Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Pê – tông hóa con đường hẻm 38, tổ 22, ấp hậu lân, xã bà điểm, huyện hóc môn...

Tài liệu Pê – tông hóa con đường hẻm 38, tổ 22, ấp hậu lân, xã bà điểm, huyện hóc môn

.DOCX
66
14
85

Mô tả:

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII) 1.1.1.1. NHÓM 06 BÁO CÁO THỰC HÀNH MÔN HỌC (Hệ Đại học – Ngành Công tác xã hội) Môn học: Phát triển cộng đồng Lớp: ĐH15CTXH TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2018 BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII) 1.1.1.9. BÁO CÁO THỰC HÀNH MÔN HỌC (Hệ Đại học – Ngành Công tác xã hội) Sinh viên thực hiện : Nhóm 6, lớp ĐH15CT Ngành : Công tác xã hội Địa điểm thực hành : Tổ 22, ấp Hậu Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Minh Tuấn ThS. Ngô Thị Lệ Thu TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2018 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt bài báo cáo này, nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Công tác xã hội, Trường Đại học Lao động Xã hội (CSII) đã truyền đạt vốn kiến thức vô cùng quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập, đồng thời tạo cơ hội cho chúng em có chuyến đi thực hành thực tế áp dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn, qua đó giúp nâng cao năng lực của bản thân. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn T.S Nguyễn Minh Tuấn và Th.S Ngô Thị Lệ Thu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ nhóm vượt qua những khó khăn, thử thách trong suốt thời gian thực hành vừa qua tại cộng đồng. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn Chính quyền xã Bà Điểm, Ban lãnh đạo Nhân dân Ấp Hậu Lân, Ban đại diện nhân dân tổ 22 và toàn thể nhân dân tại địa phương tổ 09, tổ 21, tổ 22 đã phối hợp, hỗ trợ nhóm chúng tôi thực hiện thành công hoạt động thực hành môn học Phát triển Cộng đồng này. Những giúp đỡ quý báu ấy đã trang bị cho nhóm thêm kiến thức và kĩ năng, giúp các thành viên trong nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ và công việc của mình, cũng như chuẩn bị tốt cho nghành nghề của mình trong tương lai. Trong quá trình thực hiện, nhóm chúng em không thể tránh khỏi những sai sót, vì vậy, nhóm rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô để bài báo cáo được hoàn thiện hơn và để nhóm có cơ hội học hỏi, bổ sung kiến thức nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp trong tương lai. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2017 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6, LỚP ĐH15CT THỰC HÀNH MÔN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TẠI TỔ 22, ẤP HẬU LÂN, XÃ BÀ ĐIỂM, HUYỆN HÓC MÔN STT HỌ TÊN MSSV LỚP 01 Nguyễn Thị Thúy An 1557601010083 Đ15CT1 02 Nguyễn Trọng Hoàng Ân 1557601010084 Đ15CT2 03 Nguyễn Thị Nguyệt Anh 1557601010088 Đ15CT2 04 Đỗ Thị Bảo Hân 1557601010108 Đ15CT2 05 Võ Thị Hoa 1557601010116 Đ15CT2 06 Thịnh Thị Hồng 1557601010118 Đ15CT2 07 Từ Thiện Phước 1557601010154 Đ15CT2 08 Trần Thị Mai Phương 1557601010155 Đ15CT1 09 Lô Đình Thay 1557601010164 Đ15CT2 10 Vũ Kha Cẩm Tiên 1557601010179 Đ15CT1 11 Huỳnh Thị Thùy Trang 1557601010183 Đ15CT1 12 Phan Ngọc Trâm 1557601011150 Đ15CT2 13 Cao Thị Mỹ Viên 1557601010179 Đ15CT1 14 Nguyễn Thị Kim Vy 1557601010202 Đ15CT2 EMAIL nguyenthuyan23 [email protected] an.nth97@gmail .com ocsen997@gmai l.com Dothibaohan97 @gmail.com hoavo2911@gm ail.com Thinhhong97@g mail.com thienphuocd15ct [email protected] tranphuong0801 [email protected] lodinhthay2@g mail.com vkct.ctxh1997@ gmail.com thuytrang1997.th @gmail.com phantram04@g mail.com caomyvienqng@ gmail.com vyvynguyen299 [email protected] GHI CHÚ Nhóm trưởng Thư ký Nhóm phó Thủ quỹ MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................1 1. Đặt vấn đề..........................................................................................................1 2. Mục đích thực hành...........................................................................................2 3. Đối tượng thực hành..........................................................................................2 4. Khách thể - Phạm vi – Thời gian thực hành.......................................................2 5. Phương pháp thực hành.....................................................................................2 6. Kết cấu bài báo cáo............................................................................................4 PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................5 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH.............5 1. Lịch sử hình thành............................................................................................. 5 1.1. Lịch sử hình thành Làng trẻ em SOS trên thế giới......................................5 1.2. Lịch sử hình thành Làng trẻ em SOS tại Việt Nam.....................................6 1.3. Lịch sử hình thành Làng trẻ em SOS Thành phố Hồ Chí Minh..................7 2. Cơ cấu tổ chức Làng trẻ em SOS.......................................................................8 2.1. Cơ cấu tổ chức chung Làng trẻ em SOS......................................................8 2.2. Cơ cấu tổ chức Làng SOS Thành phố Hồ Chí Minh...................................8 2.2.1. Làng trẻ em SOS Quận Gò Vấp.............................................................9 2.2.2. Trường Mẫu giáo SOS Gò Vấp.............................................................9 2.2.3. Lưu xá Thanh niên...............................................................................10 2.2.4. Trường Phổ thông Hermann Gminer...................................................10 3. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động....................................................11 3.1. Quan điểm................................................................................................. 11 3.2. Mục tiêu.....................................................................................................11 3.3. Nguyên tắc hoạt động................................................................................12 4. Chức năng, nhiệm vụ và dịch vụ trợ giúp đối tượng........................................13 4.1. Chức năng..................................................................................................13 4.1.1. Chức năng nuôi dưỡng và chăm sóc....................................................13 4.1.2. Chức năng giáo dục.............................................................................13 4.1.3. Chức năng cân bằng tâm lý, thỏa mãn nhu cầu tinh thần.....................13 4.2. Nhiệm vụ................................................................................................... 14 4.3. Dịch vụ trợ giúp đối tượng........................................................................14 4.3.1. Phụ cấp sinh hoạt, học tập...................................................................14 4.3.2. Dịch vụ chăm sóc y tế..........................................................................15 4.3.3. Dịch vụ tư vấn tái hòa nhập cộng đồng...............................................15 5. Đội ngũ cán bộ, nhân viên cơ sở và các chính sách ưu đãi..............................15 5.1. Đội ngũ cán bộ, nhân viên cơ sở...............................................................15 5.2. Các chính sách ưu đãi cho cán bộ, nhân viên............................................16 6. Các cơ quan, tổ chức hỗ trợ nguồn lực............................................................17 7. Những thuận lợi, khó khăn...............................................................................18 7.1. Thuận lợi................................................................................................... 18 7.2. Khó khăn................................................................................................... 18 CHƯƠNG 2: TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VỚI NHÓM THÂN CHỦ TẠI LƯU XÁ THANH NIÊN – LÀNG TRẺ EM SOS QUẬN GÒ VẤP................................................................................................................. 20 1. Tạo lập mối quan hệ với cán bộ, kiểm huấn viên và nhân viên cơ sở..............20 2. Tiến trình Công tác xã hội Nhóm với nhóm thân chủ tại Lưu xá Thanh niên – Làng trẻ em SOS Quận Gò Vấp...........................................................................25 2.1. Mô tả nhóm thân chủ.................................................................................25 2.2. Giai đoạn chuẩn bị thành lâ ̣p nhóm...........................................................27 2.3. Giai đoạn bắt đầu hoạt động nhóm (Khởi động nhóm).............................35 2.3.1. Xác định Cây vấn đề............................................................................40 2.3.2. Phân tích Cây vấn đề...........................................................................40 2.3.3. Cây mục tiêu........................................................................................41 2.3.4. Phân tích cây mục tiêu.........................................................................41 2.3.5. Bảng kế hoạch hỗ trợ...........................................................................42 2.4. Giai đoạn can thiệp/Thực hiện nhiệm vụ...................................................44 2.5. Lượng giá/Chuyển giao.............................................................................80 2.5.1. Những thuận lợi, khó khăn..................................................................83 2.5.1.1. Thuận lợi.................................................................................................... 83 2.5.1.2. Khó khăn.................................................................................................... 85 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................................88 1. Kết luận............................................................................................................ 88 2. Khuyến nghị.....................................................................................................89 2.1. Đối với Cơ sở thực hành............................................................................89 2.2. Đối với Nhà trường...................................................................................89 2.3. Đối với sinh viên.......................................................................................90 NHẬT KÝ THỰC HÀNH...................................................................................91 Báo cáo thực hành Phát triển cộng đồng Nhóm 6, lớp Đ15CT PHẦN MỞ ĐẦU 1. 1. Đặt vấn đề Trong những năm qua, cùng với những thành tựu to lớn về phát triển kinh tếxã hội, nước ta cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Tăng trưởng kinh tế một mặt đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống nhân dân, dẫn tới hình thành những cộng đồng dân cư có thu nhập cao, đời sống được bảo đảm bởi hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế, giáo dục tương đối khá. Người dân tại các cộng đồng này có nhiều cơ hội phát triển, được phát huy khả năng và được bảo vệ thông qua mạng lưới an sinh xã hội an toàn, bền vững. Tuy nhiên, sự phân hóa ngay trong quá trình phát triển cũng làm xuất hiện những cộng đồng dân cư nghèo, các nhóm yếu thế nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi cùng một bộ phận dân cư ngay trong lòng các đô thị phát triển. Cộng đồng nghèo thường gắn liền với các đặc điểm: Cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội thiếu hoặc yếu kém; kinh tế không phát triển; nhu cầu cơ bản của người dân chưa được đáp ứng đầy đủ; thiếu cơ hội tiếp cận khoa học – kỹ thuật, tâm lý thiếu tự tin hoặc trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước và không được tham gia vào các quá trình ra quyết định. Để giải quyết những khó khăn đó nước ta đã tăng cường phát triển cộng đồng trên nhiều địa phương, khu vực trên đất nước, đặc biệt là những khu vực gặp nhiều khó khăn. Phát triển cộng đồng là một phương pháp của công tác xã hội được xây dựng trên những nguyên lý, nguyên tắc và giả định của nhiều ngành khoa học xã hội khác như: Tâm lý xã hội, xã hội học, chính trị học, nhân chủng học…, được áp dụng ở nhiều nước và đã phát huy vai trò trong việc giải quyết các vấn đề của các nhóm cộng đồng nghèo, các nhóm yếu thế trong thời gian qua. Đó là phương pháp giải quyết một số vấn đề khó khăn, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, hướng tới sự phát triển không ngừng về đời sống vật chất và tinh thần của người dân thông qua việc nâng cao năng lực, tăng cường sự tham gia, đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa người dân với nhau, giữa người dân với các tổ chức và giữa các tổ chức với nhau trong phạm vi một cộng đồng. Chính vì vậy, việc giúp đỡ, hỗ trợ, phát triển nâng cao đời sống của cộng đồng là hết sức cần thiết và việc lựa chọn các phương pháp phù hợp để phát triển cộng đồng có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn. Nhờ có sự chỉ đạo từ phía nhà trường, sự trợ giúp tận tình của chính quyền địa phương và sự phối hợp của người dân ở địa bàn Tổ 22, Ấp Hậu Lân, Xã Bà Điểm, Huyện Hóc Môn, TP.HCM, cùng với lòng nhiệt huyết của các thành viên GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn – ThS. Ngô Thị Lệ Thu 1 Báo cáo thực hành Phát triển cộng đồng Nhóm 6, lớp Đ15CT trong nhóm đã tạo ra cơ hội để chúng em được áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, tích lũy thêm kinh nghiệm, đặc biệt là thể hiện vai trò hỗ trợ,xúc tác, vận động người dân ở địa bàn Tổ 09, 21, 22 ấp Hậu Lân nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần thông qua việc nâng cao năng lực, giải quyết vấn đề, phát huy những tiềm năng thế mạnh trong cộng đồng. 2. Mục đích thực hành - Sinh viên có cơ hội được tiếp xúc với thực tế, gắn lý luận với thực tiễn trong hoạt động phát triển cộng đồng; - Thông qua tiến trình Phát triển cộng đồng để tìm hiểu vấn đề của người dân Tổ 22 Ấp Hậu Lân, Xã Bà Điểm, Huyện Hóc Môn; - Tìm hiểu, hỗ trợ Cộng đồng nhằm nâng cao và phát triển chất lượng cuộc sống. 3. Đối tượng thực hành Những nhu cầu của người dân tại Tổ 22, Ấp Hậu Lân, Huyện Hóc Môn. 4. Khách thể - phạm vi – thời gian thực hành - Khách thể thực hành: Người dân tại Tổ 22, Ấp Hậu Lân, Xã Bà Điểm, Huyện Hóc Môn. - Phạm vi thực hành: Tổ 22, Ấp Hậu Lân, Xã Bà Điểm, Huyện Hóc Môn - Thời gian thực hành: Từ ngày 01/06/2018 đến ngày 30/06/2018. 5. Phương pháp thực hành - Phương pháp thực hành là tiến trình Phát triển Cộng đồng, gồm 7 bước: + Xâm nhập cộng đồng + Khảo sát và tìm hiểu cộng đồng +Thu thập xử lý và phân tích thông tin + Họp dân xác định vấn đề + Xây dựng kế hoạch hành động + Tổ chức thực hiện kế hoạch + Lượng giá và chuyển giao. - Các phương pháp thu thập thông tin: GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn – ThS. Ngô Thị Lệ Thu 2 Báo cáo thực hành Phát triển cộng đồng Nhóm 6, lớp Đ15CT + Phương pháp phân tích tài liệu. + Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu nhằm tìm kiếm các thông tin sâu về quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng, các vấn đề của cộng đồng và nhu cầu của cộng đồng. + Phương pháp quan sát: Sử dụng phương pháp quan sát nhằm tìm hiểu đời sống thực tế của nhân dân tại cộng đồng, quan sát nguồn cơ sở vật chất, các vấn đề tồn tại ở cộng đồng và phong cách, lối sống sinh hoạt của người dân sống trong cộng đồng. + Sử dụng quan sát kết hợp với phương pháp thu thập, ghi chép lại các thông tin, nhịp đập cuộc sống của Cộng đồng hằng ngày. 6. Kết cấu bài báo cáo PHẦN I: Phần mở đầu PHẦN II: Phần nội dung PHẦN III: Kết luận và kiến nghị PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn – ThS. Ngô Thị Lệ Thu 3 Báo cáo thực hành Phát triển cộng đồng Nhóm 6, lớp Đ15CT 1. Lịch sử hình thành và phát triển Nói đến quê hương Bà Điểm – Hóc Môn, người ta thường nghĩ ngay về vùng đất 18 Thôn Vườn Trầu (Thâ ̣p bát Phù viên) năm xưa, hình thành và phát triển gắn liền với quá trình xây dựng 300 năm Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh. Đây là vùng đất giàu truyền thống yêu nước cách mạng từ bao đời nay, đã sản sinh ra nhiều lớp người con ưu tú, trọn đời hy sinh vì dân, vì nước, được nhân dân cả nước biết đến như: Nguyễn Anh Thủ, Phan Văn Hớn, Nguyễn An Ninh,… Ấp Hậu Lân là một trong rất nhiều ấp được hình thành cùng với lịch sử 300 năm của mảnh đất Sài Gòn xưa. Đă ̣c biê ̣t, xã Bà Điểm nói riêng và huyện Hóc Môn nói chung còn là nơi duy nhất ở Nam Bô ̣, được Trung ương Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam chọn làm Căn cư địa, bí mâ ̣t hoạt đô ̣ng để lãnh đạo phong trào cách mạng cả nước thời kỳ 1936- 1939; là nơi diễn ra các sự kiê ̣n quan trọng: Hô ̣i nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4, thứ 5, nhất là nghị quyết Hô ̣i nghị Trung ương 6- khóa I, họp tháng 9/1939 tại nhà ông Trần Văn Hy ở xã Bà Điểm do đồng chí Nguyễn Văn Cừ- Tổng Bí thư chủ trì, quyết định chuyển hướng chiến lược cách mạng Viê ̣t Nam, tạm gác khẩu hiê ̣u ruô ̣ng đất, chuyển sang đấu tranh vũ trang giành lại chính quyền về tay nhân dân, đưa đến cuô ̣c Khởi nghĩa Nam kỳ 23/11/1940, Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng 8/1945. Vì là nơi xuất phát chủ trương này, nên huyện Hóc Môn còn được gọi là quê hương Nam kỳ Khởi nghĩa. Sau ngày 30/04/1975, Ấp Hậu Lân có tất cả 18 tổ dân cư, đến năm 2000 có thêm 03 tổ được thành lập do người dân nhập cư đông, năm 2005 tách tổ 09 thành hai tổ là tổ 09 và tổ 22. Hóc Môn có nhiều di tích văn hóa lịch sử trong đó di tích cấp Thành phố là Đền thờ ông Phan Công Hớn tại xã Bà Điểm, ngoài ra, còn có nhiều đình làng xa xưa, ghi dấu thời khai hoang lâ ̣p ấp tồn tại đến nay như đình Tân Thới Nhứt (xã Bà Điểm… và rất nhiều địa chỉ đỏ ở khắp các xã- thị trấn trong các thời kỳ kháng chiến… Hàng năm người dân Hóc Môn, Bà Điểm đều trang trọng tổ chức Họp mặt truyền thống xã Bà Điểm- Tân Thới Nhất vào ngày mùng 7 Tết; tổ chức Lễ giỗ ông Phan Văn Hớn, ấp Bắc Lân, xã Bà Điểm, vào ngày 25/2 (âm lịch)… Tổ chức dâng hương, dâng hoa, các điểm di tích dịp Lễ, Tết, tưởng nhớ công ơn và phát huy truyền thống yêu nước anh hùng của các bâ ̣c cha anh đi trước, mở đường cho cháu con có được cuô ̣c sống ấm no, hạnh phúc ngày nay. GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn – ThS. Ngô Thị Lệ Thu 4 Báo cáo thực hành Phát triển cộng đồng Nhóm 6, lớp Đ15CT Nơi đây còn mang nhiều nét bản sắc văn hóa dân tô ̣c, đă ̣c biệt gắn liền với phong tục ăn trầu cau của người Viê ̣t Nam. Tại xã Bà Điểm ngày nay, tuy qúa trình đô thị hóa phát triển rất mạnh, nhưng vẫn còn mô ̣t số hô ̣ dân duy trì được những vườn trầu xanh thắm, những vườn cau cao vút, gợi nhớ lại những nét đặc trưng của người dân Nam Bộ, sống cởi mở, chân tình, hòa đồng và thân thiện. Ngoài những sản phẩm là trầu cau, thể hiê ̣n gắn bó tình nghĩa vợ chồng, anh em; Hóc Môn còn nổi tiếng với những đă ̣c sản mô ̣t thời vang danh như heo quay, bánh hỏi, bánh thuẩn, nem Bà Điểm đi liền đế Hóc Môn… 2. Đặc điểm tự nhiên. 2.1. Vị trí địa lí Xã Bà Điểm là một xã ngoại thành thuộc huyện Hóc Môn nằm về phía tây Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 12 km và cách trung tâm hành chính huyện Hóc Môn khoảng 6 km. Có vị trí tiếp giáp như sau: - Phía Bắc giáp với xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn; - Phía Nam giáp với xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh; Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân - Phía Đông giáp với Phường Tân Thới Nhất Quận 12; - Phía Tây giáp với xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn. Diện tích đất tự nhiên là 705 ha, chiếm 6,44% diện tích tự nhiên của huyện, được phân thành 10 ấp Đông Lân, Tây Lân, Nam Lân, Bắc Lân, Tiền Lân, Trung Lân, Hậu Lân, Hưng Lân, Đông Lân 1, Tiền Lân 1. Ấp Hậu Lân nằm phía Đông Bắc Xã Bà Điểm, tiếp giáp với Ấp Đông Lân 1, Ấp Hưng Lân và quận 12. Ấp nằm ngay trên hai con đường lớn đó là đường Nguyễn Anh Thủ và quốc lộ 22. 2.2. Khí hậu, địa hình Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, ẤP Hậu Lân có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Một năm, ở huyện có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc Âp chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn – ThS. Ngô Thị Lệ Thu 5 Báo cáo thực hành Phát triển cộng đồng Nhóm 6, lớp Đ15CT chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5. Địa hình trên địa bàn ấp Hậu Lân tương đối bằng phẳng ít song ngòi, kênh rạch, đa phần đều là tuyến đường bộ nên rất thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu trao đổi với các vùng lân cận. Thuận lợi cho phát triển kinh tế. 2.3. Hệ thống giao thông Hê thống giao thông tương đối tốt, hầu hết là đường nhựa hoặc đường bê tông, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế chưa có hệ thống thoát nước nên dẫn ngập đường gây cản trở cho việc đi lại sinh hoạt của người dân trong địa phương. Ấp Hậu Lân hiện có 3 tuyến đường chính: Quốc lộ 22, Nguyễn Anh Thủ. Bên cạnh đó ấp còn có những tuyế n đường phụ: như Hậu Lân 1B, Hậu Lân – Bà Điểm, Đông Lân – Hưng Lân, Hậu Lân 3,… 3. Điều kiện kinh tế xã hội 3.1. Dân số Khu dân cư tại ấp Hậu Lân với diện tích là 110 ha với trên 1300 hộ thường trú với khoảng 6000 hộ dân và khoảng 50% là hộ tạm trú. 3.2 Dân tộc Đa số là người dân tộc Kinh sinh sống ở địa bàn là chủ yếu. 3.3. Tín ngưỡng, tôn giáo Tôn giáo chính tại đây là Phật giáo, thiên chúa giao và một số tôn giáo khác. Nhìn chung hoạt động và sinh hoạt của các tôn giáo diễn ra bình thường, đúng lễ nghi thuần túy về tôn giáo, đúng pháp luật. Các chức sắc, chức việc và tín đồ đã có những đóng góp tích cực trong các phong trào cách mạng của địa phương, xây dựng cuộc sống tốt đời đẹp đạo và mối đoàn kết giữa các tôn giáo. 3.4. Kinh tế 3.4.1. Cơ cấu kinh tế GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn – ThS. Ngô Thị Lệ Thu 6 Báo cáo thực hành Phát triển cộng đồng Nhóm 6, lớp Đ15CT Ấp Hậu Lân thuộc xã Bà Điểm là xã nông thôn ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, là xã có tốc độ đô thị hoá nhanh, cơ cấu kinh tế hiện nay: “Công nghiệp – Nông nghiệp – Thương mại, dịch vụ” 2.29% 52.61% 45.10% Nông nghiệp CN, TTCN TM, DV Biểu đồ 1.1: Cơ cấu ngành sản xuất Kinh tế tại đay vẫn là kinh tế hộ gia đình may mặc và dịch vụ. Nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp 371.51 ha, do ảnh hưởng bởi tốc độ đô thị hóa nên diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm dần qua từng năm, tuy nhiên nhờ áp dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất nông nnghiệp nên các loại cây trồng, vật nuôi có phần ổn định. - Lĩnh vực trồng trọt: + Hiện nay diện tích canh tác lúa khoảng 68.2 ha. + Rau vụ mùa: rau hàng bông 0.4ha + Rau gia vị: 40 ha + Hoa kiểng: mai 0.7ha, lan 0.6ha, kiểng các loại 0.7ha. + Cây ăn trái: xoài 0.3ha, cam, quýt, bưởi 0.7ha + Cỏ: cỏ trồng 5ha, cỏ tự nhiên 1.3ha. 3.4.2 Cơ cấu lao động: GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn – ThS. Ngô Thị Lệ Thu 7 Báo cáo thực hành Phát triển cộng đồng Nhóm 6, lớp Đ15CT 24.96% 2.76% Thương mại - DV CN - TTCN Nông nghiệp 72.27% Biểu đồ 1.2: Cơ cấu theo lĩnh vực Cơ cấu lao động đang làm việc theo các ngành: thương mại, dịch vụ; Công nghiệp, TTCN – Nông nghiệp - của xã theo tỷ lệ tương ứng: 72,38% – 24,87% 2,75%. So với giá trị sản xuất không cân xứng, là do lao động tại xã Bà Điểm chủ yếu làm việc tại các công ty, khu công nghiệp tại các vùng lân cận như huyện Bình Chánh, quận 12 và các xã khác của huyện Hóc Môn. Hình thức sản xuất ở xã Bà Điểm phát triển mang tính tự phát, trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn chưa vững mạnh do chịu tác động khá lớn của quá trình đô thị hóa, diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm dần. 3.4.3 Hình thức tổ chức sản xuất Ấp chịu tác động khá lớn của quá trình đô thị hóa, diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm dần. Hình thức tổ chức sản xuất trang trại, hợp tác xã hay tổ hợp tác trên địa bàn hiện tại không nhiều. Trên địa bàn ấp hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là may mặc, kinh tế hộ gia đình và dịch vụ. - Về nông nghiệp: hiện trên địa bàn có 4 tổ hội ngành nghề (trồng rau sạch) - Về thương mại dịch vụ: có 1 Hợp tác xã thương mại dịch vụ hoạt động rất có hiệu quả 3.5.Giáo dục: GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn – ThS. Ngô Thị Lệ Thu 8 Báo cáo thực hành Phát triển cộng đồng Nhóm 6, lớp Đ15CT Thực hiện chủ trương và quyết tâm của Đảng bộ về ưu tiên đầu tư xây dựng trường học, nâng cao trình độ dân trí, qua nhiều năm thực hiện đã đem lại một số kết quả khả quan. Các trường học trên địa bàn ấp và các ấp lân cận như sau: - Trường THPT: Nam Việt, Nguyễn Văn Cừ, Bà Điểm - Trường Trung học cơ sở: trường THCS Phan Công Hớn, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Hưu Cầu; - Trường Tiểu học: Trường Tiểu học Bùi Văn Ngữ ấp Tiền Lân và Trường Tây Bắc Lân (01 cơ sở chính tại rừng ông thanh ấp Hậu Lân); - Trường mầm non: Trường mần non Bà Điểm, Búp Seb, Hải Âu Công tác xã hội hóa giáo dục luôn được chú trọng đầu tư phát triển theo chiều sâu với sự hình thành của các trường lớp, điểm nhóm mầm non. Công tác vận động con em người dân đến trường theo đúng độ tuổi được chính quyền địa phương ấp Hậu Lân rất sâu sát và tận tình. - Phổ cập giáo dục trung học: xã đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học (tỷ lệ 75, 56%). - Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề 95%) - Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 31, 9%. 3.6. Y tế: Công tác chăm sóc sức khỏe của người dân được quan tâm thường xuyên, đội ngũ cán bộ y tế, mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và đi vào hoạt động. Các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt kết quả cao. Trạm y tế ấp luôn thực hiện tốt chính sách tiêm ngừa vắc xin cho trẻ em và công tác tuyên truyền phòng chống các bệnh dịch theo mùa,… Đây là đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong toàn ngành. Pháp lệnh dân số và kế hoạch hóa gia đình được thực hiện tốt, đảm bảo tỷ lệ tăng dân số hàng năm thấp hơn chỉ tiêu. Xã có 1 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế, với 02 giường bệnh và 05 y, bác sỹ. Trạm y tế của xã được đầu tư trang thiết bị, nhưng vẫn còn chưa đủ so với chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất và với nhu cầu người dân. Tuy nhiên, công tác chăm sức khỏe cho người dân được thực hiện một cách có hiệu quả, trong năm 2010 đã tiếp nhận và khám chữa bệnh cho 17.821 lượt bệnh nhân, trong đó cấp cứu GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn – ThS. Ngô Thị Lệ Thu 9 Báo cáo thực hành Phát triển cộng đồng Nhóm 6, lớp Đ15CT 36 trường hợp; tỷ lệ trẻ uống Vitamin A đạt 100%; tỷ lệ trẻ tiêm ngừa đạt 98,15%,... Tỷ lệ người dân xã Bà Điểm tham gia bảo hiểm y tế 77%. Nhìn chung công tác vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế còn rất hạn chế. Song song việc khám và điều trị bệnh, trạm y tế cũng không ngừng đẩy mạnh vận động, tuyên truyền người dân tích cực tham gia các hình thức bảo hiểm, đạt tỷ lệ 51% dân số toàn xã. 3.7.Cơ sở vật chất, văn hóa. 3.7.1 Cơ sở văn hóa Hiện tại xã có 5 sân bóng đá mini do tư nhân đầu tư xây dựng. Để phục vụ tốt nhu cầu tập luyện thể thao, rèn luyện sức khoẻ cho người dân tại địa phương, cần tiến hành xây dựng các khu văn hoá - thể thao đạt chuẩn. Ủy ban nhân dân huyện đã có kế hoạch xây dựng khu Trung tâm văn hoá - thể thao xã với diện tích 2,2ha tại khu vực rừng ông Thanh ở ấp Hậu Lân nhằm phục vụ nhu cầu thể dục thể thao cho nhân dân trong xã. Thể thao xã và được UBND huyện duyệt nâng cấp thành cụm văn hóa với nhiều mô hình nhà thi đấu các môn thể thao phục vụ nhân dân trong và ngoài xã. Tuy nhiên, hiện vẫn đang trong giai đoạn kêu gọi đầu tư xã hội hóa, chưa đi vào xây dựng 3.7.2 Chợ Hiện nay toàn xã Bà Điểm chỉ có một chợ, chợ Bà Điểm đang hoạt động với diện tích 2.225 m2, trên 395 tiểu thương tham gia buôn bán, kinh doanh. Chợ được đầu tư nâng cấp sữa chữa trong năm 2006 với khu nhà lòng chợ chính chiếm 1.941m2, chợ có bãi đậu xe, khu nhà vệ sinh và thu gom rác theo quy định. Quy mô hoạt động của chợ tương đối lớn, thời gian buôn bàn tập trung vào buổi sáng đến khoảng từ 3h đến 12h trưa. Các mặt hàng chủ yếu được bày bán là các sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho người dân như quần áo, dụng cụ gia đình, rau, quả tươi, thực phẩm … 3.7.3 Bưu điện: Hiện nay xã có 02 bưu điện: GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn – ThS. Ngô Thị Lệ Thu 10 Báo cáo thực hành Phát triển cộng đồng Nhóm 6, lớp Đ15CT - 01 ở chợ Bà Điểm; - 01 ở bến xe An Sương (Quốc lộ 22) Đường truyền internet đã phân bố rộng trong toàn xã. Các điểm truy cập internet của tư nhân phân bố ở hầu hết các ấp, người dân tiếp cận internet được dễ dàng và thuận lợi. Về hệ thống thông tin liên lạc: toàn xã có 25.655 điện thoại di động, số điện thoại cố định là 10.355 cái. Tổng số máy vi tính là 9.721 (95% số hộ), số vi tính kết nối internet là 2.421 máy. Thông tin liên lạc của xã tương đối thuận lợi, người dân tiếp cận được với phương tiện hiện đại khá dễ dàng. 3.7.4 Nhà ở dân cư nông thôn Tổng số nhà ở trên địa bàn là 11.946 căn, đa số là nhà kiên cố và bán kiên cố. Hàng năm, xã đều thực hiện vận động xây dựng mới sửa chữa các căn nhà tình nghĩa, nhà tình thương xuống cấp. Đã cơ bản xóa nhà tạm trên địa bàn xã. Tuy nhiên, tình trạng dân nhập cư đến địa phương tăng nhanh, việc tự ý xây dựng, sửa chữa lại nhà ở cũng mang tính tự phát, chưa theo quy hoạch nhất định. 3.8. Tình hình an ninh chính trị trật tự trên địa bàn Tình hình an ninh chính trị luôn được giữ vững ổn định. Hàng năm Đảng ủy có Nghị quyết, UBND xã có kế hoạch về công tác đảm bảo an ninh trật tự và trật tự an toàn giao thông đô thị. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, biện pháp bảo vệ anh ninh trật tự đưa “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc” đi vào thực tiễn của xã. Hằng năm có nhiều cá nhân tiêu biểu làm điển hình phong trào. Công tác vận dộng tuyên truyền người dân tham gia phát hiện và tố giác kịp thời được nhân đân nhiệt tình hưởng ứng. Duy trì và thành lập tổ nhân dân tự quản, tổ công nhân nhà trọ tự quản dần đi vào hoạt động ổn định và mang lại hệu quả thiết thực cho phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, góp phần giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn. CHƯƠNG 2: TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG 1. Xâm nhập cộng đồng GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn – ThS. Ngô Thị Lệ Thu 11 Báo cáo thực hành Phát triển cộng đồng Nhóm 6, lớp Đ15CT Xâm nhập cộng đồng được xem là quá trình bao gồm nhiều chuỗi hoạt động nối kết nhau từ khâu chuẩn bị xâm nhập cộng đồng đến khâu trung gian lưu trú tại cộng đồng và kết thúc ở khâu chia tay, rút khỏi địa bàn thực hành. Xâm nhập cộng đồng là bước đầu tiên quan trọng, góp phần mang đến sự thành công trong việc phát triển cộng đồng tại địa phương đó. Được sự cho phép của chính quyền địa phương, sự hướng dẫn tận tâm của kiểm huấn viên, nhóm đã nhanh chóng tìm cách xâm nhập với cộng đồng, cụ thể là cộng đồng ấp Hậu Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh. Việc đầu tiên, nhóm tìm gặp ban đại diện của Ấp để nhờ sự hỗ trợ từ phía Ấp. Nhóm rất may mắn khi được sự giúp đỡ nhiệt tình của chú Cường - Trưởng Ấp, cùng với các cô chú trong Ban Nhân dân của Ấp. Sau khi nghe nhóm sinh viên chúng tôi trình bày, mọi người cùng nhau thảo luận và nhanh chóng tìm ra hướng giải quyết. Vào buổi hôm sau, chú Cường đã nhờ các cô chú Tổ trưởng các tổ cùng dự họp với nhóm sinh viên chúng tôi. Nên có thể cho rằng, bước xâm nhập cộng đồng của chúng tôi khá thuận lợi. Các chú tổ trưởng được sự phân công giúp đỡ nhóm chúng tôi đã nhanh chóng dắt nhóm đi ra mắt người dân cũng như làm bước khảo sát đầu tiên ở địa bàn nơi đây. Nhóm chúng tôi gồm 14 thành viên và được chia làm 4 tổ nhỏ, các chú tổ trưởng dắt các nhóm nhỏ đi một vòng quanh tổ mình để chỉ rõ vị trí và nói sơ lược về cuộc sống người dân. Sau khi khảo sát, nhóm chúng tôi đã tìm hiểu được tâm tư, nguyện vọng của người dân và địa bàn nơi đây. Ở mỗi tổ có những thuận lợi, khó khăn nhất định. Tuy nhiên, xét ở mức độ cần thiết và khả quan để tiến hành can thiệp thì nhóm đã tiếp cận được vấn đề và nhu cầu của địa bàn Tổ 22, ấp Hậu Lân, Bà Điểm, Hóc Môn. Đi đến và khảo sát người dân trong một con hẻm nhỏ, được biết hẻm này đã xuống cấp, những ngày nắng thì hanh bụi còn vào những ngày mưa thì con đường bị ngập sâu trong nước, lý do vì không có cống thoát nước, gây cản trở sinh hoạt, đi lại của mọi người trong hẻm. Bên cạnh đó vấn đề ngập úng và dịch sốt xuất huyết cũng được xem là những vấn đề cấp thiết không kém ở địa phương nơi đây. Được sự giúp đỡ của chính quyền tổ 22, nhóm sinh viên nhanh chóng được người dân biết đến, vì thế việc tiếp xúc tìm hiểu nhu cầu của người dân được dễ dàng hơn. Những ngày sau đó, nhóm phân chia ra thành nhiều nhóm nhỏ để đến từng hộ gia đình tìm hiểu và tạo lập mối quan hệ. Trong đó, có sự giúp đỡ đặc biệt của chú Nam, người mà nhóm chúng tôi xem là người kiểm huấn thứ 2 ở môn học này. Chú là người tâm huyết và giúp đỡ chúng GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn – ThS. Ngô Thị Lệ Thu 12 Báo cáo thực hành Phát triển cộng đồng Nhóm 6, lớp Đ15CT tôi tận tình, tận tâm. Chú đã hỗ trợ cho nhóm trong việc liên hệ với chính quyền xin hỗ trợ và cung cấp, huy động dụng cụ cần thiết cho việc thực hiện các công trình. Nhóm cũng được sự hỗ trợ của gia đình chú Nam trong việc tạo điều kiện về địa điểm và cơ sở để tổ chức các cuộc họp. * Thuận lợi - Nhóm được Nhà trường, khoa Công tác xã hội; chính quyền xã Bà Điểm tạo điều kiện để được thực hành tại ấp Hậu Lân. - Nhóm được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong ban quản lý ấp, đặc biệt là chú Cường (Trưởng Ấp), chú Nam (Tổ trưởng tổ 22) và các chú Tổ trưởng các tổ liên quan. - Được sự hợp tác và ủng hộ nhiệt tình của người dân trong ấp. - Các thành viên trong nhóm rất hăng hái, nhiệt tình và tâm huyết với môn học trong đợt thực hành này. * Khó khăn - Do lần đầu tiếp xúc với dân nên nhóm còn nhiều bỡ ngỡ, chưa quen. - Do làm việc chung với nhau nên trong quá trình làm nhóm các thành viên còn xảy ra nhiều mâu thuẫn. * Kết quả đạt được - Qua quá trình khảo sát tại các tổ trong ấp nhóm đã tìm hiểu và phát hiện được một số vấn đề. - Cùng nhau tìm ra được địa điểm thích hợp để tiến hành thực hiện hỗ trợ người dân tại địa phương. - Nhóm sinh viên đã vận dụng được các kiến thức cũng như kỹ năng trong quá trình thực hành. - Nhóm sinh viên được trải nghiệm thực tế, gắn lý thuyết với thực hành. - Nhóm đã học hỏi được nhiểu kinh nghiệm làm việc với người dân từ các cô chú trong Ban nhân dân ấp. - Biết được tình hình đời sống cũng như những tâm tư nguyện vọng của người dân tại ấp. * Bài học kinh nghiệm - Qua quá trình khảo sát thì nhóm đã rút ra được một số kinh nghiệm: + Giữa lý thuyết và thực hành có sự khác nhau. + Nhóm cần phải tiếp thu cũng như học hỏi thêm kinh nghiệm trong việc tạo lập mối quan hệ với người dân. GVHD: TS. Nguyễn Minh Tuấn – ThS. Ngô Thị Lệ Thu 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan