Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân cấp tài chính và việc làm khu vực công...

Tài liệu Phân cấp tài chính và việc làm khu vực công

.PDF
80
171
87

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA NGÂN HÀNG ĐỀ TÀI 5 PHÂN CẤP TÀI CHÍNH VÀ VIỆC LÀM KHU VỰC CÔNG FISCAL DECENTRALIZATION AND PUBLIC SECTOR EMPLOYMENT: A CROSS-COUNTRY ANALYSIS Tác giả MING-HUNG YAO Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Sử Đình Thành Lớp: Cao học Ngân hàng – Đêm 2 – Khóa 22 Nhóm thực hiện : Nhóm 5 TP.HCM, Tháng 08/2013 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1. Nguyễn Tú Anh 2. Võ Duy Minh 3. Âu Hải Khắc Nguyên 4. Trần Lê Ánh Thu 5. Trần Thị Tuyết Vân 6. Võ Tuấn Vũ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... MỤC LỤC Trang 1. CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ............................................................................................ 1 2. CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY............................... 6 Ba giả thuyết về việc làm khu vực công ....................................................................... 6 + Đạo luật Wagner ........................................................................................................ 7 + Giả thuyết tìm kiếm đặc lợi ........................................................................................ 9 + Giả thuyết về bảo hiểm xã hội .................................................................................. 11 Việc làm công và sự phân cấp trong các nghiên cứu trước đây ................................... 13 Chi phí công và hiệu ứng không gian trong các bài nghiên cứu trước đây.................. 17 3. CHƯƠNG 3 : MÔ HÌNH LÝ THUYẾT ....................................................................... 20 4. CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM ............................................................. 36 Khái niệm việc làm khu vực công ................................................................................ 36 Định nghĩa phân cấp tài chính ...................................................................................... 43 Các giả thuyết thực nghiệm ......................................................................................... 47 Biến số chính trị ........................................................................................................... 49 Các vấn đề thực nghiệm .............................................................................................. 52 5. CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN ............................................................................................ 72 CÁC PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM Phân cấp tài chính và việc làm khu vực công CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU Ít nghi ngờ rằng những hoạt động của chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện đại. Chính phủ ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua một vài công cụ như chính sách tài chính và chính sách tiền tệ. Việc làm khu vực nhà nước chiếm một phần đáng kể trong tổng số việc làm ở nhiều nền kinh tế, là một công cụ quan trọng của chính sách tài chính và thu hút sự chú ý trong suốt 2 thập kỷ qua (Gregory & Borland, 1999). Ngày nay tình hình quan liêu và hiện tượng các công ty công dư thừa nhân viên là vấn đề chung trong sự phát triển đất nước, đặc biệt trong nền kinh tế chuyển giao – nền kinh tế thị trường đòi hỏi hàng triệu nhân viên phải được thay đổi vị trí. Một số lớn các Bộ trùng lắp về chức năng hoặc có sự tồn tại của “những nhân viên ma” – người thuộc biên chế của một tổ chức nhưng không có công việc thực tế - được xác định là nguyên nhân chính của việc chi tiêu không hiệu quả (Rama, 1997). Do đó, việc cắt giảm việc làm khu vực nhà nước đã trở thành một vấn đề quan trọng trong cải cách nền kinh tế ở các nước này. Sự phân cấp được định nghĩa như là một việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ chung từ Trung Ương đến các chính quyền cấp dưới, tổ chức hay khu vực tư nhân đã đang là một xu hướng toàn cầu trong 2 thập kỷ qua (Rondinelli, 1999). Một luận điểm kinh tế cho việc phân cấp là nó làm tăng hiệu quả của phân bố nguồn lực. Thứ nhất, quyết định về việc công khai nguồn chi tiêu được đưa ra bởi một cấp chính quyền gần hơn và đáp ứng nhiều hơn đến cử tri địa phương để phản ánh nhu cầu cho các dịch vụ địa phương hơn là được thực hiện bởi chính quyền trung ương. Thứ hai, phân cấp sẽ dẫn đến việc cạnh tranh giữa các chính quyền và xu hướng tăng cường đổi mới (Ford, 1999). Dựa vào 2 luận điểm về sự phân cấp, người ta có thể đề nghị rằng phân cấp tài chính có thể khắc phục tình trạng bộ máy quan liêu cồng kềnh và các doanh nghiệp Trang 1 Phân cấp tài chính và việc làm khu vực công nhà nước có quá nhiều nhân viên ở các nước đang phát triển. Trong luận văn này, chúng tôi cố gắng trả lời xem liệu chính sách phân cấp tài chính có giúp đỡ trong việc hạn chế việc làm khu vực nhà nước hay không. Trong phụ lục A, chúng tôi đã cho thấy các dữ liệu về việc làm khu vực nhà nước của các nước tính theo phần trăm dân số từ năm 1985 đến năm 2005 của các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế OECD và không thuộc. Từ những dữ liệu đó, chúng ta có thể quan sát một vài xu hướng. Thứ nhất, trong khi việc làm khu vực nhà nước tăng ở một số quốc gia, nó lại giảm ở một số quốc gia khác trong giai đoạn 1985 - 2005. Chúng ta có thể gọi đây là khoảng thời gian thay đổi việc làm khu vực nhà nước. Thứ hai, số lượng việc làm khu vực nhà nước ở một số quốc gia lớn hơn một số quốc gia trong bất kỳ năm nào. Chúng ta có thể gọi đây là sự thay đổi về mặt cắt ngang của việc làm khu vực nhà nước. Nghiên cứu này tìm cách giải thích các biến thể theo thời gian và giữa các quốc gia trong việc làm khu vực nhà nước. Trong việc đạt được sự hiểu biết về nguồn gốc của sự thay đổi về mặt thời gian và giữa các quốc gia chúng ta cũng quan tâm đến việc kiểm tra quá trình phân cấp ở một số nước trên thế giới và mức độ phân cấp việc làm khu vực nhà nước ở một số quốc gia nhanh hơn một số khác. Chúng tôi gọi đây là sự thay đổi kích thước cấu trúc trong việc làm khu vực nhà nước. Phụ lục B cho thấy việc làm khu vực công tính theo phần trăm dân số ở trung ương và ở các cấp địa phương đối với các nước OECD và các nước không thuộc OECD trong năm 1995 và 2000. Có ba giả thuyết được sử dụng để giải thích sự thay đổi trong việc làm khu vực công. Thứ nhất, sự giải thích về mặt kinh tế thông thường và được biết đến với tên gọi là Đạo luật Wagner. Luật này cho rằng sự phát triển kinh tế tạo ra những nhu cầu mới về một số loại hình dịch vụ chính phủ. Thứ hai, sự giải thích kinh tế - chính trị xem việc làm khu vực công là một “phương tiện” mà các chính trị gia sử dụng để che giấu việc phân phối lợi ích cho một số tổ chức đặc biệt. Thứ ba, sự giải thích theo kinh tế Trang 2 Phân cấp tài chính và việc làm khu vực công quốc tế, theo đó việc làm khu vực công được liên kết với việc tiếp xúc thương mại quốc tế của một quốc gia. Mặc dù cả 3 giả thuyết dường như có thể giải thích một phần thay đổi trong việc làm khu vực công, chúng dường như không giải quyết hết tất cả các vấn đề liên quan. Nếu Đạo luật Wagner đúng, người ta sẽ mong đợi các quốc gia giàu hơn hoặc các vùng địa phương giàu hơn sẽ có mức độ việc làm khu vực công cao hơn. Nếu việc làm nhà nước là một công cụ chính trị để chuyển lợi ích của các chính trị gia sang các tổ chức đặc biệt, người ta mong đợi các nước hoặc khu vực địa phương với dân số tượng tự có cùng một số lượng dòng bảo trợ như vậy. Nhưng trong thực tế, lợi ích tương quan với mức độ phân chia sắc tộc và bất bình đẳng thu nhập chứ không dựa vào dân số. Cuối cùng, nếu thiết lập một mức độ việc làm nhà nước cao hơn là một công cụ cho các quan chức hòa giải các tác động bất ổn liên quan đến thương mại, tại sao họ lại sử dụng nó không hiệu quả. Tái đào tạo và chuyển đổi chương trình làm việc sẽ là một chính sách hiệu quả về mặt chi phí, dù mục đích của các chính trị gia là bảo đảm cho các nhân viên “dễ bị tổn thương” hay là mua những phiếu bầu từ họ. Trong khi ba giả thuyết có thể làm việc tốt trong việc giải thích một vài thông tin về việc làm khu vực công theo thời gian và giữa các quốc gia, nhưng không giả thuyết nào đủ để cung cấp một lý do rõ ràng về mặt cơ cấu, đó là một sự thay đổi tương đối việc làm nhà nước ở cấp trung ương so với cấp chính quyền địa phương. Phân cấp giúp chúng ta giải thích việc chuyển đổi cơ cấu việc làm khu vực nhà nước. Với chính sách phân cấp tài chính, trung ương sẽ chuyển một vài trách nhiệm xuống địa phương. Như là một kết quả, chúng ta mong chờ mức độ việc làm nhà nước ở trung ương sẽ giảm và ở địa phương sẽ tăng cùng với mức độ phân cấp tài chính. Tác động tổng thể của phân cấp tài chính lên việc làm nhà nước phụ thuộc vào hai hiệu ứng đối lập. Nếu mức độ giảm việc làm khu vực nhà nước ở cấp trung ương lấn át sự Trang 3 Phân cấp tài chính và việc làm khu vực công gia tăng trong việc làm ở khu vực địa phương thì sau đó việc làm nhà nước ở khu vực trung ương sẽ co lại theo sự phân cấp tài chính. Nói cách khác, chính sách phân cấp tài chính giúp hạn chế việc làm khu vực công. Mặc khác nếu độ lớn của việc gia tăng việc làm nhà nước khu vực địa phương lấn át việc giảm của khu vực trung ương thì sau đó tổng số lao động khu vực nhà nước sẽ tăng lên với chính sách phân cấp tài chính. Cả hai trường hợp được hỗ trợ bởi những lý thuyết sẽ thảo luận trong chương Hai. Xa hơn nữa chúng ta cũng muốn nhìn thấy những yếu tố tác động đến độ lớn của hai sự ảnh hưởng này. Trong khi sử dụng sự thay đổi quan hệ của việc làm nhà nước ở khu vực địa phương so với khu vực trung ương để giải thích sự thay đổi việc làm nhà nước giữa các quốc gia, chúng ta không nên bỏ qua vai trò tiềm năng gây ra bởi “hiệu ứng không gian”, nghĩa là các nhà hoạch định chính sách có thể bị ảnh hưởng bởi “hàng xóm” của họ khi họ thiết kế chính sách tài chính. Lời giải thích đầu tiên cho sự tồn tại của hiệu ứng không gian là có sự tồn tại bên ngoài giữa các quốc gia vì thế việc lựa chọn chính sách tài chính có sự tương tác. Lời giải thích thứ hai là công dân có thể đánh giá hiệu quả của các nhà hoạch định chính sách bằng cách so sánh với việc lựa chọn chính sách tương tự của các quốc gia láng giềng. Với sự liên hệ của 2 lời giải thích, chúng tôi sẽ kiểm tra sự hiện diện của yếu tố không gian như là một yếu tố quyết định mức độ việc làm khu vực công của một quốc gia. Việc làm khu vực công khác với việc làm khu vực tư nhân trong đó các quyết định về việc làm, tiền lương xảy ra trong một môi trường chính trị trong khi khu vực tư nhân đưa ra quyết định trong một môi trường thị trường. Chính trị gia hay quan chức có thể có mục tiêu khác biệt với người chủ sỡ hữu doanh nghiệp khu vực tư nhân. Do sự khác biệt này, chúng ta có thể hiểu việc làm khu vực nhà nước bằng cách xem xét thị trường lao động nhà nước là một sự tồn tại riêng biệt. Trang 4 Phân cấp tài chính và việc làm khu vực công Trong luận văn này, chúng ta phát triển một một mô hình lý thuyết về việc làm khu vực công trong một nỗ lực để đưa ra những giả thuyết khác nhau nhưng có tiềm năng giải thích về cấu trúc việc làm nhà nước và có thể bao hàm thời gian và không gian giữa các quốc gia. Trong chương thực nghiệm của luận văn, chúng ta dùng 2 tập dữ liệu khác nhau để kiểm tra giả thuyết có nguồn gốc từ mô hình của chúng ta. Mục đích chính của luận văn là phân tích vai trò của việc phân cấp tài chính lên việc làm nhà nước. Xa hơn, chúng ta muốn tìm ra yếu tố tác động lên việc làm khu vực công ở cấp trung ương và địa phương cũng như mức độ về mặt tổng thể. Bên cạnh đó, chúng ta muốn phát hiện xem có tồn tại bằng chứng nào về hiệu ứng không gian trong việc xác định mức độ việc làm khu vực nhà nước của một quốc gia. Luận văn này bao gồm 5 chương. Trong chương này, chúng ta trình bày mục đích chính của việc nghiên cứu. Trong chương Hai, chúng ta xem xét và tóm lược các nghiên cứu trước đây về việc làm khu vực nhà nước và quan hệ của nó với chính sách phân cấp tài chính. Trong chương Ba, chúng ta phát triển một mô hình lý thuyết để phân tích mối quan hệ giữa mức độ của phân cấp tài chính và mức độ việc làm khu vực công. Trong chương Bốn, chúng ta mô tả tập dữ liệu dùng trong việc nghiên cứu và trình bày các kết quả thực nghiệm dựa trên dữ liệu chúng ta có. Chương Năm là phần kết luận. Trang 5 Phân cấp tài chính và việc làm khu vực công CHƯƠNG II : TỔNG QUAN CÁC LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Trong chương này, chúng ta xem xét lại các nghiên cứu trước đây về vấn đề việc làm trong khu vực nhà nước, và sau đó chúng ta thảo luận lý do tại sao phân cấp quản lý tài chính có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định việc làm của khu vực nhà nước. Phần đầu của chương này, chúng ta sẽ thảo luận một vài giả thuyết, theo gợi ý từ những nghiên cứu trước đây, có thể giúp giải thích sự khác biệt của việc làm trong khu vực nhà nước giữa các vùng của một quốc gia và giữa các quốc gia. Trong phần thứ hai, chúng ta thảo luận về lý do tại sao chính sách phân cấp quản lý tài chính có thể ảnh hưởng đến việc làm khu vực công. Và phần thứ ba, chúng ta nhắc lại các nghiên cứu về sự tương tác chính sách tài chính giữa các quốc gia, trong đó tập trung vào vấn đề chi tiêu. Ba giả thuyết về việc làm trong khu vực công : Trong phần này, chúng tôi thảo luận về ba giả thuyết giải thích sự khác biệt về việc làm trong khu vực công giữa các quốc gia. Giả thuyết đầu tiên là Đạo luật Wagner (Đạo luật quan hệ lao động quốc gia năm 1935). Nó lập luận rằng phát triển kinh tế tạo ra nhu cầu đối với các loại hình dịch vụ mới của chính phủ. Giả thuyết thứ hai là giả thuyết về tìm kiếm đặc lợi, lần đầu tiên được đề xuất bởi Gelb et al. (1991). Giả thuyết này cho rằng việc làm trong khu vực công được xem như là một phương tiện chính trị để che giấu việc phân phối lại lợi ích cho các nhóm cụ thể. Giả thuyết thứ ba là giả thuyết bảo hiểm xã hội, được đề xuất bởi nghiên cứu của Rodrik (1996). Giả thuyết này cho rằng việc làm trong khu vực công có thể được sử dụng để làm vật đệm chống lại nguy cơ dân số từ bên ngoài. Chúng tôi lần lượt xem xét ba giả thuyết, Trang 6 Phân cấp tài chính và việc làm khu vực công sau đó báo cáo về những nghiên cứu thực nghiệm đã tìm thấy để hỗ trợ cho việc giải thích các giả thuyết vừa nêu trên.  Đạo luật Wagner : Đầu tiên, đạo luật Wagner cho rằng phát triển kinh tế tạo ra nhu cầu đối với các loại hình dịch vụ mới của chính phủ. Nói cách khác, các dịch vụ của chính phủ tăng lên với tốc độ nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Phát triển kinh tế tương quan rõ ràng giữa các quốc gia có khu vực công lớn hơn. Theo kinh nghiệm, quy mô khu vực công được đo lường bằng tỷ trọng theo từng thời kì của chi tiêu chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội (viết tắt là GDP) hoặc tỷ trọng của lao động khu vực công so với dân số của quốc gia. Quy mô của khu vực công thông thường được đo lường thông qua chi tiêu chính phủ, còn mức độ quyết định của vấn đề việc làm khu vực công chỉ được thảo luận trong một vài nghiên cứu, cụ thể là những nghiên cứu của Tait và Heller (1984), Kraay và van Rijckeghem (1995), Schiavo-Campo et al. (1997b), Rama (1997), Rodrik (1996, 1997), Alesina et al. (2000), Alesina et al. (2001), Gimpelson và Treisman (2002) và Marques-Sevillano và Rossello-Villallonga (2004). Những nghiên cứu khác nhau về phạm vi các quốc gia cũng như trong phương pháp nghiên cứu. Một số những nghiên cứu tập trung vào một quốc gia cụ thể, chẳng hạn như các nghiên cứu về Hoa Kỳ của Alesina et al. (2000), các nghiên cứu về Ý của Alesina et al. (2001), các nghiên cứu về Nga của Gimpelson và Treisman (2002) và các nghiên cứu về Tây Ban Nha của Marques-Sevillano và Rossello-Villallonga (2004). Những nghiên cứu khác là những nghiên cứu xuyên các quốc gia. Phần lớn các nghiên cứu xuyên quốc gia xác nhận, hoặc xác nhận có điều kiện đạo luật của Wagner, chẳng hạn như trong Tait và Heller (1984), Kraay và van Rijckeghem (1995), Schiavo-Campo et al. (1997b) và Rama (1997). Tait và Heller (1984) sử dụng dữ liệu của 61 quốc gia trong năm 1980 để điều tra xem liệu có bất kỳ yếu tố phổ biến nào giải thích về quy mô của việc làm khu vực công hay không. Kết Trang 7 Phân cấp tài chính và việc làm khu vực công quả nghiên cứu chỉ ra rằng lao động của khu vực công tại mỗi quốc gia tính theo đầu người tăng lên khi thu nhập bình quân đầu người tăng, từ đó ủng hộ cho giá trị của những thử nghiệm khác của đạo luật Wagner. Kraay và Van Rijckeghem (1995) sử dụng một bộ dữ liệu bảng của 34 quốc gia đang phát triển và 21 quốc gia trong khối OECD từ năm 1972 đến năm 1992 để kiểm tra những yếu tố quyết định đến việc làm khu vực công và tiền lương dựa trên một mô hình tiền lương hiệu quả. Họ nhận ra rằng việc làm khu vực công có liên quan tích cực đến việc hạn chế sử dụng nguồn lực, đó là tỷ lệ thu nhập so với GDP trong trường hợp các nước đang phát triển và GDP bình quân đầu người trong trường hợp của các nước OECD. Schiavo-Campo et al. (1997b) đã phát triển một bộ dữ liệu xuyên quốc gia từ trung ương đến địa phương đối với việc làm khu vực công và thống kê tiền lương cho gần 100 quốc gia, bao gồm các nước phát triển và kém phát triển trong những năm đầu thập niên 90. Đối với toàn bộ mẫu, họ nhận thấy rằng mức độ của nhân viên công chức tương quan thuận với thu nhập bình quân đầu người và do đó xác nhận đạo luật Wagner. Tuy nhiên, đối với trường hợp của các nước OECD, sự kết hợp này là không có ý nghĩa thống kê, nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ thống đạo luật Wagner có thể xảy ra tình trạng không hiệu quả với một một mức độ phát triển nhất định. Rama (1997) sử dụng một bảng dữ liệu không đồng đều của nhân viên công chức nói chung bao gồm 90 quốc gia cho thập niên 1970, 1980, và 1990. Ông phát hiện ra rằng ở những mức độ phát triển kinh tế thấp, lao động khu vực công tăng cùng với với sản lượng bình quân đầu người, như dự đoán của đạo luật Wagner. Tuy nhiên, mối liên hệ này không hoàn toàn cố định mà biến động, với mức điểm biến động vào khoảng 14.000 đô la đầu người, được quy đổi theo mức giá PPP (sức mua tương đương) năm 1985. Từ kết quả thực nghiệm của các nghiên cứu xuyên quốc gia, chúng ta thấy rằng đạo luật Wagner được xác nhận, hoặc xác nhận có điều kiện. Phát hiện thú vị là việc làm khu vực công tăng trưởng cùng với sự phát triển kinh tế nhưng mối quan hệ này Trang 8 Phân cấp tài chính và việc làm khu vực công là không cố định. Đến một mức độ nhất định của sự phát triển kinh tế, mối quan hệ này trở nên không đáng tin cậy và đạo luật Wagner trở nên không có hiệu quả.  Giả thuyết tìm kiếm đặc lợi : Đạo luật Wagner ứng dụng tốt trong việc giải thích mức độ lao động công xuyên các quốc gia nhưng không phải luôn luôn giải thích tốt cho mức độ lao động công bên trong các quốc gia đó.Ví dụ, Alesina et al. (2001) đã cho thấy thấy rằng ở Italy, số lượng công chức trong những khu vực nghèo khó (tại miền Nam) thì lớn hơn đáng kể so với các vùng giàu có (tại miền Bắc). Vì vậy, chúng tôi nghi ngờ rằng sẽ xuất hiện một số yếu tố khác ngoài yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến mức độ việc làm khu vực công trong phạm vi một quốc gia. Bây giờ, chúng ta tập trung vào giả thuyết tìm kiếm đặc lợi, theo đề xuất của Gelb et al. (1991). Họ phát triển một mô hình lý thuyết cho rằng các chính phủ ở các nước đang phát triển nên cung cấp những hàng hóa và dịch vụ có giá trị tạo ra những nhu cầu xuất phát từ các yếu tố sản xuất. Tuy nhiên, khu vực công khác với khu vực tư nhân khi mà khu vực công phải chịu những áp lực chính trị đối với vấn đề việc làm. Hành vi tìm kiếm hoặc tạo ra những đặc lợi riêng làm phát sinh một dòng lãng phí các nguồn lực vào khu vực công hơn là những nhu cầu thực sự xuất phát từ các nguồn lực sản xuất. Robinson và Verdier (2002) giải thích lý do tại sao việc làm khu vực công là hấp dẫn về mặt chính trị, mặc dù kém hiệu quả về mặt xã hội. Họ cho rằng điều này là do việc làm khu vực công là một công cụ cam kết tốt giữa các chính trị gia và cử tri. Từ mô hình lý thuyết của họ, họ thấy rằng sự tái phân phối không hiệu quả và clientelism trở thành một chiến lược chính trị tương đối hấp dẫn trong các tình huống mà sự bất bình đẳng cao và năng suất thấp. Cả hai nghiên cứu này đều đã cung cấp những dẫn chứng thực nghiệm. Tiếp theo, chúng ta xem xét một số nghiên cứu thực nghiệm củng cố cho giả thuyết này. Cùng quan điểm, Alesina et al. (2000) đã lập luận rằng các chính trị gia có thể sử dụng chính sách tái phân phối trá hình, chẳng hạn như việc làm khu vực công, để phá Trang 9 Phân cấp tài chính và việc làm khu vực công vỡ các phe đối lập chính trị thông qua các hệ thống thuế chuyển đổi rõ ràng. Kết quả thực nghiệm của họ là phù hợp với dự đoán của giả thuyết cho rằng những nhà chính trị ở các thành phố của Hoa Kì xuất hiện để sử dụng việc làm trong khu vực công như là một thiết bị tái phân phối. Họ nhận thấy rằng mức độ công chức ở các thành phố của Hoa Kỳ cao hơn đáng kể so với các thành phố nơi mà sự bất bình đẳng thu nhập và chia cắt dân tộc cao. Alesina et al. (2001) kiểm tra khoản trợ cấp cho việc làm khu vực công tại Ý. Họ giải thích lý do tại sao ở Ý có một số lượng công chức đáng kể ở những vùng miền Nam nghèo nàn so với các vùng giàu có ở miền Bắc. Họ tính toán khoản chi phí dành cho trợ cấp bằng cách ước lượng số công chức dư thừa và khoản tiền lương trong các khu vực nghèo hơn so với một nền kinh tế chuẩn. Họ tính toán rằng khoảng một nửa số tiền lương cho khu vực công ở phía nam của Ý có thể được xác định là một khoản trợ cấp. Họ đưa ra kết luận rằng cả hai yếu tố quy mô của khối việc làm công và mức lương công khai được sử dụng như một công cụ tái phân phối. Gimpelson và Treisman (2002) phát triển một thử nghiệm hai giai đoạn cho những nhà điều hành cấp Trung ương và những người đứng đầu địa phương để giải thích sự khác biệt về việc làm công ở các khu vực tại Nga. Trong mô hình của họ, các chính trị gia xem việc làm công như một công cụ để tăng sự ủng hộ, và có thể được xem như là một công cụ cam kết hiệu quả giữa các chính trị gia và cử tri. Một số kết quả phù hợp với giả thuyết của họ. Một phát hiện thú vị là mức độ của nhân viên khu vực công at the jurisdiction with an “opposite governor” tends to be higher. Tóm lại, chúng ta thấy rằng không chỉ phát triển kinh tế có thể ảnh hưởng đến khối công chức, mà một số động cơ chính trị cũng có tác động. Tuy nhiên, chúng tôi không biết bất kỳ nghiên cứu xuyên quốc gia nào có kiểm tra thực nghiệm các mô hình nghiên cứu đặc lợi. Chúng tôi nghi ngờ nguyên nhân là từ việc định lượng của các biến chính trị. Như chúng tôi sẽ giới thiệu trong chương thực nghiệm của nghiên Trang 10 Phân cấp tài chính và việc làm khu vực công cứu này, chúng ta biết rằng có một số biến giả có thể mô tả các mối quan hệ chính trị giữa chính quyền trung ương và địa phương. Tuy nhiên, mối quan hệ chính trị này luôn luôn là một vấn đề mức độ và không phải là một vấn đề của một câu hỏi đóng với câu trả lời có hoặc không. Do đó, một biến giả có thể gây hiểu nhầm. Vấn đề này có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi chúng ta tiến hành so sánh xuyên quốc gia.  Giả thuyết bảo hiểm xã hội : Bên cạnh giả thuyết dựa trên đạo luật Wagner, hầu hết các nghiên cứu chúng tôi đã thảo luận cho đến nay lập luận rằng sự khác biệt về mức độ việc làm công được xác định bởi lý do chính trị : chính phủ sử dụng việc làm công như một công cụ để tạo ra và phân phối lại lợi ích. Rodrik (1996, 1997) đưa ra một giả thuyết để giải thích sự khác biệt này: công việc của chính phủ tương đối an toàn và được xem như là một hình thức bảo hiểm để chống lại nguy cơ thiếu sự đa dạng hóa với bên ngoài của nền kinh tế trong nước. Ông lập luận rằng các quốc gia tiếp xúc nhiều với bên ngoài yêu cầu cao hơn đối với khối công chức. Mô hình Rodrik năm 1997 cho thấy việc làm khu vực công có thể đóng một vai trò nâng cao phúc lợi xã hội trong một nền kinh tế chịu tác động bởi những rủi ro bên ngoài như thế nào. Trong nghiên cứu thực nghiệm của mình, ông đã sử dụng cơ sở dữ liệu thị trường lao động được tập hợp bởi Ngân hàng Thế giới và kích thước mẫu tối đa cho mô hình hồi quy của mình là 76 quốc gia (dữ liệu mặt cắt ngang). In view of this small sample size, he supplements his analysis on employment with data on real government consumption as a share of GDP. Kết quả thực nghiệm của ông cho rằng những rủi ro bên ngoài được đo lường bằng thị phần của tổng nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trên GDP, và có một sự liên quan mạnh mẽ đến mức độ nhân viên công chức tại các nước. Mặc dù có đủ bằng chứng cho thấy giả thuyết tìm kiếm đặc lợi không thể bị bác bỏ, như đã thảo luận trước đó, một động cơ tốt hơn, đó là cung cấp bảo hiểm xã hội thông qua tạo công ăn Trang 11 Phân cấp tài chính và việc làm khu vực công việc làm, những sự tính toán tốt hơn thể hiện sự khác biệt trong khu vực nhà nước giữa các quốc gia. Rama (1997) sử dụng các biện pháp tương tự tiếp xúc với rủi ro bên ngoài như nghiên cứu của Rodrik (1996) nhưng tăng số lượng mẫu và khoảng thời gian (dữ liệu bảng không cân bằng) để giải thích sự khác biệt về mức độ công chức giữa các nước. Nghiên cứu thực nghiệm của Rama (1997) cho thấy mức độ hân viên chính phủ làm tăng đáng kể sự tiếp xúc với rủi ro bên ngoài, như nhận định đầu tiên của Rodrik (1997). Một số yếu tố khác được đánh giá là có thể giải thích sự khác biệt về mức độ công chức giữa các nước. Ví dụ, Kraay và van Rijckeghem (1995) thấy rằng mức độ của nhân viên chính phủ có liên quan tích cực đến các khoản nợ chính phủ. Bên cạnh đó, họ cũng nhận thấy rằng chính phủ thuê mướn lao động có tính chất phản chu kì hoặc theo mức độ đô thị hóa. Áp lực chính trị do tỷ lệ thất nghiệp cao, có thể nâng cao nhu cầu về việc làm khu vực công như một chính sách phản chu kỳ. Ngoài ra, đô thị hóa kích thích nhu cầu đối với một số dịch vụ công cộng, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng, trật tự xã hội v.v, điều này dẫn đến tình trạng khu vực nhà nước tăng thêm nhân viên. Rama (1997) chỉ ra rằng mức độ nhân viên khu vực nhà nước dường như là cao hơn ở Mỹ Latinh và Nam Á. Giả thiết rằng tất cả các biến giả khu vực bằng 0 bị từ chối ở mức ý nghĩa 5%. Vì vậy, những điểm đặc trưng vùng miền có thể giải thích một phần nhất định cho phương sai trong việc làm của chính phủ các nước. MarquesSevillano và Rossello-Villallonga (2004) lập luận rằng sự khác biệt có thể được giải thích bằng tỷ lệ phụ thuộc (được định nghĩa là tỷ lệ dân số có độ tuổi lớn hơn 65 và nhỏ hơn 16 so với tổng lao động của một quốc gia). Họ nhận ra rằng số lượng nhân viên công chức tại chính quyền khu vực ở Tây Ban Nha tăng lên cùng với tỷ lệ phụ thuộc. Điều này là do tỷ lệ phụ thuộc có thể được kết hợp với các nhu cầu về giáo dục và y tế, dẫn đến chính phủ phải thuê thêm nhân viên để cung cấp dịch vụ đó. Trang 12 Phân cấp tài chính và việc làm khu vực công Việc làm công và sự phân cấp trong các nghiên cứu trước đây Trong phần này, chúng tôi xem xét các nghiên cứu trước đây nói về sự liên kết giữa việc làm khu vực công và phân cấp tài chính. Như chúng ta đã đề cập ở trên, hầu hết các tài liệu trước đó không trực tiếp thảo luận về mối quan hệ này, ngoại trừ Marques-Sevillano và Rossello-Villallonga (2004). Trong phần đầu của phần này, chúng tôi xem xét các nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa phân cấp quản lý tài chính và quy mô của khu vực công, được đo bằng tỷ số chi tiêu của chính phủ hoặc thu nhập so với GDP. Sau đó, chúng tôi giới thiệu nghiên cứu thực nghiệm của Marques-Sevillano và Rossello-Villallonga (2004), trực tiếp giải quyết các vấn đề tác động của phân cấp tài chính đối với việc làm trong khu vực công tại Tây Ban Nha. Tranh luận đầu tiên để giải quyết các tác động của phân cấp tài chính trên quy mô khu vực có thể được xem xét lại với nghiên cứu của Musgrave (1959). Ông lập luận rằng dưới một khu vực công phân cấp mạnh mẽ, có khả năng hoạt động hỗ trợ cho người nghèo bị thu hẹp vì hai lý do. First, sorting out along Tiebout lines implies relatively income-homogeneous jurisdictions with little scope for redistribution from the rich to the poor within jurisdictions. Second, the fear of attracting the mobile poor with relatively generous support programs tends to deter the adoption of such programs. Cả hai lý do cho thấy phạm vi cho các chương trình cứu trợ này sẽ hẹp hơn theo một hệ thống tài chính phân cấp tương đối. Nói cách khác, một ngân sách tương đối lớn hơn đang được mong đợi dưới sự tập trung cao của chính phủ do nhu cầu hỗ trợ cho người nghèo hiện đang cao. Giả thuyết của Brennan và Buchanan (1980) – Leviathan - là một lập luận cổ điển trong các cuộc thảo luận về mối quan hệ giữa phân cấp và quy mô của khu vực công. Trong mô hình của họ, chính phủ là một thực thể đồng nhất, với mục tiêu chung là tối đa hóa doanh thu tài chính. Điều này chỉ có thể bị giới hạn bởi những hạn chế của Hiến pháp. Theo giả thuyết của họ, phân cấp quản lý thuế và các quyết định chi Trang 13 Phân cấp tài chính và việc làm khu vực công tiêu cạnh tranh giữa các đơn vị chính quyền tìm cách thu hút người dân và các nguồn tài nguyên biến động khác, do đó hạn chế việc truy cập vào các công cụ tài chính và thuế khác. Trong ngắn hạn, giả thuyết Leviathan ngụ ý rằng, với các điều kiện khác là như nhau, quy mô của khu vực nhà nước nên thay đổi tỷ lệ nghịch với mức độ phân cấp quản lý tài chính, phù hợp với lập luận của Musgrave (1959). Quan điểm của cả Musgrave (1980) và Brennan và Buchanan (1959) dựa trên quan điểm của hiệu quả phân bổ và họ nhận định sự phân cấp đó sẽ dẫn đến một khu vực công nhỏ. Tuy nhiên, có một quan điểm gây nhiều tranh cãi về quy mô của khu vực nhà nước tăng với bối cảnh phân cấp tài chính. Tranh luận đầu tiên của Oates (1972, 1985) là sự phân cấp quản lý cao hơn có thể dẫn đến một sự tổn thất trong các nền kinh tế có quy mô nhất định với kết quả là sự tăng lên trong trong chi phí quản lý. Giả thuyết Leviathan đã bị chỉ trích rằng nó bỏ qua hiệu quả cung cấp. Nếu nền kinh tế với quy mô trong việc cung cấp các dịch vụ công cộng là đáng kể, phân cấp quản lý có thể dẫn đến một khu vực nhà nước lớn hơn (Stein, 1998). Hơn nữa, kể từ khi chính quyền trung ương có nhiều khả năng để cung cấp các cá nhân có trình độ chuyên môn cao thì có xu hướng chọn lựa điều kiện thăng tiến cao hơn, kết quả hoạt động kém chất lượng của các quan chức địa phương có thể làm giảm lợi ích của việc phân cấp quản lý và kết quả là chi phí quản lý công yếu kém, chi phí cung cấp cao hơn chi phí của các dịch vụ công cộng (Prud'homme, 1995). Tranh luận thứ hai được thực hiện trên cơ sở sự tham gia chính trị của Wallis.Wallis lập luận rằng kể từ khi cá nhân có quyền kiểm soát tại địa phương hơn ở cấp quốc gia, họ sẽ muốn ủy quyền cho khu vực công với một phạm vi chức năng rộng hơn và trách nhiệm thực hiện ở các cấp độ địa phương cao hơn của chính phủ. Kết quả là, mức độ làm việc chính quyền địa phương phát triển với mức độ phân cấp quản lý tài chính. Dựa trên hai tham số này, chúng tôi hy vọng rằng khu vực công có xu hướng lớn hơn với một mức độ cao hơn của phân cấp tài chính. Trang 14 Phân cấp tài chính và việc làm khu vực công Trong thực tế, có một số lượng các nghiên cứu thực nghiệm tốt để kiểm tra giả thuyết Leviathan, chẳng hạn như Giertz (1983), Oates (1985), Nelson (1987), Wallis và Oates (1988), Zax (1989) và tạp chí Forbes và Zampelli (1989). Tuy nhiên, không phải các nghiên cứu này đo lường quy mô khu vực công bằng bằng cách tính số lượng công chức, bởi vì các giả thuyết Leviathan cho thấy tập trung vào mức doanh thu mà nhà nước trích ra từ nền kinh tế. Bên cạnh các biến doanh thu liên quan, chẳng hạn như doanh thu thuế của chính phủ được xem như một phần nhỏ của thu nhập cá nhân đã được nhắc tới trong tạp chí Forbes và Zampelli (1989), Giertz (1976), Nelson (1987), Oates (1985) và Zax (1989), các biện pháp khác, chẳng hạn như chi tiêu chính phủ như một phần nhỏ của thu nhập cá nhân, được sử dụng để đo quy mô của khu vực công là tốt, ví dụ, Giertz (1983), Oates (1985) và Oates và Wallis (1988). Theo kinh nghiệm, không có bằng chứng phù hợp để hỗ trợ hoặc bác bỏ giả thuyết Leviathan. Trong khi Wallis và Oates (1988) và Zax (1989) tìm thấy các dẫn chứng hỗ trợ cho giả thuyết Leviathan, Giertz (1983), Oates (1985), Nelson (1987) và tạp chí Forbes và Zampelli (1989) đã bác bỏ nó. Cho đến nay, có vẻ như chỉ có một nghiên cứu thực nghiệm của MarquesSevillano và Rossello-Villallonga (2004), giải thích tại sao số lượng công chức tại chính quyền khu vực bị ảnh hưởng bởi quá trình phân cấp. Các tác giả xác định quá trình phân cấp quản lý tài chính như chuyển giao trách nhiệm giáo dục và y tế từ trung ương đến các chính quyền trong khu vực. Trong nghiên cứu thực nghiệm của họ, họ nhóm các chính quyền khu vực ở Tây Ban Nha vào thời điểm đó tùy thuộc vào việc các chính quyền đã nhận hoặc không nhận hai trách nhiệm này để đo lường quá trình phân cấp tài chính. Các chính phủ trong khu vực khi nhận cả hai trách nhiệm sẽ là nhóm có phân cấp mạnh mẽ. Các chính phủ trong khu vực chỉ nhận trách nhiệm của giáo dục được phân vào nhóm có phân cấp trung bình. Nhóm kiểm soát là nhóm các chính phủ trong khu vực khi không nhận bất cứ trách nhiệm nào. Trang 15 Phân cấp tài chính và việc làm khu vực công Do quá trình phân cấp được bắt đầu ở Tây Ban Nha trong những năm 1980, 17 chính phủ các nước trong khu vực đã được lập ra và nhu cầu việc làm công đã không hoàn toàn sử dụng các nhân viên chuyển từ chính quyền trung ương. Các dữ liệu từ nghiên cứu thực nghiệm của họ cho thấy rằng sự gia tăng số lượng công chức ở cấp chính phủ trong khu vực bằng 1,6 lần mức giảm của cán bộ công ở chính quyền trung ương trong thời gian 1990-2003. Đó là con số tổng lao động khu vực nhà nước thực sự tăng lên cùng với quá trình phân cấp quản lý tài chính. Chúng ta đặc biệt quan tâm đến một trong những kết quả thực nghiệm của họ. Họ nhận ra rằng tỷ lệ cán bộ khu vực đối với tổng số việc làm là lớn hơn đáng kể trong khu vực nhận cả 2 trách nhiệm (giáo dục và y tế) từ chính quyền trung ương so với phần còn lại của khu vực. Mô hình lý thuyết của chúng tôi dưới đây chịu ảnh hưởng từ kết quả này. Với quá trình phân cấp quản lý tài chính, chính phủ trung ương chuyển giao một số trách nhiệm cho các chính phủ khu vực, điều này dẫn đến sự gia tăng nhân viên chính phủ khu vực và việc giảm nhân viên chính phủ trung ương. Tác động tổng thể của phân cấp tài chính trên tổng số nhân viên khu vực phụ thuộc vào hai hiệu ứng đối lập. Nếu độ lớn của sự gia tăng lấn át giảm, dẫn đến tổng số lao động khu vực công tăng lên cùng với quá trình tài chính phân cấp. Trong trường hợp này, chúng tôi xác nhận Oates (1972, 1985) và lập luận của Wallis rằng phân cấp quản lý có xu hướng dẫn đến một khu vực công lớn hơn. Mặt khác, nếu độ lớn của sự gia tăng ít hơn so với giảm, số lượng tổng số lao động khu vực công giảm dần theo quá trình phân cấp quản lý tài chính. Trong trường hợp này, quan điểm được đề xuất bởi Musgrave (1959) và Brennan và Buchanan (1980) rằng quá trình phân cấp dẫn đến quy mô chính phủ gọn nhẹ hơn sẽ được hỗ trợ. Hơn nữa, chúng tôi cũng quan tâm đến việc xác định một vài yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ lớn của hai tác động này. Trong chương tiếp theo, chúng tôi phát triển mô hình riêng của chúng tôi với mục đích giải thích rõ sự khác biệt trong việc làm khu Trang 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan