Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phản biện chính sách công ở việt nam từ thực tiễn các tỉnh miền trung, tây nguyê...

Tài liệu Phản biện chính sách công ở việt nam từ thực tiễn các tỉnh miền trung, tây nguyên

.PDF
230
447
55

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA CAO TIẾN SỸ PHẢN BIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG Ở VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN CÁC TỈNH MIỀN TRUNG, TÂY NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG HÀ NỘI - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA CAO TIẾN SỸ PHẢN BIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG Ở VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN CÁC TỈNH MIỀN TRUNG, TÂY NGUYÊN Chuyên ngành : Quản lý hành chính công Mã số : 62 34 82 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Hữu Hải 2. TS. Trần Trọng Đức HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Cao Tiến Sỹ MỤC LỤC Trang 1 MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHẢN BIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG 7 1.1. Các công trình nghiên cứu về phản biện xã hội 7 1.2. Các công trình nghiên cứu về phản biện chính sách công 19 1.3. Những kết quả nghiên cứu đã đạt được 33 1.4. Những vấn đề đặt ra cần được nghiên cứu làm sáng tỏ trong luận án 37 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHẢN BIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG 39 2.1. Khái niệm phản biện xã hội và phản biện chính sách công 39 2.2. Tính tất yếu khách quan của phản biện chính sách công 50 2.3. Vai trò của phản biện chính sách công 63 2.4. Quy trình, hình thức, công cụ và nguyên tắc phản biện chính sách công 67 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng và điều kiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả phản biện chính sách công 74 Chương 3: THỰC TRẠNG PHẢN BIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG TẠI CÁC TỈNH THUỘC KHU VỰC MIỀN TRUNG, TÂY NGUYÊN 3.1. 82 Khái quát chung về kinh tế - xã hội các tỉnh thuộc khu vực miền Trung, Tây Nguyên 82 3.2. Thực trạng khung pháp lý về phản biện chính sách công 84 3.3. Hoạt động phản biện chính sách công tại các tỉnh thuộc khu vực miền Trung, Tây Nguyên 3.4. Thực trạng về quy mô, phạm vi, hình thức, công cụ và quy trình vận hành hoạt động phản biện chính sách công tại khu vực 3.5. 93 105 Những vấn đề đặt ra đối với phản biện chính sách công ở Việt Nam hiện nay từ thực tiễn khu vực miền Trung, Tây Nguyên 125 Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHẢN BIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG Ở VIỆT NAM 4.1. Quan điểm định hướng nâng cao chất lượng phản biện chính sách công 140 140 4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng phản biện chính sách công 133 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 161 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 166 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 167 PHỤ LỤC 174 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HĐND : Hội đồng nhân dân KH&CN : Khoa học và công nghệ KH&KT : Khoa học và kỹ thuật MTTQ : Mặt trận Tổ quốc MTTQVN : Mặt trận Tổ quốc Việt Nam PBCSC : Phản biện chính sách công PBXH : Phản biện xã hội UBND : Ủy ban nhân dân UBTVQH : Ủy ban Thường vụ Quốc hội VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật XHDS : Xã hội dân sự XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 1.1 Đặc trưng của tham gia công dân 26 2.1 Thang bậc tham gia công dân 56 2.2 Sự tham gia của công dân, NGOs trong chu trình chính sách ở 62 châu Âu 2.3 Khung khổ lựa chọn hình thức tham vấn, phản biện chính sách 69 2.4 Tham vấn công của NGOs trong tiến trình chính sách 70 2.5 Các cấp độ, hình thức và công cụ trong phản biện chính sách 73 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang hình 1.1 Tam giác sắt (Iron Triangle) 21 1.2 Cụm quyền lực (Power Clusters) 22 2.1 Thang bậc tham gia công dân (Ladder of Citizen Participation) 55 2.2 Cấp độ tham gia 57 2.3 Chu trình chính sách công 59 2.4 Quy trình phản biện chính sách công 67 2.5 Quan hệ giữa tổ chức XHDS và nhà nước 78 3.1 Mô hình hoạch định chính sách công theo đa số 110 3.2 Các bước xây dựng và thực hiện chính sách 113 3.3 Mô hình chi tiết quy trình phản biện gián tiếp 116 3.4 Phản biện trực tiếp của nhân dân trong quy trình chính sách 120 3.5 Mô hình chi tiết quy trình phản biện trực tiếp 123 4.1 Quy trình chung 140 4.2 Yêu cầu phản biện trong các bước chính sách 141 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Chính sách công là công cụ định hướng quá trình phát triển kinh tế, xã hội của nhà nước; hệ thống chính sách của một quốc gia có hợp lý hay không sẽ quyết định đến sự phát triển hay suy thoái của cả nền kinh tế hoặc của từng vùng, từng địa phương. Để có được những chính sách tốt, bên cạnh chủ trương, đường lối đúng thì việc huy động sự tham gia, đóng góp của cộng đồng vào quá trình chính sách được xem là giải pháp tích cực giúp hạn chế ý chí chủ quan, lợi ích nhóm trong hoạch định chính sách. Đồng thời, tạo nên sự đồng thuận xã hội về mục tiêu, biện pháp thực thi và chuẩn bị về tư tưởng, dư luận xã hội ủng hộ cho việc triển khai chính sách. Giúp phát hiện những điểm mù chính sách và là căn cứ thực tiễn để đo lường, đánh giá chính sách; phát huy dân chủ, tạo điều kiện để nhân dân tham gia tích cực hơn vào hoạt động quản lý nhà nước. Trên thực tế, công tác xây dựng và thực thi chính sách công ở nước ta những năm qua còn những hạn chế như: xác định mục tiêu, biện pháp chính sách chưa sâu sát với tình hình thực tiễn; việc huy động trí tuệ, nguồn lực xã hội vào quá trình xây dựng và thực thi chính sách chưa cao, nhất là việc thu hút trí tuệ, nguồn lực của nhân dân vào hoạch định, thực thi chính sách còn chưa được coi trọng. Những bất cập này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả của các chính sách công cũng như các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hạn chế trên trên là hoạt động tham vấn, phản biện xã hội (PBXH) đối với quá trình xây dựng và thực thi chính sách của các cấp chính quyền chưa được đặt đúng tầm mức; thiếu cơ chế, biện pháp thích hợp để tạo nên sự thống nhất cao trong xã hội. Hoạt động phản biện chính sách còn bó hẹp trong các tổ chức thuộc hệ thống chính trị, thiếu sự tham gia tích cực của người dân. Thực tế cho thấy những chính sách nào có sự tham vấn, PBXH rộng rãi, công khai, dân chủ đều tạo được sự đồng thuận và mang tính khả thi cao. Phản biện chính sách công (PBCSC) là hoạt động PBXH của công dân và tổ chức xã hội dân sự (XHDS) đối với toàn bộ quá trình hoạch định và thực thi chính sách công của nhà nước, từ bước khởi sự đến quy phạm hóa chính sách thành 2 văn bản pháp lý, tổ chức thực hiện, đánh giá và kết thúc chu trình chính sách. Năng lực phản biện của xã hội và hiệu quả PBCSC tỷ lệ thuận với chất lượng chính sách. Không thể có chính sách tốt nếu thiếu sự tham gia phản biện tích cực và hiệu quả của người dân trong toàn bộ quá trình chính sách. Tiến trình cải cách nền hành chính nhà nước theo hướng trong sạch, vững mạnh, hiệu lực và hiệu quả tất yếu dẫn đến việc mở rộng sự tham gia của người dân vào công việc của chính quyền. Thực hiện phản biện đối với quá trình hoạch định và thực thi chính sách công sẽ nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của nền hành chính, xây dựng nền hành chính công thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nghiên cứu về PBCSC đã tồn tại và phát triển từ lâu trên thế giới. Có nhiều hướng tiếp cận vấn đề này: từ phía khoa học chính trị, khoa học pháp lý, khoa học chính sách, khoa học hành chính, xã hội học... Với nhiều kinh nghiệm, thành tựu có thể vận dụng vào thực tiễn nước ta. Song do tính đặc thù của chính sách công ở mỗi quốc gia nên không thể máy móc, áp đặt mô hình, phương thức tổ chức hoạt động phản biện chính sách một cách khiên cưỡng, mà phải xuất phát từ những giá trị chung, phổ quát nhất của hoạt động phản biện chính sách và tổng kết thực tiễn để xây dựng mô hình, cơ chế phù hợp với điều kiện của đất nước. Hoạt động nghiên cứu về PBCSC ở nước ta cũng còn khá mới mẻ, kết quả nghiên cứu còn hết sức khiêm tốn và cũng chỉ tập trung trên một vài khía cạnh, phương diện nhất định. Thực tiễn xây dựng, thực thi chính sách công ở nước ta hiện nay đòi hỏi phải có những nghiên cứu chuyên sâu về PBCSC nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho yêu cầu nâng cao chất lượng xây dựng, thực thi và quản lý, đổi mới chính sách. Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài nghiên cứu "Phản biện chính sách công từ thực tiễn các tỉnh Miền trung, Tây nguyên" cho luận án khoa học của mình với mong muốn đóng góp thêm về lý luận và thực tiễn cho hoạt động PBCSC ở Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Mục đích của đề tài luận án là luận giải một cách khoa học về PBCSC; đánh giá thực trạng PBCSC ở nước ta; đề xuất hệ thống giải pháp đổi mới phương thức PBCSC hiện nay nhằm nâng cao chất lượng PBCSC ở Việt Nam. Qua đó nâng 3 cao chất lượng, hiệu quả xây dựng và thực thi chính sách trong hoạt động quản lý hành chính công ở nước ta. 2.2. Nhiệm vụ Khái quát tình hình nghiên cứu về PBCSC trong và ngoài nước, từ đó chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong đề tài luận án. Hệ thống hóa lý luận về PBCSC, bổ sung lý luận cho hoạt động PBCSC ở nước ta. Phân tích, đánh giá tình hình thực tiễn về hoạt động PBCSC ở Việt Nam nói chung, các tỉnh thuộc miền Trung, Tây Nguyên nói riêng để tìm kiếm những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng phản biện chính sách ở nước ta. Đề xuất đổi mới quy trình PBCSC và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phản biện chính sách ở nước ta trong thời gian tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án được xác định là hoạt động PBCSC của các chủ thể: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN), Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật (KH&KT) Việt Nam tại một số tỉnh, thành phố thuộc khu vực miền Trung, Tây Nguyên; hoạt động PBCSC của người dân trong khu vực. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung nghiên cứu Nghiên cứu về nội dung, hình thức, phương pháp và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động PBCSC, cụ thể: Nghiên cứu các lý thuyết, tư tưởng, mô hình PBCSC trên thế giới, hoạt động PBCSC tại một số quốc gia tiêu biểu. Nghiên cứu nội dung hoạt động PBCSC ở Việt Nam, bao gồm: Hệ thống quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sách công và PBCSC. Quy định pháp luật Việt Nam về PBXH, PBCSC. Nghiên cứu về chủ thể, quy trình, phương thức tổ chức PBCSC hiện nay. - Phạm vi không gian Ngoài nước: Nghiên cứu hoạt động PBCSC của các quốc gia Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc, Xing-ga-po. 4 Trong nước: Nghiên cứu hoạt động PBCSC của MTTQVN, Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam và người dân tại 06 tỉnh thuộc khu vực miền Trung, Tây Nguyên (trong đó: 2 tỉnh Tây Nguyên là Kon Tum và Gia Lai; 4 tỉnh, thành phố miền trung là Quảng trị, Đà Nẵng, Phú Yên và Bình Định). Nghiên cứu xã hội học hoạt động tham vấn, phản biện chính sách của người dân tại 6 địa phương trên. - Phạm vi thời gian Các hoạt động PBCSC trong nước từ năm 2010 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Đề tài dựa trên phương phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; căn cứ vào nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân để tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Theo đó, môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội; dân trí, nguồn nhân lực, đội ngũ trí thức; thể chế chính trị, pháp lý, hành chính; công nghệ và phương thức giao tiếp xã hội; quy mô, chất lượng, năng lực tham gia của công dân, các tổ chức xã hội; phương thức xây dựng và thực thi chính sách công sẽ quyết định nội dung, quy mô, hình thức, phương pháp, chất lượng và mức độ tham gia PBCSC của công dân và tổ chức xã hội. Việc nghiên cứu, làm rõ các yếu tố này trên bình diện lý luận sẽ định hình cơ sở khoa học, khung lý thuyết cho việc triển khai nghiên cứu thực tiễn của đề tài. Nghiên cứu thực tiễn sẽ chỉ ra khoảng trống lý luận, những tồn tại, bất cập của hệ thống tổ chức thực hiện PBCSC, những rào cản, hạn chế đối với hoạt động này. Trên cơ sở đó, đề xuất bổ sung lý luận, các giải pháp đổi mới về thể chế quản lý; nội dung, mô hình, hình thức, phương pháp PBCSC, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể Nghiên cứu lý thuyết, sử dụng phương pháp thống kê để tập hợp, phân loại thông tin, tư liệu về hoạt động PBCSC ở nước ngoài và trong nước để hình thành các tài liệu sơ cấp của luận án. Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích định tính và định lượng để nghiên cứu bản chất vấn đề, hình thành các tài liệu thứ cấp. Sử dụng công cụ phân tích SWOT để đánh giá thực trạng, mặt mạnh, mặt yếu 5 trong hoạt động PBCSC ở Việt Nam, tổng hợp hóa và rút ra các kết luận, kiểm định lý thuyết. Nghiên cứu thực địa, sử dụng 600 phiếu điều tra xã hội học để thu thập thông tin tại 06 địa bàn nghiên cứu, bao gồm các nhóm đối tượng: cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; độ tuổi từ 30-60, trình độ học vấn từ cấp III trở lên. Sau đó sử dụng: Lược đồ thông tin thu thập để phân loại, hệ thống hóa thông tin, sử dụng phần mềm SPSS để thống kê, xử lý số liệu thu thập được. Dựa trên các kết quả này, sử dụng phương pháp trừu tượng hóa, mô hình hóa để nhận diện, xác lập chủ thể, mô hình, cơ chế PBCSC tại Việt Nam và phát hiện lý luận. 5. Giả thuyết khoa học của luận án Phản biện chính sách công là hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước bằng trí tuệ xã hội và là thành tố của quá trình xây dựng, thực thi chính sách công. Đồng thời là một hình thức tham gia công phổ biến trong mọi nền hành chính công trên thế giới. Thực hiện tốt phản biện chính sách sẽ giúp minh bạch hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách và thúc đẩy sự tham gia tích cực của nhân dân vào hoạt động quản lý nhà nước, quản trị xã hội. Đảm bảo sự cân bằng giữa xã hội, nền kinh tế thị trường và nhà nước, cũng như sự cân bằng nội tại của hệ thống chính sách công. PBCSC ở Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế như: Khung pháp lý chưa đầy đủ và kém hiệu quả. Năng lực phản biện của các chủ thể, cơ chế hoạt động còn nhiều bất cập; cơ chế tiếp nhận và xử lý thông tin phản biện chính sách chưa được pháp lý hóa một cách rõ ràng, đồng bộ. Thiếu quy trình PBCSC hợp lý, rõ ràng, có tính xã hội cao làm cơ sở huy động có hiệu quả sự tham gia của người dân vào hoạt động chính sách. Các điều kiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả cho PBCSC chưa đáp ứng được yêu cầu. Từ thực tiễn trên, yêu cầu đặt ra là phải nghiên cứu thực trạng các vấn đề cơ bản của PBCSC: Cơ sở lý luận, khung pháp lý, năng lực chủ thể, hệ thống tổ chức và hoạt động; nội dung, hình thức, quy trình, phương pháp phản biện; các yếu tố ảnh hưởng và điều kiện đảm bảo của PBCSC ở nước ta nhằm trả lời các câu hỏi: Tiền đề lý luận và thực tiễn của PBCSC ở Việt Nam là gì? Vai trò của nó trong xây dựng, thực thi chính sách công; trong việc xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ, trong sạch và hiện đại? Phản biện chính sách ở nước ta nên tổ chức như thế nào? 6 Mô hình, quy trình, hình thức và phương pháp phản biện chính sách nào phù hợp với thực tiễn Việt Nam? Các yếu tố ảnh hưởng và điều kiện đảm bảo? Làm rõ các vấn đề trên sẽ cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng quy trình PBCSC phù hợp, đổi mới cơ chế hoạt động phản biện chính sách, nâng cao năng lực phản biện của các chủ thể. Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động chính sách nói riêng và quản lý hành chính công nói chung. 6. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Là công trình nghiên cứu chuyên sâu về PBCSC, luận án có những điểm mới sau: Hoàn thiện cơ sở lý luận về PBCSC: Luận chứng vai trò, ý nghĩa, tác dụng của PBCSC trong kiểm soát quyền lực nhà nước; thực hành quyền dân chủ của nhân dân trong xây dựng và thực thi chính sách công với tư cách là một hình thức tham gia PBCSC. Làm rõ đặc điểm, nội dung, hình thức, mô hình quy trình PBCSC ở Việt Nam. Đề xuất đổi mới quy trình phản biện chính sách, các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động PBCSC trong điều kiện hiện nay. Kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung cho hệ thống lý thuyết về PBCSC. Cung cấp những luận cứ thiết thực cho công tác tổ chức, quản lý hoạt động phản biện chính sách; công tác xây dựng và thực thi chính sách ở Việt Nam. Đây cũng là tài liệu tham khảo đối với các nhà nghiên cứu, giảng dạy, sinh viên của các cơ sở đào tạo về khoa học chính sách công và các chủ thể PBCSC trong xã hội. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về phản biện chính sách công. Chương 2: Cơ sở lý luận về phản biện chính sách công. Chương 3: Thực trạng phản biện chính sách công tại các tỉnh thuộc khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng phản biện chính sách công ở Việt Nam. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHẢN BIỆN CHÍNH SÁCH CÔNG 1.1. Các công trình nghiên cứu về phản biện xã hội 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Thể chế quản lý trong các nền hành chính công hiện đại luôn hướng đến đảm bảo sự hài hòa giữa vai trò của nhà nước và xã hội. Sự tham gia của người dân vào hoạt động của nhà nước được khuyến khích nhằm gia tăng sự kiểm soát quyền lực nhà nước từ bên ngoài và tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của xã hội đối với hoạt động của chính quyền. Công dân được xem là một chủ thể bình đẳng trong hoạt động tham gia công, có quyền bày tỏ quan điểm, lợi ích, chính kiến và tham gia quyết định các vấn đề quản lý nhà nước theo nguyên tắc đa số và hợp hiến. Trên quan điểm cho rằng người bị ảnh hưởng bởi quyết định có quyền được tham gia vào quá trình ra quyết định. Sự tham gia của người dân được coi như một cách để trao quyền và là một phần quan trọng của quản trị dân chủ, dựa trên nguyên tắc xem con người là trung tâm của quá trình phát triển. Trước bối cảnh của sự bùng nổ xã hội tri thức trong hơn nửa thế kỷ qua, việc mở rộng hoạt động tham gia, phản biện của nhân dân đối với nhà nước cũng chính là phương pháp để quản lý các dòng tri thức xã hội, sự dụng hiệu quả trí tuệ tập thể của cộng đồng vào phát triển kinh tế - xã hội. PBXH thuộc tính của xã hội dân chủ, được xem là một nguyên tắc chính trị thực hành và được thực hiện rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bản chất của nó là việc áp dụng tư duy phê phán được tổ chức khoa học vào việc đánh giá các hoạt động của nhà nước. Đồng thời cũng là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và là một nội dung quan trọng của hoạt động tham gia công dân (public citizens participation). Trên thế giới, các công trình nghiên cứu về bản chất, vai trò, giá trị và thực hành PBXH đã có từ rất sớm. Một trong những công trình nghiên cứu đặt nền móng cho việc nhận thức giá trị của phản biện và vận dụng nó vào thực tiễn xã hội là tác phẩm "Chúng ta suy nghĩ như thế nào" (How We Think) của John Dewey (xem Phụ lục 38), xuất bản năm 1910 tại Boston, Hoa Kỳ. Nghiên cứu này trình bày về quan hệ giữa tư duy 8 phản biện với quá trình giáo dục con người và phát triển xã hội, được trình bày thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề của rèn luyện tư duy (The problem of training thought), Chương 2: Xem xét sự hợp lý (Logical considerations), Chương 3: Rèn luyện tư duy (The training of thought). Tác giả dành phần lớn chương 1 để giải thích về tư duy phản biện, luận chứng giá trị và ý nghĩa của nó. Trên cơ sở đó, các chương sau bàn về việc áp dụng tư duy phản biện vào giáo dục và hoạt động thực tiễn xã hội nhằm xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, phát triển và vận động hợp quy luật. Tại chương 1 của cuốn sách này, John Dewey đã lần đầu tiên đưa ra khái niệm "tư duy phản biện " (Reflective thought) là: "là sự suy xét chủ động, kiên trì và cẩn thận về một niềm tin hay một giả định khoa học dưới ánh sáng của những căn cứ bảo vệ nó và những kết luận xa hơn mà nó hướng tới, tạo thành tư duy phản biện…là một nỗ lực có ý thức và tự nguyện để thiết lập niềm tin vào một cơ sở có lý do vững chắc" (…Active, persistent, and careful consideration of any belief or supposed form of knowledge in the light of the grounds that support it, and the further conclusions to which it tends, constitutes reflective thought…it is a conscious and voluntary effort to establish belief upon a firm basis of reasons) [89, tr. 6]. Theo tác giả, tư duy phản biện chính là khởi đầu của nhận thức chân chính, đó chính là quá trình suy xét cẩn trọng, bằng sự đối chiếu, so sánh, có bằng chứng xác thực để khẳng định một vấn đề là đúng hay sai. Sự dội lại (Reflection) của tư duy không phải là quá trình phản ánh hiện thực đơn thuần vào nhận thức mà là quá trình tự nghi vấn, phê phán, đánh giá một cách khoa học từ nhiều góc độ khác nhau đối với hiện thực nhằm thẩm định và chứng minh niềm tin, chân lý là đúng đắn. Mục đích của phản biện không phải là kiến thức mà là niềm tin vào thực tế hoặc sự thật (…do not aim at knowledge, at belief about facts or in truths) [89, tr. 4]. Quá trình này sẽ diễn ra theo hai hướng, chấp nhận hay từ chối vấn đề nào đó vì những lý do để nó có thể hoặc không thể xảy ra (It is marked by acceptance or rejection of something as reasonably probable or improbable) [89, tr. 4]. Việc phản biện để xây dựng niềm tin không phải dựa trên những thứ mà chủ thể có, nó phải dựa trên nền tảng là những bằng chứng xác thực như: chứng cớ, vật chứng, sự xác nhận và chứng minh (Reflection thus implies that something is believed in (or disbelieved in), not on its own direct account, but through something else which stands as witness, evidence, proof, voucher, 9 warrant; that is, as ground of belief) [89, tr. 9]. Mục tiêu mà sự phản biện hướng đến là khám phá thực trạng để phục vụ cho mục đích của chủ thể (reflection is aimed at the discovery of facts that will serve this purpose) [89, tr. 11]. Tư duy phản biện vì thế, là phương pháp nhận thức tự nguyện, có giá trị dân chủ cao nhất trong việc tìm kiếm sự thật, khẳng định chân lý và xây dựng niềm tin. Quan điểm về tư duy phản biện của John Dewey từ khi ra đời đã được ủng hộ mạnh mẽ và áp dụng rộng rãi trong toàn bộ nền giáo dục quốc dân Hoa Kỳ, đóng góp lớn vào việc xây dựng nền dân trị của đất nước này, rồi nhanh chóng được truyền bá trên toàn thế giới. Có thể nói tư tưởng của John Dewey về tư duy phản biện nhằm xây dựng một nền giáo dục nhân bản, dân chủ và khoa học đã vượt ra ngoài lãnh địa của triết học giáo dục và trở thành nền tảng phương pháp của nhận thức đối với các vấn đề trong xã hội hiện đại. Tư tưởng về tư duy phản biện (Reflective thinking) của John Dewey được nghiên cứu, phát triển và áp dụng rộng rãi không chỉ trong lĩnh vực giáo dục và khoa học, công nghệ mà cả trong lĩnh vực quản trị xã hội, quản lý nhà nước và xây dựng, thực thi chính sách công trong suốt hơn một thế kỷ qua ở nhiều nước trên thế giới. Nó thường được định danh bằng khái niệm tư duy phê phán (Critical thinking), có thể kể ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: "Lý thuyết phê phán và đời sống công cộng" (Critical theory and Public Life), John Forester (1987). Publichsed by MIT Press, USA; "Tư duy phê phán: Định nghĩa và đánh giá" (Critical Thinking: Its Definition and Assessment), Fisher, Alec and Scriven, Michael. (1997), Center for Research in Critical Thinking (UK) / Edgepress (USA); "Phê bình lý luận: Hiểu và phê phán lập luận và lý thuyết" (Critical Reasoning: Understanding and criticizing arguments and theories), Cederblom, J & Paulsen, D.W. (2006), 6th edn. (Belmont, CA, Thomson Wadsworth); "Tư duy phê phán: Giới thiệu về lý luận" (Critical Thinking: An Introduction to Reasoning), Dauer, Francis Watanabe (1989); "Tư duy phê phán như phép biện chứng: Cách tiếp cận của Hegelian-Marxist" (Critical Thinking as Dialectics: A Hegelian-Marxist Approach), Pavlidis, Periklis (2010), Journal for Critical Education Policy Studies.Vol.8(2); "Tư duy phê phán" (Critical Thinking), Moore, Brooke Noel and Parker, Richard. (2012), 10th ed. Published by McGraw-Hill… Hầu hết các công trình nghiên cứu đều đánh giá rất cao giá trị thực tiễn của tư duy phản biện trong 10 các lĩnh vực đời sống xã hội, như là con đường phát triển biện chứng để phát huy năng lực bản chất người; thúc đẩy xã hội phát triển ngày càng bình đẳng, cởi mở, năng động, dân chủ và tự do. Tại châu Âu, hai nhà tư tưởng được cho là có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển của trào lưu phản biện và đối thoại xã hội là Michel Foucault (xem Phụ lục 39) và Jacques Derrida (xem Phụ lục 40). Nguyên là những người cộng sản, chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa Marx, hai ông đã phát triển nguyên lý biện chứng của chủ nghĩa Marx trong lý thuyết phê phán các thể chế xã hội. Lý thuyết của Michel Foucault giải quyết các mối quan hệ giữa quyền lực và kiến thức và cách chúng được sử dụng như một hình thức kiểm soát xã hội thông qua các tổ chức xã hội. Tư tưởng, các bài viết của ông về quyền lực, tri thức và diễn ngôn có ảnh hưởng rộng lớn trong xã hội hiện đại. Nội dung chủ đạo, xuyên suốt trong các tác phẩm của Foucault là sự hình thành, phát triển, tha hóa của quyền lực và con đường sử dụng tri thức để chống lại sự tha hóa của quyền lực, giải cấu trúc quyền lực nhằm đạt đến bình đẳng và tự do chân chính cho con người. Tư tưởng này thể hiện chủ yếu trong những công trình tiêu biểu của ông như: "Chủ thể và quyền lực" (The Subjct and Power), "Kỷ luật và trừng phạt" (Discipline and Punish). Trong tác phẩm "Chủ thể và quyền lực", Foucault khẳng định quyền lực không phải là một thực thể cố định mà là mối quan hệ tương tác giữa quyền lực thống trị (dominant power) và quyền lực phản kháng (resistant power). "Quyền lực không phải là một thể chế, hay một cấu trúc; cũng không phải là sức mạnh thiên bẩm; nó là cái tên được gắn cho một hoàn cảnh chiến lược phức tạp trong một xã hội cụ thể" (Power is not an institution, and not a structure; neither is it a certain strength we are endowed with; it is the name that one attributes to a complex strategical situation in a particular society) [84, tr. 208]. Trong đó, quyền lực phản kháng như là một bản năng sinh tồn nguyên thủy, nó phái sinh ra quyền lực thống trị với tư cách là một sản phẩm xã hội, quyền lực thống trị sinh ra để kìm nén mọi sự phản kháng. Trên thực tế, con người luôn chống lại những hạn chế để được tự do, nhưng khi đoạt được tự do, nó lại tạo ra các luật lệ mang tính chuyên chế để hạn chế tự do của kẻ khác. Tức là tự nó kiến tạo nên quyền lực thống trị, đây là nghịch lí được tạo ra bởi sự tha hóa của quyền lực trong sự vận động của lịch sử. 11 Khi đã giữ vai trò trung tâm, quyền lực thống trị sẽ tìm cách triệt tiêu mọi sự phản pháng để giữ vị trí độc tôn của mình. Nó áp đặt một trật tự chặt chẽ được mệnh danh là tri thức. Công cụ để vận hành guồng máy tri thức - trật tự ấy không gì hơn là hệ thống nhà tù, các loại kỷ luật và hình phạt nghiêm khắc. Con người bị coi là các sinh vật trừu tượng hơn là con người đúng nghĩa ở thể xác lẫn tinh thần và được định hướng trở thành bầy đàn răm rắp tuân theo trật tự đã được kiến tạo. Trật tự ấy được xây dựng thành đạo đức, văn hóa, pháp luật và thể hiện bằng ngôn ngữ. Do đó, trò chơi quyền lực gắn liền với trò chơi ngôn ngữ và con người khi đã rơi vào cái bẫy ngôn ngữ, những chuẩn mực xã hội của nó sẽ trở thành nơi giam hãm nhân tính, khát vọng tự do, bình đẳng của chính con người. Đạo đức, văn hóa và luật lệ trở thành cái thay thế, cái đại diện (present) của quyền lực mà các thể chế độc quyền đã kiến tạo nên để thống trị con người. Khi đạt được trạng thái chuẩn mực của thứ trật tự như thế, quyền lực thống trị không cần hiện hữu bằng bạo lực như roi vọt, dùi cui hay súng đạn mà nó hoàn toàn vắng mặt (absent). Vì nó đã hiện hữu ở mỗi cá thể người thông qua sự sợ hãi để tuân theo trật tự như một thói quen, một phản xạ vô điều kiện. M.Foucault ví sự tuân phục ấy giống như một sự cài đặt, một lập trình được cài đặt sẵn vào trong não bộ của từng cá nhân, như một thứ máy truyền tin được điều khiển bằng một hệ điều hành siêu quyền lực. Ở cấp độ này, con người tự kiểm duyệt hành động và ngôn ngữ của mình mà không cần bị kiểm duyệt. Từ đó, con người với tư cách là chủ thể của hành động và ngôn ngữ của mình nhưng lại trở thành công cụ của ngôn ngữ và trật tự được áp đặt. Những thứ ấy biến con người thành đối tượng của chúng, sai khiến chúng ta hành động mà chúng ta lại nhầm tưởng rằng đang điều khiển nó. Con người trở thành con người nô dịch, con người không tiếng nói, hoàn toàn bị cầm tù và bị điều khiển trong luật lệ, nhưng cái quán tính tự động tuân phục làm cho chúng ta cảm thấy tự do. Tư duy của chúng ta thay vì chứa đựng sự năng động, những giá trị tự do, bình đẳng đích thực của bản chất người lại chứa đầy những hình ảnh của roi vọt, xiềng xích và các loại hình phạt đại điện cho quyền lực nói chung và mọi hoạt động của chúng ta đều bị chúng điều khiển cho đến chết. Cái chết của con người bắt đầu bằng cái chết của chủ thể, nó mất tiếng nói để trở thành cái loa phát ngôn và chiếc máy hành động cho kẻ nắm quyền thống trị. 12 Trong tác phẩm: "Tội ác và trừng phạt" (Discipline and Punish), M.Foucault lý giải rằng những hành động trấn áp bằng bạo lực, nhà tù, bệnh viện tâm thần... là những điển hình của điều khiển học ứng dụng trên con người thông qua kỉ luật và hình phạt, là mô hình thu nhỏ của xã hội mạo danh văn hóa, văn minh. Trong xã hội ấy, một trung tâm của quyền lực được hình thành như một kiến tạo, điều hành mọi thứ tuân thủ theo trật tự đã được hợp thức và thừa nhận, còn những cái khác biệt, trái chiều bị xem là sự nổi loạn và trở thành "Cái Khác" (The Other), bị cho là bên lề, vô phép tắc, hạ đẳng và bị loại trừ. Lịch sử như một cỗ máy được tự động hình thành như vậy và nó chỉ thay thế trung tâm quyền lực này bằng trung tâm quyền lực khác mà thôi. Trong đó, kỷ luật và hình phạt là hình thức để duy trì quyền lực. Tuy nhiên, không có quyền lực nào là tuyệt đối đến mức buộc tất cả đều hội tụ quanh nó. Có những lực lượng đông đảo khác, hoặc có thể bị hút vào trung tâm thành một thứ cố định, phục tùng; hoặc sẽ li tâm, di chuyển ra ngoại biên để phục sinh quyền lực nguyên thủy - quyền lực của sự phản kháng. Trong bối cảnh xã hội chưa thoát khỏi sự cám dỗ của quyền lực, thì phản kháng là tất yếu của tồn - tại người, một cách thức tồn tại của chủ thể sáng tạo, phát minh. Sự phản kháng là một phần tất yếu của sự quân bình. "Bạn thấy đấy, nếu không có sự phản kháng, sẽ không có những quan hệ quyền lực, bởi vì nó đơn giản chỉ là vấn đề của sự tuân phục. Vì thế, sự phản kháng có trước, và sự phản kháng duy trì thế thượng phong đối với những lực lượng của một tiến trình: những mối quan hệ quyền lực bị bắt buộc phải thay đổi theo sự phản kháng" [83, tr. 234]. Quyền lực đẻ ra quyền lực như một tất yếu, quyền lực duy nhất hay tuyệt đối chỉ là ảo tưởng, giống như người ta từng tự tạo ra Thượng đế cho mình để đe dọa kẻ khác. Không có quyền lực vĩnh viễn, nó là nhất thời bởi nguyên lí biện chứng của quá trình hủy - tạo và cũng không có thiết chế cấm kị nào đặc hiệu cho mọi thời đại. Sự nô dịch chỉ tồn tại nhất thời, dù có kéo dài hàng ngàn năm, cho đến khi các cấm kị bị mang ra chất vấn, phản biện như một nhu cầu tự do, giải phóng thì thói quen công cụ của con người sẽ dần biến mất và từ đó mỗi cá nhân tự đứng lên làm chủ đời mình. Vì thế, "giải thiêng", "giải huyền", "giải cấu trúc quyền lực" trong nghĩa tích cực của nó, chính là sự phản tỉnh để thoát khỏi trạng thái cam chịu, tuân phục mù quáng, đột phá vào hệ thống quyền lực thống trị đã được tuyệt đối hóa thành tri thức, ngôn ngữ, luật pháp, đạo
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan