóc ba răng có vây đuôi chẻ sâu). Cá nóc không có khe mang, mang chỉ còn là lỗ mang và ngay sau lỗ mang là gốc vây ngực. Thân cá nóc không có vảy. Cá nóc nhím có gai sắc nhọn như lông nhím. Cá nóc hòm có lớp giáp cứng liên kết với nhau thành hình hộp bao quanh cơ thể. Miệng cá nóc bé nhưng răng khoẻ; xương hàm và xương gần hàm gắn liền với nhau thành mỏ cứng thích nghi với các loài thức ăn có vỏ cứng. Cá nóc không có xương sườn và các xương dăm ở phần thịt. Dạ dày cá có thể co dãn và ở nhiều loài cá nóc có thể hút được nhiều nước hoặc không khí để làm phồng tròn bụng lên như quả bóng. 1.1.3. Tập tính sống- phân bố [10] Cá nóc phân bố khá rộng cả về không gian và khía cạnh sinh thái. Một số loài ưa sống đáy, trong khi số khác sống ở các rạn san hô có độ sâu từ vài chục mét đến hàng trăm mét hay các vùng nước ven bờ, đầm lầy, cửa sông; thậm chí một số ít loài còn sống ở nước ngọt, sông suối, hồ... Cá nóc là loài ăn tạp, sống đơn lẻ hoặc theo đàn và thường không di cư. 4 Trên thế giới có khoảng 246 loài cá nóc, bao gồm cả cá nóc nước mặn và nước ngọt, chúng sống ở các khu vực biển nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới của Thái Bình Dương, ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Việt Nam có khoảng 67 loài cá nóc thuộc bốn họ nói trên. Chúng phân bố khá rộng và được bắt gặp gần như ở toàn vùng biển Việt Nam . 1.1.4. Thành phần độc tố Độc chất chiết từ cá nóc là hỗn hợp của hơn 10 analog, chủ yếu là TTX, (chiếm tới 70% - 80% khối lượng chiết). Ba analog chính khác là acid tetrodonic, 4epi TTX và 4-epi anhydrotetrodotoxin. So với TTX, ba chất này không khác nhiều về đặc tính hóa học, nhưng khác nhau đáng kể về đặc tính sinh học (độc tố tính) [20]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Hoàng (Viện Nghiên Cứu Hải Sản) trên 5 loài cá nóc (Takifugu oblongus, Arothron stellatus, Arothron hispidus, Torquigener brevipinnis, Lagocephalus sceleratus) được thu thập ở các tỉnh ven biển Việt Nam năm 2005 – 2006: thành phần độc tố cá nóc là hỗn hợp nhiều độc tố. Trong đó, nhóm độc tố TTXs (TTX và các dẫn xuất 4,9-anhydro TTX, 4-epi TTX) là thành phần chính, chiếm tỷ lệ 97,47%. Các độc tố thuộc nhóm chất độc thần kinh PSP là saxitoxin và các dẫn xuất của nó (neoSTX, dcSTX, GTX6 và GTX5) chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 2,53% [5]. Theo nghiên cứu của Chih-Yu Chen và Hong-Nong Chou (1998) định lượng TTX và các dẫn chất của nó trong hai loài cá nóc Diodon holocanthus và Takifugu rubripes rubripes ở hòn đảo phía bắc Đài Loan được kết quả TTX chiếm 77%, 4-epiTTX 11%, còn lại anhydro-TTX 12% [12]. Năm 2011, Xiao-Wu Chen và cộng sự xác định công thức của TTX và 10 analog của TTX và định lượng TTX (92,54%) và 4 analog: 5,6,11 trideoxy TTX (2,81%,), 11-nor TTX-6(R/S)-ol (0,412%), 4,9-anhydroTTX (1,32%) và 5deoxyTTX (2,92%) có trong dịch chiết cá nóc [28]. 5 Hình 1.2: Công thức TTX và các analog (TTXs) Hình 1.3: Công thức của nhóm chất độc PSP (saxitoxin và các dẫn xuất) 1.1.5. Độc tính Cá nóc được coi là loài độc thứ hai trong thế giới động vật có xương sống, chỉ đứng sau cóc độc vàng. Độc tố trong cá nóc có thành phần chủ yếu là TTX, thuộc nhóm độc tố thần kinh cực kỳ nguy hiểm, có tính bền nhiệt lớn và khả năng gây tử vong cao [3]. Tuy nhiên, không phải loài cá nóc nào cũng độc. Độc tố trong các loài 6 cá nóc khác nhau thì khác nhau. Hàm lượng độc tố trong cơ thể còn thay đổi theo mùa, vùng địa lý và giai đoạn phát triển của cá thể [10]. Các bộ phận khác nhau của cá nóc có độc tính với mức độ rất khác nhau. Mức độ độc của đa số các loài có thể được sắp xếp theo trật từ giảm dần của độ mạnh như sau: trứng, tinh hoàn, gan, ruột, da, thịt [7], [8]. Theo giai đoạn trưởng thành và thuần thục sinh dục, cá nóc có độc tính cao ở giai đoạn 5 đối với cá đực và giai đoạn 6 đối với cá cái. Độc tính của cá nóc thường tăng cao vào các tháng 2-3 và 7-9 trong năm, đây cũng là mùa sinh sản của cá nóc [7]. Tại Việt Nam, người ta đã tiến hành phân tích độc tố của 35 loài [7], [8], trong đó: ̶ 10 loài có độc tính rất mạnh ̶ 7 loài có độc tính mạnh ̶ 4 loài có độc tính nhẹ ̶ Có 14 loài chưa phát hiện thấy độc tố 1.2. TETRODOTOXIN TTX là chất độc chính trong độc tố cá nóc, được phát hiện ở Nhật Bản năm 1909 [13], là một độc tố thần kinh cực mạnh cho tới nay không có chất giải độc, được đặt tên theo loài cá nóc đầu tiên phát hiện thấy có chứa độc tố này [18]. Độc tố tetrodotoxin được tìm thấy nhiều nhất ở các loài thuộc họ Tetraodontidae. Ngoài ra TTX còn chứa ở những loài sinh vật biển khác nhau như bạch tuộc tua xanh Australian (Hapooloclaena maculosa); cá mỏ vẹt, cá thần tiên (Ostracion spp), cá mặt tròn đại dương,…, một số loài ghẹ như ghẹ Philippin, ghẹ mắt đỏ (Eriphia spp, Carcinoscorpius rotudicauda…), một số loai ốc sên biển, hai loài ếch độc (Harlequin). Cá nóc vẫn là nguyên liệu chính để tách chiết và nghiên cứu về TTX (Mosher, 1986) [8]. 7 1.2.1. Tính chất, cấu trúc 1.2.1.1 Đặc điểm, tính chất: - Tên IUPAC: (4 R ,4a R ,5 R ,6 S ,7 S ,8 S ,8a R ,10 S ,12 S )-2-azaniumylidene4,6,8,12-tetrahydroxy-6-(hydroxymethyl)-2,3,4,4a,5,6,7,8-octahydro-1 H 8a,10-methano-5,7-(epoxymethanooxy)quinazolin-10-olate - Công thức phân tử: C12H17N3O8 - Phân tử lượng: 319,27 g/mol - TTX tinh khiết là bột tinh thể không màu, không mùi, sẫm màu ở khoảng 2200C nhưng không phân hủy [13]. - Nhiệt độ nóng chảy 2250C [14]. (A) (B) Hình 1.4: Cấu trúc phân tử TTX (A) cấu trúc phẳng, (B) cấu trúc 3-D - Cấu trúc liên quan đến tính chất : + Độ tan: trong phân tử TTX có một vài nhóm hydroxyl thân nước, khiến nó không tan trong các dung môi hữu cơ. Khung phân tử của TTX tương tự như cấu trúc lồng của đá, khiến rất khó hydrat hóa, do vậy nó ít tan trong nước. Do trong phân tử có nhóm guanidin perhydroquinazolin (guanidin có tính kiềm mạnh), nên TTX tan trong dung dịch acid. TTX cũng có cấu trúc nội este, nên dễ bị các dung dịch acid mạnh phân hủy, do đó cách duy nhất giữ TTX bền vững trong dung dịch là hòa tan trong acid hữu cơ yếu [11], [19]. 8 + pKa (H2O) = 8,76; pKa (50% alcol) = 9,4 [24] + Chất phân cực mạnh [18]. 1.2.1.2. Cấu trúc TTX và các analog [20] Đặc tính C-4 có thể dễ dàng nhìn thấy từ cấu trúc phân tử của TTX. C-4 là vị trí ortho của nguyên tử nitơ với nhóm OH ở vị trí xích đạo và nguyên tử H ở vị trí trục. Bởi vậy, các hoạt tính hóa học và sinh học của nhóm hydroxyl ở C-4 là rất đáng kể. Nếu H+ có mặt trong dung dịch, nguyên tử ôxy từ nhóm hydroxyl của C-4 sẽ kết hợp với nó, tạo ra cấu trúc B hóa trị dương từ cấu trúc A. Cấu trúc B mất phân tử H2O tạo thành cấu trúc C với C-4 hóa trị dương. Cấu trúc C có thể tương tác với H2O trong dung dịch. H2O có thể tấn công vị trí nơi phân tử H2O gốc bị loại bỏ và tạo thành cấu trúc E, hoặc tấn công vị trí đối diện nơi phân tử H2O gốc bị loại bỏ và tạo thành cấu trúc D. Nếu phân tử H2O bị loại khỏi cấu trúc E, cấu trúc A gốc của TTX được tạo thành. Cấu trúc D chuyển thành cấu trúc F sau khi H2O bị loại bỏ. Sự khác nhau giữa cấu trúc F và cấu trúc A là vị trí của H và OH hoán đổi cho nhau. H trong C-4 của cấu trúc A là trục và OH là xích đạo, trong khi đó ở cấu trúc F nguyên tử H trong C-4 là xích đạo và OH là trục. TTX cấu trúc A được gọi “tetrodotoxin”, là nồng độ chủ yếu của TTX thu được từ cá nóc tự nhiên. TTX cấu trúc F thường được gọi “4-epi tetrodotoxin”. Do nhóm hydroxyl ở C-4 gần với nhóm hydroxyl ở C-9 trong 4-epi tyetrodotoxin, phân tử H2O dễ dàng bị loại bởi tương tác với H+, tạo ra một analog của TTX chứa liên kết ether, được gọi là “4-epi anhydrotetrodotoxin”. Các đặc tính hóa học của ba phân tử “tetrodotoxin” này khác nhau không đáng kể. Nhưng chúng khác nhau đáng kể về hoạt tính sinh học. Ví dụ, độc tố của TTX là 4500 đơn vị chuột/mg; của 4-epi TTX là 710 đơn vị chuột/mg và của 4-epi anhydrotetrodoxin chỉ là 92 đơn vị chuột/mg. Sự quan trọng của nhóm hydroxyl C-4 còn thể hiện ở chỗ: độc tính của nó giảm đáng kể khi nó được thay thể bằng những nhóm khác, như H, CH3 hay CH3CO-. Do đó, về lý thuyết, cần giữ nhóm hydroxyl trong C-4 ở vị trí xích đạo trong quá trình chiết TTX. Bởi vậy, điều quan trọng là lựa chọn đúng các vật liệu và thiết bị chiết, pH và nhiệt độ của dung dịch, thời gian chiết 9 Hình 1.5: Cơ chế sự epime hóa nhóm OH-C4 của TTX 1.2.2. Tác dụng dược lý- độc tính 1.2.2.1. Cơ chế [9] TTX là chất độc thần kinh rất đặc hiệu, bao vây đặc hiệu cổng tích điện của các kênh Natri nằm trên bề mặt của màng tế bào thần kinh. - Cấu trúc phân tử với nhóm Guanidin tích điện dương và vòng Pyrimidin tạo ra sự tăng cường hợp nhất các hệ thống vòng kết hợp với 5 nhóm hydroxyl làm tăng tính bền vững của phức hệ liên kết gữa TTX với kênh Natri tại phần ưa nước. Sự liên kết của TTX với kênh Natri rất nhạy (Kd = 10 –10nM). TTX có tác dụng rất giống tác dụng của hydrat Natri, khi xâm nhập vào miệng kênh liền liên kết với nhóm peptit glutamat, sau đó thắt chặt vòng lại khi peptit thay đổi cấu hình không gian của nửa phần liên kết. Do vậy phức hệ nhận dạng thay đổi - TTX tấn công vào các điện tích có tác dụng mở cổng của kênh Na+ (hậu quả thứ hai xảy ra trong cơ thể khi dehydrat phức hệ nước-Na+). Sự bám chặt của tetrodotoxin cá nóc làm bao vây sự truyền dẫn xung thần kinh tại phức hệ Na+kênh được giải thích rõ ràng hơn bởi thời gian chiếm giữ lâu của TTX so với hydrat- Na+ ở trong phức hệ. Hydrat natri có thể đảo ngược liên kết trong thời gian 1nanogiây, trong khi TTX liên kết với kênh và tồn tại trong thời gian được tính 10 bằng lũy thừa 10 của giây là một khoảng thời gian vô cùng lớn, bởi vì 1 giờ chỉ bằng 3600 giây. Hình 1.6: TTX chẹn kênh vận chuyển natri làm tê liệt thần kinh - Với lượng lớn các phân tử TTX này đã không cho natri có cơ hội xâm nhập vào kênh, sự di chuyển natri bị bao vây với hiệu lực cao và điện thế hoạt động dọc theo màng thần kinh bị dừng lại. Một miligram TTX hoặc ít hơn (một lượng nhỏ như đầu kim), cũng đủ giết chết một người trưởng thành. 1.2.2.2. Tác dụng-độc tính TTX tác dụng cả lên hệ thần kinh trung ương lẫn thần kinh ngoại vi, với các biểu hiện sau [1], [18]: - Tim mạch: Mạch nhanh, huyết áp hạ, rối loạn nhịp tim. - Hô hấp: Khó thở, do liệt cơ hô hấp, da và niêm mạc xanh tím. - Thần kinh: + Thần kinh trung ương: Choáng váng, đau đầu, co giật. Không có rối loạn ý thức. + Thần kinh ngoại vi: Liệt đa dây thần kinh, rối loạn cảm giác (dị cảm) ở lưỡi, môi, mặt, ngón tay, ngón chân, rối loạn lời nói, khó nuốt. + Thần kinh cơ vân và cơ trơn: Liệt, rung giật các cơ, cử động hỗn độn, yếu cơ và liệt chi dưới, liệt vận động nhãn cầu, đặc biệt nguy hiểm là liệt cơ liên sườn, cơ ngực và cơ hoành. + Mất phản xạ tủy và phản xạ gân xương. 11 Ngoài ra, TTX còn gây độc với gan, tiết niệu, nội tiết và hệ sinh sản, da và vận mạch (ra nhiều mồ hôi., mắt, mũi, họng, tai, tăng tiết nước bọt, rối loạn vị giác, bạch cầu tăng, miễn dịch, rối loạn chuyển hoá nước và điện giải, dị ứng và các rối loạn khác… Tính độc của TTX gấp 10 đến 100 lần so với liều gây chết của nhện độc và gấp 10000 lần so với cyanid [13]. 1.2.3. Ứng dụng điều trị của TTX [4] Thứ nhất, TTX có tác dụng kích thích hoạt động của hệ tuần hoàn, làm thay đổi nhịp tim, thay đổi trương lực cơ của thành mạch, dẫn đến sự thay đổi của huyết áp. Sử dụng TTX với liều lượng 1,3.10-3 mg/kg trong việc phòng ngừa có hiệu quả các trạng thái xơ cứng động mạch và bào chế các loại thuốc đặc trị chữa bệnh huyết áp, rối loạn nhịp tim. Thứ hai, TTX làm giảm tính thấm của mang tế bào đối với việc vận chuyển ion Na+ mà không ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển ion K+, trong khi đó các thuốc gây tê khác lại có tác dụng đối với cả hai kênh vận chuyển này. Điều này rất có ý nghĩa trong việc nghiên cứu sinh lí màng tế bào. Thứ ba, TTX được dùng để điều chế thuốc gây tê, gây mê trong phẫu thuật. Ngoài những tác dụng gây tê giống thuốc: novocain, procain, cocain, TTX có nhiều ưu điểm hơn ở khả năng gây mê tại chỗ và tác dụng mạnh hơn nhiều so với thuốc gây tê khác. Ví dụ: để kìm hãm hoạt động của hệ thần kinh bằng cocain phải cần đến nồng độ 500mg, trong khi đó TTX chỉ cần 0,03mg (hiệu quả tác dụng của TTX mạnh gấp 60.000 lần cocain). Thứ tư, TTX còn được dùng như thuốc giảm đau, khi sử dụng TTX với liều lượng rất nhỏ có khả năng cắt cơn đau của bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối. Công ty International Wex Technologies (Canada) đã sử dụng TTX để chế ra tectin (thuốc giảm đau), Tocudin (thuốc gây tê), và Tetrodin (thuốc cai nghiện ma túy)-một vài thuốc giúp bệnh nhân ung thư vượt qua được những cơn đau hoặc giúp con nghiện heroin cắt cơn. Các thử nghiệm ban đầu khi sử dụng thuốc cho kết quả khả quan. Theo các chuyên gia, các thuốc này có thể ngăn chặn tế bào thần kinh chuyển tín hiệu 12 đau đến não, chúng khác với các thuốc giảm đau khác ở chỗ nó không gây ra tác dụng phụ như morphin, không xung đột với các loại thuốc khác và cũng không gây nghiện. Việt Nam cũng đã nghiên cứu thành công biệt dược Thiên Thanh Hoàn có chứa tối đa 0,1mg TTX và một số vị thuốc Đông y khác. Thứ năm, nghiên cứu của Lesort cho thấy TTX có khả năng liên kết với protein của HIV, đặc biệt là gp-120, do đó làm cho genom của HIV không thể gắn vào genom của người. Vì vậy, HIV không thể phát triển thành AIDS được. Đây là tín hiệu đáng mừng cho quá trình đi tìm thuốc điều trị căn bệnh thế kỉ HIV-AIDS. 1.3 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT TTX Thế giới: - Năm 1964 tác giả Goto Toshio cùng cộng sự đưa ra phương pháp chiết xuất phân lập và tinh chế TTX như sau: từ 100 kg trứng cá nóc chiết bằng nước, phân lập bằng cách cho qua cột trao đổi ion Amberlite IRC-60, than hoạt tính và kết tinh trong dung dịch amoniac cho 1-2 gam độc tố thô [27]. - Năm 2003 Maoquing Zhou và cộng sự tiến hành chiết xuất, phân lập TTX như sau: từ 20kg trứng cá nóc chiết bằng acid acetic, đun nóng, làm lạnh, lọc; tách TTX bằng sử dụng cột trao đổi ion chứa nhựa D-152, diatomaceous silica-than hoạt, cô đặc và kết tinh thu được 1,2g độc tố toàn phần có chứa TTX [20]. Độc tố TTX tiếp tục được làm tinh khiết bằng cách tinh chế nhiều lần [21]. Việt Nam - Năm 1994, Lê Quang Huấn và cộng sự là nhóm tác giả đầu tiên chiết xuất và phân lập, tinh chế TTX từ cá nóc của biển miền Trung Việt Nam. Phương pháp này có sử dụng dung môi hữu cơ chloroform, ether để chiết với quy trình còn phức tạp, nhiều giai đoạn. Tuy nhiên nhóm tác giả mới chỉ tinh chế được ở dạng thô, số lượng ít và chưa đánh giá chính xác được độ tinh khiết [6]. - Năm 2007, để sản xuất huyết thanh kháng độc tố TTX, nhóm nghiên cứu của tác giả Lê Văn Hiệp thuộc Viện Vắcxin và Sinh phẩm y tế Nha trang (IVAC) đã phân lập được TTX từ phủ tạng cá nóc. Nghiên cứu thu được 19,21mg tinh thể TTX có độ tinh khiết 80-85%, hiệu suất 35-50%. Tuy nhiên nghiên cứu mới
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan